Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự (Phần nghiệp vụ): Phần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.97 MB, 191 trang )

Chương 19
THI HÀNH ÁN PHÁ SẢN

I.
MỘT SÔ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN THI HÀNH CÁC
QUYẾT ĐỊNH VỀ PHÁ SẢN
1. Đặc thù của việc thi hành án phá sản
Khác với việc th i hành các bản án, quyết định khác, Chấp
hành viên tham gia vào quá trìn h giải quyết việc phá sản với tư
cách là Tổ trưởng Tổ quản lý và thanh lý tà i sản. K hi thực hiện các
tác nghiệp, Chấp hành viên không thực hiện các công việc theo
trìn h tự, thủ tục quy định tạ i Luật Thi hành án dân sự mà thực
hiện các trìn h tự, thủ tục quy định tạ i Luật Phá sản. Cụ thể, khoản
1 Điều 138 Luật T hi hành án dân sự quy định:

“Thủ trưởng Cơ quan th i hành án dân sự không ra quyết định
th i hành án đôi với các quyết định của Thẩm phán tiến hành thủ
tục phá sản, kể cả quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời, trừ trường hợp quy định tạ i Điều 139 của Luật này.

Chấp hành viên và Tổ quản lý, thanh lý tài sản căn cứ các
quyết đ ịn h của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản để tổ chức
th i hành”.
Như vậy, đổi vói các quyết định về phá sản, các Cơ quan th i
hành án không ra quyết định th i hành án rồi phân công cho Chấp
hành viên thực hiện quyết định như các loại bản án, quyết định
khác, mà Chấp hành viên với tư cách là Tổ trưởng Tổ quản lý,
thanh lý tà i sản sẽ chủ động căn cứ các quyết định của Thẩm phán
tiến hành thủ tục phá sản để tổ chức th i hành.
Tuy nhiên, trong quá trình th i hành án, nếu Cơ quan th i hành


554


Chương 19. Thi hành án phá sản

án đang giải quyết việc thi hành án mà người phải th i hành án là
doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản thì Cơ quan
th i hành án phải ra các quyết định theo quy định của pháp luật về
th i hành án như quyết định tạm đình chỉ th i hành án, quyết định
đình chỉ th i hành án. Thời điểm, điều kiện, thủ tục để ra các quyết
định này được quy định rõ tại các điều 49, 50 Luật Thi hành án dân
sự. Vì vậy, mặc dù Cơ quan th i hành án có ra các quyết định và có
liên quan đến việc phá sản nhưng không phải là để th i hành các
quyết định về phá sản mà để th i hành một bản án, quyết định khác.
2.Các loại công việc phải thực hiện khi tham gia việc phá sản
Theo quy định tạ i Điều 9 Luật Phá sản, đồng thời với việc ra
quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định thành
lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh
lý tà i sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá
sản. Theo quy định của Điều lu ật này, thành phần Tổ quản lý,
thanh lý tà i sản gồm có:
- Một Chấp hành viên của Cơ quan th i hành án cùng cấp làm
Tổ trưởng;
- Một cán bộ của Toà án;
- Một
chủ nỢ;
* đại
• diện

•'

- Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ
tục phá sản;
- Trường hợp cần thiế t có đại diện công đoàn, đại diện người
lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia Tổ quản lý,
thanh lý tà i sản thì Thẩm phán xem xét, quyết định.
Như vậy, khi tham gia vào việc phá sản, Chấp hành viên tham
gia vổi tư cách là Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tà i sản. Vì vậy,
Chấp hành viên sẽ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tô
trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản. Theo quy định tạ i Điều 11 Luật
Phá sản, Tổ trưởng Tô quản lý, thanh lý tà i sản có các nhiệm vụ,
quyền hạn sau:

555


Giáo trình Kỷ năng thi hành án dân sự - Phần Nghiệp vụ

- Điều hành Tổ quản lý, thanh lý tà i sản thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tạ i Điều 10 của Luật này;
- Mở tà i khoản ở ngân hàng để gửi các khoản tiền thu được từ
những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá các tà i sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý trong trường hợp
cần thiết;
- Tổ chức th i hành các quyết định của Thẩm phán.
Ngoài ra, theo quy định tạ i khoản 2 Điều 21 Nghị định số
67/2Ọ06/NĐ-CP, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tà i sản có nhiệm
vụ và quyền hạn sau:
- Điều hành Tổ quản lý, thanh lý tà i sản thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tạ i Điều 10 Luật Phá sản;
- Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Tổ quản lý, thanh

lý tà i sản trưốc Thẩm phán. Trường hợp Tổ trưởng Tổ quản lý,
thanh lý tà i sản vắng mặt thì phải uỷ quyền cho một thành viên
trong tổ điều hành công việc của Tổ quản lý, thanh lý tà i sản;
- Đề nghị Thẩm phán ra quyết định tuyên bô" giao dịch mà doanh
nghiệp, hợp tác xã thực hiện vô hiệu và thu hồi tà i sản mà doanh
nghiệp, hợp tác xã đã giao dịch vi phạm Điều 31 Luật Phá sản;
- Đề nghị Thẩm phán ra quyết định buộc doanh nghiệp, hợp
tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải thực hiện hoặc không được
thực hiện một số hành vi nhằm bảo toàn tà i sản hoặc phục vụ cho
việc thanh lý tà i sản hoặc làm tăng thêm khối tà i sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã;
- Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình
trạng phá sản cho người khác vay tà i sản có bảo đảm nhưng chưa
được đăng ký theo quy định của pháp lu ậ t thì Tổ trưởng Tổ quản
lý, thanh lý tà i sản phải thực hiện ngay việc đăng ký giao dịch bảo
đảm đốì với tà i sản đó tạ i các cờ quan theo quy định của pháp luật;
- Để nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi tà i sản hay phần
chênh lệch giá tr ị tà i sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng

556


Chương 19. Thi hành án phá sản

thủ tục thanh lý tà i sản đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp đối
với các trường hợp quy định tạ i khoản 1 Điều 43 Luật Phá sản;
- Mở tà i khoản ช ngân hàng để gửi các khoản tiền thu được từ
những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá các tà i sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý tà i sản trong trường
hợp cần thiết; làm chủ tà i khoản mở tại ngân hàng;

