Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

luận văn hệ thống thông tin kinh tế phát triển các công cụ thanh toán điện tử tại công ty TNHH thƣơng mại CPR việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.7 KB, 71 trang )

1

TÓM LƯỢC
Sau hơn 25 năm đổi mới nền kinh tế,một khoảng thời gian tuy không dài
nhưng cũng chẳng phải ngắn đối với sự phát triển của một đất nước, Việt Nam đã có
những bước chuyển biến tích cực, khích lệ cơ cấu kinh tế thay đổi mạnh mẽ.
Thương mại điện tử ra đời với sự phát triển và bùng nổ của nó trong những năm gần
đây đã mở ra nhiều chiến lược mới, những cách thức mới để bán hàng hóa và dịch
vụ trên phạm vi toàn cầu.
Ra đời như một sự tất yếu của sự phát triển Thương mại Điện tử, thanh toán
điện tử bao gồm thanh toán trực tuyến đã chứng tỏ được những lợi ích vượt trội của
mình về tốc độ, tính tiết kiệm cũng như an toàn so với tiêu dùng bằng tiền mặt.
Theo báo cáo của CyberSource – nhà cung cấp các giải pháp thanh toán điện tử và
quản lý rủi ro, chìa khóa cho sự thành công của Thương mại Điện tử chính là việc
đa dạng hóa các phương thức thanh toán trực tuyến.Việc phát triển thanh toán điện
tử được xem như là một trong những nỗ lực để quản lý và phát triển Thương mại
Điện tử một cách hiệu quả, bền vững, tiến tới một nền kinh tế phi tiền mặt.
Sau thời gian học tập, dựa trên những kiến thức tiếp thu được trên ghế nhà
trường và quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực tế tại công ty TNHH thương mại CPR
Việt Nam, em nhận thấy: Là một công ty hàng đầu Việt Nam cung cấp nhiều sản
phẩm về an ninh camera, thiết bị phòng cháy chữa cháy được đông đảo khách hàng
tin tưởng và sử dụng, song trong quá trình kinh doanh, các hoạt động thanh toán
trực tuyến chưa được công ty chú trọng, còn nhiều hạn chế và thiếu sót cần khắc
phục. Với mong muốn, phát huy những lợi ích mà thanh toán điện tử đem lại, nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại CPR Việt Nam,
em quyết định thực hiện đề tài: “Phát triển các công cụ thanh toán điện tử tại
Công ty TNHH thương mại CPR Việt Nam”.


2



3

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dựa trên kiến thức, kỹ năng tích lũy
được trong thời gian ngồi trên giảng đường và quá trình thực tập tổng hợp tại doanh
nghiệp. Để hoàn thành bài khóa luận này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân,
tác giả đã nhận được nhiều sự chỉ dẫn, giúp đỡ nhiệt tình từ phía Khoa Thương mại
Điện tử, trường Đại học Thương mại cũng như những hỗ trợ từ phía Công ty TNHH
thương mại CPR Việt Nam.
Để có được những kiến thức như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường Đại học Thương mại, các thầy
cô giáo khoa Thương mại điện tử đã tận tình truyền đạt những kiến thức và trang bị
cho em những hiểu biết để em có thể đạt được kết quả học tập tốt, đủ điều kiện đi
thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp Đại học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc TS. Lê Duy Hải, người đã trực tiếp hướng
dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện khóa luận.
Ngoài ra em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể giám đốc và nhân viên Công
ty TNHH thương mại CPR Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo và
tạo điều kiện cho em nắm bắt tổng quát về quá trình hình thành và tình hình hoạt
động của công ty, tham gia thực tập và làm việc để có cái nhìn sâu hơn về hoạt động
thanh toán điện tử của công ty.
Vì thời gian thực tập và những kiến thức còn hạn chế nên em không tránh khỏi
những sai sót trong quá trình phân tích, đánh giá cũng như đưa ra các đề xuất giải
pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán điện tử cho Công ty TNHH thương mại CPR
Việt Nam. Vì thế, em rất mong nhận được những đóng góp, ý kiến của quý thầy cô,
ban lãnh đạo công ty để khóa luận hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



4

MỤC LỤC
ii


5

DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
2.1 Cơ cấu nhân sự Công ty TNHH Thương mại CPR Việt Nam
2.2 Cơ cấu giới tính, độ tuổi của nhân viên trong Công ty TNHH
Thương mại CPR Việt Nam
2.3 Sơ đồ cơ cấu nhân sự của công ty
2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm gần đây
2.5 Công cụ thanh toán điện tử thuận tiện, dễ dàng đối với khách hàng
2.6 Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của công cụ TTĐT
của công ty

Trang
25
25
26
28
40
48


6


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình
1.1
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10

Tên hình
Quy trình thanh toán hóa đơn điện tử đơn lẻ
Giao diện website www.cpr.vn của công ty TNHH thương
mại CPR Việt Nam
Hệ thống luật, nghị định về giao dịch điện tử và CNTT
Công cụ thanh toán mà khách hàng chọn khi tiến hành giao
dịch điện tử
Hình thức để biết website công ty của khách hàng
Hình thức thanh toán của khách hàng khi mua hàng tại của
công ty
Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh toán trực tuyến
Đánh giá về quá trình thanh toán trên website www.cpr.vn
của khách hàng
Đánh giá hệ thống thanh toán của website www.cpr.vn
Nguyên nhân dẫn đến việc TTĐT của công ty chưa phát triển

Việc cần làm để thúc đẩy thanh toán điện tử

Trang
19
29
36
39
41
42
43
44
45
46
47


7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATM
B2C

C2C

CNTT
COD
CTCP
EC
E – commerce
EFT

MAP
NH TMCP
P2P Payments
POS
PSP
SMS
TMĐT
TTĐT
TTTT

Automatic Teller Machines
(Thiết bị giao dịch tự động)
Business to Consumer
(Giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà cung cấp với
khách hàng thông qua mạng Internet)
Consumer to Consumer
(Giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa khách hàng với
khách hàng thông qua mạng Internet)
Công nghệ thông tin
Cash On Delivery
((Thanh toán) Tiền mặt khi giao hàng)
Công ty Cổ phần
European Commission
(Ủy ban châu Âu)
Thương mại điện tử
Electronic Funds Transfer
(Chuyển tiền điện tử)
Merchant Account Provider
(Nhà cung cấp tài khoản dành cho thương gia)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Person to Person Payments
(Thanh toán từ người sang người)
Point of Sale
(Máy chấp nhận thanh toán thẻ)
Payment Service Provider
(Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán)
Short Message Services
(Dịch vụ tin nhắn ngắn)
Thương mại điện tử
Thanh toán điện tử
Thanh toán trực tuyến


