Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ừng dụng nội soi khớp gối hỗ trợ kết hợp xương trong gãy mâm chày loại Schatzker I, II, III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.18 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

ỨNG DỤNG NỘI SOI KHỚP GỐI HỖ TRỢ KẾT HỢP XƯƠNG
TRONG GÃY MÂM CHÀY LOẠI SCHATZKER I, II, III
Trương Trí Hữu*, Bùi Thanh Nhựt*

TÓM TẮT
Mở dấu: Mục đích ứng dụng nội soi khớp gối để nắn phục hồi về giải phẫu các trường hợp gãy lún mâm chày
và kết hợp xương tối thiểu ít xâm nhập giảm các biến chứng do kết hợp xương. Phẫu thuật nội soi không gây tôn
thương phần mềm thêm nữa mà giup nhìn rõ thêm mặt khớp chỗ gãy để nắn mà còn có thể kết hợp sửa chửa các
thương tổn khác bên trong khớp như rách sụn chêm.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phương pháp nâng mâm chày với sự hỗ trợ của nội soi và kết hợp xương ít
xâm nhập dưới màng tăng sáng
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả trên 39 bệnh nhân gãy mâm chày loại Schatzker I,II,III
được phẫu thuật nâng mâm chày, ghép xương dưới nội soi và kết hợp xương bằng vít xốp qua da dưới màng tăng
sáng từ 11 năm 2008 đến tháng 12 năm 2014.
Kết quả: Có 39 trường hợp gãy mâm chày từ loại I đến loại III theo Schatzker (loại I: 2 trường hợp, loại II: 13
trường hợp, loại III: 24 trường hợp), thời gian theo dõi trung bình là 12 tháng, tuổi trung bình là 37 đánh giá kết quả
dựa vào thang điểm của Rasmussen, 93% cho kết quả rất tốt, 7% cho kết quả tốt, hầu hết các trường hợp đều trở lại
hoạt động trước đây, không có trường hợp nào không lành xương, không nhiễm trùng, không tắc tĩnh mạch sâu,
không có chèn ép khoang. Lún mâm chày trước mổ trung bình là 7,90 ± 1,87 mm, sau nâng mâm chày là 0,82 ± 1,29
mm. Phần lớn các trường hợp đều có tổn thương phối hợp.
Kết luận: Nội soi hỗ trợ trong kết hợp xương mâm chày ít làm tổn thương phần mềm, phục hồi tầm vận động
khớp gối sau mổ tốt, rút ngắn thời gian nằm viện.
Từ khóa: Nội soi khớp gối, gãy mâm chày.

ABSTRACT
KNEE ARTHROSCOPIC MANAGEMENT OF TIBIAL PLATEAU
FRACTURE OF SCHATZKER I, II, III.


Truong Tri Huu, Bui Thanh Nhut * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 41 - 45
Background: The goal of the knee arthoscopy is to obtain an anatomic reduction of the tibial plateau fractures
and a minimally invasive internal fixation with low morbidity. This surgical approach should not create any further
damage, especially of local blood supply, but it has to facilitate good visualization and adequate gestures in order to
reposition the bony fragments and repair the associate soft tissue lesions such as meniscus tears.
Objectives: The purpose of this study was to evaluate the results of arthroscopically assisted reduction and
internal fixation of tibial plateau fractures under fluoroscopy
Method: We evaluated 39 patients prospectively descriptive in a 6-year period from 11/2008 to 12/2014 with
knee diagnosed with tibial plateau fracture of Schatzker I, II, III. Thoses patients were treated by anatomic articular
reduction, bone graf and minimally invasive percutaneous screw fixation under flouroscopy. The data of the clinical
and radiographic outcomes was recorded. Results were evaluated by Rasmussen rating scale. This study was
perfomed in Lower Limb Department of Hospital for Traumatolgy - Orthopedics, Ho Chi Minh City the follow-up
* Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình
Tác giả liên lạc: TS.BS. Trương Trí Hữu

ĐT: 0918591576

Email:

