Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

luận văn hệ thống thông tin kinh tế ứng dụng internet of things (IOT) trong cung cấp các giải pháp bán hàng tại công ty cổ phần công nghệ BNC việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.45 KB, 48 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTTKT & TMĐT
————

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG INTERNET OF THINGS (IOT) TRONG CUNG
CẤP CÁC GIẢI PHÁP BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CÔNG NGHỆ BNC VIỆT NAM.

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. NGUYỄN VĂN MINH

Sinh viên thực hiện

: LÊ THỊ BÍCH

Lớp

: K51I1

MSV

: 15D140006

HÀ NỘI – 2019



TÓM LƯỢC
Trong thời đại công nghệ 4.0 khi mọi vật đều có kết nối Internet, mọi nền tảng
thiết bị đều trở nên nhanh hơn, thông minh hơn. Nắm bắt được các xu hướng đó trên
thế giới đã có không ít các công ty Thương mại điện tử áp dụng thành công nền tảng
Internet of things để phát triển dẫn đầu
Công ty Cổ phần Công nghệ BNC Việt Nam là một doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực Thương mại điện tử cung cấp các giải pháp bán hang hỗ trợ các doanh
nghiệp và cá nhân. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công ty đã gặp nhiều
những khó khăn. Bên cạnh đó là những thành tựu mà công ty đã nỗ lực để đạt đựơc
thành quả hoạt động kinh doanh lớn mạnh như bây giờ. Doanh thu và lợi nhuận hàng
năm đều không ngừng tăng lên và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị
trường. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ngày càng cạnh tranh gay gắt, các
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển họ cũng phải cạnh tranh, phải cố gắng nâng
cao hiệu quả kinh doanh, cố gắng giữ uy tín chiếm giữ thương hiệu trên thị trường.
Đặc biệt để có thể tồn tại lâu dài thì trước tiên doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi.
Do đó, các doanh nghiệp phải thực hiện cho mình các phương châm tối đa doanh thu
và tối thiểu chi phí.
Nhận thức được vai trò của việc áp dụng nền tảng của Internat of things: “Ứng
dụng Internet of things (IOT) trong cung cấp các giải pháp bán hàng tại Công ty Cổ
phần Công nghệ BNC Việt Nam” để làm khóa luận tốt nghiệp.
Đề tài hướng tập trung chuyên sâu vào việc nghiên cứu, làm rõ một số lý luận cơ
bản về nền tảng kết nối Internet of things, từ đó đề xuất và kiến nghị, đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ứng dụng Internet of thing của Công ty
Cổ phần Công nghệ BNC Việt Nam

LỜI CẢM ƠN


Sau một thời gian nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài
“Ứng dụng Internet of things (IOT) trong cung cấp các giải pháp bán hàng tại Công

ty Cổ phần Công nghệ BNC Việt Nam”, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô, cùng ban lãnh đạo và các
nhân viên trong Công ty.
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, em xin được gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến GS-Tiến sĩ: Nguyễn Văn Minh – Giảng viên Khoa Hệ thống thông tin Kinh
tế - Thương mại điện tử đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm khóa
luận tốt nghiệp này.
Em xin được gửi lời tri ân tới các Thầy cô giáo Trường Đại học Thương Mại, đặc
biệt là các thầy cô giáo Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - Thương mại điện tử đã cho
em có cơ hội học tập và tiếp thu những kiến thức để em có thể chuẩn bị nền tảng tốt
cho công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Ban giám đốc cùng toàn thể
nhân viên, các phòng ban của Công ty Cổ phần Công nghệ BNC Việt Nam đã tạo mọi
điều kiện trong suốt thời gian thực tập tại Công ty để em có thể tìm hiểu, nghiên cứu
những kiến thức thực tế và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em đã cố gắng hoàn thành bài khóa luận với tất cả sự nỗ lực của bản thân, nhưng
vẫn còn những hạn chế về kiến thức và thời gian nên khóa luận không tránh khỏi
những thiếu sót. Em kính mong quý thầy cô chỉ bảo và giúp đỡ để bài khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Sinh viên thực hiện
LÊ THỊ BÍCH

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt



CNTT

Information Technology

Công nghệ thông tin

IOT

Internet of things

Công nghệ thông tin Internet vạn
vật kết nối

NNCNC

High-tech agriculture

Nông nghiệp công nghệ cao

RFID

Radio frequency identification

Nhận dạng tần số vô tuyến điện

HVAC

Air conditioning, heating and


Hệ thống điều hòa không khí,

ventilation systems

sưởi ấm và thông gió


DANH MỤC HÌNH VẼ
STT Hình

Tên hình

Trang

1

1.1

Tỷ lệ người kết nối với IoT (Nguồn Cisco)

8

2

1.2

Ví dụ về XMPP (Nguồn: Bkaii)

10


1.3

Các giao thức IoT cần giải quyết thời gian đáp ứng (nguồn:

4
5

electronicdesign)
1.4

Vận chuyển Telemetry Queue Queue (MQTT) thực hiện một hệ
thống hub-and-spoke (Nguồn: electronicdesign)

1.5
6

Báo cáo của Gartner về xu hướng IoT trong 10 năm tới (Nguồn:

11
13

15

gartner)
7
11
12

1.6

3.1
3.2

Tốc độ phát triển của IoT (Nguồn: Bkav)

18

Quy trình quản ký kho (Nguồn: Tác giả)

37

Quy trình mua sản phẩm (Nguồn: Tác giả)

