Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TỶ lệ đái THÁO ĐƯỜNG TRONG THAI kỳ và các yếu tố LIÊN QUAN tại BỆNH VIỆN QUẬN THỦ đức năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.33 KB, 12 trang )

TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG THAI KỲ VÀ CÁC YẾU
TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2018
Châu Hoàng Sinh*, Nguyễn Thị Thu Phương*
* Khoa Nội tiết, Bệnh viện Quận Thủ Đức
TÓM TẮT
Mở đầu: Đái tháo đường trong thai kỳ (ĐTĐTTK) chiếm 90% các trường hợp
thai kỳ có biến chứng ĐTĐ. Bệnh ít có triệu chứng nên cần đến sự tầm soát để
có thể phát hiện bệnh sớm. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ đái tháo đường trong thai
kỳ (ĐTĐTTK) và các yếu tố liên quan của thai phụ tại bệnh viện Quận Thủ Đức
năm 2018. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành tại bệnh
viện Quận Thủ Đức từ 01/06/2018 đến 31/06/2018. Phương pháp: nghiên cứu
mô tả cắt ngang tiến hành trên 300 thai phụ làm test dung nạp glucose tại bệnh
viện Quận Thủ Đức Kết quả: Tỷ lệ ĐTĐTTK tại Bệnh viện Quận Thủ Đức là
30.3%. Các yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê với ĐTĐTTK là tuổi OR=
5.0 KTC 95%: 2.3-11.1, p= 0.00, Tiền sử gia đình đái tháo đường OR= 2.5 KTC
95%: 1.1-5.7, p= 0.029. Chỉ số khối cơ thể OR= 2.7 KTC 95%: 1.1-7.3, p=
0,037. Tiền sử đái tháo đường thai kỳ OR=0.078 KTC 95%: 0.01-0.36, p= 0,00
Kết luận: Cần chẩn đoán ĐTĐTTK đối với thai phụ trong khám quản lý thai.
Từ khóa: Đái tháo đường thai kỳ, test dung nạp đường huyết.
ABSTRACT

RESEARCH PREVALENCE OF GESTATION DIABETES AND
FACTORS RELATED IN THU DUC HOSPITAL IN 2018
Chau Hoang Sinh*, Nguyen Thi Thu Phuong*
* Thu Duc District General Hospital
SUMMARY
Introduction: Diabetes mellitus (GDT) accounts for 90% of pregnancies with
diabetic complications. Asymptomatic patients should require screening to be
able to detect the disease early. Objectives: To determine the prevalence of
gestational diabetes (GDT) and related factors in pregnant women at Thu Duc
District Hospital in 2018. Study method: Cross sectional study conducted at


District Hospital Germany from 01/06/2018 to 31/06/2018. Methods: A crosssectional descriptive study of over 300 pregnancies tested glucose tolerance in
Thu Duc District Hospital Results: Prevalence of GDM at Thu Duc District
Hospital, HCM city is 30.3%. The factors that were statistically significant for
Diabetes mellitus were age OR=5.0, CI 95% 2.3-11.1, p = 0.00, family history
of diabetes OR = 2.5% CI 95% 1.1-5.7, p = 0.029. Body mass index OR = 2.7,
95% CI: 1.1-7.3, p = 0.037. The history of gestational diabetes OR = 0.078 95%
CI:
0.01-0.36,
p
=
0.00.
Conclusion: We need to screen and diagnose GDM in pregnant women.
Key words: gestational diabetes, blood glucose tolerance test.
Liên hệ tác giả: Châu Hoàng Sinh. Email:


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một thể của bệnh đái tháo đường
(ĐTĐ), là bệnh rối loạn chuyển hoá thường gặp nhất trong thai kỳ và có xu
hướng ngày càng tăng, nhất là khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có
Việt Nam. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ĐTĐTK “là tình
trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát
hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai” [9] . So với người da trắng, nguy cơ mắc
ĐTĐTK tăng 7,6 lần ở người Đông Nam Á (95%CI 4,1 – 14,1). Ở Mỹ, ước tính
hàng năm ĐTĐTK ảnh hưởng đến 170.000 thai phụ, chiếm tỷ lệ 1-14%. Ở Việt
Nam, tỷ lệ mắc bệnh từ 3,6 – 39,0% tuỳ theo tiêu chuẩn chẩn đoán và đặc điểm
dân cư. ĐTĐTK nếu không được chẩn đoán và điều trị sẽ gây nhiều tai biến cho
cả mẹ và con, như tiền sản giật, sẩy thai, thai lưu, ngạt sơ sinh, tử vong chu
sinh, thai to làm tăng nguy cơ đẻ khó và mổ đẻ,... Trẻ sơ sinh của những bà mẹ
có ĐTĐTK có nguy cơ hạ glucose máu, hạ canxi máu, vàng da; khi trẻ lớn hơn