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015

41


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

average was 14 months
Results: We report on 39 patients with tibial plateau fractures from type I to type III according to the Schatzker

classification (type I: 2 cases, type II: 13 cases, type III: 24 cases), the average followup was 12 months, the average age
of the patients was 37.69. That results has been evaluated by Rasmussen scoring system, seven cases (93%) obtained
excellent, and good in two cases (7%), almost the patients returned to normal work, there were no episodes of
nonunion, wound infection, deep venous thrombosis, compartment syndrome. Preopertive fracture depression
averaged 7.90 ± 1.87 mm, postoperative fracture depression averaged 0.82 ± 1.29 mm, almost the patient had
associated intraarticular injury.
Conclusion: Arthroscopic reduction and internal fixation of tibial plateau fractures that technique allows less
soft tissue injury, thus improving recovery of range of motion of knee, shorter hospital stay.
Từ khóa: knee arthroscopy; tibial plateau fracture.

MỞ ĐẦU
Gãy mâm chày là loại gãy xương thường gặp
chiếm tỷ lệ khoảng 1% tất cả các loại gãy xương.
Gãy mâm chày loại Schatzker I, II, III là loại gãy
xương phạm khớp mâm chày ngoài có năng lượng
chấn thương vừa, tổn thương phối hợp khu trú
gồm mô mềm bao khớp, dây chằng, sụn chêm.
Loại gãy này là kết quả của lực chấn thương gián
tiếp làm gối vẹo ngoài kết hợp với lực tải dọc trục(8).
Nguyên nhân có thể do tai nạn giao thông, tai nạn
sinh hoạt, tai nạn thể thao. Vấn đề thách thức trong
điều trị là làm sau nâng lên để phục hồi tốt mặt
khớp tránh hư khớp về sau, cố định khu trú vùng
xương gãy giúp bệnh nhân tập vận động sớm,
tránh giới hạn vận động khớp gối, ngăn ngừa di
lệch thứ phát. Với tiến bộ hiện nay là áp dụng nội
soi hỗ trợ phẫu thuật để hạn chế tổn thương mô
mềm ở mức thấp nhất, bảo toàn hệ thống gấp duỗi
và giữ vững dây chằng bao khớp gối nhằm phục
hồi chức năng vận động tốt(3).

Các nghiên cứu đầu tiên của Jennings &
Caspari (1985)(4) đề xuất sử dụng nội soi trong hỗ
trợ kết hợp xương (KHX) bên trong của gãy mâm
chày với các loại gãy khác nhau. Sau đó các tác giả
khác như Bobic (1992), Itokazu (1993), Harris N.L.
2003- đã sử dụng nội soi hỗ trợ nâng mâm chày(10).
Các tác giả trên đề nghị nên thực hiện KHX mâm
chày bên trong với sự hỗ trợ của nội soi đối với
các trường hợp gãy mâm chày loại I, II, III theo
Shatzker. Kết quả cho thấy với sự hỗ trợ của nội
soi giúp kiểm soát nâng phục hồi về giải phẫu mặt
khớp bị lún do gãy, giúp giảm tổn thương phần

42

mềm so với mổ mở, cải thiện đáng kể trong phục
hồi chức năng, rút ngắn thời thời gian nằm viện.
Đề tài này bước đầu nghiên cứu ứng dụng nội soi
hỗ trợ để nâng và kết hợp xương mâm chày.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Bệnh nhân gãy kín mâm chày phân loại
Schatzker I, II, III được điều trị tại Bệnh viện Chấn
Thương Chỉnh Hình thành phố Hồ Chí Minh và
được chỉ định kết hợp xương mâm chày với sự hỗ
trợ của nôi soi. Thời gian chọn bệnh từ tháng 11
năm 2008 đến tháng 12 năm 2013. Thời gian theo
dõi tối thiểu 12 tháng.
Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu, mô tả.
Bệnh nhân được điều trị, theo dõi và đánh giá

theo thang điểm của Rasmussen: rất tốt: 27- 30
điểm, tốt: 20-26 điểm, trung bình: 10-19 điểm,
kém: <10 điểm(7). Phân tích số liệu dựa vào phần
mềm SPSS 16.0

