Tải bản đầy đủ (.pdf) (226 trang)

Giáo trình Luật tố tụng hình sự: Phần 2 - ThS. Trần Văn Sơn (chủ biên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.91 MB, 226 trang )

Giáo trình luật tô tụng hình sự

Chương VI

ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH sự




|ỂKHÁI NIỆM

Điều tra là giai đoạn tiếp theo của quá trình tô" tụng hình
sự, sau khi cơ quan có thẩm quyền khởi tô" vụ án hình sự. Trong
giai đoạn này cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan điều tra) có
nhiệm vụ th u thập chứng cứ, làm rõ tội phạm, người phạm tội
và các tình tiết khác của vụ án, làm kết luận điều tra và đề nghị
truy tô" bị can.
Để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm
tội và các tình tiết khác của vụ án, Cơ quan điều tra được tiến
hành các hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tô" tụng
hình sự như: khởi tổ’ bị can, hỏi cung bị can, lấv lời khai người
làm chứng, người bị hại, đốì chất, nhận dạng... Cơ quan điều tra
có trách nhiệm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan,
toàn diện và đầy đủ, phải thu thập được cả những chứng cứ buộc
tội, chứng cứ gỡ tội, chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng và
chứng cứ xác định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của
bị can và chứng cứ xác định các tình tiết khác của vụ án. Cụ thể
là trong giai đoạn điểu tra, Cơ quan điều tra phải xác định được:
- Tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội;
- Mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra (để xác định tính chất
172




Chương V I. I - n ẽThẩm quyển điểu tra và một số quy định chung...

mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội);
- Các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết vụ án hình
sự (lỗi, nhân thân người phạm tội, những tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ trách nhiệm của bị can..);
- Xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội để yêu cầu
các cơ quan, tổ chức liên quan áp dụng các biện pháp khắc phục
và ngăn ngừa.
Như vậy, điều tra là một giai đoạn tố tụng trong đó cơ quan
có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp điều tra theo quy định
của Bộ luật tổ’ tụng hình sự, để xác định tội phạm, người phạm
tội và các tình tiết khác có ý nghĩa đối vối việc giải quyết vụ án
hình sự. Trong giai đoạn này, Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm
sát điều tra, đảm bảo mọi hoạt động điều tra được tiến hành
đúng pháp luật.
II.
THẨM QUYỀN ĐIỂU TRA VÀ MỘT số QUY ĐỊNH CHUNG
VỀ ĐIỀU TRA
1. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra

Hệ thông Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự
năm 2004 bao gồm:
- Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dãn, gồm có:
+ Cơ quan cản h sát điều tra Bộ Công an;
+ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phô trực
thuộc trung ương (Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh);

+ Cơ quan c ả n h sát điều tra Công an huyện, quận, thị
173


Giáo trình luật tô tụng hình sự

xã, th à n h phô" thuộc tỉnh (Cơ quan Cảnh sát điểu tr a Công an
cấp huyện).
Ngoài ra, trong lực lượng Cảnh sát nhân dân còn có một sô
cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một sô hoạt động
điêu tra.
- Cơ quan A n ninh điều tra trong Công an nhân dân, gồm có:
+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an;
+ Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phô" trực
thuộc trung ương (Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh);
Ngoài ra, trong lực lượng An ninh nhân dân còn có một số
cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điểu tra.
- Cơ quan điều tra hình sự của Bộ Quốc phòng, gồm có:
+ Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốic phòng;
+ Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương;
+ Cơ quan Điều tra hình sự khu vực.
- Cơ quan A n ninh điều tra của Bộ Quốc phòng, gồm có:
+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng;
+ Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.
Ngoài ra, trong Quân đội nhân dân còn có một sô cơ quan
khác được giao nhiệm vụ tiến hành một sô' hoạt động điều tra.
- Cơ quan điều tra của Viện kiếm sát nhãn dán tối cao gồm có:
+ Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao'
+ Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự tru n g ương

174


Chương V1ỂI I ẽ Thẩm quyển điểu tra và một sô quy định chung...

