Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Câu hỏi và đáp án môn Khoa học quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.08 KB, 45 trang )

KHOA HỌC QUẢN LÝ
 CÂU 1 . Nội dung cơ bản của thuyết Đức trị? Ưu và nhược điểm 
của thuyết này? Ví dụ minh họa?

Trả lời:
+ Thuyết Đức trị của Khổng Tử có nội dung cơ bản là:
Quan niệm về con người: Con người là thiện, có lòng nhân 
từ, không tham vọng
Nền tảng và Giá trị  xã hội dựa trên : Ngũ thường và Tam 
cương( Ngũ thường có Nhân; Lễ; Nghĩa; Trí; Dũng. Tam 
cương là mối quan hệ Vua­ Tôi; Cha­ Con; Thầy­ Trò).
Công cụ quản lý: Lấy đức làm công cụ QL 
Phương pháp QL: Nêu gương và giáo hóa
+ Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
Đề cao sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, có tính nhân văn và chứa 
đựng tinh thần nhân đạo.
Nhược điểm:
Bảo thủ, mơ hồ ,ảo tưởng có xu hướng phủ nhận vai trò của 
pháp luật
+ Ví dụ: Cần liên hệ trong thực tế để có ví dụ thể hiện cả ưu  
và nhược của thuyết này.,.

1


CÂU 2. Nội dung cơ bản của thuyết Pháp trị? Ưu nhược điểm của 
thuyết này? Lấy ví dụ minh họa?

Trả lời:
+ Thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử có nội dung cơ bản là


Quan niệm về con người:Bản tính con người là ác, tự tư, tự 
lợi; luôn muốn tìm kiếm sự  thỏa mãn nhu cầu riêng của cá 
nhân, nên tham vọng, dẫn đến tranh giành lẫn nhau.
Nền tảng xã hội : Dựa vào Pháp ( pháp luật); Thế  ( quyền  
lực) và Thuật( phương pháp)
Công cụ QL: Lấy pháp luật là công cụ chủ yếu
Phương pháp QL: Thưởng phạt và cưỡng chế.
+ ƯU, nhược điểm
Ưu điểm: Nhận thức rõ vai trò quan trọng của pháp luật coi  
trọng pháp luật và tính khách quan tồn tại của pháp luật trong 
xã hội. Phản ánh đúng quy luật khách quan.
Nhược điểm: Coi thường người dân, tuyệt đối hóa kẻ  thống 
trị .Chính sách theo xu hướng chuyên chế, độc tôn không quan 
tâm đến nhân nghĩa, tài đức.khuynh hướng quá tả trong xã hội 
gây nên mâu thuẫn .
+   Ví   dụ   minh   họa:   Lấy   các   ví   dụ   trong   thực   tế   phản   ánh 
những ưu và nhược của thuyết này.

2


CÂU 3. Những điểm giống nhau và khác nhau của 2 thuyết Đức trị 
và Pháp trị. Trong thực tế chỉ áp dụng một thuyết dó có đúng 
không? Vì sao?

Trả lời
+ Giống nhau của 2 thuyết QL:
­ Đêu tập trung vào việc quản lý, cai trị xã hội
­ Đều nhằm mục đích ổn định xã hội
­ Đều chưa đề cập sâu đến hoạt động kinh tế( QL kinh tế)

+ Khác nhau :   Lập bảng chia ra mỗi thuyết một bên và nêu 
những nội dung cơ  bản của mỗi thuyết để  cho thấy sự  khác 
nhau rõ rệt.
Thuyết Đức trị
Thuyết Pháp trị
1. Quan niệm về con 
1. Con người là ác, tự tư, 
người: Con người là thiện,  tự lợi, luôn tìm kiếm cho 
có lòng  nhân đức
mình nhu cầu và lợi ích 
2. Nền tảng xã hội: Tam 
riêng.
cương, Ngũ thường:
2. Nền tảng XH: Coi tọng 
+ Tam cương: Mối quan 
pháp luật (Pháp), sử dụng 
hệ Vua­ Tôi; Cha­ Con; 
quyền lực( Thế) dung phép 
Thầy – Trò.
thuật quản lý( Thuật)
+ Ngũ thường: Nhân­ Lễ­ 
Nghĩa­ Trí­ Dũng.
3. Công cụ QL:  Đức là 
công cụ chính.
3.Công cụ QL: Pháp luật là 
4.Phương pháp QL: Nêu 
chính.
gương và Giáo hóa
4.Phương pháp QL: 
Thưởng phạt và cưỡng 

