Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN- 2005 B TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.68 KB, 26 trang )

Sự sáng tạo của giáo viên trong làm và sử dụng sơ đồ để dạy học môn Sử
SỰ SÁNG TẠO CỦA GIÁO VIÊN TRONG LÀM VÀ SỬ DỤNG
SƠ ĐỒ ĐỂ DẠY HỌC BỘ MÔN SỬ6,7,8.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đổi mới giáo dục phổ thông là việc làm rất quan trọng nhằm phát triển giáo
dục đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế xã hội cũng như nguyện vọng phát triển
của người học. Ngay từ năm 1963, trong hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dạy
tốt, học tốt” của ngành giáo dục, việc chống lối dạy học thụ động, thầy đọc – trò
chép đã được đặt ra. Bác Hồ đã căn dặn: … “Về giảng dạy tránh lối dạy nhồi sọ”…
“Về học tập tránh lối học vẹt”. “Các cháu không nên học gạo, không nên học lối
học vẹt…Học phải suy nghĩ, phải có liên hệ với thực tiễn, phải có thí nghiệm và
thực hành. Học và hành phải kết hợp với nhau”.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã khẳng định: “Phương pháp dạy học
mà các đồng chí nêu ra, nói gọn lại là lấy người học làm trung tâm.., nói cho cùng,
phương pháp này là tích cực. Sự tích cực này thể hiện nó có chiều sâu, nó tạo cho
người học, tức là trung tâm, phát huy được trí tuệ, tư duy, óc thông minh của
mình…Điều thứ hai của phương pháp này là giúp cho người ta phương pháp tự học
và lòng ham học. Đó là cái quý nhất.
Ở trường học, bất cứ là trường gì, cũng chỉ có thể cung cấp cho con người
khối lượng tri thức giới hạn. Trong khi đó, khả năng hiểu biết, sự mong muốn của
con người trong cả cuộc đời lại là vô cùng. Cần đào tạo con người mới vươn lên
mãi mãi trong quá trình cuộc sống”
Định hướng đó đã được khẳng định trong nghị quyết Trung ương II khoá
VIII và đã được pháp chế hóa trong Luật giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh”.
Trong những năm gần đây và đặc biệt là 3 năm qua khi thực hiện chương
trình thay sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được nhiều người


quan tâm và khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học
trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Nhưng đổi mới phương pháp dạy học thực
chất là đổi mới cái gì? Đó là vấn đề mà bất cứ ai cũng có thể đặt ra nhưng không dễ
trả lời chính xác, bởi nó đòi hỏi người dạy phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của mình trong việc hệ thống hoá và phát triển những vấn đề, những
hoạt động đổi mới đã được triển khai trong nghiên cứu lí luận và trong hoạt động
thực tiễn thời gian qua để nhận thức đúng đắn những vấn đề mới được đưa vào nội
dung chương trình sách giáo khoa, rồi vận dụng phương pháp bộ môn vào thực tế
Đinh Thị Bích Nga Trường THCS Phù Đổng - Đại Lộc-Quảng Nam
1
Sự sáng tạo của giáo viên trong làm và sử dụng sơ đồ để dạy học môn Sử
dạy học một cách sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế điạ phương, với đối tượng
học sinh nhằm làm cho việc nhận thức và điều khiển quá trình đổi mới diễn ra một
cách khoa học và hiệu quả.
Điều quan trọng nhất trong trong việc đổi mới phương pháp dạy học là thầy
dạy thế nào để học sinh động não, làm thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của
học sinh, làm phát triển trí thông minh, trí sáng tạo của các em. Đó là bản chất của
vấn đề, là sự vận động nội tại của phương pháp dạy học hướng trực tiếp đến mục
đích dạy học.
Hiện nay, trong quá trình dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu của học
sinh là ghi nhớ và tái hiện. Ở nhà, học sinh tự học dưới dạng học bài và làm bài…
nhưng về căn bản đã được hướng dẫn ở lớp, nên hoạt động trí tuệ của học sinh vẫn
nặng về rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện. Như vậy, rèn luyện năng lực tư duy,
khả năng tưởng tượng, sáng tạo phát triển trí tuệ, trí thông minh…của học sinh nói
chung, được xem là nhiệm vụ chủ yếu, nhiệm vụ quan trọng nhất của quá trình dạy
học hiện đại thì lại giữ vai trò rất mờ nhạt trong hoạt động thực tiễn hàng ngày của
thầy và trò. Vì vậy, then chốt của việc đổi mới phương pháp dạy học là điều chỉnh
mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo, đến việc tăng cường các phương pháp sáng
tạo nhằm đổi mới tính chất hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy
học. Cần đặt ra cho học sinh nhiệm vụ tìm tòi những mâu thuẫn, những hiện tượng,

