Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Tìm hiểu nội dung sách tiếng việt 1 công nghệ giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 106 trang )

ĐAI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU NỘI DUNG SÁCH TIẾNG VIỆT 1
CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

GVHD

: Th.S Nguyễn Thị Thúy Nga

SVTH

: Bùi Thị Thanh Huyền

MSSV

: 321011141117

Lớp

: 14STH

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2018



MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG.............................................................................................1
DANH MỤC VIẾT TẮT.......................................................................................2
A. MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................ 3
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu..................................................................4
5.1 Khách thể nghiên cứu.....................................................................................4
5.2 Đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................................4
6. Giả thiết khoa học..............................................................................................4
7. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................4
8. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 4
8.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết..................................................................4
8.2 Phƣơng pháp thống kê, phân loại...................................................................4
8.3 Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp...................................................................4
9. Cấu trúc của đề tài.............................................................................................4
B. PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN................................................................................6
1.1. Một số vấn đề chung về tiếng Việt và nội dung dạy tiếng Việt cho học sinh
lớp 1.......................................................................................................................6
1.1.1. Một số vấn đề chung về tiếng Việt..............................................................6
1.1.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ............................................................................6
1.1.1.2. Các đơn vị ngữ âm...................................................................................6
1.1.1.3. Cấu tạo âm tiết tiếng Việt.........................................................................8
1.1.1.4. Hệ thống âm vị tiếng Việt:.......................................................................9
1.1.1.5. Chức năng của ngôn ngữ trong việc dạy tiếng Việt ở Tiểu học.............12
1.1.2. Nội dung dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1..............................................12
1.1.2.1. Vị trí của môn Tiếng Việt đối với học sinh lớp 1...................................12



1.1.2.2. Mục tiêu của môn Tiếng Việt đối với học sinh lớp 1.............................12
1.1.2.3. Nội dung dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 1..........................................13
1.2. Một số vấn đề chung về môn Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục (CGD) cho
học sinh lớp 1......................................................................................................15
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản...........................................................................15
1.2.1.1. Giáo dục.................................................................................................15
1.2.1.2 Chƣơng trình giáo dục............................................................................16
1.2.1.3. Công nghệ giáo dục................................................................................16
1.2.1.4. Chƣơng trình Công nghệ giáo dục........................................................ 18
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tiếng Việt 1 CGD...........................18
1.2.3. Mục tiêu của Tiếng Việt 1 CGD................................................................19
1.2.4. Đối tƣợng của Tiếng Việt 1 CGD.............................................................19
1.3. Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 1.................................................................... 19
Chƣơng 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG SÁCH TIẾNG VIỆT 1 CÔNG NGHỆ GIÁO
DỤC....................................................................................................................23

2.1. Cấu trúc sách Tiếng Việt 1 CGD..................................................................23
2.2. Tiêu chí tìm hiểu nội dung sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục.............24
2.3. Tìm hiểu nội dung sách Tiếng Việt 1 CGD..................................................25
2.4. Điểm khác biệt giữa quy trình dạy Tiếng Việt 1 CGD và quy trình dạy
Tiếng Việt 1 năm 2001........................................................................................53
2.4.1. Quy trình dạy Tiếng Việt 1 CGD.............................................................. 53
2.4.2. Quy trình dạy học Tiếng Việt 1 năm 2001 đến nay...................................55
2.5. Điểm khác biệt cơ bản giữa nội dung sách Tiếng Việt 1 CGD và sách giáo
khoa Tiếng Việt 1 chƣơng trình năm 2001 đến nay............................................56
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY- HỌC TIẾNG
VIỆT 1 CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC....................................................................61
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp...............................................................................61
3.2 Các biện pháp..........................................................................................62

3.2.1. Biện pháp nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho giáo viên . 62

3.2.2. Biện pháp tăng cƣờng tính tích cực, chủ động cho học sinh..............69


3.2.3. Rèn luyện khả năng đọc cho học sinh.................................................73
3.2.4. Mở rộng vốn từ cho học sinh..............................................................77
C. KẾT LUẬN..............................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................85



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.



Bảng 2.2.



Bảng 2.3.



Công ngh
Bảng 2.4.


1

1
1
giáo d c
1

2


DANH MỤC VIẾT TẮT
CGD: Công nghệ giáo dục

SGK: Sách giáo khoa
HS:

Học sinh

GV: Giáo viên


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
N.Mandela đã từng nói: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà ngƣời ta có
thể sử dụng để thay đổi cả thế giới.” Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay,
giáo dục đƣợc xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở
nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Với tiến trình
hội nhập, giáo dục nƣớc ta có sự giao lƣu sâu rộng với các nƣớc trên thế giới
theo tƣ tƣởng “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn
diện nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá,
dân chủ hoá và hội nhập quốc tế,…”. Trong thời gian qua, giáo dục nƣớc ta đã
thực hiện nhiều cuộc cải cách nhằm đổi mới và hoàn thiện hoạt động giáo dục.