8

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Việc ra đời của Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin đã tạo cơ
sở để Chính phủ và các Bộ ngành ban hành các văn bản dưới Luật điều chỉnh những
lĩnh vực cụ thể của giao dịch điện tử. Từ năm 2006-2010 một số văn bản cấp Nghị
định đã được ban hành. Thời gian gần đây TMĐT và Thanh toán điện tử (TTĐT) đã
không còn là những khái niệm xa lạ đối với nhiều người dân Việt Nam. Thậm chí,
nhiều ý kiến còn cho rằng chuyện mua bán hàng hoá và thanh toán qua mạng giờ đã
trở thành một trong những hình thức không thể thiếu trong giao dịch thương mại.
TMĐT với chìa khóa là TTĐT, ở đó người mua hoàn toàn có thể giao dịch bất cứ
lúc nào, bất cứ nơi mua và người bán thật sự có được sự nhanh chóng, tiện lợi khi
mua bán hàng hóa; đặc biệt đâu. Người là phạm vi rộng khắp với dải sản phẩm đa
dạng, phong phú cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp và các tổ chức tài
chính, ngân hàng. TMĐT hiện đang phát triển với tốc độ rất nhanh chóng. Sự phát

triển đó kéo theo hàng loạt hoạt động trong thương mại truyền thống thay đổi, cùng
với đó là phương thức thanh toán, các giao dịch thanh toán thay đổi theo chuyển
dần từ thanh toán trực tiếp sang Thanh toán điện tử (TTĐT). Có thể nói TTĐT là
nền tảng của hệ thống TMĐT hay nói cách khác giải quyết được điểm yếu của
TTĐT sẽ thúc đẩy TMĐT phát triển. Thanh toán trực tuyến xuất hiện cùng với sự
phát triển của Internet và Thương mại điện tử và là hình thức phát triển mới của
thanh toán điện tử truyền thống. Ngày nay, TMĐT đang phát triển mạnh mẽ trên thế
giới, các phương thức mới ra đời đã đem lại sự thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm
cho cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bên cạnh các phương thức thanh toán
truyền thống như chuyển khoản, chuyển tiền qua bưu điện hay thư đảm bảo còn có
các hình thức khác như thanh toán qua điện thoại di động và Internet đang ngày
càng phát triển tại Việt Nam và các nước trên thế giới.
Thanh toán điện tử ở Việt Nam chỉ mới thực sự đi những bước đi đầu tiên từ
cuối năm 2006, đầu năm 2007. Nhưng đến năm 2010 nó mới phát triển mạnh mẽ
khi mà một loạt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cổng thanh toán điện tử ra đời
như Nganluong.vn, VNmart.vn, Payoo.vn, OnePay, Baokim.vn… Theo kết quả điều
tra của Bộ Thương Mại tại Hội thảo Quốc tế thương mại điện tử Việt Nam (VIES
2010) diễn ra ngày 16/12/2010 tại TP.HCM: năm 2010 với 2.004 doanh nghiệp trên


9

cả nước trong năm 2009 cho thấy gần như 100% doanh nghiệp đã triển khai ứng
dụng TMĐT. Tuy nhiên chỉ có 12% là tham gia sàn giao dịch điện tử và thanh toán
bằng tiền mặt vẫn là một con số lớn chiếm 90,8% giao dịch. Đó là số liệu từ báo cáo
‘phân tích thói quen và đặc điểm mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam
‘do Ông Xavier Depouilly- Giám đốc phát triển kinh doanh và dịch vụ khách hàng
Kanta Media Vietnam trình bày. Theo báo cáo này, có hơn 27% dân số Việt Nam
truy cập Internet, riêng khu vực đô thị tỷ lệ này vượt 50%, nhưng chỉ có 5% từng
mua hàng trực tuyến.. Chính vì thế, các cổng thanh toán trung gian đã ra đời nhằm

giảm bớt rủi ro trong giao dịch, mang lại sự an tâm cho khách hàng. Khi áp dụng
cổng thanh toán trung gian, nếu người mua không nhận được sản phẩm như thỏa
thuận có thể thông báo lại với “người giữ tiền trung gian” để có thể bảo toàn được
khoản tiền đã thanh toán. Ngược lại, người bán hàng cũng dễ dàng loại trừ được các
vị khách có tính “ăn quỵt”. Hơn nữa, thông qua hình thức thanh toán này, các giao
dịch qua mạng cũng trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều. Do đó, trong
thời gian tới, việc nghiên cứu hệ thống thanh toán điện tử sử dụng các cổng thanh
toán điện tử là cần thiết để khắc phục những hạn chế trên website www.cpr.vn ,
mang đến cho khách hàng tiện ích thanh toán dễ dàng nhất, an toàn nhất, qua đó làm
tăng doanh thu của DN.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
a) Mục tiêu chung
Đưa ra các giải pháp có luận cứ khoa học và thực tiễn để phát triển hệ thống
thanh toán điện tử của công ty TNHH thương mại CPR Việt Nam.
b) Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến TMĐT và thanh toán
trực tuyến bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò, lợi ích, các yếu tố cấu thành của
thanh toán trực tuyến và cung cấp một cái nhìn tổng quát về thanh toán trực tuyến
trong TMĐT.
Thứ hai, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán điện tử của các website tại
Việt Nam nói chung và www.cpr.vn nói riêng. Từ đó, không chỉ nhận biết được các
xu hướng mới trong thanh toán trực tuyến mà còn tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của
www.cpr.vn trong việc ứng dụng thanh toán điện tử.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống thanh toán điện tử


