Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.13 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 
TẠI BỆNH VIỆN TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Lê Thị Hoàng Phượng*, Ngô Thị Kim Phụng* 

TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện mắc ĐTĐTTK tại BV Tân Bình Tp HCM. Khảo sát yếu tố nguy cơ liên quan 
ĐTĐTTK. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, 443 thai phụ được quản lý tại Khoa Sản 
BV Tân Bình Tp HCM từ tháng 11/2012 đến tháng 4/2013 chưa được chẩn đoán ĐTĐ, không mắc các bệnh liên 
quan chuyển hoá glucose, không dùng các thuốc ảnh hưởng chuyển hoá glucose. Các thai phụ được làm nghiệm 
pháp dung nạp 75 glucose vào tuần thứ 24 đến 28 thai kỳ. 
Kết  quả: Tỷ lệ ĐTĐTTK tại BV Tân Bình chiếm 3,6%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm thai 
phụ có tiền sử gia đình ĐTĐ thế hệ 1 và nhóm thai phụ không có tiền sử gia đình ĐTĐ thế hệ 1 với p<0,05; tỷ 
suất chênh OR=14,3 (Cl95%; 4,8‐ 42,0). Phân tích tỷ lệ ĐTĐTTK theo chỉ số BMI ≥ 25 tìm thấy sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê giữa nhóm thai phụ béo phì trước khi mang thai và nhóm thai phụ có chỉ số BMI bình thường 
với p<0,05;OR=4,1(Cl95%; 1,2‐ 13,4). Khi các yếu tố nguy cơ được phân tích trong hồi qui logistic thì tỷ suất 
chênh cao hơn hẳn trường hợp phân tích đơn biến. 
Kết luận: Tỷ lệ ĐTĐTTK tại BV Tân Bình là 3,6%. Các yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình ĐTĐ thế hệ 
thứ nhất, BMI ≥ 25 làm tăng tỷ lệ ĐTĐTTK. 
Từ khoá: ĐTĐTTK, yếu tố nguy cơ. 

ABSTRACT 
PREVALENCE OF GESTATIONAL DIABETES MELLITUS AND 
RELATIONAL FACTORS AT TAN BINH HOSPITAL, HO CHI MINH CITY 
Le Thi Hoang Phuong, Ngo Thi Kim Phung  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 83‐86 
Objectives:  To  determine  the  prevalence  of  gestational  diabetes  mellitus  (GDM)  at  Tan  Binh  Hospital, 


HCM city. To understand the relationship between the rate of GDM with risk factors. 
Subjects  and  methods: cross – sectional study, 443 pregnant women are managed in The department of 
examinations  at  Tan  Binh  hospital  HCM  city,  from  Nov  2012  to  Apr  2013  have  not  diagnosed  diabetes,  not 
suffer  from  diseases  related  glucose  metabolism,  without  drugs  used  affect  glucose  metabolism.  The  pregnant 
women were done a 75gr glucose tolerance test in 24‐28 weeks of pregnancy. 
Results:  Prevalence  of  GDM  at  Tan  Binh  hospital,  HCM  city  is  3.6%.  Risk  of  GDM  was  significantly 
associated with a positive family of F1 generation diabetes mellitus.(p<0.05, OR= 14.3;Cl 95%; 4.8‐ 42.0). Risk of 
GDM  was  significantly  associated  with  BMI≥  25.(p<  0.05,  OR=  4.1;Cl  95%;  1.2‐13.4).  According  to  logistic 
regression analysis, OR raised clearly compare with independent analysis. 
Conclusion:  BMI≥  25,  family  history  of  F1  generation  diabetes  mellitus  are  high‐risk  factors  which 
increases the rate of pregnant diabetes. 
Keywords: gestational diabetes mellitus (GDM), risk factors. 
* Bộ môn phụ sản Đại học Y Dược TPHCM  
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Ngô Thị Kim Phụng    

Sản Phụ Khoa

Email:  

83


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

ĐẶT VẤN ĐỀ  
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn 
dung  nạp  glucose  ở  bất  kỳ  mức  độ  nào,  khởi 
phát hoặc phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ(9). 