Thẩm quyền điều tra của các Cơ quan điều tra được phân
định theo sự việc, theo đôi tượng và theo lãnh thổ.
3. Thẩm quyên điều tra theo sự việc

Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định:
- Cơ quan điểu tra trong Công an nhân dân điều tra tất cả
các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra
của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều
tra của Viện kiểm sát nhân dân tôi cao;
- Cơ quan điểu tra trong Quân đội nhân dân điểu tra các tội
phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự;
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều
tra một sô"loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm
tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.
Cụ thể hoá quv định trên, Pháp lệnh tô chức điều tra hình
sự năm 2004 quy định về thẩm quyền điều tra theo sự việc của
các Cơ quan điều tra như sau:

Thâm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra trong
Công an nhân dân:
+ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp huyện điều tra
các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ
Chương X II đến Chương XXII của Bộ luật hình sự năm 1999 khi
các tội phạm đó thuộc thẩm quyển xét xử của Toà án nhân dân
cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điểu tra của Cơ

quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tôi cao và Cơ quan An
ninh điều tra trong Công an nhân dân.
+ Cơ quan cản h sát điều tra Công an cấp tỉnh điều tra các
vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ
175


Giáo trinh luật tô tụng hỉnh sự

Chương X II đến Chương X X II của Bộ luật hình sự, khi các tội
phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh
hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh
sát điều tra cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra, trừ
các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điểu tra
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điêu tra
trong Công an nhân dân.
+ Cơ quan c ả n h sát điều tra Bộ Công an điều tra các vụ án
hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp
thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan cảnh sát điểu tra Công
an cấp tỉnh nhưng thấy cần trực tiếp điều tra.
- Thảm quyền điều tra của Cơ quan A n ninh điểu tra trong
Công an nhân dân:
+ Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh điều tra các
vụ án hình sự vê các tội phạm quy định tại Chương XI, Chương
x x r v và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222,
223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình
sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án
nhân dân cấp tỉnh;
+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an điều tra các vụ án
hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp

thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công
an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
- Thảm quyền điều tra của Cơ quan điều tra h ình sự trong
Quân đội nhân dân:
+ Cơ quan điều tra hình sự khu vực điểu tra các vụ án hình
sự vê các tội phạm quy định tại các chương từ Chương X II đến
Chương X X III của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc
176


Chương V I. I I. Thẩm quyền điểu tra và một số quy định chung...

thẩm quyển xét xử của Toà án quân sự khu vực, trừ các tội
phạm thuộc thẩm quyền điếu tra của Cơ quan điều tra Viện
kiểm sát quân sự trung ương;
+ Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương điều
tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương
từ chương XII đến Chương XXIII của Bộ luật hình sự, khi các tội
phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự quân khu
và tương đương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra
của Cơ quan điều tra hình sự khu vực nhưng xét thấy cần trực
tiếp điều tra, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương;
+ Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quôc phòng điều tra các vụ
án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp
thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự quân
khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan A n ninh điều tra trong
Quân đội nhân dân:
+ Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương điều

tra các vụ án hình sự về những tội phạm quy định tại Chương
XI và Chương XXIV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó
thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự quân khu và tương
đương;
+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng điều tra các vụ
án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp
thuộc thẩm quyển điều tra của Cơ quan An ninh điều tra quân
khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
- Thảm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm
sát nhăn dân tối cao:
177


Giáo trình luật tô tụng hình sự

+ Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra
các vụ án hình sự về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp,
mà người thực hiện là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các
tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân;
+ Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều
tra các vụ án hình sự vê một sô" loại tội xâm phạm hoạt động tư
pháp, mà người thực hiện là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi
các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sựẻ
b. Thẩm quyển điều tra theo dôi tượng

- Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền
điều tra những tội phạm thực hiện bởi cán bộ, chiến sỹ, sỹ quan,
công nhân viên quốc phòng hoặc những người khác đang được
tập trung làm nhiệm vụ dưói sự quản lý của quân đội, những
trường hợp người phạm tội là dân thường nhưng gây thiệt hại

cho quân đội hoặc liên quan đến bí m ật quân sự (các tội phạm
này thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự), trừ những
tội phạm được thực hiện bởi cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ an ninh
nhân dân, cán bộ, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, công nhân viên
bộ đội biên phòng.
- Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, điều tra những
tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án n hân dân.
c. Thẩm quyền điều tra theo lãnh thố

Theo quy định tại khoản 4 Điểu 110 Bộ luật tô" tụng hình
sự năm 2003, Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra vụ án
hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong
trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm, thì
việc điều tra thuộc thấm quyền điều tra nơi phát hiện tội phạm,
nơi bị can cư' trú hoặc bị bắt.
178


Chương V I. I I ỂThẩm quyển điều tra và một số quy định chung...

Trong những trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền điều
tra, thì việc giải quyết tranh chấp tuân theo quy định tại Điều
21 Pháp lệnh tổ chức điểu tra hình sự năm 2004. Cụ thể là: khi
có tranh chấp về thẩm quyển điều tra giữa các cơ quan điều tra
thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, nơi tội phạm
xảy ra hoặc nơi phát hiện tội phạm quyết định.
2.