10

của công ty nhằm thu hút người dùng, gây dựng cộng đồng thông qua việc cung cấp
cho người dùng một dịch vụ toàn diện, hiệu quả, xác lập thương hiệu, tạo chỗ đứng

trên thị trường.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu về hệ thống thanh toán
bằng các công cụ TTĐT tại website www.cpr.vn của Công ty TNHH Thương mại
CPR Việt Nam.
- Thời gian: Các báo cáo, tài liệu nghiên cứu, tài liệu viết để phục vụ mục đích
nghiên cứu được cập nhật trong năm 2014,2015, 2016
b. Ý nghĩa của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giúp tác giả rèn luyện kỹ năng nghiên cứu vấn đề và áp
dụng những kiến thức đã học vào thực tế của website www.kienthucviet.vn Kết quả
của bài nghiên cứu giúp Công ty TNHH Thương mại CPR Việt Nam có thể áp dụng
trực tiếp vào hoạt động thanh toán hoặc Công ty có thể nhìn nhận thêm được những
hạn chế của hệ thống thanh toán điện tử còn gặp phải và một vài giải pháp khắc
phục Công ty có thể tham khảo.
4. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ
4.1 Phương pháp thu nhập dữ liệu
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sử dụng phiếu điều tra
Phương pháp sử dụng phiếu điều tra là phương pháp dùng hệ thống câu hỏi
theo trật tự nhất định, được chính thức hóa trong cấu trúc chặt chẽ nhằm ghi chép
những thông tin xác đáng có liên quan tới mục đích nghiên cứu.
 Mục đích:

- Xác định quan điểm và nhận thức của khách hàng đối với hình thức TTĐT
khi tiến hành các giao dịch TMĐT.
- Tìm hiều xu hướng, mong muốn cũng như lo lắng của khách hàng khi tiến
hành TTĐT của công ty TNHH Thương mại CPR Việt Nam.
 Nội dung: Phiếu điều tra được thiết kế với 11 câu hỏi trong đó 10 câu hỏi trắc

nghiệm có kèm đáp án, giúp tác giả có thể định hướng khách hàng trả lời theo

những nội dung xác định; và 1 câu hỏi mở nhằm thu thập thêm các góp ý khác từ
phía khách hàng. Thông qua phiếu điều tra, tác giả có thể thu thập được thông tin


11

nhằm làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến hoạt động TTĐT tại công ty, từ đó có
những phương hướng, giải pháp hiệu quả hơn cho hoạt động đẩy mạnh ứng dụng
TMĐT tại công ty TNHH thương mại CPR Việt Nam trong thời gian tới.
 Cách thức tiến hành: Sau khi thiết kế nội dung cũng như hình thức phiếu điều tra

dưới dạng “form” Google Docs của ứng dụng Google Drive, phiếu sẽ được gửi tới
khách hàng bao gồm: Các sinh viên của Khoa TMĐT, các nhân viên làm việc tại
các công ty có ứng dụng TTTT (trong đó có DKT), khách hàng khác có am hiểu về
TMĐT, ... . Khách hàng sau khi hoàn thiện mẫu phiếu sẽ được Google tự động cập
nhật và lưu dữ liệu. Các dữ liệu này được tập hợp và được đưa vào xử lý với phần
mềm Microsoft Office Excel (2010).
 Ưu điểm của phương pháp: Thu thập thông tin nhanh, tiết kiệm mà hiệu suất cao;

tập hợp và thống kê có hệ thống; xác định được những vấn đề cơ bản trong nhận
thức và nhu cầu của khách hàng; dễ dàng cho quá trình phân tích.
 Nhược điểm của phương pháp: Câu trả lời bị bó hẹp theo suy nghĩ của người lập phiếu;

Câu hỏi lệ thuộc vào trình độ nhận thức của tác giả về doanh nghiệp.
 Số lượng phiếu điều tra: 40 phiếu phát ra, thu về 40 phiếu.

4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn chuyên gia
Phỏng vấn chuyên gia là phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm thu
thập những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của người được phỏng vấn với
sự kiện hay vấn đề được hỏi

 Mục đích: Thu thập những thông tin chính xác và chi tiết về thực trạng ứng dụng

công cụ TTĐT tại công ty cũng như định hướng phát triển trong tương lai.
 Nội dung: Phỏng vấn trực tiếp những người có vai trò quan trọng hoặc có liên quan

trực tiếp đến hoạt động ứng dụng TTĐT trên website www.cpr.vn .
 Cách

thức tiến hành: Thiết kế các câu hỏi liên quan đến website

www.hangtot.com cũng như vấn đề cần nghiên cứu. Phỏng vấn trực tiếp tại công
ty, ngoài ra các vấn đề chưa rõ được hỗ trợ thêm qua hệ thống e – mail công ty.
 Ưu điểm của phương pháp: Được tiếp xúc thực tế với các nhà quản lý nên thông tin

mang tính chính xác cao và sát với thực tế doanh nghiệp.
 Nhược điểm của phương pháp: Thông tin không mang tính khái quát, lượng thông

tin thu được khó thống kê xử lý, mất nhiều thời gian cho quá trình phỏng vấn.


12

4.1.3 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp thu thập dữ liệu thông
qua nguồn nội bộ doanh nghiệp như báo cáo kinh doanh, thống kê bán hàng, đơn
khiếu nại, ... hoặc thông qua nguồn dữ liệu bên ngoài, thông tin đại chúng như ấn
phẩm, báo chí, đề tài nghiên cứu, Internet, ...
 Các nguồn thông tin dữ liệu:

- Nguồn tài liệu bên trong công ty: bao gồm các tài liệu giới thiệu công ty, báo

cáo kết quả kinh doanh, các thông tin đăng tải trên www.cpr.vn và các website có
liên quan khác
- Nguồn tài liệu khác bao gồm: Các tài liệu về Thanh toán trong TMĐT chủ
yếu được thu thập qua internet từ các website tìm kiếm (google, yahoo, ...), dữ liệu
thống kê của các website, tổ chức, hiệp hội tại Việt Nam cũng như quốc tế và các
công trình nghiên cứu khoa học, luận văn của các năm trước.
 Ưu điểm của phương pháp: Tìm kiếm nhanh chóng, dễ dàng, số liệu đa dạng với chi

phí thấp, bên cạnh đó với số liệu thống kê từ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp có thể cho ta cái nhìn trực quan về hiệu quả họat động của doanh nghiệp.
 Nhược điểm của phương pháp: Luồng thông tin đa dạng nên dễ bị loãng, tính chính

xác không cao và không có tính thời sự tại thời điểm nghiên cứu.
4.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
4.2.1 Phương pháp định tính
Tác giả sử dụng các phương pháp: thống kê, phân tích, tổng hợp, quy nạp và
diễn dịch để làm nổi bật những vấn đề cần quan tâm. Dựa trên việc thu thập, thống
kê dữ liệu (từ các tài liệu liên quan như báo cáo, tài liệu thông tin báo chí, truyền
hình, Internet), sẽ tiến hàng phân tích để nhận biết các xu hướng và đưa ra các diễn
giải, nhận xét từ kết quả xử lý dữ liệu.
4.2.2 Phương pháp định lượng
Sử dụng phần mềm Excel của Microsoft Office, ứng dụng Google Drive.
Ứng dụng Drive của Google cho phép lưu trữ và đồng bộ hóa các tệp tin từ
máy tính tới ứng dụng Drive của người dùng. Với ứng dụng này, tác giả tạo một
“form” Google Docs nhằm thu thập thông tin điều tra khách hàng. Ưu điểm của ứng
dụng này là tạo biểu mẫu dễ dàng tùy mục đích người dùng. Thêm nữa, với việc tạo
phiếu điều tra trên ứng dụng này, các dữ liệu phản hồi sẽ được tự động cập nhật và


