Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kết quả điều trị áp xe hậu môn bằng phương pháp cột thun bó cơ thắt ngay khi rạch tháo mủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.43 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ÁP XE HẬU MÔN BẰNG PHƯƠNG PHÁP
CỘT THUN BÓ CƠ THẮT NGAY KHI RẠCH THÁO MỦ
Nguyễn Trung Tín*, Bùi Xuân Cường**

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng làm giảm tỷ lệ tái phát áp xe hoặc hóa rò hậu môn của thủ thuật
cột thun bó cơ thắt.
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng không đối chứng được tiến hành trên 42 bệnh nhân mắc
áp xe hậu môn tại bệnh viên Đa khoa Vạn Hạnh TP. HCM. Thời gian theo dõi trung bình là 3,7 tháng. Các
trường hợp phát hiện được lỗ rò trong tại đường lược mới đưa vào nhóm nghiên cứu. Sau khi rạch tháo mủ và
làm sạch áp xe, luồn 1 sợi dây thun từ miệng ổ áp xe đưa qua lỗ rò trong tại đường lược, ra ngoài hậu môn. Sau
đó, dùng sợi dây thun cột chặt bó cơ thắt phía dưới đường rò. Sau mổ, bệnh nhân tự chăm sóc theo hướng dẫn.
Thất bại trong điều trị được qui định là tái phát áp xe hoặc hóa rò qua siêu âm hậu môn khi tái khám Số liệu được
thu thập theo biểu mẫu lập sẵn và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.
Kết quả nghiên cứu: 3/42(7,1%) bệnh nhân phát hiện rò hậu môn qua siêu âm đầu dò trong hậu môn khi
tái khám. 5/42 (11,9%) bệnh nhân có rối loạn tự chủ thoát hơi. Biến chứng sớm là 1 trường hợp chảy máu sau
mổ và 3 bí tiểu.
Kết luận: Tỷ lệ lành thì đầu của phương pháp là 92,9%. Các biến chứng không nhiều và không trầm trọng.
Từ khóa: Áp xe hậu môn, cột dây thun cơ thắt, rò hậu môn, áp xe tái phát.

ABSTRACT
RESULTS OF PUS DRAINAGE AND TIGHT SETON OF ANAL SPHINCTERS FOR TREATMENT OF
ANAL ABSCESS
Nguyen Trung Tin, Bui Xuan Cuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 126 – 131
Background: The target of tight seton of anal sphincters and pus drainage for treatment of anal abscess to
preserve the function of the sphincters. The seton itself is made use as a good drainage for the abscess.


Objective: Evaluation the effectiveness of reducing proportion of abscess recurrence and fistula by pus
drainage combining with tight seton of anal sphincters.
Methodology: No control group clinical intervention was conducted for 42 pats with anal abscess treated in
the Van Hanh general hospital at HCMC. Mean follow-up time was 3.7 months. The cases with discovered
internal orifice on dentate line were collected for study. After draining of the abscess, the seton was put through
the opening of abscess to the internal orifice and tight the anal sphincters fully. The patients would take care
themselves following the instruction. The failure of treatment was pointed when the recurrence of abscess or anal
fistula appeared with ultrasonograhy. Data were collected by the questionnaire and analyzed by using the SPSS
sowtware.
Results: 3/42 (7.1%) patients had anal fistula with endo-ultrasound when followed up. 5/42 (11.9%)



Bộ môn Ngoại, khoa Y, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Bệnh viện Vạn Hạnh
Tác giả liên lạc: BSCK2. Bùi Xuân Cường. Điện thoại: 0903732921. E-mail:

126

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

patients had gas incontinence. Early complication were 1 cas of post-op hemorrhage and 3 cases of urinary
retention.
Conclusions: The rate of primary healing were 92.9%. The complications was not so many and severe.
Key words: Anal abscess, Tight seton, Anal fistula, Abscess recurrence.

