Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

luận văn hệ thống thông tin kinh tế phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự chi nhánh công ty cổ phần phần mền cybersoft hà hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau khoảng thời gian nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài
“Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự chi nhánh công ty cổ phần
phần mền cybersoft hà hội” ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô, cùng ban lãnh đạo và các anh chị nhân
viên trong công ty cổ phần cybersoft.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trường Đại học Thương
Mại nói chung và các thầy cô giáo trong khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương
Mại Điện Tử nói riêng đã tạo điều kiện cho em được học tập, nghiên cứu.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn Th.S. Nguyễn
Hưng Long đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình, chỉ bảo cho em trong suốt thời gian thực
hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp để em có thể hoàn thành một cách tốt nhất.
Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo công ty cổ phần cybersoft cùng
toàn thể các anh chị trong công ty đã tạo điều kiện cho em được tìm hiểu, nghiên cứu
về thực trạng công ty trong suốt quá trình thực tập.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành bài khóa luận với tất cả sự nỗ lực của bản thân,
nhưng do phân tích thiết kế hệ thống là một vấn đề rộng không chỉ nỗ lực của một
người mà là của nhiều người mới có thể đạt được kết quả cao. Em kính mong quý thầy
cô chỉ bảo và giúp đỡ để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi tới quý thầy cô lời chúc sức khỏe, chúc thầy cô luôn luôn
mạnh khỏe, vui vẻ để tiếp tục cống hiến và giúp đỡ các thế hệ sinh viên tiếp theo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Đức Cảnh

i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT


HTTT
CSDL
CNTT
QLNS
HĐLĐ
NV

NGHĨA TIẾNG VIỆT
Hệ thống thông tin
Cơ sở dữ liệu
Công nghệ thông tin
Quản lý nhân sự
Hợp đồng lao động
Nhân viên

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ii

MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

vii

DANH MỤC HÌNH VẼ viii
PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu. 1
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu:

1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

2

4. Phương pháp nghiên cứu:
5. Kết cấu của đề tài:

2

3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ VÀ PHÂN TÍCH
THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN 5
1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ 5

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

5

1.1.2 Tầm quan trọng của quản lý nhân sự

6

1.2. MỘT SỐ VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

6

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản

6

1.2.2. Các phương pháp tiếp cận trong phân tích thiết kế hệ thống thông tin
1.2.3. Quy trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý
1.2.4. Khái niệm chung về ngôn ngữ UML

8

9

10

1.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

16


1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 16
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 16
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHẦN MỀM QUẢN
LÝ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM CYBERSOFT
CHI NHÁNH HÀ NỘI

18

18

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM CYBERSOFT TẠI
HÀ NỘI

18
iii


2.1.1. Sơ lược về công ty 18
2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh 18
2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.4. Các lĩnh vực hoạt động
2.1.5. Cơ cấu tổ chức

18

19

19

2.1.6.Tình hình hoạt động kinh doanh 20

2.2. THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM CYBERSOFT TẠI HÀ NỘI 21
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu và kết quả điều tra. 21
2.2.2.Kết quả điều tra.

21

2.2.3 Trạng ứng dụng công nghệ của công ty phần mền CYBERSOFT tại hà nội. 22
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CYBERSOFT

24

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG
TIN QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP

CYBERSOFT

3.1 ĐẶT BÀI TOÁN

29

29

3.2 PHÂN TÍCH YÊU CẦU CỦA BÀI TOÁN31
3.3 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 32
3.3.1 Xác định các tác nhân, đặc tả hệ thống 32
3.3.2 Biểu đồ usecase dạng tổng quát
3.3.3 Biểu đồ lớp tổng quát

