Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

luận văn thạc sĩ kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH phát triển khu công nghệ cao hòa lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.68 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

NGỌ TUYẾT TRINH

KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH
PHÁT TRIỂN KHU CƠNG NGHỆ CAO HỊA LẠC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

NGỌ TUYẾT TRINH

KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH
PHÁT TRIỂN KHU CƠNG NGHỆ CAO HỊA LẠC

CHUN NGÀNH

: KẾ TỐN

MÃ SỐ


: 60 34 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VIẾT TIẾN


HÀ NỘI, NĂM 2019


4

LỜI CAM ĐOAN



Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân. Các

số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Kết quả nghiên cứu này chưa từng có trong bất kỳ cơng trình khoa học nào.
Nếu sai, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm trước pháp luật.



Hà Nội, ngày 3/12/2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngọ Tuyết Trinh



5

MỤC LỤC


6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

1

BGĐ

Ban giám đốc

2

BHXH

Bảo hiểm xã hội

3


BHYT

Bảo hiểm y tế

4

KPCD

Kinh phí cơng đồn

5

CCDC

Cơng cụ dụng cụ

6

TSCD

Tài sản cố định

8

CPSX

Chi phí sản xuất

9


CT

Cơng trình

10

GTGT

Giá trị gia tăng

11

HĐQT

Hội đồng quản trị

12

HMCT

Hạng mục cơng trình

13

KT

Kế tốn

14


KLXLDD

Khối lượng xây lắp dở dang

15

SXC

Sản xuất chung

16

TK

Tài khoản

17

KTTC

Kế toán tài chính

18

MTC

Máy thi cơng

19


NCTT

Nhân cơng trực tiếp

20

NVL

Ngun vật liệu

21

SXKD

Sản xuất kinh doanh

22

TK

Tài khoản

23

TNCN

Thu nhập cá nhân

24


TSCĐ

Tài sản cố định


7

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong q trình hội nhập và xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện
nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có hệ thống thơng tin
đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ cho việc điều hành, quản lý và ra các
quyết định sản xuất kinh doanh.
Kế tốn với chức năng cung cấp thơng tin thông qua thu thập thông tin
về các sự kiện kinh tế tài chính, xử lý thơng tin và bằng các phương pháp
khoa học của mình, tế tốn có thể cung cấp thơng tin về tình hình tài chính,
kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị cho các đối tượng sử dụng thông tin
khác nhau để ra các quyết định thích hợp.
Xuất phát từ yêu cầu và tính chất của thơng tin cung cấp, thơng tin kế
tốn được chia thành kế tốn tài chính và thơng tin kế tốn quản trị. Thơng tin
kế tốn tài chính chủ yếu cung cấp cho các đối tượng bên ngồi, cịn thơng tin
kế toán quản trị chỉ cung cấp cho các nhà quản trị nội bộ để đưa ra quyết định
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán trong giai đoạn gần đây đã
thực sự trở thành một công cụ giúp các nhà quản trị trong quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh của đơn vị, giúp nhà đầu tư định hướng về các khoản
đầu tư vốn…
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu quan trọng trong
quá trình sản xuất kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào. Thơng tin kế tốn
về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp cung cấp cho nhà quản lý
doanh nghiệp về tình hình xây dựng, tiến độ thực hiện cơng việc, từ đó kiểm

sốt tốt giá thành và chất lượng cơng trình, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng với các doanh nghiệp xây lắp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng
vững trên thị trường hiện nay.


