DỰ BÁO NHU CẦU
Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu chương này, người học có
thể:
Trình bày được các phương pháp dự báo.
So sánh được ưu nhược điểm và trường hợp vận dụng của
các phương pháp dự báo.
Áp dụng được các công thức để giải quyết các dạng bài
toán dự báo.
Tính và phân tích được các thông số kiểm soát dự báo.
1.
KHÁI NIỆM DỰ BÁO
Dự báo là ước đoán những khả năng sẽ xảy ra trong
tương lai.
Dự báo được tiến hành trên cơ sở phân tích khoa học các
dữ liệu đã thu thập được. Dự báo có thể dựa trên trực giác
hoặc suy đoán chủ quan. Dự báo cũng có thể là sự phối hợp
của những cách trên, nghĩa là phân tích khoa học các dữ liệu
để có kết quả rồi dùng phán xét kinh nghiệm của người
quản trị để điều chỉnh lại.
Dự báo vừa là một khoa học và là một nghệ thuật. Dự
báo không bao giờ đảm bảo 100% độ chính xác vì nó luôn
hàm chứa tính rủi ro. Mục tiêu của dự báo là tối thiểu hóa
sai lệch giữa thực tế và dự báo.
Dự báo có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động
cung ứng. Nó giúp giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất,
tăng hiệu quả hoạt động cung ứng, nói riêng, hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nói chung. Dự báo giúp
ước tính được số lượng sản phẩm cần sản xuất, từ đó xác
định nhu cầu nguyên vật liệu, lập được kế hoạch cung ứng,
dự trữ nguyên vật liệu. Nếu dự báo không chính xác có thể
gây ra cạn dự trữ, thiếu hụt nguyên vật liệu, phản ứng kém
với những biến động của thị trường, sụt giảm doanh số,
giảm lợi nhuận (dự báo thiếu), tăng chi phí tồn kho (dự báo
dư)
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO
Có hai nhóm phương pháp dự báo: dự báo định tính và dự
báo định lượng.
Các phương pháp dự báo định tính
Các phương pháp dự báo định tính là cách dự báo dựa trên
trực giác hoặc phán đoán mang tính chủ quan. Phương pháp
này phụ thuộc nhiều vào trực giác, kinh nghiệm và sự nhạy
cảm của nhà quản trị. Các phương pháp định tính bao gồm:
Hội đồng ý kiến của các nhà quản trị
Ở phương pháp này, nhóm các nhà quản trị cấp cao
những người có kiến thức chuyên sâu về doanh nghiệp, thị
trường, môi trường kinh doanh họp bàn lại với nhau để
tiến hành dự báo.
Phương pháp này có ưu điểm từ việc hội tụ được trí tuệ
và kinh nghiệm của những nhà quản trị trực tiếp liên quan
đến hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, phương pháp này có
nhược điểm là quan điểm của người có quyền lực, có địa vị
cao thường gây ảnh hưởng lớn đến những thành viên còn
lại.
Phương pháp này thường thích hợp với các dự báo dài
hạn.
Tổng hợp ý kiến của lực lượng bán hàng
Mỗi nhân viên bán hàng sẽ ước đoán số lượng sản phẩm
bán được trong tương lai đối với khách hàng của mình.
Những dự báo này được thẩm định để đoán chắc là nó thực
hiện, sau đó phối hợp các dự đoán của tất cả lực lượng bán
hàng để hình thành dự báo của doanh nghiệp.
Lực lượng bán hàng là lực lượng tiếp cận sát với khách
hàng, hiểu rõ khách hàng nên dự báo có khuynh hướng đáng
tin cậy. Tuy nhiên, sai lệch của mỗi cá nhân có thể tác động
tiêu cực đến kết quả của phương pháp này. Lượng bán hàng
có thể dự báo thấp hơn để hưởng tiền thưởng vượt doanh
số hoặc dự báo quá cao do lạc quan.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với các sản
phẩm có khối lượng tiêu thụ lớn và rộng rãi.
Khảo sát khách hàng
Đây là phương pháp lấy ý kiến của khách hàng hiện tại
và tiềm năng cho kế hoạch tương lai của công ty. Việc
nghiên cứu được thực hiện bằng nhiều hình thức như tổ
chức các cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng, phỏng
vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửi phiếu điều tra
tới gia đình hoặc cơ sở tiêu dùng,...