Hình ảnh học
X quang gối thường quy thẳng và nghiêng:
Phân loại gãy mâm chày theo Schatzker: loại I:
gãy tách mâm chày ngoài, loại II: gãy tách và lún
mâm chày ngoài, loại III: gãy lún mâm chày ngoài.
CT Scan (tái tạo 3 chiều) đặc biệt trong những
trường hợp lún trung tâm và gãy nhiều mãnh.
MRI cũng được sử dụng để khảo sát: độ lún
mâm chày và tổn thương phần mềm như: dây
chằng chéo trước (DCCT), dây chằng chéo sau
(DCCS), các dây chằng bên, sụn chêm,…
Đánh giá mức độ lún của mâm chày trước và
sau mổ dựa vào X quang khớp gối thường qui

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Phương pháp phẫu thuật
Bệnh nhân nằm ngữa trên bàn mổ, sau khi
gây tê, ga rô đùi với áp lực trung bình 350mmHg,
bàn mổ có thể điều chỉnh được tư thế gối co
khoảng 300. Màn hình máy nội soi đặt đối diện với
gối bị tổn thương, cũng như màn hình C arm ở vị
trí cùng bên tổn thương để cố định vít mâm chày

qua da. Cần bơm nước sinh lý cho phồng khớp
gối trước khi nội soi xác định vị trí tổn thương
cũng như các tổn thương khác (DCCT, DCCS, sụn
chêm). Dùng khung bất động ngoài căng để làm
rộng khe khớp tư thế gối co khoảng 300. Áp lực
nước bơm liên tục vào khớp gối nên thấp để trách
nguy cơ chèn ép khoang và áp lực bơm không
quá 50 mmHg. Sau khi bơm rửa máu tụ và những
mảnh vụn nhỏ trong khớp, cần khảo sát lại hệ
thống dây chằng, sụn chêm, lồi cầu,…bị tổn
thương.
Dùng định vị để khoan đường hầm dưới nôi
soi vào đúng vị trí gãy lún mâm chày đề nâng
mâm chày và ghép xương (thường dùng định vị
của dây chằng chéo trước) vào trung tâm lún (loại
II, III), tùy vị trí hướng lún của mâm chày mà ta
xác định nơi vào của kim Kirschner (chọn kim
2.4mm), góc độ của trợ cụ định vị mặt khớp mâm
chày khoảng 450 – 550, khoan thật chậm, cảm giác
đến mặt khớp mâm chày, nội soi kiểm tra đầu
kim Kirschner đúng vị trí trung tâm lún.
Rạch da khoảng 1,5 – 2cm chân kim
Kirschner, bóc tách đến vỏ xương, dùng khoan số
8mm để khoan đến cách mặt khớp khoảng
20mm.
Sau đó rút khoan ra, dùng dụng cụ nâng để
nâng mâm chày với sự kiểm tra mặt khớp của nội
soi, nếu cần có thể sử dụng thêm C-arm để hỗ trợ.
Đối với gãy loại II, có thể kết hợp mảnh gãy
tách bằng kẹp lớn, sau đó có thể cố định tạm

mảnh gãy bằng kim Kirschner (tránh hướng đi
của đường khoan số 8mm), cần kiểm tra C-arm.
Sau khi nâng, sử dụng xương ghép mào chậu,
hoặc xương ghép đồng loại, hoặc vừa tự thân vừa
đồng loại theo đường hầm đã khoan với sự kiểm
soát của nội soi và C-arm.

Nghiên cứu Y học

Dùng kim Kirschner dưới sự hỗ trợ của C arm
để khoan, thường cách mặt khớp khoảng 10 mm,
song song mặt khớp, sau đó dùng mũi khoan
rỗng 4.5 mm khoan theo Kim Kirschner ở trên,
tiếp theo bắt vít 7,3 theo đường hầm đã khoan, số
lượng từ 2 – 3 vít tùy bề rộng của lún mâm chày.
Trong trường hợp đánh giá thành vào của
mâm chày không vững hoặc loãng xương (dựa
vào hình ảnh X quang và CT Scan) thì mổ đặt nẹp
vít mâm chày luồn dưới da có C arm hỗ trợ.
Xả ga rô, rút khung căng, dẫn lưu kín, kiểm
tra mạch mu chân và chày sau, kiểm tra tình trạng
căng sưng của cẳng chân. Bó bột đùi bàn chân xẻ
dọc trong 2 tuần.

