Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

luận văn hệ thống thông tin kinh tế đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử cho ứng dụng di động whypay của công ty cổ phần truyền thông gmob việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.45 KB, 47 trang )

1

1

TÓM LƯỢC
Ngày nay, khi Internet đã trở thành một phần quan trọng trong kế hoạch truyền
thông của các nhà Marketing. Những nhà kinh doanh nhạy cảm đã nhận thấy
Internet không chỉ là một mạng thông tin nữa mà nó còn là môi trường kinh doanh
lý tưởng cho các doanh nghiệp. Internet phát triển kéo theo một loạt các hoạt động
marketing điện tử của các nhà kinh doanh, tiếp thị phát phiển và hoạt động sôi nổi.
Marketing trên mạng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, nó đem lại nhiều lợi
ích cho cả người quảng cáo và bán quảng cáo. Số lượng các nhà kinh doanh, các
doanh nghiệp tham gia vào hoạt động Marketing điện tử cũng đang tăng lên nhanh
chóng, trong đó có cả các doanh nghiệp Việt Nam.
Marketing điện tử xuất hiện giúp các doanh nghiệp có thể đẩy nhanh việc
marketing, giúp quảng bá thương hiệu của mình một cách nhanh chóng và tiết kiệm
chi phí hơn so với marketing truyền thống. Tuy nhiên, một trong những khó khăn
của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi ứng dụng Marketing điện tử vào hoạt
động kinh doanh đó là chưa xác định được công cụ phù hợp để có thể đẩy mạnh
hoạt động marketing của mình sao cho phù hợp nhất, tiết kiệm chi phí và mang lại
hiệu quả cao. Phần nữa là các doanh nghiệp chưa tìm được nguồn nhân lực phù hợp
để có thể giải quyết, đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử. Nguồn nhân lực công
ty chưa nhận thức được các lợi ích hoặc chưa tìm được các giải pháp để ứng dụng
Marketing điện tử vào các hoạt động kinh doanh của công ty mình. Đây cũng chính
là tình trạng mà Công ty cổ phần truyền thông Gmob Việt Nam đang gặp phải khi
triển khai các hoạt động Marketing thương mại điện tử của mình. Chính vì đó mà
tác giả chọn đề tài “Đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử cho ứng dụng di
động Whypay của Công ty cổ phần truyền thông Gmob Việt Nam”.
Qua đề tài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài việc bổ sung, củng cố kiến thức, kỹ
năng cho bản thân, tác giả hy vọng với kết quả nghiên cứu của mình còn có thể là
tài liệu tham khảo cho Công ty cổ phần truyền thông Gmob Việt Nam nói riêng và


các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT nói chung có thể tìm ra ý tưởng, khai thác tốt
các lợi thế của Marketing điện tử để ngày càng phát triển lớn mạnh cũng như tăng
khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay.


2

2

LỜI CẢM ƠN
Để có được những kiến thức như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại, các thầy cô
giáo khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử đã tận tình truyền đạt
lại những kiến thức và trang bị cho em những hiểu biết để ngày hôm nay em có
được những kiến thức tốt, nền tảng tốt sẵn sàng bước vào con đường phía trước
nhiều thử thách nhiều trông gai.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Nguyễn Minh Đức, người đã trực
tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện khóa luận.
Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể CBCNV Công ty Cổ phần
truyền thông Gmob Việt Nam đã giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo và cho em một môi
trường thực tập chuyên nghiệp. Được tham gia thực tập, được đào tạo và hướng dẫn
nhiệt tình từ các anh chị nhân viên trẻ trung, năng động; được hoạt động trong moi
trường Thương mại điện tử chuyên nghiệp giúp em nắm bắt được tổng quan về tình
hình hoạt động của công ty và từ đố có cái nhìn sâu hơn về hoạt động Marketing
điện tử của công ty.
Vì thời gian thực tập và những kiến thức còn hạn chế nên em không tránh khỏi
những sai sót trong quá trình phân tích, đánh giá cũng như đưa ra các đề xuất giải
pháp đẩy mạnh Marketing điện tử cho ứng dụng di động WhyPay của Công ty cổ
phần truyền thông Gmob Việt Nam. Vì thế, em rất mong nhận được những lời góp
ý, hướng dẫn của quý thầy cô, ban lãnh đạo công ty và các bạn đọc để bài luận của

em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV Nguyễn Thị Hiến


3

3

MỤC LỤC


4

4

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
STT
Bảng 2.1
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8

Tên bảng/hình vẽ


Trang
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm
20
2015 và 2016
Logo Công ty cổ phần truyền thông Gmob Việt Nam
Giao diện ví điện tử Whypay
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần truyền thông Gmob
Việt Nam
Bảng thống kê số lượng và ứng dụng tải về từ Android, iOS
Biểu đồ thể hiện phương pháp tiếp cận khách hàng của ứng
dụng WhyPay
Biểu đồ tần suất khách hàng xem thông tin về sản phẩm và
dịch vụ qua Internet
Biểu đồ đánh giá của khách hàng về ứng dụng WhyPay
Biểu đồ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động
Marketing của Công ty

