Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Địa lý 8 HKI (2009-2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.44 KB, 33 trang )

Tuần :
Tiết :
Ngày soạn:
Ngày dạy:

Phần 1: THIÊN NHIÊN – CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tt)
XI- CHÂU Á
Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học hs cần đạt những yêu cầu sau:
1. Kiến thức :
Hiểu rõ đặc điểm địa lý, kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.
2. Kỹ năng thực hành:
-Phát triển các kỹ năng đọc, phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ.
II.TRỌNG TÂM:
- Nhận biết: châu Á là châu lục có kích thước rộng lớn với vị trí nằm trãi rộng về phía đông bán cầu Bắc, địa
hình có nhiều núi cao, sơn nguyên cao đồ sộ nhất thế giới .
- Hiểu: vị trí , kích thước và điạ hình của châu lục làm cho tự nhiên châu Á phân hoá phức tạp, đa dạng .
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Đồ dùng dạy học của thầy: Lược đồ vị trí địa lý châu á trên Địa cầu, bản đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ
châu Á
- Tư liệu học tập của trò: Sách giáo khoa và phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP (1)
Dạng địa hình Tên Phân bố ở khu vực
Núi
Đồng bằng
Sơn nguyên
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
3.Giới thiệu bài mới (1’) Các em đã được tìm hiểu về các châu lục Âu, Phi, Mĩ, Châu Đại Dương ở lớp 7 đến


lớp 8 các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về 1 châu lục nơi có đất nước Việt Nam của chúng ta đó là châu Á.
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi Rút kinh nghiệm
Hoạt động 1 ( 15’): hoạt động làm việc cá nhân.
GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1:
- Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền cuả châu Á
nằm trên những vĩ độ điạ lý nào?
- Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam ,
chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở
rộng nhất là bao nhiêu km?
- Diện tích phần đất liền rộng bao nhiêu km
2
? Nếu
tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng bao nhiêu
km
2
? Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu
lục nào?
- Từ những đặc điểm đã nêu, em có nhận xét gì về địa
1.Vị trí địa lý và kích thước
cuả châu lục :
Châu Á là châu lục rộng lớn
nhất thế giới , nằm kéo dài từ
vùng cực Bắc đến vùng Xích
đạo .
Lãnh thổ châu Á trãi rộng phần
GIAÙO AÙN ÑÒA LÍ 8 TRANG 1
tri địa lý và kích thước cuả châu Á?
Dựa vào kết quả đã nêu và nhận xét cuả HS , GV
chuẩn xác kiến thức, HS ghi bài.

- Với vị trí và kích thước của châu Á mà các em vừa
nhận biết , hãy cho biết ảnh hưởng của vị trí và kích
thước lãnh thổ đến khí hậu của châu lục?
Hướng dẫn học sinh hiểu được vị trí và kích thước
làm khí hậu đa dạng :
+ Có nhiều đới khí hậu
+Trong mỗi đới có khí hậu lục địa đại dương .
Kết luận: vị trí ,kích thước lãnh thổ làm tự nhiên châu
Á phát triển đa dạng .
Hoạt động 2 ( 25’ ) tổ chức thảo luận nhóm.
HS quan sát hình 1.2
Yêu cầu học sinh bổ sung kiến thức vào phiếu học tập
(1), thời gian 10 phút.
HS báo cáo kết qủa làm việc qua trả lời các vấn đề
sau:
- Tìm và đọc tên các dãy núi chính: Hymalaya, Côn
Luân , Thiên Sơn, Antai?
- Xác định các hướng núi chính?
- Tìm và đọc tên các sơn nguyên chính: Trung Xibia ,
Tây tạng, Arap, Iran, Đê can?
- Núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở đâu?
- Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng lớn: Tu ran ,
Lưỡng Hà, Ấn Hằng, Tây Xibia, Hoa Bắc, Hoa Trung

- Theo em, địa hình châu Á có những đặc điểm gì nổi
bật so với các châu lục khác mà các em đã học qua?
(diện tích, độ cao của từng dạng địa hình )
GV tổng kết các ý đã nêu, chuẩn xác kiến thức cho HS
ghi bài :
Tiếp tục quan sát lược đồ:

- Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào?
- Khu vực nào tập trung nhiều dầu mỏ & khí đốt
nhất?
- Em có nhận xét gì về khoáng sản ở châu Á?
GV tổng kết , chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài.
lớn phía đông của bán cầu
Bắc,do đó tự nhiên châu Á
phức tạp và đa dạng.
2. Đặc điểm địa hình và
khoáng sản:
a.Đặc điểm địa hình:
Lãnh thổ có nhiều hệ thống
núi , sơn nguyên cao, đồ sộ tập
trungở trung tâm chạy theo hai
hướng chính & nhiều đồng
bằng rộng nằm xen kẽ nhau
làm cho địa hình bị chia cắt
phức tạp.
b.Khoáng sản :
- Phong phú, có trữ lượng lớn.
- Quan trọng nhất là: dầu mỏ ,
khí đốt, than, sắt, crôm, kim
loại màu .
5.Đánh giá :( : Đánh dấu X vào ô  mà em chọn đúng.(GV chuẩn bị trước )
1. Châu Á có vị trí :
aNằm ở phía tây bán cầu Bắc . c Nằm ở phía đông bán cầu Bắc .
b Nằm ở phía tây bán cầu Nam . d Nằm ở phía đông bán cầu Nam.
2. Kích thước châu Á rộng lớn làm cho khí hậu :
a Phân hoá thành nhiều đới khí hậu . c Câu a và b đều đúng.
bPhân hoá thành khí hậu lục địa, đại dương . d Câu a và b đều sai.

3. So với các châu lục, điạ hình châu Á có nét nổi bật :
a Nhiều núi và sơn nguyên . d Nhiều núi và sơn nguyên cao.
bDiện tích đồng bằng nhiều hơn miền núi c Nhiều núi cao .
6. Hoạt động nối tiếp:
- Làm bài tập 3/6 .
- Chuẩn bị bài 2 “Khí hậu châu Á”
GIAÙO AÙN ÑÒA LÍ 8 TRANG 2
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn:
Ngày dạy:

Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức :
- Hiểu được tính phức tạp, đa dạng cuả khí hậu châu Á mà nguyên nhân chính là do vị trí địa lý, kích thước rộng
lớn và địa hình bị chia cắt mạnh cuả lãnh thổ.
- Hiểu rõ được đặc điểm của các kiểu khí hậu chính của châu Á.
2. Kĩ năng thực hành : Củng cố và nâng cao các kĩ năng phân tích, vẽ biểu đồ nhiệt độ lượng mưa từ bảng số
liệu thống kê khí hậu và đọc lược đồ khí hậu .
3. Thái độ : HS nhận thức tự nhiên hình thành do mối tương quan của nhiều yếu tố địa lí.
II.TRỌNG TÂM:
- Nhận biết: khí hậu châu Á phức tạp và đa dạng có sự phân hoá từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây .
- Hiểu: nguyên nhân tính phức tạp và đa dạng của khí hậu là do vị trí, kích thước lãnh thổ rộng lớn và do đặc
điểm địa hình của châu Á tạo nên.
- Vận dụng: giải thích được đặc điểm khí hậu của nước ta.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Đồ dùng dạy học của thầy :Lược đồ các đới khí hậu châu Á ,biểu đồ khí hậu và địa hình Yangun & Êriat .
- Tư liệu học tập của trò:SGK
PHIẾU HỌC TẬP 2.1

Địa điểm
có biểu đồ
Chế độ nhiệt Chế độ mưa Khí hậu
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
- Nêu các đặc điểm về vị trí địa lý , kích thước của lãnh thổ châu Á ? Vơi đặc điểm này có ảnh hưởng như thế
nào đối với khí hậu? tại sao?
- Hãy nêu các đặc điểm của địa hình châu Á?
3.Giới thiệu bài mới (1’)
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi chép Rút kinh nghiệm
Hoạt động 1: Trực quan, thảo luận nhóm.
HS quan sát lược đồ hình 2.1 và xác định kinh
tuyến 80
0
Đ?
HS thảo luận theo các vấn đề sau:
- Dọc theo kt 80
0
Đ Châu Á có các đới khí hậu nào?
- Kể tên các kiểu khí hậu thuộc thuộc từng đới?
- Các kiểu khí hậu nào chiếm phần lớn diện tích?
(hướng dẫn HS chọn đường vĩ tuyến 20
0
và 40
0
B

Có nhận xét gì về sự phân hoá khí hậu châu Á?

