Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề cương chi tiết lý thuyết xác suất và thống kê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.37 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ
THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC
1. Mục tiêu môn học:
Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về xác suất và thống kê nhằm phục vụ cho việc học tập và
nghiên cứu chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
Sau khi học môn học này sinh viên sẽ:
- Nắm vững phương pháp xác suất và thống kê cơ bản như: các phương pháp tính xác suất
và các trường hợp sử dụng thích hợp, các phương pháp tóm tắt và trình bày dữ liệu của
thống kê mô tả và một số phương pháp cơ bản của thống kê suy diễn.
- Có đủ kiến thức nền tảng để học tiếp môn nguyên lý thống kê và các môn liên quan đến
phương pháp định lượng.
2. Yêu cầu của môn học:
Sinh viên cần nắm vững kiến thức cơ bản của tóan cao cấp để tiếp thu tốt môn học này
3. Thời lượng của môn học
Lý thuyết xác suất và thống kê là 1 học phần 4 đơn vị học trình (60 tiết) được phân bổ như sau:
Số tiết lý thuyết và bài tập:
45
Số tiết thực hành trên máy có hướng dẫn: 15
4. Phương pháp giảng dạy
- Phương pháp diễn giảng và hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu thêm dựa trên tài liệu học
tập
- Hướng dẫn sinh viên vận dụng lý thuyết để giải các bài tập
- Hướng dẫn sinh viên sử dụng các phần mềm thông dụng để giải các bài tập


5. Đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra giữa kỳ (bài tập hoặc thực hành trên máy vi tính): 30% tổng điểm


Bài thi hết môn (bài tập, trắc nghiệm): 70% tổng điểm
6. Học liệu
-

Tài liệu Power Point các bài giảng
Thống kê ứng dụng trong quản trị, kinh doanh và nghiên cứu kinh tế : Trần Bá Nhẫn, Đinh
Thái Hòang, NXB Thống kê 2007
Bài tập Thống kê ứng dụng trong quản trị, kinh doanh và nghiên cứu kinh tế : Trần Bá
Nhẫn, Đinh Thái Hòang, NXB Thống kê 2007
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS: Hòang Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, NXB
Thống kê 2005

7. Phân bố thời gian giảng dạy
Phần lý thuyết – bài tập
1. Một số khái niệm cơ bản
2. Thu thập và trình bày dữ liệu
3. Các đặc trưng đo lường độ tập trung và độ phân tán
4. Cơ bản về xác suất
5.Biến ngẫu nhiên và qui luật phân phối xác suất
6. Phân phối chuẩn
7. Phân phối mẫu
8. ước lượng
Phần thực hành trên máy vi tính
Phân tích dữ liệu trên Excel hoặc SPSS

NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC

Số tiết
5
5

5
10
5
5
5
5
Số tiết
15


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Mục đích yêu cầu: giới thiệu các khái niệm cơ bản của phương pháp xác suất và thống kê.
Nội dung chính:
1. Một số khái niệm về xác suất
a. Phép thử – kết cục – biến cố
b. Định nghĩa xác suất
c. ứng dụng của xác suất
2. Một số khái niệm về thống kê
a. Tổng thể
b. Mẫu
c. Biến dữ liệu
d. ứng dụng của thống kê
3. Các loại thang đo
a. Khái niệm
b. Các loại thang đo
Những kiến thức cần nắm:
- các khái niệm cơ bản của xác suất và thống kê
- các loại thang đo