Đái  tháo  đường  thai  kỳ  hiện  nay  được  thế  giới 
quan tâm nhiều vì có liên quan đến những biến 
chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và con. 
Các nguy cơ của ĐTĐTTK bao gồm sẩy thai, 
thai  lưu,  tử  vong  chu  sinh  không  rõ  nguyên 
nhân,  thai  to  dẫn  đến  đẻ  khó.  Trẻ  sơ  sinh  có 
nguy cơ hạ glucose máu, hạ canxi máu, vàng da; 
khi  trẻ  đến  dậy  thì  dễ  có  nguy  cơ  béo  phì  và 
ĐTĐ type 2. Mẹ có nguy cơ bị ĐTĐ type 2 thực 
sự sau này(4). 
Theo khuyến cáo của Hội Nghị Quốc Tế lần 
thứ  IV  về  ĐTĐTTK  tại  Mỹ,  những  phụ  nữ  có 
nguy  cơ  cao  bị  ĐTĐTTK  là  những  người  thừa 
cân, béo phì trước khi mang thai, người có tiền 
sử đẻ con to, tiền sử gia đình ĐTĐ thế hệ 1(1). Vì 
vậy,  chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu  này  với 
mục tiêu sau:Xác định tỷ lệ ĐTĐTTK tại BV Tân 
Bình.Tìm hiểu mối liên quan các yếu tố nguy cơ 
với ĐTĐTTK. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng được chọn vào nghiên cứu là các 
thai phụ có tuổi thai từ 24 – 28 tuần, khám thai 
tại  BV,Tân  Bình  trong  thời  gian  từ  tháng 
11/2012  đến  tháng  4/2013,  hội  đủ  các  tiêu 
chuẩn chọn mẫu. 
Tiêu chuẩn chọn mẫu: 
+ Tuổi thai từ 24 – 28 tuần có sức khoẻ bình 
thường. 

+ Nhớ ngày kinh chót hoặc siêu âm 3 tháng 
đầu. 
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Tiêu  chuẩn  loại  trừ:  Loại  trừ  khỏi  nghiên 
cứu  các  thai  phụ  nếu  có  một  trong  các  yếu  tố 
sau đây: 
+ Đã được chẩn đoán ĐTĐ từ trước khi có thai. 

84

+ Đang mắc bệnh có ảnh hưởng đến chuyển 
hoá đường. 
+  Đang  sử  dụng  các  thuốc  ảnh  hưởng  đến 
chuyển hoá đường. 
+ Đang mắc các bệnh cấp tính: nhiễm khuẩn, 
lao phổi... 

Phương pháp nghiên cứu 
 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. 
 Cỡ mẫu nghiên cứu: 
Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  được  tiến  hành 
với cỡ mẫu theo công thức  
N = 

 

Trong đó: 
+ N: số thai phụ tham gia vào nghiên cứu. 



 =  1,96,  là  hệ  số  tin  cậy  với  độ  tin 

cậy  95%  p  =  4%  tỷ  lệ  ĐTĐTTK  theo  Dương 
Mộng Thu Hà(3). 
+ d = 0,02, là sai số mong đợi tương đối. 
Tính ra cỡ mẫu tối thiểu n = 368. 
Các thai phụ tham gia nghiên cứu được làm 
nghiệm  pháp  dung  nạp  75gr  glucose  vào  tuần 
thứ  24  –  28  thai  kỳ  theo  tiêu  chuẩn  của  WHO 
2010(4).  Chẩn  đoán  ĐTĐTTK  khi  kết  quả  xét 
nghiệm có ít nhất 2 giá trị sau đây: 
+ Đói: 95mg/dl. 
+ 1 giờ sau khi uống 75gr glucose: 180mg/dl. 
+ 2 giờ sau khi uống 75gr glucose: 155mg/dl. 
Xử lý số liệu theo chương trình SPSS 16.0 để 
tính  tỷ  lệ  %,  so  sánh  tỷ  lệ(Test  χ2),  tính  tỷ  suất 
chênh OR. 