Giải thích sự phân hóa trên cơ sở những kiến thức
đã học :
1. Khí hậu châu Á phân hóa rất
đa dạng:
Khí hậu châu Á phân hóa đa
dạng, thay đổi từ Bắc xuống Nam
và từ Tây sang Đông . Ngoài ra,
còn sự phân hóa theo độ cao .
GIAÙO AÙN ÑÒA LÍ 8 TRANG 3
- Nguyên nhân khí hậu phân hoá từ Bắc xuống
Nam?
- Nguyên nhân khí hậu phân hoá từ Đông sang Tây?
HS thảo luận và báo cáo KQ – GV tổng kết , chuẩn
xác kiến thức :
Hoạt động 2 : Trực quan, làm việc cá nhân.
HS tiếp tục quan sát hình 2.1:
- Kiểu khí hậu phổ biến trong từng đới khí hậu?
- Khí hậu gió mùa, lục địa phân bố ở khu vực nào?
Giải thích tại sao ?
HS quan sát biểu đồ khí hậu Yangun và Êriat , phân
tích và điền vào phiếu 1
- So sánh sự khác nhau cơ bản giữa 2 kiểu khí hậu?
- Giải thích vì sao cả 2 điạ điểm này cùng ở môi
trường đới nóng nhưng lại có 2 kiểu khí hậu khác
nhau?
GV tổng kết và chuẩn xác kiến thức .
- Khí hậu gió mùa ảnh hưởng đến nước ta như thế
nào? Hướng hoạt động?
2. Khí hậu châu Á phổ biến là
các kiểu khí hậu gió mùa và

các kiểu khí hậu lục địa:
Có 2 kiểu khí hậu phổ biến : khí
hậu gió mùa và khí hậu lục địa .
+ Khí hậu gió mùa: phạm vi ảnh
hưởng bao gồm khu vực Đông Á,
Đông Nam Á và Nam Á.
Đặc điểm khí hậu gió mùa là
trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa
đông có gió thổi từ nội địa ra nên
không khí lạnh và khô, mưa ít,
mùa ha gió thổi từ đại dương vào
lục địa thời tiết ấm mưa nhiều.
+ Khí hậu lục địa: chiếm phần
lớn diện tích nội địa của Châu Á
và vùng Tây Nam Á.Đặc điểm
khí hậu khô hạn, hình thành
nhiều vùng hoang mạc và bán
hoang mạc ở trung Á, Tây Nam
Á.
5.Đánh giá : Dựa vào bảng thống kê số liệu : bảng 2.1
- Xác định kiểu khí hậu Thượng Hải?
- Giáo viên hướng dẫn HS vẽ biểu đồ nhiệt độ lượng mưa Thượng Hải .
6.Hoạt động nối tiếp: Làm bài tập 1,2 .
- Chuẩn bị bài 3 “Sông ngòi và cảnh quan châu Á”.
- Chuẩn bị PHIẾU HỌC TẬP cho học sinh .
PHIẾU HỌC TẬP 3.1
Tên sông Khu vực chảy Đặc điểm sông
Nơi bắt nguồn, nơi
đổ nước ra
Hướng chảy Vùng khí hậu sông

chảy qua
GIAÙO AÙN ÑÒA LÍ 8 TRANG 4
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức : - Biết châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển , có nhiều hệ thống sông lớn.
- Trình bày đặc điểm phân bố của các cảnh quan và nguyên nhân của sự phân bố đó.
- Biết những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên châu Á.
2. Kỹ năng :
- Biết dựa vào bản đồ để tìm 01 số đặc điểm sông ngòi và cảnh quan của châu Á.
- Xác định trên lược đồ 01 số hệ thống sông lớn và 01 số cảnh quan của châu Á.
- Xác lập mối quan hệ giữa địa hình- khí hậu với sông ngòi, cảnh quan.
3. Thái độ :Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ tự nhiên.
II.TRỌNG TÂM:
- Nhận biết: sông ngòi châu Á có mạng lưới dày đặc, phân bố không đều, chế độ nước thay đổi phức tạp từng
mùa, từng nơi có sông chảy qua.Cảnh quan phân hoá phức tạp đa dạng tạo ra nhiều thuận lợi và cũng không ít
khó khăn với sự phát triển kinh tế của châu lục .
- Hiểu: đặc điểm sông do mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu của vùng có sông chảy qua, nguyên nhân của sự
phân hoá cảnh quan tự nhiên đa dạng và phức tạp do vị trí kích thước và địa hình của châu lục .
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
Đồ dùng dạy học của thầy : Bản đồ tự nhiên châu Á ( hoặc lược đồ 1.2 ), lược đồ hình 3.1 , 3.2 .
Tư liệu , phiếu học tập của trò :SGK , Phiếu học tập 3.1
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
- Cho biết khí hậu của châu Á? thử giải thích về sự phân hóa đa dạng của khí hậu châu Á?
- Kiểu khí hậu nào mang tính phổ biến? ảnh hưởng của khí hậu gió mùa đối với nước ta thế nào?

