Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.27 KB, 2 trang )
Giấc ngủ "ngược" của dơi
Màn đêm buông xuống, trong các
hang động cao ráo hay trong gác
xép nhà kho, lũ dơi tấp nập vào ra.
Chúng treo ngược mình lên, đầu
chúc xuống, chỉ dùng vuốt của hai
chi sau móc vào khe đá. Không ai
làm tình làm tội, mà sao chúng phải
ngủ trong trạng thái khổ sở thế?
Thực ra, kiểu ngủ kiểu trái khoáy này rất phù hợp với
cấu tạo cơ thể dơi. Nếu bạn bắt một con dơi, đặt nó
xuống đất, sẽ thấy dơi dùng vuốt của ngón thứ nhất chi
trước và 5 ngón của chi sau bò lê lết, cho đến khi trèo
được lên một cây gỗ thẳng đứng hoặc vách tường rồi từ
đây lại bắt đầu bay tiếp. Nếu đặt dơi vào một cái sọt
bằng dây thép, nó sẽ trèo lên chung quanh sọt, giống
như con khỉ, lên đến đỉnh sọt thì treo ngược mình lên đó.
Dơi là loài thú duy nhất biết bay thực sự, sẵn có màng
cánh vừa to vừa rộng. Chân sau thì vừa ngắn, vừa nhỏ,
lại còn bị nối liền với màng cánh. Cho nên khi bị rơi
xuống đất, dơi còn mỗi cách nằm phủ phục, thân thể và
cánh đều dán trên mặt đất, không thể đứng lên được,
cũng không đi lại được, càng không thể giang rộng cánh
màng mà bay lên, đành lết chậm chạp từng bước nhỏ.
Chính vì thế dơi chỉ thích hợp với việc trèo lên một nơi
cao, treo ngược mình, khi gặp nguy hiểm mới có thể kịp
thời giang rộng hai màng cánh mà bay lên, hoặc nhờ cơ
hội rơi xuống để bay lên thật nhanh nhẹn.
Ngoài ra, khi gió rét đến, dơi cũng ngủ đông trong tư thế
treo ngược mình, như vậy sẽ giảm được sự tiếp xúc trực
tiếp với trần hang lạnh giá, hoặc có một số thì vùi đầu