38


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1
2
3

Hình
Tên bảng
1
So sánh tốc độ truyền dữ liệu (Nguồn: Cytron)
3.a Kết cấu vốn kinh doanh của công ty (Nguồn:
BNC Group)
3.b Bảng thống kê đội ngũ cán bộ nhân viên BNC
Group năm 2016-2018 phân theo giới tính và

trình độ (Nguồn: BNC Group)

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trang
11
33
34


Từ khi cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ cụm từ IoT được nhắc đến nhiều hơn, nó
không chỉ mở ra con đường mới cho thế giới mà nó còn hứa hẹn sẽ mang lại những kết
quả triển vọng cho các doanh nghiệp nắm bắt và ứng dụng IoT trong hoạt động kinh
doanh sản xuất của tổ chức.
Trên thế giới IoT được ứng dụng rất phổ biến, IoT có mặt trên hầu hết các lĩnh
vực từ công nghệ, y tế, giáo dục, bán lẻ…cho tới các hệ thống giao thông. IoT mở ra
cho doanh nghiệp nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, giúp tiết kiệm các chi phí không cần
thiết, tiết kiệm thời gian. IoT giúp việc kết nối giữa các doanh nghiệp và người dùng
tiện lợi, nhận biết được tâm lý người dùng từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để
đưa doanh nghiệp của họ phát triển bền vững.
Tại Việt Nam IoT tuy mới chỉ bước vào giai đoạn khởi đầu, nhưng IoT đã cho
thấy những hiệu quả đầu tiên mà nó mang lại cho doanh nghiệp Việt. Từ khi IoT có
những bước phát triển, các doanh nghiệp Việt đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội đó , hình
thành một số ngành kinh doanh mới như nhà thông minh, các thiết bị thông minh,…đã
đem lại cơ hội kinh doanh không thể bỏ qua.
Công ty Cổ phần Công nghệ BNC Việt Nam là một trong những công ty phát
triển theo hướng Thương mại điện tử tại Việt Nam, Công ty chuyên cung cấp các dịch
vụ thiết kế website, các giải pháp bán hàng, giải pháp Marketing tổng thể hỗ trợ daonh
nghiệp và cá nhân.

Tuy vậy để có thể áp dụng thành công IoT thì không phải doanh nghiệp nào cũng
có thể làm được. Vì vậy qua việc nghiên cứu đề tài khóa luận có thể đưa ra một số giải
pháp giúp cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Công ghệ BNC Việt
Nam nói riêng cải tiến quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Trong thời gian gần đây IoT là vấn đề được nhắc nhiều nhất trong lĩnh vực công
nghệ và thương mại điện tử cũng như truyền thông. Tuy nhiên vấn đề này đã được
nhều người nhìn nhận từ rất sớm từ đó đưa ra những nhận định và ý kiến của riêng
mình. Dưới đây là một số nghiên cứu điển hình trên thế giới.


Timothy Chou (20/10/2016), Precision, NXB Bách Khoa Hà Nội.
Tiến sĩ Timothy Chou đã tạo ra Precision để giới thiệu cho chúng ta những điều
cơ bản của Internet Industrial Things (IoT). Cuốn sách đề cập tới việc ứng dụng IoT
vào nông nghiệp được minh họa rất trực quan. Tiến sĩ Timothy Chou cũng dẫn chứng
việc canh tác nông nghiệp chính xác thông qua ứng dụng IoT sẽ giúp giảm thiểu chi


phí về nhiên liệu vận hành máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu… các khả năng ứng
dụng các máy thu hoạch chính xác, có thể lên phương án thu hoạch hiệu quả nhất trên
cánh đồng từ việc máy móc phải di chuyển ít hơn, giảm tác động của máy làm tổn hại
đất trồng.


Maciej Kranz (11/20160), Buiding the enternet of things, NXB Wiley.
Maciej (Kranz), một trong những người tiên phong của IoT, đã nắm vững các
phương pháp hay nhất và kết hợp chúng với các hướng dẫn thiết thực để giúp độc giả
bắt đầu các chuyến đi IoT của riêng mình.
Cuốn sách này mô tả tác động, sự lan rộng và cơ hội phát sinh hàng ngày và cách

lãnh đạo doanh nghiệp có thể triển khai IoT ngày hôm nay để nhận ra những lợi thế
kinh doanh hữu hình. Thảo luận thảo luận về IoT từ một quan điểm kinh doanh, chiến
lược và tổ chức, và bao gồm các trường hợp sử dụng minh hoạ hiệu ứng gợn sóng mà
sự gián đoạn gần đây này mang lại chúng ta sẽ học cách tạo ra một kế hoạch IoT khả
thi phù hợp với chiến lược và định hướng của tổ chức của mình và cách thực hiện
chiến lược đó thành công bằng cách tích hợp IoT vào tổ chức mình trong tương lai.



John E.Rosman (28 /10 /2016).The Amazon way on IoT, NXB John E. Rossman.
Đây là cuốn sách giúp mọi người hiểu và xây dựng chiến lược IoT. Trong bài
phân tích chi tiết về cách tiếp cận của IoT và Amazon, John Rossman hướng dẫn độc
giả hiểu biết sâu sắc và kiến nghị trong các chiến lược và tư duy chuyển đổi kinh
doanh và xã hội.
The Amazon way on IoT giải thích cách kết hợp cảm biến, điện toán đám mây và
học máy có thể được sử dụng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng, cải tiến hoạt
động và xây dựng mô hình kinh doanh mới. Rossman cung cấp: Hướng dẫn thông qua
các mê cung của các công nghệ mới nổi, kinh nghiệm của khách hàng, và các mô hình
kinh doanh, để đến một công thức vừa phải cho tổ chức, các phương pháp chính để
thành công từ playbook của master Amazon như tạo ra những trải nghiệm của khách
hàng liền mạch, cải tiến quy trình và kinh doanh mới mô hình và các công cụ sử dụng
như cảm biến, học máy và điện toán đám mây, cách tiếp cận để giúp chúng ta giải
quyết công nghệ, kinh doanh và những thách thức nội bộ trong việc đổi mới với
internet của sự vật.
The Amazon way on IoT dành cho những người kinh doanh muốn học các
trường hợp, các khái niệm chính, công nghệ và công cụ để giúp phát triển, giải thích