3.3.4 Biểu đồ hoạt động

38

3.3.5 Biểu đồ tuần tự

41

3.4 THIẾT KẾ HỆ THỐNG

33

38

43

3.4.1 Biểu đồ lớp chi tiết 43
3.4.2 Biểu đồ thành phần 43
3.4.3 Biểu đồ triển khai 44
3.5 Hệ thống chương trình

44

3.6 THIẾT KẾ GIAO DIỆN

45

3.7 THIẾT KẾ KIỂM SOÁT

46


iv


3.8 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CYBERSOFT 48
3.9 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 48
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động tài chính 3 năm gần đây của công ty...........................20
Bảng 3.1: Xác định, đặc tả các tác nhân.......................................................................32
Bảng 3.2: Kịch bản cho use case “Đăng nhập”............................................................35
Bảng 3.3: Kịch bản cho use case “Thêm hồ sơ NV”....................................................35
Bảng 3.4: Kịch bản cho use case “Sửa hồ sơ NV”.......................................................36
Bảng 3.5: Kịch bản cho use case “Xóa hồ sơ NV”......................................................37
Bảng 3.6: Kịch bản cho use case “Quản lý chấm công.................................................xi
Bảng 3.7: Kịch bản cho use case “Quản lý tính lương”...............................................xii
Bảng 3.8: Kịch bản cho use case “Quản lý báo cáo thông tin cá nhân của nhân viên”....xiii
Bảng 3.9 Kịch bản cho use case “Quản lý báo cáo thông tin lương của nhân viên”...xiv
Bảng 3.10: Kịch bản cho use case “Tìm kiếm thông tin của nhân viên”......................xv
Bảng 3.11: Kịch bản cho use case “Tìm kiếm thông tin lương của nhân viên”...........xvi
Bảng 3.12: Kịch bản cho use case “Tìm kiếm chấm công của nhân viên”................xvii

vi



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ: 2.2 Mức độ hài lòng trang thiết bị phần cứng của phần mềm quản nhân sự.. 25
Biểu đồ 2.3 Mức độ an toàn dữ liệu của phần mềm quản lý nhân sự hiện tại..............26
Biểu đồ 2.4:Mức độ hài lòng về phần mềm mạng của nhân viên công ty....................27
Biểu đồ 3.1 Biều đồ usecase dạng tổng quát................................................................33
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ phân rã usecase quản lý hồ sơ NV...............................................33
Biểu đồ 3.3 Biểu đồ phân rã chức năng quản lý báo cáo..............................................34
Biểu đồ 3.4 Biểu đồ phân rã chức năng quản lý báo cáo thông tin nhân viên..............34
Biểu đồ 3.9 Biểu đồ lớp tổng quát..............................................................................38
Biểu đồ 3.10 Biểu đồ hoạt động đăng nhập................................................................38
Biểu đồ 3.12 Biểu đồ hoạt động sửa thông tin.............................................................39
Biểu đồ 3.13 Biểu đồ hoạt động xóa thông tin.............................................................40
Biểu đồ 3.14 Biểu đồ hoạt động tìm kiếm....................................................................40
Biểu đồ 3.15 Biểu đồ tuần tự hoạt động đăng nhập.....................................................41
Biểu đồ 3.17 Biểu đồ tuần tự sửa hồ sơ NV.................................................................42
Biểu đồ 3.18 Biểu đồ tuần tự xóa hồ sơ NV................................................................42
Biểu đồ 3.19 Biểu đồ tuần tự tìm kiếm thông tin nhân viên.........................................43
Biểu đồ 3.20 Biểu đồ lớp chi tiết.................................................................................43
Biểu đồ 3.21 Biểu đồ thành phần.................................................................................44
Biểu đồ 3.22 Biểu đồ triển khai...................................................................................44
Biểu đồ 3.5 Biểu đồ usecase chức năng quản lý lương.................................................ix
Biểu đồ 3.6 Usecase phân rã chức năng quản lý chấm công.........................................ix
Biểu đồ 3.8 Usecase phân rã chức năng tìm kiếm thông tin nhân viên..........................x

vii



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát các thành phần của HTTT....................................................7
Hình Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty..................................................................19
Hình 3.1 module chương trình.....................................................................................44
Hình 3.2 Giao diện đăng nhập hệ thống quản lý nhân sự............................................45
Hình 3.3 Giao diện phân cấp chức năng của nhân viên quản lý nhân sự.....................45
Hình 3.4 Giao diện phân cấp chức năng của nhân viên kế toán...................................45
Hình 3.5 Giao diện phân cấp chức năng của nhân viên và ban lãnh đạo......................46

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.
Ngày nay, nhân lực luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia nói chung
và các doanh nghiệp nói riêng. Các doanh nghiệp luôn có những chính sách thu hút
nhân tài để người lao động gắn bó lâu dài với công ty, và luôn tạo điều kiện cho nhân
viên phát huy tính sáng tạo, không ngừng học hỏi những tiến bộ khoa học công nghệ
mới. Nhất là trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng có nhiều đóng góp cho sự
phát triển của xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý điều hành, ứng dụng công nghệ
thông tin luôn trợ giúp cho lãnh đạo ra các quyết định điều hành đúng đắn và kịp thời,
hơn thế nữa còn giúp cho công tác quản lý giảm tối đa những sai sót, tiết kiệm thời
gian, kinh phí.
Các công ty dù đang hoạt động trong lĩnh vực nào cũng nhận thấy rằng ứng
dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất, kinh doanh, điều hành doanh nghiệp
giúp tăng năng suất lao động, hiệu quả trong quản lý. Vì vậy, các doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay dành một phần ngân sách để đầu tư vào xây dựng, và phát triển hệ thống
thông tin cho phù hợp tình hình sản xuất kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh
trên thị trường. công ty cổ phần CYBERSOFT tại Hà Nội là một trong những công ty
lớn mạnh về phát triển . Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ

thông tin vào công tác quản lý cũng như vai trò to lớn của đội ngũ cán bộ nhân viên
công ty có kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhân sự. Qua thời gian thực
tập tại công ty, em đã học hỏi và tìm hiểu quản lý nhân sự tại công ty và quyết định đề
tài “ Phân tích, thiết kế hệ thống tin quản lý nhân sự tại chi nhánh công ty cổ phần
phần mềm CYBERSOFT tại Hà Nội”
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu:
Thứ nhất, hệ thống hóa kiến thức một số lý luận về phân tích và thiết kế hệ thống
thông tin trong doanh nghiệp như khái niệm, phân loại, phương pháp phân tích thiết kế
hệ thống.
Thứ hai, hệ thống hóa kiến thức lý luận cơ bản về quản lý nhân sự, mô hình
quản lý nhân sự nói chung và của công ty nói riêng.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý nhân sự tại công ty,
từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp có thể áp dụng, tiến hành phân tích thiết kế hệ
1


thống thông tin quản lý nhân sự cho công ty nhằm tạo ra một hệ thống thông tin quản
lý nhân sự phù hợp và mang tính thiết thực đối với hoạt động quản lý nhân sự đem lại
hiệu quả trong công việc của công ty CYBERSOFT
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chi nhánh công ty cổ phần CYBERSOFT tại
Hà Nội cùng với các hoạt động, quy trình quản lý nhân sự của công ty.
- Phạm vi nghiên cứu:
Là một đề tài nghiên cứu khóa luận của sinh viên nên phạm vi nghiên cứu của đề
tài chỉ mang tầm vi mô, giới hạn chỉ trong một doanh nghiệp và trong giới hạn khoảng
thời gian ngắn. Cụ thể:
Về không gian: Nghiên cứu HTTT quản lý nhân sự tại Công ty cổ phần phần
mềm CYBERSOFT tại Hà Nội
Thời gian: thời gian nghiên cứu đề tài từ 10/10/2018 đến 04/12/20118

Nguồn số liệu nghiên cứu từ năm 2010 đến cuối năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập thông tin tại chi nhánh công ty cổ phần phần mềm CYBERSOFT tại Hà
Nội là công việc quan trọng quyết định tạo nên chất lượng chuyên đề thực tập. Thu
thập thông tin gì, như thế nào, bao nhiêu là đủ là một bài toán khó.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Đây là phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu (sơ cấp và thứ cấp) về các đối
tượng cần tìm hiểu. Từ nguồn tài liệu thu thập được, sử dụng các phương pháp phân
tích, xử lý và tổng hợp số liệu khác ta có thể tạo ra nguồn thông tin chính xác và cần
thiết. Thu thập tài liệu chính là phương pháp tạo ra đầu vào cho quá trình biến đổi dữ
liệu thành nguồn thông tin hữu ích.
Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu trong khóa luận tốt nghiệp này nhằm thu
thập được các dữ liệu sơ cấp (bảng câu hỏi phỏng vấn) và thứ cấp (các lý thuyết về hệ
thống thông tin quản lý và phân tích thiết kế hệ thống, các thông tin trên website, các
bài nghiên cứu, tìm hiểu về công ty cổ phần phần mềm CYBERSOFT tại Hà Nội …)
để làm nguồn tài liệu hữu ích cho quá trình phân tích, xử lý sau này.
Phương pháp thu thập tài liệu:
Gửi phiếu phỏng vấn: chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn gửi tới các phòng ban
để tìm hiểu những nội dung liên quan đến thực trạng hệ thống thông tin quản lý nhân
sự hiện tại và nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhân sự mới của công ty.

2


Quan sát trực tiếp cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc của doanh nghiệp để
nắm bắt được các nghiệp vụ quản lý nhân sự tại công ty.
Tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu:
Sau khi đã thu thập được các số liệu (sơ cấp, thứ cấp) tiến hành tổng hợp,
phân tích, so sánh, đánh giá các dữ liệu thu thập được, có thể rút ra một số đánh giá
về thực trạng công tác quản lý nhân sự và tình hình hệ thống thông tin quản lý nhân

