Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18‐60 tuổi tại huyện Khánh Vĩnh - tỉnh Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.63 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

TỶ LỆ PHẾT TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG BẤT THƯỜNG  
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ 18‐60 TUỔI  
TẠI HUYỆN KHÁNH VĨNH – TỈNH KHÁNH HÒA 
Trần Thị Liên Hương*, Lê Hồng Cẩm** 

TÓM TẮT 
Mở đầu: Phết tế bào cổ tử cunglà một xét nghiệm thường quy, được sử dụng để phát hiện sớm những biến 
đổi bất thường ở cổ tử cung trước khi những tế bào này chuyển thành tế bào ung thư. Mặc dù tầm soát ung thư 
cổ tử cung bằng phết tế bào cổ tử cung đã được đưa vào chương trình khám phụ khoa định kỳ tại địa phương 
nhưng số phụ nữ tham gia tầm soát ung thư cổ tử cung còn rất thấp. 
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ở phụ nữ huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa 
trong độ tuổi từ 18 đến 60 và khảo sát mối liên quan giữa tuổi, tuổi quan hệ tình dục lần đầu, tình trạng kinh tế 
xã hội và tiền căn sản phụ khoa với phết tế bào cổ tử cung bất thường. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành ở những phụ nữ có gia đình từ tháng 3 
đến tháng 5/2011 tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Có 1.176 phụ nữ được khám phụ khoa và làm phết tế 
bào cổ tử cung với que Spatula d’Ayre. Tiêu bản phết tế bào cổ tử cung được gửi về khoa Giải phẫu bệnh, bệnh 
viện Hùng Vương, nhuộm theo phương pháp Papanicolaou, đọc và phân loại kết quả theo hệ thống Bethesda. 
Kết quả: Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường là 0,2% với 1 trường hợp ASC‐H và 1 trường hợp LSIL. 
Kết luận: Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường thấp, không xác định được mối liên quan giữa tuổi, tuổi 
quan hệ tình dục lần đầu, tình trạng kinh tế xã hội và tiền căn sản phụ khoa với tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất 
thường vì số lượng mẫu phết bất thường thu được chỉ có 2 trường hợp. Cần nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn. 
Từ khóa: phết tế bào cổ tử cung bất thường 

ABSTRACT 
THE PREVALENCE OF ABNORMAL PAP SMEARS AND ASSOCIATED FACTORS  
AMONG WOMEN AGED 18‐60 IN KHANH VINH – KHANH HOA PROVINCE 
Tran Thi Lien Huong, Le Hong Cam 


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 1 ‐ 7 
Background: Pap smear is a cytologic screening test used to detect early precancerous changes of the cervix 
so  that  these  conditions  can  be  managed  or  treated  to  prevent  disease  progression  due  to  invasive  cancer. 
Although cervical cancer screening with cytology smear is implemented in gynecological routine examinations, 
the number of women attending this procedure is still low. 
Objectives:  To  determine  the  prevalence  of  abnormal  pap  smears  among  women  aged  18  ‐  60  in  Khanh 
Vinh, Khanh Hoa and the relationship between age, age of first sex, socioeconomic status, history of obstetrics and 
gynecology and abnormal pap smears. 
Methods:  Across‐sectional  study  was  conducted  among  married  women  from  March  to  May,  2011  in 
Khanh Vinh, Khanh Hoa Province. There were1176 participating women who were vaginal examined and taken 
papsmear  with  dʹAyre  Spatula.  Papsmear  templates  were  sent  to  the  Pathology  Department  of  Hung  Vuong 
Hospital, stained with Papanicolaou method, read and sorted according to Bethesda system. 

* Bệnh viện Từ Dũ   
** Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP HCM 
Tác giả liên lạc. PGS Lê Hồng Cẩm 
ĐT: 0913 645517 Email:   

Sản Phụ Khoa

1


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Results:  The prevalence of abnormal cervical cytology smears is 0.2%, including 1 case of ASC‐H and 1 
case of LSIL. 
Conclusions: The prevalence of abnormal Pap test in women aged 18‐60 in Khanh Vinh, Khanh Hoa is low. 