3.Giới thiệu bài mới (1’) Chuyển bài : SGK
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động thầy và trò Nội dung Rút kinh nghiệm
GIAÙO AÙN ÑÒA LÍ 8 TRANG 5
Hoạt động 1 (15’) thảo luận nhóm .
HS quan sát bản đồ TN châu Á ( hoặc
lược đồ hình 1.2, thảo luận thống nhất
nội dung đã chuẩn bị trong phiếu học
tập 3.1.
Yêu cầu HS báo cáo kết qủa làm việc
qua các câu hỏi sau:
- Khu vực nào tập trung nhiều sông ,
khu vực nào ít sông? Tìm và đọc tên
các sông lớn?

sông phân bố như
thế nào ?
- Khu vực mạng lưới sông dày đặc có
khí hậu như thế nào?
- Khu vực mạng lưới sông thưa thớt có
khí hậu như thế nào?
Dựa vào thông tin trang 10 SGK (hay
GV cho xem biểu đồ lượng chảy của
một số sông được phóng to nhận xét )
- Em có nhận xét gì về chế độ nước
của sông ngòi châu Á vào mùa đông
và mùa hạ?
- Đặc điểm của sông ngòi châu Á
trong từng khu vực phụ thuộc vào yếu
tố nào?

- Nêu giá trị của sông ở Việt Nam
(Sông Me-Kong hoặc sông Hồng )
GV tổng kết và chuẩn xác kiến thức .
Hoạt động 2 (20’) : tự nghiên cứu cá
nhân .
HS quan sát lược đồ hình 3.1.
- Kể tên các đới cảnh quan tự nhiên
châu Á theo thứ tự từ Bắc

Nam dọc
theo kinh tuyến 80
0
Đ
- Tên các cảnh quan phân bố ở khu
vực khí hậu gió mùa , khu vực khí hậu
lục địa khô hạn?

chiếm diện tích
như thế nào?
- Tại sao cảnh quan lại phân hóa từ
Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây?
GV tổng kết, chuẩn xác kiến thức
- Với cảnh quan phân hóa đa dạng ,
em có nhận xét gì về ĐTV của châu Á?
→ GV giáo dục HS về ý thức bảo vệ
ĐTV và cảnh quan môi trường …
Hoạt động 3 (5’): thảo luận theo cặp.
GV yêu cầu : dựa vào bản đồ tự nhiên
châu Á và vốn hiểu biết ..cho biết châu
Á có những thuận lợi và khó khăn gì

về địa lí tự nhiên đối với sản xuất và
đời sống ?
1. Đặc điểm sông ngòi:
Có nhiều hệ thống sông lớn: I-ê-n-
xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê-
Công, Hằng Hà. Phần lớn phân bố
không đều, mạng lưới sông tập
trung chủ yếu ở khu vực có hoạt
động gió mùa. Chế độ nước của
sông thay đổi phức tạp phụ thuộc
vào khí hậu, địa hình .
Các sông lớn châu Á có giá trị lớn
đến sự phát triển kinh tế: sông bồi
tụ nên các đồng bằng lớn (Hoàng
hà, Trường Giang, sông Mê-Công,
sông Hằng), nhiều sông lớn có giá
trị thuỷ điện(I-ê-ni-xây, Trường
Giang, Mê-Công. . .), nguồn thuỷ
sản . . .
2. Các đới cảnh quan tự nhiên:
- Cảnh quan châu Á phân hóa rất đa
dạng.các ảnh quan phổ biến gồm có
rừng lá kim (bắc Á), rừng can nhiệt
(Đông Á) rừng nhiệt đới ẩm (Đông
Nam Á và Nam Á), hoang mạc và
bán hoang mạc(Trung Á và Tây
Nam Á)
- Ngày nay phần lớn các cảnh quan
nguyên sinh đã bị con người khai
phá biến thành đồng ruộng, các khu

vực dân cư, các khu công nghiệp …
3. Những thuận lợi , khó khăn của
thiên nhiên châu Á :
+ Thuận lợi: Tài nguyên đa dạng,
phong phú, nhiều khoáng sản trữ
lượng lớn, tài nguyên năng lượng
đa dạng.
+ Khó khăn : Núi non hiểm trở,
nhiều vùng khí hậu khắc nghiệt,
thiên tai bất thường.
Biểu đồ lượng chảy các sông
5.Đánh giá :
GIAÙO AÙN ÑÒA LÍ 8 TRANG 6
.m
3
/ giây
.m
3
/giây
- Sông ngòi châu Á có đặc điểm gì ?- Cảnh quan phân hóa từ Bắc xuống Nam như thế nào ? Giải thích .
- Vì sao phải bảo vệ rừng & động thực vật quý hiếm ?
6.Hoạt động nối tiếp:
- Làm bài tập 2/13 .- Chuẩn bị bài 4 “Thực hành” .qua bổ sung kiến thức vào phiếu học tập sau :
PHIẾU HỌC TẬP 4.1
Khu vực Gió mùa đông (thổi từ
áp cao nào đến áp thấp
nào )
Gió mùa hạ(thổi từ
áp cao nào đến áp
thấp nào )