chế

3


+ Trong thực tế  nếu chỉ  áp dụng một thuyết là không đúng mà 
phải có sự  kết hợp và tùy tình huống, hay đối tượng QL mà có 
sự   kết   hợp   đúng   đắn   lấy   ví   dụ   cụ   thể   tại   cơ   quan   hay   địa 
phương để minh họa cho phù hợp.

4


CÂU 4. Nội dung và nguyên tắc quản lý của thuyết quản lý theo 
khoa học của F. TayLor? Lấy ví dụ?

Trả lời
Nội dung của thuyết quản lý F. TayLor:
+ Cải tạo các mối quan hệ quản lý : Hợp tác mật thiết và than  
thiện giữa người quản lý và người lao động. Dùng lợi ích kinh 
tế để khuyến khích tằn năng suất lao động.
+ Tiêu chuẩn hóa công việc và định mức lao động
+ Chuyên môn hóa lao động
+ Xây dựng và thực hiện chế độ trả công, trả  lương theo sản 
phẩm
Nguyên tắc quản lý
+ Bố trí lao động hợp lý, khoa học
+ Lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, 
tay nghề  cho lao động, phát triển hợp tác và tăng cường đoàn 
kết trong lao động.

+ Gắn người lao động với công nghệ  và kỹ  thuật trong sản 
xuất
+ Phân công nhiệm vụ rõ rang giữa nhà QL và người lao động 
nhằm tăng năng suất lao động của từng cá nhân và toàn bộ 
đơn vị xí nhiệp.
Lấy ví dụ trong thực tế để chứng minh hiện nay vẫn đang áp 
dụng thuyết này một cách hiệu quả.

5


CÂU 5. Nội dung, ưu điểm và hạn chế của thuyết F. TayLor? 
Thuyết này có giá trị ứng dụng trong QL hiện đại ngày nay không?

Trả lời:
+Nội dung của thuyết:­Cải tạo các mối quan hệ quản lý.
­ Tiêu chuẩn hóa và định mức công việc.
­ Chuyên môn hóa lao động
­ Xây dựng và trả lương theo sản phẩm, là động lực thúc đẩy 
công việc .
+  Ưu điểm­ Phát triển kỹ  năng quản lý, coi QL là đối tượng 
để nghiên cứu một cách khoa học
­_ Lấy việc tuyển chọn và đào tạo công nhân là hết sức quan  
trọng, chú ý đến chính sách đãi ngộ để tăng NSLĐ
­Chuyên môn hóa và phân công LĐ là cơ sở thực hiện cơ giới  
hóa tự động hóa.
+ Hạn chế ­ Chỉ áp dụng trong điều kiện môi trường ổn định 
ít biến động.
­ Đề  cao bản chất kinh tế của con người không quan tâm các 
vấn đề xã hội

­ Biến   con   người   thành   cỗ   máy   hay   “   Rô   bot”   cứng   nhắc  
không chú ý đến tâm sinh lý con người nên thiếu tính nhân 
bản
­ Đòi hỏi công nhân làm việc cật lực
­ Quá đề  cao và chú tâm vào vấn đề  kỹ  thuật, tư  tưởng con  
người kinh tế thống trị
+Thuyết Taylor vẫn có giá trị ứng dụng rộng rãi hiện nay nhất 
là quản lý trong các doanh nghiệp( cho ví dụ cụ thể trong thực 
tiễn)

6


CÂU 6. Nội dung và nguyên tắc của thuyết quản lý hành chính của 
H. Fayol? Ưu điểm và hạn chế của thuyết này? Cho biết thuyết 
này có giá trị ứng dụng trong QL hiện nay không ? Ví dụ minh 
họa?

