Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Ebook Quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.5 MB, 79 trang )

Tuy nhiên cán bộ QLNN về đầu tư phát triển đào tạo nghề
đều là kiêm nhiệm, một sô' cán bộ trực tiếp quản lý các dự án chủ
yếu thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành trực tiếp các dự án là
chính. Hiện nay, nhiệm vụ QLNN về đầu tư phát triển đào tạo
nghề rất lớn, nhất là nhiệm vụ nghiên cứu hoạch định chiến lược
đầu tư; chính sách đầu tư; thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư,
đòi hỏi phải tăng cường cán bộ và nâng cao trình độ cán bộ
QLNN về đầu tư phát triển đào tạo nghề.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NUỚC VỀ ĐAU
PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ



1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
Thứ nhất, thực hiện mục tiêu cơ bản của quản lý nhà nước về
đầu tư phát triển đào tạo nẹhê
Đã đầu tư mở rộng quy mô, đa dạng hoá loại hình đào tạo,
nâng cao chất lượng đào tạo: Trong những năm gần đây, số các
loại hình cơ sở dạy nghề tăng nhanh chóng, đến năm 2006
trường dạy nghề tăng 1,7 lần so với năm 2000, trung tâm dạy
nghề tăng gấp gần 6 lần so với năm 2000, xóa tình trạng “trắng
trường dạy nghề” tại các tỉnh, thành phố. Đặc biệt đã hình thành
trường cao đẳng nghề để đào tạo lao động chất lượng cao cho
phát triển nguồn nhân lực. Mở rộng loại hình cơ sở dạy nghề tư
(hục, năm 2006 số trung tâm dạy nghề tư thục tăng 7,2 lần so với
năm 2000. Đầu tư xây dựng hộ thống các trường sư phạm kỹ
thuật, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; chương trình, giáo
trình được cải tiến, đổi mới và được đầu tư biên soạn; chất lượng
đào tạo nghề bước đầu đã được cải thiện.
133



- Huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư, thực hiện định
hướng đầu tư, giữ vững vai trò nòng cốt của Nhà nước trong
đầu tư phát triển đào tạo nghề: Thực hiện xã hội hóa đào tạo
nghề, các cấp chính quyền có sự thay đổi nhận thức về vai trò
đầu tư phát triển đào tạo nghề, đã đề râ cơ chế, chính sách thu
hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư'cho đào tạo nghề.
Thực hiện mục tiêu tăng nhanh nguồn vốn đầu tư đáp ứng
yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, tổng số
vốn đầu tư từ năm 1999 đến nay tăng lên nhanh chóng, hàng năm
tăng trên 40%.
Vai trò của Nhà nước trong việc tạo động lực đầu tư phát
triển đào tạo nghề có sự thay đổi theo hướng tích cực cả về quy
mô và cơ cấu. Nguồn vốn từ Nhà nước cấp cho đào tạo nghề từ
năm 1999 đến nay tăng đáng kể, trung bình năm sau cao hơn
năm trước 20%, giữ vững tỷ trọng vốn đầu tư của Nhà nước
chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư, thực tế đạt 58,9 % tổng nguồn
vốn đầu tư phát triển đào tạo nghề.
Đổi mới hoạt động đầu tư, nhất là các nguồn vốn từ ngân
sách, nguồn vốn từ nước ngoài. Tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở
vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên, xây dựng nội dung chương
trình, biên soạn giáo trình tài liệu, khắc phục được tình trạng
trước đó chủ yếu chi thường xuyên. Tỷ trọng chi chương trình
mục tiêu, chi đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng chi ngân sách
cho đào tạo nghề chiếm trên 50%.
- Từng bước thực hiện công bằng trong đầu tư phát triển đào
tạo nghề: Đầu tư được thực hiện công bằng hơn. Khắc phục được
tình trạng nhiều tỉnh không có trường dạy nghề. Chú trọng đào
tạo nghề cho đối tượng là nông dân, bộ đội xuất ngũ, vùng sâu,
134



vùng xa. Hình thành các quỹ khuyến học, ngân hàng chính sách
cho học sinh vay ưu đãi. Thực hiện ưu tiên tuyển sinh, miễn,
giảm học phí, trợ cấp xã hội cho các đối tượng chính sách.
Thứ hai, dã chủ động, tích cực xây dựng chiến lược định
hướng, quy hoạch, k ế hoạch đầu tư phát triển đào tạo nghề
Trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
đầu tư phát triển đào tạo nghề đã chú ý đến chiến lược phát triển
đào tạo nghề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chiến lược thu
hút các nguồn vốn đầu tư, thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề là
chủ trương chiến lược lâu dài, chú ý đến định hướng un tiên đầu
tư, hiệu quả đầu tư. Đào tạo nghề và đầu tư phát triển đào tạo
nghề đã thực hiện quy hoạch tổng thể trên phạm vi cả nước, đồng
thời các tỉnh, thành phố có quy hoạch riêng cho địa phương dựa
trên chiến lược và quy hoạch quốc gia. Trong quy hoạch đã chú ý
đến quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề, nguồn vốn đầu tư, đất
đai ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề.
Thứ ba, bước đầu hoàn thiện chính sách, pháp luật vê đầu tư
phát triển đào tạo nghê
Từ năm 1998 đến nay, hệ thống chính sách, pháp luật về đào
tạo nghề được tích cực nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện. Đã
ban hành các văn bản pháp luật để tạo cơ sở pháp lý thu hút đầu
tư, hướng dẫn quản lý các hoạt động đầu tư, đặc biệt là quản lý
nguồn vốn đầu tư từ NSNN. Những chính sách, pháp luật khuyến
khích đầu tư phát triển đào tạo nghề mang tính đột phá trong giai
đoạn này là:
Luật Giáo dục và Luật Dạy nghề, trong đó đã có một số điểu
khoản quy định về đầu tư cho đào tạo nghề.
135



Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Lao
động và Luật Giáo dục vể dạy nghề, trong đó vấn đề đầu tư cho
đào tạo nghề dược ưu tiên, nhằm phát triển đào tạo nghề, khắc
phục sự hụt hẫng, thiếu trầm trọng đội ngũ công nhân lành nghề
hiện nay.
Về đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động đào tạo nghề, đã ban
hành 3 nghị quyết, quyết định của Chính phủ tạo điều kiện cho
hàng loạt các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, các cơ sở dạy nghề
tại doanh nghiệp ra đòri, đã tận dụng và khai thác được năng lực
của các cơ sở đào tạo ngoài hệ thống dạy nghề.
Nghị định của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đối với đom vị sự nghiệp công lập đã tạo cơ chế phát huy
sáng tạo của cơ sở.
Nghị định về hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo, Thông tư hướng dẫn hoạt động đầu tư nước
ngoài trong lĩnh vực dạy nghề là những quy định mang tính pháp
lý đầu tiên, quan trọng về thu hút đầu tư cho đào tạo nghề, mở ra
những hoạt động mới về thu hút nguồn lực từ nước ngoài.
Thứ tư, thực hiện các biện pháp thu hút và sử dụng hiệu quá
các nguồn vốn đầu tư phát triển đào tạo nghề
Mở rộng các hoạt động thu hút đầu tư như tuyên truyền, hội
thảo, ban hành và phổ biến, hướng dẫn văn bản về chính sách,
pháp luật về đầu tư.
Việc thực hiện các hoạt động đầu tư đã đảm bảo đầy đủ các
thủ tục, hồ sơ, chấp hành đúng quy trình, quy phạm. Quản lý
chặt chẽ quy trình lập và thẩm định dự án đầu tư. Tổ chức đấu
thầu, chỉ định thầu, lập và thẩm định, phê duyệt quyết toán theo

quy định. Thực hiện được mục tiêu, tiến độ đầu tư.
136


Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Đã kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra, đổi mới công tác
kiểm tra, giám sát các hoạt động đầu tư, thu, chi tài chính, bước
đầu giúp cho lãnh đạo quản lý các hoạt động đầu tư sát với mục
tiêu, định hướng đề ra. Chú ý kiểm tra hoạt động đầu tư ngay từ
khi lập dự án, đề án mở cơ sở dạy nghề mới hoặc các hoạt động
đầu tư từ NSNN.
Thứ sáu, bộ máy tổ chức và cán bộ quản lý nhà nước vê
quản lý đầu tư đã được kiện toàn lại
Chính phủ đã thành lập lại Tổng cục Dạy nghề, tách QLNN
từ một bộ phận của một vụ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thành
Tổng cục Dạy nghề. Hệ thống QLNN về dạy nghề từ trung ương
đến địa phương đang được củng cố, sắp xếp lại, hình thành các
phòng Dạy nghề trực thuộc các sở Lao động - Thương binh và
Xã hội. Bộ máy QLNN về đầu tư phát triển đào tạo nghề được
kiện toàn và có sự phân cấp quản lý. Cán bộ QLNN về đầu tư
phát triển đào tạo nghề được tăng cường, nâng cao trình độ và
đầu tư phương tiện làm việc.
Nguyên nhàn của những kết quả trén là:
Thứ nhất, nhận thức mới và đúng đắn của Đảng, Nhà nước,
nhân dân về đầu tư phát triển đào tạo nghề: Đảng, Nhà nước đã
đánh giá cao vai trò to lớn của đào tạo nghề trong thời kỳ chuyển
sang nền KTTT, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và hội nhập quốc tế. Nhất là từ khi Nghị quyết Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (Khoá VIII) đã
khẳng định vai trò của đào tạo nghể trong việc phát triển kinh tế

- xã hội, tạo ra sự chuyển biến về nhận thức tích cực của các cấp,
137


các ngành và của toàn xã hội đối với đào tạo nghề, qua đó tàng
cường đầu tư, tạo tiền đề thuận lợi cho đào tạo nghề phát triển
Thứ hơi, một sô' chủ trương đúng hướng đã làm thay đổi dầu
tư phát triển đào tạo nghề: Chủ trương gắn đào tạo với sản xuất,
với việc làm, các doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo, mở nhiều ìớp
dạy nghề tại xưởng, tại nhà v.v làm cho hệ thống dạy nghề phát
triển đa dạng, phong phú, huy động được nguồn lực trực tiếp tại
doanh nghiệp như: kinh phí, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, dội
ngũ giáo viên, cán bộ kỹ thuật, gắn học lý thuyết với thực hành
và giải quyết việc làm.
Chủ trương đa dạng hoá loại hình đào tạo, nghề đào tạo,
phương thức đào tạo và chủ trương xã hội hoá đào tạo nghề được
khởi xướng từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới được duy trì,
mở rộng và đẩy mạnh hơn, đã huy động được nhiều nguồn lực
đầu tư cho phát triển đào tạo nghề.
Thứ ba, tập trung hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo
nghề, trong đó có quản lý nhà nước vê đầu tư phát triển đào tạo
nghê: Việc tái lập Tổng cục Dạy nghề, các phòng Dạy nghề giúp
cho hệ thống quản lý đào tạo nghề được củng cố, tăng cường,
đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, phát triển hệ thống dạy nghể.
Việc ban hành Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề và một số văn bản
dưới luật, nhất là những vàn bản quy định riêng cho đào tạo nghé
đã tậo cơ sở pháp lý hết sức quan trọng cho đầu tư phát triển đào
tạo nghé.
Thứ tư, sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho đầu
tư phát triển đào tạo nghê: Nền kinh tế thị trường, cùng với nó là

những thành tựu hết sức to lớn về kinh tế trong những năm qua
làm tiền đề quan trọng để NSNN ngày càng tãng, có điều kiện để
138


