Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số đặc điểm giải phẫu các nhánh tận thần kinh quay chi phối cơ duỗi chung ngón tay ở người Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.85 KB, 7 trang )

T¹p chÝ Y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CÁC NHÁNH TẬN
THẦN KINH QUAY CHI PHỐI CƠ DUỖI CHUNG NGÓN TAY
Ở NGƢỜI VIỆT NAM
Lê Tự Quốc Tuấn*; Phạm Đăng Diệu**
Nguyễn Văn Chương***; Trần Ngọc Anh***
TÓM TẮT
Với việc phẫu tích 30 mẫu cẳng tay sau, các tác giả đã xác định chi tiết giải phẫu giúp áp
dụng vào thực hiện kỹ thuật điện cơ sợi đơn độc kiểu kích thích điện trên cơ duỗi chung các
ngón (DCN) và xác định được vị trí thoát ra ở bờ dưới của thần kinh quay sâu (R 0) cũng như số
lượng và vùng phân bố các nhánh vận động tận cùng (Ri) cho cơ DCN.
* Từ khóa: Cơ duỗi chung các ngón; Thần kinh quay; Đặc điểm giải phẫu.

Anatomical Details of Terminal Radial Nerve Entry Points to the
Extensor Digitorum Communis Muscles of Vietnamese Cadavers
Summary
By having performed dissection of 30 foreams, the authors have identified the anatomical
details of radial nerve applied to the technique stimulated SFEMG on EDC muscle. They have
pinpointed the exit location of the deep branch of the radial nerve (R0) at the lower border of
supinator muscle. Furthermore, the amount and distribution region of the terminal motor
branches to EDC muscle were also effectively identified.
* Keywords: Extensor digitorum communis; Radial nerve; Anatomical details.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các điểm vận động của hệ cơ vân
(được các nhà giải phẫu và sinh lý nghiên
cứu) gần đây đã thu hút sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực điện
sinh lý [3]. Điểm vận động được định
nghĩa là nơi đi vào của nhánh thần kinh


vận động tại màng chùm cơ (epimysium)
của bụng cơ. Một trong hai phương
thức thực hiện kỹ thuật điện cơ kim sợi
đơn độc (SFEMG = Single fiber
electromyography) - nhạy nhất trong phát

hiện bệnh đặc biệt là các trường hợp
bệnh nhẹ (nhược cơ thể mắt) - là kích
thích điện dây thần kinh (Stimulated
SFEMG). Nguyên lý của kỹ thuật này là
đặt điện cực kích thích (bằng điện cực
kim hay điện cực hình đĩa) gần sát tấm
tận cùng vận động của thần kinh chi phối
cơ (thường là cơ vòng mi và cơ duỗi
chung ngón tay) rồi dùng điện cực kim
khảo sát độ bồn chồn (jitter) - biểu thị sự
dao động dẫn truyền qua xi náp thần kinh
cơ [5].

* Bệnh viện Đa khoa Triều An TP. Hồ Chí Minh
** Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
*** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Lê Tự Quốc Tuấn ()
Ngày nhận bài: 20/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/08/2017
Ngày bài báo được đăng: 20/08/2017

57


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017

Nếu đặt điện cực kích thích càng sát
nhánh thần kinh vận động chi phối cơ
khảo sát (điểm vận động cơ) thì cường
độ điện thế thực hiện kích thích càng thấp
và thời gian thực hiện kỹ thuật càng có
khả năng rút ngắn hơn.
Nghiên cứu này nhằm xác định đặc
điểm của các nhánh tận thần kinh vận
động chi phối cơ cơ DCN qua phẫu tích
xác người Việt, đây là cơ sở giải phẫu
học áp dụng cho kỹ thuật điện cơ kim sợi
đơn độc kiểu kích thích bằng kim đồng
trục sử dụng 1 lần trong chẩn đoán bệnh
nhược cơ người Việt, đặc biệt là nhược
cơ thể mắt thường biểu hiện kín đáo, khó
phát hiện và hay bị chẩn đoán nhầm trong
thực tế lâm sàng.

biến dạng, dị tật, đã xử lý tại Bộ môn Giải
phẫu, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ
Chí Minh. Tất cả xác phẫu tích đều là xác
hiến, có hồ sơ lưu trữ tại Bộ môn Giải
phẫu, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ
Chí Minh từ năm 2012 - 2015.
* Địa điểm, thời gian nghiên cứu:
Bộ môn Giải phẫu, Trường Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 7 - 2015
đến 7 - 2017.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Mô tả hàng loạt.

