Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thủ thuật lấy stent gãy trong thận qua nội soi: Phương pháp đơn giản và ít xâm lấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008

Nghiên cứu Y học

THỦ THUẬT LẤY STENT GÃY TRONG THẬN QUA NỘI SOI:
PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN VÀ ÍT XÂM LẤN
Nguyễn Tuấn Vinh*

TÓM TẮT
Mục đích nghiên cứu: đánh giá tính khả thi của kỹ thuật nội soi trong việc gắp thông JJ niệu quản bị
gãy nằm trong thận.
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu trong hơn 7 năm (từ 1999 đến nay) với chỉ 3 trường hợp. Tất cả bệnh
nhân được soi bàng quang, đặt 1 nòng 12 Fr vào trong niệu quản tương ứng; một thông thòng lọng được đưa vào
trong thông nòng này lên đến thận để bắt lấy đầu thông JJ dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang.
Kết quả: tất cả các trường hợp đều thực hiện thành công với thời gian chỉ từ 10- 20 phút.
Kết luận: thủ thuật nội soi dưới hướng dẫn màn huỳnh quang tăng sáng là một phương pháp dễ thực
hiện và có hiệu quả trong việc xử trí các trường hợp gãy stent niệu quản với đầu gãy nằm trong thận. Đây
là phương pháp nên áp dụng trước khi nghĩ đến phẫu thuật mở bể thận gắp đầu stent gãy ra.

ABSTRACT
ENDOSCOPIC TECHNIC OF MOVING OUT THE BROKEN STENT
IN CALYCEAL PELVIC SYSTEM: SAFE AND MINIMAL INVASIVE METHOD
Nguyen Tuan Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 306 - 309
Purpose: evaluate the feasibility of endoscopic technic in removing the broken stent in the kidneys.
Materials and methods: a retrospective study is performed during more than 7 years (since 1999 until
now) with only 3 patients. All patients were undergone a cystoscopy, insertion a sheet of 12Fr into the
related ureter; a snare then was put inside, went up to the renal pelvis, catched the broken stent under the
control of the fluoroscopy.
Results: all the procedure lasted from 10 mn to 20 mn. No complications were noticed.
Conclusion: this technic is very simple and effective. This is the first choice in removing the broken
stent in the kidney before considering an open surgery.



MỞ ĐẦU
Ứng dụng stent niệu quản (thông JJ) là một
tiến bộ trong niệu khoa, không những đem lại chất
lượng lượng cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân như
trong các trường hợp ung thư vùng chậu xâm lấn
niệu quản(3) mà trong một số trường hợp còn giúp
cho các phẫu thuật an toàn hơn vì nước tiểu được
chuyển lưu tốt như trong các phẫu thuật tạo hình
khúc nối bể thận niệu quản, cắm lại niệu quản vào
bàng quang(4)… thậm chí nhờ đặt stent mà một số

bệnh nhân có thể tránh được cuộc mổ như trong
điều trị bảo tồn vết thương niệu quản. Ngoài ra
nhờ stent niệu quản mà thời gian nằm viện được
rút ngắn hơn. Vì vậy việc sử dụng stent niệu quản
ngày càng phổ biến hơn và người ta thấy được
nhiều biến chứng của đặt stent như kích thích
bàng quang, tiểu máu vi thể, nhiễm trùng
niệu(1)…nhưng có một biến chứng rất ít gặp và
trong y văn cũng hiếm khi nghe nói đến là gãy
stent với đầu gãy nằm trong thận; khi đó đa phần
là phải mổ lấy ra, vì vậy chúng tôi nghiên cứu một

* Bệnh viện Bình Dân, TP. HCM.

Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân

1



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008

Nghiên cứu Y học

phương pháp đơn giản để giải quyết biến chứng
này là ứng dụng nội soi với hướng dẫn màn
huỳnh quang tăng sáng để lấy thông gãy.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi hồi cứu các trường hợp gãy stent
với điều kiện là đầu thông gãy nằm trong thận.
Các trường hợp stent gãy còn nằm trong niệu
quản thì bị loại ra vì những trường hợp này có
thể soi niệu quản gắp thông tương đối dễ.
Tiến hành thủ thuật: các bệnh nhân được gây
tê tủy sống hay cho ngủ tùy quyết định của bác
sĩ gây mê.
Bệnh nhân được cho nằm thế sản khoa và
tiến hành soi bàng quang, sau đó nong rộng niệu
quản bên có stent gãy và đặt một nòng có kích
thước 12Fr với một đầu nằm trong niệu quản và
nột đầu ở ngoài niệu đạo.

Hình 1: Đặt thông nòng niệu quản.

Bơm thuốc cản quang xác định vị trí đài bể
thận tương ứng với vị trí của đầu thông gãy.
Đưa một thông thòng lọng lên đến bể thận và
bắt lấy đầu thông kéo nhẹ nhàng ra ngoài. Rút

thông nòng.
Có thể đặt lại stent mới vào niệu quản.

KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian 7 năm chúng tôi chỉ
có 3 trường hợp gồm một bệnh nhân nữ và 2

Hình 2: Bơm thuốc chụp hình thận

bệnh nhân nam. Tất cả các bệnh nhân này đều
đã được tán sỏi niệu quản qua nội soi niệu quản
và được đặt stent để có thể xuất viện trong ngày.
Một tuần sau tái khám để rụt stent thì phát hiện
bị gãy nhiều đoạn, các đoạn nằm trong niệu
quản được nội soi rút ra dễ dàng nhưng còn đầu
thông nằm trong thận thì nội soi niệu quản
không tới được.
Thời gian thực hiện thủ thuật của chúng tôi
là từ 10 phút- 20 phút.
Cả 3 trường hợp đều tốt không có biến chứng.
Hình 3: Bắt được đầu stent gãy

Chuyên
Đề HN KH KT BV Bình Dân
2


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008

Nghiên cứu Y học


BÀN LUẬN
Nguyên nhân gãy stent

Hình 4: bắt đầu kéo xuống

Trong 3 trường hợp thì có 2 trường hợp
dùng stent cũ, một trường hợp dùng stent rách
bao nên phải khử trùng lại. Các stent được chế
tạo bằng chất polyurethane(2) nên nếu dùng nhiệt
xử lý thì sau đó sẽ trở nên dòn và dễ gãy. Vì vậy
sau đó chúng tôi dùng stent mới thì không còn
trường hợp nào bị gãy trong nhiều năm qua dù
giá thành điều trị có tăng lên nhưng bệnh nhân
được an toàn. Nếu ở cơ sở nào có điều kiện vật
chất còn yếu phải sử dụng lại các stent cũ thì nên
tiệt trùng bằng các ngâm trong dung dịch
Steranios chứ không nên xử lý bằng nhiệt.

Các phương pháp gắp stent gãy

Hình 5: Kéo đến sát thông nòng

Soi niệu quản bằng ống soi cứng không bao
giờ gắp được stent trong thận vì đầu thông
thường nằm móc vào đài dưới thận nên nếu
muốn áp dụng kỹ thuật soi niệu quản để gắp
thông thì phải dùng ống soi mềm có kết hợp với
màn huỳnh quang tăng sáng và máy soi mềm
rất đắc tiền, ít có trung tâm nào được trang bị.

Phương pháp thứ hai có thể áp dụng là nội soi
qua da áp dụng như lấy sỏi thận qua da nhưng
đây là phương pháp xâm hại và cũng cần đầu tư
trang thiết bị nhiều. Phương pháp có thể áp
dụng tại hầu hết các cơ sở là mổ hở nhưng là
phương pháp nặng nề và xâm hại nhiều nhất
đặc biệt nếu bệnh nhân có vết mổ thận cũ thì sẽ
khó thực hiện. Trong y văn chúng tôi chưa tìm
được tài liệu nào nói về cách gắp stent gãy như
chúng tôi đã thực hiện.

Cách chọn thòng lọng để bắt stent

Hình 6: Kéo cả thông nòng ra ngoài

Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân

Thòng lọng cần phải mềm mại vì niệu mạc
rất dễ tổn thương, ngoài ra thòng lọng còn phải
có đường bơm cản quang để định vị đầu stent
và vị trí thòng lọng. Ngoài ra vì thòng lọng
không thể điều khiển đi vào từng ngác thận
được nên tiếp cận thông rất khó và các duy nhất
tiếp cận đầu stent là dùng nước thay đổi vị trí
đầu stent đến chỗ thòng lọng và khi xác định
đúng vị trí thì chỉ cần thắt thòng lọng lại và kéo

3



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
xuống. Chúng tôi đã chế thòng lọng thỏa mãn
các điều kiện như trên bằng rọ bắt sỏi trong
được sử dụng trong nội soi mật tụy ngược dòng.

Đặt thông nòng hay không?
Muốn đặt được thông nòng thì phải nong
niệu quản thời gian có lâu hơn vài phút nhưng
sau đó chúng ta có thể đưa thòng lòng qua thông
nòng và thao tác rất dễ vì thế chúng tôi luôn
chọn các đặt thông nòng trừ khi không thể đặt
được vì lý do nào đó như hẹp niệu quản không
thể nong rộng được…

KẾT LUẬN
Biến chứng gãy thông rất hiếm gặp nhờ vào
sự phát triển kinh tế, các stent cũ hay quá hạn
được loại bỏ không sử dụng nhưng cũng vì vậy
khi gặp biến chứng này thì người thầy thuốc rất
lúng túng. Chúng tôi nhận thấy phương pháp
nội soi bắt stent gãy bằng thòng lọng dưới
hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng là
một phương pháp đơn giản, có hiệu quả, đáng
được thử áp dụng trước khi cân nhắc giải quyết
biến chứng này bằng ngoại khoa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.


3.

4.

Alona Paz, Gilad E Amiel, Neora Pick, Boaz Maskovitz,
Ofer Nativ, Israel Potasman(2005): Febrile complications
following insertion of 100 double J ureteral stent. Journal
of Endourology,Mar, Vol 19, No 2, pp 147-150.
Cornio L, Talja M, Koivusalo A, Makisalo H, Wolff H
(1995): Biocompatibility of various indwelling double J
stent. J Urol, Feb, 153(2), pp 494-496.
Frederico R Romero, Marcos Broglio,Silvo R Pires, Roberto
F Roca, Marjo D Perez(2005): Indication for percutaneous
nephrostomy in patients with obstructive uropathy due to
malignant urogenital neoplasia.J of urol, March-April, Vol
31(2), pp117-124.
Salzman B (1998): Ureteral stent: Indication, variation,
complications, Endourology Update: Urological Clinics of
North America, Vol 15, No 3, pp 481-491.

Chuyên
Đề HN KH KT BV Bình Dân
4

Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008


Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân

Nghiên cứu Y học

5


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008

Chuyên
Đề HN KH KT BV Bình Dân
6

Nghiên cứu Y học



×