đầu tư cho đào tạo nghề. Đồng thời kinh tế tăng trưởng tạo việc
làm cho người lao động và khuyến khích người lao động nâng cao
tay nghề. Tổng sản phẩm trong nước bình quân hàng năm giai
đoạn 2000 - 2005 tăng 7,51%, dự kiến 2006 - 2010 tang 7,5% 8%, thu ngân sách vượt dự kiến, 5 năm 2000 - 2005 tạo được 7,5
triệu việc làm cho người lao động [46, tr.56,76]. Đây là động lực
trực tiếp thúc đẩy các nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề.
Thứ năm, sự viện trợ của nước ngoài: Sự viện trợ của các
nước và tổ chức quốc tế cho đào tạo nghề (viện trợ không hoàn
lại chiếm 9% tổng vốn đầu tư) đã tạo động lực cho đào tạo nghể
phát triển. Các nguồn vốn viện trợ đều có dự án rõ ràng, đầu tư
có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, nhất là các dự án đầu tư cơ sở
dạy nghề đạt chuẩn, dự án đầu tư cho biên soạn giáo trình, tài
liệu đã đem lại hiệu quả tích cực. Các dự án được đánh giá, thẩm
định, quản lý chặt chẽ, là nguồn vốn đầu tư có hiệu quả cao.
2. Những hạn chê và nguyên nhân
Thứ nhất, cơ cấu đầu tư phát triển đào tạo nghê chưa hợp lý,
thiếu tập trung.
Mặc dù đầu tư phát triển đào tạo nghề những năm gần đây
tăng lên nhanh chóng, thu hút được các thành phần kinh tế và
người học đầu tư phát triển đào tạo nghề, nhưng vốn đầu tư còn
chưa hiệu quả. Đó là: Đầu tư thiếu tập trung, còn dàn trải và cơ
cấu chưa hợp lý; nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp,
vẫn áp dụng cơ chế cấp phát; nguồn vốn ngoài ngân sách nhà
nước huy động chưa tương xứng điểu kiện xã hội; cơ cấu đầu tư
còn nhiều bất hợp lý, nhất là đầu tư còn quá chênh lệch giữa các

vùng kinh tế, giữa thành thị và nông thôn; chưa điều chỉnh mạnh
139


phân bổ vốn đầu tư theo hướng cầu, tức là chỉ đầu tư đà( tạo
những nghề xã hội cần.
Thứ hai, về xây diùig chiến lược định hướng, quy hoạct, kê
hoạch đầu tư phát triển đào tạo nghề
Trong điều kiện nước ta chuyển sang nền KTTT có sự ;uản
lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiệi hội
nhập sâu rộng vào khu vực và quốc tế. Nền kinh tế đang tíd cực
chuyển sang nền KTTT, cho đến nay các nước ASEAN đã :ông
nhận Việt Nam có nền KTTT đầy đủ. Nhưng quá trình đổi mới
QLNN về đầu tư phát triển đào tạo nghề chưa theo kịp xã hộ hóa
đào tạo nghề. Còn một số tồn tại chủ yếu sau:
Chiến lược định hướng chưa xác định rõ mô hình đà< tạo
nghề trong KTTT làm căn cứ cho định hướng đầu tư, chưa tio sự
cạnh tranh cần thiết, nhất là cạnh tranh về quy mô, chất lrợng
dịch vụ đào tạo, chi phí đào tạo và sự cạnh tranh cần thiết :hác
để tăng đầu tư phát triển đào tạo nghề. Chưa có chiến lược lịnh
hướng đầu tư vào dịch vụ đào tạo nghề vì mục đích lợi nhuậi và
không vì mục đích lợi nhuận.
Chưa có những chiến lược, tầm nhìn dài hạn trên 20 lăm.
Trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các nịành,
địa phương chưa rõ chiến lược đầu tư phát triển đào tạo rghề.
Chiến lược định hướng đầu tư NSNN phát triển đào tạo nghểmới
đề ra ưu tiên đầu tư vào công trình trọng điểm, cho vùng khó
khăn v.v..., nhưng chưa định hướng rõ đầu tư trong gian ioạn
nào, ngành nghề gì, đối tượng nào, chiếm tỷ lệ bao nhiêu tong
ngân sách, trong đầu tư cho giáo dục, và ngay trong đầu tưohát

triển đào tạo nghề, bằng ngân sách trung ương hay ngân sáci địa
phương, tỷ lệ giữa ngân sách trung ương hay ngân sách địa phiơng.
140


Đặc biệt định hướng đầu tư NSNN phát triển đào tạo nghề cần
phải chiếm trên 50% hay dưới 50% hay chỉ cần giữ vị trí quan
trọng trong tổng sô' vốn đầu tư phát triển đào tạo nghề.
Việc quy hoạch đầu tư phát triển đào tạo nghề ở tầm quốc
gia mới chỉ đưa ra số vốn cần có, cơ cấu nguồn vốn, nhưng chưa
đưa ra quy hoạch cụ thể cho tỉnh, ngành cần đầu tư bao nhiêu,
đáu tư vào loại hình trường, lớp nào, nguồn vốn lấy từ đâu, từng
giai đoạn cụ thể. Đặc biệt các địa phương khi quy hoạch được
duyệt, thường do địa phương tự xây dựng, chưa được phản biện,
thẩm định của Tổng cục Dạy nghề dẫn đến chưa đảm bảo tính
quy hoạch tổng thể.
Kế hoạch xây dựng còn chậm, thường cuối kỳ kế hoạch mới
được xây dựng và duyệt kế hoạch kỳ sau. Trong kế hoạch, chưa
có nhiệm vụ cụ thể cho địa phương, ngành, dẫn đến tính kế
hoạch và khả năng thực thi không cao.
Thứ ba, vê chính sách, pháp luật đầu tư phát triển đào tạo nghề
Chính sách, pháp luật còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa tạo ra
sự chuyển biến căn bản vể đầu tư phát triển đào tạo nghề.
Việc ban hành các văn bản pháp quy dưới luật chưa kịp thời,
dẫn đến nhiều chủ trương tuy đã được đưa ra, nhưng thiếu chính
sách và cơ sở pháp lý, gây khó khăn trở ngại lớn trong việc triển
khai thực hiện. Ví dụ như Luật Dạy nghề, sau nhiều năm tổ chức
đào tạo mới ban hành, nhưng hiện nay chưa hoàn thiện các nghị
định, thông tư hướng dẫn.
Một số văn bản pháp luật đã cũ, không còn phù hợp, nhưng

chưa được sửa đổi (như những quy định về thu học phí, định mức
chi phí cho một suất đào tạo), một số văn bản mới ban hành còn
mang tính tạm thời.
141


