Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

TỶ LỆ VIÊM ÂM ĐẠO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ ĐẾN KHÁM PHỤ KHOA TẠI BV. ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.08 KB, 8 trang )

TỶ LỆ VIÊM ÂM ĐẠO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ
ĐẾN KHÁM PHỤ KHOA TẠI BV. ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Trần Thị Lợi*, Ngũ Quốc Vĩ**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ viêm âm đạo do 3 tác nhân thường gặp và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 1849 tuổi đến tại phòng khám phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang.
Phương pháp: Trong thời gian từ 01/02/2008 -15/07/2008, 408 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đến khám
phụ khoa tại phòng khám phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ được chọn vào nghiên cứu. Chúng
tôi phỏng vấn để tìm các yếu tố liên quan, khám lâm sàng, thử pH dịch âm đạo, làm thử nghiệm Whiff và soi tươi
để chẩn đoán 3 tác nhân gây viêm âm đạo thường gặp.
Kết quả: Qua 408 trường hợp nghiên cứu tỷ lệ viêm âm đạo do 3 tác nhân là 34,1% trong đó nhiễm khuẩn
âm đạo là 25,7%, viêm âm đạo do nấm Candida là 10% và viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis là 2,7%. Các
yếu tố liên quan đến viêm âm đạo bao gồm: thói quen thụt rửa âm đạo bằng dung dịch sát khuẩn, rửa âm hộ bằng
dung dịch sát khuẩn, quan hệ tình dục khi bị viêm âm đạo, nguồn nước tắm, giặt và vệ sinh phụ nữ.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tỷ lệ viêm âm đạo còn cao, nhất là nhiễm khuẩn âm đạo.
Vì vậy nên sử dụng tiêu chuẩn Amsel và soi tươi khí hư trong chẩn đoán viêm âm đạo do các tác nhân thường
gặp để tránh bỏ sót hay điều trị quá mức bệnh lý này. Đồng thời việc chẩn đoán viêm âm đạo nên có kèm theo xét
nghiệm cận lâm sàng: soi tươi khí hư để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị hiệu quả, hợp lý
hơn.

ABSTRACT
PREVALENCE OF VAGINITIS AND RELATIONAL FACTORS IN WOMEN COME TO CAN THO
CENTRAL GENERAL HOSPITAL FOR GYNECOLOGICAL EXAMINATION
Tran Thi Loi, Ngu Quoc Vi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 11 - 16
Objective: to define the prevalence of vaginitis caused by 3 common agents and relational factors of women
age 18-49 years old come to Can Tho Hospital to have gynecologic examination.
Design: cross-sectional study.
Materials and methods: from 1st Feb, 2008 to 15th Jul, 2008. 408 women came to the Gynecological
Consulting-room, Can Tho Central General Hospital for gynecological examination were recruited. We
interviewed to find out relational factors of vaginitis, made clinical examination, took specimen of vaginal


discharge for pH, Whiff test and wet mount analysis to determine the cause of vaginitis.
Results: Among 408 cases were recruited, the prevalence of vaginitis was 34.1%. Bacterial vaginosis was
diagnosed in 25.7% cases, Candidiasis was detected in 10% and Trichomoniasis was 2.7% cases. Relevant factors
of vaginitis include: habits of vaginal douching or vulvar washing with antiseptic so lution regularly, have sexual
relations while suffering from vaginitis, water supply for bathing, washing and feminine hygiene.
Conclusion: The study showed high prevalence of vaginitis, especially high in bacterial vaginosis. Therefore,
women attending various healthcare facilities should be diagnosed for bacterial vaginosis, Candidiasis,
Trichomoniasis by using both Amsel’s diagnostic criterion and wet mount analysis to improve the quality of
diagnosis and treatment.
* Bộ môn Phụ Sản - Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, ** Bộ môn Phụ Sản - Đại Học Y Dược Cần Thơ