8

Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Khu Công nghệ cao Hịa Lạc
(HHPD) tiền thân là Cơng ty TNHH Một thành viên Phát triển Công nghệ và
Hạ tầng, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được
chuyển giao nguyên trạng về Bộ Khoa học và Công nghệ,
Là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được thành lập với mục đích đầu
tư phát triển hạ tầng Khu Cơng nghệ cao Hịa Lạc; duy tu, khai thác hạ tầng
Khu Cơng nghệ cao Hịa Lạc sau đầu tư; cung ứng dịch vụ cho các nhà đầu
tư, đồng thời đảm bảo định hướng mục tiêu phát triển của Đảng và Nhà nước
đối với sự phát triển chung của Khu Công nghệ cao Hịa Lạc, xây dựng Khu
Cơng nghệ cao Hịa Lạc trở thành một thành phố công nghệ của cả nước vì
vậy, việc xây dựng mức giá thành hợp lý là vấn đề được đặc biệt quan
tâm.Trên thưc tế, công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
tại Công Ty TNHH Phát Triển Khu Công Nghệ Cao Hòa Lạc vẫn còn một số
các bất cập cần được đổi mới và hoàn thiện.
Việc nghiên cứu kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
tại công ty TNHH MTV Phát Triển Khu Cơng Nghê Cao Hịa Lạc sẽ có ưu và
nhược điểm của cơng tác kế tốn tại cơng ty, Từ đó có thể phát huy các ưu điểm,
và đề xuất một số giải pháp khắc phục, giúp công ty quản lý chặt chẽ chi phí,
nâng cao chất lượng cơng trình, tối đa hóa lợi nhuận trong thời gian tới. Đơng
thời, cũng là cơ sở tin cậy để công ty đưa ra các quyết định đầu tư mới.
Với các lý do trên và mong muốn ứng dụng các kiến thức đã học vào
thực tế, tơi xin lựa chọn đề tài: “Kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp tại Công Ty TNHH Phát Triển Khu Công Nghệ Cao

Hịa Lạc” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Kế tốn chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm đã có một số tác giả
nghiên cứu như:


9

Luận văn thạc sỹ “Kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
điều hịa tại Cơng ty Cổ phần Nagakawa Việt Nam” (Nguyễn Thị Hồng Vân,
2018) trường ĐH Thương Mại đã đưa ra lý luận cơ bản về kế tốn chi phí và
giá thành sản phẩm sản xuất, phân tích thực trạng kế tốn chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại DN. Từ đó, đưa ra các đề xuất hồn thiện kế tốn
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm điều hịa tại Cơng ty Cổ phần
Nagakawa Việt Nam
Một là, hồn thiện tổ chức bộ máy kế toán: Đề xuất nâng cao trình độ,
tay nghề cho nhân viên kế tốn, tổ chức bộ phận kế tốn quản trị Hai là, hồn
thiện hệ thống chứng từ kế toán: Chứng từ phải thống nhất về quy cách, biểu
mẫu và trình tự luân chuyển, lưu trữ sắp xếp khoa học Ba là, hoàn thiện hệ
thống báo cáo: đề xuất thực hiện lập các báo cáo quản trị về chi phí theo định
kỳ, tháng, quý hoặc theo từng đơn hàng.
Tuy nhiên, luận văn chưa đi sâu vào nghiên cứu thực trạng xây dựng
định mức và dự tốn chi phí tại Cơng ty. Trong Luận văn thạc sỹ “Kế tốn chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc gia công xuất khẩu tại Tổng
Công ty May 10” của Lê Thị Thu Hằng (2017) tại trường Đại học Tài Nguyên
Và Môi Trường, Tác giả đã đề xuất hoàn thiện phân loại CP theo mức độ ứng
xử trong DN may mặc. Với chi phí SXC phát sinh hầu hết là CP hỗn hợp thì
các DN có thể sử dụng phương pháp cực đại - cực tiểu hoặc bình phương bé

nhất để phân loại thành CP cố định và CP biến đổi. mức để loại trừ chi phí
ngồi định mức ra khỏi giá thành sản phẩm. Đồng thời, Tác giả còn đề xuất
cần xây dựng hệ thống định mức chi phí sản xuất, vận hành hệ thống kế tốn
quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Luận văn đề xuất những hướng hoàn thiện cho kế tốn chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm may mặc gia công xuất khẩu cho công ty May 10
theo cả hướng kế tốn tài chính và kế toán quản trị.


