Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Bài giảng Bảo đảm nghĩa vụ - Nguyễn Thị Mỹ Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.38 KB, 167 trang )

BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ
Giảng viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh


Tài liệu học tập
- BLDS 2005
- Giáo trình BDNV- DHCT 2009
- Các vbqppl:
1/ NĐ 163/2006/NĐ-CP (29/12/2006) Về
giao dịch bảo đảm
2/ NĐ 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
NĐ 163/2006/NĐ- CP về giao dịch bảo
đảm


3/ NĐ 83/2010/NĐ-CP (23/7/2010) về
đăng ký giao dịch bảo đảm
4/ NĐ 05/2012/NĐ-CP (2/2/2012) sửa
đổi, bổ sung các NĐ về đăng ký giao
dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư,
tư vấn pháp luật.
5/ TT 28/2012/ (10/2012) Về việc ban
hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng


7/ NĐ 17/2010/NĐ-CP (4/3/2010) Về bán
đấu giá tài sản
8/ TTLT 20/2011/ TTLT-BTP-BTNMT
(18/11/2011) Hướng dẫn đăng ký thế
chấp quyền sử dụng đất



/>

Kết cấu môn học:
Bài 1: Giới thiệu các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ
Bài 2: Bảo đảm đối nhân – Bảo lãnh
I. Giới thiệu chung về bảo lãnh
II. Giao kết hợp đồng bảo lãnh
III. Quyền và nghĩa vụ của người bảo
lãnh
IV. Chấm dứt hợp đồng bảo lãnh


Bài 3: Giới thiệu chung về bảo đảm đối vật
I: Thế chấp tài sản
II: Cầm Cố tài sản
III: Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đặc
biệt
IV: Hình thức bảo đảm bằng Đặc quyền


Bài 1:
GIỚI THIỆU CÁC BIỆN PHÁP
BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ


1/ Bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự?
• các biện pháp do pháp luật quy định

• do các bên tham gia quan hệ nghĩa vụ
thỏa thuận xác lập
• nhằm thúc đẩy người có nghĩa vụ thực
hiện nghĩa vụ của mình vì lợi ích của bên
có quyền


Điều 318 BLDS liệt kê 7 biện pháp BĐNV:
Thế chấp; cầm cố; bảo lãnh; đặt cọc; tín
chấp; ký cược; ký quỹ
Vậy, thực tiễn còn những biện pháp BĐNV
nào khác hay không?


Khái niệm
Bên bảo đảm?
Bên bảo đảm (ND11/2012/CP, điều 1):
“là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của
mình, dùng quyền sử dụng đất của mình,
dùng uy tín của mình hoặc cam kết thực
hiện công việc đối với bên nhận bảo đảm
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
của chính mình hoặc của người khác


…bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên
đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên
bảo lãnh và tổ chức chính trị xã hội tại cơ
sở trong trường hợp tín chấp”.



Bên nhận bảo đảm (NĐ 163/2006,
điều 3 k2) “là bên có quyền trong quan
hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó
được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao
dịch bảo đảm,..


…bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận
thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký
cược, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín
dụng trong trường hợp tín chấp và bên
có quyền được ngân hàng thanh toán,
bồi thường thiệt hại trong trường hợp ký
quỹ”.


2/ Các đặc điểm của các biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
• là nghĩa vụ phụ mang tính chất bổ sung
cho nghĩa vụ chính
• chỉ phát sinh khi nghĩa vụ chính không
được chấp hành hay chấp hành không
đầy đủ (trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác).


2/ Các đặc điểm của các biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (tt)
• Phạm vi bảo đảm do các bên thỏa thuận

hoặc do pháp luật qui định, trường hợp
các bên không thỏa thuận và pháp luật
không qui định thì coi như nghĩa vụ chính
được bảo đảm toàn bộ.


2/ Các đặc điểm của các biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (tt)
• Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự phát sinh từ sự thỏa thuận của
các bên
• Đối tượng của các biện pháp bảo đảm là
những lợi ích vật chất.
• Các biện pháp bảo đảm đều nhằm mục
đích ràng buộc và nâng cao trách nhiệm
của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân
sự.


3/ Phân loại
Thông thường phân chia theo 2 loại sau:
• Bảo đảm đối nhân: tính chất bảo đảm
được xác lập trên cơ sở cam kết bảo
đảm của một người. Bảo lãnh- trong luật
hiện hành là biện pháp duy nhất trong
bảo đảm đối nhân.


3/ Phân loại (tt)
• Bảo đảm đối vật: Là các biện pháp bảo

đảm mà tính chất bảo đảm được thiết lập
trên các tài sản cụ thể với bên có nghĩa
vụ: thế chấp, cầm cố…


3/ Phân loại (tt)
• Tính chất bảo đảm đặc biệt:
• biện pháp bảo lưu quyền sở hữu trong
mua trả chậm, trả dần ;
• biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự mang tính chất đặc biệt như đặt
cọc
– > sự dự liệu chế tài cho hành vi vi phạm và
có tác dụng ngăn ngừa việc không thực hiện
hay thực hiện không đúng nghĩa vụ.


Bài 2:
BẢO ĐẢM ĐỐI NHÂN
- BẢO LÃNH, TÍN CHẤP


MỤC 1/
BẢO LÃNH
I/ Tổng quan
1/ Khái niệm bảo lãnh: đ361 BLDS 2005:
là việc một người thứ ba (gọi là người
bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi
là người nhận bảo lãnh) là sẽ thực hiện
nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là

bên được bảo lãnh) nếu đến hạn mà bên
này không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ của mình.


Ví dụ: A vay tiền Ngân hàng X
B đứng ra làm người bảo lãnh cho A.
-> A là người được bảo lãnh, X là bên nhận
bảo lãnh, B là người bảo lãnh



2.2 Đặc điểm của bảo lãnh:
- Thể hiện là hợp đồng đơn vụ.
- Làm phát sinh một nghĩa vụ phụ tồn tại
bên cạnh nghĩa vụ chính. Tuy nhiên,
nghĩa vụ bảo lãnh cũng mang tính chất
độc lập tương đối so với nghĩa vụ chính.
+ Nghĩa vụ phụ phải ≤ nghĩa vụ chính.
+Nghĩa vụ chỉ phát sinh khi nghĩa vụ
chính không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ.


2.3 Phân loại bảo lãnh:
a/ Căn cứ vào thù lao bảo lãnh:
Bảo lãnh có thù lao
Bảo lãnh không có thù lao
-> Chủ yếu phụ thuộc vào thỏa thuận giữa
các bên. Người được bảo lãnh phải trả

phí bảo lãnh, người bảo lãnh là người
nhận phí


×