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm đường sinh dục hiện nay đang là một
vấn đề quan trọng của chăm sóc sức khỏe sinh
sản trong cộng đồng do có tỷ lệ mắc bệnh cao
đồng thời có thể để lại các di chứng lâu dài nếu
không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Trong các bệnh lý nhiễm khuẩn đường sinh
dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì
90% các trường hợp viêm âm đạo là do 3 tác
nhân chính: nấm Candida, trùng roi Trichomonas
vaginalis và nhiễm khuẩn âm đạo(19). Ước tính
trên thế giới có khoảng 180 triệu phụ nữ mắc
Trichomonas vaginalis, từ 10% đến 50% phụ nữ
trong độ tuổi sinh sản và 20% phụ nữ mang thai

bị nhiễm khuẩn âm đạo, trong đó 25% đến 50%
có thể không có triệu chứng(20) và trung bình 75%
phụ nữ đã từng bị viêm âm đạo do nấm Candida.
Thực tế tại thành phố Cần Thơ hiện nay, việc
chẩn đoán viêm âm đạo vẫn chưa được quan
tâm đúng mức. Việc chẩn đoán để đi đến quyết
định điều trị một trường hợp viêm âm đạo còn
chủ yếu chỉ dựa vào lâm sàng (hỏi bệnh sử, quan
sát tính chất khí hư), chỉ có một ít được cho làm
xét nghiệm soi tươi nhưng kết quả trả về lại
không chuẩn: kỹ thuật viên xét nghiệm không
bao giờ trả lời có sự hiện diện của ”Clue cell”.
Điều này làm cho việc chẩn đoán và điều trị
viêm âm đạo không chính xác, có thể bị bỏ sót
bệnh hoặc chẩn đoán và điều trị quá mức dẫn
đến loạn khuẩn âm đạo và bệnh nhân dễ bị tái
phát viêm âm đạo hơn.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm
mục tiêu xác định lại tỷ lệ viêm âm đạo do 3
tác nhân thường gặp (Gardnerella vaginalis,
nấm Candida và Trichomonas vaginalis) ở những
phụ nữ tại thành phố Cần Thơ và vùng phụ
cận đến khám tại phòng khám phụ khoa Bệnh
viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Thông
qua đó chúng tôi cũng khảo sát một số yếu tố
có liên quan đến tình trạng viêm âm đạo đồng
thời cũng để cho cơ sở thực hành thấy được
tầm quan trọng của việc chẩn đoán viêm âm
đạo theo tiêu chuẩn lâm sàng của Amsel, sự


Chuyên Đề Sản Phụ Khoa
2

khác biệt trong soi tươi nấm Candida và
Trichomonas vaginalis tại chỗ so với gởi đến
phòng xét nghiệm.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ 01/02/2008 đến
15/07/2008, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu
cắt ngang trên 408 bệnh nhân đến khám tại
phòng khám phụ khoa Bệnh viện Đa khoa
Trung Ương Cần Thơ

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tuổi từ 18 – 49, đã có quan hệ tình dục và
đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ
Đang hành kinh hoặc ra huyết âm đạo, đặt
thuốc hay thụt rửa âm đạo trong vòng 48 giờ
trước đó, có dùng kháng sinh trong vòng 1
tháng trước khi đi khám, đã phẫu thuật cắt
buồng trứng 2 bên hay đã mãn kinh, đang có
thai hay nghi ngờ có thai.
Phương pháp chọn mẫu
Ngẫu nhiên hệ thống
Phương pháp tiến hành
Phụ nữ đến khám sau khi được chọn sẽ
được phỏng vấn theo bảng câu hỏi được thiết kế
sẵn, khám lâm sàng để đánh giá tính chất khí

hư, dùng một que gòn lấy khí hư từ túi cùng bên
của âm đạo, tránh chạm vào chất nhầy của cổ tử
cung, phết trực tiếp lên giấy thử pH để xác định
độ pH âm đạo. Ngửi mùi khí hư trước và sau
khi nhỏ KOH 10% lên que gòn có chứa khí hư
trên. Thử nghiệm Whiff được xem là dương tính
khi có mùi cá thối tăng sau khi nhỏ KOH 10%.
Chuẩn bị sẵn một lame sạch trên có nhỏ sẵn một
giọt xanh methylene 0,1%. Dùng đầu gỗ của que
gòn lấy khí hư từ thành bên của âm đạo hòa vào
giọt xanh methylene trên lam, đặt lamelle lên
trên và soi trực tiếp dưới kính hiển vi ở vật kính
10 và vật kính 40 để tìm “Clue” cell và nấm
Candida. Trường hợp nghi ngờ nhiễm
Trichomonas vaginalis lấy một que gòn khác,
dùng đầu gỗ lấy khí hư và soi tươi với nước
muối sinh lý tìm Trichomonas vaginalis hình thoi