sẽ có nguy cơ béo phì và ĐTĐ týp 2. Khoảng 30 – 50% phụ nữ mắc ĐTĐTK sẽ
tái phát mắc ĐTĐTK ở lần mang thai tiếp theo. 20-50% bà mẹ mắc ĐTĐTK sẽ
chuyển thành ĐTĐ týp 2 trong 5-10 năm sau khi sinh, nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2
tăng 7,4 lần [4]. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ cũng thay đổi
nhiều trong những năm gần đây. Các tiêu chuẩn này thay đổi theo thời gian,
theo từng hiệp hội, tổ chức khác nhau như ADA, AACE, IDF, … Theo khuyến
cáo của Hội nghị Quốc tế lần thứ 4 về ĐTĐTK, tất cả phụ nữ mang thai cần
được xét nghiệm sàng lọc ĐTĐTK sử dụng tiêu chẩn chẩn đoán một bước bằng
test OGTT thực hiện ở 24-28 tuần tuổi thai [1]. Việt Nam là nước nằm trong
vùng có tần suất cao mắc ĐTĐTK. Nhiều công trình nghiên cứu về ĐTĐTK đã
được thực hiện, nhờ đó những hiểu biết về bệnh và việc kiểm soát bệnh càng
ngày càng đạt được hiệu quả tốt. Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu
tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan ở Bệnh viện Quận Thủ
Đức năm 2018” với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Quận Thủ Đức năm
2018
2. Xác định mối liên quan giữa đái tháo đường thai kỳ với các yếu tố nguy
cơ đái tháo đường
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn lựa chọn
Tất cả phụ nữ mang thai tới làm test dung nạp đường huyết tại khoa nội tiết
Bệnh viện Quận Thủ Đức từ ngày 1 tháng 6 năm 2018 đến khi đủ 300 bệnh
nhân.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Thai phụ đã được chẩn đoán ĐTĐ trước khi có thai.
- Thai phụ đang mắc các bệnh có ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose như
Basedow, suy giáp, Cushing, suy gan, suy thận,...
- Đang dùng thuốc có ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose như corticoid,



salbutamol, thuốc hạ huyết áp,..Đang mắc bệnh cấp tính: nhiễm khuẩn toàn
thân, lao phổi, viêm gan,...
- Những thai phụ không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2018
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Quận Thủ Đức
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Cỡ mẫu nghiên cứu
Dựa theo công thức tính cỡ mẫu:
p(1-p)
2
n = Z (1 - /2)
(d)2
Z: trị số phân phối chuẩn.
α: xác suất sai lầm loại I, chọn α = 95%. Với độ tin cậy 95%: Z(1-α/2) = 1,96
p = 0,14 là tỷ lệ ĐTĐTK ở nghiên cứu của ADA
d là sai số biên của tỉ lệ bệnh ước lượng so với tỉ lệ thật, chấp nhận sai số d =
5%
Tính theo công thức: n = 186 thai phụ
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành sàng lọc ĐTĐTK và thu thập
số liệu của 300 thai phụ tham gia nghiên cứu
Các bước tiến hành nghiên cứu
Xin ý kiến đồng ý của bệnh viện
Chuẩn bị công tác thu thập số liệu
- Thành lập phiếu điều tra, gồm 03 bước: phác thảo phiếu điều tra, điều
tra thử, xác định Phiếu điều tra chính thức
- Huấn luyện mạng lưới thu thập số liệu: Các thành viên tham gia thu thập số