những vấn đề, những mối liên hệ mới…cần phát hiện. Trên cơ sở đó mà tăng
cường hoạt động phân tích tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá, tưởng
tượng và sáng tạo…của học sinh trong quá trình dạy học
Có nhiều vấn đề được đặt ra trong việc đổi mới phương pháp dạy học: đổi
mới về phương hướng, đổi mới về tính chất hoạt động nhận thức của học sinh, tăng
cường hoạt động tự học của học sinh, tăng cường thí nghiệm thực hành, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề đời sống, tăng cường sử
dụng các phương tiện kĩ thuật mới, trí tuệ và cảm xúc…, trên cơ sở thực nghiệm và
được sự góp ý của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, thông qua kết quả đạt được
qua quá trình giảng dạy chương trình thay sách của bộ môn Lịch sử 6,7,8 trong 3
năm qua, để góp một phần vào đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp với mục
tiêu đào tạo và nội dung sách giáo khoa mới bản thân xin phép được nêu một đề tài
nhỏ về đổi mới phương pháp dạy học: SỰ SÁNG TẠO CỦA GIÁO VIÊN
TRONG LÀM VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐÔ ĐỂ DẠY HỌC BỘ MÔN SỬ 6,7,8.
II/LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Để đáp ứng yêu cầu thay sách giáo khoa, thời gian qua Bộ GD – ĐT đã quan
tâm đến công tác trang bị và sử dụng thiết bị dạy học, tiêu chuẩn danh mục thiết bị
dạy học đã được ban hành, dựa trên cơ sở đó thiết bị dạy học đã trang bị đầy đủ đến
cho các trường học, ngoài ra còn có những thiết bị dạy học do giáo viên tự làm để
phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường, những đồ dùng dạy học được
đề cập đến trong đề tài này nhằm để đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp
Đinh Thị Bích Nga Trường THCS Phù Đổng - Đại Lộc-Quảng Nam
2
Sự sáng tạo của giáo viên trong làm và sử dụng sơ đồ để dạy học môn Sử
trong dạy học chương trình thay sách mà không nằm trong danh mục ĐDDH của
Bộ GD-ĐT và khác với các đồ dùng giáo viên đã làm từ trước đến nay.
III/PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Sự sáng tạo của giáo viên trong việc làm và sử dụng sơ đồ để dạy học bộ môn Sử
6,7,8.
PHẦN II: NỘI DUNG

I/THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:
Bắt đầu từ năm học 2002-2003, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến hành thực
hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông một cách toàn diện bao gồm đổi mới
nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học, đổi mới việc kiểm
tra đánh giá học sinh, cung cấp trang thiết bị dạy học cho phù hợp với yêu cầu mới.
Sách giáo khoa mới của chương trình giáo dục phổ thông bậc THCS môn Sử đã
được biên soạn theo hướng đổi mới nhằm khắc phục những nhược điểm của nội
dung chương trình và sách giáo khoa cũ phục vụ cho việc đổi mới phương pháp
dạy học của giáo viên bao gồm:
-Nội dung kiến thức đã được tinh giản dưới nhiều hình thức khác nhau
nhưng vẫn đảm bảo tính cơ bản, hiện đại, Việt Nam.
-Kênh hình cũng được đưa vào sách giáo khoa nhiều hơn.
-Loại câu hỏi ở cuối mục hay ở cuối bài nhằm góp phần củng cố kiến thức,
rèn luyện kĩ năng bộ môn.
Những thay đổi về chương trình và mô hình biên soạn sách giáo khoa mới đòi hỏi
một sự đổi mới thật sự về phương pháp dạy học lịch sử, nhanh chóng khắc phục
những mặt yếu của phương pháp dạy học cũ : nặng về biết, nhẹ về hiểu, học nhồi
nhét, thiếu thông minh, sáng tạo, học thuộc lòng sự kiện mà không có kỹ năng thực
hành, không thực hiện đầy đủ, đúng đắn các loại bài tập, không liên hệ với thực
tiễn cuộc sống.
Theo chương trình và sách giáo khoa lịch sử mới, phương pháp dạy học phải
được đổi mới theo hướng sau:
-Tích cực hoá việc dạy và học.
-Thực hiện nguyên tắc liên môn, tiến tới tích hợp.
-Cải tiến, tăng cường các loại bài tập để tạo điều kiện cho học sinh tự
học, tự đánh giá kết quả học tập.
-Dành cho việc ôn tập, hoạt động ngoại khoá, học tập lịch sử địa
phương với một tỷ lệ, vị trí nhất định trong kế hoạch dạy học và thực hiện có hiệu
quả.
-Đẩy mạnh hơn việc rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn.