Một số văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư chưa có chế tài
thực hiện rõ ràng, ví dụ như tình hình báo cáo tài chính của các
cơ sở dạy nghề, nhất là các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, chưa
thực hiện đúng quy định, nhưng chưa có chế tài đủ mạnh để yêu
cầu thực hiện.
Một số văn bản pháp luật đối với đầu tư phát triển đào tạo
nghề còn sử dụng các văn bản chung vể đầu tư, chưa được cụ thể
trong lĩnh vực đào tạo nghề. Phần nhiều văn bản pháp luật đối
với đầu tư phát triển đào tạo nghề còn quy định mang tính định
hướng, hoặc các quy định khung, các nguyên tắc cơ bản, chưa
thể hiện được tính rõ ràng cụ thể, ví dụ như được ưu tiên, khuyến
khích đầu tư cụ thể thế nào, giảm bao nhiêu phần trăm thuế, ưu
tiên cấp hoặc cho thuê đất thế nào và đặc biệt là thủ tục để được
hưởng các quyền lợi ấy. Hoạt động đầu tư cho đào tạo nghề là
hoạt động đầu tư đặc thù, khác với đầu tư vào các hoạt động kinh
tế đơn thuần, có tác động trực tiếp đến người học và xã hội, dễ
gây hậu quả nghiêm trọng, khó bồi hoàn, nhưng thực tế, đối với
đầu tư trong nước, chưa ban hành quy định (thông tư) hướng dẫn
hoạt động đầu tư, đối với đầu tư nước ngoài, đã có thông tư
nhưng chưa quy định trách nhiệm chính, toàn diện, cụ thể của cơ
quan quản lý cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài khi đi vào
hoạt động.
Hệ thống các chính sách, pháp luật chưa tạo ra sự chuyển
biến căn bản về đầu tư phát triển đào tạo nghể. Cụ thể như:

Chưa tạo ra cơ chế khuyến khích các cở sở dạy nghề cạnh
tranh trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhất là
chuyển các cơ sở dạy nghề sang loại hình “dịch vụ đào tạo”,
mô hình dạy nghể vì mục đích lợi nhuận và không vì mục đích
lợi nhuận.
142


- Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở theo
quy định hiện nay mới chỉ được tự chủ về nhân sự, hạch toán thu
chi, chưa được trao quyền tự chủ về chỉ tiêu tuyển sinh, tự chịu
trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đầu ra, điều đó dẫn đến các
cơ sở dạy nghề còn quản lý theo kiểu bao cấp.
- Ngân sách nhà nước căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo được duyột
chứ không căn cứ vào số lượng đào tạo thực tế, số lượng sinh
viên tốt nghiệp. Ngân sách hỗ trợ cho đào tạo nghề ở các cơ sở
dạy nghề ngoài công lập chưa được đặt ra, trong khi đào tạo nghề
ngoài công lập đóng góp to lớn cho đào tạo nghề (chiếm khoảng
1/3 vể quy mô đào tạo). NSNN cấp cho cơ sở dạy nghề công lập
chưa chuyển theo hướng Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu đào
tạo để tạo ra sự cạnh tranh ngay giữa các cơ sở công lập với nhau
và giữa công lập và ngoài công lập.
- Chính sách xây dụng đội ngũ giáo viên chưa rõ ràng,
chưa có chiến lược xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu
tăng tốc và nâng cao chất lượng dạy nghề. Điều đó dẫn đến đội
ngũ giáo viên còn thiếu trầm trọng, trình độ chưa đáp ứng được
yêu cầu.
- Chính sách cho các cơ sở dạy nghề ngoài công lập vay tín
dụng ưu đãi chưa thực sự khuyến khích, thủ tục vay quá chặt,
mức vay không nhiều, nhất là lãi suất vay còn cao, cho nên hạn

chế vay vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trong khi hoạt
động đào tạo nghề thu hồi vốn chậm.
- Cấp đất cho các cở sở dạy nghề còn thực hiộn theo cơ chế
quản lý cũ. Việc bố trí đất để xây dựng cở sở dạy nghề ít được
quan tâm trong quy hoạch, thường có diện tích nhỏ, vị trí không
thuận lợi cho việc học tập, sinh hoạt, thực tập. Đối với các trường
143


dạy nghề cổng lập được Nhà nước giao quyền sử dụng, không
phải thuê đất, giá trị sử dụng đất đai thường không tính vào giá
trị tài sản, do đó việc tính hiệu quả đầu tư cho đào tạo nghề tại
các trường công lập chưa tính đả nguồn lực. Cơ chế cấp đất xây
dựng cơ sở dạy nghề còn phân biệt giữa công lập và ngoài công
lập. Cơ sở dạy nghề công lập được cấp đất ở vị trí thuận lợi, diện
tích lớn, được cấp ngân sách hàng năm, trong khi các cơ sở dạy
nghề ngoài cồng lập phải tự láy thu bù chi, không được cấp
NSNN, được cấp hoặc thuê đất ở vị trí không thuận lợi, diện tích
quá nhỏ.
- Quy định thu và sử dụng học phí trong các cở sở dạy nghề
công lập còn cứng, đến nay đã tám năm không được sửa đổi, mức
quy định học phí của học sinh học nghề quá thấp, số lượng học
sinh được miễn, giảm học phí giữa các trường không đều nhau.
- Cấp học bổng chính sách, trợ cấp xã hội chỉ được thực hiện
tại các trường công lập, còn học sinh học nghề ỏ các trường
ngoài công lập không được thực hiện.
- Định mức chi cho đào tạo nghề được xây dựng từ năm
1989, đến nay đã lạc hậu nhưng chưa xây dựng lại.
- Nguồn vốn tự có của cơ sở dạy nghé còn nhỏ, mới chỉ đạt
khoảng 3%, dẫn đến khó khăn, nhất là cho cơ sở dạy nghề khi