16
17
19
25
26
27
28
29

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CNTT
TMĐT

NXB
GPS
SEO
B2B
B2C
ADS
SEM
OTT

SMS

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Công nghệ thông tin
Thương mại điện tử
Nhà xuất bản
Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu
Search Engine Optimization Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Business To Business
Giao dịch của các công ty với nhau
Business to Customer
Giao dịch của doanh nghiệp với
khách hàng
Advertising
Quảng cáo
Search Engine Marketing Marketing trên công cụ tìm kiếm
Over-The-Top
Thuật ngữ để chỉ các ứng dụng và
các nội dung như âm thanh, video

được cung cấp trên nền tảng
Internet và không một nhà cung cấp
hoặc bất kỳ cơ quan nào có thể can
thiệp vào
Short Message Services
Giao thức viễn thông cho phép gửi
các thông điệp dạng text ngắn
(không quá 160 chữ cái)


5

5

PR
GA
CPI
CBCNV

Public Relations
Google Adsense
Consumer Price Index

Quan hệ công chúng
Chỉ số giá tiêu dùng
Cán bộ công nhân viên


6


PHẦN MỞ ĐẦU

1

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo thống kê của “We are Social”, tính đến ngày 1/1/2015, Việt Nam có 44%
dân số Việt Nam sử dụng Internet, 141% dân số sở hữu thuê bao di động và 31% có
sử dụng tài khoản mạng xã hội. Đây là những con số cho thấy Việt Nam đang hòa
nhập với thế giới khi mà tỉ lệ phổ cập Internet đang tăng lên.
Tính đến ngày 1/1/2015, Việt Nam có dân số là 90,7 triệu người, trong đó có
39,8 triệu người sử dụng internet (tương đương với 44%), 28 triệu người sở hữu tài
khoản mạng xã hội (chiếm 31%), 128,3 triệu người có kết nối mạng di động (tương
đương với 141%) vậy tức là trung bình mỗi người Việt Nam sở hữu 1,4 thuê bao di
động, và số người sử dụng tài khoản xã hội trên điện thoại là 24 triệu (tương đương
với 26%).
Sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet và các ứng dụng trên điện thoại
thông minh giúp cho các hoạt động marketing số ngày càng được phát triển mạnh
mẽ. Tuy nhiên, đi kèm với các lợi ích thì không thể phủ nhận những nguy cơ tiềm
ẩn khi sử dụng các ứng dụng này. Nhiều người dùng gặp khó khăn trong việc kiểm
soát số tiền trong tài khoản của mình, kể cả thuê bao trả trước và trả sau, đặc biệt là
tài khoản 3G, 4G dẫn đến việc không ít trường hợp tiền cước hàng tháng lên đến cả
triệu đồng, gây nhiều bức xúc.
Là người sử dụng các thiết bị di động, chắc chắn bạn đã từng hoặc có thể sẽ
gặp các tình huống gây khó chịu như đột nhiên bị mất phí tài khoản chính mà không
biết vì sao, hết tiền vào những thời điểm khẩn cấp nhưng chưa thể mua thẻ nạp...
bạn muốn theo dõi mọi chị tiêu trên tài khoản của mình một cách thuận tiện nhất…
tất cả đều là những lý do mà Công ty cổ phần truyền thông Gmob Việt Nam cho ra
đời sản phẩm có tên WhyPay.
Được ra mắt vào tháng 10 năm 2015 đến nay không phải là quá dài nhưng
cũng đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên vì đây là một ứng dụng

mới nên sẽ phải quảng bá rộng rãi đến người dùng di động và khách hàng mục tiêu
của nó. Đi liền với những thành công đạt được thì việc giới thiệu, quảng bá sản
phẩm đến khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế cần nhanh chóng tìm hướng giải
quyết. Điều hiển là việc đầu tư cho việc đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử cho


7

ứng dụng di động WhyPay còn hạn chế, hoạt động marketing chưa thực sự hiệu
quả.
Đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử cho ứng dụng di động WhyPay đang là
một vấn đề cấp thiết, cần thực hiện ngay để tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục
tiêu, tăng doanh thu cho công ty.
Xuất phát từ những yêu cầu trên nên tác giả đã chọn tên đề tài để viết luận văn
tốt nghiệp là “Đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử cho ứng dụng di động
Whypay của Công ty cổ phần truyền thông Gmob Việt Nam” nhằm tìm ra
những nguyên nhân và có thể đề xuất những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động
Marketing điện tử giúp mở rộng hơn nữa thị trường hiện tại của doanh nghiệp.
2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu và hệ thống hóa những lý luận chung về marketing điện tử và marketing
-

di động.
Tìm hiểu cách thức, phương pháp tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp, từ đó đưa
ra những phân tích và đánh giá thực trạng triển khai ứng dụng marketing điện tử

-

cho ứng dụng di động WhyPay của công ty cổ phần truyền thông Gmob Việt Nam.

