Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu chỉ số kháng insulin và chức năng tế bào beta ở bệnh nhân bệnh khớp mạn tính có hội chứng Cushing do corticoid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.87 KB, 5 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017

NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ KHÁNG INSULIN VÀ CHỨC NĂNG
TẾ BÀO BETA Ở BỆNH NHÂN BỆNH KHỚP MẠN TÍNH
CÓ HỘI CHỨNG CUSHING DO CORTICOID
Phạm Thanh Bình*; Nguyễn Minh Núi*
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tế bào (CNTB) beta ở
bệnh nhân (BN) hội chứng Cushing do corticoid. Đối tượng và phương pháp: 114 người bao
gồm 85 BN hội chứng Cushing do corticoid và 29 người có bệnh khớp mạn tính không có hội
chứng Cushing, có độ tuổi tương đương được khám lâm sàng, làm xét nghiệm glucose và
insulin máu lúc đói để tính chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và CNTB beta theo mô hình
HOMA2 (Homeostasis Model Assessment). Kết quả: chỉ số kháng insulin ở BN hội chứng
Cushing (1,54 ± 0,85), cao hơn nhóm chứng (0,98 ± 0,53) (p < 0,05). Tỷ lệ kháng insulin ở BN
hội chứng Cushing (56,47%), cao hơn nhóm chứng (24,14%) (p < 0,05). Tỷ lệ giảm CNTB beta
ở BN hội chứng Cushing (16,47%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng
(13,79%) (p > 0,05). Chỉ số độ nhạy insulin ở BN hội chứng Cushing (89,87 ± 53,54) thấp hơn
có ý nghĩa so với nhóm chứng (128,00 ± 57,27) (p < 0,05), tỷ lệ giảm độ nhay insulin ở BN hội
chứng Cushing (51,76), cao hơn nhóm chứng (17,24) (p < 0,05). Kết luận: BN hội chứng Cushing
có biểu hiện tăng chỉ số kháng insulin và giảm độ nhạy insulin.
* Từ khóa: Hội chứng Cushing do corticoid; Chỉ số kháng insulin; Chức năng tế bào beta;
Bệnh khớp mạn tính.

Investtigation of HOMA2-IR and HOMA2-B in Cushing’s Syndrome
Patients
Summary
Objectives: To investigate insulin resistance, insulin sensitivity and beta-cell function in Cushing
syndrome patients. Subjects and methods: 114 participants, including 85 Cushing’s syndrome
patients and 29 non Cushing syndrome individuals with equivalent age were performed clinical
examination, testing blood glucose and fasting insulin to calculate the index of insulin resistance (IR),
insulin sensitivity and beta cell function based on HOMA2 (Homeostasis Model Assessment).


Results: The HOMA2-IR in Cushing’s syndrome patients were (1.54 ± 0.85), significantly higher
than that of control group (0.98 ± 0.53; p < 0.05). The ratio of insulin resistance in Cushing’s
syndrome patients was (56.47%), higher than that of control group (24.14%; p < 0.05). The ratio
of decreased beta cell function in Cushing’s syndrome patients was (16.47%), similar to that of
the control group (13.79%; p > 0.05). Insulin sensitivity index in Cushing’s syndrome patients
was (89.88 ± 53.42), significantly lower than that of the control group (128.00 ± 57.27; p < 0.05),
The ratio of decreased insulin sensitivity index in Cushing’s syndrome patients was (51.76),
higher than that of the control group (17.24, p < 0.05). Conclusion: Cushing’s syndrome patients
have increased insulin resistance and reduced insulin sensitivity.
* Key words: Cushing syndrome’s; Insulin resistance; Beta cell function; Acute Arthritis.
* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Thanh Bình ()
Ngày nhận bài: 22/11/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/01/2017
Ngày bài báo được đăng: 19/01/2017