CHƯƠNG 2: THU THẬP VÀ TRÌNH BÀY DỮ LIỆU

Mục đích yêu cầu: trình bày các nguồn dữ liệu và các phương pháp cơ bản của tóm tắt và trình
bày dữ liệu
Nội dung chính:
1. Nguồn dữ liệu
a. Nguồn dữ liệu sơ cấp
b. Nguồn dữ liệu thứ cấp
2. Thống kê mô tả với dữ liệu định tính
a. Bảng phân phối tần số
b. Biểu đồ tần số
c. Biểu đồ hình thanh và hình tròn
3. Thống kê mô tả với dữ liệu định lượng
a. Bảng phân phối tần số
b. Biểu đồ tần số, tần số tương đối, tần số tích luỹ


c. Biểu đồ histogram
4. Phương pháp nhánh và lá
5. Biểu đồ hộp
Những kiến thức cần nắm
- phân biệt nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
- phương pháp thống kê mô tả dữ liệu định tính, dữ liệu định lượng
- phương pháp nhánh và lá, biểu đồ hộp
CHƯƠNG 3: CÁC ĐẶC TRƯNG ĐO LƯỜNG ĐỘ TẬP TRUNG VÀ ĐỘ PHÂN TÁN
Mục đích yêu cầu: trình bày các đặc trưng đo lường độ tập trung và độ phân tán của một tập dữ
liệu
Nội dung chính:
1. Các đặc trưng đo lường khuynh hướng tập trung
a. Trung bình số học đơn giản và trung bình số học có trọng số
b. Trung vị
c. Mode

d. Trung bình hình học
2. Độ phân tán
a. Khái niệm
b. Các đặc trưng đo lường độ phân tán
i. Khoảng biến thiên
ii. Tứ phân vị
iii. Độ trải giữa
iv. Độ lệch tuyệt đối trung bình
v. Phương sai
vi. Độ lệch chuẩn
vii. Hệ số biến thiên
c. Hình dáng phân phối của dãy số
Những kiến thức cần nắm
- các đặc trưng đo lường khuynh hướng trung tâm như: các số trung bình, trung vị, mode
- các đặc trưng đo lường độ phân tán như: khỏang biến thiên, tứ phân vị, độ trãi giữa, độ lệch
tuyệt đối trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên và hình dáng phân phối
của dãy số


CHƯƠNG 4: CƠ BẢN VỀ XÁC SUẤT
Mục đích yêu cầu: Nắm được các khái niệm cơ bản về xác suất, các qui tắc và phương pháp tính
cơ bản
Nội dung chính:
1. Phương pháp tính xác suất
a. Phương pháp cổ điển
b. Phương pháp thực nghiệm
c. Phương pháp chủ quan
2. Qui tắc tính xác suất
a. Qui tắc cộng
b. Qui tắc nhân

3. Công thức tính xác suất đầy đủ và công thức Bayes
a. Công thức tính xác suất đầy đủ
b. Công thức Bayes
4. Qui tắc đếm
a. Qui tắc nhân
b. Chỉnh hợp
c. Chỉnh hợp lặp
d. Tổ hợp
Những kiến thức cần nắm: các phương pháp tính xác suất, các qui tắc tính xác suất và công thức
tính xác suất đầy đủ, công thức Bayes.
CHƯƠNG 5: BIẾN NGẪU NHIÊN VÀ QUI LUẬT PHÂN PHỐI XÁC SUẤT

Mục đích yêu cầu: hiểu được khái niệm biến ngẫu nhiên, phân biệt được biến ngẫu nhiên
rời rạc và biến ngẫu nhiên liên tục, một số qui luật phân phối xác suất thông dụng
Nội dung chính:
1. Khái niệm
2. Phân phối xác suất của biến ngẩu nhiên rời rạc
a. Trung bình (kỳ vọng)
b. Phương sai và độ lệch chuẩn
3. Phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục
4. Một số phân phối xác suất thông dụng
a. Phân phối nhị thức


b. Phân phối siêu bội
c. Phân phối Poisson
Những kiến thức cần nắm:
- cách tính các đặc trưng của biến ngẫu nhiên rời rạc và liên tục
- các phân phối xác suất thông dụng như: phân phối nhị thức, phân phối siêu bội và phân
phối poisson