sự tại cổ phần phần mềm CYBERSOFT tại Hà Nội. Từ đó, ta có thể nhận thấy tính cấp
thiết của đề tài khóa luận này.
Đồng thời, từ kết quả khảo sát, ta sẽ lựa chọn được biện pháp và quy trình
phân tích thiết kế hệ thống cho phù hợp, đảm bảo đáp ứng được những mục tiêu đặt ra
của đề tài.
Phương pháp quan sát:
Là phương pháp được sử dụng mọi lúc, nọi nơi, đòi hỏi sự chủ động của bản thân
mỗi người. Qua quan sát, sinh viên sẽ thu được rất nhiều kiến thức cũng như nảy sinh
các vấn đề còn thắc mắc.
Phương pháp phỏng vấn:
. Qua Skype có thể dễ dàng trao đổi với mọi nhân viên trong công ty các vấn đề
phục vụ cho công tác nghiên cứu của mình. Tất cả các nhân viên đều rất nhiệt tình,
thân thiện giúp đỡ sinh viên.
5. Kết cấu của đề tài:
Nội dung của đề tài được chia thành 3 phần lớn, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Nêu ra tầm quan trọng của đề tài, tính cấp thiết của đề tài, đồng thời đặt ra mục
tiêu cụ thể cần giải quyết trong đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
thực hiện đề tài.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng phần mền quản lý nhân sự của
công ty cổ phần phần mền CYBERSOFT chi nhánh hà nội
Hệ thống hóa kiến thức lý luận cơ bản về phân tích và thiết kế hệ thống thông tin
và mô hình quản lý nhân sự của công ty cổ phần phần mền cybersoft chi nhánh hà nội .
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhân sự tại công ty, từ đó đề xuất một số giải
pháp phù hợp.
Chương 3: Phân tích, thiết kế hê thống nhân sự tại chi nhánh Công ty cổ
Phần phần mềm CYBERSOFT tại Hà Nội.

3



Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, từ các sơ đồ hướng đối tượng như sơ đồ use
case, sơ đồ lớp, sơ đồ hoạt động, sơ đồ trạng thái cho đến việc thiết kế hệ thống cho
công ty theo hướng đối tượng. Tổng kết lại đề tài nghiên cứu khóa luận và đưa ra
hướng phát triển của đề tài.

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ VÀ PHÂN TÍCH
THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Các khái niệm về nhân sự

theo (Nguồn “PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân và ThS.

Nguyễn Vân Điềm , Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Giáo Dục.”)
Nhân lực: Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này
bao gồm thể lực và trí lực. Trong sản xuất kinh doanh truyền thống, việc sử dụng thể
lực con người là không bao giờ thiếu và đã được khai thác gần tới mức cạn kiệt. Sự
khai thác khả năng trí lực của con người là còn mới mẻ và không bao giờ cạn kiệt vì
đây là kho tàng còn nhiều bí ẩn của con người.
Quản lý nhân sự: Quản lý nhân sự hay quản lý nhân lực là sự khai thác và sử
dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả.
Quản lý nhân sự có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực không riêng gì trong sản xuất kinh
doanh. Tiếp cận theo chức năng quản lý thì quản lý nhân lực là hoạt động hoạch định,
tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động liên quan đến việc thu hút, sử dụng và
phát triển con người.
Mục tiêu quản lý nhân sự: Mục tiêu của quản lý nhân sự là có thể quản lý nhân

viên một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Đó không chỉ là quản lý về lương, thưởng mà
còn là quản lý hồ sơ, quản lý tuyển dụng,…
Tác dụng của quản lý nhân sự: Quản lý nhân sự góp phần vào việc giải quyết các
mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động. Mỗi công ty hoạt động được đều phải có các
phòng ban, có cấp trên, cấp dưới, chính vì vậy công tác quản lý nhân sự tạo ra một bầu
không khí cho doanh nghiệp, công ty, giúp công ty hoạt động và phát triển. Đây có thể
coi là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của công ty.
Các hình thức và mô hình tổ chức quản lý nhân sự (có 3 hình thức quản lý nhân
sự chính):
+ Lấy cá nhân làm trung tâm, tập trung ảnh hưởng: Hình thức này có đặc tính là
quyền lực tập trung vào tay một nhân vật quan trong, nhân viên chỉ là công cụ tạo lợi
nhuận, không có quyền tham gia vào hoạch định, định hướng phát triển công ty. Hình
thức này cứng nhắc không có chuyển biến, không phát huy được những ưu điểm của
các nhân viên.

5


+ Cá nhân làm trung tâm nhưng theo hướng quản lý tập thể:Hình thức này có
đặc điểm là quyền lợi của công ty được phân phối xuống từng nhân viên, mọi chính
sách đều xuất phát từ lợi ích chung, mọi nhân viên đều có quyền bày tỏ quan điểm, có
tính dân chủ.Nó phát huy được tối đa những ưu điểm của nhân viên.
+ Tập thể lãnh đạo kiểu cũ:Nhiều người lãnh đạo nhưng không thấy vai trò của
người chỉ huy cao nhất dẫn đến việc trách nhiệm không được quy định cụ thể cho cá
nhân nào, nhiều công việc rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc” bị đình trệ
hoặc có làm cũng không thành công. Thường xuất hiện nhiều hội đồng kiểm duyệt với
bất cứ một dự án nào.
Hệ thống thông tin quản lý nhân sự: Hệ thống thông tin quản lý nhân sự là hệ
thống bao gồm tất cả những quyết định và hoạt động quản lý (tuyển dụng, quản lý, trả
lương, nâng cao hiệu quả hoạt động và sa thải nhân viên trong công ty…) có ảnh

