Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ CHUYẾN ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TẾ LỚP CHUYÊN VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.42 KB, 7 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ ĐỒNG THÁP
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN KHÓA 48

BÁO CÁO
KẾT QUẢ CHUYẾN ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

Đồng Tháp tháng 6/2019


I. MỞ ĐẦU
Thực hiện Kế hoạch số 55/KH-TCT ngày 11 tháng 6 năm 2019 của Hiệu
trưởng Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp, về việc tổ chức cho học viên lớp Bồi
dưỡng nhà nước ngạch chuyên viên, khóa 48 đi nghiên cứu thực tế tại trường Chính
trị tỉnh An Giang.
Mục đích của hoạt động này là nhằm gắn lý luận với thực tiễn, tăng cường
kinh nghiệm thực tế, bổ sung kiến thức, kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ tại cơ
quan, đơn vị.
Rạng sáng ngày 26/6/2019, đoàn nghiên cứu thực tế lớp Chuyên viên khóa
48 đã xuất phát khởi hành đi tham quan thực tế tại trường Chính trị tỉnh An Giang.
Đoàn nghiên cứu thực tế do đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn, Giảng viên Khoa Nhà
nước và Pháp luật làm trưởng đoàn hướng dẫn, cùng 51 học viên của lớp Chuyên
viên, khóa 48 tham gia chuyến đi. 7 giờ sáng, đoàn có mặt tại thành phố Long
Xuyên dùng điểm tâm sáng, sau đó đoàn thực tế có mặt tại trường chính trị tỉnh An
Giang lúc 8 giờ - Trường chính trị tỉnh An Giang hay còn gọi trường chính trị Tôn
Đức Thắng trụ sở 53/9 đường Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Thạnh, Thành phố Long
Xuyên tỉnh An Giang, trường được thành lập năm 1948 trực thuộc Tỉnh Ủy và
UBND tỉnh An Giang, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn
nghiệp vụ của Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Tại đây
đoàn đã nghe báo cáo viên “Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế du lịch và một
số mô hình hay ở tỉnh An Giang”.
II. NỘI DUNG


1. Đặc điểm tình hình địa phương nghiên cứu
An Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm trong
Vùng “Tứ giác Long Xuyên” có hệ thống giao thông đường thuỷ lẫn đường bộ rất
phát triển, thuận lợi cho việc vận tải hàng hóa và vận chuyển hành khách trong
vùng và khu vực. An Giang - miền đất được nhiều du khách trong và ngoài nước
biết đến với nhiều phong cảnh, chùa chiền đậm đà dấu ấn văn hóa và lịch sử cách
mạng như: Núi Sam – Miếu Bà Chúa Xứ, Núi Cấm và hệ thống hang động, Thủy
Đài Sơn, Anh Vũ Sơn, Sơn viên Cô Tô, Đồi Tức Dụp, Dốc Bà Đắt anh hùng trong
kháng chiến chống Mỹ và nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật khác. Với


những tiềm năng phong phú về lợi thế phát triển du lịch (DL), tỉnh An Giang xác
định từng bước đưa ngành DL thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần
tích cực trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trên cơ sở
tận dụng tiềm năng sẵn có kết hợp sự đầu tư đúng mức và sự hỗ trợ, quan tâm của
nhà nước để tạo điều kiện tốt nhất cho ngành DL phát triển. Hằng năm, An Giang
thu hút đông đảo lượng khách DL đến tham quan đặc biệt là KDL Núi Sam thành
phố Châu Đốc gắn với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ.
Với mục tiêu sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng tỉ lệ
đóng góp trong cơ cấu GDP chung của tỉnh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phát triển các ngành dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho xã hội; xây dựng
thương hiệu và phấn đấu đưa An Giang trở thành trung tâm du lịch của vùng
ĐBSCL và cả nước, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số
1008/QĐ-UBND ngày1 tháng 7 năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030 (Quy hoạch).
Trong những năm qua, hoạt động du lịch An Giang đã có những bước chuyển
mình cả về chất lượng và số lượng. Khách du lịch đến An Giang tăng trưởng với
tốc độ ổn định; Số lượt khách đến với An Giang năm sau cao hơn năm trước: năm
2018, An Giang đã đón 7,3 triệu lượt khách trong đó khách quốc tế là 75.000 lượt,