* Phẫu tích cơ DCN tay:
Khảo sát dưới kính lúp tìm các nhánh
tận của thần kinh quay đi vào cơ. Tiến
hành đo đạc thu thập số liệu khoảng cách
bằng thước Caliper Mitutoyo, so với các
mốc giải phẫu cố định xung quanh: mỏm
trên lồi cầu ngoài, khớp quay trụ dưới.
- Chọn hệ trục tọa độ XOY với gốc O:
mỏm trên lồi cầu ngoài, trục OX là đường
thẳng nối 2 điểm: mỏm trên lồi cầu ngoài
với khớp quay trụ dưới, OY: vuông góc
với OX.
- Xác định tọa độ R0 (X0,Y0) vị trí thoát
ra ở bờ dưới cơ ngửa của nhánh sâu
thần kinh quay (nQ0).

Hình 1: Nguyên lý kỹ thuật điện cơ sợi
đơn độc kiểu kích thích điện.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng và cỡ mẫu nghiên cứu.
30 mẫu cơ DCN ở cẳng tay các xác có
tư thế giải phẫu bình thường, không có
58

- Đánh dấu các nhánh tận của thần
kinh quay đi vào cơ DCN bằng cách đâm
kim thẳng góc với bề mặt cơ.
- Xác định tọa độ Ri (Xi,Yi) cho từng vị
trí nhánh thần kinh (nQi) đi vào cơ DCN ở

bề mặt trên của cơ DCN không có da phủ
(I = 1, 2, 3, 4, 5... với quy ước giá trị i
được đặt theo thứ tự khoảng cách đến Ro
tăng dần, nghĩa là RoRi < RoRj với I < j).


T¹p chÝ Y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017
- Thiết lập vùng chứa Ri với các bán
kính nhỏ nhất chứa toàn bộ các nhánh
thần kinh đi vào cơ DCN (tập hợp các
điểm Ri).
- Tính tỷ lệ và tương quan vị trí R0 với
trục D-OX (đường trục OX nối từ mỏm
trên lồi cầu ngoài đến khớp quay trụ
dưới).
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS
phiên bản 22.0.
Tính tỷ lệ %, trung bình (X), độ lệch
chuẩn (SD). Kiểm định sự khác biệt giữa
hai trung bình bằng t-test. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05.
Kiểm định sự khác biệt giữa các tỷ lệ
bằng thuật toán X2. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05. Chúng tôi
cũng dùng phần mềm Excel và Matlab
2017 tính toán để vẽ đồ thị biểu diễn số
liệu.

2. Đặc điểm giải phẫu các phân
nhánh của thần kinh quay sâu cho cơ

DCN.
* Số lượng các phân nhánh vào cơ
DCN:
Qua phẫu tích ghi nhận 100% nhánh
thần kinh chi phối cơ DCN đều xuất phát
từ nhánh sâu thần kinh quay ở bờ dưới
cơ ngửa. Tổng cộng có 14 dây thần kinh
bên trái cho 206 nhánh, 16 dây thần kinh
bên phải cho 261 nhánh. Trong đó số
lượng phân nhánh cho mỗi cơ DCN dao
động từ 9 - 21 nhánh (bảng 1).
* Vị trí nhánh thần kinh quay sâu thoát
ra ở bờ dưới cơ ngửa:
- Tọa độ điểm R0:
X0 = 71,58 ± 11,66 mm, nhỏ nhất
49,14 mm, lớn nhất 89,34 mm. Y0 = 3,81 ±
8,70 mm, nhỏ nhất -13,84 mm, lớn nhất
18,10 mm.
Bảng 1: Bảng phân bố số lượng các
nhánh thần kinh đi vào cơ DCN.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Số lƣợng

Bên
trái

9 phân nhánh

1


1

11 phân nhánh

2

1

13 phân nhánh

3

3

một số đặc điểm chung của mẫu nghiên

14 phân nhánh

5

2

3

cứu như sau:

15 phân nhánh

3


1

2

Độ tuổi trung bình khi mất của các xác

16 phân nhánh

4

2

2

là 69,25 ± 12,39 (42 - 88 tuổi). Bằng phép

17 phân nhánh

4

1

3

kiểm t, các thông số đo đạc không có sự

18 phân nhánh

4


2

2

19 phân nhánh

3

1

2

21 phân nhánh

1

1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu.
Chúng tôi đã khảo sát 30 vùng cẳng
tay sau của 15 xác gồm tay 2 bên của 4
nữ, 10 nam và tay bên phải của 1 nam và
1 nữ. Qua khảo sát chúng tôi ghi nhận

khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2

Mẫu

Bên
phải


1

nhóm nam và nữ (p > 0,05) nên chúng tôi
gộp các số liệu 2 bên để mô tả.

