Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu nồng độ kali máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.33 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ KALI MÁU Ở BỆNH NHÂN
SUY THẬN MẠN TÍNH
Vũ Thị Loan*; Lê Việt Thắng**
TÓM TẮT
Nghiên cứu nồng độ kali máu ở 103 bệnh nhân (BN) suy thận mạn tính (STMT), kết quả cho
thấy: 30,1% BN tăng kali máu, 4,8% giảm kali máu. Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ kali
máu và mức lọc cầu thận, r = -0,3, p < 0,05. Tăng kali máu liên quan đến mức độ nặng của thiếu
máu, p < 0,05.
* Từ khóa: Suy thận mạn tính; Kali máu; Thiếu máu.

STUDYING SERUM POTASSIUM CONCENTRATION OF PATIENTS WITH
CHRONIC RENAL FAILURE
SUMMARY
Studying serum potassium of 103 chronic renal failure patients, the results showed that 30.1% of
patients had hyperkalemia and 4.8% of patients had hypokalemia. There were negative correlation
between serum potassium level and glomerular filtration rate, r = -0.3, p < 0.05. Hyperkalemia related
to severe anemia level, p < 0.05.
* Key words: Chronic renal failure; Serum potassium; Anemia.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn điện giải, trong đó tăng kali máu
là một biểu hiện hay gặp ở BN STMT. Tăng
kali máu liên quan đến mức độ suy thận.
Những BN kali máu tăng quá cao không
được kiểm soát kịp thời có thể tử vong do
rối loạn nhịp tim. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu nước ngoài về nồng độ kali
máu ở BN STMT. Tuy nhiên, tại Việt Nam
số công trình này chưa nhiều. Xuất phát từ


thực tế đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài này
với mục tiêu:
- Khảo sát nồng độ kali máu của BN
STMT (mức lọc cầu thận < 60 ml/phút).

- Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ
kali máu với mức lọc cầu thận, tình trạng
thiếu máu.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
103 BN STMT được điều trị tại Khoa
Thận - Lọc máu, Bệnh viện 103.
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN:
- BN STMT do nhiều nguyên nhân khác
nhau như viêm cầu thận mạn, viêm thận bể thận mạn, tăng huyết áp, đái tháo
đường, lupus ban đỏ hệ thống...
- BN đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

* Học viện Quân y
** Bệnh viện 103
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Thị Loan ()
Ngày nhận bài: 11/9/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 3/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 17/12/2013

76


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014
* Tiêu chuẩn loại trừ:

- BN đang trong tình trạng viêm cấp tính
hoặc nghi mắc bệnh ngoại khoa.
- BN tan máu cấp tính.
- BN được truyền máu trong vòng 3
tháng.
- BN từ chối tham gia nghiên cứu.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Tiến cứu, mô tả cắt ngang
- BN được hỏi bệnh, khám lâm sàng.
Thu thập số liệu nghiên cứu trong cùng một
ngày.
- Xét nghiệm công thức máu, đánh giá
tình trạng thiếu máu.
- Tính mức lọc cầu thận theo công thức
Cockcroft-Gault.
- Định lượng nồng độ kali máu bằng
phương pháp đo điện cực chọn lọc trên hệ
thống máy AU 640.
- Xử lý số liệu: bằng toán thống kê y học
sử dụng phần mềm Epi.info 6.04.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
Tuổi trung bình của nhóm BN nghiên
cứu 53,22 ± 15,92, tỷ lệ nam/nữ là 1,28.
1. Đặc điểm nồng độ kali máu nhóm
BN nghiên cứu.
* Phân bố BN nghiên cứu theo đặc điểm
K+ máu:
Tăng > 5 mmol/l: 31 BN (30,1%); bình
thường: 67 BN (65,1%): giảm < 3,5 mmol/l:

5 BN (4,8%). Trung bình 4,77 ± 1,18 mmol/l.
Tăng kali máu ngoài nguyên nhân do giảm
vận chuyển vào trong tế bào còn do thận
giảm tiết, do dùng thuốc ức chế men
chuyển, kháng aldosterone, do tái phân bố

vì nhiễm toan chuyển hóa (khi pH máu giảm
0,1, kali máu tăng 0,6 mmol)… Cơ thể thích
nghi bằng cách tăng đào thải K+ qua đường
tiêu hóa, kích thích bài tiết aldosterone.
Tuy nhiên, sự thích nghi này chỉ có thể duy
trì ổn định nồng độ kali máu khi mức lọc
cầu thận > 10 ml/phút. Tăng kali máu là một
biến chứng nguy hiểm. Trong nghiên cứu
này, chúng tôi gặp 31/103 BN (30,1%) tăng
kali máu, tương đương với kết quả của
Trương Ngọc Dương (2010) (33,3%) [1],
nhưng thấp hơn so với kết quả Sarafidis PA
và CS (2012): tỷ lệ tăng kali máu 54,2% [6].
Có sự khác biệt này vì các tác giả chỉ nghiên
cứu ở BN STMT giai đoạn cuối, còn chúng
tôi nghiên cứu trên tất cả BN suy thận (từ
giai đoạn 3 đến giai đoạn 5).
* Mức độ tăng kali máu nhóm BN nghiên
cứu:
Nhẹ (5,1 - 6,4 mmol/l): 18 BN (58,1%);
vừa (6,5 - 7,4 mmol/l): 11 BN (35,5%); nặng
(≥ 7,5 mmol/l): 2 BN (6,4%). Nồng độ kali
máu trung bình của đối tượng nghiên cứu
là 4,77 ± 1,18 mmol/l. Sarafidis P.A và CS

(2012) nghiên cứu trên 317 BN STMT thấy
nồng độ kali máu trung bình 5,1 ± 0,6
mmol/l [6].
2. Liên quan nồng độ kali máu với một
số đặc điểm của BN STMT.
* Liên quan nồng độ kali máu với mức
lọc cầu thận:
Bảng 1: Liên quan nồng độ kali máu với
mức lọc cầu thận.
(n =
31)

Mức lọc cầu
thận trung
bình (ml/phút)

7,42 ±
6,01

(n

p

= 72)

13,08 ± 9,19

< 0,05

78



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014
y = -0.0413x + 5.2402

Nồng độ K+ máu (mmol/l)

r = -0.3, p<0.05

điều trị tốt STMT, ổn định creatinin và ure
máu ở mức thấp.
* Liên quan giữa nồng độ kali máu và
tình trạng thiếu máu:
Bảng 2:
T ×n h
t h iÕ u

Mức lọc cầu thận (ml/phút)

Đồ thị 1: Tương quan giữa nồng độ kali
máu với mức lọc cầu thận.
Tăng nồng độ kali máu liên quan đến
mức độ nặng của suy thận. Nguyễn Hữu
Sơn (2009) nghiên cứu thực trạng rối loạn
điện giải trên 78 BN mắc bệnh thận mạn
tính thấy số lượng BN tăng kali máu tăng
dần theo giai đoạn suy thận: giai đoạn II có
1 BN, giai đoạn IIIa có 2 BN, giai đoạn IIIb
là 3 BN và giai đoạn IV có 36 BN tăng kali
máu [3]. Nghiên cứu của Hseih MF và CS

(2010) thấy nồng độ kali máu trung bình
theo 3 giai đoạn bệnh thận là 4,36 ± 0,49,
4,5 ± 0,55 và 4,69 ± 0,73 mmol/l [4].
Korgaonkar S và CS (2010) nghiên cứu trên
820 BN thấy nồng độ kali máu tăng dần
theo giai đoạn bệnh thận: giai đoạn 4 là
4,64 mmol/l và giai đoạn 5 là 4,69 mmol/l
[5]. Mức lọc cầu thận của nhóm tăng kali
máu cao hơn của nhóm không tăng kali
máu. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,05). Có sự tương quan nghịch mức độ
vừa giữa mức lọc cầu thận và nồng độ kali
máu (p < 0,05). Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Hseih MF và CS (2010) [4].
Như vậy, để phòng ngừa tăng K+ máu, cần

t r ¹ nN g
å n g
t r u n g (mmol/l)

