Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thông qua phát triển kinh tế của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.99 KB, 6 trang )

Nguyễn Thị Kim Phương

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

188(12/3): 65 - 70

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÔNG QUA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
CỦA HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
Nguyễn Thị Kim Phương*
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Võ Nhai là huyện vùng cao nằm ở phía đông bắc của tỉnh Thái Nguyên, điều kiện tự nhiên khó
khăn, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, trình độ lao động không cao nhưng trong những năm qua,
Võ Nhai đã xác định lợi thế của mình so với hiều địa bàn khác của tỉnh trong phát triển kinh tế đó
là: tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp theo vùng (Tiểu vùng 1 gồm 6 xã vùng
cao: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Cúc Đường, Thần Sa, Vũ Chấn; Tiểu vùng 2 (vùng
gò đồi) gồm 5 xã: Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Bình Long và Phương Giao; Tiểu vùng 3 (vùng
thấp) gồm 3 xã và 1 thị trấn dọc đường quốc lộ 1B là: La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng và thị trấn
Đình Cả) từng bước phát triển công nghiệp và dịch vụ. Chính điều này đã góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế của huyện, từ đó, giải quyết được việc làm cho người lao động (trên 85% người lao động có việc
làm thường xuyên, tỷ lệ tạo và giải quyết việc làm mới đạt từ 112,1% - trên 179,5%), nhất là việc làm
tại chỗ, mang lại sự thay đổi khá lớn trong đời sống kinh tế - xã hội địa phương.
Từ khóa: Lao động, việc làm, giải quyết việc làm, lao động nông thôn, phát triển kinh tế

MỞ ĐẦU*
Khu vực nông thôn nước ta hiện có khoảng 61
triệu người, chiếm 66,9% dân số cả nước;
trong đó khu vực trung du và miền núi phía
Bắc có 9,6 triệu người, chiếm 10,7% dân số cả


nước. Số người trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên
sống tại khu vực nông thôn là khoảng 46 triệu
người, chiếm 65,7% so với cả nước. Theo báo
cáo điều tra lao động việc làm quý 3 năm
2016, số người đang làm việc ở khu vực nông
thôn là khoảng 36,3 triệu người, chiếm 82,7%
số người trong độ tuổi lao động ở khu vực này,
tỷ lệ thất nghiệp là 17,3%.
Như vậy, giải quyết việc làm cho cư dân nông
thôn vốn là vấn đề cần quan tâm, nếu không
được giải quyết tốt sẽ cản trở đến sự phát
triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước,
tác động trực tiếp đến việc giữ gìn an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Võ Nhai là huyện vùng cao nằm ở phía đông
bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố
37km. Toàn huyện có 14 xã và 01 thị trấn.
Năm 2017, Võ Nhai có 67.637 nhân khẩu [1],
số người trong độ tuổi lao động là 44.200
người, chiếm 65,35% dân số toàn huyện. Là
huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, 11/15
*

Tel: 0985 350919, Email:

xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn nên
nhiều lao động nông thôn, đặc biệt là đồng
bào dân tộc thiểu số của huyện Võ Nhai còn
hạn chế trong việc tiếp cận thông tin về các
sàn giao dịch việc làm trong, ngoài tỉnh.

Với bài viết “Thực trạng việc làm và giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn thông qua
phát triển kinh tế của Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên”, tác giả muốn chỉ ra thực trạng việc
làm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
thông qua phát triển kinh tế của huyện Võ Nhai
và đưa ra giải pháp góp phần giải quyết việc
làm cho lao động của địa phương.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài viết sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu
các tài liệu về việc làm, giải quyết việc làm,
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn;
các văn bản pháp quy về việc làm và các tài
liệu thực tế để đánh giá thực trạng giải quyết
việc làm của địa phương.
Phương pháp phỏng vấn sâu:
+ Thực hiện phỏng vấn sâu đối với đại diện
cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa
phương để thu thập thông tin khái quát về lao
động, việc làm, các kết quả chính, những
thuận lợi khó khăn cơ bản cũng như định
hướng giải quyết việc làm của địa phương.
65


