Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thay đổi của protein phản ứng C (CRP) trong bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.22 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

THAY ĐỔI CỦA PROTEIN PHẢN ỨNG C (CRP)
TRONG BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN Ở TRẺ EM
Đoàn Thòï Ngọc Diệp*

TÓM TẮT
Đề tài khảo sát sự thay đổi nồng độ CRP huyết thanh trên 150 bệnh nhi viêm não Nhật Bản được
chẩn đoán xác đònh bằng sự hiện diện của IgM kháng virút này trong dòch não tủy. Kết quả cho thấy, lúc
nhập viện có 64% bệnh nhi có nồng độ CRP ≥ 10mg/l, với nồng độ trung bình là 30mg/l. CRP tiếp tục
tăng kéo dài 2 tuần sau đó ở những trường hợp diễn tiến phức tạp. Nồng độ CRP lúc nhập viện không
giúp tiên lượng diễn tiến bệnh nhưng có sự liên quan của CRP tiếp tục tăng trong quá trình điều trò với
bội nhiễm, tử vong và di chứng ở bệnh nhi viêm não Nhật bản. CRP là một thông số hữu ích giúp theo dõi
và tiên lượng trong điều trò bệnh viêm não Nhật Bản.

SUMMARY
THE ALTERATION OF SERUM CRP CONCENTRATION IN THE CHILDREN
WITH JAPANESE ENCEPHALITIS
Doan Thi Ngoc Diep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 114 - 117

There were 150 children having a japanese encephalitis admitted at Nhi Dong I Hospital from
9/1997 to 11/2002 enrolled in the study. At admission, 96 patients (64%) had the CRP level at least 10
mg/l, the mean was 30mg/l. CRP level were still high in the cases with severe evolution. There was the
statistic relation between the increasing of CRP during the hospitalization with the nocosomial infection,
the neurological sequela and the mortality (p <0,05). Conclusion: CRP is an usefull parameter to follow
up the evolution, especially the nosocomial infection, of the children patients with japanese encephalitis.
bệnh nhi VNNB điều trò tại Khoa Nhiễm – Thần
Kinh BV Nhi đồng I.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm não cấp do virút là nguyên nhân hàng đầu
trong bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở
trẻ em. Tại Việt nam, virút viêm não Nhật Bản
(VNNB) là tác nhân quan trọng nhất, chiếm tỉ lệ từ
20 – 60% các trường hợp viêm não do virút ở trẻ em.
Bệnh nhi VNNB có thể tử vong do tình trạng tổn
thương nhu mô não do viêm, thiếu oxy, rối loạn điện
giải, phù não và đặc biệt là bội nhiễm trên bệnh nhi
hôn mê sâu. CRP là một xét nghiệm giúp đánh giá
phản ứng viêm trong giai đoạn cấp. Mục đích của đề
tài này nhằm khảo sát sự thay đổi của CRP trên bệnh
nhi VNNB và tìm sự liên quan của CRP với biến
chứng và diễn tiến bệnh.
Mục tiêu chuyên biệt
1.

Khảo sát sự thay đổi của nồng độ CRP ở những

2.

Phân tích tìm sự liên quan giữa sự thay của CRP
với các biến chứng và diễn tiến bệnh VNNB.

ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng
Các bệnh nhi VNNB điều trò tại Khoa Nhiễm –
Thần kinh BV Nhi đồng I từ 9/97 đến 11/02.
Tiêu chí chẩn đoán VNNB

Lâm sàng

Bệnh cảnh viêm não cấp với sốt và triệu chứng
thần kinh xảy ra trong vòng 7 ngày sau khởi bệnh với
ít nhất 2 trong 3 triệu chứng: co giật khu trú hoặc lan
tỏa, rối loạn tri giác, rối loạn hành vi.