Thời tiết do gío mang lại
Đông Á
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . .
Đông nam Á
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . .
Nam Á
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . .
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn:
Ngày dạy:

Bài 4: Phân tích hoàn lưu gió mùa châu Á.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức : Hiểu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa châu Á Những
thuận lợi và khó khăn của hoàn lưu gió mùa, đặc biệt ảnh hưởng của gió mùa với VN .
2. Kĩ năng : Làm quen với lược đồ phân bố khí áp và hướng gió. Nắm kĩ năng đọc , phân tích sự thay đổi khí áp
và hướng gió trên lược đồ đường đẳng áp.
3. Thái độ : nắm bắt quy luật hoạt động gió mùa,hiểu được ý nghĩa của việc bố trí cơ cấu thời vụ cây trồng của
nông dân nước ta .
II.TRỌNG TÂM:
- Nhận biết :nguồn gốc hình thành,phạm vi hoạt động của gió, sự thay đổi hướng gió theo mùa .
- Hiểu :sự hình thành và hoạt động gió mùa do sự thay đổi khí áp theo mùa trên Trái Đất.
- Vận dụng :giải thích được quy luật mùa mưa và khô ở nước ta.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Đồ dùng dạy học của thầy: Bản đồ thế giới, lược đồ 4.1 và 4.2 ( phóng lớn )
- Tư liệu, phiếu học tập của trò : SGK và phiếu học tập 4.1.

IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
3.Giới thiệu bài mới (1’) Một tính chất khí hậu đặc biệt của châu Á là tính chất gió mùa . Nguyên nhân hình
thành , hệ quả và ảnh hưởng đến khí hậu – sự phát triển nông nghiệp ở nước ta ra sao ?
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động thầy và trò Nội dung bổ sung
Hoạt động 1: hoạt động cá nhân dưới sự hướng dẫn của thầy:
1 . Sự biểu hiện khí áp và gió trên bản đồ :
- Trung tâm khí áp được biểu thị bằng các đường đẳng áp (đường đẳng áp là
GIAÙO AÙN ÑÒA LÍ 8 TRANG 7
đường nối liền các địa điểm có trị số khí áp giống nhau ) :
+Trung tâm áp cao có các đường đẳng áp với trị số càng tăng theo hướng vào
trung tâm khí áp.
+Trung tâm áp thấp có các đường đẳng áp với trị số càng giảm theo hướng
vào trung tâm khí áp.
- Gió và hướng gió được biểu hiện bằng các mủi tên. Gió là sự di chuyển
không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp, do đó nơi đi bao giờ cũng là áp cao,
nơi đến là các trung tâm áp thấp, tuy nhiên do chịu ảnh hưởng của vận động
tự quay của Trái Đất nên gió thổi có sự lệch hướng.
Dựa vào Hình 4.1 và Hình 4.2:
- Cho biết vị trí các trung tâm áp thấp và áp cao,nêu trị số khí áp ở mỗi
trung tâm này trên lục địa châu Á và các đại dương bao quanh vào mùa
đông, mùa hạ?
Mùa
đông: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Mùa
hạ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hoạt động 2: thảo luận nhóm tìm hiểu về sự hoạt động của gió mùa .
2. Sự thay đổi khí áp và hoạt động gió theo mùa :
- Qua lược đồ xác định vị trí và sự thay đổi các trung tâm khí áp theo mùa:
+Phải nhận biết lược đồ biểu hiện là của tháng mấy , vào mùa nào ở châu
Á?
+Xác định các vùng có khí áp cao và khí áp thấp trên lục địa cũng như trên
đại dương ở mỗi mùa .
- Qua lược đồ nhận xét sự thay đổi hướng gió theo mùa:
+Nhận xét trung tâm phát sinh gió xuất phát từ vùng khí áp nào và gió di
chuyển về đâu, theo hướng nào? (gió luôn di chuyển từ nơi khí áp cao về nơi
khí áp thấp ) ở mỗi mùa.
+ Giải thích vì sao có sự thay đổi khí áp theo mùa và nguyên nhân làm phát
sinh gió mùa ở châu Á? (xem lại bài hệ qủa chuyển động Trái Đất quanh mặt
trời ở Địa lí 6).Bề mặt Trái Đất có thời gian được sưởi nóng và hoá lạnh
thay đổi theo mùa khác nhau ở mỗi bán cầu đã làm cho khí áp trên bề mặt đất
cũng bị thay đổi theo mùa. Kết qủa làm xuất hiện các loại gió chỉ hoạt động
và tồn tại theo mùa, người ta gọi loại gió này là gió mùa.
- Dựa vào 2 lược đồ trên, xác định hướng gió mùa và thời tiết của từng khu
vực rồi ghi bổ sung kiến thức vào phiếu học tập 4.1 :
Cho đại diện các tổ báo cáo kết qủa làm việc , giáo viên chốt ý cho ghi phần
kết luận sau :
Hoàn lưu gió mùa châu Á hình thành và phát triển do sự thay đổi khí áp
theo mùa ở 2 bán cầu của Trái Đất, phạm vi hoạt động của gió mùa ở
khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á. Gió muà làm cho thời tiết của
các khu vực gió đi qua thay đổi theo mùa :mùa đông lạnh mưa ít , mùa
hè nóng mưa nhiều.
5.Đánh giá :
GIAÙO AÙN ÑÒA LÍ 8 TRANG 8
Mùa Khu vực Hướng gió chính Thổi tử áp cao…