Khung Căng khe khớp Xác định trung tâm gẫy lún

Dụng cụ nâng mâm chày Mặt khớp sau khi nâng
Hình 1: Các bước nâng mâm chày

Hình 2: X-quang trước và sau mổ


KẾT QUẢ
Có 39 bệnh nhân, 17 nam, 22 nữ, tuổi trung
bình là 37,69, tuổi nhỏ nhất là 19, tuổi lớn nhất là
70. Thời gian theo dõi trung bình là 14 tháng.
Phân loại theo Schatzker: có 24 trường hợp (TH)
type III, 13 TH type II, 2 TH type I. Thời gian xuất
viện sau mổ trung bình là 2 ngày. Không có

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015

43


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

trường nào bị nhiễm trùng, không tắc tĩnh mạch
sâu chi dưới, không chèn ép khoang, không tổn
thương mạch khoeo hay thần kinh hông khoeo
ngoài đi kèm.

X quang thường qui
Lún trước mổ trung bình là 7,90±1,87 mm, sau
mổ 3 tháng lún là 0,82 ± 1,29 mm, sau mổ 12 tháng
0,84±1,19 mm
Tầm vận động gấp duỗi của khớp gối:
1200 phục hồi sớm trung bình trong 4 tuần.
1350 phục hồi sau 8 tuần.

Chân gãy chịu lực một phần sau 3,78±0,5
tháng.
Chân gãy chịu lực hoàn toàn: 4,39± 0,64 tháng
Thời gian liền xương trung bình: 4,39±0,65
tháng.
Đánh giá dựa vào thang điểm của Rasmussen:
92,5% cho kết quả rất tốt.; 7,5% cho kết tốt..
Phục hồi khả năng làm việc: hầu hết các
trường hợp đều trở lại công việc trước đây của họ.

Tổn thương phối hợp
Sụn chêm ngoài: 02 trường hợp (TH), trong đó
1 TH khâu lại sụn chêm ngoài, 1 TH cắt sụn chêm
rách (vùng vô mạch).
Một TH bong nơi bám DCCT và được khâu
đính qua nội soi bằng chỉ PDS số 1.
Hai TH tổn thương sụn lồi cầu (chỉ tổn
thương bề mặt sụn và diện tích nhỏ 3mm x 4mm,
nên không xử lý gì).

Xương ghép
Ghép xương tự thân: 14 TH.
Ghép xương khô đồng loại: 21 TH.
Ghép xương tự thân và đồng loại: 2 TH.
Không ghép xương: 2 TH (Schatzker I).
Các trường hợp lún mặt khớp đều được ghép
xương. Theo dõi không thấy sự khác biệt giữa
xương ghép đồng loại và xương ghép tự thân. Các
trường hợp ghép xương tự thân đều do không có
đủ nguồn xương ghép khô đồng loại

Các trường hợp gãy này đều được mổ sớm 1-

44

3 ngày sau chấn thương.

BÀN LUẬN
Nội soi hỗ trợ trong kết hợp xương mâm chày
có nhiều ưu điểm, đã được các tác giả trên thế giới
công nhận. Lần đầu tiên tác giả Jenning(4) báo cáo
nghiên cứu về nội soi hỗ trợ kết hợp xương gãy
mâm chày đối với vận động viên trượt tuyết và
cho kết quả tốt. Tác giả Gill(1) nghiên cứu trên 25
trường hợp trong 3 năm (1994 – 1996) đối với các
vận động viên trượt tuyết, cho kết quả tốt (Type I
theo Schatzker: 2 TH, type II: 5 TH, type III: 16 TH,
type IV: 2 TH) 76% cho kết quả rất tốt. 16% tốt.
84% hoạt động thể thao trở lại. Không có biến
chứng nhiễm trùng, huyết khối tĩnh mạch sâu,
chèn ép khoang, thoái hóa khớp. Lún trước mổ là
7,7 mm, sau mổ còn lún 0,8 mm. Thời gian nằm
viện là 1,6 ngày (từ 1 – 4 ngày). Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cũng tương tự như thế.
Theo tác giả Harris(2), nghiên cứu trong 4 năm
(2003 – 2006) có 15 trường hợp gãy mâm chày (do
trượt tuyết) được thực hiện kết hợp xương mâm
chày với sự hỗ trợ của nội soi cho kết quả tốt.
Đối với tổn thương phối hợp như DCCT,
DCCS, sụn chêm,… khám lâm sàng có thể phát
hiện được một phần (vì bệnh nhân còn đau nhiều

