Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số chỉ số sọ - mặt trên phim sọ nghiêng từ xa kỹ thuật số ở người Việt độ tuổi 18 - 25 sai khớp cắn loại III theo angle

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.42 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

MỘT SỐ CHỈ SỐ SỌ - MẶT TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG TỪ XA
KỸ THUẬT SỐ Ở NGƢỜI VIỆT ĐỘ TUỔI 18 - 25
SAI KHỚP CẮN LOẠI III THEO ANGLE
Nguyễn Hồng Thủy*; Trần Thị Mỹ Hạnh*; Tống Minh Sơn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định một số chỉ số sọ - mặt, đặc điểm góc ANB và chỉ số Wits trên phim sọ
nghiêng từ xa kỹ thuật số của một nhóm người Việt độ tuổi 18 - 25 sai khớp cắn loại III theo
Angle (2016 - 2017). Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: kích thước và tỷ lệ
xương: SNA, SNB, ANB ở giá trị bình thường. Wits, chiều cao mặt trên N-ANS và chiều cao
mặt dưới ANS-Me ở nam cao hơn nữ (p < 0,05). Góc FH/N-Pg cao hơn giá trị bình thường. Tỷ lệ
N-ANS/ANS-Me là 0,45 ± 0,02. Kích thước và tỷ lệ răng: góc U1/SN thấp hơn giá trị trung bình;
U1/NA 28,13 ± 7,40; khoảng cách U1-NA ở nữ cao hơn ở nam (p < 0,05). Góc L1/MP 91,85 ± 7,65,
L1/NB 26,53 ± 7,56; khoảng cách L1-NB 6,10 ± 2,65 mm. Góc giữa U1/L1 thấp (< 1.300).
Kết luận: kích thước và tỷ lệ mô mềm: góc lồi mặt N’-Sn-Pg’ 167,67 ± 6,35; khoảng cách
Li-E: 1,23 ± 2,45 mm, Ls-E: -1,77 ± 2,66 mm, Li-S: 2,61 ± 2,63 mm, Ls-S: 1,04 ± 2,58 mm; đặc
điểm góc ANB và chỉ số Wits: tỷ lệ tương quan xương loại III cao nhất (72,7%).
* Từ khóa: Chỉ số sọ - mặt; Sai khớp cắn; Chỉ số Wits.

Somes Craniofacial Indexes on Cephalometric Analysis of Vietnamese
Population Aged 18 - 25 Years Old
Summary
Objectives: To identify some cranial-facial indexes, ANB angle’s feature and Wits index
on cephalometric of Vietnamese population in the age 18 - 25 with Angle class III occlusion
(2016 - 2017). Methods: Cross-sectional description. Results: Some cranial-facial indexes on
cephalometric: mean of SNA, SNB, ANB angle is normal. The upper facial height N-ANS and
lower facial height ANS-Me are higher in male than in female (p < 0.05). Mean of FH/N-Pg
angle is larger than normal mean. Ratio N-ANS/ANS-Me is 28.13 ± 7.40; distance U1-NA is
longer in female than in male (p < 0.05). Mean of L1/MP angle is 91.85 ± 7.65 and L1/ NB is
26.53 ± 7.56; distance L1-NB is 6.10 ± 2.65 mm. Conclusion: Mean of U1/L1 angle is low


(< 1,300). Dimension and soft tissue ratio: mean of N’-Sn-Pg’ is 167.67 ± 6.35; distance Li-E is
1.23 ± 2.45 mm; Ls-E -1.77 ± 2.66 mm, Li-S 2.61 ± 2.63 mm, Ls-S 1.04 ± 2.58 mm. According
to Wits, ratio of class III bone correlation is the highest (72.7%).
* Keywords: Craniofacial index; Angle class III occlusion; Wits index.
* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Hồng Thủy ()
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/08/2017
Ngày bài báo được đăng: 07/09/2017

484


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lệch lạc khớp cắn có thể ảnh hưởng
nhiều đến sức khỏe, đời sống của cá nhân
như: sang chấn khớp cắn, giảm chức
năng ăn nhai, tạo điều kiện cho một số
bệnh răng miệng phát triển, ảnh hưởng
đến thẩm mỹ khuôn mặt, phát âm và các
vấn đề về tâm lý. Lệch lạc khớp cắn được
chia thành nhiều loại, dựa trên các tiêu
chuẩn khác nhau: Edward H Angle (1899)
[1] dựa trên mối tương quan của răng
hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên với
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm
dưới và sự sắp xếp của các răng liên
quan tới đường cắn đã phân lệch lạc
khớp cắn thành ba loại chính là I, II và III.
Trên lâm sàng các hình thái lệch lạc khớp