45


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng Cushing là một rối loạn nội
tiết do gia tăng mạn tính glucocorticoid
(GCs) trong máu [2]. Hội chứng cushing
do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng
có biểu hiện lâm sàng giống nhau [3].
Trong đó, nguyên nhân do sử dụng quá
liều và kéo dài cortisol hoặc steroid tổng
hợp giống cortisol là nguyên nhân thường
gặp trên lâm sàng ở nhiều chuyên khoa
khác nhau. Hội chứng Cushing do corticoid

là hậu quả của việc sử dụng GCs liều cao
kéo dài, làm nồng độ thuốc trong trong
máu cao hơn nồng độ sinh lý từ đó gây ra
các tác dụng phụ trên nhiều cơ quan
trong cơ thể [1]. Đái tháo đường là một
trong các biến chứng phổ biến của hội
chứng Cushing chiếm khoảng 20% [5].
Đái tháo đường trong hội chứng Cushing
xuất hiện chủ yếu do hậu quả của kháng
insulin và giảm tiết insulin do tăng GCs [6].
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về
hội chứng Cushing. Tuy nhiên, đánh giá
tình trạng kháng insulin ở BN hội chứng
Cushing chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài này nhằm: Khảo sát chỉ số kháng insulin
(HOMA2-IR) độ nhạy insulin (HOMA2-IS)
và CNTB beta (HOMA2-β) ở BN bị bệnh
khớp mạn tính có hội chứng Cushing do
corticoid.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
114 đối tượng chia làm 2 nhóm: nhóm
nghiên cứu (85 BN), được chẩn đoán hội
chứng Cushing theo Aron (2001) điều trị
tại Khoa Khớp và Nội tiết, Bệnh viện
Quân y 103. Nhóm chứng (29 người)
có bệnh lý khớp mạn tính, không có hội
46


chứng Cushing có độ tuổi tương đương
nhóm nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Tất cả đối tượng nghiên cứu được
khám lâm sàng, cận lâm sàng. Đánh giá
kháng insulin dựa vào nồng độ glucose
máu lúc đói và insulin máu lúc đói theo
mô hình HOMA2 vi tính đã được cập nhật
hoàn chỉnh năm 2004, phiên bản 2.2.2
năm 2007 chạy trên giao diện excel, phần
mềm được cung cấp miễn phí qua trang
web http//www.dtu.ox.ac.uk/homa. Dùng
các cặp nồng độ glucose-insulin lúc đói
để tính chỉ số kháng insulin, CNTB beta,
độ nhạy insulin, kết quả được phiên giải
như sau:
- Đánh giá nồng độ insulin: dựa vào
chỉ số tham chiếu Khoa Sinh hoá.
- HOMA2-IR (Homeostasis Model
Assessment 2 of Insulin resistance) chỉ số
kháng insulin tính theo cặp nồng độ
glucose-insulin lúc đói. Khi chỉ số này cao
hơn tứ phân vị trên của nhóm chứng được
coi có kháng insulin.
- HOMA2-%B (Homeostasis Model
Assessment 2 of beta-cell function) chỉ số
CNTB beta tính theo cặp nồng độ glucoseinsulin. Khi chỉ số này nhỏ hơn giá trị trung
bình của nhóm chứng-SD được coi là giảm
CNTB beta.

- HOMA2-%S (Homeostasis Model
Assessment 2of Insulin sensitivity) độ nhạy
insulin tính theo cặp nồng độ glucoseinsulin. Khi chỉ số này nhỏ hơn giá trị
trung bình của nhóm chứng-SD được coi
giảm độ nhạy insulin.
So sánh các chỉ số này giữa BN hội
chứng Cushing và nhóm chứng theo thuật
toán t-test cho hai số trung bình quan sát.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Việc sử dụng liều cao glucocorticoid trong thời gian dài sẽ làm cho nồng độ GCs
trong máu tăng cao kéo dài, gây ra nhiều biến chứng. Đái tháo đường là một biến
chứng thường gặp (20%). Cơ chế gây ra đái tháo đường tăng kháng insulin và giảm
tiết insulin do GCs tăng quá mức [6].
1. Đặc điểm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu.
Bảng 1: So sánh tuổi và giới giữa hai nhóm nghiên cứu.
Chỉ tiêu

Nhóm nghiên cứu (n = 85)

Nhóm chứng (n = 29)