hưởng đến mối quan hệ giữa công ty và đội ngũ nhân viên của công ty.
1.1.2 Tầm quan trọng của quản lý nhân sự
Quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của công ty
bởi nó phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (vốn,
cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, người lao động), các yếu tố này có mối quan
hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau. Quản trị nhân lực cũng là yếu tố giúp ta
nhận biết được một tổ chức hoạt động tốt hay không hoạt động tốt, thành công hay
không thành công. Một khi con người được sắp xếp, bố trí tương xứng với công việc
sẽ giúp cho công ty thực hiện với hiệu quả cao và đạt được sự thỏa mãn của nhân viên,
duy trì được những nhân viên có hiệu quả ở mức cao và hạ thấp sự vắng mặt. Trong
trường hợp công ty có công tác quản lý nhân sự không tốt thì không phát huy được hết
cơ hội cho từng nhân viên từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó, quản lý nhân sự là nhân tố then chốt thành bại của người lãnh đạo.
Những nhà quản trị nhân sự giỏi là người phát hiện ra những kỹ năng của nhân viên,
hiểu biết về tính khí của nhân viên để bố trí phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn công việc.
Hơn nữa, quản trị nhân sự góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn
đề lao động.
1.2. MỘT SỐ VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
- Hệ thống
6


Hệ thống bao gồm tập hợp các phần tử có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và
cùng hoạt động để đạt mục đích chung.
(Theo giáo trình “phân tích và thiết kế HTTT” của Thạc Bình Cường, nhà xuất
bản Thống Kê, Hà Nội)
- Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần
mềm dữ liệu… thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin

trong một tập các ràng buộc được gọi là môi trường.
Mỗi hệ thống thông tin có 5 bộ phần chính là phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ
liệu, mạng và con người.

Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát các thành phần của HTTT
(Nguồn: Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý, Trường Đại học Thương mại)
- Hệ thống thông tin quản lý (Management Infomation System)
Hệ thống thông tin quản lý là các HTTT trợ giúp các hoạt động quản lý như lập
kế hoạch, giám sát, tổng hợp, báo cáo và ra quyết định ở các cấp quản lý bậc trung.
+ Nhiệm vụ HTTT quản lý
Nhiệm vụ đối ngoại: Nhiệm vụ đối ngoại là thu thập thông tin từ phía ngoài hệ
thống phục vụ các hoạt động bên trong của hệ thống đồng thời đưa các thông tin ra
bên ngoài như các thông tin về giá cả thị trường, sức lao động, nhu cầu hàng hóa.
Nhiệm vụ đối nội: Nhiệm vụ đối nội làm cầu nối liên lạc giữa các bộ phận của hệ
kinh doanh, cung cấp thông tin cho hệ tác nghiệp và các hệ đưa ra quyết định như các
7


thông tin phản ánh tình trạng nội bộ của cơ quan tổ chức trong hệ thống đồng thời
thông tin về tình trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống thông tin của doanh nghiệp.
+ Với hạt nhân là CSDL hợp nhất, HTTT quản lý có thể hỗ trợ cho nhiều lĩnh
vực chức năng khác nhau trong đó HTTT quản lý có các chức năng chính là:
 Thu nhập, phân tích và lưu trữ các thông tin một cách hệ thống, những thông
tin có ích được cấu trúc hoá để có thể lưu trữ và khai thác trên các phương tiện tin học.
 Thay đổi, sửa chữa, tiến hành tính toán trên các nhóm chỉ tiêu, tạo ra các thông
tin mới.
 Phân phối và cung cấp thông tin.
Chất lượng của HTTT quản lý được đánh giá thông qua tính nhanh chóng trong
đáp ứng các yêu cầu thông tin, tính mềm dẻo và tính toàn vẹn, đầy đủ của hệ thống.
Hệ thống thông tin nhân sự: Hệ thống thông tin nhân sự là hệ thống bao gồm tất

cả những quyết định và hoạt động quản lý (tuyển dụng, quản lý, trả lương, nâng cao
hiệu quả hoạt động, và sa thải nhân viên trong doanh nghiệp…) có ảnh hưởng đến mối
quan hệ giữa doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp.
1.2.2. Các phương pháp tiếp cận trong phân tích thiết kế hệ thống thông tin
-Phân thích thiết kế theo Phương pháp hướng chức năng:.
Đây là lối tiếp cận truyền thống của ngành Công nghệ phần mềm, quan tâm chủ
yếu tới những thông tin mà hệ thống sẽ giữ gìn.
Căn cứ vào thông tin người dùng cần => thiết kế dữ liệu để chứa những thông
tin đó, cung cấp Forms để nhập thông tin và in báo cáo để trình bày các thông tin.
=> Tập trung vào thông tin.
- Phân thích thiết kế theo phương pháp hướng đối tượng:
Đối tượng = chức năng + dữ liệu hệ th ống = tập hợp các đối tượng + quan hệ
giữa các đối tượng
Cách tiếp cận hướng đối tượng là một lối tư duy theo cách ánh xạ các thành phần
trong bài toán vào các đối tượng ngoài đời thực. Với cách tiếp cận này, một hệ thống
được chia tương ứng thành các thành phần nhỏ g ọi là các đối tượng, mỗi đối tượng
bao gồm đầy đủ cả dữ liệu và hành động liên quan đến đối tượng đó.

