Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng loài cà gai leo (solanum procumbens lour) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỒNG VIỆT HUÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT
GÂY TRỒNG LOÀI CÀ GAI LEO (Solanum procumbens
Lour) TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên – 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỒNG VIỆT HUÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT
GÂY TRỒNG LOÀI CÀ GAI LEO (Solanum procumbens
Lour) TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành : Lâm học
Mã số: 8.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. ĐẶNG KIM VUI
2. PGS. TS TRẦN QUỐC HƯNG

Thái Nguyên – 2019




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực,
chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày tháng năm
Người viết cam đoan

Đồng Việt Huân


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu đến nay bản luận văn Thạc
sỹ của tôi đã hoàn thành.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Đặng
Kim Vui và thầy giáo PGS. TS Trần Quốc Hưng đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ Tôi
trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng Đào tạo Sau Đại học, khoa
Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã truyền thụ cho tôi những
kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn UBND huyện Phú Lương, chủ nhiệm hợp tác xã Cà gai leo
Hepa cùng người dân sống quanh khu vực nghiên cứu tại xóm Làng Bún, xã Phấn
Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyễn đã giúp đỡ chân thành và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Vì điều kiện thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn của bản thân còn có

những hạn chế nhất định, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất
mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của các nhà khoa học cũng như các bạn
đồng nghiệp để bản luận văn này được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày

tháng 09 năm 2019

Tác giả

Đồng Việt Huân


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Giới thiệu chung về loài Cà gai leo ...................................................................... 3
1.1.1. Phân loại ............................................................................................................ 3

1.1.2. Đặc điểm thực vật học ....................................................................................... 3
1.1.3. Đặc điểm sinh thái, phân bố .............................................................................. 4
1.1.4. Cách phân biệt Cà gai leo với các loại Cà khác ................................................ 4
1.1.5. Thành phần hóa học có trong cây cà gai leo ..................................................... 5
1.1.6. Tác dụng của Cà gai leo .................................................................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu về cây Cà gai leo ở Việt Nam ........................................... 6
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần các hợp chất và tác dụng của Cà gai leo ................ 6
1.2.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, canh tác ........................................................ 7
1.3. Tình hình nghiên cứu về cây Cà gai leo trên thế giới ........................................ 10
1.4. Tổng quan về giâm hom ..................................................................................... 10
1.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên .......... 16
1.5.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 16
1.5.2. Địa hình ........................................................................................................... 17
1.5.3. Khí hậu – thủy văn .......................................................................................... 17
1.5.4. Tài nguyên ....................................................................................................... 18


iv
1.5.5. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 18
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 21
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 21
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 21
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái cây Cà gai leo ................................................ 21
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cây Cà gai leo ................................................ 21
2.3.3. Bước đầu đánh giá thực trạng gây trồng của cây Cà gai leo tại địa phương .. 21
2.3.4. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Cà gai leo bằng phương pháp giâm hom ... 22
2.3.5. Đề xuất các giải giáp kỹ thuật gây trồng tại địa phương ................................ 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 22
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu........................................................................... 22

2.4.2. Phương pháp phỏng vấn .................................................................................. 22
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài Cà gai leo ................... 23
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài Cà gai leo .................... 23
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Cà gai leo bằng phương pháp
giâm hom ................................................................................................................... 24
2.4.6. Phương pháp theo dõi, thu thập và xử lý số liệu ............................................. 26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 27
3.1. Đặc điểm sinh thái của cây Cà gai leo ............................................................... 27
3.1.1. Điều kiện khí hậu nơi có loài Cà gai leo phân bố ........................................... 27
3.1.2. Đặc điểm đất đai nơi có Cà gai leo phân bố ................................................... 29
3.2. Đặc điểm sinh học của cây Cà gai leo ............................................................... 29
3.2.1. Đặc điểm hình thái lá ...................................................................................... 29
3.2.2. Đặc điểm hình thái thân .................................................................................. 30
3.2.3. Đặc điểm hình thái rễ ...................................................................................... 31
3.2.4. Đặc điểm hình thái hoa và quả cây Cà gai leo ................................................ 31
3.3. Tình hình gây trồng của cây Cà gai leo tại địa phương ..................................... 32
3.3.1. Đặc điểm sinh trưởng của Cà gai leo tại khu vực nghiên cứu ........................ 32
3.3.2. Thực trạng gây trồng Cà gai leo tại địa phương ............................................. 34


v
3.4. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Cà gai leo bằng phương pháp giâm hom
................................................................................................................................... 35
3.4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại cành giâm đến kết quả giâm hom Cà
gai leo ........................................................................................................................ 35
Nghiên cứu ảnh hưởng của loại cành giâm đến kết quả giâm hom cây Cà gai leo kết
quả thể hiện ở bảng 3.5. ............................................................................................ 35
3.4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến giâm hom cây Cà
gai leo ........................................................................................................................ 38
3.4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến giâm hom cây Cà gai leo ..... 40

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 44
1. Kết luận ................................................................................................................. 44
1.1. Đặc điểm sinh thái của cây Cà gai leo ............................................................... 44
1.2. Đặc điểm sinh học của cây Cà gai leo ............................................................... 44
1.3.Thực trạng gây trồng Cà gai leo tại địa phương ................................................. 44
1.4. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Cà gai leo bằng phương pháp giâm hom
................................................................................................................................... 45
1.5. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật gây trồng cây Cà gai leo tại địa phương ........... 45
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 46


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

IAA

: Indole-3-acetic acid

IBA

: Indole butyric acid

NAA

: α-naphthaleneaceticd.


vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phân biệt các loại Cà dại với Cà gai leo ..................................................... 5
Bảng 1.2. Cách bón phân cho Cà gai leo .................................................................... 9
Bảng 3.1. Tổng hợp đặc điểm khí hậu tại huyện Phú Lương ................................... 27
Bảng 3.2. Kết quả trung bình đo 30 lá cây Cà gai leo .............................................. 29
Bảng 3.3. Kết quả đo đường kính thân cây Cà gai leo .............................................. 30
Bảng 3.4. Theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây Cà gai leo tại khu vực
nghiên cứu trong 1 năm ............................................................................................. 32
Bảng 3.5. Ảnh hưởng củ loại cành hom đến kết quả giâm hom cây Cà gai leo (sau 45
ngày theo dõi) ............................................................................................................ 35
Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến giâm hom cây Cà gai leo
(theo dõi trong 45 ngày) ............................................................................................ 37
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến giâm hom cây Cà gai leo (sau 45
ngày giâm hom) ......................................................................................................... 39
Bảng 3.8. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến giâm hom cây Cà gai leo
(theo dõi sau 45 ngày giâm hom) .............................................................................. 41


viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh cây và hoa Cà gai leo ................................................................... 4
Hình 3.1. Cà gai leo sau thu hoạch 1 tháng............................................................... 28
Hình 3.2. Hình thái lá cây Cà gai leo ........................................................................ 30
Hình 3.3. Hình thái thân cây Cà gai leo .................................................................... 31
Hình 3.4. Hình thái rễ cây Cà gai leo ........................................................................ 31
Hình 3.5. Hình thái hoa, quả của cây Cà gai leo ....................................................... 32
Hình 3.6. Các loại hom Cà gai leo ............................................................................ 36
Hình 3.7. Hom cà gai leo giâm vào mùa xuân .......................................................... 38
Hình 3.8. Hom cà gai leo sau giâm 45 ngày với giá thể là 95% giá thể đất tầng A +
5% phân chuồng hoai mục ........................................................................................ 42



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nhu cầu trong nước cũng như quốc tế về sử dụng dược liệu có nguồn
gốc từ thảo dược để điều trị bệnh, bồi bổ sức khoẻ là rất cao và liên tục tăng. Từ thời xa
xưa, ông cha ta đã biết dùng những loại thực vật quý hiếm, những loài cây luôn có sẵn
trong tự nhiên dùng để chữa bệnh, trong đó có cây Cà gai leo. Cà gai leo là một loài cây
có rất nhiều tác dụng và chữa được rất nhiều bệnh. Theo kinh nghiệm của dân gian từ
lâu đời Cà gai leo được dùng để chữa ngộ độc rượu rất tốt, chữa rắn cắn, đau nhức xương
khớp [2], [12], [23]. Ngoài ra Cà gai leo còn có tác dụng giải độc gan, chống viêm tốt
nhất hiện nay [7], [19], [20], Sản phẩm thuốc từ cà gai leo có tác dụng chống viêm và
ức chế sự phát triển của xơ gan. Chính vì vậy mà loại cây này hiện nay được rất nhiều
người tìm kiếm và sử dụng.
Hiện nay, Cà gai leo chủ yếu được thu hái trong tự nhiên, do đó dễ bị nhầm lẫn
với nhiều loài có đặc điểm hình thái gần tương tự cà gai leo.
Cà gai leo là loài thực vật sống nhiều năm, thuộc loại thân leo hay bò dài, thân
dài 0,6-1m hay cao hơn, thân cây nhẵn, hóa gỗ và phân nhiều cành, trên có phủ lông
hình sao, lá hình trứng hay thuôn, phía gốc lá hình rìu hay hơn tròn, mép nguyên hay
hơi lượn và khía thùy, mặt trên của lá có gai nhỏ, mặt dưới phủ lông mềm hình sao màu
trắng nhạt, phiến dài 3 – 4 cm, rộng 12 – 20 cm, có gai, cuống dài 4-5 mm. Cà gai leo
là cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn cao, cây không chịu được ngập úng. Cà gai leo
thích nghi trên nhiều loại khí hậu, nhiều loại đất: Đất phù sa, đất pha cát, đất ba gian. Cả
ba miền Bắc, Trung Nam đều trồng được cây thuốc này.
Trong những năm gần đây, Cà gai leo được thu mua và sử dụng ngày càng nhiều
do đó dẫn tới nguy cơ ngày càng cạn kiệt nguồn Cà gai leo trong tự nhiên ngày càng cao
vì vậy cần phải có những nghiên cứu, bảo tồn và phát triển loài dược liệu quý này.
Cà gai leo là một loài cây Lâm sản ngoài gỗ tương đối rễ trồng, thích nghi rộng
với nhiều vùng sinh thái. Ngày nay với nhu cầu chữa bệnh của con người ngày càng

tăng cao mà nguồn dược liệu từ tự nhiên ngày càng cạn kiệt, đặc biệt Cây cà gai leo còn
tự nhiên ở trong các khu rừng hiện nay rất ít. Chính vì thế trong khuôn khổ của đề tài
chúng tôi lựa chọn nghiên cứu Cà gai leo trồng ngoài đồng ruộng và tác giả chọn huyện


2
Phú Lương tỉnh Thái Nguyên là nơi thực hiện đề tài nghiên cứu cây Cà gai leo vì huyện
có rất nhiều các hợp tác xã trồng cây Cà gai leo, có điều kiện đất đai, kinh tế xã hội, giao
thông thuận lợi cho sự phát triển các vùng trồng dược liệu.
Trước tiên để nhận biết được các đặc điểm hình thái của cây Cà gai leo phân biệt
được với các loại Cà dại khác trong tự nhiên cũng như để phát triển, lựa chọn, mở rộng
vùng trồng, nghiên cứu các biện pháp nhân giống, gây trồng Cà gai leo thì việc thực
hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng loài Cà gai leo
(Solanum procumbens Lour) tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” là rất cần
thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu được một số đặc điểm Sinh học của cây Cà gai leo: Đặc điểm sinh
thái, đặc điểm Sinh học làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển loài Cà gai leo.
- Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Cà gai leo ở một số địa phương và bước đầu
đánh giá được khả năng nhân giống Cà gai leo bằng phương pháp giâm hom.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để nghiên cứu nhân giống và
phát triển loài Cà gai leo, làm tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học, tham khảo về
loài Cà gai leo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Về kinh tế: Nhu cầu sử dụng các loại thảo dược để chữa bệnh của người dân
ngày càng tăng cao. Nghiên cứu trồng Cà gai leo thành các vùng dược liệu quy mô công
nghiệp làm tăng thu nhập cho người dân, làm nâng cao đời sống, cải thiện và phát triển
kinh tế các hộ gia đình.

