Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Bài giảng Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước: Chương 3 - ThS. Trương Quang Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.81 MB, 96 trang )

Chương 3
Nguồn nhân lực trong các cơ quan 
hành chính nhà nước.
I. Nhà nước là tổ chức sử dụng nhiều 
lao động nhất trong tất cả các loại 
hình tổ chức.
II.Quá trình hình thành nguồn nhân lực 
trong các cơ quan  hành chính nhà 
nước.


III.Tính pháp lý về nguồn nhân lực 
trong các cơ quan hành chính nhà 
nước.
IV.Phân loại nguồn nhân lực của các 
cơ quan hành chính nhà nước.


Nhà nước không chỉ là một thực thể  được hình 
thành  nhằm  thực  hiện  chức  năng  quản  lý  nhà 
nước,  mà  trên  phương  diện  tổ  chức,  nhà  nước 
cũng là một tổ chức và là một tổ chức lớn nhất 
trong các loại tổ chức.

Quy  mô  của  nhà  nước  lớn  cả  về  lực  lượng  lao 
động,  cả  trên  phương  diện  nguồn  lực  mà  nhà 
nước  có  (vốn,  ngân  sách),  cả  trên  quy  mô  (lãnh 
thổ) và cả trên phương diện lĩnh vực quản lý.


Nghiên  cứu  quản  lý  nguồn  nhân  lực  của  hệ 


thống  các  cơ  quan  nhà  nước  (nói  chung)  và  hệ 
thống các cơ quan (quản lý) hành chính nhà nước 
cần phải được tiếp cận từ hai phía.

Nhà  nước,  các  cơ  quan  nhà  nước,  các  cơ 
quan  quản  lý  nhà  nước  là  một  loại  hình  tổ 
chức (phương diện chung).


Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước là 
một loại tổ chức  đặc biệt. Một tổ chức trong 
đó  không  chỉ  sử  dụng  quyền  lực  nhà 
nước để quản lý mọi mặt đời sống chính trị, 
kinh  tế,  văn  hoá,  xã  hội  mà  là  một  tổ  chức 

trong đó nguồn nhân lực của tổ chức 
lại  chính  là  những  người  được  giao 
trực tiếp  để thực hiện chức năng đó. 

Họ  vừa  quản  lý  nhà  nước  vừa  phải  quản  lý 
chính mình bằng những quy định cụ thể.


Trên khía cạnh thứ nhất, những kiến thức chung 
về  quản  lý  nguồn  nhân  lực  của  tổ  chức  đều  có 
thể áp dụng vào quản lý nguồn nhân lực của các 
tổ chức nhà nước.

Trên khía cạnh thứ hai, do  đặc trưng của tổ chức 
các  cơ  quan  quản  lý  nhà  nước,  quản  lý  nguồn 

nhân  lực  của  các  cơ  quan  nầy  đòi  hỏi  phải  có 
những  sự  khác  biệt  hơn  so  với  các  tổ  chức  khác 
nói chung.

Nhà nước của các quốc gia  được tổ chức theo 
nhiều cách khác nhau. Tùy thuộc vào thể chế nhà 
nước mà có mô hình tổ chức thích ứng. 


Nét  đặc  trưng  chung  của  các  nhà  nước  là  phân 
thành ba nhóm: nhóm các cơ quan thuộc hệ thống 
lập  pháp,  nhóm  các  cơ  quan  thuộc  hệ  thống  tư 
pháp,  nhóm  các  cơ  quan  thuộc  hệ  thống  hành 
pháp,  tức  hệ  thống  các  cơ  quan  (quản  lý)  hành 
chính nhà nước.

Trong  điều  kiện  cụ  thể  của  Việt  Nam,  ngoài  các 
cơ quan thuộc ba hệ thống nêu trên, còn có các hệ 
thống các cơ quan của Đảng (từ trung  ương đến 
cơ  sở);  hệ  thống  các  cơ  quan  của  các  tổ  chức 
chính  trị  –  xã  hội  cũng  được  tổ  chức  từ  trung 
ương đến cơ sở.


Các  tổ  chức  chính  trị  ­  xã  hội  ở  nước  ta  bao 
gồm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Tổng liên  đoàn 
lao  động  Việt  Nam;  Hội  liên  hiệp  phụ  nữ  Việt 
Nam;  Đoàn  thanh  niên  cộng  sản  Hồ  Chí  Minh; 
Hội  Cựu  chiến  binh  Việt  Nam  và  Hội  Nông  dân 
Việât Nam. Các cán bộ làm việc trong các tổ chức 

nầy  từ  huyện  đến  trung  ương  đều  được  nhà 
nước trả lương.
Các cơ quan nhà nước có thể chia thành:
Các cơ quan thuộc hệ thống lập pháp
Các cơ quan thuộc hệ thống tư pháp
Các cơ quan thuộc hệ thống hành pháp.


