Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

luận văn thạc sĩ phát triển du lịch tâm linh ở tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.7 KB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

NGUYỄN MINH ĐỨC

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH
Ở TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

NGUYỄN MINH ĐỨC

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH
Ở TỈNH NINH BÌNH
CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ

: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ TÚ


HÀ NỘI, NĂM 2018


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân, được
thực hiện trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Tú.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin
cậy và trung thực.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2018
Cao học viên

Nguyễn Minh Đức


2

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thương mại,các Thầy Cô giáo,
khoa sau đại họcvà các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy,bạn bè và đồng nghiệp đã
tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứuvà thực
hiện luận văn của mình.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thị Tu, giáo viên hướng
dẫn đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư thời gian và công sức nghiên cứu
hoàn thành luận văn, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết,
kính mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đọc thông cảm.
Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Đức


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ...............................................................viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ix
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu..........................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................7
6. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................8
7. Kết cấu của đề tài................................................................................................9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH TÂM LINH TẠI MỘT ĐỊA PHƯƠNG.....................................................10
1.1. Khái niệm phát triển du lịch tâm linh...........................................................10

1.1.1. Khái niệm du lịch tâm linh...........................................................................10
1.1.2. Khái niệm phát triển du lịch tâm linh..........................................................14
1.2. Vai trò, điều kiện, nguyên tắc phát triển du lịch tâm linh...........................16
1.2.1. Vai trò phát triển du lịch tâm linh................................................................16
1.2.2. Điều kiện phát triển du lịch tâm linh...........................................................17
1.3. Mục đích, yêu cầu, nội dung phát triển du lịch tâm linh.............................20
1.3.1. Mục đích, yêu cầu phát triển du lịch tâm linh.............................................20
1.3.2. Nội dung phát triển du lịch tâm linh............................................................21
1.4. Những yếu ảnh hưởng đến phát triển du lịch tâm linh................................25
1.4.1. Những yếu tố vi mô.......................................................................................25
1.4.2. Những yếu tố vĩ mô.......................................................................................27


4

1.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch tâm linh của một số địa phương và bài học
có thể vận dụng đối với Ninh Bình.......................................................................30
1.5.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch tâm linh của một số địa phương trong nước
................................................................................................................................. 30
1.5.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch tâm linh của một số địa phương nước ngoài34
1.5.3. Những bài học có thể vận dụng đối với Ninh Bình.....................................38
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở NINH
BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA.............................................................41
2.1. Điều kiện phát triển du lịch tâm linh ở Ninh Bình.......................................41
2.1.1. Tài nguyên du lịch tâm linh ở Ninh Bình....................................................41
2.1.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................................46
2.1.3 Điều kiện dân cư, kinh tế xã hội...................................................................48
2.1.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch......................................................................49
2.2. Thực trạng phát triển du lịch tâm linh Ninh Bình trong giai đoạn vừa qua
................................................................................................................................. 52

2.2.1. Sự phát triển về khách du lịch tâm linh.......................................................52
2.2.2. Sự phát triển về số lượng điểm, tuyến du lịch tâm linh...............................60
2.2.3. Sự phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch tâm linh.........................................62
2.2.4. Công tác bảo tồn di sản văn hóa, bảo vệ môi trường...................................66
2.2.5. Sự phát triển nguồn lực lao động.................................................................69
2.2.7. Về cơ chế, chính sách quản lý du lịch tâm linh...........................................71
2.2.8. Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch tâm linh..........................................73
2.2.9. Những đóng góp du lịch tâm linh................................................................74
2.3. Đánh giá chung...............................................................................................75
2.3.1. Những thành tựu đạt được...........................................................................75
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân..................................................................77
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG
NĂM TIẾP THEO.................................................................................................79


5

3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch tâm linh ở Ninh Bình đến năm
2020 và những năm tiếp theo................................................................................79
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch tâm linh ở Ninh Bình đến năm 2020 và
những năm tiếp theo...............................................................................................79
3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch tâm linh ở Ninh Bình đến năm 2020 và những
năm tiếp theo..........................................................................................................81
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh ở Ninh Bình................84
3.2.1. Phát triển sản phẩm du lịch tâm linh...........................................................84
3.2.2. Bình ổn chuỗi chi phí, giá bán và phân phối hiệu quả sản phẩm du lịch
tâm linh................................................................................................................... 89
3.2.3. Tăng cường truyền thông và quảng bá sản phẩm.......................................90
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực...........................................................................92

