Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ai đã mở vòi nước cứu hoả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.3 KB, 2 trang )

Ai đã mở vòi nước cứu hoả?
Trong kho của nhà máy dệt nọ,
người thủ kho sau khi mơ màng
qua khói thuốc lá, đã ném đầu
mẩu thuốc vào xó nhà, rồi ngủ
say. Đám cháy bùng lên. Chính lúc
nguy cấp, vòi cứu hỏa đột nhiên
mở ra cho nước chảy, dập tắt ngọn
lửa. Ai đã tốt bụng làm việc này?
Người thủ kho nghĩ mãi không ra.
Lời giải ở đây chính là hợp kim chế tạo bộ phận khống
chế khoá của vòi cứu hoả. Nó phải được làm từ một hợp
kim dễ nóng chảy.
Trong số các kim loại, thuỷ ngân có điểm nóng chảy
thấp nhất là -38,87 độ C, nhưng ở nhiệt độ thường thì
thuỷ ngân ở thể lỏng, không dùng làm chất liệu dễ nóng
chảy được. Ngoài thủy ngân còn có kim loại gali cũng có
thể chảy ra ở 29,79 độ C, nhưng gali khá hiếm nên qúa
đắt. Các kim loại khác đều có điểm nóng chảy cao nên
không dùng làm chất dễ nóng chảy được.
Tuy nhiên, bismut có thể cùng chì, thiếc, antimon tạo
thành các loại hợp kim có điểm nóng chảy thấp trên dưới
50 độ C. Nếu đem loại hợp kim có nhiệt độ nóng chảy
thấp, chế tạo một cơ cấu ở vòi nước cứu hoả, sẽ tạo ra
một hệ thống tự động dập lửa. Khi hỏa hoạn xảy ra,
nhiệt độ trong phòng tăng cao, bộ phận làm từ hợp kim
dễ nóng chảy ở vòi nước sẽ chảy ra, khoá được mở,
nước theo đó tràn ra ngoài dập tắt lửa.
Còn một loại hợp kim đặc biệt là hợp kim niken - titan.
Cấu tạo tinh thể của loại hợp kim này dễ thay đổi khi
Các hợp kim nóng


chảy thường được
dùng chế tạo các bộ
phận khoá của vòi
cứu hoả.
tăng nhiệt độ, do vậy, người ta cũng có thể dùng nó làm
bộ phận khống chế khoá mở trong các thiết bị dập lửa.
Hợp kim dễ chảy cũng rất quen thuộc với mọi người, đó
là cầu dao điện. Trong cầu dao có hai sợi dây bảo hiểm
làm bằng hợp kim dễ nóng chảy chế tạo từ bismut, chì,
thiếc, cadmi. Trong điều kiện bình thường, dòng điện
chạy qua cầu dao không sinh nhiệt cao lắm, dòng điện
chạy qua dây dẫn không cao, không gây sự cố gì.
Nếu trong nhà dùng các thiết bị điện công suất lớn vượt
quá công suất thiết kế của dây dẫn và trở nên quá tải.
Bấy giờ nhiệt độ của dây dẫn, dây bảo hiểm tăng nhanh
có thể gây hỏa hoạn. Nhưng do dây bảo hiểm có nhiệt
độ nóng chảy thấp, khi nhiệt độ tăng cao, dây bảo hiểm
bị chảy, dòng điện bị ngắt, nhiệt độ của dây dẫn sẽ
không tiếp tục tăng lên nên không xảy ra hỏa hoạn.

×