- Trong trường hợp cần th iế t có quyển huy động kê toán th i
hành án giúp Tổ quản lý, thanh lý tà i sản hỗ trợ trong công tác
nghiệp vụ kiểm tra sổ sách kê toán;
- Quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế th i hành án
theo các quy định pháp luật về th i hành án dân sự;
- Đóng tài khoản khi có quyết định giải thể Tổ quản lý, thanh
lý tà i sản;
- Đề nghị các cơ quan nhà nưóc có liên quan hỗ trợ trong quá
trìn h thực hiện nhiệm vụ;
- Tổ chức th i hành các quyết định của Thẩm phán.
Theo quy định tạ i Điều 10 Luật Phá sản, Tổ quản lý, thanh lý
tà i sản có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Lập bảng kê toàn bộ tà i sản hiện có của doanh nghiệp, hợp
tác xã;
- Giám sát, kiểm tra việc sử dụng tà i sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã;
- Đề nghị Thẩm phán quyết định áp dụng các biện pháp khẩn
cấp tạm thòi để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
trong trường hợp cần thiết;
- Lập danh sách các chủ nợ và sô' nợ phải trả cho từng chủ nỢ;
những người mắc nợ và sô' nợ phải đòi của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Thu hồi và quản lý tài sản, tài liệu, sổ kê toán và con dấu của
doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý;
- Thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định của
Thẩm phán;

557


Giáo trình Kỷ nảng thỉ hành án dàn sự - Phần Nghiệp vụ


- Phát hiện và đê nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi lạ i tài
sản, giá tr ị tài sản hay phần chênh lệch giá tr ị tà i sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý đã bán hoặc chuyển
giao bất hợp pháp trong những trường hợp quy định tạ i khoản 1
Điều 43 Luật Phá sản;
- T hi hành quyết định của Thẩm phán vê việc bán đấu giá tà i
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý theo
đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá;
- Gửi các khoản tiền thu được từ những người mắc nợ và từ
việc bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã vào tà i
khoản mở tạ i ngân hàng;
- Thi hành các quyết định khác của Thẩm phán trong quá
trình tiến hành thủ tục phá sản.
Như vậy, trong quá trình tham gia việc phá sản, Chấp hành viên
cần phải thực hiện hoặc điều hành các thành viên trong Tô quản lý,
thanh lý tài sản thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nói trên.
3.Thẩm quyền thi hành quyết định về phá sản
Theo quy định tạ i Điều 7 Luật Phá sản, Tòa án có thẩm quyền
tiến hành thủ tục phá sản không chỉ là Tòa án nhân dân câ'p tỉnh,
mà còn là Tòa án nhân dân cấp huyện. Cụ thể:

“1. Toà án nhân dân huyện, quận, th ị xã, thành phố thuộc tỉn h
(sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền
tiến hành thủ tục phá sản đôi với hợp tác xã đã đăng ký kin h
doanh tạ i cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó.
2.
Toà án nhân dân tỉnh, thành p h ố trực thuộc trung ương (sau
đày gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉn h ) có thẩm quyền tiến
hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký

kinh doanh tạ i cơ quan đăng ký kin h doanh cấp tỉnh đó.
Trong trường hợp cần thiết Toà án nhăn dân cấp tỉnh lấy lên
để tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã thuộc thẩm quyền
của Toà án nhân dân cấp huyện.

558


Chương 19. Thi hành án phá sản

3.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạ i Việt Nam có thẩm quyền tiến
hành thủ tục phá sản đôi với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài đó."
Và tạ i Điều 35 Luật Thi hành án dân sự quy định:
“ 2. Cơ quan th i hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền th i
hành các bản án, quyết định sau đây:

a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi Cơ
quan th i hành án dân sự có trụ sở;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với
bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi Cơ quan th i
hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
c) Quyết định giám đốc thẩm, tá i thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối
với bản án, quyết đ ịnh đã có hiệu lực pháp lu ậ t của Toà án cấp
huyện nơi Cơ quan th i hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
d) Bản án, quyết định do Cơ quan th i hành án dân sự cấp
huyện nơi khác, Cơ quan th i hành án dân sự cấp tỉnh hoặc Cơ quan
th i hành án cấp quân khu ủy thác.

2.
Cơ quan th i hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền th i
hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh trên cùng
địa bàn;
b) Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tô i cao chuyển giao
cho Cơ quan th i hành án dân sự cấp tỉnh;
c) Bản án, quyết đ ịnh của Tòa án nước ngoài, quyết định của
Trọng tà i nước ngoài được Toà án công nhận và cho th i hành tạ i
Việt Nam ;
d) Quyết định của Trọng tà i thương m ại;
đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của H ội đồng xử lý vụ
việc cạnh tranh;
e) Bản án, quyết định do Cơ quan th i hành án dân sự nơi khác
559


Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự - Phần Nghiệp vụ

hoặc Cơ quan th i hành án cấp quăn khu ủy thác;
g) Bản án, quyết định thuộc-thẩm quyền th i hành của Cơ quan
th i hành Aท dân sự cấp huyện quy định tạ i khoản 1 Điều này mà
thấy cần th iế t lấy lên để th i hành;
h) Bản án, quyết định quy định tạ i khoản 1 Điều này mà có
đương sự hoặc tà i sản ở nước ngoài hoặc cần p h ả i uỷ thác tư pháp
về th i hành án.”
Do đó, thẩm quyền th i hành quyết định vê phá sản cũng tuân
theo nguyên tắc được xác định trước hết thuộc Cơ quan th i hành
án nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ phá sản doanh nghiệp, hợp tác
xã, cụ thể là:


3.1. Cơ quan thi hành án cấp huyện
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tiến hành th ủ tục
phá sản đốì vối hợp tác xã đã đảng ký kinh doanh tạ i cơ quan đăng
ký kinh doanh cấp huyện đó. Do đó, Cơ quan th i hành án cấp huyện
có thẩm quyền th i hành quyết định về phá sản đốì vối hợp tác xã
đã đăng ký kinh doanh tạ i cơ quan đăng ký kinh doanh câ'p huyện.
3.2. Cơ q u a n t h i h à n h án cấp tỉn h