-Chú trọng việc trang thiết bị các điều kiện, cơ sở vật chất, kỹ thuật
cho việc dạy bộ môn…
Đinh Thị Bích Nga Trường THCS Phù Đổng - Đại Lộc-Quảng Nam
3
Sự sáng tạo của giáo viên trong làm và sử dụng sơ đồ để dạy học môn Sử
Những năm gần đây, chúng ta đã thấy xuất hiện ngày càng nhiều tiết học tốt,
dạy tốt của các giáo viên giỏi theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực,
tự lực chiếm lĩnh tri thức mới. Tuy nhiên tình trạng phổ biến vẫn là tập trung vào
việc phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình giảng bài mới bằng cách
tăng cường hệ thống câu hỏi có yêu cầu phát triển tư duy, nhưng những câu hỏi đó
chỉ là những câu hỏi do giáo viên nêu ra và giáo viên dẫn dắt đến đâu thì giải quyết
đến đó. Về mặt hình thức, các giờ học đó có vẻ sinh động vì HS tích cực hoạt động
song nếu theo quan niệm về hoạt động tích cực là tạo điều kiện cho HS được nghĩ
nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn so với hiện nay, nhằm tạo cơ sở cho
việc đổi mới thực sự thì những giờ học như vậy chưa thể nói rằng HS đã học tập
một cách tích cực, bởi hoạt động của học sinh ở đây mới chỉ là việc trả lời thụ động
các câu hỏi của giáo viên, chứ bản thân HS chưa có nhu cầu nhận thức, chưa chủ
động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài học.
Chúng ta đều biết, để nhận thức các sự vật hiện tượng một cách chính xác,
sâu sắc và có độ nhớ lâu bền, trong quá trình dạy học cần huy động càng nhiều cơ
quan cảm giác của học sinh vào quá trình nhận thức càng tốt. Nhưng trong thực tiễn
dạy học, điều này đã không được vận dụng nhiều vì nhiều lí do: thiếu đồ dùng dạy
học, kĩ năng sử dụng đồ dùng kém, mất thì giờ và đặc biệt là quan điểm cho rằng
việc thí nghiệm thực hành chỉ cần thiết đối với các môn tự nhiên còn không cần
thiết đối với các môn xã hội ...,tình hình này được kéo dài trong thời gian khá lâu
nên nay đã trở thành quen đối với nhiều giáo viên dạy Sử, đến khi có đồ dùng dạy
học cũng ít khi sử dụng trên lớp hoặc sử dụng chưa đúng với mục đích yêu cầu của
thiết bị dạy học theo hướng tích cực.
Trong giảng dạy Lịch sử, các phương tiện dạy học của bộ môn vừa là nguồn
cung cấp tri thức và là phương tiện minh hoạ bài học nhưng hiện nay đại đa số giáo