Phương pháp này không những giúp cho công tác dự báo
mà còn có thể hiểu được những đánh giá của khách hàng về
sản phẩm của công ty để cải tiến hoàn thiện cho phù hợp.
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn kém tài chính, thời
gian và cần phải có sự chuẩn bị công phu trong việc xây
dựng câu hỏi, lấy mẫu. Đôi khi phương pháp này cũng vấp
phải khó khăn là ý kiến của khách hàng không thực sự xác
thực hoặc quá lý tưởng.
Phương pháp này thường được sử dụng để dự báo cho
sản phẩm mới.
Phương pháp Delphi
Phương pháp Delphi là phương pháp nhóm quá trình thực
hiện nhằm bảo đảm việc nhất trí dự báo trên cơ sở tiến
hành một cách nghiêm ngặt, năng động, linh hoạt việc
nghiên cứu lấy ý kiến của các chuyên gia. Phương pháp này
huy động trí tuệ của các chuyên gia nội bộ và bên ngoài để
xây dựng dự báo. Có ba nhóm chuyên gia trong quá trình dự
báo theo phương pháp này: (1) những người ra quyết định;
(2) những điều phối viên; và (3) những chuyên gia chuyên
sâu
Phương pháp này được thực hiện theo quy trình sau: Đầu
tiên là lựa chọn các nhóm chuyên gia. Sau đó, các điều phối
viên xây dựng các câu hỏi điều tra lần đầu, gửi đến các
chuyên gia chuyên sâu. Các chuyên gia chuyên sâu sẽ cho ý
kiến trả lời. Các điều phối viên phân tích các câu trả lời,
tổng hợp kết quả, soạn thảo lại bản câu hỏi gửi cho các
chuyên gia chuyên sâu. Các chuyên gia chuyên sâu dựa trên
kết quả tổng hợp có thể hiệu chỉnh câu trả lời của mình. Và
tiến trình tiếp tục cho đến khi đạt được sự nhất trí hoặc khi
kết quả dự báo thỏa mãn những yêu cầu đề ra.
Tư tưởng cơ bản của phương pháp Delphi là tạo ra và
nhận được ý kiến và phản hồi hai chiều từ người ra quyết
định đến các chuyên gia và ngược lại. Phương pháp này
tránh được mối liên hệ trực tiếp giữa các cá nhân. Không có
các va chạm giữa người này với người khác hoặc bị ảnh
hưởng của một người nào đó có ưu thế hơn. Tuy nhiên,
phương pháp rất tốn kém cả về thời gian và tiền bạc.
Phương pháp đòi hỏi trình độ tổng hợp rất cao của điều
phối viên và người ra quyết định. Họ phải là những người
có đủ khả năng để tổng hợp được các ý kiến của các chuyên
gia và phát triển ý kiến đa dạng của các chuyên gia.
Phương pháp này thường được sử dụng cho việc dự báo
các công nghệ cao, các sản phẩm chính mới, các dự án lớn
và tốn kém,…
Các phương pháp dự báo định lượng
Phương pháp bình quân giản đơn
Bình quân giản đơn là phương pháp dự báo trên cơ sở lấy
trung bình của các dữ liệu đã qua, trong đó các nhu cầu của
các giai đoạn trước đều có trọng số như nhau.
Công thức tính:
t 1
Ft
Ai
i 1
n
Trong đó:
+ Ft: Là nhu cầu dự báo cho giai đoạn t
+ Ai: là nhu cầu thực của giai đoạn i
+ n: là số giai đoạn quan sát (số giai đoạn có nhu cầu
thực)
Ví dụ: Công ty cao su Sao Vàng có số liệu thống kê về
nhu cầu săm lốp xe máy (bộ) trong 3 năm qua là 500.000;
600.000 và 700.000 bộ. Như vậy, nhu cầu dự báo cho năm
tới là:
F4
500.000 600.000 700.000
3
600.000 bộ
Phương pháp bình quân di động
Trong trường hợp khi nhu cầu có sự biến động, trong đó,
thời gian gần nhất có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả
dự báo, thời gian càng xa thì ảnh hưởng càng nhỏ ta dùng
phương pháp bình quân di động sẽ thích hợp hơn.