chuyển sang cơ chế tự chủ về tài chính, theo mô hình dịch vụ đào
tạo, tự hạch toán, tự cân đối thu chi.
Thứ tư, vé các biện pháp huy dộng các nguồn vòn đầu tư
phát triển đào tạo nghề
Hiện nay, phong trào học nghề của các tầng lớp xã hội chưa
mạnh, chưa thường xuyên, sâu rộng, nhưng những biện pháp
tuyên truyền chủ yếu giao cho các đoàn thể, chưa thực sự là
144


nhiệm vụ của chính quyền các cấp. Đặc biệt chưa tuyên truyền
định hướng nghề nghiệp, tư vấn nghể cho học sinh phổ thông.
Những thông tin về đào tạo nghề cho học sinh, lao động nông
thôn và công nhân trực tiếp sản xuất còn thiếu.
Môi trường pháp luật còn thiếu, chưa đồng bộ, quy định còn
quá chung, chủ yếu là các nguyên tắc, chưa thực sự thu hút các
nguồn vốn đầu tư từ người học và các tổ chức, cá nhân trong xã
hội. Trách nhiệm xã hội chưa cao trong việc đầu tư phát triển đào
tạo nghề, người sử dụng lao động chưa tự giác làm hết trách
nhiệm với xã hội trong việc đào tạo nghề.
Quá trình xã hội hóa đầu tư phát triển đào tạo nghề còn
chậm so với tiềm năng, mức độ phát triển xã hội hóa chưa đồng
đều, chủ yếu tập trung ở thành phố, vùng Đồng bằng sông Hồng
và Dông Nam Bộ, kinh phí đầu tư chủ yếu từ NSNN. Nhà nước
vẫn sử dụng chính sách bao cấp qua chế độ phí thấp cho tất cả
mọi người, tức là cấp ngân sách cho cơ sở dạy nghề công lập và
tại cơ sở này, người giàu cũng được cấp kinh phí (cấp theo chỉ
tiêu đào tạo).
Việc huy động vốn từ nước ngoài chủ yếu là các nguồn vốn
viện trợ không hoàn lại và các khoản vốn vay ODA, chưa thực sự

có sự đầu tư trực tiếp của nước ngoài mở các cơ sở dạy nghề để
đào tạo nghề cho xã hội.
Thứ nám, việc tổ chức, điêu hành thiếu cương quyết, công
tác kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, thường xuyên
Trong việc thực hiện quy hoạch, sắp xếp các cơ sở dạy nghề
còn chỉ đạo chưa cương quyết, dẫn đến các cơ sở dạy nghề được
hình thành còn mang tính tự phát, mất cân đối giữa các vùng,
miền, làm giảm hiệu quả đầu tư, gây lãng phí chi phí xã hội.
145


Đầu tư còn mang nặng bao cấp, vẫn thực hiện cơ chế “xin,
cho” trong phân bổ NSNN, nên địa phương, ngành xin được kinh
phí từ ngân sách dù ít hay nhiều đểu thành lập trường hoặc trung
tâm dạy nghề. Từ đó dẫn đến việc đầu tư còn dàn trải, manh
múa, kém hiệu quả, quy mô đào tạo nhỏ bé.
Công việc kiểm toán không đủ lực lượng để thực hiện kiểm
toán hàng năm đối với các cơ sở dạy nghề, chủ yếu tập trung kiểm
toán cơ sở dạy nghề lớn, hoặc các dự án lớn. Công tác kiểm định
chất lượng và thông tin chất lượng các cơ sở dạy nghề chưa được
quan tâm đúng mức. Công tác kiểm tra, giám sát chưa thường
xuyên, chủ yếu kiểm tra, giám sát nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước,
việc thực hiện “hậu kiểm” chưa được thực hiện. Chế độ thông tin,
báo cáo và công khai hóa hoạt động đầu tư thực hiện chưa nghiêm
túc, đặc biệt là các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.
Thứ sáu, về hoàn thiện bộ máy tổ chức, cán bộ quản lý nhà
nước về đầu tư phát triển dào tạo nghề
Bộ máy tổ chức, cán bộ QLNN về đào tạo nghề và đầu tư
phát triển đào tạo nghề thiếu ổn định, chức năng, nhiệm vụ chưa
rõ ràng. Chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan QLNN về đào

tạo nghề từ trung ương đến địa phương còn bị chồng chéo, nhiều
chỗ không rõ ràng, nhất là mối quan hộ giữa ngành và lãnh thổ
trong việc quản lý nhân sự, ngân sách đào tạo. Đặc biệt chưa
hình thành được hệ thống phàn cấp quản lý hợp lý - yếu tố cơ
bản đảm bảo cho sự hoạt động có hiệu quả cho từng cơ quan,
đơn vị và cá nhân thực hiên. Mặt khác, ở nhiều bộ, ngành trung
ương và địa phương sự phối hợp về thông tin chưa kịp thời, phối
hợp quản lý và chỉ đạo còn rời rạc, dẫn đến kém hiệu quả.
Ở Trung ương, cơ chế phối hợp trong quản lý nguồn vốn
đầu tư xây dựng cơ bản, chi thường xuyên giữa Bộ Kế hoạch và
146