- Về xã hội: Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp chúng ta nhận biết được loài Cà
gai leo đồng thời bước đầu nghiên cứu được kỹ thuật nhân giống thích hợp, góp phần
nhân nhanh loài Cà gai leo, đáp ứng nhu cầu về dược liệu mà thực tiễn đặt ra.
- Về môi trường: Việc nghiên cứu về loài góp phần bổ sung nguồn tài liệu về đa
dạng sinh học và góp phần bảo tồn loài ở nước ta.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về loài Cà gai leo
1.1.1. Phân loại
Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens Lour.
Thuộc họ Cà: Solanaceae
Tên gọi khác: Cây cà quýnh, cà quánh, cà quạnh, cà bò, cà hải nam, cà gai dây [5].
Loài Cà gai leo được J. De Loureiro định loại đầu tiên vào năm 1790 với tên khoa
học là Solanum procumbens Lour. Cà gai leo thuộc chi Solanum, họ Cà (Solanaceae
Juss), bộ Hoa mõm chó (Scrophulariales), liên bộ Bạc hà (Hoa môi) Lamianae, phân
lớp Cúc (Asteridae), lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) hay lớp Ngọc lan
(Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Mộc lan) (Magnoliophyta), giới Thực vật Plantae
[1], [2], [16].
1.1.2. Đặc điểm thực vật học
Cà gai leo là loài thực vật sống nhiều năm, thuộc loại thân leo hay bò dài, thân
dài 0,6-1m hay cao hơn. Thân cây nhẵn, hóa gỗ và phân nhiều cành, trên có phủ lông
hình sao. Trên các cành nhỏ cây Cà gai leo có phủ lông tơ dày, hình sao, trải dài suốt
chiều dài thân là một lượng gai có màu vàng nhạt phân bố gần nhau, gai cong theo chiều
quặm xuống dưới [2], [12], [23].
Lá hình trứng hay thuôn, phía gốc lá hình rìu hay hơn tròn, mép nguyên hay hơi
lượn và khía thùy, mặt trên của lá có gai nhỏ, mặt dưới phủ lông mềm hình sao màu
trắng nhạt, phiến dài 3 – 4 cm, rộng 12 – 20 cm, có gai, cuống dài 4 – 5 mm [4], [13].

Hoa mọc thành cụm ỏ nách lá, thường mỗi cụm hoa có tù 5 đến 7 bông. Cuống
cụm hoa dài khoảng 0,5cm, cuống hoa dài 1 – 1,5 cm, 4 đài hoa hình tam giác thuôn
nhỏ đầu, dài khoảng 0,4cm. Tràng hoa 4 cánh màu trắng hoặc phớt tím, hình ô van thuôn
dài, nhọn đáy, dài 0,6 – 0,7 cm. Nhị 4, màu vàng, chỉ nhị phình ra ỏ phần gốc. Bầu nhẵn
có cuống dài [13].
Quả hình cầu, khi còn xanh có màu xanh sẫm điểm trắng, khi chín có màu đỏ
tươi, bóng, nhẵn, đường kính 5 - 7mm. Hạt màu vàng, hình thận, có mạng, dài 4 mm,
rộng 2 mm. Cà gai leo ra hoa tháng 4 - 9, tạo quả tháng 9 – 12 [4].


4

Hình 1.1. Hình ảnh cây và hoa Cà gai leo
1.1.3. Đặc điểm sinh thái, phân bố
Cây Cà gai leo là loài cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc
tập trung nhiều cá thể, lẫn trong các bụi cây. Cây mọc ở chỗ có nhiều ánh sáng, sinh
trưởng và phát triển tốt, ra hoa quả nhiều. Cây Cà gai leo là cây chịu hạn tốt, có khả
năng thích nghi rộng với nhiều loại đất khác nhau từ đồng bằng cho đến miền núi, tốt
nhất ở vùng đồng bằng và trung du, thích hợp với các vùng nắng nhiều, đất pha cát, thoát
nước nhanh, không ngập úng. Cây thích hợp với vùng đất có tầng canh tác dầy, tơi xốp,
nhiều mùn, thuận lợi việc tưới tiêu và thoát nước tốt, không ngập úng, pH từ 4 đến 7,
thích họp nhất là pH từ 5,5 – 6,5, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân – hè, ra hoa quả
hàng năm. Cà gai leo phát triển được khi nhiệt độ từ 17oC trở lên và sinh trưởng phát
triển tốt nhất ở nhiệt độ 25 – 28oC [4], [11], [13], [16].
Trên thế giới Cà gai leo chỉ thấy ở vùng nhiệt đới Châu Á, từ đảo Hải Nam, tỉnh
Quảng Tây, Trung Quốc xuống đến Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Ở Việt Nam,
Cây cà gai leo mọc hoang ở khắp nơi tại các tỉnh miền Bắc tới Huế. Tập trung nhiều ở
các tỉnh Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh [2].
1.1.4. Cách phân biệt Cà gai leo với các loại Cà khác
Cà gai leo chỉ có một loại với các đặc điểm thực vật học ở trên. Tuy nhiên, trong

tự nhiên có 4-5 loại cà gai, chúng thường mọc xen kẽ, Cà gai leo dễ bị nhậm lẫn với cây
cà dại bởi hình dáng gần giống nhau. Dưới đây là một số đặc điểm để phân biệt Cà gai
leo với các loại Cà gai dại.


5

Bảng 1.1. Phân biệt các loại Cà dại với Cà gai leo
Đặc điểm
nhận biết

Thân



Cà gai leo
Thân cây nhỏ, leo,
gốc hóa gỗ, nhẵn,
phân cành nhiều,
cành non tỏa rộng,
phủ lông hình sao và
rất nhiều gai cong
màu vàng
Lá mọc so le, phiến
lá có thùy nông,
không đều, mặt trên
sẫm, mặt dưới nhạt
phủ đầy lông tơ màu
trắng; gân chính,
cuống lá cũng có

gai.