Phương pháp bình quân di động, dùng kết quả trên cơ sở
thay đổi liên tục khoảng thời gian trước đây dự báo giai
đoạn tiếp theo:
t n
Ft
Ai
i t 1
n
Trong đó:
+ Ai: là nhu cầu thực của giai đoạn i
+ n: là số giai đoạn quan sát
Ví dụ: cửa hàng X bán máy nổ D9, đã dùng phương pháp
bình quân di động 4 tháng để dự báo mức bán cho các tháng
tới như sau:
Tháng
Số máy nổ D9
thực tế bán
được
Dự báo nhu cầu theo phương
pháp bình quân di động cho 4
tháng
1
405
2
410
3
395
4
450
5
410
(450+395 +410 +405) /4= 415
6
430
(410 + 450 +395 + 410) /4= 416
7
450
(430 + 410 + 450 + 395) /4 = 421
8
461
(450 + 430 + 410 + 450) /4 = 435
9
470
( 461+ 450 + 430 + 410 ) /4= 438
10
600
(470+ 461 + 450 + 430) /4= 453
11
630
(600 + 470 + 461 + 450) /4= 495
12
610
(630 + 600 + 470 + 461) /4= 540
Ưu điểm của phương pháp là dễ sử dụng và dễ hiểu.
Hạn chế của phương pháp là không phản ứng nhanh
chóng với xu hướng thay đổi.
Phương pháp bình quân di động có trọng số
Đây là phương pháp bình quân nhưng có tính đến ảnh
hưởng của từng giai đoạn khác nhau đến nhu cầu thông qua
sử dụng các trọng số:
Ft
t n
Ai H i
i t 1
Trong đó:
Ai: là nhu cầu thực của giai đoạn i
+ Hi: là trọng số của giai đoạn i với H 1
Ví dụ: Cửa hàng X quyết định áp dụng mô hình dự báo
theo bình quân di động 4 tháng có trọng số với các trọng số
cho các tháng như sau:
+
i
Giai đoạn
Trọng số áp dụng
Tháng vừa qua (giai đoạn gần
nhất)
2 tháng trước (giai đoạn gần ở vị
thứ hai)
3 tháng trước (giai đoạn gần ở vị
thứ ba)
4 tháng trước (giai đoạn gần ở vị
thứ tư)
0,4
0,3
0,2
0,1
Tổng trọng số
1,0
Kết quả dự báo theo mô hình này được thể hiện trong
bảng sau:
Tháng
Số máy nổ
D9 thực tế
bán được
1
405
2
410
3
395
4
450
5
410
(450x0,4 + 395x0,3 + 410x0,2 +
405x0,1) = 421
6
430
(410x0,4 + 450x0,3 + 395x0,2 +
410x0,1) = 419
Dự báo nhu cầu bình quân di động
cho 4 tháng
7
450
(430x0,4 + 410x0,3 + 450x0,2 +
395x0,1)= 425
8
461
(450x0,4 + 430x0,3 + 410x0,2 +
450x0,1) = 436
9
470
(461x0,4 + 450x0,3 + 430x0,2 +
410x0,1) = 446
10
600
(470x0,4 + 461x0,3 + 450x0,2 +
430x0,1) = 459
11
630
(600x0,4 + 470x0,3 + 461x0,2 +
450x0,1) = 518
12
610
(630x0,4 + 600x0,3 + 470x0,2 +
461x0,1) = 572
Phương pháp bình quân di động có trọng số cho phép
phân tích sâu hơn về số lượng hiện tại để phản ánh sự thay
đổi nhu cầu. Trọng số sử dụng lệ thuộc phần lớn vào kinh
nghiệm của người dự báo. Mặc dù dự báo phản ánh sự thay
đổi nhu cầu nhưng vẫn chưa thể hiện rõ do tác động của
bình quân. Vì thế phương pháp bình quân di động có trọng
số không phải là phương pháp tốt để kiểm tra và theo dõi
những thay đổi mang tính xu hướng của dãy dữ liệu.
Phương pháp san bằng mũ giản đơn
Để khắc phục những hạn chế của các phương pháp bình
quân, người ta đề xuất sử dụng phương pháp san bằng mũ
để dự báo. Đây là phương pháp dễ sử dụng nhất. Nó cần ít
số liệu nhất trong quá khứ. Công thức cơ bản của san bằng
mũ có thể diễn tả như sau:
F F
(A
F )
t
t 1
t 1
t 1
Trong đó:
+ Ft: nhu cầu dự báo cho giai đoạn t
+ Ft1:
nhu cầu dự báo của giai đoạn ngay trước đó.
+ At1:
nhu cầu thực của giai đoạn ngay trước đó.