Đầu tư với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy
nghề) chưa được xây dựng và thực hiện có hiệu quả, dẫn đến ảnh
hưởng lớn đến chiến lược, kế hoạch đầu tư, thực hiện cân đối
trong đầu tư và đầu tư có trọng điểm.
Hệ thống các cơ quan QLNN về đào tạo nghề tại địa
phương không đủ lực lượng và kinh nghiệm chuyên sâu về
quản lý đầu tư. Kinh phí từ ngân sách địa phương cấp cho đào
tạo nghề chịu sự quản lý trực tiếp của uỷ ban nhân dân cùng
cấp, nên hình thành hai nguồn vốn ngân sách (ngân sách trung
ương, ngân sách địa phương) cấp cho một cơ sở dạy nghề, nếu
không có sự phối hợp tốt giữa cơ quan QLNN ở trung ương với
cơ quan QLNN ở địa phương sẽ dẫn đến chồng chéo, phá vỡ
quy hoạch.
Việc thành lập Tổng cục Dạy nghề trực thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thuận lợi cho gắn đào tạo với thực hiện
chính sách xã hội, việc làm với người lao động, gắn thông tin thị
trường lao động với thị trường đào tạo nghề, nhưng khó khăn
trong thống nhất QLNN về đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo,

trong đó có đào tạo nghề. Trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện
nay tồn tại nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp có đào tạo nghé, ngay cả các trường dạy nghề cũng thực
hiện đào tạo nghề bậc cao, đào tạo trung cấp nghề và cao đẳng
nghề, như vậy một cơ sở đào tạo chịu quản lý nhà nước của hai
bộ và khi đẩu tư thì khó phân biệt giữa đầu tư cho cấp học nào,
thực hiện quy định về đầu tư của bộ nào (thực hiện quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo hay Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội), nhất là việc nghiên cứu thực hiện liên thông giữa các cấp
đào tạo.
147


Nguyên nhân hạn chế: Nguyên nhân chủ quan, trực tiếp
dẫn đến hạn chế quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo
nghề là:
Thứ nhất, môi trườììg đấu tư phát triển đào tạo nghề chưa
thực sự hấp dần nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước
Đối với các doanh nghiệp, mục tiêu hàng* đầu của doanh
nghiệp là lợi nhuận, đầu tư cho đào tạo nghề chưa trở thành dịch
vụ thu lợi nhuận cao nên các doanh nghiệp chưa thiết tha với đầu
tư xây dựng trường, lớp dạy nghề. Do thị trường lao động cung
lớn hơn cầu, số lao động thất nghiệp năm 2006 chiếm 5,15% lực
lượng lao động, hơn nữa, quy mô lao động trung bình một doanh
nghiệp quá nhỏ khoảng 50 lao động [4, tr.9], doanh nghiệp
không phải hoàn vốn đào tạo cho cơ sở dạy nghề, nên các doanh
nghiệp chỉ tuyển lao động đã có nghề, không muốn đầu tư cho
đào tạo nghề phục vụ yêu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Hiện
nay có một số doanh nghiệp tham gia đào tạo nhưng thường là
doanh nghiệp lớn.

Đối với các tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động cũng từ
NSNN là chính, nên đầu tư cho phát triển đào tạo nghề cũng dựa
trên nguồn kinh phí Nhà nước cấp phát, chỉ khác là NSNN giao
cho các tổ chức chính trị - xã hội đào tạo nghề cho phù hợp với
đối tượng vận động, phát huy cơ sở vật chất sẵn có và đội ngũ
cán bộ quản lý, mạng lưới hoạt động của các tổ chức đó.
Đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, chủ yếu nguồn vốn
đầu tư là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay theo
dạng ODA (đây là khoản đầu tư có giới hạn), còn hình thức
doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đầu tư trực tiếp thì môi trường
chưa thực sự hấp dẫn.
148


Đối với người học, đẩu tư cho đào tạo nghề không phải là
hướng ưu tiên của các gia đình và bản thân người học.
Thứ hai, cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư phát triển
đào tạo nghề chậm đổi mới
Đầu tư phát triển đào tạo nghề trong quá trình chuyển đổi
sang nền KTTT là vấn đề mới đang tiếp tục nghiên cứu, thử
nghiệm và hoàn chỉnh. Thực chất khi bàn về đổi mới đầu tư cho
giáo dục nói chung, đào tạo nghề nói riêng mới được bàn luận
nhiều từ năm 1996 đến nay. Những vấn đề mới về mô hình đào
tạo nghề tròng nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa đang trong thời gian nghiên cứu. Lĩnh
vực đầu tư cho đào tạo nghề là lĩnh vực đầu tư có đặc thù riêng,
nó khác với đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác, nó có tác
động đến nhiều đối tượng trong xã hội cho nên rất cần thận trọng
trong từng bước đi.
Tuy nhiên, về chủ quan, mặc dù nền kinh tế đã có sự chuyển

biến mạnh mẽ sang cơ chế thị trường, nhưng cơ chế, chính sách
đầu tư phát triển đào tạo nghề vẫn còn tư duy và tổ chức thực hiện
theo thói quen bao cấp, về cơ bản đào tạo nghề vẫn theo “hướng
cung”, tức là thiếu dự báo về thị trường đào tạo nghề, việc học
nghề còn theo ý thích chủ quan, việc dạy nghề vẫn có điều kiộn
như thế nào thì dạy thê' đó, dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu thị
trưcmg lao động, nhất nhu cầu lao động có chất lượng cao.
Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở dạy
nghề mới dừng lại ở việc trao quyền tự chủ về tài chính, nhân sự,
còn nhiều vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chỉ tiêu đào tạo,
chất lượng đào tạo chưa được thực hiện.
149


Nhiều vấn đề về lý luận phát triển đào tạo nghề trong giai
đoạn mới chưa quan tâm đúng mức, nhất là chuyển đổi sang cơ
chế “dịch vụ đào tạo”, hay cơ chê “thị trường đào tạo nghề" có
sự quản lý của Nhà nước.
Hàng loạt các chính sách chậm sửa đổi, bổ sung và cần ban
hành mới. Trong các vãn bản pháp luật chưa quy định một cách
cụ thể, thiết thực và có tính hấp dản, rõ ràng, minh bạch như:
Chính sách đầu tư từ NSNN; chính sách phân luồng trong hộ
thống giáo dục quốc dân và liên thông giữa các cấp dạy nghề;
chính sách đầu tư cho đào tạo nghề; chính sách sử dụng lao động
qua đào tạo; chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia đào tạo nghề; chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cho
đào tạo nghề.
Thứ ba, quá trình tổ chức, điều hành còn thiếu cư(Jng quyết
Việc triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch còn chậm,
nhất là triển khai đầu tư xây dựng các trường chất lượng cao,