* Bộ mơn Nhi - Đại học Y Dược TPHCM

Chuyên đề Nhi Khoa

113


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Dòch não tủy

Có sự hiện diện của kháng thể IgM kháng virút
VNNB
Tiêu chí loại trừ
Bệnh lý hệ thần kinh trung ương có sẵn hoặc có
bệnh lý khác đi kèm.
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả cắt ngang có phân tích.
Chọn mẫu theo kiểu thuận tiện.
Tất cả bệnh nhi có sốt và hội chứng não cấp được
hỏi bệnh sử và khám lâm sàng theo bệnh án mẫu
Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân
(IgM VNNB trong máu và DNT), chẩn đoán phân biệt
(cấy DNT, các xét nghiệm sinh hoá tế bào, nhuộm

gram, tìm kháng nguyên hoà tan trong DNT, cấy
máu), đánh giá phản ứng viêm không đặc hiệu (CRP,
số lượng bạch cầu, tốc độ lắng máu), chức năng gan,
ion đồ máu và nước tiểu, X quang phổi. Khi kết quả
IgM kháng VNNB dương tính trong DNT và không có
tiêu chí loại trừ, bệnh nhi được đưa vào lô nghiên cứu.
CRP được thức hiện lúc nhập viện và lặp lại lúc bệnh
diễn tiến nặng hơn và mỗi tuần đến khi trò số trở về
bình thường hoặc đến khi xuất viện. Bệnh nhi được
điều trò theo phác đồ hường dẫn của BV Nhi đồng I.
Phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS 10.0

KẾT QUẢ
Tổng số bệnh nhi được đưa vào lô nghiên cứu là
150 trường hợp.
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 7 tuổi.
Bệnh nhi nhỏ nhất 5 tháng tuổi, lớn nhất 15 tuổi. Có
62,7% (94 bệnh nhi) là nam. Tuyệt đại đa số (136
bệnh nhi, chiếm tỉ lệ 90,7%) được chuyển đến từ các
tỉnh, nhiều nhất là Tiền giang, Đồng nai, Tây ninh,
Long an và Bình thuận. Chỉ có 14 bệnh nhi (9,3%) cư
ngụ tại TP Hồ Chí Minh, chủ yếu ở các huyện ngoại
thành. 87,5% các trường hợp sống ở vùng nông thôn.
Đặc điểm lâm sàng bệnh VNNB:

Nghiên cứu Y học

trung bình vào ngày thứ năm của bệnh, sớm nhất là
ngày thứ nhất và trễ nhất là ngày thứ 25. Có 111 ca

(74%) đã được điều trò ở tuyến trước hơn 24 giờ.
Các triệu chứng lâm sàng gồm có: co giật 109 ca
(72,7%), gồng chi 80 ca (56,6%), liệt nửa người 69 ca
(46%), liệt VII 18 ca (12%), liệt 2 chi dưới 6 ca (4%),
rối loạn cơ vòng 10 ca (6,7%), rối loạn hô hấp 41 ca
(27,3%) và phù gai thò 36 ca (24%).
Trong quá trình điều trò, 34 bệnh nhi (22,7%) có
biến chứng suy hô hấp, 21 bệnh nhi (14%) có biến
chứng sốc, 11 bệnh nhi (7,3%) có xuất huyết tiêu hóa,
và 52 bệnh nhi (34,7%) có bằng chứng nhiễm trùng
bệnh viện (viêm phổi hoặc nhiễm trùng huyết).
Tình trạng lúc xuất viện
Lúc xuất viện, có 72 bệnh nhi (48%) phục hồi
hoàn toàn, không có bất kỳ triệu chứng thần kinh
nào. Các trường hợp còn lại, 16 bệnh nhi (10,7%) có
di chứng nhẹ, 17 bệnh nhi (11,3%) di chứng trung
bình. Đặc biệt, có đến 15 bệnh nhi (10%) có di chứng
nặng, và 4 bệnh nhi (2,7%) phải sống ở trạng thái
thực vật. Tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi là
17,3% (26/150 ca).
Sự thay đổi của CRP
Nồng độ CRP trung bình của bệnh nhi
VNNB