và thực hiện cách tiếp cận IoT của chính họ. Là một nhà lãnh đạo ở Amazon, người đã
tổ chức một ghế hàng ghế đầu trong những năm xây dựng, Rossman hiểu được công ty

mang tính biểu tượng tốt hơn hầu hết. Từ khi bắt đầu chương trình người bán của bên
thứ ba của Amazon để tấn công vào các dịch vụ doanh nghiệp, ông đã chứng kiến tất
cả - những thành công đáng kinh ngạc, những thất bại ít được biết đến và những thử
nghiệm với kết quả vẫn được xác định.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Đề tài khóa luận: “Ứng dụng Internet of things (IOT) trong cung cấp các giải
pháp bán hàng tại” nhằm nghiên cứu lý luận về vấn đề ứng dụng IoT vào hoạt động
cung cấp các giải pháp bán hàng cho doanh nghiệp. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó,
tác giả hướng đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Thương mại
điện tử. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài khóa luận hướng đến những vấn đề cụ thể
như sau:
-

IoT là gì? Các giải pháp bán hàng là gì?

-

Vai trò của hiệu quả khi ứng dụng IoT vào hoạt động bán hang đa kênh của doanh
nghiệp là gì?

-

Các yếu tố cơ bản và quan trọng để áp dụng thành công là những yếu tố nào?

-

Thực trạng ứng dụng IoT vào các giải pháp bán hang của Công Ty Cổ Phần Công

-


Nghệ BNC Việt Nam
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng IoT vào hoạt động cung cấp giải

pháp bán hàng của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ BNC Việt Nam
4. Đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu
4.1.
Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng Internet of things (IOT) trong cung cấp các giải pháp bán hàng tại
4.2.

Công ty Cổ phần Công nghệ BNC Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Nhận thức rõ tầm quan trọng và tính cấp thiết của công tác nghiên cứu, kết hợp với
tình hình phát triển thương mại điện tử của công ty đề tài đặt ra một số vấn đề nghiên cứu
sau:
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Thương mại điện tử nói chung và
IoT nói riêng. Khóa luận cũng nghiên cứu những nguyên lý, nhân tố cơ bản ảnh hưởng
đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp các giải pháp bán hàng, đồng thời chỉ
rõ các chỉ tiêu đánh giá công tác nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp các giải pháp
bán hàng của Công ty Cổ phần Công nghệ BNC Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Khóa luận đưa ra thực trạng kinh doanh và cung cấp các giải


pháp bán hàng của Công Ty để tìm ra những tồn tại và hạn chế cùng nguyên nhân của
những tồn tại, hạn chế đó.
Từ đó, đề xuất triển khai các giải pháp ứng dụng IoT nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động cung cấp các giải pháp bán hàng cho Công ty Cổ phần Công Nghệ BNC
4.3.


Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ tình hình thực tiễn của Công ty Cổ phần Công nghệ BNC Việt Nam,
khóa luận phân định nội dung và phạm vi nghiên cứu như sau:
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Tình hình hoạt động cung cấp các giải pháp
bán hàng của Công ty Cổ phần Công nghệ BNC Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018.
Đây là giai đoạn Thương mại điện tử tai Việt Nam có những bước phát triển lớn, đặc

biệt là nền tảng Internet of things
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Việc thu thập dữ liệu là công việc đầu tiên và quan trọng của quá trình nghiên
cứu. Phương pháp thu thập dữ liệu là cách thức thu thập dữ liệu và phân loại sơ bộ các
tài liệu chứa đựng các thông tin liên quan tới đối tượng nghiên cứu của đề tài mình
thực hiện. Nguồn dữ liệu được sử dụng trong khóa luận tốt nghiệp dựa trên các cơ sở
dữ liệu được thu thập từ:
- Nguồn dữ liệu bên trong công ty: Báo cáo tài chính thường niên, báo cáo từ
phòng kế toán, tài liệu thống kê kinh tế của Công ty Cổ phần Công nghệ BNC Việt
Nam trong 3 năm 2015-2017.
- Nguồn dữ liệu bên ngoài công ty: Các luận văn, chuyên đề, các tài liệu như giáo
trình, tài liệu về kinh doanh nhập khẩu, website, google,internet,....
5.2. Phương pháp xử lý số liệu
Trong phạm vi đề tài này, tác giả đã sử dụng 2 phương pháp để xử lý dữ liệu:
phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp số liệu; phương pháp so sánh dữ liệu.
- Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp số liệu: Thống kê chi phí, doanh
thu, lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cùng các thông tin
thu thập từ bên ngoài sau đó tiến hành tổng hợp một cách có hệ thống.
- Phương pháp so sánh dữ liệu: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên

việc so sánh với chỉ tiêu cơ sở, qua đó xác định được xu hướng biến động của các chỉ
tiêu cần phân tích. Tùy theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu
mà ta có thể sử dụng cho hiệu quả.
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp


Ngoài lời mở đầu, kết luận, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ,
hình vẽ, danh mục các từ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo thì kết cấu của đề tài
khóa luận gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về internet of things và giải pháp bán
hàng trong thương mại điện tử.
Chương 2. Thực trạng ứng dụng internet of things vào hoạt động cung cấp các
giải pháp bán hàng của Công ty Cổ phần Công nghệ BNC Việt Nam
Chương 3. Đề xuất triển khai ứng dụng iot trong cung cấp các giải pháp bán hàng
tại Công ty Cổ phần Công nghệ BNC Việt Nam

I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ INTERNET OF THINGS VÀ GIẢI

PHÁP BÁN HÀNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.
1.1. Giới thiệu sơ lược về Internet of things
1.1.1. Lịch sử hình thành và khái niệm IOT
1.1.1.1. Lịch sử hình thành của IoT
IoT là một thuật ngữ dùng để chỉ các đối tượng có thể được nhận biết
(identifiable) cũng như chỉ sự tồn tại của chúng trong một kiến trúc mang tính kết nối.
Thuật ngữ này được đưa ra bởi Kevin Ashton vào năm 1999. Ông là một nhà
khoa học đã sáng lập ra Trung tâm Auto-ID ở đại học MIT, nơi thiết lập các quy chuẩn
toàn cầu cho RFID (một phương thức giao tiếp không dây dùng sóng radio) cũng như
một số loại cảm biến khác. IoT sau đó cũng được dùng nhiều trong các ấn phẩm đến từ

các hãng và nhà phân tích.
"Vạn Vật", trong khái niệm này, có thể hướng đến đa dạng thiết bị như máy theo
dõi nhịp tim, máy phát đáp vi mạch sinh học trên gia súc, loài ctenoides ales sinh sống
tại vùng nước ven bờ biển, xe hơi với cảm biến tích hợp, thiết bị phân tích ADN để
quan sát môi trường, thức ăn, mầm bệnh, hoặc thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ lực
lượng cứu hỏa trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Nhiệu luật gia gợi ý "Vạn Vật" nên
được xem là "một tổng thể không thể tách rời của phần cứng, phần mềm, dữ
liệu và dịch vụ mạng".


Năm 1999, Kevin Ashton đã đưa ra cụm từ IoT nhằm để chỉ các đối tượng có thể
được nhận biết cũng như sự tồn tại của chúng.
Năm 2016, IoT khẳng định được bước tiến của mình nhờ sự hội tụ của nhiều
công nghệ, bao gồm truyền tải vô tuyến hiện diện dầy đặc, phân tích dữ liệu thời gian
thực, học máy, cảm biến hàng hóa, và hệ thống nhúng. Điều này có nghĩa là tất cả các
dạng thức của hệ thống nhúng cổ điển, như mạng cảm biến không dây, hệ thống điều
khiển, tự động hóa (bao gồm nhà thông minh và tự động hóa công trình), …đều đóng
góp vào việc vận hành IoT.
1.1.1.2. Khái niệm IoT

IoT: Là một cơ sở hạ tầng mang tính toàn cầu cho xã hội thông tin, mang đến
những dịch vụ tiên tiến bằng cách kết nối các “Things” (cả physical lẫn virtual) dựa
trên sự tồn tại của thông tin, dựa trên khả năng tương tác của các thông tin đó, và dựa
trên các công nghệ truyền thông.
Things: Đối với Internet of Things, “Thing” là một đối tượng của thế giới vật
chất (physical things) hay thế giới thông tin ảo (virtual things). “Things” có khả năng
được nhận diện, và “Things” có thể được tích hợp vào trong mạng lưới thông tin liên
lạc.
IoT phải có 2 thuộc tính: một là đó phải là một ứng dụng internet. Hai là, nó phải
lấy được thông tin của vật chủ.



Hình 1.1: Tỷ lệ người kết nối với IoT
Nguồn: Cisco
Điểm quan trọng của IoT đó là các đối tượng phải có thể được nhận biết và định
dạng. Nếu mọi đối tượng, kể cả con người, được "đánh dấu" để phân biệt bản thân đối
tượng đó với những thứ xung quanh thì chúng ta có thể hoàn toàn quản lý được nó
thông qua máy tính. Việc đánh dấu (tagging) có thể được thực hiện thông qua
nhiều công nghệ, chẳng hạn như RFID, NFC, mã vạch, mã QR, watermark kĩ thuật
số... Việc kết nối thì có thể thực hiện qua Wi-Fi, mạng viễn thông băng rộng
(3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại...
Ngoài những kĩ thuật nói trên, nếu nhìn từ thế giới web, chúng ta có thể sử dụng
các địa chỉ độc nhất để xác định từng vật, chẳng hạn như địa chỉ IP. Mỗi thiết bị sẽ có
một IP riêng biệt không nhầm lẫn. Sự xuất hiện của IPv6 với không gian địa chỉ cực kì
rộng lớn sẽ giúp mọi thứ có thể dễ dàng kết nối vào Internet cũng như kết nối với nhau.

1.1.2. Cơ sở kĩ thuật và đặc điểm của IoT
1.1.2.1. Cơ sở kĩ thuật của IoT


Theo nghiên cứu của Trường Đại học Duy Tân cơ sở kĩ thuật của IoT được xây
dựng dựa trên 5 yếu tố sau:


Giao thức chính
Trong IoT, các thiết bị phải giao tiếp được với nhau. Dữ liệu sau đó phải được
thu thập và gửi tới máy chủ. Máy chủ cũng có để chia sẻ dữ liệu với nhau, có thể cung
cấp lại cho các thiết bị, để phân tích các chương trình, hoặc cho người dùng. Các giao
thức có thể dùng trong IoT là:
- MQTT: một giao thức cho việc thu thập dữ liệu và giao tiếp cho các máy chủ