Trả lời
+Nội dung của thuyết H. Fayol ­  5 chức năng của QL gồm : * 
Dự đoán và lập kế hoạch
Tổ chức * Điều khiển * Phối hợp * Kiểm tra.
_ 14 nguyên tắc QL gồm: Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm; 
Nêu cao tính kỷ luật; Thống nhất trong lãnh đạo; Thống nhất 
trong điều khiển; Cá nhân phải trợ giúp cho lợi ích chung; Chú 
ý khen thưởng  để khích lệ; Tập trung quyền lực; Giữ trật tự 
kỷ   cương;   Hợp   lý,   hợp   tình   ;   Ổn   định   trong   hưởng   dụng;  
Kiểm tra kiểm soát tất cả  mọi công việc; Nêu cao tinh thần  
sang tạo; Đề cao tinh thần hợp tác và sự đồng thuận
+  Ưu điểm: ­Nêu lên các chức năng quản lý tương đối độc 

lập.
­ Tạo dựng trật tự kỷ cương của tổ chức
­ Quan tâm nghiên cứu về con người kho học hơn
­ Tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện nâng cao NSLĐ
­ Có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn
+ Hạn chế: ­Chưa chú trọng đầy đủ  đến mặt tâm lý và môi  
trường của người lao động
­Chưa đề  cập mối quan hệ giữa người lao động và người sử 
dụng LĐ
­ Quan điểm QL vẫn còn cứng nhắc.
+ Vận dụng: Thuyết này có giá trị trong quản lý hiện nay trong 
đó các nguyên tắc QL được vận dụng khá thành công ( Lấy ví 
dụ  trong thực tiễn để  minh họa vận dụng 1 trong 14 nguyên 
tắc QL).
7


8


CÂU 7. Ưu điểm và hạn chế của tư tưởng QL cổ điển?

Trả lời
= Ưu điểm: 
­ Tăng tính hiệu quả  trong quản lý bằng tổ  chức và sắp xếp  
hợp lý và kiểm tra công việc của mọi người.
­ ­Lợi ích kinh tế  được xem là động lực duy nhất của người  
lao động và là điều kiện tăng NSLĐ
­ ­ Các nhà quản lý cho rằng cấu tổ  chức chạt chẽ có vai trò 
quyết   định   và   tạo   ra   sức   mạnh   để   tập   hợp   mọi   người 

hướng tới mục tiêu chung.
­ + Hạn chế:  ­ Thiết kế  tổ  chức và  quản lý chỉ  theo một  
chiều từ  trên xuống do đó trong hoạt động phụ  thuộc vào 
các điều kiện: Nhiệm vụ  từng cá nhân phải đơn giản; Môi 
trường làm việc khá ổn định; Tổ chức theo đuổi lâu dài một 
loại sản phẩm; Tính chính xác cao; Sự  cứng nhắc và phân 
biệt đẳng cấp.
­ ­Lý thuyết QL theo kinh nghiệm nên thiếu khoa học vì vậy 
để lại 2 hệ quả Cá nhân không được phát triển toàn diện và 
tổ chức lại không được sự sang tạo của các cá nhân.
­ .

9


CÂU 8 Nội dung và ý nghĩa của thuyết X và Y Lấy ví dụ minh họa?