Thẩm quyền điều tra của đơn vị Bộ đội biên phòng, Hải


quan, Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển

Đơn vị Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng
Cảnh sát biển không phải là những cơ quan điều tra mà chỉ là
những cơ quan được giao tiến hành một sô'hoạt động điều tra đối
với một sô tội phạm mà họ phát hiện được khi thực hiện nhiệm
vụ trong lĩnh vực mình quản lý. Các cơ quan đó có thẩm quyền
tiến hành một số’hoạt động điều tra đôi với các tội phạm sau:
- Đối với đơn vị Bộ đội biên phòng: Các tội quy định tại
Chương XI và các điều 119, 120, 153, 1547172, 180, 181, 188, 192,
193, 194, 195, 196, 203, 232, 236. 263, 264, 273, 274 và 275 của
Bộ luật hình sự, khi xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền,
bờ biên, hải đảo và trên các vùng biên do Bộ Quốc phòng quản lý;

Đối với cơ quan Hải quan \ các tội quy định tại Điều 153 và
và Điều 154 của Bộ luật hình sự;
- Đôi với cơ quan Kiếm lâm: các tội quy định tại các điều
175, 189, 190, 191. 240 và 272 Bộ luật hình sự:
- Đôi VỚI lực lượng Cảnh sát biến: các tội quy định tại Chướng
XI và các điều 153, 154, 172, 183, 188, 194, 195, 196. 212. 213.
221, 223, 230, 231, 232. 236, 238. 273 và 274 Bộ luật hình sự.
Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan. Kiểm
179


Giáo trình luật tô tụng hình sự

lâm được quy định tại khoản 1 Điểu 111 Bộ luật tô tụng hình sự
năm 2003, như sau:
+ Đổi vói tội phạm ít nghiêm trọng, trong trường hợp phạm

tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra
quyết định khởi tô" vụ án, khởi tố bị can, tiến hàn h điều tra và
chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn
20 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tô" vụ án;
+ Đối vói tội phạm nghiêm trọng, rấ t nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì
ra quyết định khởi tô" vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra
ban đầu như khám nghiệm hiện trường, khám xét, ra lệnh tạm
giữ, lấy lòi khai, thu giữ, bảo quản vật chứng... và chuyển hồ sơ
cho cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày, kê từ ngày ra
quyết định khởi tô' vụ án;
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong hoạt động điều tra của
Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cánh sát biển
được quy định tại Chương III Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự
năm 2004.
Khi có tra n h chấp vê thẩm quyền điều tra giữa đơn vị Bộ
đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển
thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền nơi xảy ra vụ án
quyết định.
Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra có thẩm
quyền có quyền yêu cầu cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một sô" hoạt động điều tra chuyển ngay hồ sơ vụ án đẽ trực tiếp
điều tra. Các yêu cầu của Cơ quan điều tra có giá tri bắt buộc
thi hành đôi với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành môt số
hoạt động điểu tra.
180


Chương V I. II. Thẩm quyển điểu tra và một số quy định chung...


3. Một số quy định chung về điểu tra
3.

Nhiệm vụ, quyển hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng Cơ quan

điều tra và Điếu tra viên

Thủ trưởng Cơ quan điều tra là người đứng đầu Cơ quan
điều tra, chịu trách nhiệm về hoạt động điều tra của Cơ quan
điều tra.
Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp tô chức và chỉ đạo
mọi hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra; quyết định phân
công Pho Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điểu tra viên trong việc
điều tra vụ án hình sự; kiểm tra các hoạt động điều tra của Phó
Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên; quyết định thay
đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật
của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên; quyết
định thay đổi Điểu tra viên; giải quyết khiếu nại, tô" cáo thuộc
thẩm quyển của Cơ quan điều tra.
Khi thực hiện việc điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng Cơ
quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Quyết định khởi tô^ vụ án, khởi tô bị can; quyết định không
khởi tô" vụ án; quyết định nhập hoặc tách vụ án;
- Quyết định áp dụng, thay đôì hoặc huỷ bỏ biện pháp
ngăn chặn;
- Quyết định truy nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê
biên tài sản, xử lý vật chứng;
- Quyết định trưng cầu giám định, quyết định khai quật
tử thi;
- Kết luận điều tra vụ án;

181


Giáo trinh luật tô tụng hình sự

- Quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ
điều tra, quyết định phục hồi điều tra;
- Trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra; cấp, thu hồi
giấy chứng n hận người bào chữa; ra các quyêt định và tiến
hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ
quan điều tra.
Khi Thủ trưởng Cơ quan điều tra vắng mặt, một Phó Thủ
trưởng được Thủ trưởng uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của Thủ trưởng. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trưóc
Thủ trưởng về nhiệm vụ được giao.
Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Thủ trưởng
Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyển h ạn giông như
nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra chịu trách
nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Điều tra viên tiến hành điều tra theo sự phân công của Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Khi được phân công
điều tra vụ án hình sự, Điều tra viên có những nhiệm vụ và
quyền hạn sau:
- Lập hồ sơ vụ án hình sự;
- Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lòi khai của
người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự. bị đơn dân
sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:
- Quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người
làm chứng;

- Thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét. th u giữ
tạm giữ, kê biên tài sản;
182


Chương V Iệ I l ề Thẩm quyển điểu tra và một số quy định chung...

- Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử
thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
- Tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền
của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan
điều tra;
Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và
trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết
định của mình.
ĐỐI với những hoạt động điểu tra thuộc thẩm quyền cúa
mình, Điều tra viên phải chịu trách nhiệm về những hoạt động
mình đã tiến hành. Đối vối những hoạt động điều tra thuộc
thẩm quyền của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra,
thì Điều tra viên không được tự ý tiến hành mà chỉ có quyền
kiến nghị vói Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra để
Thủ trưởng quyết định. Trong trường hợp không nhất trí với
quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra,
thì Điều tra viên vẫn phải chấp hành quyết định đó, nhưng có
quyền khiếu nại lên Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp trên.
- Trong khi thực hiện nhiệm vụ, Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên có quyền đề ra các yêu
cầu với cơ quan, tổ chức và công dân tạo điều kiện thuận lợi cho
các hoạt động điều tra. Các cơ quan, tổ chức và công dân được
yêu cầu có trách nhiệm chấp hành.

b. Nhập hoặc tách vụ án hình sự đê tiến hành điểu tra

Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật tôi’ tụng hình sự năm
2003, trong những trường hợp bị can phạm nhiều tội hoặc nhiều
bị can cùng tham gia một tội phạm hoặc cùng vối bị can còn có
những người khác che giấu tội phạm hoặc không tô giác tội
183


Giáo trình luật tô tụng hình sự

phạm quy định tại Điểu 313 và Điều 314 Bộ luật hình sự thì Cơ
quan điều tra có thể nhập đê tiến hành điều tra trong cùng một
vụ án.
Điều 117 Bộ luật tô tụng hình sự năm 2003 cũng quy định
trong những trường hợp th ậ t cần thiết, khi không thể hoàn
thành sớm việc điều tra đôi vói tấ t cả các tội phạm thì Cơ quan
điều tra có thể tách vụ án để điều tra, nếu việc tách đó không
ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện
của vụ án.
Những trường hợp tách vụ án thường là bị can phạm nhiều
tội, trong cùng một vụ án có nhiều bị can nhưng có bị can bỏ trốn
hoặc không thể hoàn thành việc điều tra đôi với tấ t cả các bị can
trong thòi hạn luật định. Nhưng chỉ được tách nếu việc tách đó
không ảnh hưởng đến việc xác định sự th ậ t khách quan, toàn
diện của vụ án.
Quyết định nhập hoặc tách vụ án hình sự phải được gửi
cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời h ạn 24 giờ, kể từ khi ra
quyết định.
c. uỷ thác điều tra


Uỷ thác điều tra là việc Cơ quan điều tra có thẩm quyền
yêu cầu Cơ quan điều tra khác tiến hành một sô" hoạt động điều
tra khi cần thiết. Khi yêu cầu Cơ quan điều tra khác tiến hành
một số hoạt động điểu tra, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải
ra quyết định ủy thác. Quyết định ủy thác điều tra phải ghi rõ
yêu cầu cụ thể. Cơ quan điều tra được ủy thác điều tra có trách
nhiệm thực hiện nhanh chóng và đầy đủ những việc được ủy
thác và thông báo kết quả cho Cơ quan điều tra đã yêu cầu điểu
tra. Trong trường hợp việc điều tra không thể thực hiện được thì
184


Chương V I. I I ẽ Thẩm quyển điều tra và một số quy định chung...

cơ quan được ủy quyền phải nói rõ lý do cho Cơ quan điều tra đã
ủy thác biết.
d.