3.2.5. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.....93
3.2.6. Chú trọng công tác bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường...........................94
KẾT LUẬN............................................................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 2.1: Những địa danh và sự kiện văn hóa tâm linh tiêu biểu tại tỉnh Ninh
Bình.................................................................................................................45
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Ninh Bình từ 2014 đến
2017.................................................................................................................52
Bảng 2.3: Tỷ trọng khách du lịch đến một số điểm du lịch chính...................54
của tỉnh Ninh Bình năm 2014 – 2017..............................................................54
Bảng 2.4: Thị trường khách quốc tế đến Ninh Bình theo thứ tự ưu tiên.........56
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động du lịch của quần thể chùa Bái Đính..................56
giai đoạn 2014-2017........................................................................................56
Bảng 2.6: Kết quả điều tra nhu cầu của khách DLTL tỉnh Ninh Bình.............57
Bảng 2.7: Cơ sở lưu của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2014 – 2017....................63
Bảng 2.8: Đánh giá mức độ hài lòng của du khách.........................................66
với chương trình DLTL tỉnh Ninh Bình..........................................................66


7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Từ nguyên nghĩa

Tiếng Việt
CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

DL

Du lịch

DLTL

Du lịch tâm linh

DN

Doanh nghiệp

DV

Dịch vụ

HDV


Hướng dẫn viên

KT

Kinh tế

QLNN

Quản lý nhà nước

VH

Văn hoá

XH

Xã hội

UBND

Uỷ ban nhân dân

Tiếng Anh
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East
Asian Nations)

GPD


Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

IRCTC

Tổng công ty Du lịch và cung cấp thực phẩm đường sắt Ấn Độ


8

(Indian Railway Catering and Tourism Corporation)
UNWTO

Tổ chức du lịch thế giới (United Nations World Tourism
Organization)

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (United
Nations Educational Scientific and Cultural Organization)

SEO

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization)


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch tâm linh (DLTL) là một loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố tâm linh
là mục tiêu để thỏa mãn nhu cầu từ con người. Chính vì thế DLTL được diễn ra
bằng các hoạt động khai thác giá trị văn hóa phi vật thể, nhận thức của con người về

tín ngưỡng, tôn giáo, yếu tố tâm linh, và những điều đặc biệt khác để thỏa mãn nhu
cầu của con người.
Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), DLTL hiện đang trở
thành một xu hướng du lịch (DL) nổi bật và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ ở khu
vực Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Trong những năm gần đây, ngành du lịch tại Việt Nam đang trên đà phát triển
khá mạnh mẽ, cùng với đó là loại hình DLTL đã góp một phần không nhỏ vào sự
phát triển đó. Các điểm đến DLTL thu hút sự chú ý của các du khách chính là các
khu thờ tự, vùng đất thiêng liêng gắn với lịch sử, với con người, các chùa, miếu, đền
thờ, đài, tòa thánh, lăng tẩm. Một trong những điểm đến DLTL của Việt Nam đó là
Ninh Bình.
Ninh Bình là một tỉnh giàu tiềm năng DLTL, nằm ở cửa ngõ cực nam miền
Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp với Hòa Bình, Hà Nam, phía Đông giáp Nam
Định qua sông Đáy, phía Tây giáp Thanh Hóa, phía Nam giáp biển Đông, thuộc khu
vực đồng bằng sông hồng dù chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn
có địa hình bằng phẳng. Quy hoạch xây dựng phát triển kinh tế xếp Ninh Bình
vào vùng duyên hải Bắc Bộ. Vùng đất Ninh Bình xưa là kinh đô của Việt Nam giai
đoạn 968 - 1010 với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Tiền Lý và cũng là địa bàn quan
trọng về quân sự qua các thời kỳ lịch sử. Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình,
lịch sử văn hóa đồng thời sở hữu 2 khu vực là di sản thế giới và khu dự trữ sinh
quyển thế giới. Ninh Bình hiện là một trung tâm du lịch có tiềm năng DLTL và sinh
thái cảnh quan phong phú và đa dạng.
Ninh Bình hiện được coi là một trong những trung tâm của cả Phật giáo và
Thiên chúa giáo nước ta. Trên địa bàn tỉnh có nhiều nhà thờ cổ, trong đó nhà thờ


bằng đá Phát Diệm đã có tuổi đời hơn 100 năm và gần đây nhất là chùa Bái Đính
được đầu tư xây dựng năm 2004, mở rộng với quy mô lớn trên diện tích 700 ha, là
trung tâm văn hóa tâm linh Phật giáo lớn nhất Việt Nam, mang tầm khu vực và quốc
tế. Về tín ngưỡng dân gian, trên địa bàn tỉnh có 1.023 cơ sở, 242 đình, 380 đền, 209