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền tiến hành thủ tục
phá sản đối vối doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh
tạ i cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đó. Trong trường hợp cần
th iế t, Tòa án nhân dân cấp tỉn h lấy lên để tiến hành th ủ tục phá
sản đối với hợp tác xã thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp
huyện. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạ i V iệt
Nam, th ì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh
nghiệp đó có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản.
Do đó, Cơ quan th i hành án cấp tỉnh có thẩm quyền th i hành
quyết định vê phá sản đốì vói doanh nghiệp và hợp tác xã đã đăng
ký kinh doanh tạ i cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc hợp
tác xã đã đăng ký kinh doanh tạ i cơ quan đăng ký kinh doanh cấp
huyện mà Tòa án cấp tỉnh đã thụ lý việc giải quyết phá sản.

560


Chương 19. Thi hành án phá sản

II. KỸ NÀNG THỰC HIỆN CÁC CÒNG VIỆC KHI THAM GIA VIỆC


PHÁ SẢN
Cụ thể, kh i được cử tham g ia vào Tố quản lý, thanh lý tà i sản,
Chấp hành viên phải thực hiện các công việc sau:
Các nhiệm vụ được nêu tạ i Điều 10 Luật Phá sản là nhiệm vụ
của Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Tuy nhiên, theo quy định tạ i Điều
11 Luật Phá sản và đặc biệt tạ i khoản 1 Điểu 20 Nghị định sô"
67/2006/NĐ-CP ngày 11/7/2006 của Chính phủ hướng dẫn việc áp
dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức hoạt
động của TỔ quản lý, thanh lý tài sản quy định:
‘Tô quản lý, thanh lý tà i sản làm việc dưới sự điều hành của
Tổ trường Tổ quản lý, thanh lý tà i sản và chịu sự giám sát của
Thẩm phán. Thành viên của Tổ quản lý, thanh lý tà i sản thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Phá sản, của N ghị
định này và chịu trách nhiệm trước pháp lu ậ t về việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tùy tính chất và nội dung của
từng công việc, Tổ quản lý, thanh lý tà i sản phân công các thành
viên thực hiện các công việc quy định tạ i Điều 10 L u ật Phá sản” .
Để các nhiệm vụ nêu trên được thực hiện một cách hiệu quả,
đốỉ với từng nhiệm vụ, Chấp hành viên cần nắm được và điều hành
các công việc sau:

1. Tổ chức phiên họp thứ nhất của Tổ quản lý và thanh lý tài sản
Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 67/2006/NĐ-CP quy định vể
việc tổ chức phiên họp thứ nhất của Tô quản lý, thanh lý tà i sản
như sau:

“Ngay sau kh i có quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tà i
sản, Tổ trường Tổ quản lý, thanh lý tà i sản p h ải tổ chức phiên họp
thứ nhất để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và
thông báo địa điểm, kế hoạch làm việc của Tổ theo quy định tạ i

Điều 10 của L u ật Phá sản.”
Ngoài ra tạ i khoản 2 Điểu 20 Nghị định sô" 67/2006/NĐ-CP
cũng có quy định:
561


Giáo trình Kỹ năng thỉ hành án dân sự - Phần Nghiệp vụ

“Phiên họp của TỔ quản lý, thanh lý tà i sản chỉ được tiến hành
kh i có sự tham gia của ít nhất 213 (hai phần ba) tổng sô thành viên.
Các quyết định của Tổ quản lý, thanh lý tà i sản chỉ được thông qua
khi có sự đồng ý của đa số thành viên có mặt tạ i cuộc họp, trường hợp
có số phiếu ngang nhau th ì ý kiến của Tổ trưởng có tính quyết đ ịnh.”
Quy định tạ i khoản 2 Điều 20 Nghị định sô" 67/2006/NĐ-CP là
để dành cho mọi phiên họp nói chung, nên khi tổ chức phiên họp
thứ nhất Chấp hành viên cũng phải tuân thủ quy định này.
Cụ thể, khi tổ chức phiên họp thứ nhất của Tổ quản lý, thanh
lý tài sản Chấp hành viên cần lưu ý những vấn đề sau:
- Thành phần tham gia.
Các thành viên của Tổ quản lý và thanh lý tài sản. Chấp hành
viên căn cứ vào Quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tà i sản
của Thẩm phán để mời các thành viên tham gia phiên họp.
- Thòi gian tổ chức phiên họp.
Khoản 1 Điều 20 Nghị định sô" 67/2006/NĐ-CP quy định là
ngay sau khi có quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tà i sản,
Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tà i sản phải tổ chức phiên họp thứ
nhất nên ngay khi nhận được quyết định, Chấp hành viên cần tiến
hành soạn thảo, ban hành giây mời và gửi cho các thành viên tổ
quản lý, thanh lý tà i sản tham dự phiên họp.
- Địa điểm tổ chức phiên họp.

Tùy thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh nhất định, Chấp hành
viên quyết định địa điểm tổ chức phiên họp là ở địa điểm nào. Có thể
là tạ i trụ sở Cơ quan th i hành án hoặc tại Tòa án nhân dân. Vì theo
quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 67/2006/NĐ-CP thì “trong
quá trìn h hoạt động, Tổ quản lý, thanh lý tà i sản được quyền sử dụng
cơ sở vật chất của Cơ quan th i hành án dân sự và Tòa án nhăn dân".

- Chuẩn bị cho phiên họp
Trưóc khi tổ chức phiên họp, Chấp hành viên nên soạn thảo
bảng phân công nhiệm vụ một cách sơ bộ trên cơ sở các nhiệm vụ,

562


Chương 19. Thi hành án phá sản

quyền hạn của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
- Nội dung của phiên họp
Chấp hành viên triển khai các nội dung sau:
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên;
+ Thông báo địa điểm, kê hoạch làm việc của tổ.