Với tính chất đàn hồi của dây thun, siết gây
ĐẶT VẤN ĐỀ
thiếu máu và cắt tuần tự từng phần của cơ thắt,
Áp xe hậu môn là bệnh không hiếm gặp,
không để xảy ra tình trạng cắt một lúc quá nhiều
bệnh ít khi gây nguy hiểm tới tính mạng người
cơ thắt, không để 2 đầu cơ bị cắt tách rời xa
bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát áp xe hay hóa rò
nhau mà cắt đến đâu thì mô cơ thắt liền lại tới
khá cao, có khi lên tới 50%(9). Tình trạng này làm
đó nhờ hiện tượng xơ dính. Việc dây thun chia
người bệnh phải phẫu thuật nhiều lần, gây ảnh
và cắt cơ thắt thành từng phần, đồng thời với
hưởng không nhỏ tới chất lượng sống và khả
quá trình lành sẹo cho phép ngăn ngừa sự phá
năng lao động.
vỡ quá nhiều cơ thắt hậu môn. Mục đích cột
Khoảng 90% các áp xe hậu môn bắt đầu từ
thun là bảo tồn cơ thắt và làm giảm rối loạn tự
nhiễm khuẩn tuyến hậu môn ở đường lược và
chủ thoát phân(18). Bản thân sợi dây thun là một
có 1 lỗ rò trong nằm ở vị trí này. Rò hậu môn
phương tiện dẫn lưu mủ áp xe tốt.
là hậu quả của áp xe hậu môn nếu điều trị
Mục tiêu nghiên cứu
không đúng cách(13).
Xác định tỷ lệ lành thì đầu của phẫu thuật
Phương pháp điều trị kinh điển của áp xe
cột thun bó cơ thắt ngay sau khi rạch tháo mủ.
hậu môn là phẫu thuật rạch tháo lưu mủ.

Xác định các tai biến và biến chứng trong
Trên thực tế, nếu muốn rạch rộng ổ áp xe
phẫu thuật.
hậu môn là phải rạch từ mô mềm cạnh hậu
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
môn, từ đỉnh ổ áp xe qua cơ thắt ngoài vào tới
khe hậu môn là vị trí của lỗ rò trong, tuy nhiên
Các bệnh nhân bị mắc áp xe hậu môn từ 16
điều này thường không thực hiện được vì sẽ cắt
tuổi trở lên có:
đứt cơ thắt gây nên nguy cơ mất tự chủ đại tiện.
Xác định được lỗ rò trong của áp xe.
Hơn nữa, việc xác định lỗ trong của ổ áp xe
Mắc bệnh lần đầu tiên.
không phải khi nào cũng được xác định hoặc
Không rối loạn tự chủ đại tiện trước đó.
tìm mà không thấy trước và trong khi mổ. Vì
vậy, ổ áp xe sẽ chỉ được rạch ở mô mềm ngoài
Thuộc nhóm bệnh có nguyên nhân không
hậu môn, có thể để lại đường rò phía trong, từ
đặc hiệu, thể áp xe giữa cơ thắt trong và cơ thắt
đáy ổ áp xe tới lỗ rò trong ở đường lược.
ngoài hoặc áp xe hố ngồi trực tràng, vị trí thấp
(xác định trong mổ).
Có nhiều thủ thuật được đề nghị thực hiện
ngay sau khi rạch tháo lưu mủ: cắt đường rò
Cỡ mẫu được tính theo mục tiêu về tỷ lệ
nguyên phát ngay thì đầu, cắt cơ thắt mở đường
thành công trong phẫu thuật (p=0,5, d=0,15).
rò, cột dây thun cơ thắt ngoài, cột chỉ cơ thắt và

Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu là 42 bệnh nhân.
sau đó thắt dần dần, sử dụng keo sinh học để bịt
Thu thập số liệu theo biểu mẫu lập sẵn và xử
kín lỗ rò trong, sau khi rạch tháo mủ thì khâu
lý bằng phần mềm SPSS.
kín lỗ rò trong hay khâu toàn bộ ổ áp xe, sử
Phương pháp phẫu thuật
dụng vạt niêm mạc che phủ(6,10).
Bệnh nhân nằm tư thế sản khoa.
Các thủ thuật này đều có mục đích làm giảm
Tìm lỗ trong của áp xe bằng cách dùng tay
tỷ lệ hóa rò của áp xe hậu môn. Tuy nhiên, ở
ép

áp xe và quan sát mủ rỉ ra lỗ trong ở đường
Việt Nam chưa có một thống kê nào đánh giá
lược qua banh hậu môn.
hiệu quả của của từng thủ thuật.