13


lưu lại mỗi khi có hồi đáp từ người được điều tra. Các số liệu được lưu dưới dạng
bảng tổng hợp hoặc hiển thị dưới dạng biểu đồ ti lệ tiện cho việc phân tích, so sánh.
Phần mềm Excel được sử dụng để thống kê, tính toán, phân tích các số liệu
thông qua các phép toán và các biểu đồ. Ưu điểm của Excel đó là rất dễ sử dụng.
Nhược điểm đó là không thể xử lý được hàng loạt các phiếu điều tra mà chỉ được sử
dụng để phân tích các số liệu thông qua các phép toán và hiển thị kết quả dưới dạng
các biểu đồ.
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, tóm tắt, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
khóa luận tốt nghiệp bao gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về thanh toán điện tử.
CHƯƠNG 2: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng ứng dụng công cụ thanh
toán điện tử tại công ty TNHH Thương mại CPR Việt Nam
CHƯƠNG 3: Các kết luận và đề xuất phát triển các công cụ thanh toán điện tử
tại công ty TNHH thương mại CPR Việt Nam


14

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Thanh toán điện tử
Theo Ủy ban Châu Âu (EC), Thanh toán điện tử được hiểu là việc thực hiện các
hoạt động thanh toán thông qua các phương tiện điện tử dựa trên việc xử lý truyền dữ
liệu điện tử.
Theo nguyên nghĩa Tiếng Anh của từ electronic payment, TTĐT được hiểu là
hoạt động thanh toán xử lý thông qua các kênh điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt.
Tiếp cận dưới góc độ tài chính, TTĐT được hiểu là việc chuyển giao các phương

tiện tài chính từ một bên sang một bên khác thông qua các phương tiện điện tử.
Tiếp cận dưới góc độ viễn thông, TTĐT được hiểu là việc chuyển tải các thông
tin về phương tiện thanh toán qua các mạng truyền thông hoặc qua các phương tiện
điện tử khác.
Tiếp cận dưới góc độ Công nghệ thông tin, TTĐT được hiểu là việc thanh toán
dựa trên nền tảng công nghệ thông tin để xử lý các thông điệp điện tử, chứng từ
điện tử giúp cho việc thanh toán được diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Tiếp cận dưới góc độ phương tiện sử dụng, TTĐT được hiểu là việc sử dụng
các phương tiện điện tử để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán.
Tiếp cận dưới góc độ tự động hóa, TTĐT được hiểu là việc ứng dụng công
nghệ chủ yếu là công nghệ thông tin để tự động hóa các giao dịch tài chính và các
thông tin thanh toán.
Tiếp cận dưới góc độ trực tuyến, TTĐT được hiểu là việc chi trả cho các hoạt
động thanh toán dịch vụ, trao đổi thông tin trực tiếp trên Internet cùng nhiều dịch vụ
trực tuyến khác.
Thanh toán điện tử sử dụng các chứng từ điện tử thay cho các chứng từ giao
dịch truyền thống.
Trên thế giới hiện nay phổ biến nhất có ba hình thức TTĐT, gồm: Thẻ tín
dụng, séc điện tử và thanh toán qua e – mail.
1.1.2 Thanh toán trực tuyến
Cũng như TTĐT, cũng có nhiều khái niệm khác nhau về TTTT:
Theo NetBuilder – một công ty cung cấp các dịch vụ trực tuyến thì “TTTT là


15

giao dịch trao đổi giữa hàng và tiền theo những chuẩn nhất định thông qua các
phương tiện truyền thông trực tuyến”.
Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật TMĐT của Bộ Thương mại (cũ) thì “TTTT
là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ và được mua bán trên

Internet thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt”.
1.1.3 Phân biệt thanh toán điện tử và thanh toán trực tuyến
- Giống nhau:
+ Công cụ và phương tiện sử dụng: Cả hai đều không sử dụng tiền mặt, séc
giấy, chứng từ có giá trị khác mà sử dụng các thiết bị, các phương tiện điện tử để
thanh toán.
+ Môi trường hoạt động: Cả hai hình thức thanh toán đều hoạt động dựa trên
các chuẩn chung như chuẩn chung về mặt pháp lý, chuẩn chung về hạ tầng viễn
thông và công nghệ thông tin, các chuẩn về hệ thống bảo mật.
- Khác nhau:
+ Quy mô hoặc phạm vi thanh toán: Về mặt bản chất, TTTT được xem là một
tập hợp con của TTĐT. TTTT chủ yếu được tiến hành và thực hiện trên các website,
còn các hình thức TTĐT đơn thuần thường được tiến hành thông qua các thiết bị
điện tử như ATM, POS và bao gồm cả các hình thực thanh toán trên website.
Có rất nhiều các hình thức TTĐT không được xem là TTTT chẳng hạn như
thanh toán qua ATM, POS vì nó vẫn bị giới hạn bởi các rào cản của không gian và
thời gian.
+ Xác thực giao dịch: Trong TTĐT đơn thuần được thực hiện qua ATM hay
POS yêu cầu khách hàng thanh toán phải xuất trình phương tiện thanh toán một
cách vật lý để tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Còn TTTT, khách hàng chỉ cần khai
báo các thông tin về phương tiện thanh toán.
+ Truyền tải thông tin của phương tiện thanh toán: Khi KH thanh toán qua
POS thì POS thông qua trung tâm xử lý dữ liệu thẻ để kết nối với ngân hàng phát
hành thẻ. Còn khi TTTT thì thông tin về phương tiện TTTT được truyền tới nhà
cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian (PSP) rồi tới trung tâm xử lý dữ liệu thẻ, tới
ngân hàng phát hành thẻ.
+ Thời gian thực trong thanh toán: Đối với TTĐT đơn thuần qua ATM hay
POS vẫn chịu sự bó buộc về không gian và thời gian (như ATM đặt quá xa,...). Còn