KẾT QUẢ 
Trong số 443 thai phụ tham gia nghiên cứu 
có 16 thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTTK chiếm 
tỷ lệ 3,6%. 
‐  ĐTĐTTK  có  liên  quan  đến  tuổi  mẹ  khi 
mang thai với p<0,05; OR=3,34 (Cl95%; 1,17‐9,5) 
‐  Yếu  tố  sanh  con  rạ  làm  tăng  tỷ  lệ  mắc 
ĐTĐTTK với p<0,05. 

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

Yếu tố BMI của thai phụ trước khi mang thai 
ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ĐTĐTTK với 
p<0,05; OR=4,11 (Cl95%; 1,25‐13,4). 

Nguyễn  Thị  Huyền(6)  và  tác  giả  Chu(2)  ở  Trung 
tâm phòng chống bệnh Atlanta qua một nghiên 
cứu ở Hoa Kỳ. 

Bảng 1: Liên quan giữa ĐTĐTTK & một số yếu tố 
nguy cơ 

Yếu tố tiền sử gia đình có người trực hệ bị 
ĐTĐ  làm  tăng  nguy  cơ  ĐTĐTTK  lên  14,3  lần 
so  với  thai  phụ  không  có  người  trực  hệ  bị 
ĐTĐ.  Sau  khi  phân  tích  hồi  qui  đa  biến,  mối 
tương  quan  này  tăng  lên  với  OR=17,558,  như 
vậy  nguy  cơ  ĐTĐTTK  ở  những  thai  phụ  có 
tiền sử gia đình tăng gấp 17,5 lần so với những 
thai phụ không có tiền sử này, KTC 95% [5,41‐
56,95]; với p=0,001. 

Yếu tố
Tuổi
Số lần sanh
BMI
TSGĐ có ĐTĐ

Tiền căn con to
Tiền căn thai lưu

OR
3,34
0,19
4,11
14,3

CI 95%
1,17-9,5
0,04-0,85
1,25-13,4
4,8-42,03

P
0,029*
0,016*
0,033*
0,001*
0,169
0,784

(*): có ý nghĩa thống kê 

Yếu  tố  thai  phụ  có  tiền  sử  gia  đình  trực  hệ 
mắc  ĐTĐ  làm  tăng  tỷ  lệ  mắc  ĐTĐTTK  với 
p<0,05; OR=14,3 (Cl95%; 4,8‐42,03). 
Bảng 2: Phân tích hồi qui logistic 
Yếu tố

Tuổi
Số lần sanh
BMI
TSGĐ có ĐTĐ

OR
2,72
1,00
4,69
17,5

Cl 95%
0,8-8,9
1-1,0
1,26-17,3
5,4-56,9

P
0,09
0,05
0,02*
0,001*

BÀN LUẬN 
Trong  thời  gian  từ  tháng  11/2012‐  tháng 
4/2013, nghiên cứu trên các phụ nữ mang thai từ 
24‐28  tuần  tại  phòng  khám  thai  khoa  sản  Bệnh 
viện Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, chúng 
tôi  đã  phát  hiện  16/443  thai  phụ  bị  ĐTĐTTK 
chiếm tỉ lệ 3,6%, KTC 95%[0,316‐ 0,40]. Kết quả 

này  cũng  tương  đương  với  một  số  nghiên  cứu 
đã đươc công bố trước đây như tác giả Ngô Thị 
Kim Phụng(5) (3,9%, năm1999), Nguyễn Thị Kim 
Chi(7) (3,6%, năm 2000), Dương Mộng Thu Hà(3) 
(4%, năm 2007). 

Tóm lại, nghiên cứu của chúng tôi cũng như 
các nghiên cứu khác trong nước và trên thế giới 
đều cho thấy mối liên quan giữa tiền sử gia đình 
có người trực hệ bị ĐTĐ và ĐTĐTTK. 