Nguyễn Thị Kim Phương

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


KẾT QUẢVÀ BÀN LUẬN
Khái quát thực trạng việc làm của lao động
nông thôn huyện Võ Nhai
Võ Nhai có tỷ lệ lực lượng lao động trên dân
số tương đối cao. Tính đến thời điểm năm
2017, lực lượng lao động trên toàn huyện có
44.200 người, chiếm 65,35% dân số toàn
huyện. Trong đó số lao động có việc làm là
39.338 người (chiếm 89% tổng số lực lượng
lao động trong độ tuổi). Giai đoạn 2013 –
2015, trung bình mỗi năm, Võ Nhai tổ chức 10
lớp đào tạo nghề cho khoảng 300 lao động địa
phương. Các lớp đào tạo nghề chủ yếu là nghề
nông nghiệp (sử dụng thuốc thu y trong chăn
nuôi, chế biến chè, chăn nuôi gà…) và phi
nông nghiệp trình độ sơ cấp (dưới 3 tháng) [2].
Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên bình
quân đạt từ 85% trở lên.
Tại thời điểm năm 2017, lực lượng lao động
làm việc trong các cơ sở kinh tế cá thể phi
nông, lâm nghiệp và thủy sản là 10.484 người
(chiếm 23,72%), đa số lao động hoạt động
trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp với tỷ lệ
76,28% tổng số lao động. Điều này cho thấy
cơ cấu lao động tại Võ Nhai hiện nay chủ yếu
là lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Tỷ trọng lao
động hoạt động trong lĩnh vực phi nông
nghiệp còn thấp. Tuy nhiên so sánh qua các
năm từ 2013 đến 2017 cho thấy Võ Nhai đã
có những chuyển biến nhất định trong việc

chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa phương
theo hướng phi nông nghiệp nhằm cải thiện
tình trạng kinh tế cho các hộ gia đình.
Mặc dù tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công
nghiệp, thương mại và dịch vụ không cao, chỉ

188(12/3): 65 - 70

chiếm khoảng trên 20% tổng số lao động trên
địa bàn huyện nhưng theo thống kê năm
2017, giá trị sản phẩm (đạt 987,8 tỷ đồng)
bằng 131,7% so với giá trị sản phẩm thu được
từ sản xuất nông nghiệp (750 tỷ đồng).
Nội dung giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn thông qua phát triển kinh tế của
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Vốn là một trong những huyện miền núi của
tỉnh Thái Nguyên, xuất phát điểm kinh tế
thấp, điều kiện tự nhiên khó khăn, địa hình
chia cắt, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém,
trình độ lao động không cao nhưng Võ Nhai
đã xác định lợi thế của mình so với nhiều địa
bàn khác của tỉnh trong phát triển kinh tế đó
là: tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp,
lâm nghiệp theo vùng, từng bước phát triển
công nghiệp và dịch vụ.
Về nông – lâm nghiệp
Võ Nhai có 561,7/845,1km2 là đất lâm
nghiệp; 77,24/845,1km2 là đất nông nghiệp.
Địa hình phân bố thành 3 vùng rõ rệt là vùng

núi cao, vùng gò đồi và vùng thấp. Do vậy,
Võ Nhai đã tập trung sản xuất nông nghiệp
theo từng tiểu vùng. Cụ thể như sau:
Tiểu vùng 1 gồm 6 xã vùng cao: Nghinh
Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Cúc
Đường, Thần Sa, Vũ Chấn thích hợp cho
trồng cây đặc sản và cây lâm nghiệp (chủ yếu
là rừng keo hoặc rừng khoanh nuôi bảo vệ).
Tiểu vùng 2 (vùng gò đồi) gồm 5 xã: Tràng
Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Bình Long và
Phương Giao thích hợp trồng các loại cây ăn
quả như bưởi diễn, bưởi hoàng, nhãn, cam.