No  relationship  between  age,  age  of  first  sex,  socioeconomic  status,  history  of  obstetrics  and  gynecology  and 
abnormal cervical cytology smears was found due to small number of abnormal cases. 
Key words: abnormal cervical cytology smear 

MỞ ĐẦU 
Trên thế giới, ung thư cổ tử cung đứng hàng 
thứ  2  trong  các  loại  ung  thư  ở  phụ  nữ  và  là 
nguyên  nhân  gây  tử  vong  hàng  đầu  trong  các 
bệnh lý phụ khoa ác tính. Tuy nhiên, ung thư cổ 
tử cung có thể phòng ngừa được vì có thời gian 
tiền ung thư kéo dài, chương trình tầm soát sẵn 
có và các biện pháp điều trị tổn thương tiền ung 
thư  khá  hiệu  quả.  Có  nhiều  phương  pháp  tầm 
soát  ung  thư  cổ  tử  cung,  trong  số  đó  có  xét 
nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PTBCTC)(2).  
PTBCTC  là  một  xét  nghiệm  thường  quy, 
được sử dụng để phát hiện sớm những biến đổi 
bất thường ở cổ tử cung trước khi những tế bào 
này  chuyển  thành  tế  bào  ung  thư(7).  Đây  là 
phương  pháp  được  lựa  chọn  trong  bước  đầu 
tầm  soát  với  ưu  thế  đơn  giản,  dễ  thực  hiện,  rẻ 
tiền,  hiệu  quả,  phù  hợp  với  kinh  tế  các  nước 
đang phát triển.  
Huyện Khánh Vĩnh thuộc tỉnh Khánh Hòa 
là một huyện vùng sâu vùng xa với đa số đồng 
bào là người dân tộc thiểu số (74,6%). Chương 
trình  tầm  soát  ung  thư  cổ  tử  cung  bằng 
PTBCTC  đã  được  triển  khai  tại  địa  phương 
cách nay 4 năm, nhưng chỉ tập trung tại một số 
xã. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác 

định tỷ lệ PTBCTC bất thường ở phụ nữ tại địa 
phương này. 

ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên  cứu  cắt  ngang  được  thực  hiện  từ 
tháng 3 đến tháng 5 năm 2011 tại huyện Khánh 
Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. 
Có 1176 phụ nữ được chọn vào nghiên cứu 
theo phương pháp chọn mẫu cụm xác suất tỉ lệ 
theo  cỡ  (PPS).  Đã  loại  khỏi  nghiên  cứu  những 
phụ  nữ  đang  mang  thai,  có  quan  hệ  tình  dục, 

2

thụt rửa âm đạo, đặt thuốc âm đạo  trong  vòng 
24  giờ  trước  đó,  đang  ra  huyết  âm  đạo,  viêm 
nhiễm đường sinh dục cấp, có bệnh lý cấp cứu 
sản phụ khoa hoặc đã mổ cắt tử cung hoàn toàn, 
không đồng ý tham gia nghiên cứu. Sau khi ký 
vào bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu, đối 
tượng  nghiên  cứu  được  phỏng  vấn  và  khám 
phụ khoa, lấy mẫu PTBCTC theo phương pháp 
cổ  điển.  Bệnh  phẩm  được  cố  định  ngay  và  gửi 
về khoa Giải phẫu bệnh, bệnh viện Hùng Vương 
để  được  nhuộm  theo  phương  pháp 
Papanicolaou, đọc và phân loại kết quả theo hệ 
thống  Bethesda.  Những  trường  hợp  kết  quả 
phết tế bào tử cung bất thường sẽ được báo lại 
cho địa phương và mời đối tượng đến bệnh viện 
tỉnh để khám và điều trị tiếp. 

Phân phối tần suất của các biến số định danh và 
biến  số  thứ  tự,  các  biến  số  định  lượng  sẽ  được 
trình  bày  bằng  trung  bình  và  độ  lệch  chuẩn 
trong kết quả mô tả đặc điểm dân số nghiên cứu 
và  kết  quả  PTBCTC  bất  thường.  Sử  dụng 
phương  pháp  phân  tích  đơn  biến  để  phát  hiện 
mối liên quan giữa các biến độc lập với PTBCTC 
bất thường. Kiểm định bằng phép kiểm Chi bình 
phương (2) và Fisher nếu n < 5. 

KẾT QUẢ 
Nghiên  cứu  được  thực  hiện  trong  thời  gian 
từ tháng 3/2011 đến tháng 5/2011 tại 14 trạm y tế 
xã, thị trấn của huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh 
Hòa. 1176 đối tượng thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu 
được chọn vào nghiên cứu. 
Tuổi  trung  bình  của  đối  tượng  tham  gia 
nghiên cứu là 33,8 ± 9,9. Nhóm tuổi từ 26 đến 35 
chiếm tỷ lệ cao nhất (37,9%). 
Số  lượng  phụ  nữ  người  dân  tộc  thiểu  số 
chiếm  ưu  thế  với  tỷ  lệ  66,4%,  trong  đó,  tỷ  lệ 
người Raglay cao nhất (44,7%). 

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học


Nhóm phụ nữ làm ruộng chiếm đa số trong 
mẫu nghiên cứu với tỷ lệ 74,9%. 