miếu, 148 phủ nằm rải rác tại tám huyện, thị xã, thành phố ở địa phương. Các giá trị
văn hóa - lịch sử, tại những công trình thờ tự có từ hàng trăm năm, được xếp hạng
di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, như khu đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại
Hành, núi chùa Bái Đính (Bái Đính cổ) cùng hàng trăm di tích lịch sử được xếp
hạng quốc gia và cấp tỉnh, khiến Ninh Bình trở thành vùng đất có giá trị văn hóa
tâm linh phong phú.
DLTL là một thế mạnh của Ninh Bình, trong đó bao gồm cả hành trình tìm kiếm
các giá trị văn hóa tín ngưỡng truyền thống với thái độ trân trọng trước những di tích
lịch sử. Nhu cầu và DLTL ngày càng đa dạng không chỉ giới hạn trong khuôn khổ hoạt
động gắn với tôn giáo mà ngày càng mở rộng tới các hoạt động, sinh hoạt tinh thần, tín
ngưỡng cổ truyền của dân tộc và những yếu tố linh thiêng khác.
Trong những năm qua, DLTL ở Ninh Bình chưa phát triển tương xứng với vị
trí và tiềm năng, chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn. Sản phẩm DLTL
đơn điệu, mới chỉ thu hút chủ yếu là khách nội địa; lượng khách quốc tế đến với
DLTL ở Ninh Bình còn ít; hệ thống cơ sở lưu trú hạn chế khó phục vụ được những
đoàn khách lớn; hoạt động DLTL mang tính mùa vụ, tổ chức thiếu chuyên nghiệp,
vẫn còn có những biểu hiện tiêu cực; hiệu quả về văn hóa, xã hội và kinh tế còn hạn
chế. Điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân cơ bản
của tình trạng này và đề xuất các giải pháp phát triển DLTL, góp phần đưa du lịch
của Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Những năm qua, mặc dù
đã có một số công trình và đề tài nghiên cứu về DLTL của các nhà khoa học trong
và ngoài nước, song chưa có đề tài nào đề cập các giải pháp phát triển DLTL ở tỉnh
Ninh Bình một cách hệ thống.
Xuất phát từ những lý do khách quan trên, cao học viên lựa chọn đề tài “Phát
triển DLTL ở tỉnh Ninh Bình” để nghiên cứu với hy vọng sẽ góp phần phát triển
DLTL của Ninh Bình trong giai đoạn tới.


2. Tình hình nghiên cứu
Thời gian qua, phát triển du lịch nói chung, phát triển DLTL nói riêng đã được

quan tâm và nghiên cứu khá nhiều ở trong và ngoài nước dưới các góc độ và phạm
vi khác nhau. Các công trình nghiên cứu đã đề cập và giải quyết không ít các vấn đề
liên quan đến đối tượng nghiên cứu và đã tạo nền tảng về phương pháp nghiên cứu
cho đề tài “Phát triển DLTL ở tỉnh Ninh Bình”. Một số nghiên cứu điển hình như:
Về du lịch tâm linh
Trên thế giới, công trình nghiên cứu về DLTL đã có một số tác giả nghiên cứu.
Trong đó có thể kể đến tác giả Dallen J. Timothy & Daniel H. Olsen (biên tập)
(2011), Tourism, Religion and Spiritual Journeys (Contemporary Geographies of
Leisure, Tourism and Mobility), Publisher: Routledge, Reprint edition. Cuốn sách
đã chỉ ra rằng, tôn giáo và tâm linh vẫn là một trong những động cơ phổ biến nhất
trong các chuyến du lịch. Cuốn sách đã cung cấp một đánh giá toàn diện về các vấn
đề chính và các khái niệm liên quan đến du lịch và tôn giáo. Cụ thể, cuốn sách là
tập hợp các bài viết của các tác giả liên quan đến hai chủ đề: Khái niệm, các vấn đề
quản lý và liên quan và Du lịch và truyền thống tôn giáo. Các bài viết đã bàn thảo
đến các nội dung lý thuyết liên quan về các điểm du lịch tôn giáo, các chuyến du
lịch hành hương, việc quản lý các điểm hấp dẫn di sản tôn giáo,… và cũng đã đưa
ra các trường hợp thực nghiệm từ Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Công giáo,
đạo Mormon, Phật giáo,… Những nội dung của nghiên cứu này sẽ được đưa vào
phần lý luận của đề tài.
Trong nước, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về DLTL. Trong những
năm gần đây đã có những công trình nghiên cứu tiêu biểu như của tác giả Dương
Văn Sáu (2015),“ Nghiên cứu tâm linh và DLTL Việt Nam”, Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội. Nội dung bài nghiên cứu đã làm rõ những lý luận về tâm linh qua nhiều
khía cạnh, về văn hóa tâm linh và DLTL. Tác giả cũng đã khảo sát thực tế khi đề
cập đến các cấp độ về hoạt động tâm linh. Qua đó, làm rõ và nghiên cứu sâu vào
quá trình tổ chức hoạt động DLTL. Từ nội dung của bài nghiên cứu này là căn cứ để
có thể áp dụng đưa ra một số đề xuất giải pháp cụ thể cho đề tài.