Bảng 1. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế huyện Võ Nhai giai đoạn 2013 – 2017
Ngành

Nông, lâm
nghiệp
Công
nghiệp, xây
dựng
Thương
mại, dịch vụ
Tổng cộng

66

2013
Số lao
Tỷ

động
trọng
(người)
(%)

2014
Số lao
Tỷ
động
trọng
(người) (%)

2015
Số lao
Tỷ
động
trọng
(người) (%)

2016
Số lao
Tỷ
động
trọng
(người) (%)

2017
Số lao
Tỷ
động

trọng
(người)
(%)

35137

82,29

35254

81,85

35049

80,63

34423

78,46

33716

76,28

1518

3,56

1607


3,73

1959

4,51

2887

6,58

3408

7,71

6040

14,15

6212

14,42

6461

14,86

6566

14,96


7076

16,01

42695

100

43073
100
43469
100
43876
100
44200
100
Nguồn: Kết xuất từ cơ sở cung cấp lao động – Cục Lao động và Việc làm


Nguyễn Thị Kim Phương

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Tiểu vùng 3 (vùng thấp) gồm 3 xã và 1 thị
trấn dọc đường quốc lộ 1B là: La Hiên, Lâu
Thượng, Phú Thượng và thị trấn Đình Cả,
thích hợp trồng các loại cây ăn quả như na, ổi,
nhãn. Đặc biệt, Võ Nhai đã có cơ chế hỗ trợ
về vốn và kĩ thuật sản xuất, cây giống, phân
bón phù hợp với từng tiểu vùng đối với các

hộ nông dân để hình thành các vùng trồng cây
lâm nghiệp và cây ăn quả, cây đặc sản theo
quy mô gia trại và hướng dần đến quy mô
trang trại theo hướng sản phẩm an toàn.
Võ Nhai cũng đã hỗ trợ các hộ gia đình phát
triển ngành chăn nuôi ở quy mô gia trại như
các mô hình nuôi vịt trời, bò thịt, bò cao sản,
trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi gia súc tại các
xã Tràng Xá, La Liên.
Một lãnh đạo địa phương cho biết, “Nắm rõ
đặc điểm từng loại đất của địa phương, Võ
Nhai đã đưa vào các loại cây con giống thích
hợp với từng địa bàn, hỗ trợ bà con vốn, kỹ
thuật sản xuất để phát triển kinh tế hộ theo
hướng sản xuất hàng hóa quy mô gia trại.
Sắp tới, Võ Nhai sẽ tiếp tục phát huy những
kết quả đạt được, vận động các hộ tiếp tục
chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi phù
hợp; đồng thời hỗ trợ một số hộ đang sản
xuất quy mô gia trại mở rộng sang quy mô
trang trại ”.
Các mô hình sản xuất nông nghiệp này đã góp
phần đáng kể trong việc giải quyết lao động
nông thôn tại chỗ của Võ Nhai và mang lại
thu nhập tương đối cao cho các hộ gia đình.
Về công nghiệp và dịch vụ
Võ Nhai hiện có khoảng 50 doanh nghiệp và
hợp tác xã, 450 hộ cá thể hoạt động trong lĩnh
vực công nghiệp – dịch vụ gồm: sản xuất
nông cụ và sửa chữa cơ khí, khai thác khoáng