Thời hạn điểu tra, thời hạn điểu tra bô’sung, điểu tra lại, phục

hồi điểu tra

- Thời hạn điều tra
Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật tói tụng hình sự năm
2003, thòi hạn điều tra vụ án hình sự không được quá hai tháng
đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội
phạm nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối vói tội phạm rất
nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hạn điểu tra được tính từ khi khởi tố vụ án hình sự cho

đến khi kết thúc điều tra.
Trong những trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, không
thể hoàn thành việc điều tra trong thời hạn kê trên, cần phải gia
hạn điều tra thì chậm nhất là 10 ngày, trưốc khi hết hạn điều
tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện
kiểm sát gia hạn điếu tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định cụ th ể như sau:
- Đốì với tội phạm ít nghiêm trọng được gia hạn điều tra
một lần không quá 2 tháng;
- Đối với tội phạm nghiêm trọng được gia hạn điều tra hai
lần, lần thứ nhất không quá 3 tháng, lần thứ hai không quá
2 tháng;
- Đôi VỐI tội phạm răt nghiêm trọng được gia hạn điều tra
hai lần, mỗi lần không quá 4 tháng;
- Đôi với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn điều
tra ba lần, mỗi lần không quá 4 tháng.
185


Giáo trinh luật tố tụng hình sự

Như vậy, thời hạn điều tra tối đa đối VÓI tội phạm ít nghiêm
trọng là 4 tháng, đối vối tội phạm nghiêm trọng là 8 tháng, đối
với tội phạm rấ t nghiêm trọng là 12 tháng, đôi với tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng là 16 tháng. Ngoài ra, đối VỚI tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng, nếu đã hết 16 tháng mà vẫn không thể kết
thúc việc điểu tra (do tính chất phức tạp của vụ án) thì Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một
lần không quá 4 tháng. Đốì với tội xâm phạm an ninh quốc gia
thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn

thêm một lần nữa không quá 4 tháng.

Thẩm quyền gia hạn điều tra thuộc về Viện trưởng Viện
kiểm sát cảc cấp, cụ th ể là:
- Đối vói tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện trưởng Viện
kiểm sát nh ân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân
sự cấp khu vực gia h ạn điều tra. Nếu vụ án được th ụ lý, điều tra
ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra.
- Đối vối tội phạm nghiêm trọng thì Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn
điều tra lần thứ n h ấ t và lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án
được thụ lý, điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện trưởng
Viện kiểm sát n hân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp
quân khu có quyền gia hạn cả hai lần;
- Đổi vối tội phạm rấ t nghiêm trọng thì Viện trưởng Viện
kiêm sát n hân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực
gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều
tra lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được th ụ lý đê điều tra
ỏ cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
186


Chương V I. II. Thẩm quyền điểu tra và một số quy định chung...

cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra
lần thứ nhất và lần thứ hai;
- Đối vối tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự khu

vực gia hạn điểu tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân
sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.
Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung
ương thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát quân sự trung ương.
Khi đã hết thòi hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh
được bị can đã thực hiện tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra
quyết định đình chỉ điều tra.
- Thời hạn phục hồi điều tra
Trong những trưòng hợp Cơ quan điều tra quyết định phục
hồi điều tra theo quy định tại Điều 165 Bộ luật tô" tụng hình sự
năm 2003, thì thời hạn điểu tra tiếp không được quá 2 tháng đối
vối tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội
phạm rất nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng, kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho
đến khi kết thúc điều tra.
Trong những
cần gia hạn thêm
điều tra, Cơ quan
Viện kiểm sát gia

trường hợp do tính chất phức tạp của vụ án,
thì chậm nhất là 10 ngày, trước khi hết hạn
điều tra phải có văn bản đề nghị Viện trưởng
hạn điều tra.

- Đôi với tội phạm nghiêm trọng và rất nghiêm trọng được
gia hạn điều tra một lần không quá 2 tháng.

187


Giáo trình luật tô tụng hỉnh sự

- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn điểu
tra một lần không quá 3 tháng
- ĐỐI với tội phạm ít nghiêm trọng không được gia hạn điều
tra khi phục hồi điều tra.
Thẩm quyền gia hạn điều tra trong những trường hợp này
tương tự như thẩm quyển gia hạn điều tra nói chung theo quy
định tại khoản 3 Điều 119 Bộ luật tô" tụng hình năm 2003.
- Thời hạn điều tra bổ sung
Trong những trường hợp sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan
điều tra làm bản kết luận điều tra, đê nghị truy tô và gửi toàn bộ
hồ sơ sang cho Viện kiểm sát. Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ,
nếu thấy không đủ căn cứ để ra quyết định truy tố thì trả hồ sơ
và đề nghị Cơ quan điều tra tiến hành điều tra bổ sung. Trong
trường hợp này, thòi hạn điều tra bổ sung không quá 2 tháng.
Nếu Viện kiểm sát đã truy tô" bị can, trong thời gian chuẩn
bị xét xử, Toà án thấy không đủ căn cứ để đưa vụ án ra xét xử,
thì trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung và thòi h ạn điều tra bổ
sung không được quá 1 tháng.
Thời hạn điều tra bổ sung được tính từ ngày Cơ quan điểu
tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.
Viện kiểm sát hoặc Toà án chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ
sung không quá hai lần.
- Thời hạn điều tra lại
Trong những trường hợp vụ án được trả đê điều tra lại thì
thòi hạn điều tra và gia hạn điều tra theo th ủ tục chung.