16

đối với TTTT cho phép các khách hàng tham gia thanh toán có thể thanh toán qua
thời gian thực, bỏ qua được các giới hạn đỗi với TTĐT đơn thuần.
1.2 Một số lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Đặc điểm của thanh toán điện tử
TTĐT không bị giới hạn về không gian và thời gian: dưới góc độ của TMĐT,
hoạt động TTĐT không còn bị hạn chế trong phạm vi một quốc gia, một khu vực
mà được kết nối trên phạm vi toàn cầu trong suốt 24h/ngày và 7 ngày/tuần.
Thanh toán với thời gian thực: TTĐT là hệ thống thanh toán thông qua mạng
máy tính và Internet đạt được tốc độ thanh toán với thời gian thực. Một giao dịch
thanh toán giữa người dùng và đơn vị chấp nhận thẻ ở hai quốc gia cách xa nhau có
thể thực hiện trong vài chục giây kể từ khi nhấn nút hoàn thành giao dịch.
Thanh toán không dùng tiền mặt: thanh toán giữa người bán và người mua
hoàn toàn không xuất hiện bởi tiền mặt, mọi thao tác đều thực hiện thông qua các
phương tiện điện tử, bằng việc sử dụng các thông điệp điện tử để truyền tải và xử lý
dữ liệu. Sau khi thực hiện xong, tiền từ tài khoản người mua sẽ chuyển sang tài
khoản người bán.
Nhanh chóng, tiện lợi: việc thanh toán trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn với
việc click chuột, người mua có thể trả tiền ngay cho người bán và người bán cũng
nhanh chóng nhận được tiền hàng.
Các phương thức trong TTĐT đa dạng, phù hợp với nhiều nhóm khách hàng
khác nhau và nhiều loại thẻ khác nhau như thẻ tín dụng, thẻ trả trước, thẻ ghi nợ, thẻ
thông minh, tiền điện tử hay các dịch vụ thanh toán đa phương tiện khác.
1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của thanh toán điện tử
Bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, internet và mạng máy tính liên ngân
hàng trong kinh doanh, các nhà cung cấp dịch vụ TTĐT đã tạo được một kênh thanh
toán hữu hiệu trong TMĐT. Qua đó các doanh nghiệp TMĐT có thể dễ dàng xây
dựng hoàn chỉnh một quy trình bán hàng trong TMĐT. Hơn thế nữa, TTĐT ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế số.

TTĐT đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động TMĐT, nó được xem như
điều kiện cần để TMĐT có thể phát triển toàn diện. Thực tế cho thấy, TMĐT khó có
thể phát huy hết ưu điểm của mình khi chưa có hệ thống TTĐT với năng lực đủ
mạnh. Tốc độ phát triển của TMĐT nhanh hay chậm còn tùy thuộc rất nhiều vào


17

TTĐT để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp và người tiêu dùng tận dụng tối đa lợi ích
của phương thức kinh doanh này.
Hơn thế nữa TTĐT không những được xem như một nhân tố thúc đẩy TMĐT
mà nó còn đóng một vai trò quan trọng trong công tác hiện đại hóa hệ thống thanh
toán, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, các ngân hàng
thương mại, các tổ chức tín dụng trong ngành dịch vụ ngân hàng tài chính.
Đối với nền kinh tế nói chung, TTĐT được xem như một kênh thanh toán
quan trong, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt.
TTĐT sẽ góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm chi phí các
khâu in ấn và phát hành tiền giấy, góp phần kiềm chế lạm phát và đáp ứng hiệu quả
thanh toán trong nền kinh tế để thúc đẩy sản xuất hàng hóa và thương mại trực
tuyến phát triển hơn.
1.2.3. Các yêu cầu đối với công cụ thanh toán điện tử
Những yêu cầu cơ bản đối với các hệ thống giao dịch thanh toán điện tử đó là
tính tin cậy, tính toàn vẹn và tính xác thực của giao dịch. Tính tin cậy thể hiện
những thông tin chỉ được tiết lộ cho những người cần biết khi cần thiết như mã số
thẻ tín dụng cho ngân hàng. Đòi hỏi sự toàn vẹn của giao dịch, nghĩa là bản thân
hàng hóa cũng như khối lượng hàng hóa mà khách hàng đã mua đều không bị thay
đổi bất hợp pháp. Tính xác thực của giao dịch đều được người mua và người bán
yêu cầu, phải đảm bảo rằng đối tác của mình trong giao dịch đó là có thực và có thể
xác nhận được. Bản thân người bán hàng cũng cần đến sự xác thực, nếu khách hàng
không sử dụng tiền mặt để thanh toán người bán sẽ yêu cầu xuất trình những chứng

cứ để chứng minh như bằng lái xe hoặc bản sao chứng minh nhân dân.
Những yêu cầu đối với công cụ thanh toán điện tử như sự đảm bảo về ủy
quyền và tính riêng tư của các bên tham gia giao dịch vẫn tiếp tục được đặt ra và
giải quyết bằng nhiều giải pháp công nghệ như: Sự ra đời của chữ ký điện tử và
giấy chứng thực điện tử.
Trong không gian ảo (cyberspace), để có thể đảm bảo tính tin cậy, tính xác
thực và riêng tư của các giao dịch cần phải áp dụng kĩ thuật mã hóa. Yêu cầu đặt ra
đối với mỗi hệ thống thanh toán phụ thuộc vào những thông tin sẽ được mã hóa.
Ngoài ra, các hoạt động giao dich TMĐT diễn ra rất nhanh đòi hỏi phải có sự
sắp xếp linh hoạt.