10

Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra chưa có số liệu tính tốn và các bước
thực hiện giải pháp cụ thể.
Nghiên cứu của Tác giả Nguyễn Bích Hương Thảo (2013) đăng trên Tạp
Chí Tài Chính số 8 “Kế tốn chi phí và tính giá thành sản phẩm cho các doanh
nghiệp chế biến thủy sản” đã đưa ra những đề xuất có tính khả thi như:
Về phương pháp tính giá thành SP: Tác giả đưa ra đặc điểm quy trình
cơng nghệ sản xuất, đối với ngành chế biến thủy sản có cùng quy trình nhưng
tạo ra một nhóm sản phẩm có quy cách khác nhau, vì thế kế tốn phải xác
định tỷ lệ giá thành giữa tổng giá thành thực tế và giá thành theo định mức.
Ngồi ra, Tác giả cịn đề xuất ứng dụng kế toán quản trị nâng cao quản
lý và kiểm sốt chi phí gồm: xây dựng định mức chi phí cho CPNVLTT,
CPNCTT, CPSXC. Đề tài đã đi sâu vào ảnh hưởng của đặc điểm quy trình
cơng nghệ và sản phẩm để đánh giá cơng tác kế tốn, đưa ra những hồn thiện
cho cơng tác KTCP và tính giá thành SP thuộc lĩnh vực chế biến thủy sản.
Tuy nhiên, một số nội dung nghiên cứu của tác giả về Kế tốn quản trị
cịn trùng lặp với nội dung của Kế tốn tài chính
Luận văn thạc sỹ “Hồn thiện cơng tác tổ chức cơng tác kế tốn tập hợp
chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty TNHH Sản xuất và thương mại
Tân Á” (Hoàng Yến, 2018) trường ĐH Thương Mại đã chỉ ra chi tiết và khá

chặt chẽ lý thuyết xung quanh vấn đề kế toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm Tuy luận văn đã tiếp cận vấn đề trên hai góc độ kế tốn tài chính và kế
tốn quản trị. Nhưng cách tiếp cận hai góc độ này cịn rời rạc, chưa chặt chẽ,
trình bày riêng rẽ chưa đan xen vào nhau để thấy được sự khác biệt. Luận văn
“Tổ chức hoàn thiện kế tốn quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
xây lắp tại các doanh nghiệp xây lắp thuộc tập đoàn Cavico Việt Nam” (Phạm
Thị Mai Hương, 2017) đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về
tổ chức KT Quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Luận văn


11

đã làm sáng tỏ bản chất nội dung của tổ chức KT Quản trị chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm trong các DN xây lắp, tổ chức lập dự tốn chi phí, phân
tích chi phí và giá thành sản phẩm.
Luận văn đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTQTCP sản
xuất và giá thành SP, đồng thời đi sâu phản ánh thực trạng tổ chức KTQTCP
sản xuất và giá thành SP xây lắp của các DN xây lắp thuộc tập đoàn Cavico
Việt Nam để làm cơ sở để xem xét đánh giá thực trạng tổ chức Kế toán QTCP
sản xuất và giá thành sản phẩm tại các DN xây lắp hiện nay.
Bên cạnh những mặt đạt được đó, luận văn cịn điểm hạn chế là các giải
pháp đưa ra chưa thực sự thực tế và khả năng áp dụng chưa cao Hiện nay có
nhiều cơng trình nghiên cứu về kế tốn chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
tại các doanh nghiệp xây lắp khác nhau tuy nhiên chưa có tác giả nào nghiên
cứu về Công Ty TNHH Phát Triển Khu Công Nghệ Cao Hịa Lạc . Vì vậy đề
tài luận văn “ kế tốn chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cơng Ty TNHH
Phát Triển Khu Cơng Nghệ Cao Hịa Lạc ” làm đề tài nghiên cứu
3.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

* Về mặt lý luận: Phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về
kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp.
* Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng kế tốn
sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Cơng Ty TNHH Phát Triển Khu
Cơng Nghệ Cao Hịa Lạc . Chỉ ra các ưu và nhược điểm, đề xuất một số giải
phát hồn thiện kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng
Ty TNHH Phát Triển Khu Cơng Nghệ Cao Hịa Lạc .