Ngoài  ra,  hệ  thống  các  doanh  nghiệp  của  nhà 
nước  cũng  tạo  nên  nguồn  nhân  lực  của  nhà 
nước,  mặc  dù  chuyển  sang  nền  kinh  tế  thị 
trường,  hoạt  động  của  hệ  thống  các  doanh 
nghiệp  nhà  nước  bắt  đầu  đã  có  những  thay  đổi 
trong  quản  lý  nói  chung  và  nguồn  nhân  lực  nói 
riêng.

Nguồn  nhân  lực  của  hệ  thống  các 
cơ  quan  (quản  lý)  hành  chính  nhà 
nước chỉ là một bộ phận cấu thành 
nguồn nhân lực của nhà nước.


Nghiên  cứu  đặc  trưng  nguồn  nhân  lực  trong  cơ 
quan hành chính nhà nước có ý nghĩa quan trọng 
nhằm  tìm  kiếm  các  phương  pháp,  cách  thức, 
quản  lý  phù  hợp.  Nghiên  cứu  đặc  trưng  của 
nguồn nhân lực của các cơ quan hành chính nhà 
nước có thể đi từ nhiều khía cạnh khác nhau:

Từ quy mô của nguồn nhân lực trong tổ chức 

hành chính nhà nước;

Các thức hình thành nguồn nhân lực trong các 
tổ chức nhà nước;

Cơ sở pháp luật  để  điều chỉnh các mối quan 
hệ lao động trong các tổ chức nhà nước.


I. Nhà nước là tổ chức sử dụng nhiều 
lao động nhất trong tất cả các loại 
hình tổ chức

1. Nhà nước là tổ chức lớn nhất, rộng nhất về 
quy mô
2. Tính đa dạng về ngành nghề trong các cơ 
quan hành chính nhà nước


1.Nhà nước là tổ chức lớn nhất, rộng nhất về 
quy mô
Các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan 
hành chính nhà nước nói riêng có mặt ở mọi vùng 
lãnh thổ của quốc gia. Tuỳ thuộc vào mô hình tổ 
chức  hệ  thống  hành  chính  nhà  nước  là  tản 
quyền, phân quyền, hay tự quản mà cách 
thức tổ chức có thể khác nhau,  song số lượng 

của các tổ chức hành chính là rất lớn.



Quy mô của các cơ quan hành chính nhà nước là 
lớn không chỉ về số lượng  đầu mối  mà 
còn  cả  về số lượng người lao  động làm 
việc (nhân sự trong tổ chức). 

Tỷ lệ công chức làm việc trong các cơ quan quản 
lý nhà nước của các nước chiếm khoảng 2% lực 
lượng lao động toàn xã hội.


2.Tính đa dạng về ngành nghề trong các cơ quan 
hành chính nhà nước

Bộ  máy  hành  chính  nhà  nước  thực  hiện  chức 
năng hành pháp nhằm  thực thi luật trên tất 

cả  các  lĩnh  vực  nên  hành  chính  nhà 
nước mang tính toàn diện.


hoạt  động  hành  chính  nhà 
nước  tiến  hành  ở  nhiều  cấp  độ  khác 
nhau: từ việc đề ra những chính sách vĩ 
mô  đến  việc  triển  khai  thực  hiện  các 
chính  sách  đó;  từ  việc  quản  lý  vĩ  mô, 
quản  lý  nhà  nước  đến  việc  tổ  chức 
dịch  vụ  công  cho  xã  hội    bao  gồm 
những  loại  dịch  vụ  hành  chính  nhà 
nước  (dịch  vụ  quản  lý)  đến  các  loại 

dịch vụ công ích, dịch vụ tư.
Mặt  khác, 


Điều đó đòi hỏi đội ngũ nhân sự của tổ 
chức  cũng  rất  đa  dạng  về  vị  trí  làm 
việc, về cấp bậc, chức năng, nhiệm vụ 
và quyền hạn được giao.

Hành  chính  nhà  nước  mang  tính  toàn  diện  trên 
nhiều lĩnh vực và do  đó đôïi ngũ cán bộ, nhân sự 
của  hệ  thống  các  cơ  quan  hành  chính  nhà  nước 
rất  đa  dạng  cả  về  ngành  nghề  và  lĩnh  vực  hoạt 
động. 