Thòi hạn điều tra lại được tính từ khi Cơ quan điều tra
nhận hồ sơ yêu cầu điều tra lại.
188


Chương V I. II. Thẩm quyển điểu tra và một số quy định chung...
đ. Biên bản điểu tra

Khi tiến hành các hoạt động điều tra, Điều tra viên phải lập
biên bản ghi rõ nội dung hoạt động điều tra, thời gian, địa điểm
tiến hành điều tra, những người tiến hành, tham gia tô' tụng,
người chứng kiến (nếu có), những khiếu nại, yêu cầu hoặc đề
nghị của những người tham gia hoạt động điều tra.
Điều tra viên lập biên bản phải đọc lại cho ngưòi tham gia
tô"tụng nghe, giải thích cho họ biết quyền được bổ sung và nhận
xét về biên bản. Người tham gia tố tụng và ngưòi lập biên bản
cùng ký tên vào biên bản.
Trong trường hợp ngưòi tham gia có yêu cầu hoặc nhận xét
về biên bản thì yêu cầu, nhận xét đó cũng phải được ghi vào
biên bản.
Nếu ngưòi tham gia tố tụng từ chối ký tên vào biên bản, thì
việc đó cũng phải được ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Nếu người tham gia tô" tụng vì nhược điểm về tâm thần
hoặc thể chất hoặc vi lý do khác mà không thể ký vào biên bản
thì phải ghi rõ lý do; Điều tra viên và người chứng kiến cùng ký
xác nhận. Người không biết chữ thì điểm chỉ vào biên bản.
e. Nhũng quy định chung khác về điều tra

Ngoài những quy định chung kể trên, để việc điều tra được
tiến hành thuận lợi, đúng pháp luật, đảm bảo việc xác định sự

thật của vụ án một cách khách quan toàn diện, đầy đủ, bảo vệ
các quyền và lợi ích của những người tham gia tô" tụng, Bộ luật
tô"tụng hình sự năm 2003 còn có một sô quy định chung khác về
điều tra như:
- Giải quyết các yêu cầu của người tham gia tô'tụng
189


Giáo trình luật tô tụng hình sự

Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật tô tụng hình sự năm
2003, khi người tham gia tố tụng có yêu cầu vê những vấn đê
liên quan đến vụ án thì Cơ quan điều tra, Viện kiêm sát, Toà án
Ệ trong phạm vi trách nhiệm của mình, giải quyêt yêu cầu và báo
cho họ biết kết quả. Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu,
thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời và nêu rõ
lý do.
Nếu không đồng ý vói kết quả giải quyết của Cơ quan điều
tra hoặc Viện kiểm sát, thì người tham gia tô" tụng có quyền khiếu
nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo
quy định tại Chương XXXV Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003.
- S ự tham d ự của người chứng kiến
Theo quy định của Bộ luật tô tụng hình sự thì khi tiến hành
một số hoạt động điều tra, người tiến hành tố^ tụng phải mời
người chứng kiến (ví dụ khi khám người, khám chỗ ở, địa điểm,
khi bắt bị can đổ tạm giam...). Điều 123 Bộ luật tô" tụng hình sự
năm 2003 quy định người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận
nội dung và kết quả công việc mà Điều tra viên đã tiến hành
trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân, ý kiến này
được ghi vào biên bản.

- Không được tiết lộ bí m ật về điều tra
Điều 124 Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003 quy định:
'"'Trong trường hợp cần giữ bí m ật điều tra, Điều tra viên, Kiêm
sát viên phải báo trước cho người tham gia tô tụng, người chứng
kiến không được tiết lộ bí m ật về điều tra. Việc báo này phải được
ghi vào biên bản".
Điều tra viên, Kiểm sát viên, người tham gia tôi’tụng, người
chứng kiến tiết lộ bí m ật về điều tra thì tuỳ từng trường hợp
190


Chương V Iể I I I . Các hoạt động điểu tra

phải chịu trách nhiệm hình sự theo các điều 263 (Tội cô ý làm lộ
bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí
mật nhà nước), 264 (Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất
tài liệu bí mật nhà nưốc), 286 (Tội cố ý làm lộ bí mật công tác;
Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác),
287 (Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật
công tác), 327 (Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự; tội chiếm
đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự) và
Điều 328 (Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự; tội làm mất
tài liệu bí mật công tác quân sự) của Bộ luật hình sự.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA
1. Khởi tô bị can

Khởi tô'bị can là việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định
khởi tô' về hình sự một người khi có đủ căn cứ xác định ngươi đó
đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức cần truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với họ.