Thêm vào đó là công trình nghiên cứu của Lê Đức Hạnh (2015), “ Nghiên cứu

DLTL ở Việt Nam”, Viên Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Bài nghiên cứu đã đi sâu
vào nghiên cứu về tiềm năng phát triển DLTL và những hạn chế DLTL Việt Nam
phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Qua đó đưa ra một số đề xuất
giải pháp phát triển DLTL Việt Nam. Những nội dung này chưa đầy đủ và cụ thể, sẽ
tiếp tục nghiên cứu trong đề tài.
Bài viết của PGS.TS. Lê Anh Tuấn (2016) “ Bàn về DLTL”, Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch. Nội dung của bài viết này đã đề cập sâu sắc đến tính chất và nội
hàm của DLTL. Từ đó đưa ra sự phân biệt giữa hoạt động của DLTL với các hoạt
động tín ngưỡng, tôn giáo đơn thuần. Liệt kê một số loại hình sản phẩm DLTL.
Không những vậy, tác giả còn đề cập đến một số vấn đề đối với việc phát triển
DLTL ở Việt Nam hiện nay. Tuy tác giả đã đề cập đến một số loại hình sản phẩm
DLTL nhưng chưa đưa ra những đề xuất nhằm phát triển các hoạt động DLTL.
Những vấn đề này sẽ được tiếp tục phát triển khi nghiên cứu trong đề tài.
Về phát triển du lịch tâm linh
Về các công trình, đề tài nghiên cứu về phát triển DLTL ở Việt Nam, đã có
một số đề tài nghiên cứu được tiến hành như của tác giả Thạc sĩ Nguyễn Thị Huệ, “
Nghiên cứu Du lịch Phật giáo ở Bhutan và một số đề xuất đối với phát triển du lịch
Phật giáo ở Việt Nam hiện nay”, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Công trình
nghiên cứu đã giới thiệu tổng quát về Bhutan và làm rõ về mối quan hệ Phật giáo và
phát triển du lịch của Bhutan. Trong bài nghiên cứu tác giả đã đưa ra một vài đề
xuất đối với phát triển du lịch Phật giáo ở Việt Nam hiện nay. Đề tài đã kế thừa một
số kinh nghiệm qua một vài đề xuất trong công trình nghiên cứu này.
Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Duyên (2013), Luận văn
thạc sĩ “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định”, Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Công trình nghiên cứu này
đã góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa tâm linh. Từ đó, tác giả
đã khảo sát thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh của Nam Định
và có kết luận du lịch văn hóa tâm linh của Nam Định chưa phát triển tương xứng



với tiềm năng cũng như đưa ra nguyên nhân lý giải kết luận này. Trong công trình
nghiên cứu, tác giả cũng đã đề xuất giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa
tâm linh và bảo tồn các di sản văn hóa tỉnh Nam Định. Đề tài đã kế thừa một số vấn
đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn từ nghiên cứu này.
Đề tài nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Lan (2015), “ Nghiên cứu
hoạt động tín ngưỡng tâm linh trong công tác quản lý và lễ hội dân gian”, Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội. Trong đề tài có nghiên cứu thực trạng hoạt động của các
lễ hội 3 miền Bắc, Trung, Nam. Bên cạnh đó tác giả chỉ rõ những nguyên nhân dẫn
đến hoạt động đạt hiệu quả và những bất cập tồn tại trong quản lý và tổ chức lễ hội
dân gian và nguyên nhân của chúng. Từ đó tác giả cũng đã đề xuất những giải pháp
bảo tồn và phát huy lễ hội dân gian. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập về chiều sâu của
các lễ hội dân gian ( về tín ngưỡng, tâm linh) khi nghiên cứu các hoạt động, chính
vì thế giải pháp cho các vấn đề đặt ra chưa thực sự đầy đủ. Những nội dung trên sẽ
được tiếp tục nghiên cứu trong đề tài.
Tác giả Vũ Trọng Hòa (2016), với Luận văn thạc sĩ “ Nghiên cứu phát triển
tâm linh khu vực phía tây Hà Nội”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
đã làm rõ những vấn đề về DLTL. Tác giả cũng đã khảo sát thực trạng khai thác các
giá trị tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội và nhận định chưa được chú trọng đầu tư
để phục vụ du lịch. Trong nghiên cứu tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm
góp phần phát triển DLTL khu vực phía Tây Hà Nội.
Về du lịch ở Ninh Bình, đã có nghiên cứu:
Nguyễn Mạnh Liêu (2014), “Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình. Thực trạng và
giải pháp”, luận văn thạc sĩ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nội
dung đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Ninh Bình. Trên cơ
sở đánh giá thực trạng du lịch của Ninh Bình giai đoạn 2010-2013, luận văn đã đề
xuất một số giải pháp chung để phát triển du lịch của tỉnh.
Hoàng Minh Sơn (2017), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển du lịch
bền vững ở khu quần thể tâm linh chùa bái Đính, tỉnh ninh Bình, Luận văn thạc sĩ,
khoa Các khoa học liên ngành, ĐH Quốc gia Hà Nội. Luận văn tập trung đánh giá