Dựa trên việc phân tích, đánh giá thực trạng tại doanh nghiệp để đưa ra một số kiến
nghị, đề xuất một số giải pháp marketing điện tử cho Công ty cổ phần truyền thông
Gmob Việt Nam.
2.2 Nhiệm vụ
Thu thập số liệu thống kê, tìm ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing cho

ứng dụng di động WhyPay của doanh nghiệp.
3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động marketing điện tử cho ứng dụng di động WhyPay
-

của Công ty cổ phần truyền thông Gmob Việt Nam.
Tập khách hàng: những người dùng điện thoại di động trên đất nước Việt Nam.
Không gian/Thị trường: Việt Nam.
Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 10/2015-

2/2017.
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Thông tin thu thập để làm nghiên cứu dựa trên những nguồn tài liệu sau:
-

Nguồn tài liệu trong doanh nghiệp: bảng tổng kết hoạt động hoạt động kinh doanh

-

của công ty Cổ phần truyền thong Gmob Việt Nam.
Nguồn tài liệu bên ngoài: Do những tổ chức quốc tế, tổ chức lớn nghiên cứu đưa ra
các ấn phẩm, sách báo, tạp chí thường kỳ, sách chuyên ngành và tài liệu của các tổ

chức thương mại…


8
-

Qua internet: tìm hiểu thông tin trực tiếp trên website, trên ứng dụng di động

4.1.2
-

WhyPay của công ty.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp sử dụng phiếu điều tra
Phương pháp này là hình thức người điều tra đưa ra danh sách những câu hỏi
và phương án trả lời, theo đó người trả lời chọn một hoặc nhiều phương án trả lời
liên quan đến tình hình chăm sóc khách hàng, dịch vụ marketing điện tử của ứng

-

dụng di động WhyPay của công ty.
Phương pháp phỏng vấn
Là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi để được phỏng vấn trả lời bằng
miệng nhằm thu được những thông tin nói nên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân
đó đối với sự kiện hoặc vấn đề được hỏi.
Việc phỏng vấn sẽ được tiếng hành với giám đốc công ty hoặc quản lý bộ phận
marketing của công ty về hoạt động marketing để đi sâu vào khai thác những định
hướng phát triển, và hướng giải quyết cho việc đẩy mạnh hoặt động marketing cho

ứng dụng di động WhyPay của công ty.

5 KẾT QUẢ KHÓA LUẬN
Với đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử cho ứng dụng di động
WhyPay của Công ty cổ phần truyền thông Gmob Việt Nam.” sẽ có kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử.
Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề đẩy mạnh hoạt động
marketing điện tử cho ứng dụng di động WhyPay của Công ty cổ phần truyền thông
Gmob Việt Nam.
Chương 3: Các kết luận và đề xất với vấn đề đẩy mạnh hoạt động marketing
điện tử cho ứng dụng di động WhyPay của Công ty cổ phần truyền thông Gmob
Việt Nam.


9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG MARKETING ĐIỆN TỬ
1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Khái niệm chung

Khái niệm marketing điện tử
Theo Philip Kotler, “Marketing là những hoạt động của con người hướng vào
việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình
trao đổi.”
Cũng theo Ông, “Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá,
phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của
tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”.
Theo Judy Strauss: Marketing TMĐT là sự ứng dụng CNTT cho chuyển đổi
chiến lược Marketing nhằm tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng, hoạch định đến
thực thi hiệu quả hoạt động Marketing mix, tạo lập những sự trao đổi nhằm thỏa

mãn nhu cầu của khách hàng, là kết quả của Marketing truyền thống dựa trên ứng
dụng CNTT. Marketing TMĐT tăng tính hiệu quả trong các chức năng của
Marketing truyền thống, làm thay đổi về cấu trúc chiến lược Marketing đã xuất hiện
những mô hình kinh doanh mới sẽ gia tăng giá trị cho khách hàng, lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Theo tập đoàn Embelix Software: “ Marketing là một hình thức marketing
nhằm đạt được các mục tiêu thông qua sử dụng các công nghệ truyền thông điện tử
như Internet, email (thư điện tử), ebook (sách điện tử), database (cơ sở dữ liệu) và
mobile phone (điện thoại di động)”.
Theo Nguyễn Hoàng Việt (Marketing TMĐT, 2011): “Marketing TMĐT là
việc ứng dụng các công nghệ số trong các hoạt động marketing thương mại nhằm
đạt được các mục tiêu thu hút và duy trì khách hàng thông qua việc tăng cường
hành vi mua của khách hàng, sau đó thỏa mãn nhu cầu đó”.
1.1.2

Khái niệm liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
Khái niệm Ứng dụng di động:
Theo Wikipedia:


10

“Một phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động, còn được gọi tắt là ứng dụng
di động, hoặc chỉ ứng dụng, (tiếng Anh: Mobile app hoặc app) là phần mềm ứng
dụng được thiết kế để chạy trên điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị
di động khác.
Các ứng dụng thường có sẵn thông qua các nền tảng phân phối ứng dụng, bắt
đầu xuất hiện vào năm 2008 và thường được điều hành bởi các chủ sở hữu của hệ
điều hành di động, như Apple App Store, Google Play, Windows Phone Store, và
BlackBerry App World. Một số ứng dụng miễn phí, trong khi một số ứng dụng phải