18

Trong TMĐT muốn đối phó với các hành vi gian lận thương mại, cần sử dụng
những kỹ thuật để xác thực đối với người bán cũng như người mua và đảm bảo tính
toàn vẹn của một người bán.
1.2.4. Phân loại các công cụ thanh toán điện tử cơ bản
Toàn bộ các công cụ TTĐT đều được thực hiện trên cơ sở kỹ thuật số, chúng
được xây dựng và phát triển để thực hiện các thanh toán trên Internet. Điểm khác
nhau cơ bản giữa các công cụ TTĐT so với các công cụ thanh toán truyền thống là:
Thứ nhất, chúng được thiết kế để có thể thực thi việc mua – bán điện tử trên
Internet.
Thứ hai, trong thanh toán truyền thống chỉ có ngân hàng có quyền phát hành
tiền và các giấy tờ có giá trị khác; trong TTĐT, các công ty và tập đoàn tài chính
cũng được phép phát triển các phần mềm đóng vai trò là công cụ thanh toán trong
TMĐT.
1.2.5. Các công cụ thanh toán điện tử
1.2.5.1. Công cụ thanh toán bằng thẻ
Thẻ TTĐT thẻ điện tử chứa đựng những thông tin được sử dụng nhằm mục

đích thanh toán. Căn cứ vào cơ chế thanh toán chúng ta có các loại thẻ được sử
dụng trong thanh toán trực tuyến:
a) Thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng cung cấp một tài khoản tín dụng cố định cho chủ thẻ để mua
hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt. Khoản tín dụng được đơn vị phát hành thẻ giới
hạn phụ thuộc yêu cầu và tài sản thẻ thế chấp hoặc tín chấp của chủ thẻ.
Các đặc điểm của thẻ tín dụng:
- Đặc trưng “chi tiêu trước, trả tiền sau”:chủ thẻ sẽ trả những khoản tiền đã
thanh toán bằng thẻ tín dụng khi nhận được thông báo của ngân hàng.
- Chủ thẻ không phải trả một khoản lãi nào nếu việc trả những khoản tiền trên
- được thực hiện đúng thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được sao kê.
- Các tài khoản hoặc tài sản thế chấp để phát hành thẻ tín dụng độc lập với việc
chi tiêu. Hạn mức tín đựng được xác định dựa trên tài khoản hoặc tài sản thế chấp.
- Nếu tài khoản thế chấp là tiền mặt, chủ thẻ sẽ được hưởng lãi suất ngân hàng
với kỳ hạn phụ thuộc vào thời hạn hiệu lực của thẻ.
- Thẻ tín dụng có thể chi tiêu bằng tất cả các loại tiền.


19

- Chủ thẻ có thể thanh toán toàn bộ số dư phát sinh trong hóa đơn hoặc một
phần số dư trong hóa đơn. Tuy nhiên phần số dư trả chậm sẽ phải chịu lãi suất và
cộng dồn vào hóa đơn tháng tiếp theo.
- Người bán hàng hóa, dịch vụ sẽ phải chịu toàn bộ chi phí cho việc thanh toán.
b) Thẻ ghi nợ
Thẻ ghi nợ còn gọi là thẻ séc, là thẻ cho phép thực hiện EFT. Khác với thẻ tín
dụng khi khách hàng thẻ ghi nợ để giao dịch, số tiền thanh toán sẽ lập tức được
khấu trừ từ tài khoản séc hoặc tài khoản tiết kiệm của khách hàng. Thẻ ghi nợ có
nhiều thuận lợi và có thể được sử dụng ở nhiều nơi. Tuy nhiên mức độ bảo hộ thấp
hơn so với thẻ tín dụng.

Đặc điểm:
- Cho phép chủ thẻ chi tiêu dựa trên số dư tài khoản thẻ hay tài khoản tiền gửi
tại ngân hàng phát hành thẻ.
- Số dư trong tài khoản được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
c) Thẻ thông minh
Thẻ thông minh là một loại thẻ điện tử được gắn thêm bộ/mạch vi xử lý (chip)
có thể kết hợp thêm một thẻ nhớ có khả năng lưu trữ, xóa hoặc thay đổi thông tin
trên thẻ.
Các ứng dụng của thẻ thông minh trong TTĐT:
- Sử dụng để mua hàng hóa, dịch vụ: thẻ được sử dụng để chuyển tiền từ tài
khoản ngân hàng của người sở hữu thẻ vào chip bên trong thẻ. Người mua hàng sử
dụng thẻ để mua hàng tại tất cả các điểm thanh toán chấp nhận thẻ.
- Thanh toán cước phí giao thông công cộng.
- Xác thực điện tử.
- Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
d) Thẻ trả phí
Thẻ trả phí hay còn gọi là thẻ mua chịu. Tương tự như thẻ tín dụng cho phép
chủ thẻ chi tiêu và tiến hành thanh toán các khoản chi tiêu có định kỳ và thường vào
cuối tháng.
e) Thẻ hỗ trợ giá trị
Thẻ cớ giá trị tiền tệ dùng để mua hàng và thường được nạp thêm tiền khi cần.
Các loại thẻ lưu giữ giá trị:


20

- Thẻ mua hàng sử dụng với một mục đích: thẻ mua hàng tại siêu thị, thẻ điện
thoại, thẻ Internet…
- Thẻ mua hàng sử dụng nhiều mục đích: dùng để mua hàng, rút tiền mặt,
thanh toán tiền điện thoại, điện, nước….

1.2.5.2. Công cụ thanh toán bằng ví điện tử (tiền điện tử)
Ví tiền số hóa (digital wallet) hay còn gọi là ví điện tử (electronic wallet) là
một kỹ thuật được sử dụng trong nhiều hệ thống TTĐT.
Ví tiền số có chức năng như một ví tiền truyền thống. Các chức năng quan
trọng nhất của ví tiền số hóa là: chứng minh tính xác thực của khách hàng thông qua
việc sử dụng các loại chứng nhận số hóa hoặc bằng các phương pháp mã hóa thông
tin khác; lưu giữ là chuyển các giá trị; đảm bảo an toàn cho quá trình thanh toán
giữa người mua và người bán trong các giao dịch TMĐT.
Lợi ích chủ yếu của ví tiền số hóa là sự tiện lợi cho khách hàng trong quá trình
mua sắm trên Internet và chi phí cho các giao dịch thấp bởi việc ghi đơn đặt hàng đã
được tự động giải quyết. Với ví tiền số hóa, khách hàng sẽ không phải điền các
thông tin vào đơn đặt hàng trực tuyến như các hình thức thanh toán khác. Thay vào
đó họ chỉ cần nhấp “chuột” vào ví tiền số hóa của mình và phần mềm sẽ tự động
điền các thông tin liên quan đến đặt hàng và vận chuyển. Điều này không chỉ giúp
đẩy nhanh quá trình giải quyết đơn đặt hàng mà còn có khả năng giảm những rủi ro
như gian lận hay đánh cắp thông tin mà các hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng
vẫn thường gặp.
Ví tiền số hóa không chỉ mang lại cho người mua mà cho người cho cả người
bán hàng. Sử dụng ví tiền số hóa giúp người bán hàng hạ thấp các chi phí giao dịch,
tạo ra các cơ hội để mở rộng hoạt động tiếp thị và quảng bá nhãn hiệu, dễ dàng duy
trì được khách hàng và có cơ hội biến những người viếng thăm website trở thành
khách hàng; đồng thời giúp hạn chế một số hành vi gian lận thương mại trong
TMĐT. Các tổ chức tài chính trung gian, những người thiết lập ví tiền số hóa, cũng
thu được những khoản phí tính cho mỗi giao dịch.
1.2.5.3 Công cụ vi thanh toán điện tử
a. Khái niệm
Vi thanh toán điện tử được hiểu là khái niệm kinh doanh chỉ rõ cách thu tiền từ
mỗi trang webđược xem, mỗi click, mỗi dường link đến đều phải trả tiền và bất kỳ