CHƯƠNG 6: PHÂN PHỐI CHUẨN
Mục đích yêu cầu: hiểu bản chất của phân phối chuẩn và các ứng dụng của nó. Biết cách vận
dụng phân phối chuẩn vào một số tính toán xác suất và xấp xỉ các phân phối rời rạc thông dụng.
Nội dung chính:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Định nghĩa
Tính chất
Phân phối chuẩn tiêu chuẩn hóa
Bảng tích phân Laplace
Thí dụ minh hoạ
Dùng phân phối chuẩn để xấp xỉ các phân phối rời rạc
a. Xấp xỉ cho phân phối nhị thức
b. Xấp xỉ cho phân phối siêu bội
c. Xấp xỉ cho phân phối Poisson

Những kiến thức cần nắm
- phân phối chuẩn
- bảng tích phân Laplace
- xấp xỉ các phân phối rời rạc
CHƯƠNG 7: PHÂN PHỐI MẪU
Mục đích yêu cầu: hiểu được bản chất của phân phối mẫu trong thống kê suy diễn. Nắm được các
đặc trưng cơ bản của phân phối trung bình mẫu, phân phối tỉ lệ mẫu và phân phối phương sai mẫu
Nội dung chính:
1. Giới thiệu

2. Tham số của tổng thể và giá trị thống kê mẫu
a. Tham số tổng thể


i. Trung bình tổng thể
ii. Tỉ lệ tổng thể
iii. Phương sai tổng thể
b. Giá trị thống kê mẫu
i. Trung bình mẫu
ii. Tỉ lệ mẫu
iii. Phương sai mẫu
3. Phân phối của trung bình mẫu
a. Thuộc tính của trung bình mẫu
b. So sánh phân phối của tổng thể với phân phối của trung bình mẫu
c. Sai số chuẩn của trung bình mẫu
d. Chọn mẫu từ tổng thể có phân phối chuẩn
e. Chọn mẫu từ tổng thể không có phân phối chuẩn
4. Phân phối tỉ lệ mẫu
5. Phân phối của phương sai mẫu
Những kiến thức cần nắm:
- Mối quan hệ giữa tham số tổng thể và giá trị thống kê mẫu
- Phân phối trung bình mẫu
- Phân phối tỉ lệ mẫu
- Phân phối phương sai mẫu
CHƯƠNG 8: ƯỚC LƯỢNG
Mục đích yêu cầu: phân biệt phương pháp ước lượng điểm và ước lượng khỏang. Nắm vững các
phương pháp ước lượng tham số tổng thể từ dữ liệu mẫu trong các trường hợp xác định khỏang tin
cậy.
Nội dung chính:
1. Ước lượng điểm

2. Ước lượng khoảng
a. Khoảng tin cậy của trung bình
b. Khoảng tin cậy của tỉ lệ
c. Khoảng tin cậy của phương sai
d. Khoảng tin cậy cho sự khác biệt giữa trung bình hai tổng thể
e. Khoảng tin cậy cho sự khác biệt giữa tỉ lệ hai tổng thể
f. Khoảng tin cậy một bên
3. Xác định kích thước mẫu
a. Kích thước mẫu trong trường hợp ước lượng khoảng tin cậy của trung bình tổng thể


b. Kích thước mẫu trong trường hợp ước lượng khoảng tin cậy của tỉ lệ tổng thể
Những kiến thức cần nắm:
- Bản chất của ước lượng
- Các phương pháp xác định khỏang tin cậy cho trung bình tổng thể, tỉ lệ tổng thể, phương
sai và sự khác biệt giữa các tham số của 2 tổng thể
- Xác định kích thước mẫu trong ước lượng

Viết đề cương : Ths. Trần Tuấn Anh

DANH SÁCH GIẢNG VIÊN
Trần Tuấn Anh: Giảng viên chính
Thạc sĩ, Đại học Mở TPHCM
Trần Bá Nhẫn: Giảng viên chính
Thạc sĩ, Đại học Kinh Tế TPHCM
Đinh Thái Hòang: Giảng viên
Thạc sĩ, Đại học Kinh Tế TPHCM




×