Lúc nhập viện, có 96 bệnh nhi (64%) có nồng độ
CRP ≥ 10mg/l. Nồng độ CRP trung bình vào thời
điểm này là 30 mg/l. 66 bệnh nhi được làm xét
nghiệm sau 1 tuần và 16 bệnh nhi làm lại sau 2 tuần
cho thấy nồng độ CRP trung bình vẫn còn cao.
Bảng 1: Nồng độ CRP trung bình của bệnh nhi VNNB

Thời điểm
Lúc nhập viện
Lần thứ hai
(ngày trung
bình:11)
Lần thứ ba
(ngày trung
bình18)

Số
ca

Nồng độ CRP (mg/l)
Trung bình

Thấp nhất Cao nhất

150 30,06 +/- 34,53
66 11,90 +/- 19,46

0,2
0,8

172,5
88,0

16

1,0


92,0

20,37 +/- 29,44

Các bệnh nhi trong lô nghiên cứu nhập viện

114

Chuyên đề Nhi Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Sự liên quan giữa CRP với các biến
chứng

CRP lúc nhập viện ≥ 20 mg/l có liên quan đến
biến chứng bội nhiễm (Fischer test, p<0,05, OR: 1,1
– 4,4).
CRP lúc nhập viện ≥ 40 mg/l có liên quan đến
biến chứng sốc (χ2, p<0.01, OR: 1,9 – 30,3) và suy hô
hấp (χ2, p< 0,05, OR: 1,07 –5,25).
CRP tiếp tục tăng trong quá trình nằm viện có
liên quan đến biến chứng bội nhiễm (Fischer test,
p<0,05, OR: 1,66 – 30,42), sốc (Fischer test, p<0,05,
OR:1,43 – 69,98) và suy hô hấp (Fischer test, p<0,05,
OR: 1,86 –37,39)
Bảng 2: Sự liên quan giữa CRP với các biến chứng

trong quá trình nằm viện
Nồng độ
Bội nhiễm
Sốc
XHTH
CRP
Lúc nhập P < 0.05 (F)
viện ≥ 20 OR: 1,13 –
4,44
LNV ≥ 40
P <0.05
P<0,01
OR: 1,07 –
OR: 1,92 –
4,55
30,33
Tăng lúc P<0,05 (F) P <0,05 (F)
nằm viện OR:1,66 – OR:1,43 –
30,42
69,98

Suy hô hấp

P<0,05
OR: 1,07 –
5,25
P<0.01 (F)
OR:1,86 –
37,39


Liên quan giữa CRP với tử vong và di
chứng

Lúc nhập viện, nồng độ CRP không giúp tiên
lượng được diễn tiến bệnh. Ngược lại, CRP tiếp tục
tăng trong quá trình điều trò có liên quan đến tử vong
và di chứng nặng của bệnh nhi VNNB (Fischer test, p
<0,05, OR: 1,4 – 68,8).
Bảng 3: Sự liên quan giữa CRP và bạch cầu vời diễn
tiến bệnh:
Xét nghiệm
CRP tiếp tục tăng

Tử vong
P <0,05 (F)
OR: 1,43 – 68,79

Bạch cầu tiếp tục
tăng
BCĐNTT tiếp tục
tăng

Chuyên đề Nhi Khoa

Di chứng nặng
P <0,05
OR; 1,74 – 28,24
P <0,05
OR: 1,16 – 11,04
P <0,001

OR: 2,82 – 34,77

Sự liên quan giữa CRP với tốc độ máu
lắng (VS) và bạch cầu máu, BC đa nhân
trung tính máu

Lúc nhập viện, có sự liên quan giữa CRP ≥
40mg/l với VS ≥ 50mm giờ đầu (F, p<0,05; OR: 1,62
–34,12).
Trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy sự
liên quan giữa CRP tăng với bạch cầu máu tăng hay
bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