đến áp thấp…
Thời tiết

Mùa đông
Đông Á. Tây Bắc. Cao áp Xi-bia  Áp thấp A-lê-
út.
Khô, lạnh.
Đông Nam Á. Đông bắc hoặc bắc. C. Xi-bia T. lục địa Phi, xích
đạo- Ô-xtrây-li-a.
Khô, hơi nóng.
Nam Á. Bắc, Đông bắc (bị
biến tính)
Nên khô ráo ấm áp).
C. Xi- biaT. xích đạo, lục địa
Phi.
Khô, hơi nóng.
Mùa hạ Đông Á. Đông nam. C. Ha-oaiT. I-răn. ấm, ẩm.
Đông Nam Á. Nam, Tây nam ( biến
tính : đông nam ).
Các cao áp: Ô-xtrây-li-a,
Nam Ấn Độ chuyển vào
lục địa.
Nóng, ẩm, mưa
nhiều.
Nam Á. Tây nam . Cao áp Ấn Độ Dương, Ô-xtrây-
li-a  T. I-Ran.
Nóng, ẩm, mưa
nhiều.
6.Hoạt động nối tiếp:
Xem trước bài 5.

Tuần :
Tiết :
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 5: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức : Biết so sánh số liệu để nhận xét sự gia tăng dân số các châu lục , biết được châu Á có số dân đông
nhất so với các châu lục khác , mức độ tăng dân số châu Á đạt mức trung bình của thế giới . Tên các tôn giáo
lớn , sơ lược về sự ra đời các tôn giáo này.
2. Kĩ năng thực hành :
- Quan sát ảnh và lược đồ nhận xét sự đa dạng của các chủng tộc cùng chung sống trên lãnh thổ châu Á.
- Biết phân tích số liệu bảng 5.1, biết tính tốc độ tăng dân số của châu Á so với thế giới qua các năm, qua bảng
số liệu khai thác được kiến thức : châu Á có số dân lớn nhất, tốc độ tăng nhanh, mật độ dân số cao so với thế
giới.
II.TRỌNG TÂM:
- Nhận biết: châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới, dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc. Châu Á là cái nôi
của nền văn minh lâu đời , là nơi phát sinh các tôn giáo lớn hiện nay trên thế giới.
- Hiểu: dân cư châu Á đông do lãnh thổ rộng lớn, có nhiều đồng bằng lớn, có khí hậu gió mùa, lịch sử phát triển
kinh tế và xã hội lâu đời .
- Vận dụng: giải thích về chính sách dân số của nước ta.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Đồ dùng dạy học của thầy : Bản đồ các nước trên thế giới .
- Tư liệu của trò : Sách GK
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
Vẽ các hướng gío mùa trên bản đồ thế giới .
Ở VN , gió mùa thổi theo các hướng nào ?
GIAÙO AÙN ÑÒA LÍ 8 TRANG 9
3. Phần định hướng: châu Á có người cổ sinh sống , là cái nôi của những nền văn minh lâu đời . Châu Á còn có