giá trị đóng góp trực tiếp của ngành du lịch vào ngân sách trên 3.700 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2019 đến nay, Ngành du lịch tỉnh An Giang đã thực hiện tốt
công tác phát triển, tuyên truyền và quảng bá du lịch: Tham gia đoàn công tác học
tập kinh nghiệm triển khai giải pháp “Du lịch thông minh” tại tỉnh Lâm Đồng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ
du lịch. Có nhiều dự án được đầu tư quy mô lớn, nổi bật như Khu du lịch văn hóa
tâm linh Bà Chúa Xứ – cáp treo Núi Sam, Khu dịch vụ thương mại kết hợp văn hóa
Du lịch Núi Sam, Khu công viên trò chơi Lâm viên Núi Cấm, Khu du lịch sinh thái
và nghỉ dưỡng Trà Sư, một số dự án nhà hàng, khách sạn như Khu nghỉ dưỡng
Sang Như Ngọc, Khách sạn Sunrise Palace… Theo Sở VH-TT&DL tỉnh An Giang,
trong 6 tháng đầu năm 2019, An Giang đón 6,5 triệu lượt khách (tăng 3% so với
cùng kỳ năm 2018, đạt 87% so với kế hoạch). Trong đó, số lượng khách thống kê
tại các cơ sở kinh doanh du lịch ước đạt 500 nghìn lượt (tăng 56% so với cùng kỳ


năm 2018, đạt 77% kế hoạch), khách quốc tế ước đạt 50 nghìn lượt (tăng 11% so
với cùng kỳ năm 2018). Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 3.200 tỷ đồng
(tăng 19% so với cùng kỳ, đạt 75% kế hoạch).
Tạo ra giá trị “đặc sản” vùng miền – Tăng cường liên kết và hội nhập: An
Giang cũng là trung tâm du lịch hành hương lớn nhất Nam Bộ, ngoài các khu du
lịch nổi tiếng đang thu hút du khách trong và ngoài nước như: Miếu Bà Chúa Xứ –
Khu du lịch (KDL) Núi Sam, KDL Núi Cấm … An Giang còn có hơn 10 điểm du
lịch cũng không kém phần hấp dẫn du khách: KDL Búng Bình Thiên, Rừng tràm
Trà Sư, Cánh đồng Tà Pạ, Làng nổi Châu Đốc, Đồi Tức Dụp, Núi Cô Tô, Cù Lao
Giêng, Làng dệt Thổ cẩm Châu Giang … cần được quảng bá và kết nối với các
Khu du lịch trọng điểm của tỉnh và khu vực.
Để tạo ra chuỗi liên kết bền vững thì tại các Khu du lịch trọng điểm của tỉnh
An Giang cần trang bị “Quầy thông tin”, in ấn tài liệu giới thiệu các điểm du lịch
trong tỉnh mang tính “đặc sản vùng miền”. Bên cạnh đó tăng cường quảng bá, giới
thiệu các điểm du lịch còn “khuất nẻo” của An Giang chưa được nhiều du khách

biết đến trên Cổng thông tin Điện tử An Giang, Website của Sở VH-TT&DL tỉnh và
các kênh thông tin xã hội: Trang FanPage trên Facebook, Zalo … Từ đầu năm
2019, Ngành du lịch tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện tốt công tác chỉ đạo,
điều hành và giám sát có hiệu quả các văn bản phát triển ngành, chủ động tham
mưu với UBND tỉnh nhiều biện pháp hiệu quả tăng cường phát triển du lịch.
Liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh ĐBSCL và các địa phương có
thế mạnh du lịch trong cả nước nhằm tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng của tỉnh An
Giang.
Sau khi nghe báo cáo tình hình phát triển kinh tế du lịch và một số mô hình
hay ở tỉnh An Giang”. Đoàn chúng tôi dùng cơm trưa tại thành phố Long Xuyên,
sau đó di chuyển đến huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang tham quan khu du lịch Núi
Cấm và hồ Thủy Liêm. Núi Cấm là địa danh nổi tiếng được rất nhiều người biết
đến. Gắn liền với những câu chuyện ly kỳ cùng vẻ đẹp thu hút nổi bật, nơi đây là
một trong vùng đất linh thiêng của tỉnh An Giang. Với độ cao gầm 800 mét so với
mực nước biển, đây là một trong những ngọn núi cao nhất đồng bằng sông Cửu
Long. Tại đây, đoàn chúng tôi được ngắm nhìn vẻ đẹp hung vĩ của dãy 7 núi nổi
tiếng địa danh du lịch của An Giang và ĐBSCL, khí hậu tại nơi đây mát mẻ, phong


cảnh đẹp, cây cối xanh tươi Trên núi có: Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng
Phật Di Lặc lớn nhất Đông Nam Á.
Chia tay vùng núi cấm hùng vĩ, đoàn chúng tôi lại có mặt tại Hà Tiên để nhận
phòng nghỉ dưỡng, sau đó trải nghiệm tắm biển tại Mũi Nai cách thị xã Hà Tiên 4
Km.
Sáng ngày 27/6/2019 đoàn lại tiếp tục đi nghiên cứu các điểm tham quan du
lịch như: Di tích lịch sử Quốc gia Núi đá dựng cách thị xã Hà Tiên 6 km, núi đá
dựng có hình thang cân, cao khoảng 100m có nhiều đá dựng, bên trong có nhiều
hang động mỗi hang gắn với một truyền thuyết sự tích. Thạch Động có độ cao 50
m, hoạt động du lịch ở đây chưa phát triển, tiếp tục đoàn chúng tôi viếng lăng Mạc
Cửu người có công lớn trong việc khai khẩn đất Hà Tiên.