Chuyên Đề Ngoại Khoa

127


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nếu vẫn chưa phát hiện được lỗ trong, trước
mổ dùng bơm tiêm hút bớt mủ trong ổ áp xe,

sau đó bơm 1 lượng tương đương hydrogen
peroxyde vào ổ áp xe, quan sát sự sủi bọt của
hydrogen peroxyde ở lỗ rò trong qua để xác
định vị trí của lỗ rò trong.
Rạch da hình tròn trên đỉnh ổ áp xe tránh
khép miệng ổ áp xe sớm.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 2/2010 đến tháng 6/2011, tại bệnh
viện Vạn Hạnh, chúng tôi ghi nhận được 42
trường hợp áp xe hậu môn tìm được lỗ rò trong,
xử trí bằng phẫu thuật rạch tháo mủ và cột thun
bó cơ thắt. Thời gian theo dõi tối thiểu 3 tháng
và tối đa là 5 tháng, trung bình là 3,7 tháng.

Tháo mủ, phá hết các ngóc nghách, rửa ổ áp
xe bằng hydrogen peroxyde.

Tuổi mắc bệnh trung bình là 37, tỷ lệ về giới,
nam: nữ là 3,2: 1. Người lao động nặng chiếm
43%, với BMI trung bình là 22,3.

Dùng kelly tìm lỗ trong của ổ áp xe ở đường
lược hậu môn theo hướng dẫn của thủ thuật tìm
lỗ trong trước khi rạch.

Do định hướng khi lấy số liệu tại TP Hồ Chí
Minh nên chúng tôi không bàn luận về nơi cư
trú của bệnh nhân.


Luồn 1 sợi dây thun từ miệng ổ áp xe qua
vết mổ tới lỗ trong và ra ngoài hậu môn.

Lâm sàng

Xẻ da 1 đường từ mép vết mổ (chỗ gần hậu
môn nhất) tới rìa hậu môn để phẫu tích bó cơ
thắt dưới lỗ rò trong(5).
Cột chặt cơ thắt hậu môn bằng sợi dây
thun này.

Sau mổ
Bệnh nhân nằm viện 1 hoặc 2 ngày sau mổ,
sử dụng thuốc kháng sinh đường tiêm, thuốc
giảm đau, xuất viện dùng thuốc uống.
Chăm sóc ngoại trú: bệnh nhân tự săn sóc
vết thương bằng cách ngâm hậu môn với nước
muối loãng mỗi ngày 2 hoặc 3 lần và sau khi đại
tiện.
Dây thun sẽ tự rơi khỏi hậu môn sau khoảng
3 tuần khi đã cắt đứt cơ vòng.
Bệnh nhân được hẹn tái khám sau mổ 1
tuần, 1 tháng và 3 tháng.

Đánh giá kết quả sau mổ 3 tháng
Đánh giá chức năng tự chủ đại tiện bằng
thang điểm FISI (Fecal Incontinence Severity
Index)(2).
Đánh giá tình trạng vết mổ bằng khám lâm
sàng và siêu âm đầu dò hậu môn để phát hiện

rò hậu môn hoặc áp xe tái phát.
Siêu âm hậu môn có độ nhạy 82% - 87% khi
chẩn đoán đường rò hậu môn.

Thời gian khởi bệnh trung bình là 9,1
ngày, cá biệt có trường hợp bệnh sử kéo dài
tới 30 ngày.
Bảng 1. Vị trí ổ áp xe trên lâm sàng.
Vị trí
Trước hậu môn (10 –
2h)
Bên hậu môn (3h và 9h)
Sau hậu môn (4 – 8h)

Tỷ lệ %
35,7

10
17

23,8
40,5

Chúng tôi chia vị trí của áp xe thành 3 nhóm
khác nhau vì ở 3 vị trí này chức năng tự chủ của
hậu môn có khác nhau. Trong nhóm nghiên cứu
tỷ lệ cao nhất là nhóm sau hậu môn.
Bảng 2. Khoảng cách từ đỉnh áp xe tới rìa hậu môn.
Trung bình
Độ lệch chuẩn