-XMPP: giao thức tốt nhất để kết nối các thiết bị với mọi người, một trường hợp
đặc biệt của mô hình D2S, kể từ khi người được kết nối với các máy chủ
- DDS: giao thức tốc độ cao cho việc tích hợp máy thông minh (D2D)
- AMQP: hệ thống hàng đợi được thiết kế để kết nối các máy chủ với nhau (S2S)
MQTT (Message Queue Telemetry Transport), mục tiêu thu thập dữ liệu và giao
tiếp D2S. Mục đích là đo đạc từ xa, hoặc giám sát từ xa, thu thập dữ liệu từ
MQTT hoạt động đơn giản, cung cấp nhiều lựa chọn điều khiển và QoS. MQTT
không có yêu cầu quá khắt khe về thời gian, tuy nhiên hiều quả của nó là rất lớn, đáp
ứng tính thời gian thực với đơn vị tính bằng giây.
Các giao thức hoạt động trên nền tàng TCP, cung cấp các đáp ứng đơn giản, đáng
tin cậy.
XMPP ban đầu được gọi là "Jabber." Nó được phát triển cho các tin nhắn tức thời
(IM) để kết nối mọi người với những người khác thông qua tin nhắn văn bản. XMPP là
viết tắt của Extensible Messaging và Presence Protocol


Hình 1.2: Ví dụ về XMPP
Nguồn: Bkaii

• Năng lực truyền thông
Địa chỉ IP được coi là yếu tố quan trọng trong IoT, khi mà mỗi thiết bị được gán
một địa chỉ IP riêng biệt. Do đó khả năng cấp phát địa chỉ IP sẽ quyết định đến tương
lai của IoT. Hệ thống địa chỉ IPv4 được tạo ra mới mục đích đánh cho mỗi máy tính
kết nối vào mạng internet một con số riêng biệt, giúp cho thông tin có thể tìm tới đúng
nơi cần đến ngay khi nó được chuyển đi từ bất cứ địa điểm nào trên thế giới. Theo
thiết kế, Ipv4 có thể cung cấp 2^32 (tương ứng với khoảng 4,2 tỉ) địa chỉ IP, một con
số lớn không tưởng cách đây 30 năm. Tuy nhiên, sự bùng nổ mạnh mẽ của Internet đã
khiến cho số lượng địa chỉ IP tự do càng ngày càng khan hiếm. Mới đây, RIPE NCC Hiệp hội các tổ chức quản lý mạng Internet khu vực châu Âu phải đưa ra tuyên bố
rằng họ đã sử dụng đến gói địa chỉ IP chưa cấp phát cuối cùng (khoảng 1,8 triệu địa
chỉ).

Và sự ra đời của IPv6 như là một giải pháp cứu sống kịp thời cho sự cạn kiệt của
IPv4. Độ dài bit của là 128. Sự gia tăng mạnh mẽ của IPv6 trong không gian địa chỉ là
một yếu tố quan trọng trong phát triển Internet of Things.

• Công suất thiết bị
Các tiêu chí hình thức chính của thiết bị khi triển khai một ứng dụng IoT là phải
giá thành thấp, mỏng, nhẹ…và như vậy phần năng lượng nuôi thiết bị cũng sẽ trở nên
nhỏ gọn lại, năng lượng tích trữ cũng sẽ trở nên ít đi. Do đó đòi hỏi thiết bị phải tiêu
tốn một công suất cực nhỏ (Ultra Low Power) để sử dụng nguồn năng lượng có hạn
đó. Bên cạnh đó yêu cầu có những giao thức truyền thông không dây gọn nhẹ hơn,
đơn giản hơn, đòi hỏi ít công suất hơn (Low Energy Wireless Technologies) như
Zigbee, BLE (Bluetooth low energy), ANT/ANT+, NIKE+...


Bảng 1: So sánh tốc độ truyền dữ liệu
Nguồn: Cytron

• Công nghệ cảm biến (Sensor Technology)
Trong Internet of Things, cảm biến đóng vai trò then chốt, nó đo đạt cảm nhận
giá trị từ môi trường xung quanh rồi gửi đến bộ vi xử lý sau đó được gửi lên mạng.
Chúng ta có thể bắt gặp một số loại cảm biến về cảnh báo cháy rừng, cảnh báo động
đất, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm...Để giúp cho thiết bị kéo dài được thời gian
sống hơn thì đòi hỏi cảm biến cũng phải tiêu hao một lượng năng lượng cực kỳ thấp.
Bên cạnh đó độ chính xác và thời gian đáp ứng của cảm biến cũng phải nhanh. Để giá
thành của thiết bị thấp thì đòi hỏi giá cảm biến cũng phải thấp.

• Thời gian đáp ứng


Hình 1.3: Các giao thức IoT cần giải quyết thời gian đáp ứng

Nguồn: electronicdesign
Thời gian đáp ứng phải đảm bảo tính thời gian thực, sao cho hàng ngàn các node
mạng có thể truy cập vào hệ thống mà không xảy ra hiện tượng nghẽn mạng. Với các
ứng dụng D2D, thời gian đáp ứng trong khoảng 10us đến 10ms, trong khi ứng dụng
D2S, thời gian này là 10ms đến 1s. Với các ứng dụng S2S, không có yêu cầu khắt khe
về thời gian đáp ứng, tuy nhiên thông thường yêu cầu từ 3 đến 5s.
Nhiều thiết bị và vận chuyển dữ liệu đó đến máy trạm với ít xung đột nhất.
MQTT nhắm đến các mạng lớn của các thiết bị nhỏ mà cần phải được theo dõi hoặc
kiểm soát từ các đám mây


Hình 1.4: Vận chuyển Telemetry Queue Queue (MQTT) thực hiện một hệ thống
hub-and-spoke.
Nguồn: electronicdesign
Đặc điểm của IoT

1.1.2.2.