36,9%.  20,1%  phụ  nữ  chưa  từng  khám  phụ 
khoa lần nào. 

Có  0,9%  phụ  nữ  có  tiền  căn  gia  đình  mắc 
ung thư cổ tử cung. 

Bảng 2. Đặc điểm về tiền căn sản phụ khoa của đối 
tượng nghiên cứu 

Bảng 1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 

Đặc điểm
Tần số Tỷ lệ (%)
Sống
cùng
chồng
1111
94,5
Tình trạng hôn
nhân (n=1176)
Góa, ly thân, ly dị
65
5,5
< 18
193
16,4
Tuổi quan hệ tình

dục lần đầu
≥ 18
983
83,6
(n=1176)

666
56,6
Ngừa thai (n=1176)
Không
510
43,4

87
7,4
Tiền căn ra huyết
âm đạo sau giao
Không
1089
92,6
hợp (n=1176)
< 18
114
9,9
Tuổi mang thai lần
đầu(n=1155)
≥ 18
1041
90,1
< 18

99
8,6
Tuổi sanh lần đầu
(n=1147)
≥ 18
1048
91,4
0–2
708
60,2
Số lần sanh
(n=1176)
>2
468
39,8
1
1078
91,7
Số bạn tình của đối
tượng nghiên cứu
>1
98
8,3
(n=1176)
1
444
37,7
Số bạn tình của
>1
208

17,7
chồng đối tượng
nghiên cứu
Không biết
495
42,1
(n=1176)
Không có ý kiến
29
2,5

940
79,9
6 – 12 tháng/lần
434
36,9
Từng khám phụ

2
năm/lần
hoặc
khoa (n=1176)
506
43,0
có vấn đề
Không
236
20,1
Trạm y tế xã
767

81,6
Bệnh viện huyện
48
5,1
Địa điểm khám phụ
Bệnh viện tuyến
khoa (n=940)
89
9,5
trên
Phòng khám tư
36
3,8

390
33,1
PTBCTC gần nhất
125
10,6
≤ 1 năm
Từng được làm
PTBCTC (n=1176) PTBCTC gần nhất
265
22,5
> 1 năm
Không
786
66,9
Bình thường
390

100
Kết quả PTBCTC
từng làm (n=390)
Bất thường
0
0

Đặc điểm
Tần số Tỷ lệ (%)
18 – 25
285
24,2
26 – 35
446
37,9
Nhóm tuổi (n = 1176)
36 – 45
270
23,0
46 – 60
175
14,9
Kinh
395
33,6
Thiểu số
781
66,4
Raglay
526

44,7
Ê đê
99
8,4
Dân tộc (n = 1176)
T’rin
51
4,3
Nùng
49
4,2
Tày
48
4,1
Khác
8
0,7
Trí thức
111
9,4
Công nhân
37
3,2
Nghề nghiệp
Buôn bán
45
3,8
(n = 1176)
Nội trợ
102

8,7
Làm ruộng
881
74,9
Mù chữ
275
23,4
Cấp 1
331
28,1
Cấp 2
349
29,7
Học vấn (n = 1176)
Cấp 3
143
12,2
Cao đẳng, đại
78
6,6
học, sau đại học
Hút thuốc (n = 1176)

164
13,9
Không
1012
86,1

11

0,9
Tiền căn gia đình mắc
ung thư cổ tử cung
Không
1165
99,1
(n=1176)

Tuổi  quan  hệ  tình  dục  lần  đầu  trong  mẫu 
nghiên cứu thấp nhất là 14 và cao nhất là 39, giá 
trị trung bình là 20,2 ± 3,8. 
87  phụ  nữ  có  tiền  căn  ra  huyết  âm  đạo  sau 
giao hợp, chiếm tỷ lệ 7,4%. 
Số lần sanh trung bình: 2,6 ± 1,7. Người sanh 
nhiều nhất là 12 lần. 468 phụ nữ sanh trên 2 lần, 
chiếm tỷ lệ 39,8%. 
Số bạn tình của đối tượng nghiên cứu nhiều 
nhất là 5 người. 8,3% phụ nữ trong mẫu nghiên 
cứu có từ 2 bạn tình trở lên. 
79,9% số phụ nữ trong mẫu nghiên cứu đã 
từng  khám  phụ  khoa.  434  phụ  nữ  khám  phụ 
khoa  định  kỳ  6‐12  tháng/lần,  chiếm  tỷ  lệ 

Sản Phụ Khoa

Có  390  phụ  nữ  từng  được  làm  PTBCTC, 
chiếm tỷ lệ 33,1% và tất cả đều có kết quả bình 
thường. Trong số này, đa số phụ nữ có lần làm 
PTBCTC cuối cùng cách đây hơn 1 năm (22,5%). 
66,9% chưa từng được làm PTBCTC. 