được mua.
Thuật ngữ "ứng dụng" là một rút ngắn của thuật ngữ "phần mềm ứng dụng".
Trong tiếng Anh, thường được viết là app và đã trở thành rất phổ biến và trong năm
2010 đã được liệt kê như là " từ ngữ của năm" do Hiệp hội American Dialect
Society chọn lọc.
Ứng dụng di động ban đầu được cung cấp với mục đích thông tin tổng quát và
các dịch vụ thông dụng trên mạng toàn cầu, bao gồm email, lịch, danh bạ, và thị
trường chứng khoán và thông tin thời tiết. Tuy nhiên, nhu cầu chung của những
người sử dụng thiết bị di động và khả năng phát triển của các nhà lập trình đã mở
rộng thành các loại khác, chẳng hạn như trò chơi di động, tự động hóa nhà máy,
GPS và các dịch vụ dựa trên địa điểm, định vị và ngân hàng, để theo dõi, mua vé và
các ứng dụng y tế di động gần đây. Sự bùng nổ về số lượng và sự đa dạng của các
ứng dụng đã tạo ra 1 tiềm năng và thị trường lớn.”
Thị trường:
Thị trường là thuật ngữ xuất hiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng
hóa. Nền sản xuất hàng hóa càng phát triển thì khái niệm về thị trường cũng rất
phong phú và đa dạng.
Theo khái niệm cũ thì thị trường được hiểu là nơi diễn ra các quá trình trao đổi
và mua bán giữ bên cung và bên cầu. Còn theo định nghĩa kinh tế hiện đại thì “Thị
trường là nơi mua bán hàng hóa, là nơi gặp nhau để tiến hành hoạt động mua bán
giữa người mua và người bán.”
Còn theo wikipedia.org thì “Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản
phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một
loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và


11

giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách
hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả

năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.”
Theo định nghĩa về thị trường của Philip Kotler: “Thị trường bao gồm tất cả
những khách hàng hiện tại và tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể,
sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn
đó.”.
Như vậy, dù tiếp cận thị trường theo hướng nào đi nữa thì bao giờ thị trường
cũng có người bán (bên cung) và người mua (bên cầu) sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm
thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
Vậy có thể đưa ra khái niệm tổng quát về thị trường như sau: “Thị trường là
nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người mua và người
bán nhằm thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên”.
Duy trì thị trường
Duy trì thị trường tiêu thụ là việc giữ khách hàng, củng cố thị phần hiện có của
doanh nghiệp (Theo Philip Kotler – 2008).
Mở rộng thị trường
Mở rộng thị trường là tổng hợp các cách thức, biện pháp của doanh nghiệp để
đưa khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp đạt mức tối đa (Theo Philip
Kotler – 2008)
Như vậy, theo khái niệm mở rộng thị trường ở trên thì việc mở rộng thị trường
không chỉ là việc phát triển thêm các thị trường mới mà cần tăng thị phần ở các thị
trường cũ mà doanh nghiệp đang hoạt động.
1.2 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG

MARKETING ĐIỆN TỬ
1.2.1 Đặc điểm của Marketing điện tử
Một là, thời gian hoạt động liên tục không bị gián đoạn
Việc tiến hành hoạt động Marketing trên Internet có thể loại bỏ những trở ngại
nhất định về sức người. Chương trình marketing thông thường khi chưa có ứng
dụng Internet, dù có hiệu quả đến đâu cũng không thể phát huy tác dụng 24/24 giờ
mỗi ngày. Nhưng điều đó thì hoàn toàn có thể đối với hoạt động Marketing điện tử.



12

Marketing Internet có khả năng hoạt động liên tục mọi thời điểm, khai thác
triệt để thời gian 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần, hoàn toàn không còn có khái
niệm thời gian chết.
Đơn giản vì hệ thống máy tính trên Internet có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ
khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Các đơn đặt hàng sản phẩm hay dịch vụ có thể được
thỏa mãn vào bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, chỉ cần ở đó có thiết bị điện tử thông
minh và một mạng kết nối internet. Do đó, marketing điện tử có một ưu điểm hơn
hẳn so với Marketing truyền thống đó là đã khắc phục được trở ngại của yếu tố thời
gian và tận dụng tốt hơn nữa các cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp đang kinh
doanh online.
Hai là, không gian phạm vi toàn cầu/ không phụ thuộc không gian
Marketing điện tử có khả năng thâm nhập đến khắp mọi nơi trên thế giới.
Thông qua kết nối Internet, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng quảng
bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng Mỹ, EU, Nhật, Úc… với chi phí
thấp và thời gian nhanh nhất.
Marketing điện tử đã hoàn toàn vượt qua mọi trở ngại về khoảng cách địa lý
(Death of Distance), thị trường trong marketing điện tử không còn có giới hạn nữa,
nó cho phép doanh nghiệp bạn khai thác triệt để thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì luôn đi kèm những thách thức đối với
doanh nghiệp. Khi khoảng cách địa lý giữa các khu vực thì trường đã được rút ngắn
thì việc đánh giá các yếu tố của môi trường cạnh tranh cũng trở nên khó khăn và
phức tạp hơn nhiều.
Khoảng cách đã được rút ngắn, chính vì vậy mà môi trường sẽ càng trở nên
gay gắt hơn khi marketing điện tử chưa được mở rộng. Vậy nên đòi hỏi các doanh
nghiệp phải luôn sáng suốt trong quá trình lập kế hoạch đẩy mạnh marketing của
mình.

Ba là, tốc độ giao dịch nhanh hơn
Tốc độ giao dịch trong marketing điện tử nhanh hơn rất nhiều so với
marketing truyền thống, đặc biệt là với hoạt động liên quan đến các loại sản phẩm
số hóa, việc giao hàng được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm được
nhiều khoản chi phí không đáng có khi có sự xuất hiện của Internet.