8


1.2.3. Quy trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý
- Phân tích hệ thống: Xác định chức năng nghiệp vụ là bước đầu tiên của phân
tích hệ thống. Để phân tích yêu cầu thông tin của tổ chức ta phải biết được tổ chức
thực hiện những nhiệm vụ, chức năng gì. Từ đó tìm ra các dữ liệu, các thông tin được
sử dụng và tạo ra trong các chức năng cũng như những hạn chế, các ràng buộc đặt lên
các chức năng đó. Tất cả mọi hệ thống đều phải sử dụng một cơ sở dữ liệu của mình,
đó có thể là một cơ sở dữ liệu đã có hoặc một cơ sở dữ liệu được xây dựng mới. Cũng
có những hệ thống sử dụng cả cơ sở dữ liệu cũ và mới. Việc phân tích và thiết kế cơ sở
dữ liệu cho một hệ thống có thể tiến hành đồng thời với việc phân tích và thiết kế hệ

thống hoặc có thể tiến hành riêng. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng một cơ sở dữ liệu
giảm được tối đa sự dư thừa dữ liệu đồng thời phải dễ khôi phục và bảo trì.
-Thiết kế hệ thống: Sau giai đoạn phân tích, khi các yêu cầu cụ thể đối với hệ
thống đã được xác định, giai đoạn tiếp theo là thiết kế cho các yêu cầu mới. Công tác
thiết kế xoay quanh câu hỏi chính: Hệ thống làm cách nào để thỏa mãn các yêu cầu đã
được nêu trong Đặc Tả Yêu Cầu? Một số các công việc thường được thực hiện trong
giai đoạn thiết kế: Nhận biết form nhập liệu tùy theo các thành phần dữ liệu cần nhập,
nhận biết reports và những output mà hệ thống mới phải sản sinh, thiết kế forms (vẽ trên
giấy hay máy tính, sử dụng công cụ thiết kế), nhận biết các thành phần dữ liệu và bảng
để tạo database, ước tính các thủ tục giải thích quá trình xử lý từ input đến output.
- Quy trình phát triển một hệ thống thông tin bao gồm các giai đoạn.
Giai đoạn 1: Khảo sát dự án
Khảo sát hiện trạng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển một hệ thống
thông tin. Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là tìm hiểu, thu thập thông tin
cần thiết để chuẩn bị cho việc giải quyết các yêu cầu được đặt ra của dự án. Giai đoạn
khảo sát được chia làm hai bước:
.Giai đoạn 2: Phân tích hệ thống
Mục tiêu của giai đoạn là xác định các thông tin và chức năng xử lý của hệ
thống, cụ thể
Giai đoạn 3: Thiết kế
Thông qua thông tin được thu thập từ quá trình khảo sát và phân tích, các chuyên gia
sẽ chuyển hóa vào phần mềm, công cụ chuyên dụng để đặc tả thiết kế hệ thống chi tiết.

9


Giai đoạn 4: Thực hiện
Đây là giai đoạn nhằm xây dựng hệ thống theo các thiết kế đã xác định.
Giai đoạn 5: Kiểm thử
Kết quả cuối cùng là một hệ thống thông tin đạt yêu cầu đặt ra.