21

hành hóa dịch bụ nào được mua bán qua web mà giá tiền hết sức nhỏ từ 1 cent cho
tới dưới 10USD.
b. Đặc điểm
* Đặc điểm kỹ thuật
Ví thanh toán điện tử được xây dựng trên 2 hệ thống
- Vi thanh toán dựa trên token
- Vi thanh toán dựa trên tài khoản: chiếm tỷ trọng lớn nhất
Tính năng dễ sử dụng hay là thuận tiện: Một hệ thống vi thanh toán điện tử
cần phải được thiết kế với các bước thanh toán đơn gian, dễ sử dụng đối với hầu hết
người tham gia
Tính ẩn danh: Đối với một hệ thống vi thanh toán điện tử nếu có yêu cầu
khách hàng khai báo các thông tin cá nhân thì các thông tin cá nhân này cần phải
được đảm bảo bí mật. Nói một cách khác là ẩn danh đối với các khách hàng là
người mua còn người bán thì không bao giờ vô danh.
Khả năng mở rộng: Một hệ thống vi thanh toán điện tử cần phải đảm bảo được
về mặt tố độcũng như sự ổn định của hệ thống kể cả khi xử lý cho 1 giao dịch. Cho
nên khi xử lý với một giao dịch tăng lên lên đột biến hệ thống vẫn vận hành một
cách ổn định.
Tính hợp lệ: Một hệ thống vi thanh toán điện tử cần phải đảm bảo xử lý các
thông tin một cách chính xác có khả năng nhận dạng các giao dịch hợp lệ và xác
thực được khách hàng tham gia.
Tính an toàn: Một hệ thống vi thanh toán điện tử cần phải đảm bảo tốt việc
chống lại các nguy cơ đe dọa từ bên ngoài nhằm đảm bảo về an toàn cho hệ thống
và cho các khách hàng tham gia.
Khả năng cộng tác: Một hệ thống vi thanh toán cần phải được thiết kế để tiếp
nhận các hình thức thanh toán khác do các tổ chức tài chính hoặc các nhà cung cấp
dịch vụ thanh toán khác pháthành
* Đặc điểm phi kỹ thuật của vi thanh toán điện tử

- Tính tin cậy
- Mức độ bao phủ
- Tính bảo mật
- Hệ thống trả trước hoặc trả sau


22

- Phạm vi thanh toán hoặc hỗ trợ nhiều đơn vị tiền tệ.
c. Quy trình công cụ vi thanh toán thông qua điện thoại di động
* Vi thanh toán qua sms (dựa trên thẻ)
Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại di động để soạn tin nhắn theo mẫu sau
đó gửi tới máy chủ của nhà cung cấp dịch bi thanh toán. Vài giây sau khách hàng sẽ
nhận được mã truy nhập trên điện thoại di động của mình
Bước 2: Trên các website bán hàng hóa giá trị nhỏ. Để thanh toán cho các
hàng hóa này khách hàng sẽ nhập mã truy nhập nhận được trên điện thoại di động
vào website.
Bước 3: Nhà cung cấp dịch vụ vi thanh toán sẽ kiểm tra tính đúng đắn của mã
truy cập.
- Trường hợp 1: Nếu mã truy cập sai khách hàng sẽ được hướng tới một trang
web báo lỗi
- Trường hợp 2: Nếu mã truy cập đúng, khách hàng sẽ được sử dụng các nội
dung hoặc là muacác hàng hóa giá trị nhỏ trên website.
* Vi thanh toán thông qua đàm thoại
Bước 1: Khách hàng sẽ gọi điện thoại tới số điện thoại mất phí theo yêu cầu
của website bán hàng hóa giá trị nhỏ nhận mã truy nhập.
Bước 2: trên trang web bán hang hóa giá trị nhỏ, để thanh toán cho các hàng
hóa này khách hàng sẽ nhạp mã truy cập vào website
Bước 3: Nhà cung cấp dịch vụ vi thanh toán sẽ kiểm tra tính đúng đắn của mã
truy nhập

- TH1: Nếu mã truy nhập sai, khách hàng sẽ được hướng tới một website
thông báo lỗi
- Th2: nếu mã truy nhập đúng khách hàng sẽ được phép truy cập vào các nội
dung hoặc muacác hàng hóa giá trị nhỏ theo mong muốn
d. Quy trình thanh toán của Paypal
Bước 1: Trên website ebay hoặc một website bất kỳ cửa người bán hàng
trực tuyến nào đượctích hợp với lại paypal, người mua tiến hàng chọn paypal để
thanh toán
Bước 2: Paypal đưa ra rất nhiều các lựa chọn thanh toán khách nhau cho các
hàng hóa được mua bán như sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, tìa khoản ngân hàng
hoặc tìa khoản Paypal


23

Bước 3: Người mua sẽ gửi thông tin thanh toán cụ thẻ là chuyển tiền từ tìa
khoản Paypal của người mua sang tài khoản Paypal của người bán ( cụ thể tiền sẽ
được người mua chuyển từ các loại hình thanh toán trên đến tài khoản paypal của
người bán)
Bước 4: Người bán có thể thực hiện chuyển khoản từ tài khoản Paypal của họ
sang tài khoản ngân hàng hoặc là giữ số tiền thanh toán đó trong tài khoản PayPal
1.2.3.4 Công cụ thanh toán bằng chuyển khoản điện tử
a. Khái niệm
Chuyển khoản điện tử được hiểu là giao dịch chuyển tiền thanh toán giữ khách
hàng trong cùng hệ thống hoặc là khác hệ thống thông qua mạng máy tính và các
phương tiện điện tử khác.
b. Phân loại
* Chuyển khoản điện tử cùng hệ thống
Là nghiệp vụ chuyển tiền thanh toán giữa các chi nhanh trong nội bộ ngân
hàng do đó khônglàm thay đổi tổng nguồn vốn của hệ thống ngân hàng đó.