liệu được huấn luyện về cách thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose và thu
thập thông tin vào phiếu điều tra. Mỗi thành viên đều phải thành thạo và thống
nhất cách thu thập số liệu. Sau mỗi lần huấn luyện được thực tập và được đánh
giá, nếu không đạt sẽ được huấn luyện và đánh giá lại.
- Lập danh sách thai phụ, kế hoạch tổ chức thu thập số liệu, thành viên tham gia,
mua sắm trang thiết bị cần thiết,…
Thực hiện thu thập số liệu
Các biến số nghiên cứu và tiêu chuẩn của biến số
- Tỷ lệ thai phụ mắc ĐTĐTK: Chẩn đoán theo tiêu chuẩn của IADPSG năm
2010 , làm nghiệm pháp dung nạp glucose, thu thập trị số đường huyết lúc đói,
sau nghiệm pháp 1 giờ và 2 giờ.
- Tuổi thai: Dựa vào ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng, nếu không nhớ ngày kinh
thì dựa vào kết quả siêu âm 3 tháng đầu để ước tính tuổi thai.
- Yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐTK: Theo HNQT lần thứ IV về ĐTĐTK gồm béo
phì, tiền sử gia đình ĐTĐ, bị rối loạn dung nạp glucose trước đó, tiền sử sinh


con to, hiện có đường trong nước tiểu, tuổi mẹ và một số yếu tố chúng tôi
nghiên cứu thêm.
+ Tuổi mẹ: tính theo năm dương lịch.
+ Tiền sử gia đình thế hệ một (bố, mẹ, anh, chị, em) có người bị ĐTĐ.
+ Số lần mang thai: tất cả số lần mang thai, kể cả chửa ngoài tử cung.
+ Tiền sử đẻ con to ≥ 4000g, tiền sử thai chết lưu, sẩy thai.
+ Thừa cân, béo phì trước khi mang thai: hỏi thai phụ về cân nặng trước khi
mang thai, đo chiều cao và tính chỉ số BMI.
- Kết quả theo dõi điều trị ĐTĐTK:
+ Glucose lúc đói
+ Glucose sau ăn 1 giờ
+ Glucose sau ăn 2 giờ
Một số tiêu chuẩn liên quan trong nghiên cứu

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Đường máu lúc đói: ≥ 5,1 mmol/l (92 mg/dl) hoặc
Đường máu sau 1 giờ: ≥ 10,0 mmol/l (180 mg/dl) hoặc
Đường máu sau 2 giờ: ≥ 8,5 mmol/l (153 mg/l).
Cách tính chỉ số BMI (Body Mass Index) (trước khi mang thai)
cân nặng (kg)
BMI=
chiều cao2 (m)
Bảng .1. Phân nhóm chỉ số BMI theo khuyến cáo của WHO đề nghị cho
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tháng 2/2000
Xếp loại
BMI
Gầy
< 18,5
Bình thường
18,5 – 22,9
Thừa cân
23 - 25
Béo phì
≥ 25
Tiêu chuẩn về điều trị và theo dõi thai phụ đái tháo đường thai kỳ
- Tất cả thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTK, bước đầu tiên là được tư vấn chế độ
ăn và luyện tập.
- Nội dung tư vấn cho thai phụ ĐTĐTK được tham khảo từ chuyên khoa dinh
dưỡng, Nội tiết, Sản khoa, quan trọng tính cá thể từng trường hợp.
- Thời gian theo dõi, đánh giá: từ lúc được chẩn đoán và cho đến thời kỳ hậu
sản.
- Tiêu chuẩn kiểm soát đường huyết tốt
đường huyết trước ăn: ≤ 5,3 mmol/ lít,
sau ăn 1 giờ: ≤ 7,8 mmol/ lít,

sau ăn 2 giờ: ≤ 6,7 mmol/ lít
CÁC PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU
- Phiếu thu thập số liệu (xem phụ lục). Bệnh án của sản phụ ĐTĐTK.
- Chai glucose 30% lấy ½ chai; bút và kim lấy máu;