1
+ α: hệ số san bằng mũ, với 0
Thực chất của phương pháp san bằng mũ là dự báo mới
bằng dự báo cũ cộng với khoảng chênh lệch giữa nhu cầu
thực và dự báo giai đoạn đã qua, có điều chỉnh cho phù hợp.
Ví dụ: Vẫn số liệu trong dự báo trên, nhưng biết nhu cầu
thực trong tháng 1 là 405, ta giả sử dự báo trong tháng 1 cũng
đúng bằng 405 và hệ số san bằng mũ là α = 0,9.
Áp dụng phương pháp san bằng mũ ta có kết quả dự báo
như sau:
Tháng
Nhu cầu
thực
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
405
410
395
450
410
430
450
461
470
600
630
700
Nhu cầu dự báo với α= 0.9
405
405 = 405 + 0,9(405 – 405)
409.5 = 405 + 0,9( 410 – 405)
396.5 = 409.5 + 0,9( 395 – 404.5)
444.6 = 396.5 + 0,9( 450 – 396.5)
413.5 = 444.6 + 0,9( 410 – 444.6)
428.5 = 413.5 + 0,9(430 – 413.5)
448 = 428.5 + 0,9(450 – 428.5)
460 = 448 + 0,9( 461 – 448)
469 = 460 + 0,9( 470 – 460)
587 = 469 + 0,9(600 – 469)
626 = 587 + 0,9( 630 – 587)
Vì mô hình san bằng mũ rất đơn giản nên được sử dụng
khá rộng rãi trong các công ty. Tuy nhiên, việc chọn hệ số
san bằng mũ α sao cho thích hợp để đạt được một dự báo
chính xác là một vấn đề quan trọng.
Phương pháp san bằng mũ có điều chỉnh xu hướng
Phương pháp san bằng mũ giản đơn không phản ánh
được xu hướng. Để phản ánh tốt xu hướng vận động của
nhu cầu, ta sử dụng mô hình san bằng mũ ở trên và điều
chỉnh tăng lên hoặc giảm đi theo xu hướng của nhu cầu cho
phù hợp hơn.
Công thức như sau:
FITt
Ft
Tt
Trong đó:
+ Tt: Hiệu chỉnh xu hướng cho giai đoạn t, tính theo công
thức:
Tt
Tt
1
( Ft
Ft 1 )
Tt1: Hiệu chỉnh xu hướng cho giai đoạn ngay trước đó.
+
: Hệ số điều chỉnh xu hướng (0 1)
Trở lại với ví dụ trên, lập được dự báo theo san bằng mũ
có điều chỉnh xu hướng với = 0,1; = 0,9 như sau:
+
Tháng
Nhu
cầu
thực
tế
Dự
báo
(Ft)
1
2
3
4
405
410
395
450
405
405
409,5
396,5
Điều chỉnh xu
hướng (Tt)
0
0
0,45
0,85
Dự báo có điều
chỉnh xu hướng
(FITt)
405
405
410
395,65
5
6
7
8
9
10
11
12
410
430
450
461
470
600
630
610
444,6
413,5
428.5
448
460
469.0
587
626
3,96
0,85
2,35
4,3
5,5
6,4
18,2
22,1
448,6
414,4
431
452,3
465,5
475,4
605,2
648,1
Phương pháp dự báo theo xu hướng
Phép dự báo theo xu hướng giúp chúng ta dự báo nhu cầu
trong tương lai dựa trên một tập hợp các dữ liệu có xu
hướng trong quá khứ.
Kỹ thuật này tìm cách vẽ một đường sao cho phù hợp với
các số liệu quá khứ rồi dựa vào đó dự báo nhu cầu của giai
đoạn tiếp theo xu hướng của các số liệu đã thống kê thu
được. Có thể dùng nhiều hàm phương trình để diễn tả xu
hướng (hàm tuyến tính, hàm parabol, hàm hypebol, hàm mũ,
…), nhưng để đơn giản, chúng ta sử dụng phương trình hàm
tuyến tính. Áp dụng phương pháp bình phương tối thiểu, ta
vạch một đường thẳng đi qua các số liệu có sẵn sao cho
tổng bình phương các khoảng cách từ số đo đến đường vừa
vạch ra theo hướng trục tung (trục biểu diễn nhu cầu) là
nhỏ nhất.