tính bền vững trong phát triển du lịch tại quần thể chùa Bái Đính và đề xuất một số
giải pháp phát triển du lịch bền vững tại khu vực này.
Đề tài NCKH cao học viên “Quản lý đối với phát triển tâm linh ở tỉnh Ninh
Bình” của chính tác giả (Nguyễn Minh Đức) cùng nhóm nghiên cứu (Nguyễn Thùy
Linh, Nguyễn Thị Nhuận) đã tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý cấp địa
phương đối với phát triển DLTL. Đề tài đã đánh giá thực trạng và đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đối với phát triển loại hình du lịch đặc thù này
tại tỉnh Ninh Bình. Một số vấn đề trong đề tài NCKH được tác giả tiếp tục phát triển
trong luận văn này.
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. “Phát triển sản phẩm DLTL tại quần
thể chùa Bái Đính, Ninh Bình” là công trình nghiên cứu dựa vào những khảo sát
thực tế về thực trạng khai thác tài nguyên, phục vụ và thu hút khách DLTL tới quần
thể chùa Bái Đính kết hợp với nghiên cứu nhu cầu và đánh giá mức độ hài lòng của
du khách đối với các sản phẩm DLTL hiện có của quần thể, từ đó đưa ra một số
khuyến nghị về phát triển sản phẩm DLTL nhằm thu hút khách đến với quần thể
chùa Bái Đính. Đề tài đề xuất chiến lược phát triển sản phẩm DLTL tại quần thể
chùa Bái Đính, từ đó đề ra các giải pháp tổng hợp trong cả ngắn hạn và dài hạn để
phát triển các nguồn lực du lịch, đồng thời nêu lên một số khuyến nghị nhằm thực
hiện chiến lược trên một cách đồng bộ, hiệu quả.
Tóm lại, những nghiên trên đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn
có liên quan đến DLTL, phát triển du lịch bền vững tại khu DLTL, quản lý phát triển
DLTL. Tuy nhiên, trong số những nghiên cứu trên chưa có nghiên cứu cụ thể nào về
phát triển DLTL của tỉnh về Ninh Bình. Đề tài kế thừa những nội dung liên quan đến
phát triển DLTL và tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm phát triển DLTL
Ninh Bình. Việc nghiên cứu đề tài tài “Phát triển DLTL ở tỉnh Ninh Bình” vì thế thể
hiện được tính mới và không trùng lặp với các công trình đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm

phát triển DLTL ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới phù hợp với định hướng của


Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần thực hiện chiến lược phát triển
của ngành du lịch Ninh Bình.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển DLTL tại một
địa phương cấp tỉnh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động DLTL trên địa bàn tỉnh Ninh Bình,
tìm ra ưu điểm, nhược điểm, đồng thời xác định nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển DLTL trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là các nội
dung phát triển DLTL ở Ninh Bình
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực
tiễn liên quan đến phát triển DLTL ở một địa phương; tập trung vào các điều kiện,
nội dung phát triển DLTL.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tình hình hoạt động DLTL trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi về thời gian: Các dữ liệu về thực trạng các hoạt động DLTL trong
khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2017, các giải pháp nhằm phát triển DLTL ở tỉnh
Ninh Bình đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Để thu thập được số liệu thứ cấp, đề tài đã sử dụng phương pháp kế thừa tư
liệu, các nguồn số liệu thứ cấp bao gồm:
- Nguồn số liệu công bố từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát

triển du lịch Việt Nam, Tổng Cục Thống kê.
- Nguồn số liệu, thông tin đăng trên tạp chí sách báo, các công trình nghiên
cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, thông tin trên website.