những đặc điểm nổi bật về dân cư mà hôm nay các em sẽ có điều kiện để tìm hiểu .
4. Phần nội dung thực hiện và các bước tiến hành :
Hoạt động GV và HS Nội dung bài ghi Rút kinh nghiệm
Hoạt động 1: thảo luận nhóm
Yêu cầu dựa vào bảng 5.1 trong SGK
- Hãy nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự
nhiên của châu Á so với các châu khác và so với thế
giới?
(GV hướng dẫn HS cách tính tỉ lệ % dân số của châu
Á so với thế giới trong từng giai đoạn 1950, 2000,
2002 ).
- Vì sao châu Á có số dân đông nhất thế giới?
( Giáo viên hướng dẫn HS xem xét những yếu tố về
mặt tự nhiên, lịch sử phát triển kinh tế xã hội để giải
thích , trong quá trình hướng dẫn cần so sánh với lục
địa châu Phi mà các em đã học vì ở châu lục này tỉ
lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn châu Á, có lịch
sử phát triển xã hội và nền văn minh lâu đời như
châu Á nhưng số dân không đông như châu Á )
- Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa cho biết
những nước nào hiện nay ở châu Á đang thực hiện
chính sách dân số một cách tích cực? Tại sao? Hệ
quả?
Hoạt động 2: hoạt động cá nhân
Dựa vào lược đồ hình 5.1 .
- Dân cư châu Á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi
chủng tộc thường sống tập trung ở đâu tại khu vực
nào? Chủng tộc nào là chiếm số lượng chủ yếu?
Hoạt động 3: thảo luận nhóm
Yêu cầu : dựa vào thông tin trong sách giáo khoa

- Trên thế giới có bao nhiêu tôn giáo lớn? hình
thành ở đâu? Châu lục nào được xem là nơi ra đời
của tôn giáo đó?
- Quan sát hình 5.2 cho biết kiến trúc nơi làm lễ của
mỗi tôn giáo như thế nào? Mang nét đặc trưng của
kiến thức ở khu vực nào?
GV chốt ý :kiến trúc nơi hành lễ mang nét văn hoá
của các khu vực phổ biến tín ngưỡng của tôn giáo
giáo đó, nhà thờ Hồi giáo và chùa Phật giáo mang
nét kiến trúc của châu Á thể hiện cho thấy đây là 2
tôn giáo được tín ngưỡng nhiều ở châu Á.
1. Một châu lục đông dân nhất
thế giới:
Châu Á có số dân đông nhất so
với các châu khác: số dân lớn,
tăng nhanh, mật độ dân số cao,
luôn chiếm hơn1 /2 dân số toàn
thế giới.
Ngày nay do áp dụng tích cực
chính sách dân số nên tỉ lệ gia
tăng dân số đã giảm đáng kể
(1.3% , ngang với mức trung bình
năm của thế giới ).
2.Dân cư thuộc nhiều chủng
tộc:
Dân cư châu Á chủ yếu thuộc các
chủng tộc Môn- gô- lô- ít, Ơ- rô-
pê- ô- it và một số ít thuộc chủng
tộc Ô- xtra-lô- ít.
3. Nơi ra đời của các tôn giáo

lớn:
- Châu Á là nơi ra đời của nhiều
tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo,
Ki tô giáo và Hồi giáo.
- Mỗi tôn giáo đều có một tín
ngưỡng riêng nhưng đều mang
mục tiêu hướng thiện đến với loài
người.
5.Đánh giá
- Đánh dấu X vào  đứng trước câu trả lời câu hỏi có ý đúng
1. Châu Á có số dân đông nhất thế giới do tốc độ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới (xem bảng 5.1)
 Đúng  Sai
2. Dân cư châu Á có nhiều chủng tộc , đặc điểm phân bố các chủng tộc này là:
GIAÙO AÙN ÑÒA LÍ 8 TRANG 10
 a-Sống tập trung thành các khu vực riêng biệt cho mỗi chủng tộc .
 b-Các chủng tộc cùng sống chung với nhau trên cùng một khu vực .
 c-Các chủng tộc có sự hợp huyết nên không còn khu vực chủng tộc riêng biệt
 d- câu b và c đều đúng .
- Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ về gia tăng dân số châu Á theo số liệu trang 18 SGK.
6.Hoạt động nối tiếp:
- Hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Xem trước nội dung bài thực hành.
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 6: THỰC HÀNH: ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ
PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN
CỦA CHÂU Á.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức :
Nhận biết đặc điểm phân bố dân cư, nhận biết vị trí các thành phố lớn của châu Á. Khu vực có khí hậu gió mùa
là nọi có dân cư đông, thành phố lớn tập trung ở khu vực đồng bằng, ven sông và ven biển .
2. Kĩ năng :
Đọc và phân tích lược đồ, bảng thống kê số liệu.
II.TRỌNG TÂM:
- Nhận biết: dân cư châu Á phân bố không đều , tập trung chủ yếu vùng có hoạt động gió mùa, các thành phố
lớn phân bố vùng ven biển, đồng bằng, ven sông.
- Hiểu: Khí hậu gió mùa, đồng bằng rộng lớn là nguyên nhân chính của dân cư châu Á.
- Vận dụng: Liên hệ các kiến thức đã học để tìm các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư và phân bố các
thành phố của châu Á và nước ta.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Đồ dùng dạy học của thầy: hình 6.1 phóng to lược đồ mật độ dân số và những thành phố lớn của châu Á.
- Tư liệu và phiếu học tập của HS
Phiếu yêu cầu 6.1
Mật độ dân số trung bình Nơi phân bố Các yếu tố ảnh hưởng
Địa hình Khí hậu Các yếu tố khác
Dưới 1 ng/1 km
2
Từ 1 – 50 ng/1 km
2
GIAÙO AÙN ÑÒA LÍ 8 TRANG 11
Từ 51 – 100 ng/1 km
2
Trên 100 ng/ 1 km
2
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
- Đặc điểm dân cư châu Á ? thuộc những tộc nào ?