đang chuyển động.
Số liệu được phân tích bằng phần mềm
SPSS. Nghiên cứu không vi phạm y đức vì tất cả
phụ nữ đều được hỏi ý kiến và đồng ý tham gia
nghiên cứu, các thủ thuật khám, lấy bệnh phẩm
đều không xâm hại đến người bệnh đồng thời
đây cũng là các xét nghiệm thường quy áp dụng
khi khám phụ khoa, các thông tin thu nhận được
từ người bệnh đều được giữ bí mật, phụ nữ
tham gia nghiên cứu và phụ nữ đến khám trong
thời gian nghiên cứu (nếu có nhu cầu) sẽ được

hướng dẫn các kiến thức đúng về phòng tránh
viêm âm đạo và được thực hiện thăm khám đầy
đủ, phụ nữ bị bệnh sẽ được kê toa điều trị theo
phác đồ.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ 01/02/2008 đến 15/07/2008,
qua chọn ngẫu nhiên có 408 đối tượng phù hợp
điều kiện chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên
cứu, với kết quả như sau:

Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia
nghiên cứu

Nhóm
tuổi

Nơi ở
Trình độ
học vấn

Đặc điểm
18- 24
25- 29
30- 34
35- 39
40- 44
45- 49
Thành thị

Ngoại ô
Nông thôn
Mù chữ
Cấp I
Cấp II
Cấp III

Tần số Tỷ lệ (%)
29
7,1
87
21,3
72
17,7
67
16,4
89
21,8
64
15,7
96
23,5
74
18,2
238
58,3
16
3,9
113
27,7

176
43,1
66
16,2

Nghề
nghiệp
vợ

Nghề
nghiệp
chồng

Tình
trạng
kinh tế
Tình
trạng
hôn
nhân

Đặc điểm
Trên cấp III
Nông nghiệp
Buôn bán
Công nhân
Nội trợ
Văn phòng
Khác
Nông nghiệp

Buôn bán
Công nhân
Nội trợ
Văn phòng
Khác
Thiếu thốn
Tương đối đầy đủ
Có tích lũy
Đang sống với chồng

Tần số Tỷ lệ (%)
37
9,1
167
40,9
89
21,8
28
6,9
67
16,4
29
7,1
28
6,9
186
45,6
67
16,4
31

7,6
9
2,2
35
8,6
80
19,6
86
21,1
267
65,4
55
13,5
389
95,3

Ly thân/ly dị/góa/độc
thân/chồng ở xa

19

4,7

Chưa sanh
Sanh 1 đến 2 lần
Sanh 3 đến 5 lần

69
297
42


16,9
72,8
10,3

Số lần
sanh

Nhận xét: Tuổi thấp nhất là 19, cao nhất là
49, tuổi trung bình là 35,49 ± 7,88. Độ tuổi từ 25
đến 39 chiếm tỷ lệ 55,4%. 58,3% sống ở nông
thôn. 43,1% có học vấn cấp II. Nông nghiệp
chiếm 40,9% ở phụ nữ và 45,6% ở chồng. 65,4%
có kinh tế tương đối đầy đủ. 95,3% đang sống
với chồng. 72,8% sanh từ 1- 2 lần.

Tỷ lệ viêm âm đạo
Tỷ lệ viêm âm đạo do 3 tác nhân thường gặp
trong nghiên cứu này là 34,1% (khoảng tin cậy
95%: 29,5%- 38,7% với độ phù hợp chẩn đoán
Kappa = 0,895) trong đó phân bố như sau:
Viêm âm đạo
Nhiễm khuẩn âm đạo
Nấm Candida
Trichomonas vaginalis

Tần số
105
41
11


Tỷ lệ (%)
25,7
10,0
2,7

Các yếu tố liên quan đến viêm âm đạo
Bảng 2. Các yếu tố liên quan đến viêm âm đạo
Viêm âm đạo
Đặc điểm

