Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

luận văn hệ thống thông tin kinh tế HOÀN THIỆN và PHÁT TRIỂN WEBSITE của CÔNG TY TNHH THƢƠNG mại và kỹ THUẬT GIA bảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN WEBSITE CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT GIA BẢO

1
1

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên

: Ths. Lê Việt Hà
: Phạm Bá Chính
: 14D190145

Lớp

: K50S3


HÀ NỘI - 2018

2
2



LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương Mại và Kỹ Thuật Gia Bảo.
Kết hợp với các kiến thức đã học được ở trường cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban
lãnh đạo cùng toàn thể anh chị trong công ty đã cho em cái nhìn sâu sắc hơn về toàn
bộ công tác thiết kế, hoàn thiện và phát triển Website.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân trong thời gian thực tập em
đặc biệt chú ý đến kế hoạch hoàn thiện và phát triển Website của công ty nhằm có thể
nâng cao các tính năng của Website, tạo vị thế cạnh tranh cho công ty. Vì vậy, em đã
chọn đề tài là “Hoàn thiện và phát triển Website của công ty TNHH Thương Mại và
Kỹ Thuật Gia Bảo” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin cảm ơn Ban giám đốc và toàn thể anh chị trong công ty đã giúp em trong
việc thu thập số liệu, nắm bắt các thông tin qua việc phỏng vấn, phiếu điều tra, nhận
thức tình hình thực hiện đề tài phục vụ cho việc nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên Lê Việt Hà, bộ môn Công nghệ thông tin
trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình viết và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng có thể. Tuy
nhiên, bài luận không thể tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của thầy cô để nội dung khóa luận có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ST
T
1
2
3
4
5
6
7

Từ viết tắt
CNTT
TMĐT
HTTT
TTTT
CSDL
TNHH
VN

Nghĩa tiếng Việt
Công nghệ thông tin
Thương mại điện tử
Hệ thống thông tin
Thanh toán trực tuyến
Cơ sở dữ liệu
Trách nhiệm hữu hạn
Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Danh mục bảng biểu

Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình xây dựng một website
Sơ đồ 2: Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty TNHH Thương mại & Kỹ thuật
Gia Bảo
Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3
năm gần nhất
Bảng 2.2: Bảng tỉ lệ các hình thức tìm kiếm khách hàng của công ty
Bảng 2.3: Bảng tỉ lệ mức quan tâm của công ty với Website của mình
Bảng 2.4: Bảng tỉ lệ các hình thức đăng ký đặt hàng của khách hàng
Bảng 2.5:Bảng tỉ lệ tần suất cập nhật thông tin cho Website
Bảng 2.6: Bảng tỉ lệ mức độ quan tâm đối với Website của công ty
Bảng 2.7: Bảng tỉ lệ đối tượng khách ghé thăm Website công ty
Bảng 2.8: Bảng tỉ lệ về mức tăng đơn hàng khi có Website
Bảng 2.9: Bảng tỉ lệ mức quan tâm về xây dựng kênh thanh toán trực tuyến
Bảng 2.10: Bảng tỉ lệ mức quan tâm xây dựng giao diện tiếng anh
Bảng 2.11: Bảng đánh giá hiệu quả bán hàng qua Website
Biểu đồ: Kết quả điều tra mức độ quan tâm đến đào tạo về TMĐT

Trang
9
22
23
28
28
28
29
29
29
30
30
30

31
26

DANH MỤC HÌNH VẼ
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
5

Tên hình vẽ
Hình 1.1: Mô hình tổng quát về website
Hình 1.2: Hình ảnh ví dụ về các thành phần chính của website
lazada.vn
Hình 2.1: Hình ảnh về Website của công ty TNHH Thương mại và
Kỹ thuật Gia Bảo
Hình 2.2: Hình ảnh sản phẩm được đăng tải trên Website của công
ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Gia Bảo
Hình 3.1: Trang chủ Website Amazon.com
Hình 3.2: Giao diện công cụ Google PageSpeed Insights
Hình 3.3: Mô hình hoạt động TTTT của NgânLương.vn
Hình 3.4: Các bước tích hợp Ngân lượng vào Website

Trang
5

6
27
27
34
35
36
37


9

6

Hình 3.5: Giải pháp hỗ trợ trực tuyến Subiz

41


PHẦN MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại CNTT đang ngày càng phát triển, khi mà Internet đã phủ sóng
toàn bộ khắp mọi nơi trên thế giới. Chi phí thuê mặt bằng ngày càng đắt đỏ nên TMĐT
trở thành sự lựa chọn tối ưu của các doanh nghiệp. Vậy làm sao để có thể có được một
hình ảnh thu hút được khách hàng trên Internet đó là lý do các doanh nghiệp ngày càng
chú trọng hơn trong việc hoàn thiện và phát triển Website của mình để đáp ứng các
nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Thương mại điện tử nói chung và cụ thể là các
Website thực sự là một kênh kinh doanh mới, hiệu quả và kinh tế cho các doanh
nghiệp ở Việt Nam. Nếu không có Website công ty sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tốt bởi
những khách hàng tiềm năng trên thị trường trong và ngoài nước. Khi đó doanh nghiệp
không tiếp cận được với thị trường thế giới, những thị trường rộng lớn với chi phí nhỏ.