13

Đặc biệt, với sự xuất hiện và phát triển mạnh của Internet, các thông tin về sản
phẩm dịch vụ, các thông tin, thông báo khuyến mại giảm giá của doanh nghiệp
được tung ra thị trường nhanh hơn. Khách hàng sẽ tiếp cận với những thông tin này
nhanh hơn, doanh nghiệp dễ dàng quản lý và nhanh chóng nhận được thông tin
phản hồi từ phía khách hàng.
Bốn là, đa dạng hóa sản phẩm
Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ trên các cửa hàng ảo ngày càng hoàn hảo. Chỉ
cần ngồi tại nhà, trước một chiếc máy tính có kết nối Internet, không phải tốn công
đi lại, khách hàng vẫn có thể thực hiện được việc mua sắm như tại các cửa hàng
thật. Còn với các nhà cung cấp, họ cũng có thể cá biệt hóa sản phẩm phù hợp với
các nhu cầu khác nhau của khách hàng như khả năng khai thác và chia sẻ thông tin
qua Internet.
Năm là, hàng hóa và dịch vụ số hóa
Khác với marketing thông thường, sản phẩm trong marketing điện tử có thể là
hàng hóa và dịch vụ số hóa. Chúng thường được phân phối dưới các hình thức như:
các tài liệu (sách báo, văn bản…), các dữ liệu (số liệu thống kê, bảng biểu…), các
thông tin tham khảo hay phần mềm máy tính…các phần mềm, báo, đĩa CD âm nhạc
rồi sẽ không cần thiết nữa, tất cả chúng sẽ có thể được phân phối nhanh chóng và
tiện lợi qua mạng Internet dưới dạng sản phẩm số hóa (digital goods).
Dù chưa phát triển bằng các nước châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc,…
nhưng các ngành như dịch vụ tư vấn, giải trí, ngân hàn, giáo dục và ý tế… cũng

đang sử dụng internet để làm thay đổi phương thức kinh doanh của họ. Những
người có nhu cầu đi du lịch, nghỉ ngơi có thể tìm thấy những thông tin về các thành
phố mà họ dự định đến thông qua hệ thống website hoặc các ứng dụng mà doanh
nghiệp kinh doanh cung cấp, từ những thông tin hướng dẫn giao thông, thời tiết cho
đến những dịch vụ phòng ở, khách sạn… đều được mô tả và có hướng dẫn cụ thể.
Sáu là, khả năng tương tác lớn và trở ngại của khâu giao dịch trung gian đã
được loại bỏ
Trong marketing truyền thống, để đến được với người tiêu dùng cuối cùng,
hàng hóa thường phải trải qua nhiều khâu trung gian khác nhau như nhà bán buôn,
bán lẻ, đại lý, môi trường,… Trở ngại của hình thức phân phối này là doanh nghiệp
không có được mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng nên thông tin phản hồi


14

thường kém chính xác và không đầy đủ. Bởi vậy nên phản ứng của doanh nghiệp
trước những biến động của thị trường thường kém kịp thời. Ngoài ra, việc phải giao
dịch qua các bên trung gian thì doanh nghiệp còn phải chia sẻ lợi nhuận thu được…
Nhưng nhờ có sự phát triển của Internet, những cản trở trên đã hoàn toàn được loại
bỏ. Doanh nghiêp và khách hàng được giao dịch trực tiếp với nhau một cách dễ
dàng và nhanh chóng hơn thông qua các website, hệ thống chat trực tuyến, gửi mail
trực tiếp và các diễn đàn thảo luận…
1.2.2 Lợi ích và hạn chế của Marketing điện tử
1.2.2.1 Lợi ích của Marketing điện tử
Lợi ích đối với doanh nghiệp
-

Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền
thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp,
khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp,

khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được
nhiều sản phẩm hơn.

-

Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chi phí
in ấn, gửi văn bản truyền thống.

-

Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối
hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các
showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm
được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.

-

Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và
Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm
nhiều chi phí biến đổi.

-

Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi
kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hàng.


15
-


Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị
mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá
nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công
này.

-

Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối
hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản
phẩm ra thị trường.

-

Giảm chi phí thông tin liên lạc.

-

Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%);
giảm giá mua hàng (5-15%).

-

Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan
hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt
hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng
cố lòng trung thành.

-


Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều có
thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.

-

Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm
hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển khai
cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet.

-

Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch
vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình
giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và
giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.
Lợi ích đối với người tiêu dùng

-

Tùy từng nhóm khách hàng: Nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ hơn.


16
-

Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng
mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới.

-


Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua
có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn.

-

Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng
có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức
giá phù hợp nhất.

-

Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa: Đối với các sản phẩm số hóa được
như phim, nhạc, sách, phần mềm.... việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông
qua Internet.

-

Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng
tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search
engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh).

-

Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia
mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng
mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.

-

Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người

tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh
chóng.

-

“Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng
khác nhau từ mọi khách hàng.

-

Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn
thuế đối với các giao dịch trên mạng.
Lợi ích đối với xã hội

-

Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm,
giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn.


17
-

Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó
khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người.

-

Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm,
dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có

thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... được đào tạo qua mạng.