Nhu
cầu
(Yt)
Thời gian (t)
Phương trình đường tuyến tính có dạng:
Yt = a + bt
n
b
Yiti
i 1
n
t
2
i
n.Y .t
n.t
2
và
a Y
i 1
n
Y
Yi
i 1
n
n
và
t
i 1
n
ti
b.t
Trong đó:
+ Yt: Nhu cầu tính cho thời kỳ t.
+ Yi: Nhu cầu thực của giai đoạn i ( i 1, n )
+ n: Số giai đoạn quan sát.
Ví dụ: Số liệu tiêu thụ máy biến thế 500 KVA của nhà
máy X trong thời gian qua được cho trong bảng sau:
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
Số máy biến thế
74
79
80
90
105 142 152
Hãy xác định phương trình xu hướng và dự báo nhu cầu
tháng tiếp theo.
Ta lập bảng tính:
Năm thứ
(ti)
Nhu cầu thực
(Yi)
ti2
Yiti
1
2
3
4
5
6
7
74
79
80
90
105
142
152
1
4
9
16
25
36
49
74
158
240
360
525
852
1064
ti = 28
Yi =722
ti2 = 140
Yiti = 3273
n
t
ti
28
7
i 1
n
n
Y
Yi
n
722
103
7
Yiti
n.Y .t
i 1
n
b
4
i 1
n
i 1
ti2
n.t
2
3273 7 103 4
14
140 7 42
a Y
b.t 103 14 4
47
Do đó, phương trình xu hướng có dạng: Y = 47 + 14t
Nhu cầu cho năm tới: Y = 47 + 14x8 = 159 máy.
Dự báo nhu cầu biến đổi theo mùa
Có nhiều mặt hàng có nhu cầu biến đổi theo mùa như
quần áo, quạt, lò sưởi, du lịch, thuốc tây,… Ví dụ sau đây
cho ta biết cách dùng chỉ số mùa vụ để điều chỉnh nhu cầu
theo mùa.
Kuc kung thuj’
Ví dụ: Nhà máy Điện cơ thống kê được số quạt bán trong
thời gian qua như sau:
Nhu cầu
thực
Nhu cầu
Thán
bình quân
g Năm Năm
tháng
1
2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
0
0
0
800
5500
7600
4100
1500
400
10
0
0
0
0
0
1100
7300
8200
4300
1600
510
12
0
0
Nhu cầu bình
quân tháng
giản đơn
0
0
0
950
6400
7900
4200
1550
455
11
0
0
1789
1789
1789
1789
1789
1789
1789
1789
1789
1789
1789
1789
Chỉ số
mùa vụ
0
0
0
0,5310
3,5775
4,4159
2,3477
0.8664
0,2543
0,0062
0
0
Tổng nhu cầu bình quân = 21466
Nhu cầu
bình quân tháng
= Nhu cầu tháng
theo năm thứ nhất
Nhu cầu bình quân tháng
giản đơn
Chỉ số mùa vụ
=
=
+ Nhu cầu tháng
theo năm thứ hai
Tổng nhu cầu bình quân
12
=
/ 2
21466
12
= 1789
Nhu cầu bình quân tháng
Nhu cầu bình quân tháng giản đơn
Nếu nhu cầu năm thứ 3 được dự báo là 23500 chiếc quạt
thì khi dùng chỉ số mùa vụ nói trên, ta sẽ dự báo được nhu
cầu hàng tháng trong năm đó:
Tháng
Nhu cầu
Tháng
Nhu cầu
1
(23500/12) x 0 =
0
7
(23500/12) x 2,3477 =
4598
2
(23500/12) x 0 =
0
8
(23500/12) x 0,8664 =
1698
3
(23500/12) x 0 =
0
9
(23500/12) x 0,2543 =
498
4
(23500/12) x 0,5310
=
1040
10
(23500/12) x 0,0062 =
12
5
(23500/12) x 3,5775
=
7006
11
(23500/12) x 0 =
0
6
(23500/12) x 4,4159
=
8648
12
(23500/12) x 0 =
0
Trong ví dụ trên, để đơn giản, chúng ta bỏ qua ảnh
hưởng của xu hướng và chỉ lấy hai giai đoạn để tính chỉ số
mùa vụ cho mỗi tháng.