3


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học 

Bảng 3. Đặc điểm lâm sàng cổ tử cung 
Đặc điểm lâm sàng cổ tử cung

Tần số
(n=1176)

Tỷ lệ (%)

Bình thường (trơn láng)

758

64,5

Có tổn thương

418

35,5

Lộ tuyến CTC


401

34,1

Polype CTC

6

0,5

Khác (CTC sùi, loét, chảy máu)

11

0,9

Tỷ lệ phụ nữ có cổ tử cung trơn  láng  trong 
nghiên cứu (64,5%) cao hơn tỷ lệ phụ nữ có cổ tử 
cung có tổn thương (35,5%). 
Bảng 4. Kết quả PTBCTC 
Tần số
(n=1176)

Tỷ lệ (%)

Âm tính đối với tổn thương tân sinh
trong biểu mô CTC và tổn thương
ác tính

1174


99,8

Bình thường

189

16,1

Biến đổi tế bào do viêm

954

81,1

Teo đét

11

2,6

Bất thường tế bào biểu mô CTC

2

0,2

ASC-H

1


0,1

LSIL

1

0,1

Kết quả PTBCTC

Tỷ  lệ  PTBCTC  bất  thường  là  0,2%.  Có  1 
trường  hợp  ASC‐H  và  1  trường  hợp  LSIL,  mỗi 
trường hợp chiếm tỷ lệ 0,1%. 

BÀN LUẬN 
Nghiên  cứu  được  thực  hiện  trên  1176  phụ 
nữ.  Kết  quả  có  2  trường  hợp  PTBCTC  bất 
thường, chiếm tỷ lệ  0,2%,  trong  đó  có  1  trường 
hợp ASC‐H và 1 trường hợp LSIL. Số lượng quá 
nhỏ nên không thể thực hiện thống kê phân tích 
và đưa ra kết luận về mối liên quan giữa một số 
yếu tố và tỷ lệ PTBCTC bất thường. 

Về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 
Trong  mẫu  nghiên  cứu,  phụ  nữ  có  độ  tuổi 
thấp nhất là 18, cao nhất là 60. Tuổi trung bình là 
33,8 ± 9,9, nhỏ hơn so với tuổi trung bình trong 
nghiên  cứu  của  Lê  Thị  Kim  Tuyến  tại  huyện 
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh là 38,7 (p > 

0,05)(6). Nhóm tuổi 26‐35 chiếm tỷ lệ 37,9%, phù 
hợp  với  nghiên  cứu  của  Phạm  Thị  Ngọc  Xuân 
(35,8%)(11).  Tuy  nhiên,  trong  nghiên  cứu  của  tác 

4

giả này, nhóm tuổi 35 – 45 chiếm tỷ lệ cao nhất 
(40,2%)  trong  khi  nhóm  tuổi  này  trong  nghiên 
cứu của chúng tôi chỉ chiếm 23,0%. Lê Thị Kim 
Tuyến  cũng  ghi  nhận  phụ  nữ  trong  nhóm  tuổi 
36‐45  tham  gia  nghiên  cứu  đông  nhất  (32,2%). 
Tỷ  lệ  phụ  nữ  trên  45  tuổi  được  chúng  tôi  ghi 
nhận (14,9%) phù hợp với Phạm Thị Ngọc Xuân 
(14,6%)  nhưng  thấp  hơn  so  với  Lê  Thị  Kim 
Tuyến (27,7%). Có lẽ vì thế kết quả phết tế bào 
bất  thường  của  chúng  tôi  thấp  hơn  các  tác  giả 
trên do ung thư cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ 
lớn tuổi. 
Về  thành  phần  dân  tộc,  trong  nghiên  cứu 
này, phụ nữ dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 66,4%, 
cao hơn dân tộc Kinh (33,6%). Trong đó, phụ nữ 
dân  tộc  Raglay  chiếm  đa  số  (44,7%).  Các  thành 
phần dân tộc thiểu số khác chỉ chiếm tỷ lệ dưới 
10%.  Phân  bố  thành  phần  dân  tộc  trong  mẫu 
nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cũng  phù  hợp  với 
phân bố dân tộc chung của huyện Khánh Vĩnh 
với 74,6% là đồng bào dân tộc thiểu số.  
Về  nghề  nghiệp,  tỷ  lệ  phụ  nữ  làm  ruộng  là 
cao  nhất  trong  mẫu  nghiên  cứu  (74,9%),  phù 
hợp  với  phân  bố  thành  phần  nghề  nghiệp  tại 