Tuổi

61,00 ± 10,78

56,97 ± 15,26


Nam

43,53

55,17

Nữ

56,47

44,83

p

> 0,05

Tuổi trung bình và tỷ lệ về giới của hai nhóm tương đương nhau (p > 0,05).
2. Đặc điểm phân chia nồng độ insulin ở đối tượng nghiên cứu.
Bảng 2: So sánh nồng độ insulin giữa 2 nhóm.
Insulin

Nhóm nghiên cứu (n = 85)

Nhóm chứng bệnh (n = 29)

p

n

Tỷ lệ


n

Tỷ lệ

< 7,1 µU/ml

24

28,24

16

55,17

< 0,05

7,1 - 15,6 µU/ml

42

49,41

12

41,38

> 0,05

> 15,6 µU/ml


19

22,35

1

3,45

< 0,05

± SD

11,25 ± 6,07

7,65 ± 4,17

< 0,05

Nồng độ insulin máu lúc đói trung bình của nhóm nghiên cứu cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm chứng. Tỷ lệ BN có insulin máu lúc đói > 15,6 µU/ml ở nhóm nghiên
cứu là 22,35%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (3,45; p < 0,05).
Lấy điểm cắt giới hạn của nhóm chứng là 11,82 µU/ml, chúng tôi thấy tỷ lệ BN hội
chứng Cushing có tăng nồng độ insulin máu (48,23 %), cao hơn có ý nghĩa thống kê so
với nhóm chứng (p < 0,05). Như vậy, BN hội chứng Cushing có hiện tượng cường insulin.
Tình trạng cường insulin chủ yếu do kháng insulin gây ra. Có thể, do hiện tượng kháng
insulin ở ngoại vi, nên tụy đảo phải tăng cường tiết insulin để đáp ứng với tình trạng
trên. Sự kết hợp giữa tăng tiết của tế bào beta ở ngoại kết hợp với kháng insulin làm
cho nồng độ insulin máu lúc đói tăng cao. Sau một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng
giảm tiết insulin ở tế bào beta tụy đảo.

47


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
3. Đặc điểm chỉ số kháng insulin, CNTB beta và độ nhạy insulin ở BN hội chứng
Cushing do corticoid.
Bảng 3: So sánh giá trị trung bình của chỉ số HOMA2 giữa 2 nhóm.
Nhóm

Chỉ số
HOMA2-IR
HOMA2-β
HOMA2-IS

Nhóm nghiên cứu
(n = 85)

Nhóm chứng
(n = 29)

p

1,43 ± 0,80

0,98 ± 0,53

< 0,05

± SD
Tứ phân vị trên

± SD

1,26
149,19 ± 78,49

Chỉ số giới hạn
± SD

105,26 ± 37,57

< 0,05

67,69 - 142,83
94,23 ± 53,03

Chỉ số giới hạn

128,00 ± 57,27

< 0,05

70,73 - 185,27

Theo đề nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (1998) sử dụng điểm cắt giới hạn của chỉ
số HOMA2-IR. Kết quả nghiên cứu cho thấy tứ vị phân trên của chỉ số HOMA2 - IR ở
nhóm chứng, đây là điểm cắt giới hạn để chúng tôi xác định có tăng hay không chỉ số
kháng insulin ở nhóm nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giá trị trung bình
chỉ số HOMA2-IS ở BN hội chứng Cushing là 94,23 ± 53,03, thấp hơn nhóm chứng
(128,00 ± 57,27) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Chúng tôi lấy điểm cắt giới hạn ở
nhóm chứng của HOMA2-IS là 70,73 - 185,27, 44,71% BN hội chứng Cushing có giảm

độ nhạy insulin và cao hơn nhóm chứng là (17,24%) (p < 0,05). Chỉ số HOMA2-IS
trung bình ở nhóm nghiên cứu thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng
(p < 0.05). Kết quả trên cho thấy tình trạng kháng insulin ở nhóm BN hội chứng Cushing
do corticoid phù hợp với nhiều nghiên cứu khác trên thế giới. Carla Giordano và CS
nghiên cứu trên tổng cộng 140 BN hội chứng Cushing do bệnh lý tuyến yên và thượng
thận (113 BN nữ, 27 BN nam), giá trị HOMA2-IR trung bình là 2,04 ± 0,98 [4].
Bảng 4: So sánh tỷ lệ kháng insulin, giảm CNTB beta theo và giảm độ nhạy insulin
giữa 2 nhóm.
Chỉ số