Đã có nhiều công trình đóng góp cho sự phát triển đối với ngành giáo dục nƣớc
ta. Đóng góp cho công cuộc cải cách giáo dục ấy, giáo sƣ Hồ Ngọc Đại đã xây
dựng và cho ra đời chƣơng trình Công nghệ giáo dục, với quan niệm “Hiện đại
hóa nền giáo dục” và “công nghệ hóa quá trình giáo dục”.
Trong chƣơng trình giáo dục tiểu học, môn Tiếng Việt đóng vai trò quan
trọng với nhiệm vụ cung cấp cho học sinh bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và là
nền tảng cho các môn học khác. Các kĩ năng này đƣợc hình thành và phát triển
xuyên suốt các lớp học thông qua nội dung chƣơng trình từng lớp học. Đặc biệt
đối với học sinh lớp 1, việc học đọc, học viết có vị trí quan trọng trong giai đoạn
này.
Với mục đích mà giáo sƣ Hồ Ngọc Đại hƣớng đến, Tiếng Việt theo Công
nghệ Giáo dục là quá trình dạy- học đi theo trình tự phát triển tự nhiên, từ đơn
giản đến phức tạp. Bản chất việc dạy học Tiếng Việt theo Công nghệ giáo dục là
dạy khái niệm khoa học thông qua việc tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh, phát
triển năng lực tối ƣu của từng cá nhân, bao gồm khả năng phân tích, tổng hợp và
mô hình hóa. Học sinh học môn Tiếng Việt theo Công nghệ giáo dục là học cách
làm việc trí óc, học cách học, học cách tự nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả
làm việc của mình.
Tiếng Việt 1- Công nghệ Giáo dục nói riêng và nền công nghệ hóa giáo
dục nói chung với tƣ tƣởng: “Thầy thiết kế- trò thi công” đã góp phần đổi mới
phƣơng pháp dạy học theo hƣớng “lấy học sinh là trung tâm”, nâng cao tính tự
giác, tƣ duy và sáng tạo cho học sinh ngay từ đầu bậc tiểu học. Nhờ đó, thông


qua việc hoàn thành quy trình bao gồm hệ thống các việc làm đƣợc triển khai
đến từng thao tác, sản phẩm học sinh làm ra sau khi học xong chƣơng trình
Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục là đọc thông, viết thạo, nắm vững luật
chính tả và nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt.
Bộ sách Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục gồm 3 tập: Âmầ


đƣợc xây dựng trên nguyên tắc: Phát triển- Chuẩn mực- Tối thiểu, thể
hiện sự đổi mới về nội dung và phƣơng pháp dạy học. Trong đó, hệ thống việc
làm đƣợc sắp xếp theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ, không thể tách rời chính là
cái lõi của công trình Công nghệ giáo dục.
Sách giáo khoa theo Công nghệ giáo dục nói chung, sách Tiếng Việt 1Công nghệ giáo dục nói riêng đƣợc đƣa vào triển khai thực nghiệm vào năm
1978. Đến năm 2001, chƣơng trình này đã đƣợc triển khai trên 42 tỉnh thành.
Với sự ra đời của chƣơng trình cải cách sau năm 2000, Tiếng Việt 1- công nghệ
giáo dục bị thu hẹp. Ngoài một số hạn chế còn tồn tại, những điểm mới tiến bộ
và nổi bật trong nội dung dạy học Tiếng Việt 1- công nghệ giáo dục đã trở thành
những đóng góp quan trọng cho nền giáo dục nƣớc ta.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu nội dung
sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục” để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay, nội dung dạy tiếng Việt 1 nói chung và nội dung dạy tiếng Việt
theo Công nghệ Giáo dục nói riêng đã đƣợc một số tác giả quan tâm nghiên cứu.
Sau đây, chúng tôi điểm qua một số công trình nghiên cứu về nội dung dạy
Tiếng Việt nói chung và Tiếng Việt 1 nói riêng.
- Lê A, Lê Hữu Tỉnh, Đỗ Xuân Thảo, năm 2011, “ ì ng Vi t 2”, NXB Đại
học Sƣ phạm, tài liệu đã trình bày một số vấn đề liên quan đến ngôn ngữ và một
số vấn đề liên quan nhƣ: khái niệm về ngôn ngữ, chức năng của ngôn ngữ, các
đơn vị ngữ âm tiếng Việt,…
- Lê A, Đỗ Xuân Thảo, Lê Phƣơng Nga, năm 2012, “P
ạy
h c Ti ng Vi t ở tiểu h ” NXB Đại học Sƣ phạm, các tác giả đã giới thiệu những
vấn đề liên quan đến hệ thống âm vị tiếng Việt, mục đích và nguyên tắc biên
soạn sách giáo khoa Tiếng Việt ở tiểu học.
- Brend Meien, Nguyễn Văn Cƣờng, năm 2014, trong cuốn “Lí
n
h c hi
ạ”(