Trả lời:
+ Nội dung
­ Thuyết X là lý luận về  hành vi chung của người lao động 
cho rằng  : Con người không thích làm việc, vô trách nhiệm 
ít hoài bão và an phận “ Con người kinh tế”, vì vậy phải sử 
dụng quyền lực trong quan lý để điều khiển và dung lợi ích 
vật chất và hình phạt để thúc đẩy.
­ Thuyết Y lại cho rằng  Con người có bản chất tốt đẹp và có  
khả năng sang tạo” Con người xã hội” vì vậy phải quan tâm 
đến yếu tố tự tạo động cơ cho con người phải phát huy dân 
chủ, quan tâm đến tính nhân văn
Ưu điểm cả  2 thuyết đều đã quan tâm chú ý đến hành vi của 
con người đã vận dụng nghiên cứu về  tâm lý trong quản lý 

tuy nhiên hạn chế bộc lộ ở từng thuyết 
Thuyết X đưa đến phong cách QL độc đoán chuyên quyền
Thuyết Y khó  ứng dụng trong quản lý phạm vi lớn và phức 
tạp
+ Ứng dụng Tùy từng đối tượng quản lý mà vận dụng thuyết 
X hoặc Y và kết hợp cả 2 thuyết này để đạt hiệu quả( Lấy ví 
dụ thực tiễn).

10


CÂU 9. Nội dung, ưu nhược điểm của trường phái tâm lý­ xã hội 
trong QL? Ý nghĩa của trường phái này trong QL hiện đại ? Cho ví 
dụ thực tiễn?

Trả lời 
Trường phái tâm lý xã hội trong QL đưa ra lý thuyết về  quan 
hệ của con người và hành vi tập trung vào những nội dung:
­Nhà QL phải quan tâm đến người LĐ trong quá trình giải  
quyết các vấn đề kinh tế, tinh thần và tình cảm không nên quá 
nguyên tắc cứng nhắc – Quy luật tình thế
­ Nhà QL phải hiểu rõ nhu cầu của con người( Nhu cầu sinh 
học, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự  trọng, nhu  
cầu tự khẳng định) để đưa ra phương pháp QL phù hợp nhằm 
tạo điều kiện và động lực cho người LĐ phát huy khả  năng 
của họ.
+ Ưu điểm
­ Quan tâm đến yếu tố tâm lý và những bản tính tốt đẹp có thể 
phát huy của con người
­ Quan tâm đến mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng giữa nhà QL 

và người LĐ
­ Quan tâm đến đặc điểm tâm lý con người trong việc ra quyết 
định, không lạm dụng quyền lực
­ Đề  cao tính năng động, linh hoạt trong quản lý và của nhà 
QL
+ Nhược điểm –Chưa nhìn một cách toàn diện đến QL mà quá 
chú ý đến tâm lý con người
­Vẫn quan niệm con người thuần túy về mặt kinh tế chỉ quan 
tâm đến đối nội mà chưa chú ý đối ngoại
+  Ứng dụng Thuyết của trường phái tâm lý­xã hội hiện nay 
được  ứng dụng một phần nào đó rất có hiệu quả  ( lấy ví dụ 
11


như  trường hợp bố  trí cán bộ  nữ,cán bộ  dân tộc thiểu số  có 
chính sách phù hợp)

12


Bản chất, vai trò và phân loại quản lý.

CÂU 10 : Nêu khái niệm về quản lý và cho biết bản chất, vai trò 
của QL?Phân loại QL ?Cho ví dụ về vai trò của QL trong thực 
tiễn?

Trả lời:
+ Khái niệm: Quản lý là sự tác động có ý thức, có định hướng 
bằng quyền lực theo qui trình của chủ  thể  QL vào đối tượng 
quản lý để  phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu 

của tổ chức trong điều kiện môi trường biến đổi.
+ Bản chất của QL:
­  QL là mloại hình lao động đặc biệt và là LĐ phức tạp bằng  
tri thức
­  QL là hoạt động tất yếu nảy sinh khi có sự tham gia của con  
người vào hoạt động chung vì vậy QL là hoạt động có tính 
phổ quát
­  QL là một hoạt động vừa khoa học vừa có tính nghệ thuật. 
+ Vai trò của QL
­ Vai trò định hướng
­ Vai trò thiết kế
­ Vai trò duy trì và thúc đẩy
­ Vai trò điều chỉnh
­ Vai trò phối hợp.
+ Phân loại QL:
­ Theo cấp QL : có QL cấp cao, QL cấp trung và QL cấp cơ 
sở
­ Theo phạm vi QL: Có QL chức năng, QL tổng hợp
­ Theo mối quan hệ  với  đầu ra của tổ  chức : Có QL theo  
tuyến và QL tham mưu
­ Theo loại hình tổ  chức: Có  QL trong tổ  chức vì lợi nhuận,  
QL trong tổ chức phi lợi nhuận và QL hành chính.
13