BÀN LUẬN
Dân số nghiên cứu
Không có sự khác biệt về tuổi trung bình, giới
tính và nơi cư ngụ của bệnh nhi trong nghiên cứu
của chúng tôi với các nghiên cứu khác ở cả hai miền
nam bắc nước ta. Do đặc điểm sinh thái của vectơ
truyền bệnh cũng như của các động vật mang virút
VNNB trong thiên nhiên, bệnh VNNB thường xảy ra ở
vùng nông thôn, nơi có đồng ruộng, chim chóc và
heo. Vì vậy bệnh nhi của chúng tôi tuyệt đại đa số
sống ở nông thôn. Tuổi trung bình trong nghiên cứu
của chúng tôi là 7 tuổi. Trẻ em ở lứa tuổi này thường
có những hoạt động vui chơi ngoài trời, nhất là vào
lúc chạng vạng tối, thời điểm mà muỗi Culex
tritaeniorhynchus hoạt động mạnh nhất để hút máu
người.
Sự thay đổi của CRP


CRP là một loại protein phản ứng viêm do gan
tổng hợp trong giai đoạn cấp dưới tác động của các
lymphokin, chủ yếu là IL-1β, IL-6 và TNF. Sau khi
hiện tượng viêm bắt đầu, CRP tăng trong vòng 4 đến
6 giờ đầu và đạt đỉnh cao nhất vào giờ thứ 36 –50.
CRP tiếp tục tăng nếu phản ứng viêm hoặc quá trình
phá hủy mô tiếp tục diễn tiến. Ngược lại, nếu điều trò
có đáp ứng thì CRP sẽ giảm nhanh vì CRP có thời
gian bán hủy rất ngắn, chỉ từ 4 đến 7 giờ. CRP tăng
sớm nhất trong giai đoạn cấp của phản ứng viêm.
Đỉnh cao của VS đạt tới muộn hơn, khoảng 7 ngày
sau khi phản ứng viêm xuất hiện và trở về bình
thường cũng chậm hơn. Vì vậy, trên lâm sàng, CRP
giúp theo dõi đáp ứng điều trò trong các bệnh lý
nhiễm trùng cấp tính tốt hơn VS.

115


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Các nghiên cứu cho thấy CRP tăng cao trong
bệnh lý nhiễm vi trùng hơn là nhiễm virút. Tuy
nhiên, Hasson (1993), nhận thấy có 10% bệnh nhân
viêm màng não do virút có nồng độ CRP huyết thanh
tăng cao từ 50 – 150 mg%, đặc biệt trong ng hợp có
hoại tử mô kèm theo. Wallach (1992) cũng nhận thấy
CRP tăng cao trong bệnh lý nhiễm vi trùng nhưng
cũng có thể tăng rất cao trong nhiễm virút.
Lúc nhập viện, có 96 bệnh nhi (64%) có nồng độ

CRP ≥ 10mg/l, với nồng độ trung bình là 30 mg/l. Các
trường hợp được tiếp tục theo dõi CRP đó là những
bệnh nhi có diễn tiến phức tạp, nên nồng độ CRP
trung bình vẫn còn cao. CRP tăng trong nghiên cứu
của chúng tôi có thể liên quan đến bội nhiễm. Tuy
nhiên, có một số trường hợp CRP tăng lúc nhập viện
nhưng bệnh nhi không có nằm viện tuyến trước và
sau đó cũng không có bằng chứng bội nhiễm.
Sự liên quan giữa CRP với diễn tiến
bệnh