sản vật liệu xây dựng tại La Hiên, Cúc
Đường, sản xuất chế biến nông sản, thực

188(12/3): 65 - 70

phẩm và một số ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp nhỏ khác song quy mô doanh nghiệp
nhỏ, chất lượng và sức cạnh tranh của sản
phẩm chưa cao, môi trường đầu tư chưa thực
sự hấp dẫn.
Riêng về dịch vụ du lịch, tuy có lợi thế địa
hình có dãy núi đá vôi xen lẫn núi đất trùng
điệp tạo nên những thắng cảnh đẹp tự nhiên
như quần thể hang động Phượng Hoàng, Suối
Mỏ Gà và hang động Nà Kháo, Hang
Huyền,... và nhiều di tích văn hóa, lịch sử như
Mái Đá Ngườm ở xã Thần Sa là cái nôi ra đời
sớm nhất của người Âu Lạc, rừng Khuôn
Mánh xã Tràng Xá là nơi thành lập đội cứu
quốc quân II nhưng hạ tầng phục vụ du lịch
còn yếu kém, công tác quảng bá và đầu tư cho
du lịch còn hạn chế nên kết quả thu được
chưa nhiều, chưa đóng góp nhiều vào việc
giải quyết việc làm cho lao động địa phương
cũng như phát triển kinh tế.
Theo đánh giá, năm 2017, nhiều chỉ tiêu phát
triển KT-XH của Võ Nhai đạt và vượt so với
kế hoạch đề ra, như: Giá trị sản xuất công
nghiệp - xây dựng đạt 987,8 tỷ đồng (tăng
122,5% so với năm 2016); giá trị sản xuất

nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 750 tỷ đồng
(tăng 4,1% so với năm 2016); Thu nhập bình
quân đầu người ước đạt 15 triệu
đồng/người/năm. Tại các xã đạt chuẩn nông
thôn mới trên 20 triệu đồng/người/năm.
Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
hàng năm và phương hướng, mục tiêu năm
tiếp theo từ 2013 – 2017 [2,3,4,5,6] của
Phòng LĐ-TB&XH huyện Võ Nhai cho thấy,
trong giai đoạn này, Võ Nhai đều đạt và vượt
các chỉ tiêu đề ra về tạo việc làm mới và giải
quyết việc làm cho lao động địa phương. Cụ
thể như sau:

Bảng 2. Chỉ tiêu tạo việc làm mới và kết quả giải quyết việc làm từ 2013 – 2017 của huyện Võ Nhai.
Năm
2013
2014
2015
2016
2017

Chỉ tiêu tạo việc làm mới (việc làm)
950
1050
1000
1000
1000

Kết quả tạo việc làm mới (việc làm)

1065
1318
1516
1795
1335

Tỷ lệ (%)
112,1
125,5
151,6
179,5
133,5

Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh & Xã hội huyện Võ Nhai (2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo
kết quả thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ và phương hướng công tác Lao động, Thương binh và Xã hội.

67


Nguyễn Thị Kim Phương

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Võ Nhai luôn đạt từ 112,1% đến 179,5% so
với mục tiêu đề ra. Đây là kết quả của thể
hiện sự chú trọng vào hoạt động tạo việc làm
mới và thực hiện chính sách giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn của địa phương.
Từ thực trạng trên, ta thấy việc giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn Võ Nhai đã đạt

được những ưu điểm như sau:
Thứ nhất, Võ Nhai có tỷ lệ lực lượng lao
động trên dân số tương đối cao (chiếm
khoảng 65% dân số toàn huyện). Đây là
nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế
nhất là đối với một huyện miền núi, chủ yếu
sản xuất nông – lâm nghiệp như Võ Nhai.
Thứ hai, tỷ lệ lao động có việc làm khá lớn
(chiếm trên 90% tổng số lực lượng lao động
trong độ tuổi). Tỷ lệ lao động có việc làm
thường xuyên trên địa bàn huyện bình quân các
xã đạt trên 85% đã đảm bảo đời sống nhân dân
và góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Thứ ba, cơ cấu việc làm của lao động Võ
Nhai đã có sự chuyển dịch dần từ khu vực
nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, xây
dựng, dịch vụ. Sự dịch chuyển này là tất yếu,
góp phần đa dạng nguồn thu nhập cho hộ gia
đình nông thôn và theo đúng xu hướng phát
triển chung. Điều này cũng phản ánh sự thay
đổi trong cơ cấu kinh tế Võ Nhai trong thời
gian qua. Đã xuất hiện các mô hình kinh tế
nông nghiệp hiệu quả, hình thành các vùng
sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa chất lượng đáp ứng nhu cầu người
tiêu dùng và nâng cao giá trị sản xuất.
Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng cần
nhận thấy rằng, giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên còn có những hạn chế cần khắc

phục. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, sự chuyển dịch trong cơ cấu việc
làm còn chậm. Điều này có nghĩa, sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế địa phương tuy có nhưng
còn chậm, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ
trọng lao động rất cao (gần 80% cơ cấu lao
động toàn huyện) và cao hơn mặt bằng chung
cả nước khoảng 13% (lao động nông thôn
nước ta chiếm 66,6% số người trong độ tuổi
lao động). Trong thời gian tới, Võ Nhai cần
68