+ Lấy ví dụ  vai trò của QL trong tổ  chức của bất kỳ một cơ 
quan hay đơn vị nào để minh chứng.

14



1.3 Đối tượng, nội dung, phương pháp của KHQL

CÂU 11: Đối tượng nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên 
cứu của khoa học quản lý?

Tră lời:
+ Đối tượng nghiên cứu : Là các quan hệ  quản lý là quan hệ 
giữa con người với con người trong QL, giữa chủ thể QL với  
đối tượng QL.
+ Nội dung của QL
­ Quản lý công tác lập và thực hiện kế  hoạch, chiến lược  
( kế hoạch hóa)
­ Quản lý tổ chức 
­ Quản lý công tác kiểm tra, giám sát
­ Quản lý sự thay đổi, đổi mới
+ Phương pháp nghiên cứu của KHQL:
­ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
­ Phương pháp hệ thống
­ Phương pháp mô hình hóa
­ Phương pháp thực nghiệm

15


II Các nguyên tắc trong QL
CÂU 12: Nêu khái niệm, đặc trưng và vai trò của nguyên tắc quản 
lý?

Trả lời:

+ Khái niệm
Nguyên tắc QL là những qui tắc chỉ  đạo những tiêu chuẩn, 
hành vi mà các cơ quan QL và các nhà QL phải tuân thủ trong  
quá trình QL.
+ Dặc trưng:
­ Các nguyên tắc QL do con người đặt ra nên mang tính chủ 
quan
­ Vừ mang dấu ấn chủ quan của con người vừa ph ản  ảnh các 
quy luật khách quan
­ Mỗi lĩnh vực QL có những nguyên tắc đặc thù.
+ Vai trò: Có 5 vai trò 
­ Định hướng phát triển tổ chức
­ Duy trì sự ổn định của tổ chức
­ Đảm bảo thực thi đúng quyền hạn của chủ thể QL
­ Duy trì kỷ luật kỷ cương đối với đối tượng QL
­ Góp phần xây dựng văn hóa tổ chức và văn hóa QL.
­

16


CÂU 13: Nêu các nguyên tắc QL? Tại sao nguyên tắc hoàn thiện 
không ngừng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý tổ 
chức hiện nay? Cho ví dụ thực tiễn minh họa?

Trả lời
+ 7 nguyên tắc QL là
­ Tuân thủ pháp luật và thong lệ xã hội
­ Tập trung , dân chủ
­ Kết hợp hài hòa các lợi ích( Cá nhân, tập thể)

­ Chuyên môn hóa
­ Biết mạo hiểm
­ Hoàn thiện không ngừng
­ Tiết kiệm và hiệu quả
+ Nguyên tắc hoàn thiện không ngừng đóng vai trò đặc biệt 
quan trọng trong QL tổ chức hiện nay vì:
­ Do tác động của toàn cầu hóa, môi trường hoạt động của  
doanh nghiệp ngày càng mở  rộng, biến  động, cạnh tranh 
ngày càng gay gắt.
­ Do đời sống kinh tế, văn hóa, nhận thức của con người thay  
đổi, các yêu cầu của khách hang ngày càng khắt khe về sản 
phẩm, dịch vụ
­ Do phát triển không ngừng của tri thức nhân loại  ở  nhiều  
lĩnh vực như khoa học công nghệ trong sản xuất, công nghệ 
thong tin, tổ chức quản lý v..v
+ Cho 1 ví dụ trong thực tiễn để minh họa.