trường trọng điểm, trung tâm dạy nghề cấp huyện và cho các
vùng nông thôn, vùng Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên. Hiện nay,
về cơ bản pháp luật đã đưa ra được các khung pháp lý, các
nguyên tắc cần thiết để điều chỉnh hoạt động đầu tư phát triển
đào tạo nghề, nhưng trong quá trình điều hành chưa kiên quyết,
dẫn đến đầu tư còn manh mún, dàn trải, cơ cấu đầu tư còn nhiều
bất hợp lý, nhất là mất cân đối về đầu tư giữa các vùng, giữa khu
vực thành thị và khu vực nồng thôn.
Thứ tư, hệ thống tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý nhà nước
chưa đáp ứng yêu cầu
Từ năm 1998 đến nay, cơ quan QLNN về đào tạo nghề được
củng cố lại, nhưng đội ngũ cán bộ còn quá mỏng, khó khăn
150


cho việc nghiên cứu xày dựng hệ thống cơ chế, chính sách, pháp
luật và tổ chức thực hiện các nội dung về quản lý đầu tư phát
triển đào tạo nghề trong tình hình mới. Chưa xây dựng được
trung tâm thông tin đủ mạnh để giúp cập nhật thông tin, xử lý
thông tin và đưa ra dự báo khoa học về thị trường đào tạo nghề,
thị trường lao động làm căn cứ cho hoạt động quản lý đầu tư phát
triển đào tạo nghề.
Cán bộ QLNN từ trung ương tới địa phương và cán bộ quản
lý của cơ sở dạy nghề chưa am hiểu nhiểu về quản lý hoạt động
đầu tư. Đa phần là những cán bộ chính sách, cán bộ quản lý giáo
dục, tỷ lệ cán bộ có trình độ vừa có kiến thức quản lý giáo dục,
vừa quản lý kinh tế ít, nhất là tại địa phương.

151



CHUƠNG 3

BỊNH HUỨNG VÀ GIẢI PHÁP HOÁN THIỆN
QUÂN LÝ NHÁ Nlltfc VỀ ĐẤU Tư PHÁT TRIỂN
ĐÀO TẠO NGHÈ ở VIỆT NAM
m

m

I. ĐỊNH HUỚNG PHÁT TRIEN đ à o t ạ o n g h ề v à
THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NUỚC VỀ ĐAU t ư p h á t
ĐÀO TẠO NGHỀ

hoàn
t r iể n

1.
Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển
đào tạo ngiìề
Việt Nam đang trong quá trình tích cực hội nhập quốc tế, đào
tạo nghề cũng không nằm ngoài quá trình hội nhập ấy, bối cảnh
quốc tế tác động to lớn đến phát triển đào tạo nghề. Đó là:
Toàn cầu hoá kinh tế đang là xu thế khách quan, tạo ra cơ
hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng,
gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là những
nước đang phát triển như Việt Nam. Sự cạnh tranh giữa các quốc
gia về kinh tế - thương mại, kỹ thuật - công nghệ ngày càng
quyết liệt; lựi thế cạnh tranh thuộc về quốc gia có nguồn nhân
lực chất lượng cao.

Sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, đặc biệt là
công nghệ thông tin và truyền thông, sự chuyển biến từ nền kinh
tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức đã đặt ra yêu cầu mới về
152


chất lượng và cơ cấu lao động trong hoạt động kinh tế. Quan
niệm “học để làm” vừa là mục tiêu, vừa là phương hướng, đồng
thời đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của
hệ thống dạy nghể.
Trong chiến lược phát triển đất nước, các quốc gia đều tập
trung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đó là yếu
tô nội sinh để thực hiện cuộc chạy đua trong phát triển kinh tế.
Đối với các cơ sở dạy nghề, nhiều nước trên thế giới đã tập
trung đầu tư hình thành các cơ sở dạy nghề mạnh, chuyển đổi mô
hình đào tạo, trở thành các “dịch vụ đào tạo” có chất lượng cao,
vừa hình thành dịch vụ đào tạo công ích, nhưng cũng hình thành
là dịch vụ đào tạo mang tính thương mại. Các dịch vụ đào tạo đã
mang đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ lao động trong nền kinh
tế thị trường, coi đào tạo nghề là hàng hoá đặc biệt có sứ mạng
cao quý đối với con người, nhưng nó chịu chi phối của kinh tế thị
trường và sự quản lý của Nhà nước. Các dịch vụ đào tạo này đã
được hình thành từ nhiều năm, được sự khuyến khích của Chính
phủ, đã đầu tư, nâng cao chất lượng, thực hiện cơ chế cạnh tranh,
nhất là cạnh tranh để thu hút người học. Nhiều cơ sở dạy nghề
của các nước phát triển, các nước trong khu vực đã đạt chuẩn
quốc tế, đang là mô hình mẫu, có đủ năng lực cạnh tranh trong
thị trường đào tạo quốc tế, và đây là những đối thủ cạnh tranh với
cơ sở dạy nghề trong nước khi Việt Nam mở cửa dịch vụ đào tạo.
Dối với bôi cảnh trong nước có nhiều yếu tô' tác động đến

đào tạo nghề, đó là:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục
khẳng định sớm đưa nước ta ra khỏi nước kém phát triển, để đến
năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
153