cắn rất đa dạng và phong phú, trong đó
sai khớp cắn loại III là một hình thái phức
tạp và điều trị khó khăn nhất. Theo đánh
giá của một số nghiên cứu gần đây, lệch
lạc khớp cắn loại III theo Angle chiếm
tỷ lệ khá cao ở nhiều quốc gia và tộc người
khác nhau. Nghiên cứu của Đổng Khắc
Thẩm khảo sát tình trạng khớp cắn ở
người Việt trong độ tuổi 17 - 27 (2000)
gặp tỷ lệ lệch lạc khớp cắn 83,2%, trong
đó 71,3% sai khớp cắn loại I và 21,7% sai
khớp cắn loại III [2]. Qua đây cho thấy
tình trạng lệch lạc khớp cắn loại III trong
cộng đồng khá cao.
Trong chỉnh hình răng mặt, nếu chỉ
đánh giá lệch lạc khớp cắn dựa trên mẫu
hàm và thăm khám trên lâm sàng thì
không đầy đủ, cần phân tích trên phim
sọ nghiêng để đánh giá toàn diện hơn.
Phân tích phim sọ nghiêng giúp chúng ta
đánh giá tương quan chiều trước-sau,
cũng như chiều đứng của các thành phần

chức năng chính của sọ mặt bao gồm:
sọ và nền sọ, khối xương hàm trên, xương
hàm dưới, răng hàm trên và xương ổ
răng hàm trên, răng hàm dưới và xương
ổ răng hàm dưới. Qua đó giúp bác sỹ chẩn
đoán, lập kế hoạch điều trị, tiên lượng kết
quả điều trị và đánh giá những thay đổi

do quá trình tăng trưởng, cũng như trong
và sau điều trị. Vì thế, chúng tôi thực hiện
đề tài với mục tiêu: Xác định một số chỉ
số sọ - mặt, đặc điểm góc ANB và chỉ số
Wits trên phim sọ nghiêng từ xa kỹ thuật
số của một nhóm người Việt độ tuổi
18 - 25 sai khớp cắn loại III theo Angle
(2016 - 2017).
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Đối tượng 18 - 25 tuổi, có khớp cắn
Angle loại III, có đủ số lượng 28 răng vĩnh
viễn trên cung hàm được chọn vào nghiên
cứu khi có đủ tiêu chuẩn. Thời gian từ
tháng 8 - 2016 đến 12 - 2017 tại Hà Nội
và Bình Dương.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng khám
lâm sàng và phỏng vấn theo bộ câu hỏi.
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống
kê SPSS 16.0.
* Đạo đức nghiên cứu:
Nghiên cứu được sự đồng ý của đối
tượng nghiên cứu và Chủ nhiệm Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia "Nghiên
cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt ở người
Việt Nam để ứng dụng trong Y học". Mọi
thông tin thu thập được đảm bảo bí mật
và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

485


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Các kích thước và tỷ lệ xương.
Kích thƣớc/tỷ lệ

X ± SD

p

Nam (n = 64)

Nữ (n = 75)

Chung (n = 139)

0

82,55 ± 3,37

81,90 ± 3,53

82,20 ± 3,46

0,27

0


81,39 ± 3,97

81,23 ± 3,40

81,31 ± 3,66

0,80

0

1,16 ± 2,67

0,67 ± 2,82

0,90 ± 2,75

0,33

AoBo (mm)

-1,27 ± 3,79

-3,09 ± 3,89

-2,25 ± 3,94

0,01

0


FH/N-Pg ( )

89,28 ± 3,95

89,62 ± 3,65

89,47 ± 3,78

0,60

N-ANS (mm)

53,01 ± 9,14

50,41 ± 3,10

51,61 ± 6,70

0,01

ANS-Me (mm)

64,69 ± 11,33

61,50 ± 5,48

62,97 ± 0,79

0,02


0,45 ± 0,02

0,45 ± 0,02

0,45 ± 0,02

0,88

SNA ( )
SNB ( )
ANB ( )

N-ANS/ANS-Me

Chỉ số SNA, SNB, ANB ở giá trị bình
thường. Điều này được giải thích nguyên
nhân lệch lạc khớp cắn loại III của người
châu Á là do giảm sinh tầng mặt giữa, thiếu
phát triển xưong hàm trên kết hợp với sọ
trước ngắn. Kết quả của chúng tôi khá phù
hợp với nhiều nghiên cứu trước đó về lệch
lạc khớp cắn loại III tại Nhật Bản của
Nomura M (SNA = 81,8) [5], tuy nhiên khác
với kết quả của Đặng Thị Thuý Lan (2014)
[3] cho thấy chỉ số tương quan xương: SNA
bình thường, SNB lớn. Chỉ số Wits = -2,25 ±
3,94 mm, nam cao hơn nữ, sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Chỉ số Wits có