Nhỏ nhất
Lớn nhất

Khoảng cách tới rìa hậu môn (cm)
3,9
0,8
2,0
6,0

Đỉnh ổ áp xe cách rìa hậu môn trung bình là
3,9cm. Trong điều kiện không thể dùng MRI để
phân loại áp xe hậu môn trước mổ, chúng tôi
tạm sử dụng khoảng cách trên để có thể đánh
giá sơ bộ về loại áp xe. Khoảng cách này < 6 cm
giúp chúng tôi có thể loại trừ các áp xe sâu trên
cơ nâng và hoại tử Fournier(3). Kích thước trung
bình của áp xe trong nhóm nghiên cứu là 3,6 cm,
lớn nhất là 6 cm, nhỏ nhất là 2 cm.
Bảng 3. Xuất độ của áp xe theo kích thước.
Kích thước ổ áp xe

128

Số lượng
15

Số lượng

Tỷ lệ %


Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Dưới 4 cm
4 cm
Trên 4 cm

25
5
12

59,5
11,9
27,5

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi,
kích thước ổ áp xe dưới 4 cm chiếm đa số với
tỷ lệ là 59,5% sau đó là ổ áp xe lớn hơn 4 cm
chiếm 27,5%. Kích thước áp xe phản ánh độ
phức tạp của 1 áp xe, như vậy có thể ảnh
hưởng tới kết quả điều trị. Tuy nhiên, do thói
quen tự chữa bệnh của bệnh nhân Việt Nam,
kích thước áp xe có thể không phản ánh đúng
quá trình diễn tiến bệnh.

Kết quả khi phẫu thuật
Bảng 4. Tìm lỗ rò trong của áp xe.
Số lượng


Tỷ lệ%

Ép áp xe ra mủ

11

26,2

Bơm H2O2 ra mủ

31

73,8

Tổng số

42

100

Kết quả trên cho thấy tỷ lệ dùng tay ép ổ
áp xe có thể thấy mủ rỉ ra ở lỗ trong là 26,2%
thấp hơn rất nhiều so với phương pháp phải
dùng hydrogen peroxide bơm vào trong áp xe
là 73,8%.

Kết quả sau khi phẫu thuật
Thời gian nằm viện sau khi mổ trung bình là
1,7 ngày, bệnh nhân nằm lâu nhất là 4 ngày.
Vì phẫu thuật của chúng tôi có thêm thủ

thuật cột thun bó cơ thắt có thể gây đau nhiều
hơn cho bệnh nhân nên chúng tôi so sánh mức
độ đau trước và sau mổ (thang điểm VAS)(1).
Bảng 5. So sánh mức độ đau trước và sau mổ.
Mức độ đau
Mức độ đau trước mổ
Mức độ đau sau mổ

Trung bình Độ lệch chuẩn
7,3
1,1
2,1

0,4

So sánh mức độ đau trước và sau mổ theo
kết quả thấy có sự chênh lệch khá lớn. Sau mổ,
triệu chúng đau giảm đi rất nhiều. Mối liên
quan giữa đau trước và sau mổ qua phép kiểm
Sign test ghép cặp (Z = -5,732; p = 0,000).
Biến chứng sớm sau mổ bao gồm có 1
trường hợp chảy máu mép vết mổ được xử trí
bằng băng ép và 3 trường hợp bí tiểu được đặt
thông Foley niệu đạo, rút sau 1 ngày.

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Nghiên cứu Y học

Kết quả tái khám sau 3 tháng

Sau mổ tối thiểu 3 tháng, chúng tôi tái khám
lâm sàng, đánh giá tình trạng vết thương, chức
năng tự chủ hậu môn và siêu âm đầu dò trong
hậu môn để phát hiện rò.
Có 5 bệnh nhân rối loạn tự chủ thoát hơi
(11,9%), 3 bệnh nhân phát hiện rò qua siêu
âm (7,1%).