Phương pháp dự báo nhân quả: Hồi quy và phân tích
tương quan
Mô hình dự báo nhân quả thường nghiên cứu nhiều biến
số liên quan đến nhu cầu dự báo. Khi tìm được các biến số
có liên quan, người ta xây dựng mô hình và dùng nó để dự
báo. Cách tiếp cận này phản ánh được các nhân tố ảnh
hưởng đến nhu cầu. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nhu
cầu. Công việc của nhà quản trị là xây dựng mô hình phản
ánh tương quan giữa các nhân tố trên. Mô hình dự báo nhân
quả định lượng được dùng phổ biến nhất là Mô hình phân
tích hồi quy tuyến tính.
Trong mô hình phân tích hồi quy tuyến tính, biến phụ
thuộc là nhu cầu Y và biến độc lập là x. Phương trình dự
báo giống như phương trình dự báo xu hướng, nhưng nhân
tố thời gian t được thay bằng các nhân tố x.
Y = a + bx
Trong đó:
+ Y: trị số của biến phụ thuộc (nhu cầu dự báo)
+ a: tung độc gốc (điểm cắt trục Y của đồ thị).
+ b: độ dốc của đường hồi quy.
+ x: biến độc lập.
3. KIỂM SOÁT DỰ BÁO
Mục tiêu cơ bản của bất kỳ dự báo nào là có được dự
báo chính xác và không sai lệch. Chi phí liên quan đến sai số
dự báo có thể là rất lớn. Các doanh nghiệp phải thực hiện
kiểm soát sai số dự báo thật tốt và làm những việc cần thiết
để cải thiện kỹ thuật dự báo của họ.
Công thức tính sai số dự báo được định nghĩa là phân sai
giữa số lượng thực tế và dự báo như sau:
Sai số dự báo: e A F
Trong đó:
+ et : sai số dự báo cho giai đoạn t
+ At : Nhu cầu thực tế của giai đoạn t
+ Ft : Nhu cầu dự báo cho giai đoạn t
Một vài tiêu chí đánh giá tính chính xác của dự báo
thường được sử dụng:
Độ lệch tuyệt đối trung bình
t
t
t
n
MAD
et
t 1
n
MAD là một tiêu chí được sử dụng rộng rãi để đánh giá
tính chính xác của dự báo và để so sánh các phương pháp dự
báo.
MAD = 0: dự báo phản ánh chính xác nhu cầu qua các giai
đoạn dự báo.
MAD > 0: kết quả của dự báo hoặc là cao, hoặc là thấp
hơn nhu cầu.
Khi so sánh các kỹ thuật dự báo thì kỹ thuật dự báo chính
xác nhất khi giá trị của MAD nhỏ nhất.
Sai số phần trăm tuyệt đối trung bình (MAPE)
MAPE
1
n
n
et
(100)
At
t 1
MAPE đem lại một nét nhìn chính xác về mức thực của
sai số dự báo
Sai số bình phương trung bình (MSE)
n
MSE
et
2
t 1
n
Sai số bình phương trung bình là tương tự như phương
sai trong thống kê. MSE càng lớn là càng không tốt.
Tổng sai số dự báo (RSFE)
RSFE
n
et
t 1
RSFE là tiêu chí thể hiện độ dốc của dự báo. Độ dốc của
dự báo đánh giá xu hướng của dự báo là cao hơn hay thấp
hơn so với nhu cầu.
RSFE > 0: dự báo thường quá thấp (nhu cầu dự báo
thường thấp hơn thực tế và xảy ra tình trạng cạn dự trữ).
RSFE < 0: dự báo thường quá cao (ước tính nhu cầu cao
dẫn đến chi phí tồn kho lớn.
RSFE = 0: sai số dương bằng với sai số âm (điều này
không có nghĩa là dự báo chính xác vì dự báo có thể sai lệch
dương và âm đáng kể và sự khác biệt vẫn bằng không).
Tín hiệu theo dõi (TS)
TS
RSFE
MAD
Tín hiệu theo dõi dương, báo cho biết nhu cầu thực tế
lớn hơn nhu cầu dự báo. Tín hiệu theo dõi âm, báo cho ta
biết nhu cầu thực tế nhỏ hơn nhu cầu dự báo.
Tín hiệu dự báo tốt khi có RSFE thấp và có sai số âm. Nói
cách khác, có độ lệch nhỏ đã là tốt rồi, nhưng các sai số
dương và âm cân bằng lẫn nhau để cho đường tâm của tín
hiệu theo dõi nằm quanh số không.