- Tài liệu công bố tại Sở Du lịch Ninh Bình, Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình.
* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Để có được dữ liệu phục vụ cho việc phân tích thực trạng phát triển DLTL
Ninh Bình, ngoài những số liệu thứ cấp từ Phòng nghiệp vụ du lịch và các phòng
ban có liên quan, tác giả đã tiến phát phiếu điều tra khách du lịch tại một số điểm
DLTL trên địa bàn tỉnh đánh giá về sự hấp dẫn tài nguyên, về chất lượng các
chương trình DLTL. (mẫu phiếu được trình bày ở phần phụ lục)
Với tổng số 200 phiếu điều tra được phát trực tiếp cho 20 khách quốc tế và
180 khác nội địa trong thời gian 1/2/2018 đến 31/3/2018. Số lượng phiếu thu về là
195 phiếu, tỷ lệ 97,5%; trong đó số lượng khách du lịch nội địa là 176 phiếu chiếm
90,25% và còn lại 19 phiếu là số lượng khách du lịch quốc tế chiếm 9,75%.
Phương pháp khảo sát thực địa: Qua phương pháp này tác giả mong muốn
nắm bắt được thực trạng hoạt động tại các điểm DLTL từ đó có những căn cứ để
đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển DLTL ở Ninh Bình.
* Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
- Phương pháp thống kê, so sánh: Trong khuôn khổ của đề tài, những thống kê
về số liệu có liên quan đến các hoạt động DLTL ở tỉnh Ninh Bình được thu thập,
thống kê trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2017 theo quy chuẩn chung
của ngành Du lịch làm cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá và để thực hiện
những nhiệm vụ đề ra.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này nhằm tổng hợp, phân
tích các tài liệu đã thu thập được về loại hình du lịch đang nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Các ý kiến đánh của khách được tổng hợp và xử
lý bằng phần mềm Excel.
6. Ý nghĩa của đề tài

- Luận văn đã làm rõ hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch,
phát triển DLTL.
- Luận văn đã phân tích và rút ra được nguyên nhân của những hạn chế về điều
kiện và thực trạng phát triển DLTL của tỉnh Ninh Bình, làm cơ sở cho địa phương


đưa ra các giải pháp và chính sách phù hợp nhằm phát triển DLTL và ngành du lịch
trên địa bàn tỉnh.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho những cơ quan, tổ chức quan tâm đến vấn
đề phát triển DLTL và phát triển du lịch nói chung.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục bảng biểu, từ viết tắt, danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu được chia thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLTL tại một địa phương
Chương 2. Thực trạng phát triển DLTL ở Ninh Bình trong giai đoạn vừa qua
Chương 3. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển DLTL ở Ninh
Bình đến năm 2020 và những năm tiếp theo.


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TÂM LINH TẠI MỘT ĐỊA PHƯƠNG

1.1. Khái niệm phát triển du lịch tâm linh
1.1.1. Khái niệm du lịch tâm linh
* Khái niệm du lịch
Theo đánh giá của Tổ chức DL Thế giới (UNWTO), DLTL hiện đang trở
thành một xu hướng DL nổi bật và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ ở khu vực
Châu Á. Việt Nam là quốc gia có thế mạnh để phát triển loại hình DL này với hệ
thống di sản văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo phong phú.
Cũng theo UNWTO, DL bao gồm tất cả các hoạt động của những người du

hành, tạm trú, trong mục đích thăm quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc
trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những
mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài
môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm
tiền.
Theo điều 3, Luật DL Việt Nam năm 2017, DL là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không
quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm
hiểu, khám phá tài nguyên DL hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. Khái
niệm này có nội dung đồng nhất với khái niệm DL của UNWTO và được sử dụng
trong đề tài.
Theo điều 3 và 10, Luật DL Việt Nam năm 2017, “Khách DL là người đi DL
hoặc kết hợp đi DL, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Khách DL bao gồm khách DL nội địa, khách DL quốc tế (bao gồm khách quốc tế
đến Việt Nam và khách DL ra nước ngoài).
Khách DLTL trong một chuyến DL, bên cạnh nhu cầu đặc trưng xuất phát từ
mục đích thỏa mãn nhu cầu về tâm linh, còn có nhu cầu ăn uống, giải trí, mua sắm
hàng hoá, đồ lưu niệm, …