17


CÂU 14: Nêu các nguyên tắc QL?Hãy trình bày những hoạt động 
cần phải thực hiện để vận dụng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả 
trong một doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm cụ thể?( Nêu 
rõ tên của sản phẩm).

Trả lời:
+ Nêu 7 nguyên tắc quản lý
­ Tuân thủ pháp luật và thong lệ xã hội
­ Tập trung , dân chủ
­ Kết hợp hài hòa các lợi ích( Cá nhân, tập thể)

­ Chuyên môn hóa
­ Biết mạo hiểm
­ Hoàn thiện không ngừng
­ Tiết kiệm và hiệu quả
+Những hoạt động cần phải thực hiện ( nêu ít nhất 4 hoạt  
động)
­ Áp dụng công nghệ  tiên tiến, tăng hiệu quả  sử  dụng máy 
móc, trang thiết bị.
­ Áp dụng và thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý.
­ Đổi mới cơ chế quản lý và cơ cấu tổ chức hợp lý.
­ Sử sụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên.

18


III Chức năng tổ chức trong QL

CÂU 15: Cho biết khái niệm và những đặc trưng cơ bản của tổ 
chức? Cho biết một doanh nghiệp kinh doanh nông sản hoạt động 
trong mối quan hệ tương tác với các tổ chức nào?

Trả lời:
+ Khái niệm : Tổ chức như là một thực thể,tổ chức là sự liên 
kết của nhiều người theo một cách thức nhất định và có cùng 
mục đích chung.
+ Những đặc trưng cơ bản của tổ chức: Có 6 đặc trưng:
­   Mọi   TC   đều   là   những   đơn   vị   xã   hội   bao   gồm   nhiều  
người( tập thể).
­ Mọi TC đều mang tính mục đích
­ Mọi TC đều hoạt động theo những cách thức nhất định.

­ Mọi TC đều phải thu hút và phân bổ các nguồn lực cần thiết.
­ Mọi TC đều hoạt động trong mối quan hệ tương tác với các 
TC khác( đầu vào, đầu ra)
­ Mọi TC đều cần những người chịu trách nhiệm kiên kết, 
phối hợp­ Những nhà quản lý
+ Một DN kinh doanh nông sản có quan hệ tương tác với:
­ TC thuộc nhóm đầu vào : TC cung cấp các loại vật tư nông  
nghiệp.
­ TC thuộc nhóm đầu ra: TC tiêu thụ xuất khẩu nông sản.
­ TC thuộc nhóm môi trường pháp lý hoặc xã hội: Tổ  chức  
hiệp hội hay tổ chức nhà nước quản lý ngành Nông nghiệp 
hay Thương mại.

19


CÂU 16: Trình bày các quan điểm về tổ chức  và hoạt động cơ bản 
của tổ chức? Liên hệ thực tiễn?

Trả lời:
+ Các  quan điểm về tổ chức:
­ Quan điểm về sự ngự trị của máy móc : TC được xem như một  
cỗ  máy ; Con người như  là các chi tiết, bộ  phận có nhiệm vụ 
quyền hạn, tác dụng riêng, rõ rang, mối quan hệ giữa các cá nhân 
đều mang tính chính xác, mỗi vị  trí, hành động đều được chuẩn 
hóa. Mục tiêu của TC phải đồng bộ  và hiệu quả  cao. Phân công 
lao động không được tùy tiện.
     ­ Quan điểm sự can thiệp của giới tự nhiên: TC được coi là một 
cơ thể sống; TC là một hệ thống tồn tại trong môi trường rộng lớn 
thực hiện những mục đích khác nhau, TC phải đáp  ứng những nhu 