1

59


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017

Hình 2: 21 phân nhánh chi phối cơ DCN của thần kinh quay sâu ở cẳng tay (P)
(xác của Huỳnh Công H).
* Tương quan vị trí R0 với trục D-OX:
Bằng cách tính tỷ lệ hoành độ X của R0 với trục D-OX, kết quả: d = 0,3 ± 0,04, nhỏ
nhất 0,23 và lớn nhất 0,38.
Vị trí Ro khi đối chiếu lên trục D-OX nối từ mỏm trên lồi cầu ngoài đến khớp quay tụ
dưới, hầu hết tập trung ở vị trí khoảng 1/5 - 2/5 chiều dài tính từ mỏm trên lồi cầu
ngoài vùng cẳng tay sau đến khớp quay trụ dưới.

Hình 3: Biểu đồ tọa độ điểm nQ0..
(Vị trí trung tâm trong biểu đồ thể hiện tọa độ trung bình của điểm nQ0)
* Vùng phân bố các phân nhánh thần kinh quay (nQi) đi vào cơ DCN:
Vùng chứa 50%, 70% và 95% các phân nhánh thần kinh quay đi vào cơ DCN là
hình elip không đồng tâm lần lượt có màu đỏ, xanh và tím.
60


T¹p chÝ Y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017


Hình 4: Biểu đồ mô tả sự phân bố các phân nhánh thần kinh quay vào cơ DCN.
Trong đó:
- Hình elip màu đỏ chứa 50% nQi đi vào cơ DCN, có trục lớn và nhỏ lần lượt là
51,35 mm và 20,21 mm.
- Hình elip màu xanh dương chứa 75% nQi đi vào cơ DCN, có trục lớn và nhỏ lần
lượt là 72, 62 mm và 28,58 mm.
- Hình elip màu tím chứa 95% nQi đi vào cơ DCN, có trục lớn và nhỏ lần lượt là
106,75 mm và 42,02 mm.
Tọa độ tâm là tọa độ điểm Ri trung bình 84; 72; 2,88.
* Vùng 1 cm2 có tần suất cao nhất các phân nhánh thần kinh quay (nQi) đi vào cơ DCN:
Chúng tôi đã xác định được 1 vùng 1 cm2 có tần suất cao nhất nQi đi vào cơ DCN.
Đó là vùng có tọa độ (73,25; -6,58) đến (82,13; 2,76) và có tổng cộng 47 nQi.

Hình 5: Vùng 1 cm2 mô tả sự phân bố cao nhất các nhánh Ri.
61


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017
BÀN LUẬN
Khảo sát về đặc điểm hình thái của thần kinh quay ở vùng cẳng tay đã được nghiên
cứu nhiều trong y văn tiếng Anh; nhưng chỉ có vài y văn đề cập đến dữ liệu hình thái
học liên quan trực tiếp với đề tài nghiên cứu [1, 2, 3]. Số lượng các nhánh Ri vào cơ
DCN của chúng tôi là 15,6 ± 2,7, nhiều hơn so với Abram (trung bình 4,6 ± 1,3) [1], Liu
[2] (4,3 ± 0,67) và Safwat (trung bình 3,4 ± 1,3) [3]. Sự khác biệt này là do từ vị trí
màng chùm cơ (epimysium) của bụng cơ, chúng tôi đã phẫu tích thêm cho đến nhánh
tận cùng có thể phẫu tích đi vào cơ.
Bảng 2: So sánh số lượng các nhánh Ri vào cơ DCN.
Cơ DCN


Các điểm vận động

Trung bình ± độ lêch chuẩn

Tối thiểu

Tối đa

Abram [1]

2

8

4,6 ± 1,3

Liu [2]

3

6

4,3 ± 0,67

Safwat [3]