đại, tiếp tục coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đổi
mới toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có đào tạo nghề.
Đảng và Chính phủ ngày càng quan tâm và chú trọng đầu tư
cho đào tạo nghề, xã hội ngày càng quan tâm đến việc học nghề.
Luật Dạy nghề ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện
cho đào tạo nghề phát triển nhanh và bền vững.
Kinh tế của Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng ở
mức cao, tạo ra nhiều chỗ làm việc mới, tạo cơ hội cho đào tạo
nghề phát triển, nhưng cũng đòi hỏi đào tạo nghề phải có bước
chuyển biến mạnh mẽ để đáp ứng được đòi hỏi của quá trình
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá dẫn đến sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đặc biệt là sự chuyển dịch
cơ cấu lao động ở vùng nông thôn. Với việc sử dụng ngày càng
nhiều công nghệ, kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại, nhiều ngành
nghề mới với trình độ cao, đòi hỏi phải có một đội ngũ công
nhân kỹ thuật có trình độ tương ứng.
Sự phát triển không đồng đều giữa các ngành, vùng, địa
phương; mật độ dân số, nguồn nhân lực và tốc độ đô thị hoá khác
nhau giữa các vùng đòi hỏi mạng lưới cơ sở dạy nghề cũng phải
được xây dựng, phát triển và phân bố phù hợp, thích ứng với đặc
điểm, điều kiện của từng ngành, từng địa bàn.
Trong cơ cấu nguồn nhân lực, đội ngũ công nhân kỹ thuật

chiếm một tỷ trọng lớn, để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ
thuật, thực hiện giảm tỷ lệ lao động phổ thông, tăng tỷ lệ lao
động qua đào tạo.
154


Hiện nay, Việt Nam đang tích cực xây dựng nền KTTT định
hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đang tích cực chủ động hội
nhập, trong đó có hội nhập về giáo dục và đào tạo, mà nhiều năm
còn “đóng cửa”. Xu hướng hiện đại hoá, đại chúng hoá, đa dạng
hoá, thị trường hoá và quốc tế hoá đào tạo đang diễn ra mạnh mẽ
đòi hỏi Việt Nam cần chủ động, nỗ lực tham gia vào thị trường
đào tạo. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO,
là thành viên của WTO, Việt Nam phải thực hiện các cam kết mở
cửa dịch vụ đào tạo, tham gia vào tiến trình quốc tế hoá dịch vụ
đào tạo, cần tiếp tục sửa đổi, ban hành mới hệ thống pháp luật,
cơ chế chính sách cho phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó
chấp nhận cơ chế thì trường trong đào tạo nghề.
Đối với đào tạo nghể, hiện nay đang tích cực triển khai thực
hiện Luật Giáo dục năm 2005, Luật Dạy nghề năm 2006, theo
đó, dạy nghề không chỉ đào tạo trình độ sơ cấp nghề, trung cấp
nghề mà đào tạo ở trình độ cao đẳng nghề, liên thông đào tạo kỹ
sư thực hành.
Bối cảnh mới, vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với sự
nghiệp dạy nghề, đồng thời cần có nhiều thay dổi về cơ chế,
chính sách, tổ chức và phương thức hoạt động.
2.
Định hướng phát triển đào tạo nghề và đầu tư phát
triển đào tạo nghề

Trong chiến lược phát triển đào tạo nghề đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020, đào tạo nghề phải đạt được các mục
tiêu chủ yếu: Tăng nhanh quy mô, mở rộng ngành, nghề đào tạo,
tổ chức đào tạo đa dạng, linh hoạt, liên thông nhằm tạo đà cho
đào tạo nghề phát triển. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa đào tạo đại
155


học, cao đẳng trở lên so với đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và
đào tạo nghề. Hình thành mạng lưới đào tạo nghề rộng khắp,
đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các ngành, các vùng, các địa
phương, giữa thành thị và nông thôn, đồng thời xây dựng một số
cơ sở dạy nghề trọng điểm. Tạo chuyển biến cơ bản về chất
lượng đào tạo, tập trung đào tạo nghề trình độ cao, đạt trình độ
tiên tiến của khu vực, có những ngành nghề đạt trình độ tiên tiến
của thế giới, có đủ sức cạnh tranh với các cơ sở dạy nghề nước
ngoài. Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động,
của công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nâng cao sức cạnh tranh của
lao động Việt Nam trong quá trình hội nhập thị trường lao động
quốc tế. Nâng cao hiệu quả đào tạo, chuyển đào tạo nghể từ
hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động, thực hiện
công bằng trong đào tạo nghề. Ngoài ra, theo tác giả cần xây
dựng mô hình đào tạo nghề cho phù hợp với cơ chế thị trường
đào tạo có sự quản lý của Nhà nước, tức là Việt Nam cũng có thị
trường đào tạo nghể.
Để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển đào tạo nghề,
phương hướng phát triển đào tạo nghề theo Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra là: Phát triển mạnh hệ thống giáo
dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề,
trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động

lực và cho xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy
nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận huyện. Tạo chuyển
biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên
tiến của khu vực và thế giới [46, tr.96].
Thực hiện chủ trương trên, đòi hỏi dạy nghề phải được đổi
mới mạnh mẽ, toàn diện, bảo đảm hợp lý về cơ cấu ngành nghề,
156


trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng dạy nghề, gấn đào tạo với
sử dụng, đào tạo với giải quyết việc làm, trực tiếp phục vụ
chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực
chất lượng cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Định hướng phát triển đào tạo nghê như sau:
1. Phát triển đào tạo nghề là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách
trong phát triển nguồn nhân lực cho nền KTTT hiện nay. Phát
triển đào tạo nghề gắn liền chiến lược phát triển giáo dục và đào
tạo, đào tạo nghề là quốc sách hàng đầu. Có chiến lược đào tạo
nghề trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Từng bước xây dựng các dịch vụ đào tạo, một loại dịch vụ đặc
biệt hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước, có khả năng thực hiện dịch vụ đào tạo cho lao động trong
nước, cho lao động xuất khẩu và hướng tới dịch vụ đào tạo cho
lao động khu vực.
2. Phát triển đào tạo nghề theo hướng cầu của thị trường
lao động, gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước, từng vùng, từng địa phương và nhu cầu việc làm của người
lao động.

3. Phát triển đào tạo nghề theo hướng đa dạng hoá cơ sở dạy
nghề, ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo, phương thức đào tạo;
đảm bảo cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu trình độ đào tạo hợp lý, phù
hợp với cơ cấu ngành, nghề; cơ cấu trình độ lao động; cơ cấu
vùng, miền, khu vực.
4. Phát triển đào tạo nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại
hoá một cách toàn diện, đồng bộ, từ mục tiêu, nội dung chương
157


×