ở ổi m i m c tiêu, nộ
ạy h dạy
c), các


tác giả đã đƣa ra một số khái niệm về giáo dục, chƣơng trình giáo dục và dạy
học theo Công nghệ Giáo dục.
- Dự án phát triển giáo viên THPT và TCLN trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà
Nội 2, năm 2013, trong cuốn “ ng Vi ”, NXB Đại học Cần Thơ, đã nêu một số
vấn đề về chính tả nhƣ: khái niệm chính tả, các quy tắc chính tả.
- Phan Phƣơng Dung, Đặng Kim Nga, năm 2011, trong cuốn “H ạ ộng
giao ti p v i dạy h c Ti ng Vi t ở Tiểu h ”, NXB Đại học Sƣ phạm, các tác giả đã
nêu nội dung chƣơng trình ở giai đoạn 1 (lớp 1, 2, 3) trong việc định hƣớng
hình thành những cơ sở ban đầu của các kĩ năng trong môn Tiếng Việt.
- Quyết định số 43 ngày 9 tháng 11 năm 2001 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo nêu lên mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của môn Tiếng Việt ở trƣờng Tiểu học.
- Hồ Ngọc Đại, năm 2010, trong cuốn “Công nghệ học”, đã nêu ra một số
quan điểm về Công nghệ Giáo dục, quá trình phân tích ngữ âm và công thức
giáo dục theo Công nghệ Giáo dục.
Nhƣ vậy, qua việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận
thấy, các tác giả đã đề cập đến nội dung dạy Tiếng Việt ở tiểu học và Công nghệ
giáo dục ở Việt Nam. Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu các tài liệu trên, chúng tôi
nhận thấy chƣa có tài liệu nào đề cập đến nội dung dạy Tiếng Việt theo Công
nghệ Giáo dục cho học sinh lớp 1 một cách toàn diện và hệ thống.
Tuy nhiên, những tài liệu trên là nguồn tham khảo hữu ích để giúp chúng
tôi nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu nội dung sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo
dục”.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nội dung sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục. Trên cơ sở đó,
chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy- học Tiếng Việt

cho học sinh lớp 1 theo Công nghệ Giáo dục.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục đích đề ra, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu nội dung sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục.


- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy- học Tiếng Việt
theo Công nghệ Giáo dục cho học sinh lớp 1.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy Tiếng Việt theo Công nghệ Giáo dục.
5.2 Đối tượng nghiên cứu
Nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 1 theo Công nghệ Giáo dục.
6. Giả thiết khoa học
Nếu tìm hiểu tốt nội dung dạy Tiếng Việt theo Công nghệ Giáo dục cho học
sinh lớp 1 và đề xuất đƣợc một số biện pháp sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả dạy-học
Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 theo Công nghệ Giáo dục; đồng thời đây sẽ là tài liệu
tham khảo bổ ích cho sinh viên và giáo viên ngành Giáo dục Tiểu học.
7. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung dạy và học
trong bộ sách Tiếng Việt 1 theo Công nghệ Giáo dục của tác giả Hồ Ngọc Đại.
Bộ sách gồm 3 tập: tập 1- Âm – chữ, tập 2- Vần, tập 3- Tự học.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Đọc, nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến Tiếng Việt theo chƣơng
trình Công nghệ Giáo dục, dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học nói chung
và học sinh lớp 1 nói riêng, để làm nguồn tham khảo cho cơ sở lí luận của đề tài.
8.2 Phương pháp thống kê, phân loại
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thống kê, phân loại các nội dung

trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 theo Công nghệ Giáo dục.
8.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Tiến hành phân tích các nguồn tài liệu, quan điểm của các tác giả và nội
dung sách giáo khoa Tiếng Việt 1 CGD, từ đó tổng hợp, liên kết các mối quan hệ
vừa phân tích để tạo thành một hệ thống lí thuyết mới đầy đủ về sâu sắc về đề
tài.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có 3 chƣơng:


Chƣơng 1: Cơ sở lí luận
Chƣơng 2: Tìm hiểu nội dung sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục
(CGD).
Chƣơng 3: Đề xuất một số biện pháp dạy- học Tiếng Việt - Công nghệ
Giáo dục (CGD) cho học sinh lớp 1.


B. PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một số vấn đề chung về tiếng Việt và nội dung dạy tiếng Việt cho học
sinh lớp 1
1.1.1. Một số vấn đề chung về tiếng Việt
1.1.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ
Theo triết học Mác- Lenin: Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng
nhất của loài ngƣời. Ngôn ngữ luôn luôn gắn bó chặt chẽ với tƣ duy và ngôn
ngữ là hiện thực trực tiếp của tƣ tƣởng.
Ngôn ngữ là hệ thống các đơn vị (bao gồm các âm vị, hình vị, từ, câu) và
những quy tắc kết hợp các đơn vị này để tạo thành lời nói trong giao tiếp. Nói
cách khác, ngôn ngữ là “Một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc

giao tiếp của con ngƣời và đƣợc phản ánh trong ý thức tập thể, độc lập với ý
tƣởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con ngƣời, trừu tƣợng hóa khỏi
những tƣ tƣởng, tình cảm và nguyện vọng đó”. [1, tr.7].
Theo Từ điển Tiếng Việt tƣờng giải và liên tƣởng: “Ngôn ngữ là công cụ
dùng để biểu thị ý nghĩ cho việc giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời, thực hiện nhờ
hệ thống những phƣơng tiên âm thanh, từ ngữ, ngữ pháp.” [6, tr. 642].
Dựa vào các khái niệm trên, có thể hiểu: Ngôn ngữ là hệ thống các đơn vị
và những quy tắc kết hợp chúng để tạo thành lời nói- phƣơng tiện tƣ duy và
giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời.
1.1.1.2. Các đơn vị ngữ âm
Các đơn vị ngữ âm gồm: các đơn vị đoạn tính và các đơn vị siêu đoạn
tính.
*Các đơn vị đoạn tính gồm: Âm tiết, âm tố, âm vị
Âm tiết: là đơn vị phát âm tự nhiên, nhỏ nhất mà bất cứ ngƣời bản ngữ
nào cũng có thể nhận ra. [3, tr.21].


Về phƣơng diện phát âm, sở dĩ âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong
khi nói nó có tính chất toàn vẹn, đƣợc phát âm bằng một đợt căng của bộ máy
phát âm, phát ra một hơi, nghe thành một tiếng. [3, tr.61].
Cấu trúc của âm tiết là tổ hợp của nguyên âm và phụ âm. Có 2 dạng âm
tiết cơ bản: âm tiết có thành phần kết thúc là nguyên âm (âm tiết mở) và âm tiết
có thành phần kết thúc là phụ âm (âm tiết đóng).
Âm tố: là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trên ngữ tuyến, không thể chia ra đƣợc
nữa. Mỗi âm tố ứng với một động tác cấu âm đồng nhất trong một khoảng thời
gian xác định. [3, tr.32].
Dựa vào các tiêu chí âm học, có 2 loại âm tố chính: nguyên âm và phụ
âm.
Nguyên âm: khi phát ra nguyên âm, luồng hơi đi ra tự do và yếu, đọ căng
của các bộ phận cấu âm phân bố đều đặn.

Ph âm: khi phát ra phụ âm luồng hơi đi ra mạnh, bị cản trở, độ căng
thƣờng tập trung ở một số bộ phận.
Âm vị: là tổng thể các đặc trƣng khu biệt đƣợc thể hiện đồng thời, có
chức năng phân biệt nghĩa và nhận diện từ. Nói cách khác, âm vị là đơn vị đoạn
tính nhỏ nhất có chức năng phân biệt nghĩa. [3, tr.31].
* Các đơn vị siêu đoạn tính gồm: thanh điệu, trọng âm, ngữ điệu
Thanh điệu: là hiện tƣợng nâng cao hay hạ thấp giọng nói trong phạm vi
âm tiết, có chức năng khu biệt nghĩa và nhận diện từ.
Tiếng Việt có sáu thanh điệu: thanh ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh
hỏi, thanh ngã, thanh nặng. Các thanh điệu có sự di chuyển cao độ từ thấp đến
cao hoặc từ cao xuống thấp, thanh điệu đơn giản với một chiều biến đổi ( thanh
huyền, thanh sắc, thanh ngang) và thanh phức tạp với nhiều chiều biến đổi
(thanh hỏi, thanh ngã). [3, tr.34].
Trọng âm: trọng âm là hiện tƣợng nhấn mạng vào một yếu tố nào đó của
từ. Sự nhấn mạnh làm cho yếu tố đó đƣợc phát âm mạnh hơn, dài hơn và cao
(thấp) hơn. [3, tr.35].


Ngữ điệu: là toàn bộ âm điệu của câu nói do ngƣời nói phát ra lúc mạnh
lúc yếu, lúc nhanh lúc chậm, có khi liên tục, có khi ngắt quãng, lúc lên giọng,
lúc hạ giọng…[3,tr.36].
1.1.1.3. Cấu tạo âm tiết tiếng Việt
a. Chức năng
Âm tiết Tiếng Việt đƣợc cấu tạo từ các bộ phận nhỏ hơn, bao gồm: âm
đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Trong đó:
Âm đầu có cấu tạo từ phụ âm, có chức năng mở đầu âm tiết.
Âm đệm: có cấu tạo từ bán nguyên âm, có nhiệm vụ làm trầm hóa âm tiết.
Âm chính: do nguyên âm đảm nhiệm, là hạt nhân của âm tiết và quyết
định âm sắc của âm tiết đó.
Âm cuối: cấu tạo từ một bán nguyên âm hoặc phụ âm, có chức năng kết

thúc âm tiết.
Thanh điệu: gồm 6 thanh (thanh sắc, thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng,
thanh hỏi, thanh ngang) có chức năng phân biệt độ cao của các âm tiết khác
nhau.
b. Sơ đồ cấu tạo âm tiết tiếng Việt:

Âm tiết

Bậc 1
Phụ âm đầu

Vần

Thanh điệu

Bậc 2
Âm đệm

Âm chính

Âm cuối


* Mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt ở dạng đầy đủ:
Thanh điệu
Vần