- Trình bày các địa điểm và thời gian ra đời của các tôn giáo lớn ?
3.Giới thiệu bài mới
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động thầy , trò Nội dung Rút kinh nghiệm
Hoạt động 1: hoạt động nhóm
HS quan sát hình 6.1 kết hợp lược đồ hình
hình 1.2 , hình 2.1 – thảo luận theo nhóm rồi
điền vào phiếu yêu cầu.
GV yêu cầu HS nhận xét :
- Đặc điểm dân cư châu Á?
- Giải thích nguyên nhân của hiện trạng
dân cư .
HS báo cáo. GV tổng kết, chuẩn xác kiến
thức.
Hoạt động 2: hoạt động cá nhân.
HS đọc bảng số liệu SGK trang 19, kết hợp
hình 6.1 . HS trình bày cá nhân – cho biết :
- Các thành phố đông dân của châu Á tập
trung ở đâu? vì sao? Sự phân bố dân cư
của châu Á như thế sẽ tác động như thế nào
đến tự nhiên cũng như kinh tế của châu Á?
GV tổng kết và chuẩn xác kiến thức.
1.Phân bố dân cư châu Á:
Dân cư châu Á phân bố không đều, dân
cư đông tại các đồng bằng, vùng ven
biển, khu vực có hoạt động gió mùa.
2. Các thành phố lớn của châu Á:
Các thành phố lớn châu Á đều phân bố
tại các vùng có dân cư đông tại các
miền đồng bằng, miền ven biển, ven

sông.
5.Đánh giá : HS xác định tên các nước , khu vực, thành phố tập trung đông dân?
- Liên hệ sự phân bố dân cư ở Việt Nam?
- Sửa bài tập trang 18.
6.Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị ôn lại các bài từ bài 1bài 6 cho tiết ôn tập sau .
GIAÙO AÙN ÑÒA LÍ 8 TRANG 12
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức : hệ thống hoá các kiến thức về đặc điểm tự nhiên và dân cư xã hội châu Á .
2. Kĩ năng : rèn luyện các kĩ năng đọc phân tích lược đồ, biểu đồ, bảng thống kê số liệu .
II.TRỌNG TÂM:
- Nhận biết: Các đặc điểm về tự nhiên của châu Á qua lược đồ, biểu đồ, đặc điểm dân cư xã hội qua lược đồ,
bảng thống kê số liệu.
- Hiểu: mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên tạo nên sự đa dạng về tự nhiên của châu lục .Mối quan hệ giữa tự
nhiên và dân cư - xã hội hình thành nên đặc điểm dân cư châu Á.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
Đồ dùng dạy học : Bản đồ tự nhiên châu Á, lược đồ phân bố dân cư.
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
3.Giới thiệu bài mới
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động thầy và trò Nội dung bổ sung
Hoạt động: hoạt động cá nhân theo phương pháp đàm thoại với yêu cầu quan sát kênh
hình ,trả lời câu hỏi.
- Quan sát hình 1.1 cho biết về vị trí và kích thước của phần lục địa châu Á.

- So với châu Phi vị trí và kích thước châu Á có những đặc điểm giống và khác nhau như
thế nào.
- Quan sát hình 1.2 kể tên các núi cao, đồng bằng rộng lớn,các sơn nguyên .So với các
châu lục khác mà em đã học,địa hình châu Á có nét gì nổi bật?
- Dựa vào hình 2.1 cho biết khí hậu châu Á bị phân hoá thành các kiểu khí hậu nào ?Khí
hậu phổ biến ở châu Á là kiểu khí hậu gì ?
GIAÙO AÙN ÑÒA LÍ 8 TRANG 13

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×