KẾT LUẬN 
Bằng nghiệm pháp chẩn đoán 75 gr glucose 
uống  ‐  2  giờ  theo  WHO  2010  nhằm  phát  hiện 
ĐTĐTTK  trên  443  thai  phụ  khám  thai  tại  bệnh 
viện  Tân  Bình  từ  tháng  11/2012‐tháng  4/2013, 
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:  
Tỉ  lệ  ĐTĐTTK  tại  bệnh  viện  Tân  Bình  là 
3,6%, Cl95% (0,316‐0,40) 
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến ĐTĐTTK: 
Tiền  căn  gia  đình  có  người  trực  hệ  bị  ĐTĐ 
làm tăng nguy cơ ĐTĐTTK, với p<0,05; OR=17,5; 
Cl 95% (5,4‐56,9) 
Nhóm  thai  phụ  có  chỉ  số  khối  cơ  thể  trước 
khi  mang  thai  béo  phì  làm  tăng  nguy  cơ 
ĐTĐTTK, với p<0,05; OR=4,6; Cl 95% (1,2‐17,3). 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

Mối  liên  quan  giữa  tỷ  lệ  ĐTĐTTK  và  BMI: 

chúng  tôi  nhận  thấy  phụ  nữ  béo  phì  trước  khi 
mang  thai  (BMI  >25)  có  nguy  cơ  bị  ĐTĐTTK 
tăng  gấp  4  lần  so  với  nhóm  thai  phụ  có  chỉ  số 
khối cơ thể trước mang thai trong giới hạn bình 
thường. Mối liên quan có tăng nhẹ khi phân tích 
đa  biến,  với  OR=  4,6;  KTC  95%  [1,26‐17,36]; 
p=0,02.  

1.

Kết quả này giống kết quả nghiên cứu trong 
nước  của  tác  giả  Phạm  Thị  Kim  Phượng(8)  và 

5.

Sản Phụ Khoa

2.
3.

4.

American  Diabetes  Association  (2007),  Standards  of  medical 
care in diabetes‐2007.  Diabetes  Care.  Jan  2007,  30  Suppl  1:  S4‐
S41. 
Chu Chu SY, et al. (2007), Maternal obesity and risk of gestational 
diabetes mellitus. Diabetes care 30(8): 2070‐ 6. 
Dương  Mộng  Thu  Hà  (2007),  Khảo sát tỉ lệ ĐTĐTTK tại Bệnh 
viện Nguyễn Tri Phương. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y khoa‐ 
Chuyên ngành Sản phụ khoa.  

International  Association  of  Diabetes  and  pregnancy  study 
Groups Consensus Panel. Diabetes care, Vol 33, No 3, March 
2010: 676‐682. 
Ngô  Thị  Kim  Phụng,  Tầm soát ĐTĐTTK tại quận 4 thành phố 
Hồ Chí Minh.  Y  học  thành  phố  Hồ  Chí  Minh‐  Năm  2001,  số 
phụ bản 4, chuyên đề: Sản niệu, tâp 5, tr 27‐31. 

85


Nghiên cứu Y học 
6.
7.

8.

86

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nguyễn  Thị  Huyền  (2010),  Tỉ  lệ  ĐTĐTTK  và  các  yếu  tố  liên 
quan tại Gò Công tỉnh Tiền Giang năm 2010. 
Nguyễn Thị Kim Chi, Trần Đức Thọ, Đỗ Trung Quân(2001), 
Tỉ lệ đái tháo đường thai nghén và tìm hiểu các yếu tố liên quan. Y 
học thực hành ‐ số 11, tập 405, tr. 5‐7. 
Phạm  Thị  Kim  Phượng,  Ngô  Thị  Kim  Phụng  (2010),  Tỉ  lệ 
ĐTĐTTK và các yếu tố liên quan tại huyện Hòa Thành tỉnh Tây 
Ninh.  ISSN  1859‐1779.  Tập  san  Y  học  Thành  phố  Hồ  Chí 
Minh, số 15, tháng 1 năm 2011. 
 


9.

Tạ Văn Bình (2007). Bệnh ĐTĐ – Tăng glucose máu. Nhà xuất 
bản Y học Hà Nội, tr 352‐368. 

 
Ngày nhận bài báo 

 

 

: 30/11/2013 

Ngày phản biện nhận xét bài báo 

: 02/12/2013 

Ngày bài báo được đăng 

: 05/01/2014 

 

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 




×