Âm đầu
Âm đệm


Âm chính

Âm cuối

1.1.1.4. Hệ thống âm vị tiếng Việt:
a. Âm đầu:
Âm đầu tiếng Việt gồm các phụ âm. Phụ âm đầu giúp mở đầu âm tiết, tạo
âm sắc cho âm tiết lúc mở đầu.
Phụ âm đầu Tiếng Việt gồm có 21 phụ âm, bao gồm: /b, m, f, v, t, t‟, d, n,
z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h/. Trong đó:
Có 17 phụ âm đầu có duy nhất 1 cách thể hiện trên chữ viết: các âm /b, m,
f, v, t, t‟, d, n, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, χ, h/ tƣơng ứng với các chữ cái :b, m, ph, v, t, th,
đ, n, gi , x, s, c, tr, nh, l, kh, h.
Có 4 phụ âm đầu không đối một trên chữ viết:
ghi thành “k” khi đứng trƣớc các nguyên âm hàng trƣớc /i, e, ie, ε/
/k/

ghi thành “c” khi đứng trƣớc các nguyên âm hàng sau
ghi thành “q” khi đứng trƣớc âm đệm /w/

/ ɣ/

ghi bằng “g” khi đứng trƣớc các nguyên mâm hàng sau
ghi bằng “gh” khi đứng trƣớc các nguyên âm hàng trƣớc /i, e, ie, ε/

/ŋ /

ghi bằng “ngh” khi đứng trƣớc các nguyên âm hàng trƣớc /i, e, ie, ε/
ghi bằng “ng” khi đứng trƣớc các nguyên âm hàng sau


/z/

ghi là “d” và “gi‟ theo cách ghi phổ biến nhƣng không phân biệt
trong phát âm


b. Âm đệm
Âm đệm là âm duy nhất đứng ở vị trí thứ hai trong mô hình cấu tạo âm
tiết, nối phụ âm đầu với phần còn lại của vần. Có chức năng làm biến đổi âm sắc
của âm tiết lúc mở đầu, làm trầm hóa âm sắc của âm tiết và khu biệt âm tiết này
với âm tiết khác.
Âm đệm /w/ chỉ xuất hiện trƣớc các nguyên âm hàng trƣớc, không xuất
hiện trƣớc các nguyên âm tròn môi. Trên chữ viết, âm đệm /w/ có 2 sự thể hiện:
Âm đệm /w/ đƣợc ghi bằng con chữ “o” khi đi trƣớc các nguyên âm rộng
hoặc hơi rộng /a, ă, ε/.
Âm đệm /w/ đƣợc ghi bằng con chữ “u” khi đứng sau /k/ bất kể đứng sau
nó là nguyên âm rộng hay hẹp /i, e/.
c. Âm chính
Âm chính đứng vị trí thứ 3 trong âm tiết. Trong cấu tạo âm tiết Tiếng Việt
luôn có mặt âm chính. Các âm chính đều là nguyên âm (nguyên âm đơn hoặc
nguyên âm đôi)
Tiếng Việt có tất cả 16 nguyên âm làm âm chính, cụ thể: /i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a,
ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo/
Đa số các nguyên âm có 1 cách thể hiện trên chữ viết. 6 nguyên âm có
nhiều hơn 1 cách thể hiện trên chữ viết, cụ thể:
/i/

Viết “y” nếu đứng một mình hoặc có bán nguyên âm /w/ đứng
trƣớc nó.
Viết “i” trong các trƣờng hợp còn lại.


/ɔ/

Viết „o” hoặc “oo”

/ă/

Viết ă trong các trƣờng hợp, chỉ viết “a” trong các vần au, ay.

/uo/

Viết “uô” khi âm tiết có âm cuối.
Viết “ua” khi âm tiết không có âm cuối.

/ɯɤ/

Viết “ƣơ” khi âm tiết có âm cuối. Viết “ƣa” trong các trƣờng
hợp còn lại.


Viết “ia” khi âm tiết không có âm cuối, viết “ya” khi âm tiết có
âm đệm và không có âm cuối.

/ie/

Viết “iê” khi âm tiết không có âm đệm và có âm cuối. Viết „yê”
trong các trƣờng hợp còn lại.

d. Âm cuối
Âm cuối đứng ở vị trí thứ 4, có chức năng kết thúc một âm tiết, có âm vị

phụ âm hoặc âm vị bán nguyên âm đảm nhận.
Trong Tiếng Việt có 8 âm cuối, trong đó có 6 phụ âm và 2 bán âm, cụ thể:
/m, n, ŋ, p, t, k, -w, -j/
Đối với các phụ âm cuối có nhiều hơn 1 cách ghi, có các quy tắc sau:
/k/