Giai đoạn 6: Triển khai và bảo trì
Lắp đặt phần cứng để làm cơ sở cho hệ thống. đào tạo hướng dẫn sử dụng bảo
hành…
1.2.4. Khái niệm chung về ngôn ngữ UML
- Khái niệm về UML (Unified Modeling Language)
UML là ngôn ngữ mô hình hóa hợp nhất dùng để biểu diễn hệ thống. Nói một
cách đơn giản là nó dùng để tạo ra các bản vẽ nhằm mô tả thiết kế hệ thống. Các bản
vẽ này được sử dụng để các nhóm thiết kế trao đổi với nhau cũng như dùng để thi công
hệ thống (phát triển), thuyết phục khách hàng, các nhà đầu tư v.v.. (Giống như trong
xây dựng người ta dùng các bản vẽ thiết kế để hướng dẫn và kiểm soát thi công, bán
hàng căn hộ v.v..)
-Sử dụng UML
UML sử dụng để vẽ cho nhiều lĩnh vực khác nhau như phần mềm, cơ khí, xây
dựng v… trong phạm vi các bài viết này chúng ta chỉ nghiên cứu cách sử dụng UML
cho phân tích và thiết kế hướng đối tượng trong ngành phần mềm. OOAD sử dụng
UML bao gồm các thành phần sau:
View (góc nhìn)
Mỗi góc nhìn như thầy bói xem voi, nó không thể hiện hết hệ thống nhưng thể
hiện rõ hệ thống ở một khía cạnh. Chính vì thế trong xây dựng có bản vẽ kiến trúc
(nhìn về mặt kiến trúc), bản vẽ kết cấu (nhìn về mặt kết cấu), bản vẽ thi công (nhìn về
mặt thi công).
Diagram (Bản vẽ)
Diagram có thể dịch là sơ đồ. Tuy nhiên ở đây chúng ta sử dụng từ bản vẽ cho dễ
hình dung. Các bản vẽ được dùng để thể hiện các góc nhìn của hệ thống.
Notations (các ký hiệu)
Notations là các ký hiệu để vẽ, nó như từ vựng trong ngôn ngữ tự nhiên. Phải biết
từ vựng thì mới ghép thành câu, thành bài được. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ các notations
trong từng bản vẽ sau này. Dưới đây là vài ví dụ về notation.
10



Mechanisms (Rules)
Mechanisms là các qui tắc để lập nên bản vẽ, mỗi bản vẽ có qui tắc riêng và bạn
phải nắm được để tạo nên các bản vẽ thiết kế đúng. Các qui tắc này chúng ta sẽ bàn kỹ
trong các bài về các bản vẽ.
-Các loại biểu đồ
Sơ đồ lớp (Class Diagram):Biểu diễn cái nhìn tĩnh về hệ thống dựa trên các khái
niệm lớp, thuộc tính và phương thức.
Các phần tử mô hình: Lớp. Thuộc tính: Phạm_vi

tên_thuộc_tính:

kiểu_thuộc_tính. Phương thức: Phạm_vi Tên (danh sách tham số):kiểu trả vể
Các kiểu lớp trong UML:

Các mối quan hệ trong biểu đồ lớp:
Khái quát hóa/tổng quát hóa (generalization):
Quan hệ kết hợp (association):
Quan hệ cộng hợp/ tụ hợp (Aggregation):
Quan hệ hợp thành (composition)
Quan hệ phụ thuộc (dependency):
Ví dụ:

11


Biểu đồ Use case:
Biểu diễn sơ đồ chức năng của hệ thống. Mỗi usecase mô tả một chức năng mà
HT cần phải có xét từ góc độ người dùng. Các biểu đồ usecase có thể phân rã theo
nhiều mức khác nhau.

Các phần tử mô hình:

Ví dụ: Hệ thống quản lý thư viện:
- Người quản trị: đăng nhập vào hệ thống, thực hiện cập nhật thông tin và quản lý
các giao dịch mượn, trả sách.
- Bạn đọc: chỉ có thể tìm kiếm, tra cứu thông tin.

Sơ đồ trạng thái (State Machine Diagram):
Biểu diễn các trạng thái và sự chuyển trạng thái của các lớp. Phạm vi của biểu đồ
trạng thái?
Các thành phần của biểu đồ trạng thái:
- Trạng thái (state):

12


Ví dụ: Trạng thái lớp thẻ mượn sách

Sơ đồ thành phần (Component Diagram):
Biểu đồ thành phần được sử dụng để biểu diễn các thành phần phần mềm cấu
thành nên hệ thống.
Một hệ phần mềm có thể được xây dựng từ đầu bằng cách sử dụng mô hình lớp
như đã trình bày trong các phần trước của tài liệu, hoặc cũng có thể được tạo nên từ
các thành phần sẵn có (COM, DLL).
Sơ đồ hoạt động (Activity Diagram):
Biểu đồ hoạt động biểu diễn các hoạt động và sự đồng bộ, chuyển tiếp các hoạt
động của hệ thống trong một lớp hoặc kết hợp giữa các lớp với nhau trong một chức
năng cụ thể.
13



Các phần tử mô hình:

Ví dụ: Chức năng mượn sách
- Khi bạn đọc yêu cầu mượn sách cần kiểm tra xem bạn đọc đó có quyền mượn
và sách cần mượn có còn trong kho hay ko?
- Nếu thỏa mãn cả 2 điều kiện trên mới cho mượn.