viên Lịch sử đã sử dụng các phương tiện dạy học này theo cách của phương tiện
minh hoạ, ít chú ý đúng mức đến việc cho HS tự làm việc với các phương tiện này.
Chính vì vậy rất nhiều học sinh không biết đọc bản đồ, lập sơ đồ, bản thống kê,
khai thác tranh ảnh...nói chung kĩ năng bộ môn còn thấp.
Thực tế trên cho thấy việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông đã không được tiến hành một cách đồng thời trên cả ba mặt: Hệ thống giáo
dục, nội dung và phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học nhìn
chung chưa được chú trọng, chưa có hiệu quả cao và đồng đều ở các giáo viên
trong cùng một bộ môn. Nguyên nhân đưa đến tới tình trạng này có nhiều: như
quan niệm không đúng về vị trí, chức năng và nhiệm vụ bộ môn , tác động tiêu cực
của cơ chế thị trường đến giáo dục (môn phụ, môn không thi tốt nghiệp), những
thiếu sót trong việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, sự nỗ lực của bản thân giáo
viên trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tư tưởng... Một trong
nhiều nguyên nhân chủ yếu đó là sự lạc hậu, bảo thủ về phương pháp dạy học lịch
sử. Trong quá trình dạy học để chuyển tải nội dung của sách giáo khoa đa số giáo
Đinh Thị Bích Nga Trường THCS Phù Đổng - Đại Lộc-Quảng Nam
4
Sự sáng tạo của giáo viên trong làm và sử dụng sơ đồ để dạy học môn Sử
viên chúng ta thường trung thành với sách, thực hiện một cách rập khuôn các yêu
cầu của sgk, sách giáo viên, thiết kế bài giảng…và sử dụng các trang thiết bị dạy
học hiện có theo kiểu cũ trước đây và cho như thế là đạt yêu cầu, hiện tượng “dạy
chay” vẫn còn khá phổ biến ở nhiều tiết với lí do mang tính tiêu cực: đồ dùng dạy
học không được cấp với tư tưởng trông chờ, ỷ lại.
1.Thực trạng giảng dạy của giáo viên:
Dựa trên sách giáo khoa, sách giáo viên và danh mục thiết bị dạy học của
chương trình thay sách, trong thực tiễn khi tiến hành các hoạt động dạy học các
giáo viên bộ môn đã tổ chức các hoạt động dạy học liên quan đến các sơ đồ lịch sử
như sau:
a.Dạng bài có sẵn sơ đồ trong sách giáo khoa: 2bài.
-Lịch sử 6: Bài 12: Nước Văn Lang.

-Lịch sử 8: Bài 5: Công xã Pa ri.
-Trường hợp1:
*Bước 1:Giáo viên và học sinh sử dụng trực tiếp sơ đồ trong sách giáo khoa
của mình để trình bày cơ cấu nhà nước Văn Lang hay công xã Pa ri.
*Bước 2: Giáo viên cho học sinh dựa vào sơ đồ trong sách giáo khoa để vẽ
vào vở.
-Trường hợp 2:
*Bước 1: Ở nhà: Giáo viên vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang hay
công xã Pa ri lên giấy rôki hoặc bảng phụ.
*Bước2:Trên lớp:
Giáo viên treo sơ đồ lên bảng và trình bày tổ chức chính quyền theo sơ đồ.
Cho học sinh trình bày lại theo sơ đồ.
Học sinh vẽ sơ đồ vào vở.
b.Dạng bài không có sẵn sơ đồ trong sách giáo khoa nhưng đã có trong sách
giáo viên: 5 bài
Lịch sử 7:
Bài 8:Nước ta buổi đầu độc lập. (Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Ngô)
Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước.(Sơ đồ bộ máy
chính quyền ở trung ương và địa phương thời Lý)
Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hoá.(Sơ đồ những thay đổi về mặt xã hội thời
Lý)
Lịch sử 8:
Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp (1789 –1794). (Sơ đồ ba đẳng cấp xã hội)
Bài 29:Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển
biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam.(Sơ đồ tổ chức bộ máy thống trị của Pháp)
-Trường hợp 1:
*Bước 1: Ở nhà: Giáo viên dựa vào sách giáo viên để vẽ sơ đồ lên giấy rôki
hoặc bảng phụ.
Đinh Thị Bích Nga Trường THCS Phù Đổng - Đại Lộc-Quảng Nam
5