/ŋ/

/w/

/i/

ghi bằng “ch” khi xuất hiện sau các nguyên âm hàng trƣớc /i, e, ε/.
ghi bằng “c” trong các trƣờng hợp còn lại.
ghi bằng “nh” khi xuất hiện sau các nguyên âm hàng trƣớc /i, e, ε/.
ghi bằng “ng” trong các trƣờng hợp còn lại
ghi bằng “o” khi xuất hiện sau các nguyên âm rộng /a, ε/.
ghi bằng “u” trong các trƣờng hợp còn lại
ghi bằng “y” khi xuất hiện sau các nguyên âm ngắn /ă, ɤˇ/.
ghi bằng “i” trong các trƣờng hợp còn lại

e. Thanh điệu
Thanh điệu trong tiếng Việt là một đơn vị siêu đoạn tính, có chức năng
khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị. Có 6 thanh điệu, bao gồm: thanh sắc,
thanh huyền, thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng, thanh ngang.
Sự phân bố thanh điệu trong âm tiết phụ thuộc vào âm cuối. Nếu âm tiết là
âm tiết đóng thì âm tiết đó chỉ có thanh sắc hoặc thanh nặng.Các âm tiết khác có
thể có sựu xuất hiện của cả 6 thanh điệu.



1.1.1.5. Chức năng của ngôn ngữ trong việc dạy tiếng Việt ở Tiểu học
Tiếng Việt đƣợc xác định là một môn học độc lập trong nhà trƣờng. Với
tƣ cách đó, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ
thống tiếng Việt, các quy tắc hoạt động và sản phẩm của nó trong một hoạt động
giao tiếp. Mặt khác, môn tiếng Việt trong nhà trƣờng còn đảm nhiệm chức năng
đặc biệt mà các môn học khác không có. Đó là chức năng trang bị cho học sinh
công cụ để giao tiếp, tƣ duy, giúp học sinh tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức
khoa học trong nhà trƣờng.
Mục đích cuối cùng của dạy tiếng mẹ đẻ là giúp học sinh phát triển năng
lực hoạt động lời nói bao gồm năng lực lĩnh hội lời nói (nghe, đọc và sản sinh
lời nói (viết, nói), nói cách khác giúp học sinh hình thành, củng cố và phát triển
các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
Trong dạy học Tiếng Việt ở trƣờng tiểu học, cần đặc biệt chú ý nguyên
tắc rèn luyện ngôn ngữ với rèn luyện tƣ duy. [1, tr.61].
1.1.2. Nội dung dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1

1.1.2.1. Vị trí của môn Tiếng Việt đối với học sinh lớp 1
Tiếng Việt là môn học công cụ, giữ vị trí là môn học trung tâm ở tiểu học.
[1, tr.61].
Môn
Tiếng Việt

Số tiết/tuần

Số tuần

10

Theo bảng phân phối chƣơng trình lớp 1 (


Tổng số tiết/năm

35

350
ì

c phổ

thông cấp tiểu h c), môn Tiếng Việt là môn học đóng vai trò quan trọng nhất với
số lƣợng tiết học nhiều nhất (10 tiết/tuần). Có thể thấy rằng, môn Tiếng Việt là
môn học chủ đạo. Số lƣợng tiết học môn Tiếng Việt chiếm phần lớn thời gian
học tập của học sinh lớp 1 tạo điều kiện cho các em hành thành và rèn luyện các
kĩ năng cơ bản và là nền tảng cho các môn học khác.
1.1.2.2. Mục tiêu của môn Tiếng Việt đối với học sinh lớp 1
Chƣơng trình Tiếng Việt phải góp phần thực hiện những mục tiêu chung
của giáo dục tiểu học “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ
năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. [8].


Tiếp theo, chƣơng trình Tiếng Việt phải thực hiện đƣợc mục tiêu của
môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt phải trang bị cho mỗi học sinh những kĩ năng,
kĩ xảo ngôn ngữ, các thao tác tƣ duy mà xã hội đòi hỏi trẻ từ 6-11 tuổi. Nó cần
đảm bảo cho học sinh những mẫu đúng đắn của ngôn ngữ văn hóa, giáo dục cho
các em văn hóa giao tiếp, dạy cho các em biết truyền đạt tƣ tƣởng, hiểu biết,
tình cảm của mình một cách đúng đắn, chính xác và biểu cảm.
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trƣờng tiểu học:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trƣờng hoạt động của

lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tƣ
duy.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con ngƣời, văn hóa, văn học Việt Nam và
nƣớc ngoài.
- Bồi dƣỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con ngƣời Việt
nam xã hội chủ nghĩa. [2, tr.44].
1.1.2.3. Nội dung dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
Theo “ ì ểu h ” ban hành năm 2001 của Bộ GD&ĐT nội dung dạy Tiếng
Việt cho học sinh lớp 1 bao gồm:
*Về kĩ năng: Hình thành 4 kĩ năng chính: nghe, nói, đọc, viết, trong đó:
Nhận biết đƣợc sự khác nhau của các âm, các
thanh và cách kết hợp chúng, nhận biết sự
thay đổi về đội cao, ngắt, nghỉ hơi.
Nghe

Nghe trong
hội thoại
Nghe hiểu câu kể, câu hỏi đơn giản.
Nghe hiểu lời hƣớng dẫn hoặc yêu cầu.
Nghe hiểu
văn bản

Nghe hiểu một câu chuyện ngắn có nội dung thích
hợp với HS lớp 1.