2.
Đối vói nhiệm vụ lập bảng kê toàn bộ tài sản hiện có của
doanh nghiệp, hợp tác xã
Thủ tục, trìn h tự thực hiện việc lập bảng kê được quy định tạ i
điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Phá sản; Điều 23 Nghị định sô"
67/2006/NĐ-CP.
Khi lập bảng kê toàn bộ tà i sản hiện có của doanh nghiệp, hợp
tác xã, Chấp hành viên phải lưu ý các công việc cụ thể như sau:

- Nội dung của bảng kê:
Theo quy định tạ i khoản 1 Điều 23 Nghị định sô" 67/2006/NĐCP, bảng kê sẽ bao gồm toàn bộ tà i sản hiện có của doanh nghiệp,
hợp tác xã. Khi lập bảng kê, cần lưu ý phải liệ t kê cả các khoản tiền
mặt, cổ phiếu, trá i phiếu, các giấy tò có giá và các quyền về tà i sản.
Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên có thể củ thành
viên hoặc trực tiếp làm việc vói đại diện hợp pháp của các cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân có liên quan để xác định rõ về
tình hình tà i sản của doanh nghiệp.
- Thủ tục thông qua bảng kê:
Theo quy định tạ i khoản 2 Điều 23 Nghị định sô" 67/2006/NĐCP, bảng kê phải được tập thể Tổ quản lý, thanh lý tà i sản thông
qua, có chữ ký của Tổ trưởng.
- Gửi bảng kê:
Sau khi bảng kê được thông qua, Chấp hành viên cần phải gửi
bảng kê cho thẩm phán.
- Sửa đổi, bổ sung bảng kê:

563


Giáo trình Kỷ năng thi hành án dân sự - Phần Nghiệp vụ

Nếu phát hiện thêm tà i sản của doanh nghiệp sau kh i gửi
bảng kê thì Chấp hành viên cần điều chỉnh, sửa đối, bố sung bảng
kê và báo cáo Thẩm phán.
3.
Đối với nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã
- Thòi điểm thực hiện nhiệm vụ:
Theo quy định tạ i khoản 1 Điều 24 Nghị định sô" 67/2006/NĐCP thì sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp,
hợp tác xã, Tổ quản lý, thanh lý tà i sản phải phân công thành viên

thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc sử dụng tà i sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Người thực hiện nhiệm vụ:
Đốì với nhiệm vụ này, Chấp hành viên nên phân công cho
ngưòi đại diện của chủ nợ thực hiện. Trong trường hợp cần thiết,
Chấp hành viên cũng có thể huy động kê toán th i hành án giúp Tổ
quản lý, thanh lý tà i sản hỗ trợ trong công tác nghiệp vụ kiểm tra
sổ sách kê toán để có thể phát hiện ra những hành vi gian dối của
doanh nghiệp trong quá trìn h áp dụng thủ tục phá sản.
- Nội dung nhiệm vụ:
Theo quy định tạ i khoản 2 Điều 24 Nghị định số 67/2006/NĐCP, ngưòi được phân công nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc sử
dụng tà i sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phải giám sát, kiểm tra
các hành vi sau để báo cáo Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tà i sản
hoặc báo cáo Thẩm phán phụ trách vụ việc:
+ Cất giấu, tẩu tán tà i sản;
+ Thanh lý nợ không có bảo đảm;
+ Từ bỏ hoặc giảm bót quyền đòi nọ;
+ Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm
bằng tà i sản của doanh nghiệp;

564


Chương 19. Thi hành án phá sản

+ Cầm cô, thê chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê
tà i sản;
+ Nhận tà i sản từ một hợp đồng chuyển nhượng;
+ Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
+ Vay tiền;

+ Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyển sở hữu tà i sản;
+ Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã và trả lương cho người lao
động trong doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Ký kết và thực hiện hợp đồng;
+ Sử dụng, bảo quản và chuyển dịch tà i sản ngoài hợp đồng;
+ Thanh toán các khoản nợ phát sinh sau kh i có quyết định mở
thủ tục phá sản.
- Yêu cầu Tòa án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 45 Luật Phá sản, trong quá trình tiến
hành thủ tục phá sản, nếu xét thấy việc đình chỉ thực hiện hợp đồng
đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ
có lợi hơn cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì Chấp hành viên có quyển
đề nghị Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng.
K hi thực hiện quyền này, Chấp hành viên cần phải soạn văn
bản yêu cầu gửi Tòa án theo các nội dung chính được quy định tại
Điểu 46 Luật Phá sản, cụ thể:
+ Ngày, tháng, năm làm văn bản;
+ Tên, địa chỉ của người có yêu cầu;
+ Số và tên hợp đồng; ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng;
+ Đốĩ tác của doanh nghiệp, hợp tác xã trong hợp đồng;
+ Nội dung cụ thể của hợp đồng;
+ Căn cứ của việc yêu cầu đình chỉ thực hiện hợp đồng.

565


Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự - Phần Nghiệp vụ

4. Đối với nhiệm vụ đề nghị Thẩm phán quyết định áp dụng biện

pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp
tác xã trong trường hợp cần thiết
Trong quá trìn h thực hiện nhiệm vụ hoặc điều hành các thành
viên của Tổ thanh lý, quản lý tà i sản thực hiện nhiệm vụ, Chấp
hành viên có thể đề nghị Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục
phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một sô" biện pháp khẩn
cấp tạm thời sau đây:
+ Cho bán những hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng hóa sắp hết
thòi hạn sử dụng, hàng hóa không bán đúng thòi điểm sẽ khó có
khả năng tiêu thụ;
+ Kê biên, niêm phong tà i sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Phong tỏa tà i khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tạ i
ngân hàng;
+ Niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tà i liệu
có liên quan của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức
khác có liên quan thực hiện một sô hành v i nhất định.
5. Đối với nhiệm vụ lập danh sách các chủ nợ và số nợ phải trả
cho từng chủ nỢ; những người mắc nợ và số nợ phải đòi của doanh
nghiệp, hợp tác xã