* Khái niệm tâm linh
Tâm linh là một “thuật ngữ không rõ ràng”, theo nhà nghiên cứu Daniel H.
Olsen, Trường Đại học Brandon, Canada thì: nói chung tất cả chúng ta đều hiểu thế
nào là “tâm linh”, nhưng rất khó để định nghĩa rõ ràng, thống nhất (Pals 1996). Ông
cũng đã tổng hợp và đưa ra một số khái niệm của các học giả phương Tây, trong đó
có khái niệm của Grof (1976): “Tâm linh” (Spirituality) gắn với các trải nghiệm dựa
trên quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh như cảm nhận trực giác, tâm
lý, trải nghiệm mang tính chất thần bí và sự mở rộng ý thức của con người vượt qua
các khuôn khổ cá nhân và các giới hạn về không gian và thời gian.
“Có thể coi tâm linh là một khái niệm tâm lý nói lên sự gắn kết ba phạm trù

thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai. Chỉ ở con người mới có các phạm trù thời
gian và sự gắn kết chúng lại với nhau” [Phạm Minh Hạc, 2001:228].
Theo Nguyễn Trùng Khánh (2012), tâm linh là niềm tin và ước vọng của con
người đối với các đối tượng siêu hình mà người ta hướng tới để giải quyết hoặc thỏa
mãn những nhu cầu và mong muốn cá nhân. Cách hiểu này được rút ra từ những
tiếp cận trên và được sử dụng trong đề tài.
* Khái niệm du lịch tâm linh
Trên thế giới, DLTL được xem như thuật ngữ khá phổ biến, là xu hướng phát
triển đối với một số nước phát triển trên thế. Thì DLTL lại là một khái niệm vẫn còn
mới đối với ngành du lịch Việt Nam. DLTL là gắn liền với yếu tố “thiêng liêng”,
con người đến với loại hình du lịch này để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với môi
trường tự nhiên, giao tiếp với tâm linh, hưởng thụ sinh hoạt văn hóa làm cho họ cảm
nhận được sự gần gũi với thiên nhiên.
Du lịch theo nghĩa mở rộng nó hoạt động của con người nhằm khai thông
không gian văn hoá của mình. Ở đó DLTL là loại hình du lịch mà cá nhân và tập thể
xã hội lấy các giá trị văn hoá tâm linh làm mục tiêu nhằm thoả mãn nhu cầu đặc biệt
trong đời sống tinh thần của mình. DLTL từ góc nhìn nguồn lực văn hoá chính là
mối quan hệ giữa giá trị văn hoá tâm linh và phát triển kinh tế du lịch, việc tổ chức
khai thác hiệu quả giá trị vì phát triển du lịch bền vững.


Theo quan điểm của người Trung Quốc, DLTL đối với họ như một hoạt động du
lịch đặc biệt, nó đặc biệt bởi du khách không chỉ du chơi ngắm cảnh thiên nhiên mà ở
đó còn có các hoạt động đặc biệt như thờ cúng, nghiên cứu, vãn cảnh và văn hóa được
thực hiện bởi các tín đồ tâm linh và các du khách thế tục (Mu và cộng sự, 2007)
Theo ông Nguyễn văn Tuấn: “Xét về nội dung và tính chất hoạt động, DLTL
thực chất là loại hình DL văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa
làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh
thần. Theo cách nhìn nhận đó, DLTL khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong
quá trình diễn ra các hoạt động DL, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật

thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về
đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác. Theo đó,
DLTL mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con
người trong khi đi DL” .
Tác giả Dương Văn Sáu lại cho rằng: “DLTL là loại hình DL văn hóa đưa du
khách tới những nơi có các cơ sở và điều kiện đặc thù để du khách có cơ hội được
chiêm bái và thực hành các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng, giúp họ thỏa mãn các
nhu cầu tâm linh, tinh thần của mình”.
DLTL là loại hình DL nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh (cầu cúng, lễ bái) của
những người theo một tôn giáo, tín ngưỡng đến những nơi/địa điểm thờ cúng của
các tôn giáo, tín ngưỡng đó; hoặc nhằm thỏa mãn nhu cầu tri ân những người có
công với dân với nước trong các nghĩa trang liệt sĩ theo truyền thống đạo lý “Uống
nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Đền ơn đáp nghĩa” của các cá nhân
hay một tập thể. (Nguyễn Minh San, 2015)
“DLTL được hiểu là hình thức DL dựa trên các giá trị văn hóa tâm linh tốt đẹp
của dân tộc, và đặt ra vấn đề tôn trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa đó để giúp cho
du khách hướng đến cái thiện, hòa hợp với thiên nhiên, cộng đồng, nâng cao được
giá trị tâm hồn và giá trị chân thực của cuộc sống”(Bùi Thanh Thủy, 2015).
Từ những tiếp cận trên, có thể hiểu: DLTL là loại hình DL khai thác những
yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động DL, dựa vào những


giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con
người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị
tinh thần đặc biệt khác; từ đó, nó mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng
liêng về tinh thần của con người trong khi đi DL.
Như vậy, DLTL là loại hình DL gắn với yếu tố linh thiêng, những điều huyền
bí, khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh như nguồn tài nguyên DL và đem lại
những trải nghiệm, cảm giác về sự thiêng liêng trong tinh thần của con người trong
khi tham gia hoạt động DL này. Xét về bản chất, DLTL gắn với yếu tố tôn giáo-tín