2

5


3,4 ± 1,3

Chúng tôi

9

21

15,6 ± 2,7

Vị trí phân bố các nhánh Ri vào cơ
DCN của chúng tôi tập trung ở vị trí
khoảng 1/5 - 2/5 chiều dài tính từ mỏm
trên lồi cầu ngoài vùng cẳng tay sau đến
khớp quay trụ dưới; khác với Safwat [3]
tập trung vào khoảng 1/3 giữa bụng cơ và
Liu [2] ở 1/3 trên và 1/3 giữa chiều dài
cẳng tay. Sự khác biệt này một phần là
do cách mô tả. Chúng tôi mô tả dựa trên
trục tọa độ OX (tính từ mỏm trên lồi cầu
ngoài vùng cẳng tay sau đến khớp quay
trụ dưới). Safwat [3] tính tương quan với
bụng cơ DCN và Abram [1], Liu [4] so
sánh với chiều dài cẳng tay (tính từ mỏm
trên lồi cầu ngoài đến mỏm trâm quay).

(trung bình 1 - 3 mA) làm cho cơ DCN bị
kích thích (biểu hiện bằng động tác duỗi
liên tục của các ngón tay). Tiếp theo, nhà
điện cơ đặt điện cực ghi (thường là điện

cực kim đồng trục) vào cơ DCN cách mũi
điện cực kích thích 20 mm và dịch chuyển
vị trí của điện cực ghi để thu nhận các tín
hiệu cần thiết [5]. Do cơ DCN có số lượng
đơn vị vận động (MUP) phong phú
(khoảng 200 MUP), bán kính ghi nhận tín
hiệu lớn nên trong thực hành gặp nhiều
khó khăn, nhiễu. Do đó, Stålberg E,
Sander D.B và CS đã khuyến cáo không
sử dụng thường xuyên trong thực hành
lâm sàng [4].

Hiện nay, khi tiến hành kỹ thuật
SFEMG, người ta đặt cố định điện cực
kích thích (điện cực đơn cực: monopolar
needle) vào trong cơ và kích thích điện
với cường độ nhỏ nhất có thể được

Chúng tôi đã thiết lập được vùng phân
bố các nhánh vận động của thần kinh
quay đi trực tiếp vào cơ DCN, đặc biệt là
tính toán được vùng 1 cm2 tập trung
nhiều nhánh vận động nhất; đây là sự

62


T¹p chÝ Y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017
khác biệt chưa được đề cập trong y văn.
Từ các dữ liệu này, chúng tôi có cơ sở

thực tiễn để đặt điện cực kích thích vào
cơ DCN trong kỹ thuật SFEMG, giúp thực
hiện kỹ thuật dễ dàng hơn, rút ngắn thời
gian cũng như tăng độ chính xác của kỹ
thuật.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu đã giúp tìm ra đặc
điểm hình thái các phân nhánh của thần
kinh quay sâu cho cơ DCN: vị trí thoát ra
bờ dưới cơ ngửa của thần kinh quay (R0),
số lượng các phân nhánh và vị trí tương
quan giải phẫu phân nhánh so với trục cố
định nối từ mỏm trên lồi cầu ngoài đến
khớp quay tụ dưới (trục D-OX). Đồng thời
việc xác định được vùng đặt điện cực
kích thích gần điểm vận động của cơ
DCN có thể áp dụng vào thực hành kỹ
thuật điện cơ sợi đơn độc trên cơ DCN,
một trong những thách thức hiện nay trên
lâm sàng [9].

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abrams R.A, Ziets R.J, Lieber R.L, Botte
M.J. Anatomy of the radial nerve motor
branches in the forearm. The Journal of Hand
Surgery. 1997, 22A (2).
2. Liu J, Pho R.W.H, Pereira B.P, Lau H.K,
Kumar V.P. Distribution of primary motor
nerve branches and terminal nerve entry
points to the forearm muscles. The Anatomical

Record. 1997, 248, pp.456-463.
3. Safwat E.D, Abdel-Meguid E.M.
Distribution of terminal nerve entry points to
the flexor and extensor groups of forearm
muscles- an anatomical study. Folia Morphol.
2007, 66 (2), pp.83-93.
4. Stålberg E, Sanders D.B, Ali S, Cooray
G, Leonardis L, Loseth S, Kouyoumdjian O. A.
Reference values for jitter recorded by
concentric needle electrodes in healthy
controls: a multicenter study. Muscle Nerve.
2016, 53, pp.351-362.
5. Stålberg E, Tronjeli J.V, Sanders D.B.
rd
In: Single fiber Electromyography, 3 edition,
Edshagen Publishing House. 2010.

63



×