Hoa

Hoa màu tím mọc
thành xim 2 - 5 hoa
ở kẽ lá, ít khi có 7 9 hoa

Quả

Quả mọng, hình cầu
nhẵn, có cuống dài,
màu vàng, khi chín
màu đỏ, đường kính
5–7 mm

Cà dại

Cà tàu

Cà độc dược

Cà dại cao hơn
cà gai leo, thân
cà dại mọc
đứng, thường
cao từ 2-3 m

Toàn thân cây có
màu xanh lục nhạt,

gần giống các loại
cà cho ăn quả.
Toàn thân có gai
nhọn, sắc.

Thân thảo cao
tầm 2 m, phần
gốc hóa gỗ,
cành non có
màu xanh lục
hoặc tím

Lá Cà tàu có màu
xanh lục nhạt,
Lá cây Cà dại to phiến lá to rộng,
Lá mọc so le,
hơn lá Cà gai cuống và gân lá cả
hình trứng.
leo.
hai phía trên dưới
đều có nhiều gai
nhọn sắc
Cụm hoa tán ngoài
lách lá mọc thành
chùm 3-5 cái, cánh
Hoa mọc thành
hoa màu trắng Hoa to, có hình
cụm, số lượng
hoặc xanh lục nhạt giống hoa rau
nhiều và to hơn

5 cánh rời hình sao muống
Cà gai leo
rộng 2cm. Tiểu nhị
vàng, bao phấn dài
8-9 cm.
Cà dại có quả
Quả không có lông
màu
vàng,
tròn, có bớt rằn
đường kính quả
Quả tròn, có gai
xanh, khi chín màu
cà dại 10-15
nhọn.
vàng tươi đường
mm lớn hơn cà
kính 2,5 - 3 cm.
gai leo.

1.1.5. Thành phần hóa học có trong cây cà gai leo
Toàn bộ thân cây Cà gai leo, nhất là rễ có chứa ancaloid. Trong rễ còn có chứa
tinh bột, saponozit, flavonozit solasodin, solasodinon, glycoalcaloid,…
Rễ và lá cà gai leo chứa cholesterol, β – sitosterol, lanosterol, dihydrolanosterol;
alcaloid mới là solasodenon; hai aglycon là solasodin và neochlorogenin. Ngoài ra, rễ
còn chứa 3β – hydroxyl – 5α – pregnan – 16 – on. Khi thủy phân dịch chiết rễ, phần
đường thu được gồm D-glucose, D-galactose, L-rhamnose [12], [13].


6

Cà gai leo là dược liệu duy nhất được chứng minh có tác dụng ngăn chặn xơ gan
rõ rệt thông qua việc ức chế sự tạo thành các sợi collagen, là dược liệu duy nhất được
kiểm chứng lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động [9], [17], [20],
[24].
1.1.6. Tác dụng của Cà gai leo
Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm,
trừ ho, giảm đau, cầm máu.
Hoạt chất Glycoalcaloid trong Cà gai leo có tác dụng tác dụng ức chế sự sao chép
và làm âm tính virus viêm gan B [18], [19], [20].
Cà gai leo là một cây thuốc quý, rễ được dân gian dùng làm thuốc chữa thấp
khớp, ho, dị ứng, đau nhức xương, đau răng, trị rắn cắn, đau lưng, cảm cúm…Thấp khớp
là một bệnh khá phổ biến do nhiều tác nhân gây ra. Trong y học cổ truyền, có nhiều bài
thuốc chữa thấp khớp kết hợp nhiều loại dược liệu trong đó có cà gai leo. Cà gai leo có
tác dụng trừ phong thấp, tiêu độc, trừ ho, cầm máu, giảm đau rất tốt.
Phạm Kim Mãn và cộng sự (1999) đã nghiên cứu tác dụng chống ung thư của Cà
gai leo và kết luận rằng chế phẩm dịch chiết từ cây Cà gai leo nồng độ 5 mg/100 ml có
tác dụng hủy diệt tế bào ung thư 180 Sarcoma với tỷ lệ tế bào chết là 52,8% [14].
1.2. Tình hình nghiên cứu về cây Cà gai leo ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần các hợp chất và tác dụng của Cà gai leo
Năm 2014, Nguyễn Hoàng Lộc và cộng sự đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của chiết
xuất nấm men và jasmonat metyl lên việc tăng cường sinh tổng hợp solasodine trong
nuôi cấy tế bào của Cà gai leo. Kết quả nghiên cứu cho thấy rõ các tác động của chiết
xuẩt metylo jasmonate (MeJA) và chiết xuất từ nấm men (YE) đối với sự phát triển và
sản xuất solasodine của tế bào Cà gai leo ở nồng độ khác nhau của MeJA (50-250 pM)
và YE (1-4 g/L) có những ảnh hưởng khác nhau. Sự gia tăng hàm lượng solasodine gây
ra bởi sự tạo ra 3 g/L YE và 50 pM của MeJA vào đầu nuôi cấy tế bào lần lượt tương
ứng là 1,9 và 1,3 lần so với tế bào không kích thích. Kết quả này cho thấy YE có hiệu
quả hơn trong việc tăng cường sản xuất solasodine so với MeJA [26]. Năm 2013, QuangVinh Nguyen và Jong-Bang Eun đã có công trình nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn
của một số chiết xuất cây thảo dược của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các



