Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu một số tác dụng không mong muốn của corticosteroid trong bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn ở người lớn tại Bệnh viện Trung ương Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.87 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
CỦA CORTICOSTEROID TRONG BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU
TỰ MIỄN Ở NGƯỜI LỚN TẠI BVTW HUẾ
Nguyễn Văn Bông*, Nguyễn Văn Tránh*, Nguyễn Duy Thăng*, Phùng Thị Hoàng Yến*,
Lê Thị Thanh Hoa*, Nguyễn Tử Minh**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu một số tác dụng không mong muốn thường gặp trên bệnh nhân ITP được điều trị
corticosteroid.
Mối liên quan giữa các tác dụng không mong muốn với độ tuổi và thời gian điều trị corticosteroid.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 45 bệnh nhân ITP từ 16 đến 60 tuổi với tiểu cầu < 20.109/l hoặc
tiểu cầu 20 – 50 x 109/l, có biểu hiện xuất huyết độ III trở lên.
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả từng trường hợp bệnh. Xử lý số liệu bằng phần mềm MedCalc 10, Epi Infor 6.
Kết quả và bàn luận: Tuổi 16 đến 30 gặp tỉ lệ cao nhất chiếm 51,1%, tuổi trung bình là 33,9 ± 14,1.
Tỉ lệ bị ITP lần đầu là 40%, tái phát 60%. Tỉ lệ bệnh mất ngủ gặp rất cao 82,2%, người lớn tuổi 17/37
bệnh nhân; viêm dạ dày 51,1%; tăng huyết áp 24,4%, tuổi lớn 8/11 bệnh nhân; Cushing là 17,8%, tuổi trẻ
6/8 bệnh nhân; tăng cân 40%, tuổi trẻ 8/18 bệnh nhân. Ở nhóm bệnh tái phát có tỉ lệ cao: Mất ngủ 25/37
bệnh nhân, viêm dạ dày 16/23 bệnh nhân, Cushing 6/8 bệnh nhân. Tỉ lệ tăng bạch cầu 95,6%,tuổi trẻ 21/43
bệnh nhân; tăng đương huyết tạm thời 22,2%, người lớn tuổi 6/10 bệnh nhân; hạ Kali gặp nhiều hơn hạ
Canxi (40%; 6,7%) gặp nhiều ở nhóm trẻ tuổi.
Kết luận: Mất ngủ, viêm dạ dày, tăng cân thường gặp nhất. Tăng huyết áp và mất ngủ thường gặp ở
người lớn tuổi, còn tăng cân và Cushing thường gặp tuổi trẻ. Tăng bạch cầu thường gặp nhất, hạ Kali, tăng
đường huyết và hạ Canxi ít gặp hơn. Tăng bạch cầu và hạ Kali nhiều gặp ở tuổi trẻ, còn lớn tuổi thì tăng đường
huyết thường gặp hơn.
Từ khóa: Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch và Corticoide

ABSTRACT


SOME RESEARCH FOR ADVERSE EFFECTS OF THE DISEASE CORTICOSTEROID
THROMBOCYTOPENIA ORDER OF EXEMPTION IN ADULTS IN HUE BVTW
Nguyen Thi Bong, Nguyen Van Tranh, Nguyen Duy Thang, Phung Thi Hoang Yen, Le Thi Thanh
Hoa, Nguyen Tu Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 332 - 336
Research some side effects common in patients with ITP treated corticosteroid. The relationship between side
effects with age and duration of corticosteroid treatment
Methods: 45 ITP patients from 16 to 60 years with platelets < 20 x 109/l or platelets 20 - 50 x 109/l, with
bleeding III type or more. Cross-sectional studies, describing individual cases. Data processing software MedCalc
10, Epi Infor 6.
Results: The age 16 to 30 have the highest rates accounting for 51.1%, mean age 33.9 ± 14.1. ITP was the
first rate is 40%, relapse 60%. The rate of insomnia are very high 82.2%, older 17/37 patients; gastritis 51.1%,
*Bệnh viện Trung Ương Huế
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Bông

332

ĐT: 0919.033.753

Email:

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Nghiên cứu Y học

hypertension 24.4%, olders 8/11 patients; Cushing was 17.8%, youths 6/8 patients; gained weight 40%, youths
8/18 patients. In the patient group with high rates of recurrence: patients with insomnia 25/37, 16/23 patients
with gastritis, Cushing 6 /8 patients. Leukocytosis percentage 95.6%, 21/43 patients younger; hyperglycemia

temporary 22.2%, older 6/10 patients; potassium were more low calcium (40%, 6.7%) occur more frequently in
group young.
Conclusions: Insomnia, gastritis, weight gain is most common. Hypertension, and insomnia is common in
older people, weight gain and Cushing also common youth. Most commonly leukocytosis, low potassium, low
calcium hyperglycemia and less common. Leukocytosis and low potassium occur in much younger, and age, they
increase blood sugar more frequently.
Keywords: corticosteroid, ITP.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ
nguyên nhân còn gọi là ban xuất huyết giảm
tiểu cầu tự miễn nguyên phát, với biểu hiện
chính là giảm tiểu cầu sau khi đã loại trừ hết các
nguyên nhân gây giảm tiểu cầu thứ phát khác(3).
Hiện nay, ở Việt Nam mặc dù đã có những tiến
bộ mới trong điều trị như các Imminoglobulin,
nhưng corticosteroid vẫn được ưu tiên lựa chọn
vì hiệu quả điều trị và lý do kinh tế.
Corticosteroid lần đầu tiên được sử dụng để
điều trị cho những bệnh nhân viêm ruột vào
cuối những năm 1940. Có khoảng hơn 80% bệnh
cấp tính được điều trị thành công với
corticosteroid, hơn 20% bệnh nhân chuyển sang
mãn tính và trở nên phụ thuộc corticosteroid.
Các tác dụng phụ tương đối ít ở bệnh nhân điều
trị thời gian ngắn, còn với bệnh nhân sử dụng
lâu dài corticosteroid là đáng quan tâm hơn. Các
tác dụng không muốn này là tiền đề cho những
biến chứng nghiêm trọng sau này(6). Cùng với
những lợi ích to lớn của thuốc thì corticosteroid

còn mang đến những thay đổi không mong
muốn ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Trong
bệnh ITP, những thay đổi này ngày càng xuất
hiện nhiều ở người lớn và đặt biệt là bệnh nhân
ITP tái phát được điều trị nhiều lần và dài ngày.

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu một số tác dụng không mong
muốn thường gặp trên bệnh nhân ITP được điều
trị corticosteroid tại Khoa Huyết Học Lâm Sàng
– BVTWW Huế.

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học

Khảo sát mối liên quan giữa các tác dụng
không mong muốn với độ tuổi và thời gian điều
trị corticosteroid.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
45 bệnh nhân từ 16 đến 60 tuổi được chẩn
đoán là xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn, nhập
viện và điều trị tại Khoa Huyết Học Lâm Sàng
Bệnh viện Trung ương Huế thời gian từ tháng
4/2010 đến tháng 5/2011.
Tiêu chuẩn chọn bệnh:
+ Số lượng tiểu cầu < 20.109/l.
+ Số lượng tiểu cầu từ 20 – 50 x 109/l, có biểu
hiện xuất huyết độ III trở lên trên lâm sàng.


Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt
ngang, mô tả từng trường hợp bệnh.
Kỹ thuật chọn bệnh
Theo tiêu chuẩn chọn bệnh ở trên.
Phác đồ điều trị
Methylprenisolon TM 15 mg/kg/ngày x 5
ngày, sau đó dùng Prednisolon dạng uống liều
1 mg/kg/ngày sau đó giảm liều dần và chấm dứt
vào ngày 21.
Theo dõi đáp ứng điều trị và tác dụng
không mong muốn.
- Khám lâm sàng mỗi ngày.
- Xét nghiệm công thức máu, đường máu,
điện giải đồ theo dõi nhiều lần.