Không nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, không cung cấp được đầy đủ thông
tin đến khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi. Không giải đáp được thắc mắc của
khách hàng một cách chính xác, hiệu quả. Không cung cấp được dịch vụ tiện lợi cho
khách hàng khi lựa chọn hàng, đặt hàng. Những yếu tố nói trên thực sự quan trọng khi
công ty có đối tượng khách hàng ở xa, ở nhiều địa phương hay nhiều quốc gia trên thế
giới.
Cùng với sự phát triển của TMĐT, giờ đây việc tiêu dùng và mua sắm không còn
mất thời gian và tốn kém như trước dường như nó đã trở thành một phần trong cuộc sống
của mọi người. Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp một hành động là phải quan tâm
đến việc phát triển công ty của mình qua Internet, phải xây dựng, thiết kế, hoàn thiện và
phát triển Website của mình để có thể quản trị quá trình bán lẻ một cách hiệu quả nhằm
đạt được lợi nhuận cao từ thị trường kinh doanh trực tuyến.
Nhận thấy được tiềm năng to lớn đó, công ty TNHH Thương Mại và Kỹ thuật
Gia Bảo đã có những bước đầu xây dựng Website giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ các
hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp mới khi tham gia vào
sân chơi TMĐT,Website của công ty TNHH Thương Mại và Kỹ Thuật Gia Bảo còn có
nhiều mặt hạn chế, chưa thực sự chú trọng vào vấn đề phát triển Website, chưa có bộ
phận chuyên về kỹ thuật, không có hỗ trợ trực tuyến giải đáp thắc mắc khách hàng,
tính năng thanh toán trực tuyến chưa được đưa vào sử dụng…. Do đó, vấn đề đặt ra
hiện nay là hoàn thiện và phát triển các tính năng của Website sao cho nó có thể hoạt
động một cách tốt nhất, để cho Website công ty không chỉ là nơi quảng bá các sản
phầm mà còn là nơi bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp.
Từ tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, cùng với thông tin đã nghiên
cứu tìm tòi trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp và sự yêu thích của bản thân, em
đã chọn đề tài:“ Hoàn thiện và phát triển Website của công ty TNHH Thương Mại
7


-


-

-

-

-

và Kỹ Thuật Gia Bảo”.
2. Các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu:
Hoàn thiện và phát triển Website cho công ty TNHH Thương Mại và Kỹ Thuật Gia
Bảo, nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như thu thập dữ liệu sơ cấp và
thứ cấp.
Xem xét đánh giá phân tích và qua những phân tích đánh giá này đưa ra một số giải
pháp, đề xuất và kiến nghị để hoàn thiện và phát triển Website.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thiết lập sự hiện diện mới trên Internet, tạo cơ hội tiếp xúc với khách hàng ở mọi nơi
và tại mọi thời điểm.
Giới thiệu các sản phẩm dịch vụ một cách sinh động và mang tính tương tác cao.
Tạo cơ hội để bán sản phẩm hàng hóa một cách chuyên nghiệp mà không tốn nhiều
chi phí.
Cơ hội phục vụ khách hàng tốt hơn, đạt được sự hài lòng lớn hơn từ khách hàng.
Tạo một hình ảnh chuyên nghiệp trước công chúng, công cụ hiệu quả để thực hiện
các chiến dịch PR và marketing.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Website www.giabaocty.com và các tính năng chính của Website như: giới thiệu
sản phẩm, đăng ký thành viên, đặt hàng, giỏ hàng, thanh toán và một số tính năng khác
như: cung cấp thông tin, liên hệ, trợ giúp…

b. Phạm vi nghiên cứu:
Là một đề tài nghiên cứu luận văn của sinh viên nên phạm vi nghiên cứu của đề
tài chỉ mang tầm vi mô, giới hạn trong một doanh nghiệp với một khoảng thời gian
ngắn hạn. Cụ thể là:
Về không gian: Đề tài tập trung vào vấn đề hoàn thiện và phát triển Website của công
ty TNHH Thương Mại và Kỹ Thuật Gia Bảo nhằm đưa ra một số giải pháp để Website
công ty có thể hoàn thiện hơn.
Về thời gian: Các số liệu khảo sát và nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian
thực tập và được khảo sát từ năm 2012 đến nay.
4. Các phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp điều tra dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát trắc nghiệm tại công ty
Nội dung: Hoàn thiện và phát triển Website cho công ty sau thời gian nghỉ bảo
trì. Áp dụng cho công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Gia Bảo
Cách thức tiến hành: Các phiếu khảo sát được gửi cho bộ phận lãnh đạo và các
phòng ban trong công ty. Sau đó các phiếu khảo sát được thu lại và tổng hợp, xử lý và
8