-

Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo
dục, các dịch vụ công của chính phủ... được thực hiện qua mạng với chi phí thấp
hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế... là các ví dụ
thành công điển hình.
1.2.2.2 Hạn chế của Marketing điện tử
Hạn chế về kỹ thuật

-

Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy: Một vấn đề đặt ra
với marketing điện tử là rất khó để xây dựng tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng,
chính vì vậy khi các doanh nghiệp sử dụng marketing điện tử thường khó có được

-

sự tin cây tuyệt đối ở phía người sử dụng.
Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất

-

là trong Thương mại điện tử.
Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển
Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ

-


sở dữ liệu truyền thống
Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm

-

chi phí đầu tư
Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao
Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho
hàng tự động lớn.
Hạn chế về thương mại

-

An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT.

-

Thiếu lòng tin vào TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực
tiếp.

-

Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ.

-

Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển.


18

-

Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện.

-

Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian.

-

Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp,
giao dịch điện tử cần thời gian.

-

Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và có lãi).

-

Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT.

-

Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty
dot.com.
1.2.3 Một số lý thuyết về các công cụ và ứng dụng của Marketing điện tử

-

Facebook Marketing (Profile, Fanpage, Ads): giúp làm thương hiệu, bán hàng, chạy


-

quảng cáo tiếp cận khách hàng và tìm kiếm đối tác.
Youtube Marketing (Video, Ads): làm video giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, thương
hiệu của doanh nghiệp. Sử dụng dịch vụ quảng cáo hiển thị hoặc dịch vụ quảng cáo

-

video của Youtube.
Google for Business: cho phép khách hàng tìm kiếm trả tiền, hiển thị quảng cáo sản
phẩm, chương trình marketing và một số giải pháp quảng cáo trên di động hoặc cho

-

ứng dụng di động.
Email Marketing: sử dụng email marketing cho hoạt động bán hàng, chăm sóc

-

khách hàng sau mua, email công việc và giao tiếp với khách hàng…
Web Marketing: Tập trung vào các mảng giải pháp công nghệ tối ưu cho việc hiển
thị trên các thiết bị di động, tính năng mua hàng, thanh toán đơn giản thuận tiện;

-

làm video hình ảnh, video, nội dung, chat, hotline…
SEM: Ngoài giải pháp tìm kiếm trả phí thì có giải pháp tối ưu công cụ tìm kiếm
(tìm kiếm miễn phí) giúp cho những người bán hàng có cơ hội tiếp cận với khách


-

hàng thông qua công cụ tìm kiếm Google tại Việt Nam.
Mạng lưới quảng cáo hiển thị nội địa: Một số giải pháp của mạng lưới quảng cáo
hiển thị của Việt Nam dựa trên hệ sinh thái báo điện tử, trang tin tức phát triển khá

-

mạnh và có độ phủ tiếp cận khách hàng lớn.
Báo điện tử và PR: Sử dụng những bài báo quảng cáo, quan hệ công chúng để thu

-

hút sự chú ý của khách hàng, chiếm được lòng tin và sự quan tâm của khách hàng…
Trang mạng xã hội và diễn đàn nội địa: Đây cũng là những công cụ mà doanh
nghiệp có thể sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả và tiết

-

kiệm chi phí.
Mobile Marketing: giúp xác nhận và thanh toán, SMS chăm sóc khách hàng, báo
tin…


19
-

Chat và OTT: Các dịch vụ chat và ứng dụng OTT có thể giúp người bán kết nối với
khách hàng một cách thuận lợi và tiện dụng. Dùng để tư vấn bán hàng trực tuyến


-

hoặc giữ kết nối với khách hàng sau bán.
Content Marketing: Doanh nghiệp có thể sử dụng marketing nội dung số thông quan
blog/website, các tài khoản mạng xã hội phổ biến để tiếp cận khách hàng và khách
hàng tiềm năng thông qua các bài viết chia sẻ kinh nghiệm, hình ảnh, games,

-

video…
Affiliate Marketing: Marketing liên kết cho phép mọi người cùng tham gia bán
hàng cho doanh nghiệp và hưởng hoa hồng bán hàng; hoặc doanh nghiệp có thể liên

-

kết để chia sẻ khách hàng với đơn vị khác nhằm chia sẻ nguồn lực của nhau.
Một số công cụ và phần mêm hỗ trợ quảng cáo và đo lường cho các công cụ khác:

-

criteo (adchoice); itarget; GA…
Truyền hình: Truyền hình cũng là một công cụ marketing điện tử mà vừa mang tính
truyền thống vừa mang tính công nghệ. Truyền hình vẫn là một công cụ vô cùng
hiệu quả đối với rất nhiều ngành hàng.

1.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Hiện tại, nước ta có khá nhiều công trình nghiên cứu các hoạt động về
Marketing điện tử. Trong khuôn khổ nghiên cứu, tác giả xin giới thiệu một số công

trình tiêu biểu sau đây:
Marketing thương mại điện tử - Nguyễn Hoàng Việt (chủ biên), Nguyễn
Hoàng Long, Nguyễn Bách Khoa (2011), Nxb Thống Kê. Cuốn sách được biên
soạn, trình bày về những nội dung cơ bản nhất về marketing điện tử, từ việc nghiên
cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng cho đến việc lập kế hoạch triển khai và quản
trị chiến lược marketing điện tử…
Báo cáo Thương mại điện tử 2015 – Bộ công thương (2016). Nội dung của
báo cáo tập trung trình bày những thay đổi quan trọng của TMĐT trong năm 2015.
Báo cáo TMĐT 2015 tập trung trình bày, tổng hợp và phân tích những chủ trương,
chính sách thúc đẩy ứng dụng TMĐT; tổng hợp điều tra, phân tích về tình hình hoạt
động của các doanh nghiệp TMĐT, hiện trạng ứng dụng TMĐT trong các doanh
nghiệp.
Quan tâm đặc biệt của báo cáo của năm là về mảng phân tích tình hình ứng
dụng TMĐT trên nền tảng thiết bị di động (Mobile E-Commerce). Đây được coi là