huyện Khánh Vĩnh với đa số là làm ruộng, tỷ lệ 
phụ nữ nội trợ thấp (8,7%), tỷ lệ trí thức là 9,4%. 
Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cũng  có  điểm  tương 
đồng  về  thành  phần  nghề  nghiệp  với  nghiên 
cứu  của  Phạm  Thị  Ngọc  Xuân  tại  các  xã  vùng 
sâu  huyện  Thủ  Thừa,  Long  An,  có  lẽ  do  2  địa 
điểm nghiên cứu có cùng đặc điểm địa lý, đều là 
vùng sâu vùng xa, nơi điều kiện kinh tế còn thấp 
và  nông  lâm  nghiệp  vẫn  là  nền  tảng.  Trong 
nghiên  cứu  này,  tỷ  lệ  phụ  nữ  làm  ruộng  là 
88,5%,  nội  trợ  chiếm  10,4%  và  chỉ  có  1,1%  là 
công nhân viên(11). So với nghiên cứu của Lê Thị 
Kim  Tuyến(6)  tại  huyện  Bình  Chánh  thành  phố 
Hồ Chí Minh với tỷ lệ nông dân là 14,5% trong 
khi phụ nữ nội trợ chiếm tỷ lệ khá cao (45,2%), 
thành phần phụ nữ làm ruộng trong nghiên cứu 
của  chúng  tôi  thấp  hơn.  Có  lẽ  do  Bình  Chánh 
tuy  trước  đây  là  vùng  đất  nông  nghiệp  nhưng 
trong thời gian trở lại đây, quá trình đô thị hóa 
đã  tiến  nhanh  làm  diện  tích  đất  nông  nghiệp 

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
giảm dần và phụ nữ tại đây không còn  gắn  bó 
nhiều  với  công  việc  đồng  áng.  Trong  khi  đó 
Khánh  Vĩnh  vẫn  là  một  huyện  miền  núi  thuần 
nông, biểu hiện đô thị hóa tại đây vẫn còn ít và 
hạn hẹp nên số lượng phụ nữ làm nông nghiệp 

tại đây chiếm đa số cũng là điều dễ hiểu. 
Nhóm  phụ  nữ  có  trình  độ  học  vấn  cấp  1,  2 
trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ 67,8%. Nhóm phụ 
nữ có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học chỉ 
chiếm 6,6%. Đặc biệt, tỷ lệ phụ nữ mù chữ trong 
nghiên  cứu  khá  cao  (23,4%).  So  với  nghiên  cứu 
của tác giả Huỳnh Văn Nhàn(4) tại Bù Đăng, Bình 
Phước  với  14,6%  phụ  nữ  mù  chữ  thì  tỷ  lệ  của 
chúng  tôi  cao  hơn  nhưng  không  có  ý  nghĩa 
thống  kê  (p  >  0,05).  Với  nghiên  cứu  của  Phạm 
Thị  Ngọc  Xuân(11)  (15%  phụ  nữ  mù  chữ)  thì  sự 
khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi cũng 
không có ý nghĩa (p > 0,05). Tỷ lệ mù chữ và cấp 
1 được chúng tôi ghi nhận là 51,5%, tương đồng 
với kết quả của Lê Thị Kim Tuyến (45,7%)(6). Học 
vấn  thấp,  nghề  nghiệp  sẽ  ảnh  hưởng  đến  thu 
nhập  kinh  tế,  từ  đó  người  phụ  nữ  sẽ  ít  có  hội 
được chăm sóc y tế. 

Về kết quả PTBCTC bất thường 
Hai  trường  hợp  PTBCTC  bất  thường  là  ở  2 
phụ  nữ  37  và  38  tuổi,  dân  tộc  Raglay  và  Tày, 
trình độ học vấn cấp 1 và 2, đều làm ruộng, từng 
khám phụ khoa nhưng chưa được làm PTBCTC. 
Như  vậy  nếu  chỉ  khám  phụ  khoa  đơn  thuần 
không  được  làm  PTBCTC  sẽ  bỏ  sót  những 
trường hợp tiền ung thư vì trong giai đoạn này 
bệnh chưa có triệu chứng lâm sàng. Vì vậy thực 
hiện  PTBCTC  trong  khám  phụ  khoa  là  hết  sức 
cần thiết. 