7

chiết xuất hiệu quả nhất chống lại Saccharomyces cerevisiae là các chiết xuất methanol
của P. Palatiferum, S. Juventas và S. Procumbens Lour [27]. Trong “Nghiên cứu tác
dụng của Cà gai leo trên colagenase” của Nguyễn Thị Bích Thu và các cộng sự cho các
kết quả dịch chiết toàn phần glycoalcaloid, các phân đoạn n-hexan, cloroform, acetat
ethy, butanol và nước của Cà gai leo đều có khả năng ức chế colagenase. Glycolacoid
là hoạt chất chống viêm chính có trong cây Cà gai leo [8], [18].
Trong Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Phúc Thái (1998) “Nghiên cứu lâm sàng tổn
thương gan do tiếp xúc nghề nghiệp với Trinitrotoluen (TNT) và tác dụng bảo vệ gan
của Cà gai leo trên thực nghiệm” cho thấy dịch chiết từ cây Cà gai leo có tác dụng trong
việc bảo vệ gan dưới tác dụng độc của Trinitrotoluen như hạn chế hủy hoại tế bào gan,
hạn chế việc tăng trọng lượng gan do nhiễm độc Trinitrotoluen và giảm bớt các biểu
hiện tổn thương gan trên tiêu bản vi thể [17].
Năm 2002, Nguyễn Thị Bích Thu đã nghiên cứu thành phần hóa học của Cà gai
leo làm thuốc chống viêm gan và xơ gan. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy trong Cà gai
leo có alcaloid, glycoalcaloid, steroid saponin, flavonoid, coumarin, acid amin,
phytosterol, chất béo, carotenoid, đường khử tự do. Từ các hợp chất này đã chiết xuất
để sản xuất thuốc Haina I và Haina II. Kết quả cho thấy Cà gai leo có tính chống viêm,
ức chế collagenase, giảm lượng collagen, ngăn chặn sự tiến triển của xơ gan cả về chất
lượng lẫn số lượng, tác dụng chống oxi-hóa in vitro, tăng tỷ lệ tăng sinh của tế bào
lympho T, bước đầu ức chế tăng sinh đối với một số dòng tế bào ung thư [20].
Đề tài cấp nhà nước KHCN 11-05: “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc
chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” của chủ nhiệm TS. Nguyễn Thị Minh
Khai đã chứng minh tác dụng bảo vệ gan, ức chế sự phát triển xơ gan của dạng chiết
toàn phần có hoạt chất chính glycoalcaloid và đã đi đến kết luận Cà gai leo làm thuốc
chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mãn tính thể hoạt động [7].
1.2.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, canh tác
Công trình nghiên cứu khoa học 1987 – 2000 của Viện Dược liệu, nhóm tác giả

Phạm Văn Hiển, Nguyễn Thị Chinh, Tạ Như Thạc Anh, Nguyễn Trần Hy, Đỗ Năng
Vịnh đã nghiên cứu thành công kỹ thuật nuôi cấy in vitro cây Cà gai leo, cung cấp một


8
số lượng cây giống mới, sạch bệnh trong một thời gian ngắn, góp phần chủ động nguồn
giống cây trồng ngoài đồng ruộng [24].
Năm 2011, Nguyễn Hoàng Lộc và cộng sự đã nghiên cứu khả năng tích lũy một
số hoạt chất sinh học có giá trị từ nuôi cấy tế bào thực vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy
nuôi cấy tế bào thực vật là một phương thức hiệu quả trong sản xuất các hợp chất thứ
cấp có hoạt tính sinh học hoặc các chất chuyển hóa của chúng [25].
Trong tuyển tập “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam” của tác giả Đỗ
Huy Bích, Đặng Quang Trung và các cộng sự có xây dựng sơ bộ kỹ thuật trồng cây Cà
gai leo gồm các bước như sau [1].
- Chọn vùng trồng: Cây Cà gai leo là cây chịu hạn tốt, có khả năng thích nghi
rộng với nhiều loại đất khác nhau từ đồng bằng cho đến miền núi, tốt nhất là trồng ở các
vùng trung du, đồi núi thấp, đất đồng bằng. Các loại đất thích hợp như đất thịt nhẹ, đất
pha cát, đất đồi núi. Chọn vùng đất có tầng canh tác dầy, tơi xốp, nhiều mùn, thuận lợi
việc tưới tiêu và thoát nước tốt, không ngập úng, độ pH từ 5,5 – 7. Vùng trồng không bị
ô nhiễm kim loại nặng, không bị ô nhiễm vi sinh vật. Vị trí vùng trồng thuận lợi, không
bị ô nhiễm bởi khu dân cư đông người, không gần khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,
bệnh viện, bãi rác thải, khu chăn nuôi.
- Chọn giống: Cây Cà gai leo có thể nhân giống hữu tính bằng hạt và nhân giống
vô tính bằng hom cành.
+ Nhân giống bằng hom cành: Thời vụ giâm từ tháng 9 - 11. Thời gian ươm giống
trung bình 2 tháng. Tiêu chuẩn cây giống từ hom xuất vườn trồng: Cây giống cứng cây,
có ít nhất 1 mầm chồi mới trở lên, bộ lá xanh tốt, có từ 5 - 7 lá. Chiều dài chồi đạt 15 20cm, đường kính mầm chồi đạt 0,3 - 0,4 cm. Cây hom sinh trưởng phát triển tốt, có bộ
rễ khỏe, không bị sâu bệnh. Tuổi cây giống trên 60 ngày tuổi là có thể xuất vườn.
+ Nhân giống bằng hạt: Thời vụ gieo ươm hạt: tốt nhất từ tháng 10 - 11. Tiêu
chuẩn cây giống từ hạt xuất vườn trồng: Cây có thân mọc thẳng, khỏe, lá xanh tốt, có từ

5 - 7 lá. Cây phải đạt chiều cao từ 15 - 20cm. Đường kính thân từ 0,3 - 0,4 cm. Cây
giống đang sinh trưởng phát triển tốt, bộ rễ khỏe, không mang mầm bệnh, tuổi cây giống
2,5 tháng tính từ gieo ươm hạt đến khi xuất vườn.
- Thời vụ trồng: Tốt nhất từ tháng 12 đến tháng 1hàng năm.
- Đất trồng và kỹ thuật làm đất:


9

+ Yêu cầu đất đai: Cà gai leo là loại cây chịu hạn tốt, chịu úng kém, phát triển tốt
ở nhiều loại đất, yêu cầu đất phải cao ráo, tơi xốp và thoát nước tốt.
+ Làm đất, lên luống trồng: Đất được dọn sạch cỏ dại, cày ải đất cho đất tơi xốp.
Lên luống cao 30 - 35cm, rộng 1 - 1,2 m, rãnh 30 cm. Cuốc hố thành hàng, sâu 15 – 20
cm, kích thước hốc 30 x 30 cm.
- Mật độ, khoảng cách trồng: Cây trồng theo hàng, khoảng cách trồng 40 x 50
cm, mật độ 50.000 cây/ha.
- Phân bón và kỹ thuật bón phân:
+ Phân bón cho cây Cà gai leo khi bắt đầu trồng
Bảng 1.2. Cách bón phân cho Cà gai leo
Lượng
phân/ha
(kg)

Bón lót (kg)

Phân chuồng

10.000

Đạm Ure


Loại phân

Bón thúc (kg)
Lần 1

Lần 2

Lần 3

10.000

-

-

-

217

-

60

100

57

Supe lân


469

469

-

-

-

Kali Clorua

104

-

-

52

52

Lượng phân bón: 20 tấn phân chuồng: 200kg N: 150kg P2O5: 125kg K2O/ha/năm.
+ Kỹ thuật bón phân:
Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng và phân lân theo hốc, theo rạch, bón xong phủ
kín phân trước khi trồng.
Bón thúc làm 3 lần: Lần 1 bón sau khi cây trồng khoảng được 20 ngày, khi cây
bén rễ hồi xanh, bón 60kg đạm ure/ha, hòa tan đậm với nước để tưới cho cây, bón phân
kết hợp với làm cỏ vun gốc. Lần 2: Bón sau trồng 45 – 50 ngày, bón 100kg đạm ure +
52kg Kali Clorua, trộn đều phân, bón rải theo gốc cách gốc 10 – 15cm, tưới nước. Lần

3 bón 57kg Đạm Ure + 52kg Kali Clorua.
Năm 2016, Hoàng Thị Sáu cùng cộng sự đã nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật
trồng cây Cà gai leo tại Thanh Hóa đưa ra các kết luận như sau: Cây Cà gai leo có thể
trồng từ hom cành. Hom cành giâm phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 25 – 28oC phù hợp
với tháng 8 - 10 và trồng tháng 10 - 12 dưới điều kiện khí hậu của địa phương. Khoảng


10
cách trồng là 40x50cm (mật độ 50.000 cây/ha), lượng phân bón thích hợp là 20 tấn phân
chuồng + 200kg N + 150kg P2O5 + 125kg K2O. Cây trồng phát triển tốt và có thể thu
hoạch sau 6 tháng trồng, cây có thể cho thu hoạch 2 - 3 lứa cắt/năm [15].
1.3. Tình hình nghiên cứu về cây Cà gai leo trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về cây Cà gai leo.
Năm 2015, Subbaiya và cộng sự đã nghiên cứu việc nhân giống cây Cà gai leo
từ các hốc nách trên môi trường MS cơ bản có bổ sung BAP và Kinetin với các nồng độ
khác nhau. Kết quả cho thấy số chồi ngọn tối đa được tạo ra ở môi trường MS cơ bản
có bổ sung 2,0 µM/l BAP là 8,4 ± 1,51; môi trường MS cơ bản có bổ sung 1,5 µM/l
Kinetin là 6,4 ± 1,81. Sau đó chuyển đến môi trường chứa IBA và NAA (0,5 – 2,5 µM/l)
kích thích ra rễ thành công, tạo thành cây con hoàn chỉnh đem trồng ra ngoài vườn ươm
[28].
Việc nghiên cứu thăm dò khả năng ngăn chặn tiến triển xơ của Cà gai leo trên
mô hình gây xơ gan thực nghiệm của Maros (1966) cho thấy sau 3 tháng gây xơ gan
trên chuột cống trắng, xơ gan hình thành rõ rệt, thể hiện trên các chỉ tiêu hóa sinh và tổ
chức học. Ở thời điểm 5 tuần, quá trình bệnh lý mới tiến triển tới giai đoạn thoá hóa mô
gan, chưa có sự gia tăng rõ rệt của collagen. Nhưng khi xơ đã ở giai đoạn hoàn chỉnh,
song song với các biến đổi về tổ chức học, hàm lượng collagen ở gan xơ cũng tăng cao
gấp 2,5 lần so với bình thường. Dịch chiết Cà gai leo với liều cho uống hàng ngày 6
g/kg thể trọng chuột, tuy không ngăn chặn hoàn toàn được quá trình xơ hóa, nhưng có
tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của xơ. Hàm lượng collagen trong gan ở lô chuột
dùng dịch chiết cà gai leo chỉ bằng 71% so với lô chuột đối chứng gây xơ không dùng

thuốc. Về mặt tổ chứuc học, thí nghiệm cho thấy toàn bộ chuột ở lô đối chứng gây xơ
đều bị xơ nặng hoặc vừa, còn ở lô dùng Cà gai leo hầu hết chỉ xơ nhẹ hoặc không xơ
[26].
1.4. Tổng quan về giâm hom
Giâm hom là phương pháp nhân giống vô tính cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng.
Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom là phương pháp nhân giống
đem lại hiệu quả cao và được áp dụng phổ biến cả trong và ngoài nước trong suốt thời
gian qua. Phương thức này dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm không có sự kết hợp