333


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

- Số liệu được thu thập theo bệnh án nghiên
cứu đã được thống nhất và chuẩn hóa. Xử lý số
liệu theo phương pháp thống kê y học bằng
phần mềm MedCalc 10, Epi Infor 6.0

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Bảng 1: Phân bố tuổi
Nhóm tuổi
16 – 30 tuổi
31 – 45 tuổi
46 – 60 tuổi
Tổng
Tuổi trung bình

N
%
23
51,1
10
22,2
12
26,7
45
100,0
33,9 ± 14,1

P

< 0,05

Nghiên cứu gồm 45 bệnh nhân từ 16 đến 60
tuổi, trong đó nhóm tuổi 16 đến 30 gặp tỉ lệ cao
nhất chiếm 51,1%, tuổi trung bình là 33,9 ± 14,1,
đặc biệt là độ tuổi từ 16 đến 45 chiếm đa số.
Nghiên cứu này khá phù hợp với nghiên cứu
của Nicola Vianelli tuổi với độ tuổi trung bình là

29(8), nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Tùng tuổi
trung bình 30,5(10).
Bảng 2: Tiền sử bị ITP
Tiền sử
Lần đầu
Tái phát
Tổng

N
18
27
45

%
40,0
60,0
100,0

Tỉ lệ bị ITP lần đầu là 40%, đa số gặp ở độ
tuổi từ 16 đến 25, đặc biệt là những bệnh nhân
nữ bắt đầu có kinh nguyệt; bệnh nhân vào viện
trong bối cảnh rong kinh kéo dài, xuất huyết
nhiều gây thiếu máu nặng. Tỉ lệ bệnh tái phát
gặp khá cao đến 60%.
Bảng 3: Một số tác dụng không mong muốn của
corticosteroid trên lâm sàng
Dấu hiệu lâm sàng
Viêm dạ dày
Tăng cân
Tăng huyết áp

Cushing
Mất ngủ
Hưng thần

N
23
18
11
8
37
1

%
51,1
40,0
24,4
17,8
82,2
2,2

Tỉ lệ bệnh có biểu hiện mất ngủ rất cao,
chiếm đến 82,2%; viêm dạ dày sau điều trị gặp
khá cao 51,1% đặc biệt bệnh nhân điều trị
Methylprednisolon và bệnh nhân điều trị dài
ngày; tăng cân cũng gặp với tỷ lệ 40%; hưng

334

thần gặp 1 bệnh nhân (2,2%); ngoài ra còn có
Cushing và tăng huyết áp với tỉ lệ lần lượt là

24,4% và 17,8%. Nghiên cứu của Buchman (2001)
những tác dụng không mong muốn khi dùng
corticosteroid ngắn ngày: Mất ngủ, tăng cân,
tăng huyết áp gặp tỷ lệ cao, một số tác dụng ít
gặp hơn như Cushing, viêm dạ dày, hưng
thần(6). Nghiên cứu của Phan Quang Hòa (2008)
trong 19 bệnh nhân có điều trị corticosteroid có
biểu hiện hưng thần gặp với tỷ lệ thấp 2,78%(2);
tương tự như nghiên cứu chúng tôi gặp 1
trường hợp bị hưng thần chiếm 2,2%.
Bảng 4: Các tác dụng không mong muốn của
corticosteroid trên lâm sàng theo độ tuổi
Tuổi 16 - 30
Dấu hiệu lâm sàng
Viêm dạ dày
Tăng cân
Tăng huyết áp
Cushing
Mất ngủ
Hưng thần

N

%

9
8
3
6
12

1

20,0
17,8
6,4
13,8
26,7
2,2

31 - 45

46 - 60

N

N

%

%

P

6 13,3 8 17,8 > 0,05
4 8,9 6 13,3 > 0,05
0 0,0 8 17,8 < 0,05
1 2,2 1 2,2 < 0,05
8 17,8 17 37,8 > 0,05
0 0,0 0 0,0 > 0,05


Với độ tuổi từ 46 đến 60 tuổi: Biểu hiện tăng
huyết áp tức thời gặp 8/11 bệnh nhân, mất ngủ
17/37 bênh nhân, đây là hai bệnh lý hay gặp ở
người lớn tuổi, đặc biệt khi sử dụng
corticosteroid thì biểu hiện càng nhiều, nghiên
cứu này phù hợp với nghiên cứu của Nicola
Vianelli và cộng sự (2001)(8), sự khác biệt giữa
các nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Ở nhóm tuổi 16 đến 30 tuổi: có 6/8 bệnh
nhân có biểu hiện Cushing nhưng đa số là nhẹ;
có 8/18 bệnh nhân có biểu hiện tăng cân, sự tăng
cân là do tác dụng giữ nước của corticosteroid,
ngoài ra bệnh nhân ăn nhiều sau khi dùng
corticosteroid cũng được ghi nhận.
Bảng 5: Các tác dụng không mong muốn của
corticosteroid trên lâm sàng giữa hai nhóm bị ITP lần
đầu và nhóm ITP tái phát
Tiền sử ITP
Dấu hiệu
lâm sàng
Viêm dạ dày
Tăng cân
Tăng huyết áp