188(12/3): 65 - 70

phấn đấu giá tăng giá trị sản lượng nhưng cần
giảm số lao động trong nông nghiệp để nâng
cao thu nhập cho người dân.
Thứ hai, chất lượng việc làm chưa cao, thiếu
tính bền vững. Theo kết quả khảo sát, số lao
động đang làm việc cho các doanh nghiệp
trong và ngoài tỉnh khá đông nhưng đa phần
là công nhân, lao động phổ thông và tập trung
trong lĩnh vực điện tử, công nghiệp phụ trợ,
may mặc. Do đặc thù công việc của các đơn
vị này nên thường người lao động chỉ làm
việc trong một thời gian ngắn vài năm hoặc
cho đến khi 35-40 tuổi. Những lao động này
khi không làm việc ở các doanh nghiệp, trở về
địa phương sẽ tạo ra những áp lực lớn cho
huyện trong vấn đề đảm bảo việc làm, thu

nhập và các điều kiện sống khác.
Thảo luận
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tác giả đề
xuất một số giải pháp nhằm giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn của huyện Võ
Nhai thông qua phát triển kinh tế như sau:
Về nông, lâm nghiệp
Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn sản xuất
với chế biến và thị trường. Phát triển sản xuất
với quy mô hợp lý các loại nông sản hàng hoá
có lợi thế.
Với Võ Nhai, mặc dù đất được đánh giá là
xấu, không phù hợp với sản xuất cây lương
thực nhưng lại khá phù hợp để phát triển cây
ăn quả, cây lâm nghiệp hoặc các mô hình chăn
nuôi. Do vậy, mô hình nông lâm kết hợp đã
được lựa chọn vì phù hợp với điều kiện địa
phương cũng như khả năng sản xuất của các hộ
thì trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh.
Hiện nay, tại Võ Nhai, mô hình cây căn quả
(cây hồng, cam, quýt, nhãn, na) được trồng
thành vườn với quy mô từ vài trăm đến vài
nghìn gốc; mô hình cây lâm nghiệp – cây ăn
quả - cây lương thực (đỉnh đồi có độ dốc lớn
trồng cây lâm nghiệp (chủ yếu là rừng keo
hoặc rừng khoanh nuôi bảo vệ), dưới tán rừng
chăn nuôi dê, phần lưng đồi trồng cây ăn quả
(chủ yếu là cây na ở phía trên, cây nhãn, bưởi,
cam, ổi phía dưới), chân núi, thung lũng trồng
cây lương thực cho thu nhập vài trăm

triệu/năm khá phổ biến.


Nguyễn Thị Kim Phương

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Đặc biệt, mô hình này được phổ rộng trên
nhiều xã của Võ Nhai trên cơ sở xác định thế
mạnh, khả năng cạnh tranh trên thị trường của
các sản phẩm. Cụ thể như sau: xã Nghinh
Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Cúc
Đường, Thần Sa, Vũ Chấn trồng cây lâm
nghiệp (chủ yếu là rừng keo hoặc rừng
khoanh nuôi bảo vệ); xã Tràng Xá, Liên
Minh, Dân Tiến, Bình Long và Phương Giao
thích hợp trồng cây ăn quả như bưởi diễn,
bưởi hoàng, nhãn, cam; La Hiên, Lâu
Thượng, Phú Thượng và thị trấn Đình Cả
trồng các loại cây ăn quả như na, ổi, nhãn.
Ngoài ra, còn có các mô hình phát triển kinh
tế hộ theo hướng chăn nuôi những giống có
giá trị kinh tế cao như mô hình nuôi bò thịt
(quy mô vài chục con), nuôi vịt trời (quy mô
vài nghìn con), nuôi lợn rừng (quy mô vài
chục con)...
Hỗ trợ nông dân tiếp cận sản xuất theo chuỗi
từ cây – con giống, kỹ thuật sản xuất đến bao
tiêu sản phẩm.
Trong thời gian vừa qua, một số địa phương ở