Sự sáng tạo của giáo viên trong làm và sử dụng sơ đồ để dạy học môn Sử
*Bước2:Trên lớp:
Giáo viên treo sơ đồ lên bảng và trình bày theo sơ đồ.
Cho học sinh trình bày lại theo sơ đồ.
Học sinh vẽ sơ đồ vào vở.
-Trường hợp 2:
*Bước 1: giáo viên cho học sinh dựa vào thông tin ở kênh chữ và tự vẽ thành
sơ đồ trên bảng.
*Bước 2: giáo viên cho học sinh nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh sơ đồ.
*Bước 3: học sinh vẽ sơ đồ vào vở.
(Khi sử dụng phương pháp này giáo viên thường hay bị cháy giáo án do thời gian
để học sinh tự vẽ được sơ đồ quá lâu nên ít khi thực hiện)
-Trường 3:
*Bước 1: GV vẽ sơ đồ trống trên bảng phụ.(Dạng sơ đồ được vẽ trong sách
bài tập Lịch sử.)
Ví dụ: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC THỜI NGÔ: (BÀI 8)

*Bước2: GV cho HS hoạt động nhóm điền vào sơ đồ trống
*Bước 3: Cho HS nhận xét, hoàn chỉnh sơ đồ và vẽ vào vở.
c.Dạng bài không có sơ đồ được vẽ sẵn trong sách giáo khoa và sách giáo
viên và các tài liệu khác:
Lịch Sử 7:
Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu (Sơ đồ
phân hoá xã hội phong kiến châu Âu)
Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (Sơ đồ hình thành giai cấp địa chủ và
nông dân tá điền ở Trung Quốc)
Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê. (Sơ đồ tổ chức chính quyền
trung ương thời Tiền Lê)
Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hoá. (Sơ đồ xã hội thời Lý)
-Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII (Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần)

Đinh Thị Bích Nga Trường THCS Phù Đổng - Đại Lộc-Quảng Nam
6
Sự sáng tạo của giáo viên trong làm và sử dụng sơ đồ để dạy học môn Sử
-Bài 20:Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) (Sơ đồ tổ chức nhà nước
thời Lê sơ)
Lịch sử 8:
-Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794)(Sơ đồ nguyên nhân cuộc cách
mạng tư sản Pháp)
Có thể phân các bài trên thành hai dạng bài;
a.Sử dụng cho các dạng bài phân hoá xã hội như bài 1, 4, 12 Lớp 7 và bài 2
lớp 8.
*Bước 1: GV cho học sinh đọc kênh chữ trong sách giáo khoa.
*Bước 2: GV sử dụng câu hỏi ở cuối mục của sách giáo khoa để yêu cầu học
sinh trả lời mà không dùng đến sơ đồ.
Ví dụ: Bài 4: Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành như
thế nào ở Trung Quốc?
*Bước 3: HS dựa vào kênh chữ để trả lời.
b. Sử dụng cho các dạng bài yêu cầu vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước như bài 9,
13, 20 lớp 8.
-Trường hợp 1:
*Bước 1: Ở nhà: Giáo viên tự hình thành và vẽ sơ đồ lên giấy rôki hoặc bảng
phụ.
*Bước2:Trên lớp:
Giáo viên treo sơ đồ lên bảng và trình bày theo sơ đồ.
Cho học sinh trình bày lại theo sơ đồ.
Học sinh vẽ sơ đồ vào vở.
-Trường hợp 2:
*Bước 1: GV vẽ sơ đồ trống trên bảng phụ.(Dạng sơ đồ được vẽ trong sách
bài tập Lịch sử.)
*Bước2: GV cho HS hoạt động nhóm điền vào sơ đồ trống