Bước 1: KH (ng chuyển tiền) tại chi nhánh A muốn chuyển khoản tiền t.toán
sang chi nhánh B của ngân hàng X khi KH thực hiện yêu cầu chuyển khoản, KH
phải điền vào mẫu đơn được cung cấp trên web của NH trực tuyến X
Bước 2: máy chủ xử lý giao dịch của NH trực tuyến X sẽ kiểm tra tính đúng
đắn của các thông tin trên mẫu đơn mà KH người chuyển khai báo, sau đó xác thực
việc thanh toán chuyển khoản cụ thể là chuyển khoản 1 khoản tiền bằng đúng số
tiền trên đơn chuyển tiền của KH. Từ tài khoản NH của KH tại chi nhánh A sang tài
khoản NH của người thụ hưởng ở chi nhánh B)
Bước 3: máy chủ xử lý giao dịch gửi thông báo về phát sinh nợ có trong tài
khoản của KH ng chuyển tiền vào trong tài khoản của ng thụ hưởng.
* Chuyển khoản điện tử khác hệ thống: là nghiệp chuyển tiền thanh toán giữa
2 hay nhiềungân hàng thương mại với nhau có thể trong địa bạn hoặc khác địa bàn.
Quá trình:
Bước 1: Người gửi thực hiện lệnh chuyển khoản bằng cách truy cập vào ngân
hàng trực tuyếncủa người gửi và điền các thông tin cần thiết trên mẫu đơn chuyển
khoản.


24

Bước 2: Trung tâm gửi tin sẽ truyền đi lệnh chuyển khoản tới máy chủ xử lý
giao dịch của ngân hàng trực tuyến của người gửi.
Bước 3: Ngân hàng trực tuyên của người gửi nhận được lệnh chuyển khoản sẽ
gửi tin nhắn yêucầu chuyển khoản lên tổng đài mạng chuyển khoản
Bước 4: Tổng đài mạng chuyển khoản sẽ yêu cầu Ngân hàng thứ 3( Ngân hàng
Nhà Nước) đứng ra chịu trách nhiệm thanh toán bù trừ cụ thể đó là trích từ tài
khoản tiền gửi của ngân hàng người gửi chuyển sang tài khoản tiền gửi của ngân
hàng người nhận với số tiền được ghi rõ trong lệnh chuyển khoản.
Bước 5: Ngân hàng nhà nước sẽ gửi tin nhắn thông báo đã chuyển khoản tới
ngân hàng củangười nhân thông qua tổng đài mạng chuyển khoản

Bước 6: Ngân hàng của người nhận sẽ ghi có trong tài khoản của người nhân
đồng thời gửi tin nhắn phát sinh có tới người nhận.
1.2.3.5 Công cụ thanh toán Séc điện tử
a. Khái niệm
Séc điện tử là cơ chế thanh toán điện tử đầu tin được kho bạc Mỹ lựa chọn để
tiến hành thanh toán cho các giao dịch thanh toán giá trị lớn trên Internet
b. Đặc điểm
Séc điện tử là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh
cho ngân hàng trich từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trên séc hoặc là
người cầm tờ sec 1 số tiền ghirõ trên sec.
Các đặc điểm:
- Có tính chất thời hạn: Séc điện tử có giá trị tiền tệ hoặc giá trị thanh toán trong
1 khoảng thờigian được ghi rõ trên séc. Ngoài thời gian này séc trở nên vô giá trị
- Chứa đựng các thông tin giống như Séc giấy
+ Số tiền: Số tiền ghi trên éc phải được thể hiện cả bằng số và bằng chữ và
phải có ký hiệu tiềntệ
+ Các thông tin về tài khoản được trích trả bao gồm mã số, số tài khoản, tên
chủ tài khoản
+ Ngày thành năm tạo lập séc
+ Tên của người thụ hưởng nếu có
- Séc được viết ( khai báo) và chuyển giao cho người nhận bằng cách sử dụng
các phươngtiện điện tử.


25

- Có thể kết nối thông tin không gới hạn và cho phép trao đổi trực tiếp giữa
các bên.
c. Bản chất
Về mặt bản chất séc điện tử là một phiên bản có giá trị pháp lý đại điện cho

một tấm séc giấy và hệ thống thanh toán séc điện tử cũng được xây dựng dựa trên
cá nguyên tắc của hệ thống thanh toán séc giấy
d. Quy trình thanh toán séc điện tử của Authorize.net
Bước 1: Trên internet khách hàng lên website bán hàng chọn mua sản phẩm và
bắt đầu tiến hành thanh toán
Bước 2: Thông qua một kết nối an toàn khách hàng sẽ truy cập vào website
của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán séc điện tử (Authorize.net) mà tiến hành khai
báo tấm séc khách hàng cần thanh toán trên website này
Bước 3: thông tin về tấm séc mà khách hàng khai báo se được máy chủ của
Authorize.net truyền thông tin mà tấm séc khách hàng khai báo tới ngân hàng trực
tuyến của Authorize.net
Bước 4: Ngân hàng trực tuyến của Authorize.net sẽ truyền tiếp thông tin về tấm
séc tới ngân hàng của khách hàng thông qua trung tâm thanh toán bù trừ tự dộng
Bước 5: Ngân hàng của khách hàng sẽ kiểm tra và xác thực việc thanh toán
với số tiền được ghi rõ trên séc sang tài khoản ngân hàng của Authorize.net thông
qua trung tâm thanh toán bù trừ tự động
Bước 6: Ngân hàng của Authorize.net sẽ gửi thông báo phản hồi tới máy chủ
của Authorize.net thông báo việc phát sinh có trong tài khoản ngân hàng của
Authorize.net
Bước 7: Authorize.net sẽ thông báo về phát sinh có trong tài khoản điện tử của
người bán hàng được thiết lập bởi Authorize.net
1.2.3.6 Công cụ thanh toán hoá đơn điện tử
a) Khái niệm
Thanh toán hóa đơn điện tử là giải pháp cho phép các nhà cung cấp và khách
hàng tiến hàng trao đổi dữ liệu điện tử để cho họ tự trình bày và xử lý thanh toán
Bao gồm 2 loại là biller trực tiếp và biller tích hợp
Các nhà cung cấp dịch vụ cho khách hàng thường làm cho các hóa đơn cần
thanh toán sẵn có trên web của mình. Sau đó họ gửi 1 email thông báo về các hóa



×