5.1. Lập danh sách chủ nợ và s ố nợ p h ả i trả cho từng chủ nợ
K hi lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, Chấp hành viên
phải lưu ý các công việc sau:
- Thời điểm lập danh sách:
Theo quy định tạ i khoản 1 Điều 52 Luật Phá sản, trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Tổ quản lý, thanh
lý tà i sản phải lập xong danh sách chủ nợ và số nợ.
Như vậy, để xác định thòi điểm phải lập xong danh sách chủ
nợ và sô" nợ, Chấp hành viên phải xác định được các thời điểm sau:

566


Chương 19. Thi hành án phá sản

- Ngày đăng báo quyết định mở thủ tục phá sản là ngàynào:
Chấp hành viên phải yêu cầu cán bộ Tòa án (là thành viên của Tổ
quản lý, thanh lý tà i sản) cung cấp tà i liệu về ngày đăng báo quyết
định mỏ thủ tục phá sản.
- Ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ là ngày nào. Theo quy định tạ i
khoản 1 Điều 51 Luật Phá sản thì thời hạn gửi giấy đòi nợ là 60
ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Tòa án mở
thủ tục phá sản.
Ví dụ: N g à y T ò a á n ra q u y ế t đ ịn h m ở t h ủ tụ c p h á sản
là ngày 01/02/2009. Ngày cuối cùng đăng báo về quyết
định này là ngày 05/02/2009.
. Trong trường hợp này, Chấp hành viên xác định

ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ là hết ngày 05/4/2009; thời
điểm cuối cùng để lập xong danh sách chủ nợ và số nợ

là hết ngày 21/4/2009.
- Căn cứ lập danh sách:
+ Theo quy định tạ i khoản 1 Điều 26 Nghị định sô"
67/2006/NĐ-CP, thì Tổ quản lý, thanh lý tà i sản lập danh sách chủ
nỢ và sô" nỢ phải trả trên cơ sở sổ kế toán và các giấy báo nợ.
- Người lập danh sách:

+ Đối với nhiệm vụ này, Luật Phá sản chỉ quy định là thuộc
nhiệm vụ của Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Vì vậy, Chấp hành viên

nên giao nhiệm vụ cho thành viên của Tổ là cán bộ Tòa án lập
danh sách. Thực tế, cán bộ Tòa án sẽ là người nắm rõ n h ấ t danh

sách chủ nợ vì các khoản nợ, các tài liệu đều được gửi tối Tòa án
sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
- Nội dung cần có trong danh sách chủ nợ và sô" nợ phải trả.
+ Theo quy định tạ i khoản 2 Điều 26 Nghị định sô"
67/2006/NĐ-CP, danh sách chủ nợ và số nợ phải trả cần bao gồm
những nội dung chủ yếu sau đây:
567


Giáo trình Kỹ năng thi hành án dản sự - Phần Nghiệp vụ

- Họ, tên, địa chỉ chủ nỢ;
+ Sô' nợ của từng chủ nợ, trong đó bao gồm:
. Khoản nợ có bảo đảm;
. Khoản nợ không có bảo đảm;
. Khoản nợ có bảo đảm một phần;
. Khoản nợ đến hạn;
. Khoản nợ chưa đến hạn;
. Nợ vô chủ.
5.2.

L ậ p d a n h sách n g ư ờ i m ắc n ợ và sô n ợ ho p h ả i tr ả cho

d o a n h n g h iệ p

Khi lập danh sách người mắc nợ và số nợ họ phải trả cho doanh
nghiệp, Chấp hành viên phải lưu ý các công việc sau:

- Thời điểm lập danh sách:
+ Tại khoản 3 Điều 26 Nghị định sô" 67/2006/NĐ-CP quy định
đồng thòi với việc lập danh sách chủ nợ và sô" nợ, Tổ quản lý, thanh
lý tà i sản phải lập danh sách những người mắc nợ và sô" nợ phải
đòi của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

+ Thòi điểm lập danh sách người mắc nợ và sô nợ họ phải trả
cho doanh nghiệp là cùng vói thời điểm lập danh sách chủ ทชฺ và sô
nợ phải trả. Chấp hành viên tính thời điểm lập danh sách người
mắc nợ tương tự như tính thời điểm lập danh sách chủ nợ.
- Căn cứ lập danh sách:
Theo quy định tạ i khoản 1 Điều 26 N ghị địn h sô'67/2006/NĐ-CP,

Tổ quản lý, thanh lý tài sản lập danh sách người mắc nợ và sô' nợ phải
đòi của doanh nghiệp trên cơ sở sổ kê toán và các giấy báo nợ.
- Người lập danh sách:
Đôi vói nhiệm vụ này, Chấp hành viên có thể phân công cán bộ
Tòa án hoặc là đại diện của chủ nợ thực hiện.
- Nội dung cần có trong danh sách chủ nợ và sô' nợ phải trả
568


Chương 19. Thi hành án phá sản

Theo quy định tạ i khoản 3 Điều 26 Nghị định sô 67/2006/NĐCP, danh sách chủ nợ và sô nợ phải trả cần bao gồm những nội
dung chủ yếu sau đây:
+ Họ, tên, địa chỉ người mắc nỢ;
+ Scí nợ của từng người mắc nợ, trong đó phân rõ:
. Khoản nợ có bảo đảm;
. Khoản nợ không có bảo đảm;

. Khoản nợ có bảo đảm một phần;
. Khoản nợ đến hạn;
. Khoản nỢ chưa đến hạn;
. Khoản nợ có khả năng thu hồi;
. Khoản nỢ không có khả năng thu hồi.
6.
Đối với nhiệm vụ thu hồi, quản lý tài sản, tài liệu, sổ kếtoán và
con dấu của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý
- Thòi điểm thực hiện nhiệm vụ:
Theo quy định tạ i khoản 1 Điều 27 Nghị định sô" 67/2006/NĐCP, ngay sau k h i quyết định mở thủ tục thanh lý tà i sản có hiệu
lực, Tổ quản lý, thanh lý tà i sản thực hiện việc thu hồi và quản lý
tà i sản, tà i liệu, sổ sách kê toán và con dấu của doanh nghiệp, hợp
tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản.
Như vậy, để xác định thòi điểm Tổ quản lý, thanh lý tà i sản
phải thực hiện nhiệm vụ thu hồi các tà i sản trên là thời điểm nào,
Chấp hành viên cần xác định được thời điểm có hiệu lực của quyết
định mở thủ tục thanh lý tài sản.
Theo quy định tạ i Điều 83, Điều 84 Luật Phá sản, các quyết
định mở thủ tục thanh lý tài sản sau là các quyết định có hiệu lực:
+ Quyết định mỏ thủ tục thanh lý tài sản không bị khiếu nại,
khéự}g nghị:
Theo quy định tạ i Điều 83 Luật Phá sản, hết thời hạn 20 ngày
569