Khoản 1 Điều 126 Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003 quy
định: “Khi có đủ căn cứ đê xác định một người đã thực hiện hành
VI phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can".
Ngoài Cơ quan điều tra, thì đơn vị Bộ đội biên phòng, Hải
quan, Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển trong khi làm nhiệm
vụ nếu phát hiện hành vi phạm tội trong lĩnh vực mình quản lý
nếu đó là tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội
quả tang thì củng có quyền ra quyết định khởi tô" bị can sau khi
đã khơi tô vụ án hình sự.
Trong quyết định khỏi tố bị can phải ghi rõ: thời gian địa
191


Giáo trình luật tố tụng hình sự

điểm ra quyết định, họ tên, chức vụ của người ra quyêt định, họ
tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình
của bị can, bị can bị khởi tô" về tội gì, theo điểu khoản nào của
Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết
khác của tội phạm.
Nếu bị can bị khởi tô" về nhiều tội khác nhau thì trong quyết
định khởi tố" bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều khoản của
Bộ luật hình sự được áp dụng.
Sau khi khởi tô^ bị can, Cơ quan điều tra phải chụp ảnh, lập
danh chỉ bản của bị can và đưa vào hồ sơ vụ án.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị
can, Cơ quan điểu tra phải gửi quyết định khỏi tố và tài liệu liên
quan đến việc khởi tcí bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét
phê chuẩn việc khởi tố. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận
được quyết định khỏi tô" bị can, Viện kiểm sát phải quyết định

phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tô" bị can và
gửi ngay cho Cơ quan điều tra.
Trong trường hợp phát hiện có người thực hiện hành vi
phạm tội chưa bị khởi tô", thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan
điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra Viện kiểm sát phát
hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án
mà chưa bị khởi tô" thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị
can. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tô" bị
can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành
điều tra.
Cơ quan điều tra phái giao ngay quyêt định khói tô bị can
hoặc quvết định khói tô bị can của Viện kiểm sát và giải thích
192


Chương V I. I I I . Các hoạt động điểu tra

quyển và nghĩa vụ cho bị can. Sau khi nhận được quyêt định phê
chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can của
Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay cho người bị
khỏi tô'. Việc giao nhận các quyết định nói trên phải lập biên bản
theo quy định tại Điều 95 Bộ luật tô' tụng hình sự năm 2003.
Quyết định khởi tố bị can là văn bản pháp lý quan trọng
cần thiết cho phép các cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp
cưỡng chế đối với bị can. Một người chưa bị khởi tô" thì không bị
áp dụng các biện pháp ngăn chặn, trừ trường hợp bắt ngưòi
trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang. Từ khi có
quyết định khởi tô" bị can, Cơ quan điều tra có thể áp dụng các
biện pháp ngăn chặn và các biện pháp cưỡng chế khi có căn cứ

luật định.
Quyết định khỏi tô" bị can làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
của bị can theo quy định tại Điều 49 Bộ luật tô' tụng hình sự
năm 2003.
- Thay đổi, bổ sung quyết định khởi tô'bị can
Sau khi đã ra quyết định khởi tô' bị can, trong quá trình
điều tra, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can
không phạm vào tội đã bị khởi tô" hoặc còn hành vi phạm tội
khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyêt định thay đổi
hoặc bổ sung quyết định khỏi tô bị can.
Trong thời hạn 24 giò, kể từ khi ra quyết định tha}7đổi hoặc
bổ sung quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi các
quyết định và tài liệu có liên quan đến việc thay đổi hoặc bổ
sung đó cho Viện kiêm sát cùng cấp để xcí phê chuẩn. Trong
thòi hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thay đôi hoặc
bổ sung quyêt định khỏi tô bị can, Viện kiểm 3ất phải quyết định
193


Giáo trình luật tô tụng hình sự

phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định thay đôi hoặc bổ
sung quyết định khởi tô" bị can.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi Viện kiểm sát ra quyết
định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tô" bị can, Viện kiểm
sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định thay đổi hoặc
bổ sung quyết định khởi tô" bị can hoặc quyết định thay đổi hoặc
bổ sung quyết định khởi tô" bị can của Viện kiểm sát, giải thích
quyền và nghĩa vụ cho bị can. Sau khi n hận được quyết định phê

chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung
quyết định khởi tô" bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra
phải giao ngay cho người đã bị khởi tô' Việc giao n hận các quyết
định nói trên phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003.
Khi xét thấy việc bị can tiếp tục giữ chức vụ sẽ gây khó
khăn cho việc điều tra thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có
quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị
can tạm đình chỉ chức vụ của bị can. Trong thòi hạn 7 ngày, kể
từ ngày n hận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức này phải trả lòi
cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã kiến nghị biết.
2. Hỏi cung bị can