Thông minh
Sự thông minh và tự động trong điều khiển thực chất không phải là một phần
trong ý tưởng về IoT. Các máy móc có thể dễ dàng nhận biết và phản hồi lại môi
trường xung quanh (ambient intelligence), chúng cũng có thể tự điều khiển bản thân
(autonomous control) mà không cần đến kết nối mạng. Tuy nhiên, trong thời gian gần
đây người ta bắt đầu nghiên cứu kết hợp hai khái niệm IoT và autonomous control lại
với nhau. Tương lai của IoT có thể là một mạng lưới các thực thể thông minh có khả
năng tự tổ chức và hoạt động riêng lẻ tùy theo tình huống, môi trường, đồng thời
chúng cũng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thông tin, dữ liệu. Việc tích hợp trí
thông minh vào IoT còn có thể giúp các thiết bị, máy móc, phần mềm thu thập và phân
tích các dấu vết điện tử của con người khi chúng ta tương tác với những thứ thông

minh, từ đó phát hiện ra các tri thứcmới liên quan tới cuộc sống, môi trường, các mối



tương tác xã hội cũng như hành vi con người.
Kiến trúc dựa trên sự kiện


Các thực thể, máy móc trong IoT sẽ phản hồi dựa theo các sự kiện diễn ra trong
lúc chúng hoạt động theo thời gian thực. Một số nhà nghiên cứu từng nói rằng một
mạng lưới các sensor chính là một thành phần đơn giản của IoT


Là một hệ thống phức tạp
Trong một thế giới mở, IoT sẽ mang tính chất phức tạp bởi nó bao gồm một
lượng lớn các đường liên kết giữa những thiết bị, máy móc, dịch vụ với nhau, ngoài ra
còn bởi khả năng thêm vào các nhân tố mới.



Kích thước
Một mạng lưới IoT có thể chứa đến 50 đến 100 nghìn tỉ đối tượng được kết nối
và mạng lưới này có thể theo dõi sự di chuyển của từng đối tượng. Một con người
sống trong thành thị có thể bị bao bọc xung quanh bởi 1000 đến 5000 đối tượng có khả
năng theo dõi.



Vấn đề không gian, thời gian
Trong IoT, vị trí địa lý chính xác của một vật nào đó là rất quan trọng. Hiện

nay, Internet chủ yếu được sử dụng để quản lý thông tin được xử lý bởi con người. Do
đó những thông tin như địa điểm, thời gian, không gian của đối tượng không mấy quan
trọng bởi người xử lý thông tin có thể quyết định các thông tin này có cần thiết hay
không, và nếu cần thì họ có thể bổ sung thêm. Trong khi đó, IoT về lý thuyết sẽ thu
thập rất nhiều dữ liệu, trong đó có thể có dữ liệu thừa về địa điểm, và việc xử lý dữ
liệu đó được xem như không hiệu quả. Ngoài ra, việc xử lý một khối lượng lớn dữ liệu
trong thời gian ngắn đủ để đáp ứng cho hoạt động của các đối tượng cũng là một thách
thức hiện nay.



Luồng năng lượng mới
Hiện nay, IoT đang trải qua giai đoạn phát triển "bộc phát" và điều này xảy ra
nhờ vào một số nhân tố, trong đó gồm IPv6, 4G, chi phí, tính sẵn có của công
nghệ. Gary Atkinson, Giám đốc tiếp thị sản phẩm nhúng của ARM cho rằng, đã có
nhiều thiết bị chứng tỏ rằng có thể thu thập dữ liệu và truyền tải dữ liệu trên mạng
nhưng chỉ có giá khoảng 40USD/sản phẩm. Hiện nay, chúng ta có thể nhìn thấy các bộ
vi điều khiển 32-bit nền tảng ARM có giá dưới chỉ trên dưới 1USD (chỉ ở 23.000 đồng
- thời giá tháng 4/2017). Với bộ vi điều khiển này, con người có thể làm nhiều điều
trên đó. Thu thập và truyền dữ liệu rẻ hơn nhiều: chỉ 50 xu cho một bộ vi điều khiển
32-bit của ARM


ARM đã "nhanh chân" trong việc nhận ra rằng, ổ đĩa có xu hướng sử dụng các bộ
vi điều khiển 32-bit là giải pháp cho những người có ý định thực hiện một số quyết
định của riêng họ theo một cách tự động. Gary tin rằng, khả năng của các bộ vi điều
khiển này ngày càng tăng, điều này có nghĩa là người dùng có thể làm những điều mà
trước đây là bất khả.
Trong 5 năm tiếp theo, chúng ta sẽ thấy ngày càng có nhiều thiết bị trên thị
trường. Những thách thức đang diễn ra là quản lý dữ liệu và chuyển sang IPv6 (IPv6

đã sẵn sàng và chạy với địa chỉ đã được cấp phát. IPv4 đã cạn kiệt và 2011 chỉ còn lại
những địa chỉ cuối cùng).
Axel Pawlik, Giám đốc Quản lý của RIPE NCC lý giải tại sao IPv6 cần thiết cho
tương lai của IoT, với IPv6 chúng ta sẽ có lượng địa chỉ phong phú và điều này sẽ mở
ra khả năng gán địa chỉ cho mỗi thiết bị (gadget) và chip. Các giải pháp sẽ dễ dàng và
đơn giản hơn, rõ ràng hơn, có thể phục hồi đến từng mục địa chỉ riêng, và phạm vi
phát triển vô cùng to lớn.
Lan Pearson, nhà tương lai học với thành tích ấn tượng tại những hãng như BT,
Canon và Fujitsu cho rằng, những gì mà chúng ta thấy ở đây là chưa có tiền lệ hội tụ
và phát triển nhanh chóng, không giống như bất kỳ điều gì chúng ta từng thấy trước
đó. Động lực cho việc này chính là áp lực hướng đến công nghệ mới, để giúp chúng ta
tạo ra những chiếc máy tính nhanh hơn, những ổ đĩa có tốc độ quay nhanh
1.1.3. Các lĩnh vực ứng dụng IoT