Giáo trình Kỹ năng thi hành án dàn sự - Phần Nghiệp vụ

kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục thanh lý
tà i sản mà không có khiếu nại, kháng nghị thì quyết định này được
coi là có hiệu lực;

Quyết định giải quyết khiếu nại kháng nghị của Tòa án cấp
trên trực tiếp đôi với quyết định mở thủ tục thanh lý tà i sản.
+ Thực hiện việc thu hồi, quản lý tà i sản:
Theo quy định tạ i khoản 2 Điều 27 Nghị định sô" 67/2006/NĐCP, việc thu hồi, quản lý được thực hiện như sau:
+ Việc thu hồi tà i sản phải lập thành 3 bản, ghi rõ các nội
dung sau:
. Tên tà i sản;
. Sô lượng tà i sản;
. Chủng loại tà i sản;
. Tình trạng tà i sản;
. Giá tà i sản (nếu tà i sản đã được định giá);
. Ý kiến của doanh nghiệp, hợp tác xã b ị áp
dụng thủ tục thanh lý;
. Chữ ký của nhân viên thu hồi tà i sản và đại
diện cơ quan tham gia phốỉ hợp (nếu có).
+ Ngay sau khi thu hồi, Chấp hành viên phải có ngay phương
án quản lý tà i sản như thuê trông giữ hoặc đưa về kho Cơ quan th i
hành án để bảo quản và xử lý. Vì theo quy định tạ i khoản 3 Điều
20 Nghị định số 67/2006/NĐ-CP trong quá trìn h hoạt động tổ quản
lý, thanh lý tà i sản được quyền sử dụng cơ sở vật chất của Cơ quan
th i hành án dân sự và Tòa án nhân dân.
M ột sô" lưu ý khác đôĩ với Chấp hành viên kh i thu hồi một sô"
loại tà i sản:
+ Đốỉ với tà i sản thu hồi là bất động sản hoặc động sản khó có
khả năng vận chuyển hoặc vận chuyển với chi phí quá cao thì phải
có biện pháp bảo quản; trường hợp vượt quá khả năng cho phép th ì
570


Chương 19. Thi hành án phá sản


phải báo cáo ngay với Thẩm phán và Thủ trưởng Cơ quan th i hành
án đê có biện pháp xử lý;
+ Việc thu hồi đối với quyền tài sản phải được thông báo cho cơ
quan nhà nước có liên quan và người có quyền, lợi ích liên quan biết.
7.
Đối vói nhiệm vụ phát hiện và để nghị Thẩm phán ra quyết
định thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
Trong quá trìn h thực hiện nhiệm vụ của mình, nếu Tổ quản lý,
thanh lý tà i sản phát hiện ra các hành vi sau th ì cần phải đề nghị
Thẩm phán ra quyết định thu hồi lạ i tà i sản, giá tr ị tài sản hay
phần chênh lệch giá tr ị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý nhưng
vẫn tiến hành bán tà i sản.
V í d ụ : Doanh nghiệp A bị Tòa án ra quyết đ ịn h mỏ

thủ tục thanh lý tài sản vào ngày 01/02/2009. Ngày
01/3/2009, Tổ quản lý, thanh lý tài sản phát hiện ra
rằng, Doanh nghiệp A đã bán dây chuyền sản xuất cho
Doanh nghiệp B. Trong trường hợp này Chấp hành viên
cần đề nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi lại tài sản
là dây chuyền sản xuất đã được bán.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện các hành vi sau trong
khoảng thời gian 03 tháng trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản:
+ Tặng cho động sản và bất động sản cho người khác;
+ Thanh toán hợp đồng song vụ, trong đó phần nghĩa vụ của
doanh nghiệp, hợp tác xã rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của
bên kia;

+ Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;


9

7
#

+ Thực hiện việc thê chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nd;

571


Giáo trình Kỹ nâng thi hành án dàn sự - Phần Nghiệp vụ

+ Các giao dịch khác vối mục đích tẩu tán tà i sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã.

Ví dụ: Doanh nghiệp A được Tòa án thụ lý đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản vào ngày 01/02/2009. Ngày
01/5/2009, Tổ quản lý, thanh lý tài sản phát hiện ra
rằng, Doanh nghiệp A đã tặng cho Nguyễn Văn B. chiếc
xe ô tô hiệu Toyota là tài sản của doanh nghiệp vào
ngày 02/12/2008. Trong trường hợp này, Chấp hành
viên có quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi
lại tài sản là chiếc xe ô tô Toyota của Doanh nghiệp A
để nhập vào khối tài sản của Doanh nghiệp A.
8.
Đối với nhiệm vụ thi hành quyết định của Thẩm phán về việc
bán đâu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục

thanh lý

8.1. Đ ối với việc bán đấu g iá tà i sản tro n g trư ờ n g hợp
thông thường
Được áp dụng như trường hợp bán đấu giá tà i sản kê biên.