Lần đầu

Tái phát

N


%

N

%

7
8
5

15,6
17,8
11,1

16
10
6

35,6
22,2
13,3

P
< 0,05
> 0,05
> 0,05

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Tiền sử ITP Lần đầu
Dấu hiệu
N
%
lâm sàng
Cushing
2
4,4
Mất ngủ
12
26,7
Hưng thần
1
2,2

Tái phát
P

N

%

6
25
0

13,3
55,6
0,0


> 0,05
< 0,05
> 0,05

Nhóm bệnh nhân có tiền sử bị ITP trước đó:
Cushing chiếm tỉ lệ cao 6/8 bệnh nhân, mất ngủ
gặp 25/37 bệnh nhân, đau thượng vị gặp 16/23
bệnh nhân. Bệnh có tiền sử ITP phần lớn được
điều trị corticosteroid trước đó nên khi dùng trở
lại thường gây biến chứng nặng lên. Nghiên cứu
này phù hợp với nghiên cứu của Nicola Vianelli
và cộng sự (2001).
Bảng 6: Một số thay đổi trên xét nghiệm sau khi điều
trị corticosteroid.
Xét nghiệm
Tăng bạch cầu
Tăng đường huyết
Hạ canxi
Hạ kali

N
43
10
3
18

%
95,6
22,2

6,7
40,0

Bệnh nhân có biểu hiện tăng bạch cầu 95,6%,
đặc biệt là bạch cầu trung tính tạm thời sau điều
trị corticosteroid. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc
Sáng (2004) cũng đã ghi nhận tình trạng tăng
bạch cầu sau điều trị corticosteroid(4). Buchman
và cộng sự (2001) cũng đã ghi nhận có tình trạng
tăng bạch cầu trung tính tương tự nghiên cứu
của chúng tôi.
Nguyễn Quang Hòa (2008) cũng đã ghi
nhận có 3/19 bệnh nhân (15,8%) có biểu hiện
tăng đường huyết sau điều trị(2). Nghiên cứu
của Kosacu và đồng nghiệp (1987) cũng đã ghi
nhận có 4/11 bệnh nhân (36,7%) có biểu hiện
tăng đường huyết tạm thời khi sử dụng
Methylprednisolon liều cao(7). Kết quả của
chúng tôi cũng gần tương tự như nghiên cứu
như một số tác giả trên (22,2%).
Tình trạng hạ Kali gặp nhiều hơn hạ Canxi
(40% so với 6,7%) trong nghiên cứu của chúng
tôi. Nghiên cứu Nguyễn Quang Hòa (2008) cũng
đã ghi nhận có 9/19 (47,3%) bệnh nhân hạ Kali
sau điều trị corticosteroid. Tình trạng hạ Canxi
rõ rệt tăng cao với bệnh nhận dùng
corticosteroid trên 2 tháng như trong nghiên

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học


Nghiên cứu Y học

cứu của Takuco và công sự (1979) đã được
ghi nhận(9).
Bảng 7: Các tác dụng không mong muốn của
corticoid trên xét nghiệm theo độ tuổi
Tuổi
Dấu hiệu xét nghiệm
Tăng bạch cầu
Tăng đường huyết
Hạ canxi
Hạ kali

16 - 30
N %
21 46,7
1 2,2
1 2,2
11 24,4

31 - 45
N %
10 22,2
3 6,7
0 0,0
3 6,7

46 - 60
N %
12 26,7

6 13,3
2 4,4
4 8,9

P
< 0,05
< 0,05
> 0,05
< 0,05

Nhóm trẻ tuổi có biểu hiện tăng bạch cầu
21/43 bệnh nhân, hạ Kali 11/18 bệnh nhân.
Nhóm bệnh nhân lớn tuổi có biểu hiện tăng
đường huyết tạm thời cao nhất trong các nhóm
tuổi với 6/10 bệnh nhân. Sự khác biệt giữa các
nhóm có ý nghĩa thống kê.
Bảng 8: Một số thay đổi trên xét nghiệm với tiền sử
bệnh lý ITP của bệnh nhân
Tiền sử ITP
Dấu hiệu
xét nghiệm
Tăng bạch cầu
Tăng đường huyết
Hạ canxi
Hạ kali