Theo Gartner, Inc. (một công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ), sẽ có gần 26 tỷ
thiết bị trên IoT vào năm 2020. ABI Research ước tính rằng hơn 30 tỷ thiết bị sẽ
được kết nối không dây với "Kết nối mọi thứ" (Internet of Everything) vào năm 2020.


Hình 1.5: Báo cáo của Gartner về xu hướng IoT trong 10 năm tới
Nguồn: Gartner
Tích hợp với mạng Internet có nghĩa rằng thiết bị này sẽ sử dụng một địa chỉ IP
như là một định danh duy nhất. Tuy nhiên, do sự hạn chế không gian địa chỉ
của IPv4 (cho phép 4,3tỷ địa chỉ duy nhất), các đối tượng trong IOT sẽ phải sử
dụng IPv6 để phù hợp với không gian địa chỉ cực kỳ lớn cần thiết. Các đối tượng trong
IoT sẽ không chỉ có các thiết bị có khả năng cảm nhận xung quanh, mà còn cung cấp
khả năng truyền động (ví dụ, củ hoặc khóa điều khiển thông qua Internet) Ở một mức
độ lớn, tương lai của Internet of Things sẽ không thể không có sự hỗ trợ của IPv6; và
do đó việc áp dụng toàn cầu của IPv6 trong những năm tới sẽ rất quan trọng cho sự
phát triển thành công của IOT trong tương lai.

Khả năng kết nối vào mạng của thiết bị nhúng với CPU, bộ nhớ giới hạn và năng
lượng bền bỉ. IoT được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực. Hệ thống như vậy có thể
có nhiệm vụ thu thập thông tin trong các thiết lập khác nhau, từ các hệ sinh thái tự
nhiên cho các tòa nhà và các nhà máy, do đó việc tìm kiếm các ứng dụng trong lĩnh
vực cảm biến môi trường và quy hoạch đô thị.
Mặt khác, hệ thống IoT cũng có thể thực hiện các hành động, không chỉ cảm
nhận mọi thứ xung quanh. Hệ thống mua sắm thông minh, ví dụ, có thể theo dõi thói
quen mua người dùng cần ở một cửa hàng bằng cách theo dõi điện thoại di động của


họ. Người dùng sau đó có thể được cung cấp các cập nhật trên sản phẩm yêu thích của
họ, hoặc thậm chí là vị trí của các mục mà họ cần, hay tủ lạnh của họ cần. Tất cả đã tự
động chuyển vào điện thoại, ví dụ bổ sung các cảm biến trong các ứng dụng phản ứng
lại với nhiệt độ môi trường, điện và quản lý năng lượng, cũng như hỗ trợ hành trình
của các hệ thống giao thông vận tải
Tuy nhiên, các ứng dụng của IoT không chỉ giới hạn trong các lĩnh vực này.
Trường hợp sử dụng chuyên ngành khác của IoT cũng có thể tồn tại. Một cái nhìn tổng
quan về một số lĩnh vực ứng dụng nổi bật nhất được cung cấp ở đây. Dựa trên các
miền ứng dụng, sản phẩm IoT có thể chia thành năm loại khác nhau: thiết bị đeo thông
minh, nhà thông minh, thành phố thông minh, môi trường thông minh, và doanh
nghiệp thông minh. Các sản phẩm và giải pháp IoT trong mỗi thị trường có đặc điểm
khác nhau.
IoT có ứng dụng rộng vô cùng, có thể kể ra một số lĩnh vực như sau: Quản
lý chất thải, Quản lý và lập kế hoạch quản lý đô thị, Quản lý môi trường, Phản hồi
trong các tinh huống khẩn cấp, Mua sắm thông minh, Quản lý các thiết bị cá nhân,
Đồng hồ đo thông minh, Tự động hóa ngôi nhà
Một trong những vấn đề với IoT đó là khả năng tạo ra một ứng dụng IoT nhanh
chóng. Để khắc phục, hiện nay nhiều hãng, công ty, tổ chức trên thế giới đang nghiên
cứu các nền tảng giúp xây dựng nhanh ứng dụng dành cho IoT.
Đại học British Columbia ở Canada hiện đang tập trung vào một bộ toolkit cho

phép phát triển phần mềm IoT chỉ bằng các công nghệ/tiêu chuẩn Web cũng như giao
thức phổ biến. Công ty như ioBridge thì cung cấp giải pháp kết nối và điều khiển hầu
như bất kì thiết bị nào có khả năng kết nối Internet, kể cả đèn bàn, quạt máy...
Broadcom mới đây cũng đã giới thiệu hai con chip có mức tiêu thụ điện thấp và giá
rẻ dành cho các thiết bị "Internet of things". SoC đầu tiên, BCM4390, được tích hợp một
bộ thu phát sóng Wi-Fi 802.11 b/g/n hiệu suất cao để có thể dùng với các vi điều khiển 8
hoặc 16-bit. Broadcom nói rằng sản phẩm này có thể dùng trong các nồi nấu ăn thông
minh, bóng đèn, hệ thống an ninh cũng như các thiết bị gia dụng có khả năng điều khiển
và quản lý từ xa. SoC thứ hai, BCM20732, thì được tích hợp bộ thu phát tín


hiệu Bluetooth và nhắm đến những máy móc như bộ đo nhịp tim, bộ đo bước chạy, thiết
bị cảnh báo khi có vật gì đến gần hoặc ổ khóa cửa thông minh. Broadcom cũng đã đóng
góp các tập lệnh phần mềm hỗ trợ cho cả công nghệ Bluetooth thường và Bluetooth
Smart vào dự án Android Open Source (AOSP). Hiện bản mẫu của hai con chip này đang
được giao đến đối tác phần cứng và dự kiến sẽ được sản xuất đại trà trong quý 4 năm nay.