8.2. Đ ối với việc bán đấu g iá tà i sản của doanh nghiệp đặc biệt
K hi bán đấu giá tài sản đối vối doanh nghiệp đặc biệt, Chấp
hành viên cần tuân thủ quy định tạ i tạ i Điều 12 Nghị định số
67/2006/NĐ-CP. Cụ thể, việc bán tà i sản của doanh nghiệp đặc
biệt được thực hiện theo phương thức và thứ tự ưu tiên như sau:
- Bán đấu giá toàn bộ doanh nghiệp cho đối tượng hoạt động
trong cùng ngành nghề lĩnh vực để tiếp tục kinh doanh;
- Bán đấu giá toàn bộ doanh nghiệp cho các đối tượng khác trong
trường hợp không có đối tượng hoạt động trong cùng ngành nghề
lỉnh vực tham gia đấu giá mua doanh nghiệp để tiếp tục kinh doanh;
- Bán theo phương thức trực tiếp toàn bộ doanh nghiệp cho đối
tượng hoạt động trong cùng ngành nghề lĩn h vực để tiếp tục kinh

572


Chương 19. Thi hành án phá sản

doanh trong trường hợp chỉ có một người đăng ký mua;
- Bán đấu giá từng tài sản riêng lẻ được thực hiện trong trường
hợp không thực hiện được phương thức đấu giá toàn bộ doanh nghiệp;
- Bán tà i sản theo phương thức trực tiếp được thực hiện trong
trường hợp không thực hiện được theo phương thức bán đấu giá
từng tài sản hoặc giá t r ị tài sản dưới mức phải bán theo phương

thức đấu giá theo quy định của pháp luật.
9.
Đối với nhiệm vụ gửi các khoản tiền thu được từ những người
mắc nợ và từ việc bán đã'u giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
vào tài khoản mở tại ngân hàng
- Mở tà i khoản tạ i ngân hàng:
+ Thòi điểm mở tà i khoản:
Pháp lu ật không có quy định cụ thể, nên tùy thuộc vào từng
điều kiện hoàn cảnh khác nhau, Chấp hành viên quyết định thời
điểm mở tà i khoản tạ i ngân hàng. Tuy nhiên, thời điểm mở tà i
khoản phải đảm bảo phải có trưóc hoặc ngay thời điểm thu được
tiền từ những người mắc nợ hoặc khi thu được tiền từ việc bán đấu
giá tà i sản của doanh nghiệp.
+ Người thực hiện việc mở tà i khoản và làm chủ tà i khoản
Theo quy định tạ i điểm g khoản 2 Điều 21 Nghị định sô"
67/2006/NĐ-CP th ì Chấp hành viên - Tổ trưởng tổ quản lý, thanh
lý tà i sản sẽ là người mở tài khoản và làm chủ tà i khoản mở tạ i
Ngân hàng.
- Gửi tiền thu được vào tài khoản
+ Theo quy định tạ i khoản 3 Điểu 28 Nghị định sô"
67/2006/NĐ-CP th ì toàn bộ khoản tiền thu được của doanh nghiệp,
hợp tác xã bị phá sản phải được gửi vào tài khoản chậm nhất là sau
03 ngày làm việc kể từ ngày thu được tiền; nếu gửi chậm phải chịu
phạt theo mức lã i suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước cồng bố tạ i
thời điểm thanh lý tà i sản.

573


Giáo trình Kỷ năng thi hành án dàn sự - Phán Nghiệp vụ


- Đóng tài khoản:
K hi có quyết định giải thể Tổ quản lý, thanh lý tà i sản thì
Chấp hành viên phải thực hiện thủ tục đóng tà i khoản.
10.
Đối với nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện phương án
phân chia tài sản
- Thời điểm thực hiện nhiệm vụ:
+ Theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Phá sản, quyết định
mở thủ tục thanh lý tà i sản phải bao gồm nội dung phương án
phân chia tà i sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Do đó, phương án
phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện
trưốc khi ra quyết định mở thủ tục thanh lý tà i sản.
+ Người thực hiện:
Theo quy định tạ i khoản 1 Điều 29 Nghị định số 67/2006/NĐCP, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tà i sản có trách nhiệm xây
dựng phương án phân chia tà i sản, kế hoạch trả nợ để Thẩm phán
xem xét, quyết định.
- Nội dung của phương án phân chia:
+ Theo quy định tạ i Điều 37 Luật Phá sản, việc phân chia giá
tr ị tà i sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được thực hiện theo thứ
tự sau:
. Phí phá sản;
. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo
quy định của pháp luật và các quyền lợ i khác theo thoả ưốc lao
động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
. Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong
danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá tr ị tà i sản đủ để thanh
toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đêu được thanh toán đủ số nợ của
mình; nếu giá tr ị tà i sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì
mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo

tỷ lệ tương ứng.

574


Chương 19. Thi hành án phá sản

Trường hợp giá tr ị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau
khi đã thanh toán đủ các khoản quy định trên mà vẫn còn thì phần
còn lại này thuộc về:
. Xã viên hợp tác xã;
. Chủ doanh nghiệp tư nhân;
. Các thành viên của công ty; các cổ đông của công ty cổ phần;
. Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nưốc.

Lưu ý:
Riêng đối với doanh nghiệp đặc biệt, khi xây dựng phương án
phân chia tà i sản, Chấp hành viên cần lưu ý quy định tạ i Điều 13
Nghị định sô" 67/2006/NĐ-CP. Cụ thể, doanh nghiệp đặc biệt phải
thực hiện các nghĩa vụ về tà i sản sau đây trước khi phân chia giá
tr ị tà i sản của doanh nghiệp:
“i. Thanh toán các khoản nợ được đảm bảo bằng tà i sản thế
chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản cho các chủ nợ có bảo đảm theo quy định tạ i
Điều 35 của Luật Phá sản.

2.
Hoàn trả lạ i cho nhà nước giá tr ị tà i sản đã được sử dụng khi
áp dụng biện pháp cần thiết để phục hồi khả năng thanh toán và
hoạt động kinh doanh theo quy định tạ i Điều 36 của Luật Phá sản”.