So sánh kết quả PTBCTC trong nghiên cứu 
của  chúng  tôi  và  các  nghiên  cứu  khác  trong 
nước cho thấy tỷ lệ PTBCTC bất thường chúng 
tôi  ghi  nhận  tại  huyện  Khánh  Vĩnh  đều  thấp 
hơn  so  với  các  tác  giả  khác.  Cụ  thể,  tỷ  lệ 
PTBCTC  bất  thường  trong  nghiên  cứu  này 
thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với 
tỷ  lệ  của  tác  giả  Huỳnh  Văn  Nhàn  (2,2%)  khi 
nghiên  cứu  tại  huyện  Bù  Đăng,  tỉnh  Bình 
Phước  năm  2002  trên  625  phụ  nữ(4),  tác  giả 

Sản Phụ Khoa

Nghiên cứu Y học

Phạm Thị Ngọc Xuân (1,4%) ghi nhận trên 625 
phụ  nữ  tại  huyện  Thủ  Thừa,  tỉnh  Long  An 
năm  2005(11),  tác  giả  Phan  Hồng  Vân  (6,0%) 
nghiên  cứu  năm  2007  trên  1126  phụ  nữ  tại 
huyện  Hòa  Thành,  tỉnh  Tây  Ninh(12),  tác  giả 
Bùi  Thị  Hồng  Nhu  (1,9%)  khảo  sát  trên  1615 
phụ nữ quanh mãn kinh tại thành phố Hồ Chí 
Minh năm 2008(1) và tác giả Lê Thị Kim Tuyến 
(1,5%)  nghiên  cứu  tại  huyện  Bình  Chánh, 
thành  phố  Hồ  Chí  Minh  năm  2009  trên  1244 
phụ nữ(6). 
Các nghiên cứu khác tiến hành tại bệnh viện 
hoặc  phòng  khám  cũng  cho  thấy  tỉ  lệ  PTBCTC 
bất  thường  cao  hơn  so  với  kết  quả  nghiên  cứu 
của chúng tôi. Nghiên cứu năm 1998 của tác giả 

Vũ Thị Nhung tại Phòng khám Phụ khoa bệnh 
viện  Hùng  Vương  ghi  nhận  tỷ  lệ  PTBCTC  bất 
thường  là  1,2%(15).  Tác  giả  Vũ  Bá  Quyết  nghiên 
cứu tại Viện Bảo vệ bà mẹ trẻ em năm 1993 trên 
10.000  phụ  nữ  báo  cáo  tỷ  lệ  bất  thường  là 
1,4%(14). Tỷ lệ PTBCTC bất thường trong nghiên 
cứu của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu này 
có thể do các tác giả trên chọn vào mẫu những 
phụ  nữ  trong  khoảng  tuổi  rộng  hơn,  từ  18  đến 
84  tuổi.  Bên  cạnh  đó,  phụ  nữ  đến  khám  phụ 
khoa tại bệnh viện thường vì những triệu chứng 
bệnh lý hơn là vì lý do đến khám phụ khoa định 
kỳ. Do vậy, tỷ lệ bất thường của các phết tế bào 
có thể cao hơn nghiên cứu trong cộng đồng của 
chúng tôi. Mặt khác, theo thời gian, các chương 
trình tầm soát ung thư CTC đã được triển khai 
rộng hơn và có hiệu quả hơn dẫn đến tỷ lệ bất 
thường  ở  các  nghiên  cứu  trong  thời  gian  gần 
đây có thể thấp hơn so với các nghiên cứu trước. 
So  với  các  nghiên  cứu  nước  ngoài,  tỷ  lệ 
PTBCTC  bất  thường  trong  nghiên  cứu  của 
chúng tôi cũng thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p 
<  0,05).  Năm  2003,  Jamal  tiến  hành  một  nghiên 
cứu  với  mẫu  khá  lớn  gồm  22.089  phụ  nữ  tại 
vùng Tây Ả Rập Saudi thu được tỷ lệ PTBCTC 
bất  thường  là  1,6%(5).  Nghiên  cứu  của  Fadwa 
J.Altaf năm 2006 cũng tại Ả Rập Saudi trên 5132 
phụ nữ cho thấy tỷ lệ PTBCTC khá cao là 4,7%(3). 