nước, thước dây, máy đo huyết áp, cân.
XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20
- Phương pháp thống kê tính tỷ lệ phần trăm (%)
- Kiểm định χ2 để xác định mức độ khác nhau có ý nghĩa thống kê hay
không khi so sánh hai tỷ lệ.
- Phân tích tỷ suất chênh (OR) phân tích các yếu tố liên quan.
ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Tất cả đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích rõ về mục đích, nội dung nghiên
cứu, các bước tiến hành nghiên cứu và chỉ được chọn vào nghiên cứu khi họ
hoàn toàn đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Cán bộ nghiên cứu luôn giữ thái độ tôn trọng, chia sẻ và thông cảm với đối
tượng nghiên cứu. Mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật
và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTK sẽ được điều trị, được tư vấn, hướng dẫn về
chế độ ăn, chế độ tập luyện, cách tự theo dõi và kiểm soát bệnh, chỉ định dùng
thuốc khi cần thiết. Việc điều trị ĐTĐTK sẽ làm giảm các tai biến cho mẹ và
cho thai.
Kết quả nghiên cứu sẽ được thông tin, chia sẻ với đồng nghiệp.
Nghiên cứu này chỉ nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho nhân dân,
không nhằm mục đích nào khác.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ


30.3
69.7


Không

Nghiên cứu trên 300 thai phụ làm test dung
nạp glucose 75 gr tại khoa nội tiết, tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ là 30.3%

Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ
Đặc điểm dân số nghiên cứu


Bảng 2: Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm
Số thai phụ (n)
Tỷ lệ (%)
<20
17
5.7
21-24
79
26.3
Tuổi
25-29
104
34.7
30-34
69
23.0

≥35
31
10.3
Viên chức
31
10.3
Công nhân, nông
184
61.3
dân
Nghề
Nội trợ
61
20.3
Công việc khác
24
8.0
Mù chữ, tiểu học
17
5.7
THCS
96
32.0
Học vấn
THPT
120
40.0
Đại học,sau đại
67
22.4

học
24-28
253
84.3
Tuổi thai
>28
47
15.7
<25
287
95.7
BMI
≥25
13
4.3
Nhận xét: thai phụ đến làm test tại Khoa Nội tiết bệnh viện Thủ Đức hầu hết
trong độ tuổi sinh nở (84%), chủ yếu là công nhân (61.3%) với trình độ học vấn
thấp. Hầu hết thai phụ làm test lúc 24-28 tuần, tuy nhiên một số làm test trễ hơn
(15.7%).
Các yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ
Bảng 3: Các yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ
Không

Yếu tố
Số
Số
Tỷ lệ
Tỷ lệ
lượng

lượng
(%)
(%)
(n)
(n)
≤20
16
94.1
1
5.9
21-25
65
82.3
14
17.7
Tuổi
26-30
73
70.2
31
29.8
31-35
44
63.8
25
36.2
≥35
11
35.5
20

64.5
<25
201
71.0
82
29.0
BMI
≥25
8
47.1
9
52.9
Không
197
71.4
79
28.6
Gia
đình

12
50.0
12
50.0

p

OR
95%CI


0.00
0

5,0
2.3-11.1

0.03
7
0.02
9

2.7
1.1-7.3
2.5
1.1-5.7



2
16.8
10
83.3
ĐTĐT
0.078
0.00
K
0.01-0.36
Không
207
71.9

81
28.1
Nhận xét: các yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ gồm: tuổi, BMI, tiền
căn gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường, và bản thân bị mắc bệnh đái
tháo đường lần khám thai trước
BÀN LUẬN
Đái tháo đường trong thai kỳ chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng và là một bệnh lý
có ảnh hưởng sức khỏe mẹ và thai trước mắt cũng như lâu dài, việc phát hiện
được bệnh tương đối dễ dàng nhưng không phải cơ sở y tế nào cũng triển khai
được do chưa quen và nhận thức chưa đúng về bệnh, vì vậy việc phát hiện đái
tháo đường trong thai kỳ vẫn còn là thách thức với cơ sở y tế làm công tác chăm
sóc thai sản.
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ chiếm 1,4% - 14% thai phụ, tùy thuộc
vào dân số nghiên cứu và tiêu chuẩn chẩn đoán được sử dụng, cũng như thời
diểm nghiên cứu [1]. Thai phụ đến làm test tại Khoa Nội tiết bệnh viện Thủ Đức
hầu hết trong độ tuổi sinh nở (84%), chủ yếu là công nhân (61.3%) với trình độ
học vấn thấp. Hầu hết thai phụ làm test lúc 24-28 tuần, tuy nhiên một số làm test
trễ hơn (15.7%). Điều này phù hợp với quận Thủ đức, nơi tiếp giáp Bình
Dương, là trung tâm nhiều khu công nghiệp với số lượng lớn là công nhân từ
khắp nơi. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của bệnh viện Quận Thủ Đức, khoa
Nội tiết phối hợp khoa Sản tiến hành làm test chẩn đoán đái tháo đường ở tất cả
thai phụ mang thai. Nhiều chương trình hoạt động giáo dục sức khỏe giúp người
dân và thai phụ hiểu biết hơn về đái tháo đường và tác hại của đái tháo đường
gây ra.
Kết quả tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ tại của bệnh viện Quận Thủ Đức
năm 2018 là 30.3% cao hơn nhiều so với nhiều nghiên cứu trước đây.
Bảng 4.1. So sánh với nghiên cứu khác về tỷ lệ đái tháo
đường thai kỳ
Vùng