- TỔ chức thực hiện phương án phân chia tà i sản:
+ Thời điểm thực hiện phương án phân chia tà i sản:
Sau kh i quyết định mở thủ tục thanh lý tà i sản có hiệu lực,
Chấp hành viên sẽ thực hiện phương án phân chia tà i sản được ghi
nhận trong quyết định mở thủ tục thanh lý tà i sản. Việc thực hiện
phải đúng quyết định của Thẩm phán và thứ tự ưu tiên theo quy
định của pháp luật.
+ Phương thức trả tiên cho các chủ nỢ: Theo nguyên tắc thỏa
thuận nhưng không trá i với quy định của pháp luật;
575


Giáo trình Kỹ nâng thi hành án dán sự - Phần Nghiệp vụ

+ Chi phí cho việc thanh toán tiền cho các chủ nợ được trừ vào
sô tiền chủ nợ được nhận.
- Báo cáo việc thực hiện phương án phân chia tà i sản:
Theo quy định tạ i khoản 1 Điểu 30 Nghị định sô 67/2006/NĐCP, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong
phương án phân chia tài sản, Chấp hành viên phải làm báo cáo về
việc th i hành phương án phân chia tà i sản gửi cho Thẩm phán và
niêm yết công khai tại trụ sở của Tòa án thụ lý vụ việc.
11.

Đối với nhiệm vụ định giá tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã

lâm vào tình trạng phá sản
11.1. Đ iề u k iệ n đ ể đ in h g iá

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định sô" 67/2006/NĐCP, trường hợp Tổ quản lý, thanh lý tài sản và doanh nghiệp, hợp
tác xã không thỏa thuận được về giá tài sản đã được kiểm kê thì Tổ

trưởng tổ quản lý, thanh lý tà i sản có nhiệm vụ tổ chức việc định giá.

11.2. L o ạ i tà i sản đ ịn h g iá
Theo quy định tạ i khoản 4 Điều 22 Nghị định sô" 67/2006/NĐCP, Tổ chức định giá và Hội đồng định giá có nhiệm vụ xác định
giá tối thiểu của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của toàn bộ tà i sản
trước khi bán đấu giá bao gồm cả việc định giá tà i sản là vật bảo
đảm các khoản nợ vay, tà i sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã bán
03 tháng trước khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
11.3. T hự c h iệ n viê c đ ịn h g iá

Chấp hành viên phải thuê tổ chức có chức năng định giá đối
vối trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã có tổng giá t r ị tà i sản còn
lạ i được ghi trong báo cáo tà i chính gần nhất của doanh nghiệp từ
30 tỷ đồng trở lên.
- Chấp hành viên có thể lựa chọn thuê các tổ chức có chức năng
định giá như:

576


Chương 19. Thi hành án phá sản

+ Công ty kiểm toán;
+ Công ty chứng khoán;
+ Tổ chức thẩm định giá;
+ Ngân hàng đầu tư trong nưốc và ngoài nước có chức năng
định giá...
Chấp hành viên thành lập Hội đồng định giá đôl vói trường hợp
doanh nghiệp, hợp tác xã có tổng giá tr ị tà i sản còn lạ i được ghi
trong báo cáo tà i chính gần nhất của doanh nghiệp dưới 30 tỷ đồng.

- Thành phần Hội đồng định giá bao gồm các thành phần sau:
+ Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tà i sản - Chủ tịch hội đồng;
+ Đại diện cơ quan tài chính;
+ Đại diện một số cơ quan khác có liên quan;
+ Đại diện chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình
trạng phá sản;
+ Đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động.
- Cách thức làm việc của Hội đồng định giá: quyết định theo đa
sô", trong trường hợp ý kiến ngang nhau thì bên có ý kiến của Chủ
tịch Hội đồng là ý kiến quyết định.
- Tổ chức buổi định giá: Chấp hành viên tiến hành buổi định
giá tương tự như cách thức định giá đổi vói các tà i sản trong các vụ
việc th i hành án khác.
12. Đối với nhiệm vụ đăng kỷ giao dịch bảo đẳm
12.1. Đ iề u k iệ n th ự c h iệ n n h iệ m vụ


»







Chấp hành viên chỉ thực hiện tìhiệm vụ đăng ký giao dịch bảo
đảm kh i doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản cho
ngưòi khác vay tà i sản có bảo đảm nhưng chưa được đăng ký theo
quy định của pháp luật


12.2. T h ờ i điểm thự c h iệ n nhiệm vụ


0





Ngay khi hành vi diễn ra hoặc phát hiện ra việc chưa đăng ký.
577


Giáo trình Kỹ nảng thi hành án dán sự - Phần Nghiệp vụ

12.3. Thủ tu c đ ă n g ký g ia o d ịc h bảo đảm
12.4. Lự a chon cơ quan dă ng ký g ia o d ic h bảo đảm
- Đôi với mỗi loại tà i sản, Chấp hành viên cần đăng ký giao
dịch bảo đảm tạ i các cơ quan khác nhau. Cụ thể, theo quy định tại
khoản 2 Điều 8 Nghị định sô 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 về
đăng ký giao dịch bảo đảm thì mỗi cơ quan đăng ký giao dịch bảo
đảm có thẩm quyền đăng ký như sau:
+ Cơ quan đăng ký quốíc gia giao dịch bảo đảm và chi nhánh
thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đổi với các loại tà i sản,
trừ các trường hợp được đăng ký tạ i các cơ quan đăng ký tàu biển
và thuyền viên khu vực; Cục Hàng không dân dụng Việt Nam; sở
Địa chính; Ưỷ ban nhân dân cấp xã;
+ Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực, nơi đã đăng
ký tàu biển thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu biển;
+ Cục Hàng không dân dụng Việt Nam thực hiện việc đăng ký

giao dịch bảo đảm đối với tàu bay;
+ Sở Địa chính hoặc Sở Địa chính * Nhà đất, nơi có bất động
sản thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đốỉ vói quyền sử
dụng đất, bất động sản gắn liền với đất trong trường hợp bên bảo
đảm là tổ chức;
+ u ỷ ban nhân dân xã, phường, th ị trấn nơi có bất động sản
đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, bất động
sản gắn liên với đất trong trường hợp bên bảo đảm là hộ gia đình,
cá nhân.
12.5. T hư c h iệ n việ c đ ă n g ký

- Nộp đơn đăng ký theo mẫu cho cơ quan đăng ký giao dịch bảo
đảm bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;
- Nộp phí đăng ký giao dịch bảo đảm (do Chấp hành viên tạm
ứng từ Cơ quan th i hành án quy định tại khoản 8 Điều 20 Nghị
định số 67/2006/NĐ-CP);
- Lưu giữ Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảc đảm.

578


×