Quan hệ tình dục khi viêm âm đạo
Nguồn nước tắm, giặt chính

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa


Không
Nước máy
Nước giếng

Không
Tần số
%
6
40,0
263
66,9
161
72,2

72
61,5

p


Tần số
9
130
62
45

%
60,0
33,1
27,8
38,5

0,031
0,007

3


Đặc điểm

Nguồn nước vệ sinh phụ nữ
Thụt rửa âm đạo thường xuyên
Rửa âm hộ bằng dung dịch sát
khuẩn


Viêm âm đạo
Không

Tần số
%
Tần số
Khác
36
52,9
32
Nước đã xử lý
165
71,7
65
Nguồn nước tự nhiên
104
58,4
74

77
57,5
57
Không
192
70,1
82

142
61,2

90
Không
127
72,2
49

Nhận xét: Phân tích thống kê bằng phép
kiểm Chi bình phương và kiểm định chính xác
Fisher cho thấy các yếu tố nơi ở, nhóm tuổi, nghề
nghiệp vợ, nghề nghiệp chồng, trình độ văn hóa,
tình trạng kinh tế, tình trạng hôn nhân, số lần
quan hệ tình dục trong tuần, thói quen ăn mặc,
thói quen lau rửa âm hộ sau tiểu, sau giao hợp,
số lần sanh, phương pháp ngừa thai và tiền căn
đặt thuốc âm đạo không có liên quan đến tình
trạng viêm âm đạo
Phụ nữ có quan hệ tình dục khi bị viêm âm
đạo có tỷ lệ viêm âm đạo cao hơn: OR = 3,03
(KTC 95%: 2,52- 3,66)
Phụ nữ sử dụng các nguồn nước khác (sông,
hồ, ao...) để tắm giặt có tỷ lệ viêm âm đạo cao
nhất (47,1%), phụ nữ sử dụng nước máy để tắm
có tỷ lệ viêm âm đạo thấp nhất (27,8%): OR
(nước máy/nước giếng) = 0,62 (KTC 95%: 0,530,71); OR (nước máy/nguồn nước khác) = 0,43
(KTC 95%: 0,40- 0,47). Sử dụng nước giếng và
nước khác có tỷ lệ viêm âm đạo khác biệt không
có ý nghĩa thống kê.
Phụ nữ sử dụng nguồn nước tự nhiên để vệ
sinh phụ nữ có tỷ lệ viêm âm đạo cao hơn những
người sử dụng nguồn nước đã qua xử lý để vệ

sinh phụ nữ (41,6% so với 28,3%): OR = 1,81
(KTC 95%: 1,19- 2,73).
Phụ nữ có thói quen thụt rửa âm đạo và rửa
âm hộ bằng dung dịch sát khuẩn có tỷ lệ viêm
đạo cao hơn so với các phụ nữ không có thói
quen này (42,5% so với 29,9% và 38,8% so với
27,8% tương ứng). Tính được nguy cơ viêm âm
đạo do thói quen thụt rửa âm đạo OR = 1,73
(KTC 95%: 1,57- 1,92) và do thói quen rửa âm hộ
bằng dung dịch sát khuẩn OR = 1,64 (KTC 95%:

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa
4

p
%
47,1
28,3
41,6
42,5
29,9
38,8
27,8

0,005
0,012
0,021

1,41- 1,91).
Trong nghiên cứu này cũng tìm thấy mối

liên quan giữa nhiễm khuẩn âm đạo và viêm âm
đạo do Trichomonas vaginalis: OR = 5,34 (KTC
95%:1,53- 18,63).