giá trị trung bình khá nhỏ, do đối tượng

nghiên cứu có lệch lạc khớp cắn loại III, tuy
nhiên vẫn cao hơn nghiên cứu của Đặng
Thị Thuý Lan (2014) là -6,19 ± 2,81 [3]. Góc
mặt giữa đường thẳng N-Pog và mặt
phẳng FH cao hơn giá trị bình thường
(89,47 ± 3,78 mm). Chiều cao mặt trên NANS: 51,61 ± 6,70 mm và chiều cao mặt
dưới ANS-Me: 62,97 ± 0,79 mm, nam cao
hơn nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
< 0,05). Kết quả này tương đương nghiên
cứu của Kao tại Trung Quốc [6], Ishii tại
Nhật Bản [7], nghiên cứu của Đặng Thị
Thuý Lan là 61,10 ± 6,01 mm [3].

Bảng 2: Kích thước và tỷ lệ răng.
Kích thước/tỷ lệ

X ± SD

p

Nam

Nữ

Chung

U1/SN ( )

0


70,01 ± 7,34

69,38 ± 8,09

69,67 ± 7,73

0,63

0

U1/NA ( )

27,44 ± 6,57

28,73 ± 8,03

28,13 ± 7,40

0,31

U1-NA (mm)

6,31 ± 2,44

7,28 ± 2,64

6,84 ± 2,59

0,01


0

91,88 ± 7,65

91,83 ± 7,71

91,85 ± 7,65

0,97

0

L1/ NB ( )

26,11 ± 7,64

26,88 ± 7,53

26,53 ± 7,56

0,55

L1-NB (mm)

6,13 ± 2,83

5,90 ± 2,50

6,10 ± 2,65


0,62

125,29 ± 10,82

123,73 ± 12,03

124,44 ± 11,48

0,43

L1/MP ( )

0

U1/L1 ( )

486


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Góc răng cửa trên và mặt phẳng SN (U1/SN) thấp hơn so với giá trị trung bình,
chứng tỏ răng cửa trên ngả về sau; góc tạo bởi trục RCT và NA là 28,13 ± 7,40;
khoảng cách đo từ Is đến NA nữ cao hơn nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Góc RCD và mặt phẳng hàm dưới L1/MP: 91,85 ± 7,65. Góc tạo bởi mặt
phẳng hàm dưới và trục RCD (đi qua L1A và L1E) L1/NB: 26,53 ± 7,56; khoảng cách
từ If đến NB: 6,10 ± 2,65 mm. Góc giữa trục hai răng cửa nhọn (U1/L1) nhỏ (124,44 ±
11,48) (< 1300). Điều này gợi ý cho các bác sỹ lâm sàng dựng lại trục răng khi điều trị
chỉnh nha. Kết quả của chúng tôi tương đương nghiên cứu của Đặng Thị Thuý Lan [3]:
U1/SN: 103,97 ± 5,75; U1-L1: 127,16 ± 9,52.
Bảng 3: Kích thước và tỷ lệ mô mềm.

X ± SD

Kích thƣớc/tỷ lệ

p
Nam

Nữ

Chung

N’-Sn-Pg’ ( )

166,59 ± 6,59

168,59 ± 6,03

167,67 ± 6,35

0,06

0

92,88 ± 14,20

92,06 ± 12,37

92,43 ± 13,20

0,72


Li-E (mm)

1,23 ± 2,33

1,24 ± 2,57

1,23 ± 2,45

0,99

Ls-E (mm)

-1,91 ± 2,76

-1,65 ± 2,59

-1,77 ± 2,66

0,38

Li-S (mm)

2,78 ± 2,60

2,47 ± 2,66

2,61 ± 2,63

0,42


Ls-S (mm)

1,09 ± 2,88

1,01 ± 2,31

1,04 ± 2,58

0,91

0

Cm-Sn-Ls ( )

Góc lồi mặt tạo bởi đường thẳng N’Pn và PnPg’: 167,67 ± 6,35. Khoảng cách đo từ
Li đến đường thẩm mỹ E: 1,23 ± 2,45 mm, khoảng cách đo từ Ls đến đường thẩm mỹ
E: -1,77 ± 2,66 mm, khoảng cách đo từ Li đến đường thẩm mỹ S: 2,61 ± 2,63 mm,
khoảng cách đo từ Ls đến đường thẩm mỹ S: 1,04 ± 2,58 mm. Chưa thấy khác biệt
giữa nam và nữ ở các chỉ số này.
Bảng 4: Phân loại theo ANB và Wits.
Phân loại theo ANB
Loại I