4.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của để tài: Thuộc trong kế tốn chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cơng ty TNHH MTkV Phát Triển
Khu Cơng Nghệ Cao Hịa Lạc


12

4.2 Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Do một số hạn chế, luận văn xin được trình bày kế
tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công Ty TNHH
Phát Triển Khu Công Nghệ Cao Hịa Lạc dưới góc độ kế tốn tài chính
+ Về khơng gian: Cơng Ty TNHH Phát Triển Khu Cơng Nghệ Cao Hịa
Lạc
+ Về thời gian: Năm 2018
5. Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu
Cơ sở lý luận của kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

-


tại các doanh nghiệp xây lắp là gì?
Thực trạng kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng

-

Ty TNHH Phát Triển Khu Cơng Nghệ Cao Hịa Lạc có những ưu, nhược
điểm gì?
Cần có những giải pháp gì để hồn thiện kế tốn chí sản xuất và tính giá

-

thành tại cơng ty TNHH MTV Phát Triển Khu Cơng Nghệ Cao Hồ Lạc?
6. Phương phá nghiên cứu của đề tài
Phương pháp thu thập dữ liệu: Là phương pháp thu thập dữ liệu có sẵn
bên trong và bên ngồi cơng ty. Đây là cơng việc vơ cùng quan trọng trong
q trình nghiên cứu, hồn thành luận văn. Mục đích của phương pháo là thu
thập số liệu và giấy tờ liên quan đến nội dung nghiên cứu của Công Ty TNHH
Phát Triển Khu Công Nghệ Cao Hòa Lạc . Tác giả sử dụng 2 phương pháp
thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và phương pháp thu
thập dữ liệu thứ cấp.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thứ cấp bên ngồi và thứ cấp bên
trong.
Để thu thập các thơng tin về lý luận cơ bản về kế tốn chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại cơng ty TNHH MTV PhátTriển Khu Công Nghệ


13

Cao Hòa Lạc, tác giả thực hiện nghiên cứu và tổng hợp từ các nguồn tài liệu
liệu như chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, luật kế toán, các đề tài nghiên

cứu khoa học… Để thu thập thông tin liên quan đến thực trạng kế tốn chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cơng ty TNHH MTV
PhátTriển Khu Cơng Nghệ Cao Hịa Lạc , tác giả thực hiện nghiên cứu các
nguồn tài liệu: sổ sách kế toán các tài khoản liên quan, hợp đồng, bảng dự
tốn khối lượng sản xuất, báo cáo chi phí sản xuất…
-

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Để hệ thống hóa lý luận chung về kế
tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cơng ty TNHH
MTV PhátTriển Khu Cơng Nghệ Cao Hịa Lạc, tác giả đã nghiên cứu các tài
liệu thu thập được và đưa ra cái nhìn tổng quan. Từ đó trình bày các thơng tin
đã thu thập được một cách logic.

-

Phương pháp xử lý dữ liệu: sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu,
tổng hợp, phân tích và đánh giá số liệu. Các dữ liệu thu thập được được sắp
xếp thành các nhóm dữ liệu cơ bản ( nhóm dữ liệu thuộc cơ sở khoa học lý
luận như luật, nghị định, chuẩn mực, chế độ,… và nhóm dữ liệu cơ sở thực
tiễn tại cơng ty). Sau đó, so sánh giữa cơ sở lý thuyết, các quy định, chế độ kế
toán với việc thực hiện kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp tại doanh nghiệp.
Phương pháp điều tra trực tiếp
Đây là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp qua đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp này được thực hiện bằng một số hình thức như phỏng vấn trực
tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, trả lời bảng câu hỏi...
Phương pháp quan sát
Phương pháp này được áp dụng khi đối tượng nghiên cứu không sẵn
sàng cung cấp thơng tin, hoặc cố tình cung cấp thơng tin khơng chính xác.Lúc
này, người nghiên cứu sẽ phải dùng các giác quan hoặc máy móc để quan sát



14

các hành vi, thói quen của đối tượng nghiên cứu trong một khoảng thời gian
cố định. Từ đó phân tích kết quả và có được dữ liệu.
Phương pháp khảo sát trực tuyến
Với sự xuất hiện của Internet, các dữ liệu có thể thu thập được bằng các
khảo sát qua thư điện tử hay các website. Ưu điểm của phương pháp này là
thu thập dữ liệu rất nhanh với số lượng lớn, tiết kiệm chi phí hơn so với
phương pháp thu thập truyền thống.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành các dự án xây lắp điện tại công ty xây lắp
Chương 2: Thực trạng Kế tốn chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
xây lắp điện tại công ty TNHH Một Thành Viên Phát Triển Khu Cơng Nghệ
Cao Hịa Lạc
Chương 3: Giải pháp hồn thiện kế tốn chi phí sản xuất xây lắp và tính
giá thành các sản phẩm xây lắp tại cơng ty TNHH Một Thành Viên Phát Triển
Khu Công Nghệ Cao Hòa Lạc


15

CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TỐN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÁC DỰ ÁN XÂY LẮP ĐIỆN
TẠI CÔNG TY XÂY LẮP

1.1.

Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp có ảnh hưởng đến kế
tốn chi chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Sản xuất xây lắp là hoạt động xây dựng mới, mở rộng, cải tạo lại, khôi
phục hay hiện đại hố các cơng trình hiện có thuộc mọi lĩnh vực trong nền
kinh tế quốc dân( như cơng trình giao thơng, thuỷ lợi, các khu cơng nghiệp,
các cơng trình quốc phịng, các cơng trình dân dụng khác….) Đây là hoạt
động nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật trong mọi ngành của nền kinh tế.
Công cuộc đổi mới đã tạo nên những biến đổi sâu sắc trong lĩnh vực xây
dựng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, vị trí của
ngành xây dựng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ngày càng quan
trọng. Trong nền kinh tế thị trường, xây dựng là một trong những ngành kinh
tế mũi nhọn. Thực tế cho thấy trong những năm qua, mỗi năm nhà nước đã
phải chi trên dưới 150 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản, chiếm
khoảng 30% GDP. Điều đó chứng tỏ rằng xây dựng quan trọng đến mức nào.
Xây lắp là 1 ngành sản xuất vật chất mang tính chất sản xuất cơng nghiệp,
nhưng có đặc điểm riêng biệt khác với ngành sản xuất khác, ảnh hưởng đến
công tác quản lý và cơng tác kế tốn. Sản xuất xây lắp có những đặc điểm sau
đây:
+ Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất mang tính cơng nghiệp theo
đơn đặt hàng. Sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ.
Mỗi sản phẩm xây lắp là từng công trình, hành mục cơng trình, địi hỏi


16

yêu cầu kỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng thích hợp, được xác
định cụ thể trên từng thiết kế dự toán của từng đối tượng xây lắp riêng biệt. Vì
vậy, khi thi cơng xây lắp, nhà thầu phải luôn thay đổi phương thức tổ chức thi

công, biện pháp thi công sao cho phù hợp với đặc điểm của từng loại sản
phẩm xây lắp, đảm bảo cho việc thi công mang hiệu quả kinh tế cao nhất và
sản xuất được liên tục.
Do tính chất đơn chiếc riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thi cơng xây lắp các
cơng trình có nội dung và cơ cấu khơng đồng nhất như các loại sản phẩm
công nghiệp.
Từ đặc điểm này, kế tốn phải tính đến việc theo dõi ghi nhận chi phí, tính
giá thành và tính kết quả thi cơng cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt (từng
cơng trình, từng hạng mục cơng trình) hoặc từng nhóm sản phẩm xây lắp nếu
chúng được xây dựng theo một thiết kế mẫu và trên một địa điểm nhất định.
+ Sản phẩm xây lắp thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian thi
cơng tương đối dài.
Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp không xác định hàng tháng như các
DN sản xuất công nghiệp, mà được xác định tuỳ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật
của từng cơng trình, điều này thể hiện qua phương thức thanh toán giữa hai
bên nhà thầu và khách hàng.
Trong xây lắp, do chu kỳ sản xuất dài nên đối tượng tính giá thành là sản
phẩm xây lắp hồn chỉnh, cũng có thể là sản phẩm xây lắp hồn thành đến
giai đoạn quy ước (có dự toán riêng).
Do vậy, việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá
thành sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý kịp thời và chặt chẽ chi phí, đánh giá đúng


17

đắn tình hình quản lý và thi cơng trong từng thời kỳ nhất định, và cịn tránh
tình trạng căng thẳng vốn cho nhà thầu.
+ Sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của
các yếu tố môi trường thời tiết, do vậy thi công xây lắp mang tính thời vụ.
Các yếu tố mơi trường, thời tiết có ảnh hưởng đến lỹ thuật thi cơng, tốc