11
vật chất di truyền giao hợp giữa giao tử cái và giao tử đực nên cây mới tạo ra mang đầy
đủ vật chất di truyền của cây mẹ [6].
Nhân giống bằng hom là phương pháp sử dụng đoạn thân, cành, lá để tạo ra 1 cây
mới mang đặc tính di truyền của cây mẹ. Đây là phương pháp tương đối dễ thực hiện,
hệ số nhân giống cao nên được áp dụng phổ biến trong công tác nhân giống cây trồng.
Các loại hom được dùng trong nhân giống: có thể là thân cây non, cành, lá, rễ củ…
Hom thân và hom cành: là hom được cắt từ một phần của thân cây non, từ chồi
vượt hoặc cành non của cây. Như một số loại tre, luồng.... hom giâm có thể là một đoạn
thân, một đoạn thân có gốc, đoạn cành hoặc đoạn gốc cành sát thân. Hom của các loài
thân gỗ đều được lấy từ thân cây non hoặc cành non của cây. Các loại cành giâm thường
là cành non, cành hóa gỗ yếu, cành nửa hóa gỗ, cành hóa gỗ.
Hom rễ là loại hom được cắt từ rễ cây. Một số loại cây có thể dùng rễ để giâm
hom như Xoan, Long não, Lê, Hồng… Ngoài ra ở một số loài thực vật người ta có thể
giâm hom từ lá (thu hải đường, Sống đời,...) hoặc từ củ (Khoai lang, Khoai tây, hoàng
tinh, Gừng...) Ở một số loài khi nhân giống hom thường có hiện tượng bảo lưu cục bộ
là hiện tượng mà cây hom tiếp tục sinh trưởng và phát triển hình thái theo đặc trưng của
cành được lấy từ cây mẹ.
* Cơ sở tế bào học
Tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể mang đầy đủ thông tin di truyền cho quá trình phát

triển của sinh vật. Trong quá trình sinh sản vô tính, cây con được tạo ra có nguồn gốc từ
bản sao của cây mẹ


12
* Cơ sở di truyền học
Trong quá trình sinh trưởng phát triển trải qua nhiều lần phân bào liên tiếp cùng
với quá trình phân hóa các cơ quan. Quá trình phân bào giảm nhiễm kết quả từ 1 tế bào
mẹ cho ra 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể y hệt tế bào mẹ. Các loại hom đều xuất
phát từ 1 bộ phận sinh dưỡng của cây mẹ nên khi tạo ra 1 cây mới luôn mang đủ đặc
tính vốn có của cây mẹ.
* Sự hình thành rễ bất định: Nhân giống bằng hom dựa trên cơ sở hình thành tái sinh
rễ bất định của 1 đoạn thân hoặc đoạn cành trong điều kiện thích hợp để tạo thành cơ
thể mới. Rễ bất định là rễ ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây, ngoài hệ rễ của nó trong giâm
hom và điều quan trọng là hình thành được rễ bất định. Có hai rễ bất định là rễ tiềm ẩn
và rễ mới sinh. Rễ tiềm ẩn là rễ có nguồn gốc tự nhiên trong thân, trong cành cây, nhưng
chỉ phát triển khi thân hoặc cành đó tách khỏi thân cây. Rễ mới sinh chỉ được hình thành
khi cắt hom.
Sự hình thành rễ bất định có thể chia ra làm ba giai đoạn:
- Các tế bào bị thương ở vết cắt chết đi và hình thành nên một lớp tế bào bị thối
trên bề mặt, vết thương bị bao bọc bởi một lớp keo. Lớp bảo vệ này giúp mặt cắt khỏi bị
thoát nước.
- Các tế bào sống ngay dưới lớp bảo vệ bắt đầu phân chia và hình thành một lớp
mô mềm được gọi là mô sẹo.
- Các tế bào vùng thượng tầng hoặc vùng lân cận thượng tầng và libe
bắt đầu hình thành rễ.
* Cơ sở sinh lý:
Sự hình thành rễ trong quá trình giâm hom chịu ảnh hưởng của các
nhóm nhân tố: Nội sinh và ngoại sinh.
- Các nhân tố nội sinh : Đặc điểm di truyền của loài: nhiều nghiên cứu cho thấy không

phải tất cả các loài đều có khả năng ra rễ như nhau, chia các loài cây gỗ thành 3 nhóm
dựa theo khả năng ra rễ là:
+ Nhóm dễ ra rễ gồm 29 loài như một số loài thuộc chi Ficussp. Moruss, Pophussp,
Salixsp,....


13
+ Nhóm khó ra rễ gồm 26 loài như các chi Malussp, Prunussp, Moruss, Pophussp,
Salixsp,...
+ Nhóm có khả năng ra rễ trung bình bao gồm 65 loài trong đó có các chi
Eucaluptussp, Quercussp, Grewiliasp, Taxassp.
Vì thế theo khả năng giâm hom có thể chia thực vật làm hai nhóm chính.
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng cành, là nhóm loài cây thuộc họ Dâu tằm (Maraceae)
như Dâu tằm, Đa, Sung, Dương… Một số loài thuộc họ Liễu (Salicaceae) như Dương, Liễu,

+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt thì khả năng ra rễ của hom giâm bị hạn chế ở các
mức độ khác nhau.
- Đặc điểm di truyền của từng suất xứ, từng cá thể :
+ Tuổi cây mẹ lấy hom: Khả năng ra rễ không những do tính di truyền quyết định mà
còn phụ thuộc rất lớn vào tuổi cây mẹ lấy cành. Thông thường cây chưa sinh sản hạt dễ
nhân giống bằng hom hơn khi cây đã sinh sản hạt, hom lấy từ cây tuổi non dễ ra rễ hơn hom
lấy từ cây tuổi già. VD: Hom lấy từ các cây Mỡ 1 tuổi, 3 tuổi, 20 tuổi có khả năng ra rễ
tương ứng là 98%, 47%, 0% [6]. Cây non không những có tỷ lệ ra rễ lớn mà thời gian ra rễ
cũng ngắn hơn. Khả năng ra rễ giảm xuống ở hom giâm của cây nhiều tuổi được giải thích
là do tỷ lệ đường tổng số trên đạm tổng số (tỷ lệ đường/đạm) cao ở thân cây, nói cách khác
là do hàm lượng đạm ở thân giảm xuống như trường hợp ở Quercusrobur.
+ Vị trí cành và tuổi cành lấy hom: Hom lấy từ các phần khác nhau trên thân sẽ có
tỷ lệ ra rễ khác nhau. Thông thường thì hom lấy từ cành ở tầng dưới rễ ra rễ hơn cành ở
tầng trên, cành cấp 1 dễ ra rễ hơn cành cấp 2, cấp 3. Cành chồi vượt dễ ra rễ hơn cành
lấy từ tán cây. Tuy nhiên khả năng ra rễ cao của cành chồi vượt cũng thay đổi theo vị trí