• Quản lý hạ tầng
Giám sát và kiểm soát các hoạt động của cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn như
cầu, đường ray tàu hỏa, và trang trại là một ứng dụng quan trọng của IoT. Các cơ sở hạ
tầng IoT có thể được sử dụng để theo dõi bất kỳ sự kiện hoặc những thay đổi trong
điều kiện cơ cấu mà có thể thỏa hiệp an toàn và làm tăng nguy cơ. Nó cũng có thể
được sử dụng để lập kế hoạch hoạt động sửa chữa và bảo trì một cách hiệu quả, bằng
cách phối hợp các nhiệm vụ giữa các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau và người sử
dụng của các cơ sở này. Thiết bị IoT cũng có thể được sử dụng để kiểm soát cơ sở hạ
tầng quan trọng như cầu để cung cấp truy cập vào tàu. Cách sử dụng của các thiết bị
iốt để theo dõi và hạ tầng hoạt động có khả năng cải thiện quản lý sự cố và phối hợp
ứng phó khẩn cấp, và chất lượng dịch vụ, tăng lần và giảm chi phí hoạt động trong tất
cả các lĩnh vực cơ sở hạ tầng liên quan. Ngay cả các lĩnh vực như quản lý chất
thải đứng được hưởng lợi từ tự động hóa và tối ưu hóa có thể được đưa vào bởi IoT.


• Y tế
Thiết bị IoT có thể được sử dụng để cho phép theo dõi sức khỏe từ xa và hệ
thống thông báo khẩn cấp. Các thiết bị theo dõi sức khỏe có thể dao động từ huyết
áp và nhịp tim màn với các thiết bị tiên tiến có khả năng giám sát cấy ghép đặc biệt,
chẳng hạn như máy điều hòa nhịp hoặc trợ thính tiên tiến. Cảm biến đặc biệt cũng có
thể được trang bị trong không gian sống để theo dõi sức khỏe và thịnh vượng chung là
người già, trong khi cũng bảo đảm xử lý thích hợp đang được quản trị và hỗ trợ người
dân lấy lại mất tính di động thông qua điều trị là tốt. Thiết bị tiêu dùng khác để khuyến
khích lối sống lành mạnh, chẳng hạn như, quy mô kết nối hoặc máy theo dõi tim mạch,
cũng là một khả năng của IoT.

• Xây dựng và tự động hóa nhà


Thiết bị IoT có thể được sử dụng để giám sát và kiểm soát các hệ thống cơ khí, điện
và điện tử được sử dụng trong nhiều loại hình tòa nhà. Hệ thống tự động hóa, như các tòa
nhà tự động hóa hệ thống, thường được sử dụng để điều khiển chiếu sáng, sưởi ấm, thông
gió, điều hòa không khí, thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc, giải trí và các thiết bị an ninh
gia đình để nâng cao sự tiện lợi, thoải mái, hiệu quả năng lượng và an ninh.

• Giao thông

Hình 1.6: Tốc độ phát triển của IoT
Nguồn: Gartner
Các sản phẩm IoT có thể hỗ trợ trong việc tích hợp các thông tin liên lạc, kiểm
soát và xử lý thông tin qua nhiều hệ thống giao thông vận tải. Ứng dụng của IoT mở
rộng đến tất cả các khía cạnh của hệ thống giao thông, tức là xe, cơ sở hạ tầng, và
người lái xe hoặc sử dụng. Năng động, tương tác giữa các thành phần của một hệ
thống giao thông vận tải cho phép truyền thông giữa nội và xe cộ, điều khiển giao

thông thông minh, bãi đậu xe thông minh, hệ thống thu phí điện tử, quản lý đội xe,
điều khiển xe, an toàn và hỗ trợ đường bộ.
1.2. Khái niệm về giải pháp bán hàng
1.2.1. Khái niệm thương mại điện tử


Khi nói về khái niệm thương mại điện tử (E-Commerce), nhiều người nhầm lẫn
với khái niệm của Kinh doanh điện tử (E-Business). Tuy nhiên, thương mại điện tử đôi
khi được xem là tập con của kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chú trọng đến
việc mua bán trực tuyến (tập trung bên ngoài), trong khi đó kinh doanh điện tử là việc
sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh
hiệu quả dù có hay không có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách hàng. Một số
khái niệm thương mại điện tử được định nghĩa bởi các tổ chức uy tín thế giới như sau:


Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản
xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên
mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận
cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".[20]



Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương
mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu
thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet." Các kỹ thuật thông tin liên lạc
có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ thương mại điện
tử.




Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán,
trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư
nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung
gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua
mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng
có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công.
Tóm lại, thương mại điện tử chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh
mạng Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua
các công cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử. Ngoài ra, theo nghiên cứu tại đại học
Texas, các học giả cho rằng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử đều bị bao hàm
bởi nền kinh tế Internet.

1.2.2. Khái niệm giải pháp bán hàng


×