BÀN LUẬN
Tuổi trung bình của áp xe hậu môn là 37, so
với Trịnh Hồng Sơn(17) gặp nhiều ở lứa tuổi 30 –
40, Resit(15) gặp nhiều ở lứa tuổi 37, theo Pezim(14)
tỷ lệ gặp nhiều nhất từ 30 – 50. Tuổi trung bình
của mẫu chúng tôi là phù hợp với các nghiên
cứu trên.
Trong số 42 bệnh nhân có 32 bệnh nhân nam
(76,2%) và 10 bệnh nhân nữ (23,8%), tỷ lệ nam:
nữ là 3,2: 1. Như vậy, điều này hoàn toàn phù
hợp với các tác giả Held(8), Hanley(7) là 3: 1.
Thời gian khởi bệnh trung bình 9,1 ngày dài
hơn áp xe phần mềm thông thường. Chúng tôi
cho rằng bệnh ở vị trí tế nhị và thói quen tự
chữa bệnh nên bệnh nhân thường tới khám bệnh
trễ. Có 1 bệnh nhân của chúng tôi bệnh sử 30
ngày do y tế địa phương điều trị nội khoa liên
tục.
Thủ thuật phát hiện lỗ trong bằng cách ép
áp xe là 26,2% so với 73,8% phải dùng bơm
hydrogen peroxide cho thấy đa số các áp xe có
mủ đặc và lỗ trong nhỏ làm mủ khó rỉ ra hơn.


Liên quan giữa yếu tố lâm sàng và mất tự
chủ hậu môn
Phân tích sự liên quan giữa tuổi bệnh nhân
và mất tự chủ hậu môn thấy có sự liên quan
thống kê (p = 0,041). Cho thấy tuổi của bệnh
nhân càng lớn thì nguy cơ mất tự chủ hậu môn
càng cao. Điều này có thể giải thích bằng trương
lực cơ thắt hậu môn của mỗi người giảm theo
tuổi. Vì vậy, khi có một thủ thuật xâm phạm cơ
thắt hậu môn thì biến chứng này ở bệnh nhân
lớn tuổi sẽ thể hiện nhiều hơn so với những
bệnh nhân trẻ tuổi.

129


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Tương tự, phân tích sự liên quan giữa kích
thước áp xe và mất tự chủ hậu môn, kết quả
thống kê cho p = 0,05. Chúng tôi cho rằng khi
một ổ áp xe càng lớn thì có thể sẽ gây tổn
thương nhiều cơ thắt hơn, nhất là những áp
xe gian cơ thắt. Đây là một nguy cơ gây mất
tự chủ của hậu môn.
Khi khảo sát tình trạng mất tự chủ hậu môn
và các yếu tố lâm sàng như giới tính (p = 0,34),

tình trạng dư cân (p = 0,057), kết quả thống kê
không cho thấy có sự liên quan. Chúng tôi cho
rằng lý do chung là do mẫu nghiên cứu chưa đủ
lớn nên kết quả chưa thể hiện được. Hai yếu tố
là thời gian khởi bệnh (p = 0,72) và vị trí ổ áp xe
trên lâm sàng cũng không cho thấy có sự liên
quan. Xét riêng yếu tố thời gian khởi bệnh,
chúng tôi cho rằng khi ổ nung mủ càng lâu thì
nguy cơ phá hủy các cơ thắt càng lớn và vì vậy
nguy cơ mất tự chủ hậu môn cũng tăng theo.
Yếu tố vị trí áp xe trên lâm sàng là yếu tố liên
quan mật thiết với chức năng các cơ thắt ở từng
vị trí trước, sau và bên của hậu môn. Qua khảo
sát cũng không thấy có sự liên quan của 2 yếu tố
này với biến chứng mất tự chủ hậu môn (p =
0,46). Khi xem lại dữ liệu lâm sàng, chúng tôi
nhận thấy các áp xe ở vị trí trước và bên hậu
môn đa số là các áp xe nhỏ. Khi cột cơ thắt, khối
cơ bị cột có đường kính cũng nhỏ theo nên ít bị
mất tự chủ hậu môn hơn. Nguyên nhân của kết
quả này chúng tôi cũng cho rằng do mẫu
nghiên cứu không đủ lớn để thể hiện chính xác.