cầu để tồn tại và phát triển. TC phải có môi trường sống và TC đa 
dạng như thế giới sinh vật.
­ Quan điểm hướng tới khả năng tự tổ chức: TC được xem như một 
bộ  não: TC là một hệ  xử  lý thong tin và ra quyết định, TC có khả 
năng tự điều chỉnh duy trì khả năng thích nghi và trạng thái ổn định.
­ Quan điểm tạo dựng hiện thực xã hội: TC được nhìn nhận như 
một nền văn hóa: Bản than TC là một hiện tượng văn hóa. Văn hóa 
TC là kết quả kế thừa các giá trị hiện tại và tương lai, các tổ  chức 
tạo nên bản sắc cho mỗi nền văn hóa..
­ Quan điểm lợi ích­ xung đột và quyền lực :TC được coi là một hệ 
thống chính trị
­ Quan điểm về Logic của sự thay đổi: TC được nhìn nhận như một  
dòng chảy và như sự biến hóa.
+ Các hoạt động cơ bản của TC:
­ Xác định những nhiệm vụ thực hiện để đạt mục tiêu chung
­ Nhóm gộp các hoạt động có nhiệm vụ giống nhau thành các bộ 
phận và hình thành cơ cấu TC
­ Phân công người phụ trách các bộ phận
­ Giao quyền tương xứng để thực hiện nhiệm vụ
20


­

Thiết kế mô hình TC và xác lập cơ chế hoạt động của mô hình.

21


CÂU 17: Nêu các khái niệm về tổ chức ? phân loại tổ chức? Cho ví 

dụ minh họa?

Trả lời: 
+ Các khái niệm về tổ chức:
­ Tổ  chức với tư  cách là một thực thể: Theo cách hiểu thong 
thường TC là một đơn vị  xã hội bao gồm những thành viên 
cùng gia nhập đơn vị  XH đó để  hoàn thành mục tiêu chung 
và mục tiêu cá nhân; Theo xã hội học TC là một cấu trúc XH
Theo C. I Barnad thì TC là một hệ  thống những hoạt động 
hay nỗ  lực của nhiều người  được kết hợp với nhau một  
cách có ý thức nhằm hoàn thành mục tiêu chung
­ Tổ chức với tư cách là một hoạt động: Tổ chức là một trong  
các chức năng quan trọng của qui trình quản lý. Tổ  chức là 
qui trình thiết kế  bộ  máy, sắp xếp, bố  trí, sử  dụng và phát 
triển các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu chung.
+ Các cách phân loại tổ chức:
­ Theo chế độ sở  hữu: Có TC do cá nhân nắm giữ và tổ  chức  
công.
­ Theo mục tiêu của tổ  chức : Có TC vì lợi nhuận và TC phi  
lợi nhuận
­ Theo sản phẩm của TC: Có TC sản xuất và khai thác sản  
phẩm thô; TC sản xuất các SP chế  tạo hoặc chế  biến; TC 
cung cấp dịch vụ; TC cung cấp thong tin.
­ Theo tính chất của mối liên hệ: Có TC chính thức( chính 
thống); TC phi chính thức.
+ Lấy các ví dụ thực tế cho các loại tổ chức để minh chứng.

22



CÂU 18: Nêu khái niệm và vai trò, nội dung của quản lý tổ chức?

Trả lời:
+ Khái niệm về  QL tổ  chức: Là quá trình lập kế  hoạch ,tổ 
chức,lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ 
chức nhằm đạt được mục đích với kết quả  và hiệu quả  cao  
trong điều kiện môi trường luôn biến động.
+ Vai trò của QL tổ chức
­ Thực hiện các chức năng của quản lý
­ Là điều kiện có ý nghĩa quyết định trong việc huy động và  
sử  dụng hiệu quả  các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu 
kế hoạch.
­ Ứng phó với mọi biến đổi
­ Tạo sự gắn kết và quan hệ hợp tác giữa chủ thể QL với đối  
tượng QL trong quá trình thực hiện các nguyên tắc QL
­ Phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển
+ Nội dung của QL tổ chức
­ Xác định mục đích và nhiệm vụ của QLTC
­ Xác định đối tượng của QL
­ Xây dựng cơ cấu tổ chức
­ Xác lập quyền lãnh đạo và điều hành tổ chức
­ Phân công lao động và kết hợp các nguồn lực
­ Phân phối lợi ích do hoạt động QL mang lại..