Nói đủ to, rõ ràng, thành câu.

Nói trong hội
Nói

thoại

Biết đặt và trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tƣợng
Biết chào hỏi, chia tay trong gia đình, trƣờng học

Nói thành bài Kể lại một câu chuyện đơn giản đã đƣợc nghe

Đọc

Đọc thành

Biết cầm sách đọc đúng tƣ thế

tiếng

Đọc đúng và trơn tiếng; đọc liền từ, đọc cụm từ
và câu; tập ngắt, nghỉ (hơi) đúng chỗ.

Đọc hiểu

Hiểu nghĩa các từ thông thƣờng, hiểu đƣợc ý diễn
đạt trong câu đã đọc (độ dài).

Học thuộc
lòng một số
bài văn vần
trong SGK

Viết chữ

Tập viết đúng tƣ thế, hợp vệ sinh. Viết các chữ
cái cỡ vừa và cỡ nhỏ, tập ghi dấu thanh đúng vị
trí; làm quen với chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo
mẫu chữ quy định; tập viết các số đã học.
Hình thức chính tả: tập chép, bƣớc đầu tập nghe
đọc đẻ viết chính tả.

Viết
Viết chính tả

Luyện viết các vần khó, các chữ mở đầu bằng:
g/gh, ng/ngh, c/k/q…
Tập ghi các dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi).
Tập trình bài một bài chính tả ngắn

*Về kiến thức:
- Ngữ âm và chữ viết:
+ Bƣớc đầu nhận biết sự tƣơng ứng giữa âm với chữ cái, thanh điệu
và dấu ghi thanh.


+ Chính tả: Bƣớc đầu nhận biết đƣợc một số quy tắc chính tả.
- Từ vựng: Học thêm 200 đến 300 từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ).
- Ngữ pháp:
+ Nhận biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
+ Ghi nhớ các nghi thức lời nói.
- Văn: làm quen với các bài dạng văn vần, văn xuôi.
*Về ngữ liệu:

Giai đoạn học chữ: là những từ, ngữ, câu ngắn, đoạn ngắn, các thành ngữ,
tục ngữ, ca dao… phù hợp với yêu cầu học chữ và rèn kĩ năng. Ngữ liệu phù
hợp với lứa tuổi của HS, có tác dụng giáo dục và mở rộng sự hiểu biết.
Giai đoạn sau học chữ: là những câu, đoạn nói về thiên nhiên, trƣờng học,
gia đình, thiếu nhi. Ngữ liệu có cách diễn đạt tỏng sáng, dễ hiểu, có tác dụng
giáo dục giá trị nhân văn và bƣớc đầu cung cấp cho HS những hiểu biết về cuộc
sống. Chú ý thích đáng đến các văn bản phản ánh đặc điểm của các địa phƣơng
trên đất nƣớc ta.
1.2. Một số vấn đề chung về môn Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục (CGD) cho học
sinh lớp 1
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1.1. Giáo dục
Giáo dục là hoạt động giúp con ngƣời “sự tự quyết đƣợc lí trí hƣớng dẫn
và trƣởng thành. [4, tr.45].
Giáo dục là sự đào tạo và phát triển con ngƣời về các mặt trí tuệ và tình
cảm, trau dồi cho con ngƣời ý thức trọng sự thật, yêu cái đẹp, làm điều hay.
[6, tr.330].
Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu rằng: Giáo dục là hoạt động đào tạo có
tổ chức giúp con ngƣời phát triển toàn diện về các mặt: đức, trí, thể, mĩ.


1.2.1.2 Chương trình giáo dục
Chƣơng trình giáo dục hay còn gọi là chƣơng trình dạy học là một hệ
thống có hiệu lực để định hình các quá trình giáo dục trong mối liên quan với
những mục tiêu dạy học đã đƣợc xác định.
Chƣơng trình giáo dục là văn kiện quy định những mục tiêu, những định
hƣớng cho nội dung tổ chức, phƣơng pháp dạy học và đánh giá của các quá
trình giáo dục. [5, tr.140].
Nhƣ vậy, chƣơng trình giáo dục là một hệ thống các nội dung học tập,