Không (n = 8)

3,98 ± 0,25

Nhẹ (n = 31)

4,27 ± 0,95

Vừa (n = 20)


4,63 ± 1,18

Nặng (n = 16)

5,17 ± 1,1

Rất nặng (n = 28)

5,41 ± 1,27

p ANOVA

< 0,05

Nồng độ kali máu tăng dần theo mức độ
thiếu máu, mức độ thiếu máu càng nặng,
nồng độ kali máu càng cao, sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê. Kết quả của chúng tôi phù
hợp với nghiên cứu của các tác giả nước
ngoài: Hseih MF và CS (2010) nghiên cứu
trên 531 BN bệnh thận mạn giai đoạn cuối
thấy mức độ thiếu máu càng nặng, nồng độ
kali máu càng cao [4]. Khi suy thận, bộ máy
cận tiểu cầu giảm tiết erythropoietin, nên
không đủ erythropoietin để kích thích tủy
xương sinh hồng cầu, gây ra thiếu máu.
Thiếu máu trong suy thận mạn còn có vai
trò của nhiễm độc tủy xương, giảm đời
sống hồng cầu do các chất độc ứ đọng
trong máu, thiếu protein, thiếu các yếu tố

tạo máu. Mặt khác, khi thận suy, mức lọc
cầu thận giảm, giảm thải kali dẫn đến tăng
kali máu. Thiếu máu càng nặng, kali máu
càng tăng khả năng do tan máu. Trong
nghiên cứu của chúng tôi đã loại trừ các BN
xuất huyết tiêu hóa, tuy nhiên chưa loại trừ
tình trạng xuất huyết tiêu hóa ẩn.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu nồng độ kali máu ở 103 BN
STMT, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Rối loạn kali máu thường gặp theo
chiều hướng phổ biến tăng (30,1%), giảm

79


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014
4,8%. Nồng độ K+ máu trung bình 4,77 ±
1,18 mmol/l. Trong nhóm tăng kali máu,
tăng mức độ nhẹ 58,1%, vừa 35,5% và
nặng 6,4%.
- Có mối tương quan nghịch giữa nồng
độ kali máu và mức lọc cầu thận, r = -0,3, p
< 0,05. BN thiếu máu càng nặng, nồng độ
kali máu trung bình càng cao, p < 0,05.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Ngọc Dương. Nghiên cứu hiệu quả và
biến chứng cuộc lọc máu lần đầu ở BN STMT.
Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện Quân y.
2010, tr.54-58.

2. Chea Socheat. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và điều trị tăng kali máu trong STMT do
viêm cầu thận mạn bằng calcium polystyrene
sulfonate. Luận văn Thạc sỹ Y học. Đại học Y
Hà Nội. 2005, tr.47-52.

3. Nguyễn Hữu Sơn. Nghiên cứu thực trạng
rối loạn điện giải ở BN mắc bệnh thận mạn tính
tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang. Luận văn
Thạc sỹ Y học. Đại học Y Thái Nguyên. 2009,
tr.52-58.
4. Hsieh MF, Wu IW, Lee CC et al. Higher
serum potassium level associated with late stage
chronic kidney disease, Chang Gung Med J.
2011, 34 (4), pp.418-425.
5. Korgaonkar S, Tilea A, Gillespie BW et al.
Serum potassium and outcomes in CKD:
insights from the RRI-CKD cohort study. Clin J
Am Soc Nephrol. 2010, 5, pp.762-729.
6. Sarafidis PA, Blacklock R, Wood E et al.
Prevalence and factors associated with
hyperkalemia in predialysis patients followed in a
low clearance clinics. Clin J Am Soc Nephrol.
2012, 7, pp.1234-1241.

80


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014


81



×