gối). Theo Harris(2), loại gãy với chấn thương phần
mềm đi kèm thường gặp, vì vậy cần phải có MRI,
trong trường hợp khó khảo sát được mức độ lún
và sự xoay của mảnh gãy (mặt khớp) cần chụp CT
Scan. Nghiên cứu của chúng tôi khi có điều kiện
kinh tế đều cho chụp MRI hay CT scan trước mổ
để có chẩn đoán thương tổn trước mổ đầy đủ.
Kết hợp xương mâm chày với sự hỗ trợ của
nội soi ít làm tổn thương phần mềm, giảm tổn
thương trong khớp, cải thiện chức năng vận động
khớp gối sau mổ, nguy cơ nhiễm trùng cũng được
cải thiện, đau hậu phẫu cũng ít hơn. Phần lớn các
trường hợp của chúng tôi người bệnh phục hồi
tầm vận động gấp gối > 1200 trong 4 tuần sau mổ,
chịu lực hoàn toàn sau 8 tuần, thời gian xuất viện
khoảng 2 ngày sau mổ. Theo tác giả Ohdera(6) đã
ghi nhận sự bình phục nhanh và sớm về VLTL
với tầm vận động gối 1200 trong 4,6 tuần so với 9,1

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
tuần so với mổ mở. Theo O’Dwyer(5) đã báo cáo sự
chịu lực hoàn toàn trong 8,95 tuần so với 12,3 tuần
và rút ngắn thời gian nằm viện từ 5,36 so với 10,27
ngày so với mổ mở. Thời gian phục hồi lành
xương và khả năng chịu lực không bị lún thứ phát
của nhóm chúng tôi tương tự.
Những khó khăn khi thực hiện kết hợp xương

mâm chày với sự hỗ trợ của nội soi là đòi hỏi có
máy móc trang bị tốt (máy nội soi, C arm,…), cần
phải có thêm cận lâm sàng cao cấp như MRI, CT
Scan để khảo sát thêm những tổn thương trước
mổ để có kế hoạch điều trị tốt. Trong trường hợp
mảnh gãy chứa mặt khớp cần phục hồi bị xoay
nhiều thì nắn chỉnh qua nội soi rất khó khăn. Nếu
không có ống soi thích hợp hoặc vị trí gãy khó
quan sát, có thể sử dụng khung căng để làm căng
dãn mặt khớp để soi dễ dàng hơn, chú ý không
căng quá mức gây tổn thương dây chằng bên.
Đối với xương ghép: 21 trường hợp chúng tôi
sử dụng xương ghép đồng loại (allograft), 14
trường hợp ghép xương tự thân (autograft), 02
trường hợp vừa ghép xương đồng vừa ghép
xương tự thân, 02 trường hợp không ghép xương
(Schatzker I). Các trường hợp ghép xương đồng
loại, xương ghép lành tốt. Theo tác giả Segur(9)
trong 20 trường hợp dùng ghép xương đồng loại:
5 trường hợp có tầm vận động gối 900, 3 TH đau
trung bình khi đi lại, 2 TH 3 dùng nạng, 14 TH
không đau, không giới hạn gối, không nhiễm
trùng. Duan Xiao(11) chỉ sử dụng xương ghép tự
thân không thấy di chứng gì nơi lấy xương ghép
do lượng xương nhỏ Chúng tôi không thấy sự
khác biệt nào giữa xương tự thân và đồng loại.
Tuy nhiên người bệnh cảm thấy hài lòng sau mổ
khi ghép xương khô đồng loại do không bị vết mổ
lấy ghép mào chậu.
Những báo cáo về những biến chứng xảy ra