Hỏi cung bị can là hoạt động điểu tra do Điều tra viên và
Kiểm sát viên (trong trường hợp cần thiết) tiến hàn h nhằm thu
thập chứng cứ từ lòi khai của bị can.
Sau khi có quyết định khởi tố bị can, Điều tra viên có thể
tiến hành hỏi cung bị can. Để cuộc hỏi cung bị can đạt kết quả
cao, Điều tra viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, vạch kế hoach hỏi
194


Chương V I. I I I ằ Các hoạt động điểu tra

cung bị can, dự kiến những vấn đề cần hỏi, phương pháp, chiến
thuật hỏi cung, thời gian, địa điểm hỏi cung.
Không được hỏi cung vào ban đêm, trong trường hợp không
thể trì hoãn được thì có thể hỏi cung vào ban đêm nhưng phải
ghi rõ lý do vào biên bản.
Địa điểm hỏi cung thường là trụ sở Cơ quan điều tra. Trong

trường hợp cần thiết có thể tiến hành hỏi cung bị can tại nơi ở
của bị can.
Sau khi đã lập kế hoạch, Điều tra viên gửi giấy triệu tập bị
can. Giấy triệu tập bị can cần ghi rõ họ, tên, chỗ ở của bị can,
ngày, giò, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm
về việc vắng mặt không có lý do chính đáng.
Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập, trong trường hợp
vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc có biểu hiện trốn
tránh thì Cơ quan điểu tra ra quyết định áp giải bị can theo quy
định tại Điều 130 Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003. Quyết định
này phải được đọc cho bị can nghe trưốc khi áp giải.
Nếu bị can đang bị tạm giam, thì Điều tra viên thông qua Ban
giám thị trại tạm giam trích xuất bị can để tiến hành hỏi cung.
Nếu bị can không bị tạm giam, thì Điều tra viên gửi ngay
giấy triệu tập cho chính quyền xã, phưòng, thị trấn nơi cư trú
hoặc cho thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc để giao
lại cho bị can.
Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải ký nhận, có ghi rõ ngày,
giò nhận. Nêu bị can không ký nhận thì phải lập biên bản về việc
đó và gửi cho Cơ quan điều tra, nêu bị can vắng mặt, có thê giao
giấy triệu tập cho một người đã thành niên trong gia đình.
195


Giáo trình luật tố tụng hình sự

Khi triệu tập được bị can hoặc trích xuất bị can, đưa đên địa
điểm hỏi cung thì Điều tra viên tiến hành hỏi cung.
Trưốc khi hỏi cung, Điều tra viên phải kiểm tra, xác định
xem có đúng bị can cần được xét hỏi không, đọc quyết định

khởi tố bị can (nếu là lần hỏi cung đầu tiên) và giải thích cho bị
can biết quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại Điều 49 Bộ
luật tô" tụng hình sự năm 2003. Việc này phải được ghi vào biên
bản. Nếu cuộc hỏi cung có người phiên dịch, người bào chữa thì
Điều tra viên giải thích quyền và nghĩa vụ của họ rồi tiến hành
hỏi cung.
Khi tiến hành hỏi cung, Điều tra viên để cho bị can tự trinh
bày về những vấn đề liên quan (có thể trình bày miệng hoặc viết
lời khai). Khi bị can trình bày xong lòi khai của mình, Điều tra
viên hỏi về những vấn đê bị can trình bày chưa rõ, những vấn
đề cần trình bày thêm và hỏi các câu hỏi theo dự kiến. Điều tra
viên phải căn cứ vào diễn biến cuộc hỏi cung để điểu chỉnh các
câu hỏi theo dự kiến cho phù hợp
Khi tiến hành hỏi cung bị can, Điều tra viên cần lưu ý:
- Không được dùng các hình thức mớm cung, bức cung,
dùng nhục hình khi tiến hành hỏi cung bị can. Điều tra viên bức
cung hoặc dùng nhục hình đối vói bị can có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo Điều 298 và Điều 299 Bộ luật hình sự.
- Nếu vụ án có nhiều bị can thì phải hỏi riêng từng bị can
và không để họ tiếp xúc với nhau.
- Nếu bị can là người chưa thành niên, thì khi hoi cung phải
có m ặt cha, mẹ hoặc người đỡ đầu, người bào chữa hoặc các thầy,
cô giáo của bị can.
196


×