Loại II

Loại III

Loại IV


Khác

Tổng

p

n

6

1

2

0

23

32

0,06

%

4,3

0,8

1,4


0

16,5

23,0

n

0

0

0

0

6

6

%

0

0

0

0


4,3

4,3

n

16

21

14

4

46

101

%

11,5

15,1

10,1

2,9

33,1


72,7

n

22

22

16

4

75

139

%

15,8

15,8

11,5

2,9

54,0

100


Phân loại theo Wits
Loại I

Loại II

Loại III

Tổng

487


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Tỷ lệ tương quan xương loại III theo
Wits cao nhất (72,7%), tỷ lệ tương quan
phân loại theo ANB cao nhất ở tương
quan loại khác (54,0%). Kết quả này cũng
phù hợp với nghiên cứu của Phan Hồng
Nhung [4] cho thấy bệnh nhân có tương
quan loại II theo ANB nhưng lại có tương
quan loại III theo AO-BO. Điều này được
giải thích, theo nghiên cứu của Naragond
[8], giá trị Wits chỉ thực sự hữu ích trong
giới hạn góc mặt phẳng hàm dưới từ
27 - 37o, những bệnh nhân này có góc
mặt phẳng hàm dưới là 41o và 51o. Hiện
nay, chưa có nghiên cứu nào đưa ra giá
trị trung bình của AO-BO, cũng như phân
loại tương quan xương dựa trên AO-BO
ở người Việt Nam. Vì vậy, việc phân loại

tương quan xương của bệnh nhân theo
AO-BO phải dựa vào nghiên cứu của nước
ngoài. Do đó, có thể có hạn chế chính xác
khi áp dụng vào tiêu chuẩn cho đối tượng
người Việt Nam.
KẾT LUẬN
Với tương quan răng loại III theo Angle,
loại III xương theo Wits chiếm tỷ lệ cao
(72,2%), trong khi loại III xương theo ANB
thấp hơn nhiều. Điều này cho thấy góc
FMA cao làm tăng tỷ lệ loại III xương theo
Wits. Qua đó cho thấy, phân loại tương
quan xương hai hàm dựa theo Wits hay
theo ANB cần phải dựa vào góc FH/SN
và FMA để lựa chọn.
LỜI CẢM ƠN
Xin lời cảm ơn đến các đối tượng nghiên
cứu, cảm ơn Chủ nhiệm Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Quốc gia "Nghiên cứu
đặc điểm nhân trắc đầu mặt ở người
Việt Nam để ứng dụng trong Y học" đã cho
488

phép chúng tôi sử dụng các hình ảnh có
trong đề tài, cảm ơn Văn phòng Quản lý
các chương trình trọng điểm Quốc gia đã
hỗ trợ chúng tôi trong quá trình nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Thu Thảo, Đoàn Quốc Huy, Phan Thị
Xuân Lan. Phân loại khớp cắn theo Edward H

Angle. Chỉnh hình Răng mặt. NXB Y học. 2004,
tr.67-75.
2. Đổng Khắc Thẩm. Khảo sát tình trạng
khớp cắn ở người Việt trong độ tuổi 17 - 27.
Luận văn Thạc sỹ Y học TP. HCM. 2000.
3. Đặng Thị Thuý Lan. Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả
điều trị lệch lạc khớp cắn loại III Angle bằng
hệ thống mắc cài MBT. Luận án Tiến sỹ Y học.
Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Phan Hồng Nhung. Nhận xét đặc điểm
góc ANB và khoảng cách góc AO-BO ở bệnh
nhân lệch lạc khớp cắn theo chiều trước sau
lứa tuổi 18 - 25. Luận văn Bác sỹ Nội trú.
Trường Đại học Y Hà Nội. 2014.
5. Nomura M, Motegi E, Hatch J.P et al.
Esthetic preferences of European American,
Hispanic American, Japanese, and African
judges for soft-tissue profiles, American journal
of orthodontics and dentofacial orthopedics:
official publication of the American Association
of Orthodontists, its constituent societies, and
the American Board of Orthodontics. 2009, 135,
S87-95.
6. Kao Chen F.M, Lin T.Y and Huang T.H.
The craniofacial morphologic structures of the
adult with Class III malocclusion, Int J Adult
Orthodon Orthognath Surg. 1995, 10, pp.285-93.
7. Ishii N, Deguchi T and Hunt N.P.
Craniofacial differences between Japanese

and British Caucasian females with a skeletal
Class III malocclusion. European Journal of
Orthodontics. 2002, 24, pp.493-9
8. Appasaheb Naragond. Diagnostic Limitations
of Cephalometrics in Orthodontics - A Review,
Journal of Dental and Medical Sciences.
2012, 3 (1), pp.30-35.



×