20

xu hướng sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới và chắc chắn sẽ được sự quan tâm
đặc biệt hơn nữa về mảng marketing này.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
E-marketing – Strass, El-Anssary & Frost (2003), Prentice Hall Publish, 3rd
edition. Nội dung cuốn sách trình bày về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Internet với sự
phát triển không ngừng của công nghệ tới sự thay đổi trong cách tiến hành kinh
doanh hiện nay.
Electronic Commerce, B2C Strategies and Models (2007); Steve Elliot. Nội
dung cuốn sách đưa ra các giải pháp và mô hình phát triển TMĐT thông qua phân
tích thị trường một số nước có nền TMĐT phát triển như: Mỹ, Anh, Úc, Hồng
Kông, Hy Lạp, Đan Mạch.
Damian Ryan & Calvil Jones (2009), Understanding Digital Marketing.

Cuốn sách giới thiệu về hoạt động Digital Marketing và cách mà Digital Marketing
đã làm thay đổi bộ mặt ngành tiếp thị, quảng cáo truyền thống.


21

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐIỆN TỬ
CHO ỨNG DỤNG DI ĐỘNG WHYPAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TRUYỀN THÔNG GMOB VIỆT NAM
2.1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1.1 Quá trình hình thành và các lĩnh vực hoạt động của Công ty
2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty
-

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG GMOB VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 5, ngách 155/126 đường Trường Chinh, Phường Phương Liệt, Quận

-

Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 5681594/ 0437951892
Website chính: />Email:
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần, kinh doanh dịch vụ, nhà phân phối.
Logo:

Hình 2.1 Logo Công ty cổ phần truyền thông Gmob Việt Nam
Nguồn : Website gmob.vn
2.1.1.2 Một số sản phẩm của công ty

• Ứng dụng cảnh báo cước điện thoại Whypay
“Whypay – xuất sắc đoạt giải Nhân Tài Đất Việt năm 2015”
Whypay là một trong ứng dụng tiên phong về tiền điện thoại, với cơ chế tính
cước theo thời gian thực giúp cảnh báo mỗi khi điện thoại bị trừ tiền. Tính năng này
đã giúp đưa vượt lên top trong bảng xếp hạng chỉ sau chưa đầy 1 tuần.
Các tính năng chính của WhyPay:
-

WhyPay tính cước điện thoại ngay khi cuộc gọi vừa kết thúc
WhyPay giúp bạn Quản lý cước: cho biết bạn đang dùng gói cước nào, mức phí khi

-

gọi nội ngoại mạng, tiền cước điện thoại dùng hàng tháng
WhyPay Quản lý tiền điện thoại khi nạp vào sim: Hiển thị lịch sử nạp thẻ


22
-

WhyPay kiểm tra các dịch vụ đang bị trừ tiền: chỉ một thao tác biết điện thoại đang

-

bị trừ tiền ở dịch vụ nào của nhà mạng (3G, subscripiton…)
WhyPay giúp Gọi điện và gửi tin khi sim không còn tiền, hoặc nhờ bạn bè gọi lại.

Hình 2.2 Giao diện ví điện tử Whypay
Nguồn: chụp ảnh màn hình điện thoại



Phân phối Game mobile
Gmob là sàn phân phối Game, cung cấp những nội dung chất lượng từ các nhà
sản xuất Game hàng đầu Việt Nam tới người dùng thông qua các kênh phân phối

của bạn.
• Dịch vụ Facebook
Website: (ngày trước là )
GoSeeding – Tăng like Facebook: Hỗ trợ tăng like, tăng tương tác facebook
giúp những người có nhu cầu làm dịch vụ, bán hàng trên kênh mạng xã hội này tiếp
cận được đến nhiều khách hàng hơn, tăng độ trust cho khách hàng.
-

Quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập từ ngày 03/04/2006, trải qua gần 11 năm hình thành và phát
triển, hoạt động trong những lĩnh vực nhiều cạnh tranh và thử thách, Công ty đã
không ngừng nỗ lực, trở thành một trong những thương hiệu uy tín hàng đầu về chất


23

lượng, giá cả và chế độ chăm sóc khách hàng, đặc biệt là sản phẩm Ví điện tử
WhyPay trong những năm gần đây.
Năm 2015, một nhóm trong công ty đã nghiên cứu và đưa ra sản phẩm
Whypay - Ứng dụng cảnh báo cước điện thoại di động, sản phẩm đã xuất sắc vượt
qua 200 sản phẩm dự thi và đoạt giải ba Nhân Tài Đất Việt 2015.
Trải qua nhiều khó khăn vì thời gian đầu thành lập, về việc quảng bá, giới
thiệu về sản phẩm, người tiêu dùng, khách hàng còn chưa hiểu biết về tính năng
“bảo vệ điện thoại” này của công ty cũng như tin tưởng những sản phẩm chưa có uy
tín, thương hiệu nên đã gặp rất nhiều khó khăn để tiếp cận được khách hàng. Tuy

nhiên, nhờ sự nỗ lực của mình, Công ty đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể.
Chỉ trong thời gian hơn 1 năm hoạt động, sản phẩm Quản lý cước điện thoại
WhyPay đã có thể đứng ngang hàng, cạnh tranh với đối thủ lớn là Ví Momo và vượt
qua một số sản phẩm cùng loại khác.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh
a. Cơ cấu tổ chức

Tới tháng 12/2016, tổng số CBCNV tại công ty là 65 người. Trong đó có 3
thạc sĩ, số nhân viên khối thương mại điện tử chiếm 18 nhân viên.