Sơ đồ triển khai (Deployment Diagram):
Biểu đồ triển khai biểu diễn kiến trúc cài đặt và triển khai hệ thống dưới dạng các
nodes và các mối quan hệ giữa các node đó. Thông thường, các nodes được kết nối với
nhau thông qua các liên kết truyền thông như các kết nối mạng, liên kết TCPIP,
microwave…

14


Sơ đồ tuần tự:
Biểu diễn mối quan hệ giữa các đối tượng và các tác nhân theo thứ tự thời gian.
Nhấn mạnh đến thứ tự thực hiện các tương tác.
Các phần tử mô hình: Đối tượng:
Các thông điệp (message):

- Ví dụ: chức năng đăng nhập

15


1.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới, tình hình nghiên cứu, ứng dụng hệ thống thông tin quản lý vào hoạt
động sản xuất kinh doanh rất phát triển. Tiêu biểu có các nghiên cứu ở nước ngoài như
sau:
Tác giả Anthony I. Wasserman với bài báo được công bố lần đầu tiên vào tháng
1, năm 1980 có tựa đề: “Information system design methodology”. Bài báo đã phân
tích tầm quan trọng, cần thiết của việc phân tích, thiết kế và phát triển một hệ thống
thông tin, tác giả bài viết đưa ra những lý do thúc đẩy việc khảo sát, tìm hiểu, tiếp cận
một số công cụ kỹ thuật kết hợp với phương pháp để tổ chức, quản lý, hỗ trợ trong
công việc thiết kế phần mềm và cách thức các tổ chức phát triển một hệ thống thông
tin hiệu quả.
Chokgijgarn,

Paulpone

(1995),

Master

Project

“Analysis/Design

and

Documentation of an Information System for an Automobile Dealership in Thailand”,
library.uis.edu. Bài nghiên cứu đã phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý chung
bao gồm cả quản lý việc cung cấp các dịch vụ của công ty nhằm giúp công ty giải
quyết vấn đề không trùng khớp số liệu, thất thoát doanh thu dịch vụ cung cấp.
Qua những đề tài nghiên cứu và bài báo trên có thể thấy được xu hướng đầu tư,
phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp rất phổ biến và được

quan tâm cả trong và ngoài nước.Chính vì vậy, việc nên phân tích thiết kế hệ thống
thông tin quản lý bán hàng cho doanh nghiệp đặc biệt là để quản lý hàng hóa và dịch
vụ - những đối tượng kinh doanh chính được đánh giá là rất có ích cho việc quản lý, ra
quyết định, tăng doanh thu và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, việc này cũng đặt ra
câu hỏi, nên phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý hàng hóa và dịch vụ như thế
nào và bằng phương pháp nào để phù hợp với quy mô và lĩnh vực hoạt động của một
doanh nghiệp cụ thể, để việc đầu tư thời gian, tiền bạc và trí lực con người có hiệu quả
như mong đợi. Trước những đòi hỏi chung của thời điểm mà mọi doanh nghiệp đều cố
gắng giảm chi phí tìm
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Phần mềm quản lý nhân sự đã xuất hiện từ lâu và được thực hiên rộng rãi trên thế
giới. Tuy nhiên phần mềm quản lý nhân sự mới được biết đến nhiều ở nước ta trong
khoảng hơn chục năm trở lại đây cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin nhưng
16


đến nay phần mềm quản lý nhân sự đã trở lên phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp có
quy mô vừa và lớn. Do nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản lý nhân sự nên đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu tới vấn đề này. Sau đây là một số công trình nghiên
cứu liên quan:
- Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Thiết kế phần mềm quản lý nhân sự tại mỏ than
Cọc Sáu” của Vũ Anh Quyết - lớp Tin 44C - Khoa Quản trị hệ thống thông tin kinh tế,
Đại học Kinh tế quốc dân (2010). Luận văn đã làm rõ một số lý thuyết về phương
pháp phát triển hệ thống thông tin quản lý và quy trình phân tích thiết kế hệ thống
hướng cấu trúc. Luận văn cũng đã hoàn thành các bước phân tích thiết hệ thống thông
tin và xây dựng được mã chương trình.
- - Đồ án tốt nghiệp với đề tài “Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý
nhân sự tại Công ty cổ phần Dược Trung ương Medipantex” của Nguyễn Hoàng Hải
khoa (2013) Công nghệ thông tin Đại học Bách khoa Hà Nội . Đồ án trình bày quá
trình quản lý nhân sự tại công ty, nêu thực trạng, phân tích và cài đặt thử nghiệm trên

hệ thống của công ty. Đồ án sử dụng ngôn ngữ C# , cài đặt trên phần mềm SQL sever.
- Khóa luận với đề tài “Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại
Công ty TNHH TBA Việt Nam” của Hoàng Thế Quyền, K52 – Khoa Công nghệ thông
tin, Đại học Vinh (2014). Nội dung của đề tài đã khái quát được các chức năng cơ bản
cho công việc quản lý nhân sự như chấm công, quản lý hồ sơ nhân viên,… và phân
tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý theo phương pháp hướng cấu trúc.

17


×