phƣơng pháp dạy học, quá trình tổ chức và đánh giá kết quả nhằm hƣớng tới
mục tiêu đã đƣợc xác định.
1.2.1.3. Công nghệ giáo dục
a. Quan điểm về công nghệ giáo dục ở quốc tế:
Thập niên 60 của thế kỉ XX, các tác giả Trung Quốc Lƣơng Vị Hùng,
Khổng Khang Hoa đã cho “Kĩ thuật học giáo dục (cũng gọi là công nghệ học
giáo dục) là một môn khoa học có tính kĩ thuật tổng hợp về giáo dục, ứng dụng
lí luận và kĩ thuật của giáo dục học, tâm lý học, sinh lý học, thuyết điều khiển,
thuyết thông tin, thuyết hệ thống, máy tính điện tử để nghiên cứu thực hiện “tối
ƣu hóa giáo dục”. [5, tr.87].
Năm 1986, UNESCO trong “Chú giải thu t ng
q
n công ngh
giáo d ” (theo Trần Bá Hoành 1996) đã định nghĩa “Công nghệ giáo dục là một
tập hợp gắn bó chặt chẽ những phƣơng pháp, phƣơng tiện, kĩ thuật học tập,
đánh giá đƣợc nhận thức và sử dụng tùy theo những mục tiêu đang theo đuổi, có
liên hệ với nội dung giảng dạy và lợi ích của ngƣời học. Đối với ngƣời dạy, sử
dụng một công nghệ giáo dục thích hợp có nghĩa là biết tổ chức quá trình học
tập và đảm bảo sự thành công của nó.” [5, tr.49].
Công nghệ giáo dục trƣớc hết là tƣ tƣởng và kèm theo một cách làm
nhằm một mục đích thực tiễn. Mọi lí luận, mọi tƣ tƣởng, mọi ý đồ có liên quan
đến giáo dục, nhằm muốn đƣa đến cho từng em học sinh, thì nhập lại thành một
dòng, nhƣ dòng sữa mẹ nuôi bé thơ. [5, tr.130].
Nhƣ giáo sƣ Hồ Ngọc Đại khẳng định, xét về mặt kĩ thuật thuần túy thì
CGD mƣợn nguyên lí cơ bản của công nghệ sản xuất công nghiệp là “phân giải
quá trình sản xuất ngay trong bản thân nó thành các yếu tố cấu thành nó. Giáo


dục cũng có sản phẩm của mình. Sản phẩm ở đây hiểu một cách tƣơng đối là
sản phẩm của một việc làm trọn vẹn, việc đã xong.”

Dựa trên quan điểm của các nhà Giáo dục học trên thế giới, có thể hiểu
rằng: Công nghệ giáo dục (dạy học) là phƣơng pháp hệ thống trong việc thiết kế
toàn bộ quá trình giảng dạy và lĩnh hội tri thức với sự tính đến các phƣơng tiện
kĩ thuật và nguồn nhân lực cùng sự tƣơng tác giữa chúng nhằm tối ƣu hóa các
hình thức đào tạo.
b. Quan điểm về công nghệ giáo dục trong nước
Vũ Trọng Rỹ (1995) trong nghiên cứu của mình trên cơ sở chấp nhận
quan niệm công nghệ giáo dục nhƣ UNESCO đã nêu, trên bình diện lý luận dạy
học đã thống nhất nên dùng thuật ngữ công nghệ dạy học thay cho thuật ngữ
công nghệ giáo dục.
Công nghệ học dùng trong luồng giảng dạy, hiểu theo nghĩa cổ truyền
quen thuộc, nhằm vào tri thức mà bản chất là tri thức khoa học, dƣới hình thức
khái niệm. Công nghệ học là công nghệ làm ra khái niệm khoa học, còn công
nghệ giáo dục thì làm ra các phẩm chất cá nhân, nhƣ lòng vị tha, tinh thần trách
nhiệm, niềm tin đạo đức, lối sống lành mạnh. [5, tr.53].
Công nghệ giáo dục là đứa em ruột cùng cha cùng mẹ với công nghệ sản
xuất vật chất, có xu hƣớng làm ra sản phẩm tất yếu thì CGD buộc phải thiết kế
theo một chuỗi thao tác ope‟rationnelle. (operatoire có tính chất khối liền, tĩnh
lại, ope‟rationnelle là chuỗi động). [5, tr.44].
Các tác giả trong nƣớc đã thống nhất mô tả công nghệ dạy học là lý luận
dạy học ứng dụng, chuyên nghiên cứu quá trình dạy học theo hƣớng phân hóacá thể hóa ngƣời học tiến lên theo nhịp độ cá nhân, nâng cao hiệu quả, chất
lƣợng và năng suất và cho rằng công nghệ dạy học có nhiệm vụ và đặc trƣng
nhất định.
Các tác giả đó cho rằng công nghệ dạy học có hai nhi m v ản, đồng thời,
đó là:
Thứ nhất, nghiên cứu để chuyển hóa vào thực tiễn dạy học những thành
tựu mới nhất của khoa học- công nghệ, của khoa học giáo dục, nhất là tâm lý
học dạy học, nhằm thiết kế đƣợc những hệ dạy học tối ƣu hƣớng vào việc phân
hóa- cá thể hóa theo nhịp độ riêng quá trình lĩnh hội.
Thứ hai là, sử dụng tối đa và tối ƣu các phƣơng pháp, hình thức tổ chức

dạy học theo lối mới và các phƣơng tiện kĩ thuật, đặc biệt dựa vào những hệ
truyền tin đa dạng, phối hợp.
Nhƣ vậy, thống nhất quan điểm của các nhà giáo dục trong nƣớc, Công
nghệ giáo dục là việc nghiên cứu quá trình dạy học theo hƣớng phân hóa- cá thể


×