khu vực miền núi phía Bắc như Hòa Bình,
Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang... đã tiếp
cận sản xuất theo chuỗi tương đối tốt. Võ
Nhai hiện có rất nhiều sản phẩm nông nghiệp
được đánh giá cao, được thị trường đón nhận
nhưng đa phần việc thiêu thụ sản phẩm vẫn
chủ yếu là các hộ tự tìm thị trường hoặc
thương lái tới địa phương thu mua. Mặc dù,
Võ Nhai đã định hướng được người dân trong
sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn nhưng
gần như chưa có hợp đồng bao tiêu sản phẩm
với các doanh nghiệp. Điều này dẫn tới hệ
quả bếp bênh trong sản xuất, được mùa mất
giá hoặc bị ép giá. Điển hình cho hiện tượng
này là vừa qua, tại Tràng Xá, bí đỏ bị mất giá,
không tiêu thụ được, người dân bị thua lỗ.
Võ Nhai cũng chưa chú ý tới việc đăng ký
bảo hộ sở hữu cho các sản phẩm nông, lâm
nghiệp của địa phương. Tính tới thời điểm
hiện tai, Võ Nhai chỉ có 1 sản phẩm được bảo
hộ dưới nhãn hiệu tập thể là “Na La Hiên”,
chưa có sản phẩm nào bảo hộ dưới dạng chỉ
dẫn địa lý trong khi tiềm năng bảo hộ các sản
phẩm nông sản của địa phương dưới dạng này

188(12/3): 65 - 70

hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận
là khá lớn.
Do vậy, thời gian tới, bên cạnh việc phát triển

quy mô sản xuất nông, lâm nghiệp, Võ Nhai
cần chú ý tiếp cận sản xuất theo chuỗi, tìm
kiếm thị trường hoặc hỗ trợ người dân tiếp
cận thông tin thị trường, hỗ trợ bảo hộ đối với
các đặc sản địa phương.
Về công nghiệp và dịch vụ, thương mại
Nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu
kinh tế. Lập quy hoạch các cụm công nghiệp,
làng nghề; đầu tư xây dựng hệ thống chợ và
trung tâm thương mại trên địa bàn, phát triển
đa dạng các loại hình dịch vụ; khai thác có
hiệu quả và nâng cao chất lượng các hoạt
động tài chính tín dụng, quan tâm đầu tư phát
triển các khu du lịch sinh thái đã được quy
hoạch, tổ chức các hoạt động quảng bá, giới
thiệu các sản phẩm có lợi thế trên địa bàn
huyện, thực hiện tốt công tác quản lý nhà
nước về thương mại, dịch vụ bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
Phát triển bền vững các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn huyện, tiếp tục tạo cơ chế
thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính, hỗ
trợ các doanh nghiệp tiếp cận về vốn và thị
trường từ đó góp phần tạo thêm việc làm mới
cho người lao động nông thôn tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Hàng năm tổ chức các cuộc gặp mặt, đối thoại
giữa UBND huyện, các cấp các ngành với
doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, tháo gỡ

vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa; tuyên dương, khen thưởng các doanh
nghiệp có thành tích xuất sắc trong kinh
doanh, có sáng tạo trong thiết kế mẫu mã và
truyền dạy nghề.
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước cấp
huyện: cần tạo điều kiện để các nhà đầu tư
trong và ngoài nước tìm hiểu cơ hội đầu tư
thông qua việc giới thiệu định hướng phát
triển kinh tế xã hội, quy hoạch các khu công
nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư vào các khu công nghiệp trong
khuôn khổ pháp luật như giảm tối đa giá thuê
69