khi thực hiện kết hợp xương mâm chày với sự hỗ
trợ của nội soi là hiếm. Các trường hợp của chúng
tôi thực hiện không xảy ra biến chứng nào, nhưng
lưu ý cẩn thận trong khi khoan định vị nhất là vị
trí sau ngoài, cần kiểm soát đầu kim Kirschner,
hoặc khi xuyên kim hướng dẫn để bắt vít mâm
chày cần lưu ý tránh thần kinh hông khoeo ngoài.

Nghiên cứu Y học

Theo Harris(2) hội chứng dọa chèn ép khoang có
thể xảy ra khi thực hiện kết hợp xương mâm chày
với sự hỗ trợ của nội soi, biến chứng này đã được
Duan báo cáo(11), những biến chứng như tắc tĩnh
mạch sâu, nhiễm trùng, tổn thương mạch máu
thần kinh, thoái hóa khớp rất ít xảy ra trong kết
hợp xương mâm chày với sự hỗ trợ của nội soi.

KẾT LUẬN
Nội soi hỗ trợ trong điều trị gãy mâm chày
bước đầu mang lại kết quả tốt về sự nâng hồi
phục mặt khớp mâm chày, cố định xương tối
thiểu ít xâm nhập tôn trọng sự lành xương sinh
học giúp phục hồi nhanh chức năng khớp gối,
giảm thiểu những tổn thương phần mềm và các
biến chứng do kết hợp xương với đường mổ lớn
rút ngắn thời gian nằm viện, người bệnh sớm trở
về nghề nghiệp ban đầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Gill TJ, Moezzi DM (2001). Arthroscopic Reduction and Internal
Fixation of Tibial Plateau Fractures in Skiing. Clinical Orthpaedics
and Related Research, Vol 383, pp 243-249.
2. Harris NL, Purnell ML 2007). Arthroscopic Management of Tibial
Plateau Fractures. Techniques in Knee Surgery. Vol 114, pp 124-132.
3. Locht RC, Gross AE, Langer F (1984). Late Osteochondral Allograft
Resurfacing for Tibial Plateau Fractures. J Bone & Joint Surg, Vol
78A, pp 95-114.
4. Jennings JE (1985). Arthroscopic management of tibial plateau
fractures. Arthroscopy, Vol 71, pp 78- 86.
5. O’Dwyer KJ, Bobic VR. (1992). Arthroscopic management of tibial
plateau fractures. Injury Br J Accid Surg, Vol 51, pp 19-22.
6. Ohdera T (2003). Arthroscopic management of tibial plateau
fractures-comparison with open reduction method. Arch Orthop
Trauma Surg, Vol 573 pp 18-24.
7. Rasmussen PS (1973). Tibial condylar fractures. Impairment of
knee joint function as indication for surgical treatment. J Bone &
Joint Surg, Vol 97A, 1973.
8. Schatzker J, et al. (1979). The tibial plateau fracture. The Toronto
experience 1968-1975. Clin Orthp.Rel Res, Vol 71, pp 74-83.
9. Segur JM, Torner P, García S, et al. (1998) Use of bone allograft in
plateau fractures. Arch Orthop Trauma Surg, Vol 154, pp 95-114.
10. Van G R. (2002). Arthroscopically Assisted Reduction and Internal
Fixation of Tibial Plateau Fractures: Report of Twenty Cases. Acta
Orthopaedica Belgica, Vol 91, pp 124-133.
11. Xiao D, Liu Y, Lin G, Chen G (1990). Arthroscopically assisted
treatment for Schatzker type I-V tibial plateau fractures. Chinese
Journal of Traumatology, Vol 52, pp 18- 25.


Ngày nhận bài báo:

03/8/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

12/8/2015

Ngày bài báo được đăng:

05/10/2015

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015

45



×