5



Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Trong  2  trường  hợp  PTBCTC  bất  thường 
được  ghi  nhận  trong  nghiên  cứu,  có  1  trường 
hợp  ASC‐H  (0,09%)  và  1  trường  hợp  LSIL  kèm 
nhiễm HPV (0,09%). Tương tự tỷ lệ PTBCTC bất 
thường nói chung, tỷ lệ LSIL của chúng tôi cũng 
thấp  hơn  kết  quả  báo  cáo  của  các  tác  giả  khác 
trong nước. Đặc biệt, các nghiên cứu khác không 
thấy ghi nhận ASC‐H. Trong nghiên cứu của tác 
giả  Huỳnh  Văn  Nhàn,  tỷ  lệ  ASCUS,  AGUS  là 
1,6%, LSIL và HSIL chiếm tỷ lệ lần lượt là 0,5% 
và  0,2%(4).  Phạm  Thị  Ngọc  Xuân  ghi  nhận  tỷ  lệ 
ASCUS,  LSIL  và  HSIL  tại  Thủ  Thừa,  Long  An 
năm 2006 lần lượt là 1,0%,  0,3%  và  0,4%(11).  Tác 
giả Bùi Thị Hồng Nhu nghiên cứu trên các phụ 
nữ  quanh  tuổi  mãn  kinh  tại  thành  phố  Hồ  Chí 
Minh năm 2008 ghi nhận tỷ lệ ASCUS, LSIL và 
HSIL lần lượt là 1,1%, 0,3% và 0,4%(1). Tỷ lệ này 
được Lê Thị Kim Tuyến báo cáo từ nghiên cứu 
năm  2009  tại  Bình  Chánh,  thành  phố  Hồ  Chí 
Minh  là  0,8%,  0,3%  và  0,1%(6).  Tác  giả  Phan 
Hồng Vân báo cáo nghiên cứu năm 2007 với tỷ 
lệ ASCUS và AGUS khá cao (4,53%), tỷ lệ LSIL 
(1,24%)  cũng  cao  hơn  so  với  các  nghiên  cứu 
khác(12).  Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  chỉ  có  tổn 

thương trong biểu mô mức độ thấp  và  ASC‐H, 
không có tổn thương trong biểu mô mức độ cao 
cũng  như  ung  thư  tế  bào  gai  hay  tế  bào  tuyến. 
Do vậy kết quả này có sự khác biệt với kết quả 
của các tác giả trên. Sự khác biệt này có thể do 
các  tác  giả  trên  tiến  hành  nghiên  cứu  ở  những 
địa  phương  chưa  thực  hiện  tầm  soát  ung  thư 
CTC. Tại huyện Khánh Vĩnh, chương trình tầm 
soát  ung  thư  và  các  tổn  thương  tiền  ung  thư 
CTC đã có hiệu quả tốt, góp phần làm giảm tỷ lệ 
các tổn thương trong biểu mô CTC mức độ cao 
cũng như ung thư CTC. 
So sánh với các nghiên cứu nước ngoài, sự phân 
bố  kết  quả  PTBCTC  bất  thường  trong  nghiên 
cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của 
tác giả Malkawi SR trong gần 4 năm tại Jordan 
và  được  báo  cáo  năm  2004  với  tỷ  lệ  ASCUS, 
AGUS  là  0,8%  và  LSIL  là  0,2%,  không  có  HSIL 
và ung thư CTC. Đây có thể là kết quả khả quan 
của  việc  tầm  soát  ung  thư  CTC  tại  đây(7).  Các 

6

nghiên  cứu  khác  của  Thistle  PJ  và  Mohammad 
Shoaib  Khan  lại  không  ghi  nhận  ASCUS  và 
AGUS  nhưng  có  HSIL  và  ung  thư  tế  bào  gai 
CTC với tỷ lệ lần lượt là 3,6% và 2,0%(9,13). Riêng 
trong  nghiên  cứu  của  Thistle(13)  ở  Zimbabwe 
năm  1997,  tỷ  lệ  LSIL  rất  cao  (12%)  có  thể  do 
Zimbabwe là một nước nghèo, đời sống kinh tế 

xã hội còn ở mức thấp, đây là một yếu tố nguy 
cơ  của  ung  thư  và  các  tổn  thương  tiền  ung  ở 
CTC. Hơn nữa, nghiên cứu này được thực hiện 
năm 1997, có thể vào thời điểm cách đây hơn 10 
năm, chương trình tầm soát ung thư CTC tại đất 
nước  này  còn  hạn  chế  và  chưa  được  quan  tâm 
đúng mức. 

KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu cắt ngang trên 1176 phụ nữ 
từ  18  đến  60  tuổi  tại  huyện  Khánh  Vĩnh,  tỉnh 
Khánh  Hòa,  chúng  tôi  đã  thu  được  những  kết 
quả sau: 
‐ Tỷ lệ PTBCTC bất thường là 0,2%. 
‐  Có  2  trường  hợp  PTBCTC  bất  thường, 
trong  đó  có  1  trường  hợp  ASC‐H  và  1  trường 
hợp LSIL 
‐ Nghiên cứu không xác định được mối liên 
quan  giữa  tuổi,  tuổi  quan  hệ  tình  dục  lần  đầu, 
tình  trạng  kinh  tế  xã  hội  và  tiền  căn  sản  phụ 
khoa  với  tỷ  lệ  PTBCTC  bất  thường  vì  số  lượng 
mẫu  PTBCTC  bất  thường  thu  được  chỉ  có  2 
trường hợp. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

3.