Năm

Tiêu chuẩn
chẩn đoán

Tỷ lệ (%)

TP. Hồ Chí
Minh

1999 [6]
2011 - 2012
[1]
2000 [11]
2002 – 2004
[10]
2006 - 2008
[1]
2012 [7]
2005-2008
[12]
2013-2015

WHO
ADA 2001
IADPSG 2010
WHO
WHO
ADA 2001
ADA 2001

IADPSG 2010

3,9
5,9
20,4
3,6
5,7
7,8
11,7
39,3

ADA 2001

6,9

ADA 2001
IADPSG 2010

10,2
20,5

Hà Nội

Nam Định
Nghệ An


Nhìn vào bảng 4.1 có thể thấy tỷ lệ ĐTĐTK đang tăng lên theo thời gian. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, với cùng tiêu chuẩn chẩn đoán, tỷ lệ ĐTĐTK ở thai
phụ Thủ Đức cao hơn, chỉ thấp hơn ở Hà Nội năm 2012 (39,3). Như tác giả

Ngô Thị Kim Phụng [5] (3,9%, năm1999), Nguyễn Thị Kim Chi [7]
(3,6%, năm 2000), Dương Mộng Thu Hà [3] (4%, năm 2007). Tỷ
lệ ĐTĐTTK của chúng tôi cao hơn tác giả Đoàn Hữu Hậu với cùng xét nghiệm
và tiêu chuẩn chẩn đoán như nhau có lẽ do yếu tố thời gian sau đến 10 năm; kết
quả sàng lọc ĐTĐ quốc gia của Bệnh viện Nội tiết Trung ương đến cuối tháng
8/2008 tỷ lệ mắc ĐTĐ đã tăng gấp 2 lần so với 5 năm trước có thể đã kéo theo
sự gia tăng tỷ lệ ĐTĐTTK. Điều này có thể do những năm gần đây Thủ Đức có
tốc độ phát triển khá nhanh, một số tập quán ăn uống đặc trưng như ăn nhiều đồ
ngọt, uống nước ngọt, đã làm tăng khả năng mắc bệnh. Việc tư vấn chăm sóc
thai nghén cũng chưa đề cập nhiều đến bệnh ĐTĐTK, chưa tư vấn để thai phụ
biết cách phòng bệnh, do đó tỷ lệ mắc bệnh cao. Với tốc độ phát triển như hiện
nay, nếu không có biện pháp tuyên truyền, quản lý thai nghén phù hợp thì trong
tương lai tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐTK trên thành phố sẽ ngày càng tăng. Mặt khác,
tại các cơ sở sản khoa hiện nay của thành phố, việc khám sàng lọc bệnh
ĐTĐTK chưa được thực hiện đồng bộ, tư vấn và hướng dẫn dinh dưỡng lâm
sàng thiếu chiều sâu và thiếu theo dõi về lâu dài vì chính các bác sĩ sản khoa,
chăm sócthai nghén cũng chưa có hiểu biết nhiều về bệnh ĐTĐTK, trong khi
các bác sĩ chuyên ngành Nội tiết thì luôn trong tình trạng quá tải. Điều đó sẽ
góp phần không nhỏ làm tăng tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ, trẻ em béo phì và có nguy
cơ mắc các bệnh về chuyển hóa trong tương lai
Kết quả tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ tại của bệnh viện Quận Thủ Đức cao
hơn đáng kể so với công bố của tác giả Yang H (Trung Quốc 2009) đã sàng lọc
đại trà cho 16.286 thai phụ ở 18 thành phố thuộc Trung Quốc nhằm phát hiện tỷ
lệ và yếu tố nguy cơ đái tháo đường trong thai kỳ của Trung Quốc kết quả tỷ lệ
đái tháo đường trong thai kỳ là 4,3%, điều nầy nhắc chúng ta quan tâm hơn tới
bệnh vì chúng ta cũng thuộc chủng tộc nguy cơ cao mắc đái tháo đường trong
thai kỳ [2].
Tuy đó là kết quả từ các nghiên cứu ở những bệnh viện của các nước đã phát
triển nhưng có thể áp dụng vào nước ta vì sinh bệnh học của ĐTĐTTK của
nước ta không khác gì sinh bệnh học ĐTĐTTK tại các nước khác. Cần có nhiều