Lần đầu

Tái phát


N

%

N

%

18
4
2
9

40,0
8,9
4,4
20,0

25
6
1
9

55,6
13,3
2,2
20,0

P
> 0,05

> 0,05
> 0,05
> 0,05

Có 3 bệnh nhân giảm Canxi trong đó nhóm
tái phát chỉ gặp 1 bệnh nhân, hạ Canxi thường
được ghi nhận ở những bệnh nhân dùng
corticosteroid trên 2 tháng, trong lúc đó nghiên
cứu của chúng tôi thời gian ngắn (chỉ 21 ngày).
Sự khác biệt trong các biểu hiện tăng bạch cầu,
tăng đường huyết, hạ kali giữa hai nhóm không
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

KẾT LUẬN
ITP trên người lớn tập trung ở độ tuổi từ 16
đến 45, trung bình là 33,9 ± 14,1. Bệnh thường có
tiền sử điều trị nhiều lần, trở nên kháng trị và
mãn tính.
Mất ngủ, đau thượng vị, tăng cân là các biểu
hiện lâm sàng thường gặp, cũng đã có 1 trường
hợp có biến chứng hưng thần trên bệnh nhân trẻ
tuổi lần đầu dùng corticosteroid. Tăng huyết áp
và mất ngủ là 2 biến chứng gặp với tỷ lệ cao ở
người lớn tuổi, trong lúc đó tình trạng tăng cân
và Cushing lại thường gặp ở nhóm bệnh nhân

335


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

trẻ tuổi. Nhóm bệnh nhân tái phát được điều trị
nhiều lần thì các biến chứng như đau thượng vị,
mất ngủ, Cushing gặp nhiều hơn nhóm bị bệnh
lần đầu.
Tình trạng tăng bạch cầu gặp với tỷ lệ cao,
tiếp theo là tình trạng hạ Kali, tăng đường huyết
và hạ Canxi. Nhóm tuổi trẻ ghi nhận tình trạng
tăng bạch cầu và hạ Kali nhiều hơn các nhóm
khác, trong lúc đó nhóm bệnh nhân lướn tuổi
thì có tỉ lệ tăng đường huyết cao hơn.

4.

5.

6.

7.

8.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.


336

American Society of Hematopogy, (2011) Clinical Practice
Guideline On The Evaluation And Management Of Immune
Thrombocytopenia (ITP).
Buchman AL (2001), Side Effects of Corticosteroid Therapy,
Journal of Clinical Gastroenterology, Volume 33, 4: 289-294.
Kosaku Y (1987), Bolus Methylprednisolone Therapy in Adult
Idiopathic Thrombocytopenia Purpura, Jpn J Med Vol 26, 2: 172
– 175.

9.
10.

Nguyễn Hữu Châu Đức (2009), Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm
sàng và hiệu quả điều trị trên bệnh nhi xuất huyết giảm tiểu cầu
tự phát cấp tính bằng corticosteroid, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
y học, Đại học Y Dược Huế.
Nguyễn Ngọc Minh (2007), Ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn
dịch, Bài giảng sau đại học huyết học truyền máu, Nhà xuất bản
Y học, 473–483.
Nguyễn Ngọc Sáng (2004), Đánh giá kết quả điều trị 105 trường
hợp xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát ở trẻ em tại bệnh viện
trẻ em Hải Phòng, Y học Việt Nam, 497: 52–55.
Nguyễn Tuấn Tùng (2006), Một số đặc điểm lâm sàng, huyết
học bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ căn nguyên sau
cắt lách, Y học Việt Nam, 545: 149–152.
Phan Quang Hòa (2008), Nghiên cứu tác dụng không mong
muốn của corticoid trong điều trị một số bệnh máu, Y học Việt
Nam, 344(2): 437-444.

Takuco F, (1979), Calium Metabolism during Corticosteroid
Therapy, Jpn J Med Vol 18, 4: 285–289.
Vianelli N (2001), Long-term follow-up of idiopathic
thrombocytopenic purpura in 310 patients, Haematologica, 86:
504-509.

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học



×