Tính đa dạng đó tạo cho hệ thống nhân 
sự  của  các  cơ  quan  hành  chính  nhà 
nước  vừa to về quy mô, vừa phức tạp 
ở cơ cấu tổ chức và phân loại.  Điều  đó 
cũng  đòi  hỏi  phải  có  một  hình  thức 
quản  lý  nhân  sự  khác  với  các  tổ  chức 
kinh tế khác.


II.Quá trình hình thành nguồn nhân lực 
trong các cơ quan hành chính nhà 
nước:
1. Giai đoạn độc lập theo kiểu nhà nước nô lệ 
hay phong kiến

2. Thời kỳ thuộc địa
3. Giai đoạn giành độc lập, xây dựng nhà 
nước tự chủ.


4. Các mô hình hình thành và phát triển nguồn 
nhân lực của các cơ quan nhà nước nói 
chung và cơ quan hành chính nhà nước nói 
riêng.


Sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực trong 
các cơ quan nhà nước nói chung và hệ thôùng các 
cơ quan hành chính nhà nước nói riêng gắn liền 
với sự ra đời của nhà nước độc lập của quốc 
gia.
Nhiều nước trên thế giới có lịch sử phát triển 
theo nhiều giai đoạn khác nhau nhưng có thể chia 
thành:
Giai đoạn nhà nước độc lập ban đầu hoặc ở 
chế độ nô lệ hoặc ở chế độ phong kiến.
Giai đoạn trở thành thuộc địa của các nước đế 
quốc phương Tây và Mỹ.


Giai đoạn độc lập sau chế độ thuộc địa từ giữa 
thế kỷ XX cho đến nay.
Ơû mỗi giai đoạn tồn tại của một nhà nước, 
nguồn nhân lực trong hệ thống các cơ quan nhà 
nước rất khác nhau.



1.Giai đoạn độc lập theo kiểu nhà nước nô lệ 
hay phong kiến
Đây là giai đoạn mà mức  độ phát triển của nhà 
nước  còn  hạn  chế  và  nguồn  nhân  lực  trong  các 
nhà  nước  nô  lệ  hay  phong  kiến  mang  tính  chất 
tập  quyền  rất  cao  và  phục  vụ  cho  tộc  trưởng 
hay nhà vua.
Các  hình  thức  tuyển  dụng,  phát  triển  nguồn 
nhân lực  để phục vụ cho bộ máy nhà nước của 
các triều đại phong kiến tương đối phát triển và 
tạo ra  được  đội ngũ những quan lại chấp hành 
kỷ cương phong kiến khá nghiêm minh. 


Mối quan hệ thứ bậc trong hệ thống nhân sự 
của các triều đại phong kiến phương Tây hay 
phương Đông đều được thể hiện khá rõ ràng. 

Vua là đấng tối cao, thiên tử (trung với 
vua, vua bảo chết phải chết). Trung 
ương chi phối mọi hoạt động của địa 
phương.
Những hình thức thi cử để chọn người tài 
phụng sự cho sự nghiệp của vua đã được đề cao 
và một chế độ thi cử khá nghiêm túc được áp 
dụng ở nhiều nước.



2.Thời kỳ thuộc địa

Đa số các nước trên thế giới  đều  đã là thuộc  địa 
của  các  đế  quốc  phương  Tây  hay  Mỹ.  Nguồn 

nhân  lực  của  các  nhà  nước  thuộc  địa 
được hình thành và phát triển từ chính 
nhu cầu cai trị của các nước đế quốc.

Nguồn  nhân  lực  trong  bộ  máy  cai  trị 
thuộc  địa của các nước  đế quốc  được 
hình thành từ:


Nhân sự của nhà nước bảo hộ  đưa đến  để tiến 
hành các  hoạt  động  cai  trị.  Nguồn  nhân  lực nầy 
chủ yếu gồm lực lượng quân sự và các nhà kỹ trị 
(bureaucracy ? ). Đây là lực lượng nòng cốt quan 
trọng cho các hoạt  động xâm lược của các nước 
đế quốc. 

Tuy  nhiên,  riêng  nguồn  nhân  lực  nầy  không  cho 
phép  các  nước  xâm  chiếm  thuộc  địa  tiến  hành 
nhiều hoạt động khác nhau nên họ phải mở rông 
đến các lực lượng khác.


×