Nhóm

Nhóm nghiên cứu
(n = 85)

Nhóm chứng
(n = 29)

p

Kháng insulin theo HOMA2-IR

41

48,24

7

24,14


< 0,05

Giảm CNTB β theo HOMA2-β

12

14,12

4

13,79

> 0,05

Giảm độ nhạy insulin theo HOMA-S

38

44,71

5

17,24

< 0,05

Tỷ lệ BN hội chứng Cushing kháng insulin theo HOMA2-IR (48,24%), cao hơn có
ý nghĩa thống kê với nhóm chứng (21,14%) (p < 0,05. Như vậy, ở nhóm BN có hội
chứng Cushing giá trị trung bình của chỉ số HOMA2 - IR và tỷ lệ BN có kháng insulin
theo HOMA2 - IR cũng chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm chứng, điều này chứng tỏ tình trạng

kháng insulin theo chỉ số HOMA - IR ở BN hội chứng Cushing do corticoid là rõ rệt. Tỷ
lệ giảm chức năng tế bào beta theo chỉ số HOMA2-β ở nhóm nghiên cứu tương
đương với nhóm chứng (p > 0,05). Tỷ lệ giảm độ nhạy insulin theo chỉ số HOMA2 - IS
ở nhóm nghiên cứu cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng.
48


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
Độ nhạy insulin chính là tỷ lệ phần
trăm nghịch đảo của kháng insulin, trên
BN ĐTĐ týp 2, giảm CNTB beta, giảm độ
nhạy của insulin và giảm khối lượng tế
bào beta là dấu hiệu trưng khi bệnh phát
triển, bởi vì hoạt động tiết insulin của tế
bào beta xảy ra liên tục và tế bào beta
phải tiếp xúc với nhiều loại tác động của
quá trình glycat hóa như protein bị glycat
hóa, tổn thương hệ võng mạc nội mô và
bào tương.

(p < 0,05). Tỷ lệ giảm độ nhạy insulin ở
BN hội chứng Cushing (44,71%), cao hơn
nhóm chứng có ý nghĩa thống kê.

KẾT LUẬN

3. Bista B, Beck N. Cushing syndrome.
Indian J Pediatr. 2014, 81 (2), pp.158-164.

Qua nghiên cứu chỉ số kháng insulin

và CNTB beta ở 85 BN mắc bệnh hội
chứng Cushing và 29 người khỏe mạnh,
chúng tôi rút ra một số kết luận: chỉ số
kháng insulin theo HOMA2-IR ở BN hội
chứng Cushing (1,43 ± 0,80), cao hơn
nhóm chứng (0,98 ± 0,53) (p < 0,05). Tỷ lệ
kháng insulin ở BN hội chứng Cushing
(48,24%), cao hơn nhóm chứng (24,14%)
(p < 0,05). Độ nhạy insulin ở BN hội chứng
Cushing là 94,23 ± 53,03 thấp hơn có ý
nghĩa so với nhóm chứng (128,00 ± 57,27)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Văn Phan. Hormon vỏ thượng thận.
Dược lý học lâm sàng. Trường Đại học Y
Hà Nội. Nhà xuất bản Y học. 2005, tr.596-60
2. Đỗ Trung Quân. Hội chứng Cushing.
Bệnh học nội khoa tập II. Đại học Y Hà Nội.
Nhà xuất bản Y học. 2012, tr.347-359.

4. Giordano C et al. Is diabetes in Cushing's
syndrome only a consequence of hypercortisolism.
Eur J. Endocrinol. 2014, 170 (2), pp.311-319.
5. Pivonello R et al. Pathophysiology of
diabetes mellitus in Cushing's syndrome.
Neuroendocrinology. 2010, 92 Suppl 1,
pp.77-81.
6. Van Raalte D.H, Ouwens D.M, Diamant
M. Novel insights into glucocorticoid-mediated
diabetogenic effects: towards expansion of

therapeutic options?Eur J. Clin Invest. 2009,
39 (2), pp.81-93.

49



×