4.

Bùi Thị Hồng Nhu (2008), Tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 
quanh tuổi mãn kinh tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2003, Luận 
văn Thạc sĩ y học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Trường 
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1‐53. 
Charles  R.B.B.,  Frank  W.L.,  Barbara  M.B,  William  N.P.H, 
Douglas  W.L.,  Roger  P.S.,  (2010),  “Cervical  Neoplasia  and 
Carcinoma”,  Obstetrics and Gynecology,  6th  Edition,  Published 
in  collaboration  with  ACOG,  Lippincott  William  &  Wilkins, 
pp375‐387. 
Fadwa J.A., FRCPC, FIAC (2006), “Cervical cancer screening 
with  pattern  of  Pap  smear  ‐  Review  of  multicenter”,  Saudi 
Med J 2006, Vol 10, pp.1498‐1502. 
Huỳnh  Văn  Nhàn  (2002),  Tầm  soát  ung  thư  cổ  tử  cung  trong 
cộng đồng dân cư huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước, Luận văn tốt 
nghiệp  Chuyên  khoa  cấp  II,  Bộ  Giáo  dục  Đào  tạo,  Bộ  Y  tế, 
Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1‐50. 

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
5.

6.

7.


8.

9.

10.
11.

Jamal, A.A., Al‐Maghrabi, J.A., (2003), “Profile of Pap  smear 
Cytology in the Western region of Saudi Arabia”, Saudi Med J 
2003; 24, p. 1225‐1229. 
Lê Thị Kim Tuyến (2008), Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường 
và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18‐60 tuổi tại huyện Bình Chánh 
năm 2008, Luận văn Thạc sĩ y học, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Y 
tế, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1‐54. 
Malkawi,  S.R.,  Abu  Hazeem,R.M.,  Hajjat,  B.M.,  et  al,  (2004), 
“Evaluation  of  cervical  smear  at  King  Hussein  Medical 
Center, Jordan, over three and a half years”, La revue de sant 
de la Mediterrane orientale, Vol 10, No. 4/5. 
Manos M. M., Kinney W. K., Hurley L. B. et al, “Identifying 
women  with  cervical  neoplasia  using  HPV  DNA  testing  for 
equivocal Pap results”, JAMA 1999, 281(17), pp.1605‐1610. 
Mohammad,S.K., et al, (2005), “Pap smear Screening for Pre‐
cancerous Conditions of the Cervical Cancerʺ, Pak J Med Res, 
Vol 44, No.3. 
Ostor, A.G., (1993), “Cervical Dysplasia and Invasive Cervical 
Cancer”, Int J Gyne Path 1993 (12), pp.186‐192. 
Phạm Thị Ngọc Xuân (2006), Tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ 
nữ các xã vùng sâu huyện Thủ Thừa, Luận văn Thạc sĩ y học, Bộ 
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Trường Đại học Y Dược thành 
phố Hồ Chí Minh, tr. 1‐49. 

 

Sản Phụ Khoa

12.

13.

14.

15.

Nghiên cứu Y học

Phan Hồng Vân (2007), Tỷ lệ tổn thương tiền ung thư – ung thư 
cổ  tử  cung  ở  phụ  nữ  25‐65  tuổi  tại  huyện  Hòa  Thành  tỉnh  Tây 
Ninh, Luận văn Thạc sĩ Y học, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Y tế, 
Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1‐50. 
Thistle, P.J., Chirenje, Z.M, (1997), “Cervical cancer screening 
in a rural population of Zimbabwe”, Cent Afr Med, 43 (9), pp. 
246‐251. 
Vũ  Bá  Quyết  (1993),  Kết  quả  phát  hiện  ung  thư  cổ  tử  cung 
bằng tế bào học ‐ soi cổ tử cung ‐ giải phẫu bệnh lý, Luận văn 
tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 
Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 
Vũ  Thị  Nhung,  Trần  Thị  Vân  Anh,  Trương  Công  Việt, 
Nguyễn  Trọng  Hậu  (1998),  “Phát  hiện  sớm  tổn  thương  tiền 
ung thư tại phòng khám phụ khoa bệnh viện Hùng Vương”, 
Số đặc biệt chuyên đề ung bướu học, Y học thành phố Hồ Chí 
Minh, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Phụ 

bản 3, tập 2, tr.228‐234. 

 
Ngày nhận bài báo 

 

 

: 30/11/2013 

Ngày phản biện nhận xét bài báo 

: 02/12/2013 

Ngày bài báo được đăng 

: 05/01/2014 

 

7



×