BÀN LUẬN
Tỷ lệ viêm âm đạo chung do 3 tác nhân
trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết
quả trong các nghiên cứu của Lê Hồng Cẩm(12),
Nguyễn Thị Huệ(14) và Đàm Phi Long(6). Trong
đó nghiên cứu của 2 tác giả Lê Hồng Cẩm và
Đàm Phi Long được thực hiện tại cộng đồng
nhưng vẫn có kết quả cao tương tự so với nghiên
cứu của chúng tôi. Đặc biệt trong nghiên cứu của
tác giả Châu Thị Khánh Trang tỷ lệ này lên đến
43,25%(5). Điều đó cho thấy viêm âm đạo là bệnh
lý có tỷ lệ bệnh lưu hành trong cộng đồng cao
nên cần được quan tâm đúng mức.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn âm đạo phù hợp với
nghiên cứu của tác giả Trần Thị Lợi, Cao Thị
Phương Trang(15). Theo nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Hồng Hoa(13) có tỷ lệ nhiễm khuẩn âm
đạo thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi do mẫu
nghiên cứu của tác giả này là phụ nữ đang mang
thai, có thể khi mang thai người phụ nữ chú ý
giữ gìn vệ sinh hơn, hạn chế các vấn đề thụt rửa
âm đạo, quan hệ tình dục hay sử dụng kháng
sinh uống/ đặt âm đạo, đồng thời một phần
cũng do thay đổi nội tiết trong thai kỳ... nên tỷ lệ
có thấp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi. Tuy
nhiên với tỷ lệ hơn 10% phụ nữ mang thai bị

nhiễm khuẩn âm đạo là vấn đề cần phải được
quan tâm để tầm soát và điều trị kịp thời, đúng
mức tránh để các biến chứng cho thai kỳ. Các
nghiên cứu của các tác giả còn lại đều có tỷ lệ


nhiễm khuẩn thấp hơn so với nghiên cứu của
chúng tôi, sự khác biệt này chủ yếu là do sự khác
nhau của đặc tính dân số từng vùng, ở từng thời
điểm khác nhau, trong đó các tác giả Lê Hồng
Cẩm(12), Đàm Phi Long(6) và Châu Thị Khánh
Trang(5) thực hiện nghiên cứu tại cộng đồng.
Điều này cũng là một yếu tố tạo nên sự khác biệt
giữa các nghiên cứu. Tỷ lệ nhiễm khuẩn âm đạo
của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của
các tác giả Georgijevíc(8) và Bhalla(2). Điều phù
hợp nữa là các nghiên cứu này đều được thực
hiện tại bệnh viện hay cơ sở thực hành lâm sàng,
chỉ có nghiên cứu của Bhalla là thực hiện tại
cộng đồng nhưng chọn mẫu ngẫu nhiên theo
khối gồm có cả ở thành thị và nông thôn. Nghiên
cứu của tác giả Fang(7) thực hiện tại cộng đồng có
tỷ lệ thấp hơn của chúng tôi (5,9%), còn lại đều
cao hơn đáng kể: nghiên cứu của Amral(1) có tỷ lệ
nhiễm khuẩn âm đạo là 51%, các nghiên cứu của
Bradshaw(3), Iavazzo(10), Landers(11) và Brotman(4)
đều trên 40%. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên
cứu này cũng nằm trong khoảng từ 10% đến
50% theo như y văn.
Về viêm âm đạo do nấm Candida: trong

nghiên cứu của tác giả Châu Thị Khánh Trang(5)
có tỷ lệ cao đáng kể (44,9% và 28,75%), còn lại
trong các nghiên cứu khác đều xấp xỉ trên dưới
10% tương tự như kết quả của chúng tôi. Sự
khác biệt này có thể do tác giả Nguyễn Thị Ngọc
Khanh nghiên cứu trên các phụ nữ có thai là yếu
tố thuận lợi cho nhiễm nấm Candida dù tỷ lệ này
có cao hơn so với y văn (từ 20% - 40%). Còn tác
giả Châu Thị Khánh Trang chỉ nghiên cứu trên
đối tượng là phụ nữ dân tộc Chăm nên có thể sự
khác biệt một phần do yếu tố phong tục tập
quán, môi trường sống tác động đến sự thay đổi
tỷ lệ này. Tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida của
các tác giả Iavazzo(10), Landers(11) là cao hơn hẳn
các tác giả khác (38% và 42,5%). Trong khi
Parveen nghiên cứu trên các thai phụ, còn
Iavazzo nghiên cứu trên đối tượng là nữ công
nhân đều là các nhóm đối tượng đặc thù. Riêng
tác giả Landers(11) sử dụng tiêu chuẩn cấy trên
thạch Sabouraud để chẩn đoán nấm Candida. Có