ngưỡng và lấy yếu tố văn hóa tâm linh làm mục tiêu. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
là nền tảng để có thể hình thành và phát triển DLTL, là giá trị cốt lõi để xây dựng
hoạt động DLTL.
* Phân loại du lịch tâm linh
Việc phân loại các sản phẩm DLTL có thể căn cứ vào những tiêu thức khác nhau:
Theo mục đích tham gia, có hai loại hình DLTL là DLTL thuần túy và DLTL
chuyên đề.
Theo góc độ mục đích chuyến đi, có ba loại hình DLTL: (1) Chiêm nghiệm sự
linh thiêng, huyền bí của địa điểm tâm linh; (2) Trải nghiệm đời sống tâm linh; (3)
Nghiên cứu giáo lý.
Theo góc độ không gian tổ chức chương trình DL (tour), sản phẩm DLTL
gồm: (1) Chương trình DLTL trong nước; (2) Chương trình DLTL đi ra nước ngoài.
Theo góc độ tôn giáo, tín ngưỡng, có những loại hình DLTL phổ biến: (1)
DLTL tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; (2) DLTL thờ Mẫu; (4) DLTL thờ thần, thánh;
(5) DLTL thờ; (6) DLTL Thiên Chúa giáo, Tin lành giáo; (7) DLTL các tôn giáo dân
tộc Chăm; (8) DLTL các tôn giáo, giáo phái khác và (10) DL “hoài niệm” hay DL
“Trở lại chiến trường xưa”.
Theo mức độ tham gia của du khách, sản phẩm DLTL gồm: (1) Tham quan DL
và kết hợp với tham bái, hành lễ; (2) Tham bái theo nghi thức tôn giáo tín ngưỡng
thuần túy; (3) DLTL mang tính thiền; (4) DL hành hương (Hồ Kỳ Minh, 2015, tr5).


Việc phân loại DLTL như trên chỉ để làm rõ các đặc tính riêng của từng loại,
từ đó đưa ra cách thức tổ chức phù hợp đáp ứng nhu cầu của khách DL. Còn trên
thực tế, một chương trình DLTL có thể kết hợp nhiều loại hình DLTL khác nhau. Đề
tài tiếp cận và giải quyết các vấn đề dựa theo cách phân loại theo mức độ tham gia
của du khách..
* Đặc điểm du lịch tâm linh
DLTL khai thác yếu tố văn hóa tâm linh vậy nên cũng mang những đặc điểm
riêng biệt đó là: tính thiêng, tính hướng thiện, tính hoà hợp và tính liên kết.

- Tính thiêng: Tính thiêng của loại hình DLTL thể hiện du khách được thỏa mãn
nhu cầu tiếp cận với không gian thiêng, thời gian thiêng, con người thiêng, ngôn
ngữ thiêng và hành động thiêng tại điểm đến và đó chính là yếu tố tạo nên mong
muốn khát khao của con người, là động lực kích thích khách DL tới đó.
- Tính hướng thiện: Nhìn chung các tín ngưỡng và tôn giáo đều mang tính nhân
văn, triết lý nhân bản: yêu con người, tính thần nhân ái, khoan dung, cầu mong
“quốc thái dân an”, mở rộng lòng bác ái, công bằng, từ bi, hỷ xả, yêu thiên nhiên,
đồng loại…
- Tính hoà hợp và tính liên kết: Khi tham gia chương trình DLTL, “du khách
không chỉ được quay về với cội nguồn tâm linh, khám phá những thánh tích hay
không gian thiêng quý giá” mà còn là tìm đến/thấy sự hoà hợp về tâm hồn; hướng
tâm hồn, tâm trí đến những điều tốt đẹp; tạo sự gắn bó giữa các thành viên về sau.
Điều này sẽ tạo nên chiều sâu, sức sống cho nền văn hoá cộng đồng, dân tộc, gắn
kết con người với con người. Sau mỗi chuyến đi họ thường sống tốt hơn, tâm được
thanh lọc, hoà hợp, cảm thông và tôn trọng lẫn nhau.
- DLTL diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa lễ hội. Đặc điểm này khác biệt so
với các loại hình DL khác (thường ảnh hưởng theo mùa, nhất là mùa đông rất ít khách
DL). Tuy nhiên, mùa lễ hội lượng du khách lớn tập trung đến các điểm DLTL.
1.1.2. Khái niệm phát triển du lịch tâm linh
Phát triển DLTL là khai thác có hiệu quả những giá trị tiềm năng của tài
nguyên DLTL kèm theo các điều kiện về CSHT, về CSVCKT và lao động DL, để từ


×