Để kiểm soát một cách tốt nhất các kết quả dự báo,
doanh nghiệp nên đưa ra các giới hạn kiểm soát dự báo. Một
khi tín hiệu dự báo vượt quá giới hạn trên hoặc dưới là rơi
vào tình trạng báo động. Điều đó có nghĩa là dự báo của
doanh nghiệp đang có vấn đề và nhà quản trị cần đánh giá
lại phương pháp dự báo nhu cầu của mình.
Giới hạn kiểm soát trên
+
TS = 0
Giới hạn kiểm soát dưới
BÀI TẬP ÔN TẬP
Bài 1:
Tín hiệu theo dõi đáng báo động
Nhu cầu về sản phẩm máy phát điện của doanh nghiệp
An Kha tăng lên nhanh chóng trong những năm vừa qua và
được thể hiện qua bảng sau:
Năm
1
2
3
4
5
6
Sản phẩm
45
50
52
56
58
?
Dự báo nhu cầu năm thứ nhất (1) là 41 sản phẩm.
1. Sử dụng phương pháp bình quân di động 3 năm để xác
định nhu cầu dự báo năm thứ 4, 5, 6.
2. Sử dụng phương pháp san bằng mũ để tìm nhu cầu dự
báo từ năm thứ 2 đến năm thứ 6 với hai hệ số san bằng
mũ 1 = 0,6 và 2 = 0,9.
3. Sử dụng phương pháp san bằng mũ có điều chỉnh xu
hướng để xác định nhu cầu dự báo từ năm 2 đến năm thứ
6 với = 0,4 và T1 = 0.
4. Nếu dùng hệ số MAD làm tiêu chuẩn để đo lường mức
độ chính xác của dự báo thì phương pháp nào tốt nhất.
Bài 2:
Trong 2 năm qua, Công ty thương mại Hoàng Duy tiêu
thụ bình quân 1000 sản phẩm A mỗi năm. Sản phẩm tiêu
thụ phân theo mùa trong 2 năm qua như sau: 200 và 250 vào
mùa thu; 300 và 350 vào mùa đông; 150 và 165 vào mùa
xuân; 300 và 235 vào mùa hè. Với kế hoạch mở rộng hoạt
động tiêu thụ, lãnh đạo Công ty hi vọng rằng năm sau sản
lượng bán ra là 1200 sản phẩm A. Hãy ước tính lượng nhu
cầu tiêu thụ trong từng mùa cho năm nay (năm thứ ba).
Bài 3:
Cửa hàng bán xe máy Tùng Phương có số thống kê doanh
số bán ra trong 12 quý (3 năm) vừa qua như sau:
Quý
Năm
1
2
3
1
2
3
4
90
130
200
170
130
190
250
220
190
220
310
300
Hãy dùng phương pháp dự báo theo xu hướng (hồi quy
tuyến tính) để dự báo số xe bán ra được trong 4 quý năm tới
(năm thứ 4) có điều chỉnh theo mùa.
Bài 4:
Khách sạn Golden Sea có thống kê số khách đăng ký trong
9 tháng đầu năm như sau:
Thán
g
1
2
Số
đăng
ký
170
0
160
0
3
4
5
160 210
0
0
6
200 200
0
0
7
8
230 250
0
0
9
240
0
Hãy dùng phương pháp dự báo theo xu hướng để dự báo
số khách đăng ký cho đến hết năm.
Bài 5:
Hãy tính sai số bình phương trung bình MSE, sai lệch
tuyệt đối trung bình MAD, sai lệch phần trăm tuyệt đối
trung bình MAPE, tổng sai số dự báo RSFE và tín hiệu dự
báo cho bảng dự báo sau:
Giai đoạn
Nhu cầu dự báo
Nhu cầu thực
1
2
3
4
5
6
225
220
285
290
250
240
200
240
300
270
230
260
7
8
250
240
210
275
Bài 6:
Công ty liên doanh VS có số liệu thống kê số lượng xe tải
nhỏ bán được trong mỗi quý của 03 năm qua như sau:
Năm
Số lượng bán ra trong quý (đơn vị)
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
1
520
730
820
530
2
590
810
900
600
3
650
900
1000
650
1. Hãy xác định số nhu cầu dự báo trong 2 năm qua bằng các
phương pháp:
a. Phương pháp bình quân di động 4 quý.
b. Phương pháp bình quân di động 4 quý có trọng số.