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

thể yếu tố này đã làm cho kết quả khác biệt so
với các tác giả khác. Các tác giả còn lại có tỷ lệ
dao động từ 5% đến 25%, tương đối phù hợp với
y văn.
Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis ở các
nghiên cứu trong nước và nước ngoài đều dao
động trong khoảng từ 1%- 15% phù hợp với y

văn. Đây là bệnh lý liên quan đến thói quen tình
dục nhiều hơn là do các yếu tố dịch tễ thông
thường (ngoại trừ nguồn gốc da đen và hút
thuốc lá) nên được xếp vào nhóm các bệnh lây
truyền qua đường tình dục.
Có sự liên hệ giữa viêm âm đạo với thói
quen thụt rửa âm đạo, thói quen rửa âm hộ bằng
dung dịch sát khuẩn và quan hệ tình dục khi bị
viêm âm đạo. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Hồng Hoa(13) là có mối
liên hệ giữa viêm âm đạo với thói quen thụt rửa
âm đạo và rửa âm hộ bằng dung dịch sát khuẩn.
Tác giả Châu Thị Khánh Trang(5) cũng thấy rằng
rửa sâu trong âm đạo làm tăng nguy cơ viêm âm
đạo trong khi thói quen lau khô âm hộ sau tắm
rửa là yếu tố bảo vệ đối với viêm âm đạo. Thêm
vào đó tác giả Brotman(4) cũng thấy rằng có mối
liên hệ giữa thói quen thụt rửa âm đạo với tình
trạng nhiễm khuẩn âm đạo. Ngược lại, tác giả
Amaral(1) lại thấy rằng thụt rửa âm đạo không
làm tăng nguy cơ bị viêm âm đạo. Kết quả
nghiên cứu của tác giả Trần Thị Lợi, Cao Thị
Phương Trang(15) cũng thấy rằng có liên hệ giữa
viêm âm đạo với thói quen rửa âm hộ bằng
dung dịch sát khuẩn, lau rửa âm hộ sau giao hợp
và lau rửa âm hộ sau tiểu. Tương tự, tác giả Đàm
Phi Long(6) cũng tìm thấy mối liên hệ giữa viêm
âm đạo với thói quen thay băng thường xuyên
khi có kinh và lau khô âm hộ sau tắm. Mặc dù
không có sự giống nhau hoàn toàn trong kết quả

nghiên cứu của các tác giả khác nhau nhưng dễ
nhận thấy rằng các yếu tố như thụt rửa âm đạo,
rửa âm hộ bằng dung dịch sát khuẩn, thói quen
lau rửa âm hộ sau tiểu, sau giao hợp, quan hệ
tình dục khi viêm, thay băng thường xuyên khi
có kinh hay nói cách khác là các thói quen vệ
sinh phụ nữ và vệ sinh kinh nguyệt đều có mối

5


liên hệ với tình trạng viêm âm đạo.
Sử dụng nước máy để tắm giặt làm giảm
nguy cơ viêm âm đạo. Tương tự, sử dụng nước
đã xử lý để vệ sinh phụ nữ cũng có thể làm giảm
nguy cơ này. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của tác giả Huỳnh Thị Trong(9). Các tác giả
Trần Thị Lợi(15) và Đàm Phi Long(6) thì cho rằng
không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
nguồn nước tắm giặt.

KẾT LUẬN
Viêm âm đạo do 3 tác nhân thường gặp
vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao kể cả các nghiên
cứu được thực hiện trên cộng đồng cho thấy
đây là bệnh lý lưu hành khá phổ biến, do đó
cần phải có nhiều biện pháp nhằm hạn chế
bệnh lý này: chẩn đoán bệnh nhân khí hư trên
thực tế nên dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán lâm
sàng của Amsel hay ít nhất là phòng xét

nghiệm Vi sinh cũng nên trả lời có hay không
có Clue cell nhằm nâng cao độ chính xác của
chẩn đoán lâm sàng. Tuyên truyền, giáo dục
người dân nâng cao kiến thức và có kiến thức
đúng về các phương pháp vệ sinh phụ nữ, vệ
sinh kinh nguyệt. Nhắc nhở tác hại của việc tự
ý mua thuốc đặt điều trị viêm âm đạo hay lạm
dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.
7.