24

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng kinh doanh/ marketing
Phòng tài chính kếPhòng
toán hành chính nhânPhòng
sự
kỹ thuật

Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần truyền thông Gmob Việt Nam
Nguồn: Phòng kế toán
b. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận
Cơ cấu tổ chức của Công ty được xây dựng theo cơ cấu chức năng bao gồm 4
phòng ban và đứng đầu là giám đốc.
-

Ban Giám Đốc: Bảo đảm công ty tuân thủ với tất cả các quy định của pháp luật, đầy
đủ và kịp thời. Là người điều hành, chịu trách nhiện toàn bộ về hoạt động kinh

doanh của công ty. Xây dựng các mục tiêu chiến lược dài hạn cho công ty phù hợp

-

lợi ích cao nhất của cổ đông.
Phòng kinh doanh/ marketing: là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài, giữa sản
phẩm và khách hàng, giữa thuộc tính sản phẩm và nhu cầu của khách hàng. Phòng
kinh doanh có chức năng nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng, lập hồ sơ và
dự báo doanh thu… từ đó hoạch định ra các chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch và
chịu tránh nhiệm tìm hiểu nhu cầu, thiết kế dự án, xây dựng chiến dịch quảng cáo

-

sản phẩm và thúc đẩy bán hàng.
Phòng Tài chính kế toán: Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế toán
thống kê; Quản lý tài chính, tài sản theo Pháp lệnh của Nhà nước, Điều lệ và Quy
chế tài chính của Công ty. Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty theo kế hoạch; Bảo toàn và phát triển vốn của Công ty và
các cổ đông.


25
-

Phòng hành chính nhân sự: Đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong Công ty thực
hiện đúng chức năng nhiệm vụ đạt hiệu quả trong công việc. Các bộ phận thực hiện
đúng, tránh tình trạng chồng chéo, đổ lỗi. Đảm bảo tuyển dụng, xây dựng và phát

-


triển đội ngũ CBCNV theo yêu cầu, chiến lược của Công ty.
Phòng kỹ thuật: Quản lý, thực hiện hỗ trợ về mặt xây dựng, quản lý và điều hành
website, mạng máy tính và các chương trình sản phẩm của công ty.

c. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần đây

Với tốc độ tăng trưởng liên tục qua các năm gần đây, hứa hẹn những sự phát
triển lớn và cạnh tranh cũng không hề nhỏ, Công ty sẽ phải luôn luôn thay đổi để có
thể hòa nhập, với nền kinh tế Internet nhiều biến động như hiện nay.
Hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần truyền thông Gmob Việt Nam
trong 2 năm gần đây được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2015 và 2016
Đơn vị tính: nghìn đồng.
STT
1
2
3
4
5

Tài sản
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập Công ty phải nộp
Lợi nhuận sau thuế

Năm 2015
14,903,498
13,084,928

1,818,570
249,328
1,569,242

Năm 2016
16,029,392
14,982,458
1,046,934
198,256
848,678
Nguồn số liệu nội bộ

Nhận xét:
Năm 2015, doanh thu của Công ty đạt gần 15 tỷ đồng, năm 2016 đạt hơn 16 tỷ
đồng, tăng 10,8%, tương ứng với khoảng 1 tỷ đồng. Năm 2015, chi phí cho mọi
hoạt động, sản phẩm của công ty mất khoảng 13 tỷ đồng, năm 2016 chi gần 15 tỷ
đồng, con số cho chi phí tăng cao, tăng 11,5%, tương ứng với khoảng gần 2 tỷ đồng.
Vậy: tuy rằng doanh thu có tăng nhưng chi phí bỏ ra lại tăng lên với con số khủng
khiếp hơn khiến lợi nhuận năm sau không bằng được lợi nhuận năm trước.
Có thể nói, doanh thu của công ty có sự tăng trưởng tương đối nhanh. Nhưng
cùng với đó, chi phí cho việc đầu tư sản phẩm, cho các hoạt động quảng cáo, truyền
thông là rất lớn.Vì vậy, công ty cần có những giải pháp tối ưu hoạt động kinh doanh
2.2
2.2.1

của mình để đạt doanh số và lợi nhuận cao nhất.
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tổng quan tình hình ứng dụng các hình thức marketing điện tử tại Công ty cổ
phần truyền thông Gmob Việt Nam cho thiết bị di động WhyPay
Ứng dụng di động WhyPay là ứng dụng dành riêng cho những thiết bị di động

thông minh, để biết và kiểm soát được cước phí các cuộc gọi mà bạn đã, đang và


×