Biết trọng số các quý lần lượt là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 cho
các quý có vị trí xa nhất đến gần nhất.
c. Phương pháp san bằng mũ giản đơn với hệ số san
bằng mũ = 0,9 và dự báo trong quý 1 năm 2 lấy theo
kết quả dự báo của phương pháp bình quân di động 4
quý có trọng số.
d. Phương pháp san bằng mũ có điều chỉnh xu hướng với
= 0,1 và T1 = 0.
2. Hãy so sánh tính chính xác của các phương pháp dự báo
trên bằng độ lệch tuyệt đối trung bình MAD.
3. Hãy dùng phương pháp dự báo theo xu hướng (hồi quy
tuyến tính) để dự báo số xe bán ra được trong 4 quý năm
tới (năm thứ 4) có điều chỉnh theo mùa.
4. Hãy tính sai số bình phương trung bình MSE, sai lệch
tuyệt đối trung bình MAD, sai lệch phần trăm tuyệt đối
trung bình MAPE, tổng sai số dự báo RSFE và tín hiệu dự
báo TS của kết quả dự báo theo phương pháp dự báo theo
xu hướng.
Chương 3
QUẢN TRỊ TỒN KHO
Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu chương này, người học có
thể:
Phân tích được các chi phí tồn kho.
Phân tích được ABC trong phân loại hàng tồn kho.
Trình bày và so sánh được các mô hình tồn kho, các ưu
nhược điểm và trường hợp áp dụng của các mô hình tồn
kho.
Áp dụng các công thức tính toán được các bài toán tồn kho.
1.
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TỒN KHO
Tồn kho xuất hiện trong chuỗi cung ứng dưới các hình
thức cơ bản:
Tồn kho nguyên vật liệu.
Tồn kho sản phẩm dở dang (bán thành phẩm).
Tồn kho thành phẩm.
Tại sao các doanh nghiệp phải tồn kho ở các giai đoạn?
Một vài lý do bao gồm:
Những thay đổi, tính không chắc chắn và khó dự
báo của nhu cầu khách hàng.
Sự không chắc chắn về nguồn cung cấp.
Thời gian giao hàng.
Tính kinh tế theo quy mô.
Quản trị tồn kho trong chuỗi cung ứng là rất khó khăn và
có những tác động đáng kể đến mức độ phục vụ khách hàng
và chi phí chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn hệ thống.
Bản thân công tác quản trị tồn kho có hai mặt trái ngược
nhau: Để đảm bảo chuỗi cung ứng liên tục, đảm bảo đáp
ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng,… doanh
nghiệp cần tăng lượng tồn kho. Ngược lại, lượng tồn kho
tăng lên, doanh nghiệp lại tốn các chi phí có liên quan đến
tồn kho.
Khi nghiên cứu quản trị tồn kho, chúng ta thường phải
giải quyết hai vấn đề cơ bản là:
+ Lượng đặt hàng bao nhiêu là tối ưu?
+ Thời điểm đặt hàng vào lúc nào là thích hợp?
2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ TỒN KHO
Trong điều kiện nhất định, tồn kho quá cao sẽ làm tăng
chi phí đầu tư vào tồn kho; tồn kho thấp sẽ tốn kém trong
việc đặt hàng, thiết đặt sản xuất, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
Khi gia tăng tồn kho sẽ có hai khuynh hướng chi phí trái
ngược nhau: chi phí này thì tăng, còn số khác lại giảm đi. Do
đó, cần một sự phân tích kỹ lưỡng chi phí trước khi đi đến
một phương thức hợp lý làm cực tiểu chi phí liên quan đến
tồn kho.
Các chi phí tăng lên khi tăng tồn kho
Chi phí vốn: Đầu tư vào tồn kho phải được xét như tất
cả các cơ đầu tư ngắn hạn khác. Trong điều kiện nguồn
vốn giới hạn, đầu tư vào tồn kho phải chấp nhận phí tổn cơ
hội về vốn. Phí tổn cơ hội của vốn đầu tư vào kho là tỷ
suất sinh lợi của dự án đầu tư có lợi nhất bị bỏ qua. Sự gia
tăng tồn kho làm tăng vốn cho tồn kho và chấp nhận phí tổn
cơ hội vốn cao.
Chi phí kho: Bao gồm chi phí lưu giữ tồn kho như chi phí
kho bãi, tiền lương nhân viên quản lý kho, các điều kiện
bảo quản tồn kho (giữ nóng, chống ẩm, làm lạnh,…).