nghiên cứu khác ở nước ta về vấn đề trên.
Mối liên quan giữa tỷ lệ ĐTĐTTK và BMI: chúng tôi nhận thấy phụ nữ béo phì
trước khi mang thai (BMI >25) có nguy cơ bị ĐTĐTTK tăng gấp 2.7 lần so với
nhóm thai phụ có chỉ số khối cơ thể trước mang thai trong giới hạn bình thường.
Kết quả này giống kết quả nghiên cứu trong nước của tác giả Phạm Thị Kim
Phượng [8]và Nguyễn Thị Huyền [6] và tác giả Chu[2]ở Trung tâm phòng
chống bệnh Atlanta qua một nghiên cứu ở Hoa Kỳ. Tạ Văn Bình và cộng sự
trong nghiên cứu thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐTK giữa hai nhóm BMI < 25 và BMI
≥ 25 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,005 [10]


Yếu tố tiền sử gia đình có người trực hệ bị ĐTĐ làm tăng nguy cơ ĐTĐTTK lên
2.5 lần so với thai phụ không có người trực hệ bị ĐTĐ. Kết quả này cũng phù
hợp với nhiều nghiên cứu đã có trước đây. Tỷ lệ thai phụ có tiền sử gia đình
ĐTĐ trong nghiên cứu của N.T.K.Chi là 3.6% [11]. Theo Lê Thanh Tùng, tiền
sử gia đình có người ĐTĐ làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐTK [12].
Tuổi cao khi mang thai làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ gấp 5 lần.
(KTC 95%: 2.3-11.1, p= 0.00). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp
với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác. Theo Jane E.Hirst và cộng sự
nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 - 2011, tuổi trung bình ở nhóm
thai phụ mắc ĐTĐTK cao hơn so với nhóm không ĐTĐTK [11]. Theo Lê
Thanh Tùng, tỷ lệ ĐTĐTK trong nhóm thai phụ ≥ 35 tuổi cao hơn trong nhóm <
35 tuổi (OR 1.61, 95%CI 1.08 - 2.88) [12].
Tóm lại, nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu khác trong nước và
trên thế giới đều cho thấy mối liên quan giữa tiền sử gia đình có người trực hệ
bị ĐTĐ, tuổi thai phụ, BMI, tiền căn đái tháo đường ở những lần mang thai
trước và ĐTĐTTK.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu trên 300 thai phụ làm test dung nạp glucose 75 gr theo tiêu chuẩn
ADA 2017 tại khoa nội tiết, kết luận

1- Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ là 30.3%
2- Các yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê với ĐTĐTTK là:
a. Tuổi OR= 5.0 KTC 95%: 2.3-11.1, p= 0.00,
b. Tiền sử gia đình đái tháo đường OR= 2.5 KTC 95%: 1.1-5.7, p= 0.029.
c. Chỉ số khối cơ thể OR= 2.7 KTC 95%: 1.1-7.3, p= 0,037.
d. Tiền sử đái tháo đường thai kỳ OR=0.078 KTC 95%: 0.01-0.36, p= 0,00