Liên quan giữa yếu tố lâm sàng và hóa rò
Khi tái khám bệnh nhân sau 1 tháng, chúng
tôi có 3 bệnh nhân vết mổ có giả mạc. Điều này
làm chúng tôi cho rằng 3 bệnh nhân này sẽ hóa
rò và quả thật, 3 bệnh nhân này hóa rò khi tái
khám sau 3 tháng (p = 0,000). Khi xem lại dữ liệu
lâm sàng của 3 bệnh nhân này kích thước ổ áp

xe lần lượt là 4, 5, 6 cm. Ổ áp xe khá lớn như vậy
làm chúng tôi cho rằng có thể chúng tôi đã bỏ
sót nghách của áp xe khi mổ dẫn tới thất bại khi
điều trị.
Khi khảo sát liên quan giữa kích thước của
áp xe và hóa rò chúng tôi có p = 0,015. Như vậy,

130

rõ ràng khi kích thước áp xe càng lớn thì tỷ lệ
hóa rò sẽ tăng theo. Điều này khẳng định thêm
giả thuyết trên của chúng tôi về vai trò của kích
thước áp xe khi bệnh nhân hóa rò.
Yano (2010)(20) cho rằng thời điểm điều trị
phẫu thuật là yếu tố quyết định kết quả điều trị.
Tuy nhiên, các yếu tố thời gian khởi bệnh, chỉ số
BMI mà chúng tôi cho rằng sẽ có ảnh hưởng tới
sự lành vết thương thì chúng tôi lại không thấy
có sự liên quan thống kê (p = 0,55, p = 0,11).
Trong thực tế ở Việt nam, thời điểm điều trị
phẫu thuật hay trong nghiên cứu của chúng tôi
là thời gian khởi bệnh không phản ánh đúng
quá trình diễn tiến tự nhiên của bệnh. Bệnh
nhân rất thường được điều trị nội khoa bằng
kháng sinh trước mổ. Điều trị nội khoa kháng
sinh có thể làm thay đổi diễn tiến kích thước áp
xe.
Đối với tình trạng cân nặng của bệnh nhân,
chúng tôi cho rằng tình trạng dư cân sẽ ảnh
hưởng rất nhiều tới sự lành vết thương. Tuy

nhiên, trong nghiên cứu này chúng tôi cũng
không thấy có sự liên quan, có thể do cỡ nhỏ
của mẫu nghiên cứu.
Khi không thấy có sự liên quan giữa khoảng
cách đỉnh áp xe hậu môn tới rìa hậu môn và hóa
rò (p = 0,35), chúng tôi có thể cho rằng hóa rò
không liên quan tới các loại hậu môn khác nhau
trong phương pháp điều trị của chúng tôi. Điều
khiếm khuyết là trong nghiên cứu của chúng tôi
không có một trường hợp áp xe móng ngựa nào,
dù cũng cột thun cơ thắt nhưng cần phải làm
theo phương pháp của Hanley.

So sánh kết quả điều trị
Bảng 6. So sánh với các phương pháp tương tự.
Phẫu thuật
Schouten
Holzheimer
Chúng tôi
Schouten
Holzheimer

Rạch áp xe đơn thuần
Rạch áp xe đơn thuần
Rạch áp xe+cột thun
Rạch+điều trị đường rò
Rạch+ điều trị đường rò

Hóa rò Rối loạn tự
(%)

chủ (%)
40,6
21,4
88
0-26
7,1
11,9
2,9
39,4
21
0-52

Qua kết quả trên, so với phương pháp rạch
áp xe đơn thuần, chúng tôi thấy về tỷ lệ hóa rò
của chúng tôi thấp hơn(9,19). So với phương pháp

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
rạch áp xe và điều trị đường rò bằng cách mở
hoặc cắt đường rò thì tỷ lệ hóa rò của chúng tôi
thấp hơn của Holzheimer và cao hơn của
Schouten. Tuy nhiên, xét thêm về di chứng rối
loạn tự chủ của hậu môn thì chúng tôi có tỷ lệ
thấp nhất. Nếu so sánh riêng với Schouten thì
biến chứng hóa rò dễ được chấp nhận, dễ sửa
chữa hơn là di chứng rối loạn tự chủ.
Các biến chứng sớm trong nghiên cứu của
chúng tôi là 9,5% là thấp so với ghi nhận chung

của y văn(16).