Trong nghiên cứu của chúng tôi CRP lúc nhập
viện tăng ≥ 10mg/l không liên quan đến bội nhiễm.
Nhưng nếu nồng độ CRP ≥ 20mg/l thì có liên quan
đến bội nhiễm (p<0,05). Có 111 bệnh nhi đã được
điều trò ở bệnh viện tuyến trước trên 24 giờ trước khi
chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng I. Tuy nhiên, không
có liên quan giữa điều trò tuyến trước với biến chứng
bội nhiễm trong nghiên cứu của chúng tôi. Điều đó
cho thấy CRP cao lúc nhập viện không hẵn là do
nhiễm trùng từ tuyến trước. Khi theo dõi sự thay đổi
của CRP vào những ngày sau đó, chúng tôi nhận thấy
CRP tiếp tục tăng trong quá trình điều trò là một yếu
tố tiên lượng nặng, có liên quan chặt chẽ với tử vong
và di chứng bệnh VNNB. Điều này có thể do bội
nhiễm vi trùng trong bệnh viện hoặc do tổn thương
hoại tử mô tiếp tục diễn tiến trong quá trình điều trò.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số lượng bạch
cầu máu, bạch cầu đa nhân trung tính máu và VS
tăng lúc nhập viện hoặc tiếp tục tăng trong quá trình


116

Nghiên cứu Y học

điều trò hoặc có sự hiện diện của bạch cầu đũa trong
máu ngoại biên không liên quan đến tử vong, ngay cả
với biến chứng bội nhiễm vi trùng trong bệnh viện.

KẾT LUẬN
CRP là một xét nghiệm hữu ích giúp theo dõi
điều trò bệnh VNNB. CRP tiếp tục tăng trong quá
trình điều trò cần phải được tầm soát các nguyên
nhân nhiễm trùng bệnh viện. Khi CRP tiếp tục tăng
có nghóa là bệnh đang diễn tiến nặng, có liên quan
đến tử vong và di chứng bệnh VNNB.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.
5.

6.

7.

8.


9.
10.

11.
12.

Vũ Triệu An, Homberg J.C. (1998), Miễn dòch học,
Nhà xuất bản Y học, Hà nội.
Huỳnh Đình Chiến (1998), Miễn Dòch Học Lâm Sàng,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội.
Trần Thò Chính (1997), “Miễn dòch chống nhiễm vi
sinh vật”, Miễn dòch học, Trường Đại học Y Hà nội,
Nhà xuất bản Y học, tr. 173 –194.
Nguyễn Chương (2000), Viêm não Nhật bản ở trẻ em,
Nhà xuất bản Y học Hà nội.
Đỗ Quang Hà (1999) “ Hội chứng não cấp và bệnh
viêm não Nhật bản ở các tỉnh phía nam từ 1976 –
1998”, Thời sự Y dược học, Hội Y dược học Thành phố
Hồ Chí Minh, tháng 8/1999, số 4, tr. 208- 212.
Đỗ Đại Hải (1999), “Viêm”, Miễn dòch - Sinh lý bệnh,
Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất
bản TP Hồ Chí Minh, tr. 120 – 133.
Tạ Thò Ánh Hoa (1998), “C- Reactive Protein”, Miễn
dòch lâm sàng trẻ em, Đại học Y dược Thành phố Hồ
Chí Minh, Nhà xuất bản Đà nẵng, tr. 71-77.
Phan Thò Ngà, Lê Kim Phượng, Huỳnh Phương Liên
(1992), “p dụng nghiệm pháp miễn dòch enzim phát
hiện IgM kháng virút viêm não Nhật bản trong chẩn
đoán huyết thanh học”, Tạp chí Vệ sinh phòng dòch,

tập II, số 2, tr. 26 – 30.
Pepys M.B. (1981), “C- reactive protein fifty years on”,
The Lancet (21), pp. 653 – 656.
Sigal L.H., Ron Y. (1994), “The acute phase response
to inflammation”, Immunology and Inflammation –
Basic mechanisms and clinical consequences, Mc Graw
Hill international editions, pp. 287 –301.
Wallach J. (1992), Interpretation of Diagnostic Test,
5th ed, Little Brown, pp. 76.
Yaye D.L., Waites K.B. (1997), “ Clinical applications
of C- reactive protein in pediatrics”, Pediatric
Infectious Diseases Journal, Vol.16, (8), pp. 735 – 747.

Chuyên đề Nhi Khoa



×