*Bước 3: Cho HS nhận xét, hoàn chỉnh sơ đồ và vẽ vào vở.
-Trường hợp 3: Giáo viên bỏ qua yêu cầu này do không có tư liệu và năng
lực để tự vẽ sơ đồ theo yêu cầu của sách giáo khoa.
2.Hạn chế:
Mục tiêu của các bài có nội dung liên quan đến sự phân hoá xã hội và tổ
chức nhà nước được nêu ra trong sách giáo khoa Lịch sử 6, 7, 8 đều đặt ra yêu cầu
rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ, dựa vào sơ đồ đó để hiểu được tổ chức chính quyền của
các triều đại đó, so sánh nhận xét để thấy được sự hình thành và phát triển của nhà
nước phong kiến Việt Nam, hoặc dựa vào các sơ đồ đó để hiểu rõ sự phân hoá của
các tầng lớp xã hội. Nhưng với cách làm và sử dụng sơ đồ như đã nêu trên, giáo
viên đã sử dụng đồ dùng dạy học theo mục đích minh hoạ, học sinh trả lời một cách
thụ động, bắt chước theo hoạt động của giáo viên chứ bản thân học sinh chưa được
tự làm việc với phương tiện dạy học này, học sinh chưa có nhu cầu nhận thức, chưa
Đinh Thị Bích Nga Trường THCS Phù Đổng - Đại Lộc-Quảng Nam
7
Sự sáng tạo của giáo viên trong làm và sử dụng sơ đồ để dạy học môn Sử
chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài học, kiến
thức không được khắc sâu một cách sâu sắc, kĩ năng tự thực hành và nhận biết kiến
thức chưa được rèn luyện. Tiết học còn mang nặng tính hành chính, áp đặc, không
phát huy được khả năng tự học của học sinh, hình thức hoạt động dạy học còn đơn
điệu chưa phong phú để kích thích hứng thú cho học sinh theo yêu cầu mới của
chương trình thay sách, đôi khi còn xảy ra tình trạng “cháy giáo án” (trong trường
hợp để tự học sinh vẽ sơ đồ), giáo viên không còn đủ thời gian để giải quyết các
yêu cầu còn lại của bài học khi tiết dạy kết thúc.
II/BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Thực trạng nêu trên đã xảy ra ở một bộ phận giáo viên, nên khi được phân
công giảng dạy chương trình thay sách, trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những khó
khăn vấp phải qua quá trình giảng dạy và tìm kiếm giải pháp khắc phục, nhiều năm
liền giảng dạy chương trình Lịch sử (cũ và mới) và nắm vững lý luận về đổi mới
phương pháp dạy học, được tổ chuyên môn và đồng nghiệp góp ý trong quá trình

thực nghiệm, bản thân xin được phép nêu ra một số kinh nghiệm nhỏ nhằm giải
quyết những khó khăn được nêu trên qua đề tài: Sự sáng tạo của giáo viên trong
việc làm và sử dụng sơ đồ để dạy học bộ môn Sử , quá trình thực hiện như sau:
1.Xác định các loại sơ đồ cần được sử dụng chương trình lịch sử 6, 7, 8:
Có nhiều loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông:
-Đồ dùng trực quan hiện vật: di vật lịch sử công cụ đá, đồng…, di tích lịch
sử.
-Đồ dùng trực quan tạo hình: mô hình, sa bàn, tranh ảnh lịch sử, phim…
-Đồ dùng trực quan quy ước: Bản đồ lịch sử, đồ thị, sơ đồ, niên biểu…
Khi triển khai thực hiện chương trình thay sách giáo khoa 6, 7, 8, số lượng
đồ dùng dạy học theo danh mục của Bộ GD- ĐT cho bộ môn Lịch sử ở các khối 6,
7, 8 như sau:
+Danh mục ĐDDH Khối 6:
-Phần dụng cụ: Hộp phục chế đồ vật cổ.
-Phần tranh: có 6 loại
- Bản đồ trống Việt Nam.
-Bản đồ trống Bắc Việt Nam.
-Các nước trên thế giới.
-Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
-Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng.
-Tập tranh lịch sử.
+Danh mục ĐDDH Khối 7:
-Phần bản đồ: có 9 loại
-Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang (1427)
-Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)
-Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789)
Đinh Thị Bích Nga Trường THCS Phù Đổng - Đại Lộc-Quảng Nam
8
Sự sáng tạo của giáo viên trong làm và sử dụng sơ đồ để dạy học môn Sử
-Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động (1426)

-Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ I(918)
-Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ II(1075 - 1077)
-Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)
-Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)
-Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 –
1288)
-Phần tranh: 2loại
-Chữ Nôm thời Quang Trung, ấn triện, tiền thời Tây Sơn.
-Kinh thành, lăng tẩm thời Nguyễn.
+Danh mục ĐDDH Khối 8:
-Phần bản đồ: 10 loại
-Các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc giữa thế kỉ XIX – XX
-Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)
-Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và sự
thành lập Hợp Chúng Quốc Mỹ (1775 – 1783)
-Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
-Phong trào nông dân Yên Thế (1884 – 1913)
-Phong trào GPDTở các nước Đông Nam Á(cuối TKXIX- đầuTKXX)
-Thực dân Pháp đánh chiếm và các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở 6
tỉnh Nam kỳ (1859 – 1874)
-Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895)
-Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885 – 1889)
-Lược đồ thế giới từ 1919-1945.
-Phần tranh: 10 loại.
-Khánh thành kênh đào Xuy-ê.
-Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1.5.1882 ở Niu ooc
-Một số thành tựu kỹ thuật TK XIX
-Cuộc biểu tình hoà bình của nhân dân thành phố Pê tơ rô grát
-Hội nghi I AN TA tháng 2/1945
-Phát xít Đức, Nhật ký đầu hàng đồng minh vô điều kiện.

-Vũ khí của nhà Nguyễn và thực dân Pháp.
-Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đánh tàu Et pê răng
-Vũ khí của nghĩa quân Nguyễn Đình Phùng.
-Ba tầng áp bức.
-Nguyễn Tất Thành trên bến nhà rồng.
Như vậy trong danh mục thiết bị đồ dùng dạy học cho chương trình thay
sách giáo khoa lịch sử không có các sơ đồ lịch sử nhưng sơ đồ cũng chính là một
trong những phương tiện trực quan nhằm cụ thể hoá nội dung sự kiện bằng những
mô hình, hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính
Đinh Thị Bích Nga Trường THCS Phù Đổng - Đại Lộc-Quảng Nam
9
Sự sáng tạo của giáo viên trong làm và sử dụng sơ đồ để dạy học môn Sử
trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử... chính vì vậy trong quá trình biên soạn
sách giáo khoa, sách giáo viên, tác giả đã đưa vào đó ngoài tranh ảnh, bản đồ, bản
thống kê còn có sơ đồ để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo
viên như sau:
-Sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang –SGK Lịch sử 6 – Trang 37.
-Sơ đồ bộ máy Hội đồng công xã – SGK Lịch sử 8 – Trang 37.
-Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Ngô – SGV Lịch sử 7 – Trang 48.
-Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Lý - SGV Lịch sử 7 - Trang 75.
-Sơ đồ phân hoá xã hội Pháp – SGV Lịch sử 8 – Trang 23.
Ngoài ra trong quá trình biên soạn sách giáo khoa, tác giả đã đưa vào đó các câu
hỏi rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ ở trong từng bài liên quan như:
-Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê?
(Bài 9: NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH - TIỀN LÊ. Mục 2)
-Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương
thời Lý.
(Bài 10: NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC- Mục1)
-Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần.
(Bài 13: NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII - Mục 2)

-Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.
(Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ 1428-1527, Câu hỏi cuối bài)
Ngoài 5 sơ đồ và 4 câu hỏi được đưa vào tài liệu giảng dạy đã được nêu trên, thực
tế trong quá trình giảng dạy chương trình lịch sử 6, 7,8 sách giáo khoa mới còn rất
nhiều sơ đồ về tổ chức nhà nước hay sự phân hoá xã hội cần được sử dụng trong
quá trình tổ chức các hoạt động dạy học nhưng lại không có trong danh mục thiết bị
dạy học của bộ môn, trong sách giáo khoa hoặc sách giáo viên như:
Lịch Sử 7:
Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu (Sơ đồ
phân hoá xã hội phong kiến châu Âu)
Bài 2:Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản
ở châu Âu. (Sơ đồ hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu)
Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (Sơ đồ hình thành giai cấp địa chủ và
nông dân tá điền ở Trung Quốc)
Bài 8:Nước ta buổi đầu độc lập (Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Ngô)
Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê. (Sơ đồ tổ chức chính quyền
trung ương thời Tiền Lê)
Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hoá. (Sơ đồ xã hội thời Lý)
-Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII (Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần)
-Bài 20:Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) (Sơ đồ tổ chức nhà nước
thời Lê sơ)
Lịch sử 8:
Đinh Thị Bích Nga Trường THCS Phù Đổng - Đại Lộc-Quảng Nam
10

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×