độ, tiến độ thi cơng đồng thời nhà thầu cịn phải chú ý đến các biện pháp bảo
quản máy thi công và vật liệu thi cơng ngồi trời.
Việc thi cơng trong thời gian dài và ngồi trời cịn tạo nhiều nhân tố gây
nên thiệt hại bất ngờ như thiệt hại phá đi làm lại, thiệt hại ngừng sản xuất.
Kế toán phải chọn những phương pháp hợp lý để xác định những chi phí
mang tính chất thời vụ và những khoản thiệt hại một cách đúng đắn.
+ Sản xuất xây lắp được thực hiện trên các địa điểm biến động. Sản
phẩm xây lắp mang tính chất cố định, gắn liền với địa điểm xây dựng, khi
hồn thành khơng nhập kho như các ngành sản xuất vất chất khác.
Trong q trình thi cơng, nhà thầu phải thường xuyên đi chuyển địa
điểm. Do đó sẽ phát sinh một số chi phí cần thiết khách quan như chi phí điều
động cơng nhân, điều động máy thi cơng, chi phí xây dựng các cơng trình tạm
phục vụ cơng nhân và thi cơng, chi phí chuẩn bị mặt bằng và san dọn mặt
bằng sau khi thi công xong… Kế tốn phải ghi nhận các chi phí này và tổ
chức phân bổ hợp lý.
Mặt khác, sản phẩm xây lắp cố định, được thi công theo đơn đặt hàng của
khách hàng, nên khi tiêu thụ chỉ qua thủ tục bàn giao giữa hai bên nhà thầu và
khách hàng trên cơ sở kiểm nhận khối lượng, chất lượng công việc theo đúng


18

thiết kế dự toán đã quy định, dựa trên hợp đồng xây dựng đã ký kết.
+Đặc điểm tiêu thụ trong xây lắp.
Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ tại chỗ, không nhập kho. Sản phẩm tiêu
thụ trong xây lắp vừa là sản phẩm hồn chỉnh (cơng trình, hạng mục cơng
trình hoàn thành), vừa là sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước.
Quá trình tiêu thụ sản phẩm xây lắp là q trình bàn giao sản phẩm xây
lắp hồn thành cho khách hàng.



19

Để làm tốt cơng tác kế tốn thì khơng chỉ kế toán mà những nhà quản lý
cũng cần phải nắm rõ những đặc điểm đặc thù riêng biệt của loại hình doanh
nghiệp của mình để có thể quản lý, đưa ra những chính sách phù hợp và hiệu
quả nhất.
Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành trong doanh nghiệp

1.2.

xây lắp
1.2.1.

Chi phí sản xuất xây lắp và phân loại chi phí sản xuất xây lắp
Khái niệm Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp

1.2.1.1.

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp bao gồm nhiều
loại khác nhau, phát sinh ở các khâu khác nhau trong hoạt động của doanh
nghiệp. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch tốn, kiểm tra chi phí cũng
như phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh
trong doanh nghiệp xây lắp cần được phân loại theo những tiêu thức phù hợp.
Chi phí sản xuất xây lắp là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ hao phí về
lao động sống, lao động vật hố và các chi phí cần thiết khác mà doanh
nghiệp xây lắp bỏ ra để sản xuất sản phẩm xây lắp được xác định trong một
thời kỳ nhất định. Những hao phí này được thể hiện dưới hình thái giá trị thì
đó là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm:
chi phí sản xuất xây lắp và chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ ngồi xây lắp.

1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Việc phân loại chi phí sản xuất khơng chỉ dựa vào các số liệu tổng hợp
về chi phí sản xuất mà còn căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí theo
từng cơng trình, hạng mục cơng trình theo từng thời điểm nhất định.


Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
Theo cách phân loai này, các yếu tố có cùng nội dung kinh tế được sắp
xếp chung vào một yếu tố khơng phân biệt chi phí sản xuất được phát sinh ở


20

đâu hay dùng vào mục đích gì trong sản xuất nhằm tổng hợp và cân đối mọi
chỉ tiêu kinh tế và kế hoạch của doanh nghiệp. Tồn bộ chi phí sản xuất trong
kỳ đối với doanh nghiệp xây lắp được chia thành các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm giá trị thực tế của nguyên liệu, vật
liệu chính, phụ hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành
thực thể sản phẩm xây lắp và giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng
xây lắp (không kể vật liệu cho máy móc thi cơng và hoạt động sản xuất chung.
- Chi phí tiền lương, tiền cơng lao động: gồm tồn bộ tiền lương, tiền
cơng và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực
tiếp xây lắp
- Chi phí các khoản trích theo lương: Theo quy định hiện hành tổng các
khoản trích theo lương doanh nghiệp chịu, ghi vào chi phí 23.5 % Trong đó
bao gồm:
+ Bảo hiểm xã hội: 17.5%
+ Bảo hiểm y tế: 3%
+ Bảo hiểm thất nghiệp: 1%
+ Kinh phí cơng đồn: 2%

Ngun tắc chung, các khoản trích theo lương của người lao động ở bộ
phận nào thì ghi vào chi phí đó. Tuy nhiên, riêng các doanh nghiệp xây lắp
các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp và công nhân điều
khiển máy thi cơng ghi vào chi phí SXC
- Chi phí cơng cụ dụng cụ: là chi phí cho những tư liệu tham gia vào quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không đủ điều


21

kiện để ghi nhận thành tài sản cố định.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ
của tất cả TSCĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh.
- Chi phí dịch vụ mua ngồi: tồn bộ chi phí dịch vụ mua ngồi dùng
cho sản xuất kinh doanh như chi phí kho bãi, chi phí bốc vác…
- Chi phí bằng tiền khác: tồn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh
vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh như tiền điện,
nước phải trả…
Theo cách này, doanh nghiệp xác định được kết cấu tỷ trọng của từng
loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất để lập thuyết minh báo cáo tài chính
đồng thời phục vụ cho nhu cầu của cơng tác quản trị trong doanh nghiệp, làm
cơ sở để lập mức dự tốn cho kỳ sau.


Phân loại chi phí theo mục đích, cơng dụng của chi phí và khoản mục trong
giá thành sản phẩm xây lắp:



- Chi phí ngun vật liệu trực tiếp: bao gồm giá trị thực tế của nguyên liệu,

vật liệu chính, phụ hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu
thành thực thể sản phẩm xây lắp và giúp cho việc thực hiện và hồn thành
khối lượng xây lắp ( khơng kể vật liệu cho máy móc thi cơng và hoạt động sản
xuất chung.



- Chi phí nhân cơng trực tiếp: gồm tồn bộ tiền lương, tiền cơng và các khoản
phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp xây lắp. Khoản chi
phí này khơng bao gồm các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản
xuất xây lắp. Như trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ.



- Chi phí sử dụng máy thi cơng: bao gồm chi phí cho các máy thi công
nhằm thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy. Máy móc thi cơng là loại máy
trực tiếp phục vụ xây lắp cơng trình. Đó là những máy móc chuyển động bằng


22

động cơ hơi nước, diezen, xăng, điện,...


Chi phí sử dụng máy thi cơng gồm chi phí thườ ng xun và chi phí tạm
thời.



+ Chi phí thường xun cho hoạt động của máy thi cơng gờm: lương chính, phụ

của cơng nhân điều khiển, phục vụ máy thi cơng. Chi phí ngun liệu, vật liệu,
cơng cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngồi (sửa chữa
nhỏ, điện, nước, bảo hiểm xe, máy ) và các chi phí khác bằng tiền.



+ Chi phí tạm thời: chi phí sửa chữa lớn máy thi cơng (đại tu, trung tu...), chi
phí cơng trình tạm thời cho máy thi cơng (lều, lán, bệ, đường ray chạy
máy....). Chi phí tạm thời của máy có thể phát sinh trước (hạch tốn trên TK
142, 242) sau đó phân bổ dần vào



TK 623. Hoặc phát sinh sau nhưng phải tính trước vào chi phí sử dụng máy
thi công trong kỳ (do liên quan đến việc sử dụng thực tế máy móc thi cơng
trong kỳ). Trường hợp này phải tiến hành trích trước chi phí (hạch tốn trên
TK 335)



- Chi phí sản xuất chung: phản ánh chi phí sản xuất của đội, cơng trường
xây dựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, công trường, các khoản trích
BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (23.5%) trên tiền lương của công
nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển xe, máy thi công và nhân viên
quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi
phí khác liên quan đến hoạt động của đội



Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm hồn thành

Theo cách này chi phí được phân loại theo cách ứng xử của chi phí hay
là xem xét sự biến động của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi. Chi phí
được phân thành 3 loại:
- Biến phí: là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng
cơng việc hồn thành, thường bao gồm: chí phí nguyên vật liệu, chi phí nhân


23

cơng, chi phí bao bì. Biến phí trên một đơn vị sản phẩm luôn là một mức ổn định


24

- Định phí: là những khoản chi phí cố định khi khối lượng cơng việc
hồn thành thay đổi. Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì định
phí lại biến đổi. Định phí thường bao gồm: chí phí khấu hao TSCĐ sử dụng
chung, tiền lương nhân viên, cán bộ quản lý, ....
-Hỗn hợp phí: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí
và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc
điểm của định phí, q mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí. Hỗn hợp
phí thường gồm: chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp...
Cách phân loại trên giúp doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch, kiểm tra
chi phí, xác định điểm hịa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, tìm ra
phương hướng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.


Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
- Chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh: là những chi phí dùng cho

hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ phát sinh trực tiếp trong q trình
thi cơng, và bàn giao cơng trình cùng các chi phí quản lý.
- Chi phí hoạt động tài chính: là các chi phí về vốn và tài sản đem lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp
- Chi phí hoạt động bất thường: là những khoản chi phí phát sinh khơng
thường xuyên tại doanh nghiệp và ngoài dự kiến của doanh nghiệp như chí
phí bồi thường hợp đồng, hao hụt nguyên vật liệu ngồi định mức được phép
ghi tăng chi phí bất thường.
1.2.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm trong
doanh nghiệp xây lắp
- Khái niệm: Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền tồn bộ
hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong q trình sản
xuất có liên quan tới khối lượng xây lắp đã hoàn thành. Giá thành của công


25

trình hay hạng mục cơng trình là giá thành cuối cùng của sản phẩm xây lắp.
Tồn bộ các chi phí mà doanh nghiệp chi ra sẽ hoàn thành một khối
lượng cơng tác xây lắp, một cơng trình hay hạng mục cơng trình phải được bù
đắp bằng chính số tiền thu về do quyết tốn cơng trình, hạng mục cơng trình.
Việc bù đắp này nhằm đảm bảo quá trình sản xuất giản đơn. Mục đích địi hỏi
các doanh nghiệp phải đảm bảo trang trải bù đắp mọi chi phí đầu vào của q
trình sản xuất phải có lãi. Giá bán của sản phẩm xây lắp là giá nhận thầu. Vậy
giá nhận thầu là biểu hiện giá trị của cơng trình, hạng mục cơng trình phải dựa
trên cơ sở giá thành dự tốn để xác định thơng qua việc bán sản phẩm. Còn
giá bán sản phẩm lao vụ là biểu hiện giá trị của sản phẩm phải dựa trên giá
thành sản phẩm để xác định. Thông qua giá bán sản phẩm mà đánh giá được
mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả chi phí.
- Phân loại giá thành:

+ Giá thành dự tốn: Là tổng các chi phí dự tốn để hồn thành khối lượng
xây, lắp cơng trình. Giá thành dự tốn được xác định trên cơ sở các định mức,
quy định của Nhà nước và khung giá áp dụng cho từng vùng lãnh thổ.
Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Lợi nhuận định mức
Lãi định mức là số % trên giá thành xây lắp do Nhà nước quy định đối
với từng loại hình xây lắp, từng sản phẩm xây lắp cụ thể.
+ Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định xuất phát từ những
điều kiện cụ thể ở một doanh nghiệp xây, lắp nhất định trên cơ sở biện pháp
thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp.Giá thành kế
hoạch = Giá thành dự toán – Mức hạ giá thành
+ Giá thành thực tế: Phản ánh tồn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành
bàn giáo khối lượng xây lắp mà doanh nghiệp đã nhận thầu. Giá thành thực tế
bao gồm chi phí theo định mức, vượt định mức và khơng định mức như các
khoản thiệt hại trong sản xuất, các khoản bội chi, lãng phí về vật tư, lao động
tiền vốn trong q trình sản xuất và quản lí của doanh nghiệp được phép tính


×