2. Kết quả nội dung nghiên cứu
Qua chuyến đi nghiên cứu thực tế Đoàn đã giao lưu, trao đổi kinh nghiệm
với trường Chính trị tỉnh An Giang, tham quan các địa điểm du lịch tại tỉnh Kiên
Giang giúp đoàn chúng tôi mở rộng tầm nhìn về phát triển du lịch ở nơi đây, cũng
như các mô hình phát triển du lịch.
Chuyến đi nghiên cứu thực tế thật sự ý nghĩa, giúp cho các học viên lớp được
nâng cao nhận thức về chính trị, lịch sử văn hóa cũng như đặc điểm các vùng miền,
trong khu vục đồng bằng sông Cửu Long.
Thông qua đó, giúp các tự gắn kiến thức lý luận vào thực tiễn trong công tác
sau này. Trên cơ sở nhận thức, học viên sẽ vận dụng vào điều kiện cụ thể ở địa
phương nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung áp dụng một cách có hiệu quả, góp
phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh nhà.
3. Đánh giá chung (thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân).
Nhìn chung, Đoàn đã tổ chức thành công chuyến đi nghiên cứu thực tế, giúp
các học viên có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, nghe báo báo về tình hình
phát triển kinh tế của tỉnh An giang, đồng thời hiểu biết thêm về vùng đất Kiên
Giang, học hỏi các mô hình phát triển du lịch cũng như cách làm du lịch của người
dân tại vùng đất này.
- Thuận lợi:


Lớp được sự quan tâm hướng dẫn nhiệt tình của các giảng viên khoa giúp lớp
hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. Đoàn thực hiện tốt lịch trình sinh hoạt.
- Khó khăn
Kế hoạch lịch trình di chuyển nhiều trong thời gian ngắn, nên học viên không
có thời gian nghiên cứu sâu thực tế các mô hình phát triển du lịch của tỉnh An
Giang và thị xã Hà Tiên.
- Nguyên nhân:
Do thời gian tổ chức chuyến đi ngắn nên đoàn tranh thủ thời gian tham quan
các địa điểm du lịch.

4. Kinh nghiệm rút ra từ thực tế chuyến đi.
Ban can sự lớp cần rút kinh nghiệm phân công rõ ràng, giao nhiệm vụ cho
từng học viên tham gia nghiên cứu cụ thể từng nội dung, lĩnh vực phụ trách tại các
địa điểm đến tham quan nghiên cứu thực tế để nội dung báo cáo thu hoạch chuyến
đi đạt chất lượng, đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu áp dụng vào
thực tế công việc.
Cần phân bổ thời gian cho hợp lý tránh di chuyển tham quan nhiều địa điểm
trong thời gian ngắn.
Cần tổ chức đa dạng các nội dung sinh hoạt trong chuyến đi như: giao lưu
văn nghệ, trò chơi dân gian,… với các đơn vị địa phương mà đoàn đến nghiên cứu
nhằm học tập kinh nghiệm và giúp các học viên lớp gắn kết chặt chẽ với nhau.
5. Kiến nghị, đề xuất.
Kính mong BGH nhà trường, thầy cô chủ nhiệm khoa tạo điều kiện thêm về
thời gian cho chuyến đi nghiên cứu thực tế của các lớp bồi dưỡng ngạch chuyên
viên.
III. KẾT LUẬN
Sau hai ngày đi nghiên cứu thực tế, đoàn đã khảo sát rất nhiều điểm tham
quan du lịch nổi tiếng tại An Giang và Kiên Giang, điều đó đã giúp cho chúng tôi
mở rộng tầm nhìn về phát triển du lịch của các tỉnh bạn. Mỗi nơi chúng tôi đến đều
cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, và những
con người tại nơi đây đã biết khéo léo khai thác thiên nhiên tạo dựng thành những


địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng tuyệt vời góp phần tạo nguồn thu, tạo động lực phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
Chính nhờ chuyến đi nghiên cứu thực tế giúp cho mỗi học viên hiểu nhau
hơn, cùng nhau trao đổi nghiên cứu, cảm nhận về chuyến đi
Cuối lời, xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô đã hướng dẫn, cảm ơn ban chủ
nhiệm khoa và BGH nhà trường đã tạo mọi điều kiện tốt để lớp chúng tôi hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao và có được chuyến đi nghiên cứu thực tế đầy bổ ích

và ý nghĩa./.



×