23


CÂU 19. Nêu khái niệm và các yếu tố cơ bản của cơ cấu tổ 
chức,các mô hình cơ cấu tổ chức và ưu, nhược điểm của từng mô 
hình? Cho ví dụ thực tế ?

Trả lời:
+ Khái niệm cơ cấu tổ chức:
­ Cơ  cấu TC là tổng hợp các bộ  phận được chuyên môn hóa, có quyền hạn 
và trách nhiệm cụ thể, được bố trí theo một cách thức nhất định và có mối  
liên hệ qua lại với nhau nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chức năng  
và nhiệm vụ đã được hoạch định trước.
+ Các yếu tố cơ bản của CCTC:
­ Chuyên môn hóa
­ Quyền hạn và trách nhiệm
­ Bố trí, sắp xếp theo một cách thức nhất định
­ Mối liên hệ qua lại.
+ Các mô hình CCTC, ưu, nhược điểm của từng mô hình:
­ Cơ cấu tổ chức trực tuyến
Đặc điểm: Tuyến quyền lực theo một đường thẳng, mỗi cấp QL được xcs 
định quyền hạn, trách nhiệm rõ rang; Mỗi cấp QL phải đảm nhận nhiều 
chức năng và có tính độc lập; Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận có tính 
chuyên môn hóa cao; Phối hợp giữa các bộ phận ngang cấp bị hạn chế.
Ưu điểm: Giảm tải cho các cấp QL; Quyền hạn và trách nhiệm rõ rang; Dễ 
tìm nhà QL; Thận lợi trong kiểm tra.
Nhược điểm ( Hạn chế): Bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng, cấp gây tốn kém  
tài chính; Tính liên kết bị hạn chế; Thông tin bị nhiễu; Phạm vi áp dụng chỉ 
phù hợp với tổ chức nhỏ và có chức năng đơn giản.
Vẽ sơ đồ mô hình:
                                                 Cấp trưởng

                  Cấp phó tuyến 1                               Cấp phó tuyến 2

                    
24



Cơ cấu tổ chức Trực tuyến­ Chức năng
* Đặc điểm: Ngoài CCTC trực tuyến có thêm bộ  phận chức năng : Bộ  phận  
chức năng làm tham mưu cho cấp trên, được giao một số quyền hạn nhất định  
để chi phối các bộ phận cấp dưới.
Cấp dưới  vừa bị  chi  phối  của quyền lực trực tuyến  vừa phải chịu  sự 
hướng dẫn về chuyên môn của các bộ phận chức năng 
Tạo điều kiện cho việc phối hợp giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức và  
thực hiện đúng các nhiệm vụ chuyên môn.
Bộ  phận tham mưu có thể  theo hình thức: Trợ lý, cố  vấn, tư  vấn…để  tạo 
thành cơ cấu tổ chức hỗn hợp (Trực tuyến­ chức năng­ tham mưu )
Ưu điểm: Sử  dụng được đội ngũ chuyên gia ,chuyên viên; Giảm taircacs 
cấp quản lý; Tạo điều kiện phối, kết hợp giữa các bộ phận.
Hạn chế: Cấp dưới bị chi phối bởi nhiều chủ thể; Không rõ rang về  trách 
nhiệm; Thông tin dễ bị nhiễu
Phạm vi áp dụng: Những tổ  chức có qui mô tương đố  lớn, có nhiều hoạt 
động, năng lực điều hành quản lý của chủ thể tốt, có khả năng bao quát các 
hoạt động của tổ chức.
Vẽ sơ đồ :
­

 

Cấp trưởng

Cấp phó
tuyến 1

Chức năng
1


A1

­

A2

Trợ lý

Cấp phó
tuyến 2

Chức
năng 2

A3

Chức
năng 3
B1

B2

B3

Cơ cấu tổ chức theo chương trình ­ mục tiêu:
25



×