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Diabetes Association (2007), Standards of medical care in diabetes‐2007.
Diabetes Care. Jan 2007, 30 Suppl 1: S4‐S41.
2. Chu Chu SY, et al. (2007), Maternal obesity and risk of gestational diabetes mellitus.
Diabetes care 30(8): 2070‐ 6.
3. Dương Mộng Thu Hà (2007), Khảo sát tỉ lệ ĐTĐTTK tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y khoa‐ Chuyên ngành Sản phụ khoa.
4. International Association of Diabetes and pregnancy study Groups Consensus Panel.
Diabetes care, Vol 33, No 3, March 2010: 676‐682.
5. Ngô Thị Kim Phụng, Tầm soát ĐTĐTTK tại quận 4 thành phố Hồ Chí Minh. Y học thành
phố Hồ Chí Minh‐ Năm 2001, số phụ bản 4, chuyên đề: Sản niệu, tâp 5, tr 27‐31.
6. Nguyễn Thị Huyền (2010), Tỉ lệ ĐTĐTTK và các yếu tố liên quan tại Gò Công tỉnh Tiền
Giang năm 2010.
7. Nguyễn Thị Kim Chi, Trần Đức Thọ, Đỗ Trung Quân(2001), Tỉ lệ đái tháo đường thai
nghén và tìm hiểu các yếu tố liên quan. Y học thực hành ‐ số 11, tập 405, tr. 5‐7.
8. Phạm Thị Kim Phượng, Ngô Thị Kim Phụng (2010), Tỉ lệ ĐTĐTTK và các yếu tố liên
quan tại huyện Hòa Thành tỉnh Tây Ninh. ISSN 1859‐1779. Tập san Y học Thành phố Hồ Chí
Minh, số 15, tháng 1 năm 2011.
9. Tạ Văn Bình (2007). Bệnh ĐTĐ – Tăng glucose máu. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr352‐
368
10- Tạ Văn Bình, N.Đ.V., Phạm Thị Lan, Tìm hiểu tỷ lệ đái tháo đườngthai kỳ và một số yếu
tố liên quan ở thai ph quản lý thai kỳ tại Bệnh viện Ph sản Trung ương và Bệnh viện Ph sản

Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, 2004.
11. Nguyễn, T.K.C., Phát hiện tỷ lệ đái tháo đường thai nghén và tìm hiểu các yếu tố liên
quan, in Sản ph khoa. 2000, Luận văn Bác sĩ nội trú: Đại học Y Hà Nội
12. Lê, T.T., Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh, một số y u tố nguy cơ và đặc điểm lâm sàng của đái
tháo đư ng thai kỳ. 2010, Luận án Tiến sĩ Y học: Trường Đại học Y Hà Nội.


BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
I. Hành chính
- Họ và tên thai phụ: ...................................................................... ……
- Tuổi :……..
- Nghề nghiệp: 1. Viên chức 2. Công nhân 3. Nông dân
4. Buôn bán, nội trợ và H/C, SV 5. Khác
- Trình độ học vấn:
1. Mù chữ hoặc tốt nghiệp tiểu học
2. Tốt nghiệp THCS
3. Tốt nghiệp THPT
4. Cao đẳng - Đại học
5. Sau đại học
- Ngày khám, phỏng vấn: ......................................
II. Bệnh án
A. Hỏi bệnh
1. Tuổi thai:……….tuần
2. Tiền sử sản khoa của bản thân.
- Số lần mang thai: .........................................
- Số lần đẻ con
.........................................
- Số con sống
.........................................
- Cân nặng con trong lần đẻ trước > 4kg:

1. Có

2. Không

3. Tiền sử sản khoa bất thường
- Tiền sản giật

1. Không

2. có

- Tiền sử thai lưu

1. Không

2. có

- Tiền sử đẻ non

1. Không

2. có

- Tiển sử sảy thai

1. Không

2. có

4. Tiền sử bệnh của bản thân

Đái tháo đường 1. Có 2. Không
- Buồng trứng đa nang: 1. Có
2. Không
- Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước
1. Có
2. Không
5. Tiền sử gia đình:
- Đái tháo đường
1. Không
2. Bố
3. Mẹ
4. Anh chị em
ruột
B. Khám lâm sàng
- Chiều cao thai phụ…………..cm


- Cân nặng trước khi mang thai…………….kg
- Cân nặng hiện tại……………………..kg. Tăng cân…………….
- Huyết áp tâm thu:…………………………mmHg
- Huyết áp tâm trương:……………………..mmHg
C. Cận lâm sàng
- Kết quả test glucose tĩnh mạch lúc đói: ....................................mmol/l
- Kết quả test glucose tĩnh mạch sau uống glucose 1h: ............... mmol/l
- Kết quả test glucose tĩnh mạch sau uống glucose 2h: ............... mmol/l
Kết luận: 1. Không ĐTĐ thai kỳ
2. ĐTĐ thai kỳ




×