Nguyễn Thị Kim Phương

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

đất, đảm bảo cơ chế “Một cửa, một của liên
thông” tư vấn, giải quyết thủ tục hành chính
nhanh nhất cho các nhà đầu tư, hướng dẫn
việc làm thủ tục nhanh gọn, giải quyết và trả
kết quả đúng thời hạn cấp phép trong thời
gian ngắn nhất.
KẾT LUẬN
Giải quyết việc làm cho lao động là vấn đề
được quan tâm của Đảng và Nhà nước. Đối

với một địa phương miền núi, tỷ lệ đồng bào
dân tộc thiểu số cao, trình độ lao động thấp,
điều kiện tự nhiên nhiều khó khăn như Võ
Nhai, công tác giải quyết việc làm chắc chắn
sẽ có nhiều thách thức.
Tuy vậy, Võ Nhai đã có nhiều nỗ lực và đưa
ra nhiều giải pháp giải quyết việc làm dựa
trên lợi thế địa phương và từng bước thay đổi
đời sống của người dân.Các mô hình phát
triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông –
lâm đã thực sự phát huy hiệu quả.
Với hệ thống các biện pháp giải quyết việc
làm đã và đang được thực hiện, Võ Nhai đang
có những chuyển biến khá tích cực trong phát
triển KT-XH. Tuy nhiên, cần thấy rằng, một
số biện pháp hiện tại đang đáp ứng khá tốt về
số lượng cũng như thu nhập cho người lao
động nhưng về lâu dài có thể trở thành áp lực
đối với địa phương trong tương lai. Do đó,

188(12/3): 65 - 70

cũng cần những chiến lược trong công tác giải
quyết việc làm, phát triển KT-XH một cách
bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Thống kê Thái Nguyên (2017), Niên giám
thống kê tỉnh Thái Nguyên 2017, Thái Nguyên.
2. Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội
huyện Võ Nhai (2017), Báo cáo về kết quả thực

hiện chỉ tiêu nhiệm vụ công tác lao động thương
binh xã hội năm 2018, phương hướng thực hiện
nhiệm vụ 2018 trên địa bàn.
3. Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội
huyện Võ Nhai (2016), Báo cáo về kết quả thực
hiện chỉ tiêu nhiệm vụ công tác lao động thương
binh xã hội năm 2016, phương hướng thực hiện
nhiệm vụ 2017 trên địa bàn.
4. Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội
huyện Võ Nhai (2015), Báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm
2015; Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
năm 2016.
8. Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội
huyện Võ Nhai (2014), Báo cáo về kết quả thực
hiện nhiệm vụ năm 2014, phương hướng, nhiệm
vụ, mục tiêu năm 2013
5. Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội
huyện Võ Nhai (2013), Báo cáo về kết quả thực
hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế năm 2013;
Nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu để thực
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2014.

SUMMARY
ECONOMIC DEVELOPMENT AS JOB SOLUTIONS FOR RURAL LABOR IN
VO NHAI DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE
Nguyen Thi Kim Phuong*
University of Sciences - TNU

Vo Nhai is a highland district located in the northeast of Thai Nguyen province, with difficult

natural conditions, poor infrastructure and low labor skills. In comparison with other areas of the
province, economic development is focused on the development of agriculture and forestry by
region (Sub-area 1 includes 6 upland communes: Nghinh Tuong, Sang Moc, Thuong Nung , Cuc
Duong, Than Sa and Vu Chan, sub-zone 2 (hilly areas), including 5 communes: Trang Xa, Lien
Minh, Dan Tien, Binh Long and Phuong Giao; along Highway 1B are: La Hien, Lau Thuong, Phu
Thuong and Dinh Ca town) gradually develop industry and services. This has contributed to
promoting the economic development of the district, thereby solving the employment of workers
(over 85% of workers have regular jobs, the rate of creating and creating new jobs from 112.1% to
over 179.5%), especially on-the-job employment, bringing about a significant change in local
socio-economic life.
Keywords: labor, jobs, job solutions, rural labor, economic development
Ngày nhận bài: 22/8/2018; Ngày phản biện: 06/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018
*

Tel: 0985 350919, Email:

70



×