lấy hom. Tuổi cành cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ. Thông thường cành nửa hóa
gỗ (cành bánh tẻ) là loại cành thường cho tỷ lệ ra rễ cao nhất, cành hóa gỗ yếu hoặc đã
hóa gỗ thông thường cho tỷ lệ ra rễ kém hơn. Thí nghiệm của Dansin (1983) cho các loại
cành có tuổi khác nhau của Buloo đã thu được kết quả như sau:
+ Cành mùa đông tỷ lệ ra rễ 2,5%.
+ Cành hóa gỗ yếu tỷ lệ ra rễ 33,0%.
+ Cành nửa hóa gỗ tỷ lệ ra rễ 84,0%.


14
+ Cành đã hóa gỗ tỷ lệ ra rễ 3,2%.
Tuy vậy ảnh hưởng của mức độ hóa gỗ yếu đến tỷ lệ ra rễ cũng thay đổi theo loài
cây.
- Các chất kích thích ra rễ: Trong các chất điều hòa sinh trưởng thì Auxin được
coi là chất quan trọng nhất trong quá trình ra rễ của hom. Song nhiều chất khác tác động
cùng Auxin và thay đổi hoạt tính của Auxin cùng tồn tại một cách tự nhiên trong các mô
của hom giâm và tác động đến quá trình ra rễ của chúng. Trong đó quan trọng nhất là
Khizocalin, đồng nhân tố ra rễ, các chất kích thích kìm hãm ra rễ .
- Đồng nhân tố ra rễ cho rằng có một số chất nội sinh điều phối hoạt tính của IAA
gây nên khởi động ra rễ và gọi là đồng nhân tố.
- Các chất kích thích ra rễ và kìm hãm ra rễ. VD: Sesquiterpenic actone được
chiết tách từ lá cây Hướng dương, dicyliterpenic được chiết tách từ cây Rau sam đều là
những chất kích thích ra rễ cho Đậu xanh. Một số chất kìm hãm Nhaxanthoxin, axit
abscisic (ABA) và một số chất khác
- Các nhân tố ngoại sinh:
- Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy hom.
Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành có ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ ra rễ của hom
giâm, nhất là hom lấy từ những cây non.
Điều kiện chiếu sáng cho cây mẹ lấy cành cũng ảnh hưởng đến khả
năng ra rễ của hom giâm. Và điều kiện lấy hom ở xa nơi giâm hom cũng ảnh

hưởng lớn đến khả năng ra rễ và sinh trưởng của hom giâm.
- Thời vụ giâm hom:
Là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom giâm. Tỷ lệ ra rễ của
hom giâm phụ thuộc vào thời vụ lấy cành và thời vụ giâm hom. Một số loài có thể giâm
hom quanh năm, song nhiều loài cây có tính chất thời vụ rõ rệt. Thường thì mùa mưa là
mùa giâm hom có tỷ lệ ra rễ nhiều nhất ở nhiều loài cây, trong khi một số loài cây khác
lại tỷ lệ ra rễ nhiều hơn ở mùa xuân. Hom được lấy trong các thời kỳ cây mẹ hoạt động
sinh trưởng mạnh có tỷ lệ ra rễ cao hơn các thời kỳ khác.


15
- Chế độ ánh sáng:
Ánh sáng đóng vai trò sống còn trong ra rễ của hom giâm. Không có ánh sáng và
không có lá thì hom không có hoạt động quang hợp, quá trình trao đổi chất khó xảy ra,
do đó không có hoạt động ra rễ. Chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của
hom giâm. Ánh sáng tự nhiên là cần thiết cho ra rễ, còn ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh
làm giảm tỷ lệ ra rễ của hom giâm ở một số loại cây ưa sáng.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng ra rễ của hom giâm thường
mang tính chất tổng hợp theo kiểu phức hệ ánh sáng chỉ tác động đến ra rễ của hom với
sự có mặt của lá cây, hom không có lá thì không chịu ảnh hưởng của ánh sáng và cũng
không có hoạt động ra rễ.
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ là một trong nhưng nhân tố quyết định tốc độ ra rễ của hom giâm. Ở
nhiệt độ quá thấp hom giâm nằm ở trạng thái tiềm ẩn và không ra rễ, còn ở nhiệt độ quá
cao lại tăng cường nhiệt độ và bị hỏng, từ đó làm giảm tỷ lệ ra rễ.
Các loài cây nhiệt đới cần nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom thích hợp cho
ra rễ là 28-33oC và nhiệt độ giá thể thích hợp là 25-30oC. Nếu nhiệt độ không khí trên
35oC làm tăng tỷ lệ héo của .
Nói chung nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom nên cao hơn nhiệt độ giá thể
2-3oC.

- Độ ẩm:
Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình
giâm hom. Các hoạt động quang hợp, hô hấp, phân chia tế bào và chuyển hóa vật chất
trong cây đều cần nước. Thiếu nước thì hom bị héo, nhiều nước quá thì hoạt động của
men thủy giải tăng lên, quá trình quang hợp bị ngừng trệ. Khi giâm hom mỗi loài cây
đều cần một độ ẩm thích hợp, làm mất độ ẩm của hom 15-20% thì hom hoàn toàn mất
khả năng ra rễ. Đối với nhiều loại cây độ ẩm giá thể thích hợp cho giâm hom là 5070%. Yêu cầu độ ẩm không thay đổi theo loài cây mà còn theo mức độ hóa gỗ của hom
giâm. Để đảm bảo độ ẩm cho hom bắt buộc phải phun sương vừa làm tăng độ ẩm, vừa
làm giảm nhiệt độ không khí, giảm sự bốc hơi của lá.
- Giá thể giâm hom:


×