Amaral R., Giraldo P.C., Gonçalves A.K., Junior J.E., SantosPereira S., Linhares I., Passos M.R. Evaluation of hygienic
douching on the vaginal microflora of female sex workers. Int J STD
AIDS. 2007 Nov;18(11):770-773
Bhalla P., Chawla R., Garg S., Singh M.M., Raina U., Bhalla R.,
Sodhanit P. Prevalence of bacterial vaginosis among women in
Delhi, India. Indian J Med Res. 2007 Feb;125(2):167-172
Bradshaw C.S., Morton A.N., Garland S.M., Morris M.B., Moss

L.M., Fairley C.K. Higher-risk behavioral practices associated with
bacterial vaginosis compared with vaginal candidiasis. Obstet
Gynecol. 2005 Jul;106(1):105-114
Brotman R.M., Klebanoff M.A., Nansel T.R., Andrews W.W.,
Schwebke J.R., Zhang J., Yu K.F., Zenilman J.M., Scharfstein
D.O. A longitudinal study of vaginal douching and bacterial
vaginosis--a marginal structural modeling analysis. Am J Epidemiol.
2008 Jul 15;168(2):188-196. Epub 2008 May 23.
Châu Thị Khánh Trang. Viêm âm đạo do những tác nhân gây bệnh
thường gặp và các yếu tố liên quan ở phụ nữ Chăm trong tuổi sinh
đẻtỉnh Ninh Thuận, 2004. Luận án tốt nghiệp chuyên khoa II,
2005
Đàm Phi Long. Viêm âm đạo do những tác nhân thường gặp và các
yếu tố liên quan. Luận văn thạc sĩ y khoa, 2003, tr.37-70
Fang X., Zhou Y., Yang Y., Diao Y., Li H. Prevalence and risk

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa
6

8.

9.

10.

11.

12.

13.

14.

15.

factors of trichomoniasis, bacterial vaginosis, and candidiasis for
married women of child-bearing age in rural Shandong. Jpn J Infect
Dis. 2007 Sep;60(5):257-261
Georgijevic A., Cjukic- Ivancevic S., Bujko M. Bacterial vaginosis.
Epidemiology and risk factors. Srp Arh Celok Lek. 2000 JanFeb;128 (1-2):29-33
Huỳnh Thị Trong, Nguyễn Quốc Chính, Nguyễn Văn Tú. Tình
hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong tuổi sinh đẻ
tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2002. Hội nghị Việt Pháp châu Á
Thái Bình Dương lần V, 2005
Iavazzo C., Vogiatzi C., Falagas M.E. A retrospective analysis of
isolates from patients with vaginitis in a private Greek
obstetric/gynecological hospital (2003-2006). Med Sci Monit. 2008
Apr;14(4):CR228-231
Landers D.V., Wiesenfeld H.C., Heine R.P., Krohn M.A., Hillier
S.L. Predictive value of the clinical diagnosis of lower genital tract
infection in women. AmJ Obstet Gynecol. 2004;190(4):1004-1010.
Lê Hồng Cẩm. Khảo sát tần suất viêm âm đạo, cổ tử cung ở
phụ nữ từ 15- 49 tuổi có gia đình tại huyện Hóc Môn. Chuyên
đề Sản- niệu, Y học Tp.HCM số đặc biệt HNKHKT trường ĐH
Y Dược Tp. HCM lần thứ 19: tr.13- 16
Nguyễn Hồng Hoa. Nhiễm khuẩn âm đạo trong thai kỳ tại
bệnh viện Từ Dũ. Luận văn chuẩn hóa thạc sĩ, 2005, tr.32-66
Nguyễn Thị Huệ. Mối liên quan giữa kiến thức hành vi về vệ
sinh phụ nữ với tình trạng viêm âm đạo. Luận văn tốt nghiệp
chuyên khoa cấp II ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, 2003, tr.43108
Trần Thị Lợi, Cao Thị Phương Trang. Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm

khuẩn âm đạo và một số yếu tố liên quan. Chuyên đề Sản phụ
khoa- Y học Tp. Hồ Chí Minh, tập 7 phụ bản số 1, 2003:tr.9-12


Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

7


Chuyên
Đề Sản Phụ Khoa
8



×