KẾT LUẬN
Trong 42 bệnh nhân áp xe hậu môn, phát
hiện được lỗ trong và cột thun bó cơ thắt ngay
thì đầu sau khi rạch tháo mủ, chúng tôi có tỷ lệ
lành thì đầu là 92,9%.

5.
6.

7.
8.

9.
10.

11.
12.

13.

Biến chứng sớm là 9,5%, biến chứng muộn,
rối loạn tự chủ thoát hơi là 11,9%.

14.

Trang bị cho cơ sở phẫu thuật và vật tư y tế
không đòi hỏi cao trong phương pháp của
chúng tôi. Phương pháp này có thể dễ dàng

thực hiện ở các bệnh viên tuyến huyện.

15.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.

Bijur P. E, Latimer CT, Gallagher EJ. (2003). Validation of a
verbally administered numericalrating of acute paint for use in
emergency departement. Acad Emerg Med, 10: 390-392.
Cavanaugh M, Neil Hyman, Turner Osler (2002). Fecal
Incontinence Severity Index. Dis Colon Rectum, 45: 349-353.
Czymex R et al (2009). New insights into the epidemiology and
etiology of Founier’s gangrene: a review of 133 patients.
Infection, 37(4): 306-312.
Dương Phước Hưng và cs (2003). Rò hậu môn: Chẩn đoán và
điều trị. Hội thảo chuyên đề bệnh hậu môn trực tràng. Y học Tp
Hồ Chí Minh: 109-111.

Chuyên Đề Ngoại Khoa

16.
17.
18.


19.
20.

Nghiên cứu Y học

Eisenhammer S (1964). Long-tract anteroposterior intermuscular
fistula. Dis Colon Rectum, 7: 438-480.
Ellis M. (1992). Incision and Primary Suture of Abscess of the
Anal Region. Annal of th Royal College of Surgeons of England,
76: 652-653.
Hanley P H (1978). Rubber Band Seton in the Management of
Abscess-Anal Fistula. Annual Surgery, 4: 435-437.
Held D, Khubchandini I, Sheets J, et al (1986). Management of
anorectal horseshoe abscess and fitula. Dis Colon Rectum, 40:
1435-1438.
Kari-Pekka J (1998). Incidence of Fistula After Drainage of Acute
Anorectal Abscesses. Dis Colon Rectum, 41(11): 1357-1361.
Kronborg O, Olsen H, (1984). Incision and drainage v. incision,
curettage and suture under antibiotic cover in anorectal abscess.
A randomized study with 3-years follow-up. Acta Chir Scand,
150(8): 689-692.
Lengyel J. et al (2002). Pre-operative assessment of anal fistula
using endoanal untrasound. Dis Colon Rectum, 4: 436-440.
Linsey I, Humphreys MM, George BD, Mortensen NM. (2002).
The role of anal ultrasound in the management of anal fistula.
Dis Colon Rectum, 4: 118-122.
Nguyễn Đình Hối (2002). Hậu môn trực tràng học. Nhà Xuất
bản Y học.
Pezim ME. (1994). Succsessful Treatment of Horseshoe Fistula
Requires Deroofing of Deep Postanal Space. The American

Journal of Surgery, 167(5): 513-515.
Recit I, Racim G, (2003). Fistulotomy and drainage of deep
postanal space abscess in the treatment of posterior horseshoe
fistula. BMS Surgery, 3: 10.
Robinson AM, Jr and DeNobile JW (1988). Anorectal abscess
and fistula-in-ano. J Natl Med Assco, 80(11):1209-1213.
Trịnh Hồng Sơn (1999). Chẩn đoán và điều trị rò hậu môn hình
móng ngựa. Tạp chí Y học thực hành, 361(2): 22-26.
Vial M, Pares D, Pera M, Grande L. (2010). Feacal incontinence
after seton treatment for anal fistula with and without surgical
division of internal anal sphincter: a systematic review. Dis Colon
Rectum, 12(3): 172-178.
Whitefort M. H. (2007). Perianal Abscess/Fistula Disease. Clin
Colon Rectal Surg, 20: 102-109.
Yano T, Asano M, Matsuda Y et al (2010). Pronostig factor for
recurrent following the initial drainage of an anorectal abscess.
Int J Colorectal Dis, 25(12): 1495-1498.

131



×