-

đưa ra các đánh giá nhận xét phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
Các câu hỏi mang tính chất tham khảo các ý kiến của các cá nhân về tình trang
hiện tại của Website, các đánh giá cũng như khó khăn trong quá trình thay đổi hình ảnh
Website và các chức năng của Website sao cho hiệu quả nhất.
- Phương pháp phỏng vấn
Nội dung: Tìm hiểu sâu hơn về quy trình quản trị bán lẻ, đặt hàng mua hàng và
thanh toán của Website công ty.
Cách thức tiến hành: Phỏng vấn những người có chuyên môn cao trong công ty
về vấn đề thay đổi Website như thế nào.

b. Phương pháp điều tra dữ liệu thứ cấp
Sưu tầm các báo cáo, các bài đánh giá về công ty, về Website công ty để có cái
nhìn sâu hơn đánh giá chính xác về Website nhằm có thể hoàn thiện và phát triển
Website một cách hiệu quả mang lại lợi ích cho công ty trong quá trình đưa hình ảnh
của công ty lên mạng.
c. Phương pháp xử lý dữ liệu
Phương pháp định tính: Phân tích, tổng hợp các ý kiến thu được thông qua các câu hỏi
phỏng vấn chuyên sâu.
Phương pháp định lượng: Sử dụng phần mềm đề xử lý thông tin.
Cách thức tiến hành: Sử dụng phần mềm SPSS là phần mềm chuyên dụng xử lý
thông tin sơ cấp theo mẫu câu hỏi thiết kế có sẵn.
5. Kết cấu của khóa luận
Nội dung chính của khóa luận được chia thành 3 chương
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về hoàn thiện và phát triển webstie.
Chương 2: Kết quả phân tích đánh giá thực trạng tình hình phát triển webstie của
công ty TNHH Thương Mại và Kỹ Thuật Gia Bảo
Chương 3: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp hoàn thiện Website của công ty
TNHH Thương mại và Kỹ thuật Gia Bảo

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT
TRIỂN WEBSITE
1.1. Những khái niệm cơ bản về Website
1.1.1. Khái niệm về Website

9


HTML (viết tắt của HyperText Markup Language) có nghĩa là ngôn ngữ đánh
dấu siêu văn bản. Nó dùng để định dạng bố cục, các thuộc tính liên quan đến cách hiển
thị của một đoạn text hay nội dung của một trang web. Như vậy HTML ra đời với mục

đích thiết kế bố cục nội dung cho dữ liệu nói chung và cho giao diện Website nói
riêng. [7]
Website hay thường gọi là trang web, là một tập hợp các trang con (có dạng html
hoặc xhtml) liên kết với nhau bao gồm: văn bản, hình ảnh, video, flash… Trang web
thường chỉ nằm trên một tên miền (domain) hoặc tên miền phụ (sub domain) lưu trữ
trên các máy chủ chạy trực tuyến (online) trên đường truyền World Wide Web của
Internet.
Website có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML hoặc vận hành bằng các
CMS chạy trên máy chủ. Website có thể được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình
khác nhau (PHP,.NET, Java, Ruby on Rails).
Website tĩnh: là trang web sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ HTML (có đuôi html
hoặc htm), sau khi tải trang HTML từ máy chủ xuống, trình duyệt (IE, Firefox, Opera)
sẽ biên dịch mã và hiển thị nội dung trang web, người dùng hầu như không thể tương
tác với trang web.
Website động (Dynamic Website) là Website có cơ sở dữ liệu, được cung cấp
công cụ quản lý Website (Admin Tool) để có thể cập nhật thông tin thường xuyên,
quản lý các thành phần trên Website. Loại Website này thường được viết bằng các
ngôn ngữ lập trình như PHP, Asp.net, JSP, Perl quản trị Cơ sở dữ liệu bằng SQL hoặc
MySQL.
Website thương mại điện tử (TMĐT) là Website của một cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp phục vụ hoạt động thương mại và các hoạt động liên quan đến thương mại.
Thuật ngữ chuyên môn dùng để chỉ một Website TMĐT đó là ”Eweb”. Eweb là từ viết
tắt của Electronic Commercial Website. Như vậy, Website TMĐT thực chất là một
Website nhưng mục đích của nó là để phục vụ hoạt động thương mại của cá nhân,
doanh nghiệp hay tổ chức.
Đối với một doanh nghiệp, Website là một cửa hàng ảo với hàng hóa và dịch vụ
có thể được giới thiệu và rao bán trên thị trường toàn cầu. Cửa hàng đó mở cửa 24 giờ
một ngày, 7 ngày một tuần, quanh năm, cho phép khách hàng tìm kiếm thông tin, xem,
mua sản phẩm và dịch vụ của bạn bất cứ lúc nào họ muốn.
Website là một văn phòng ảo của doanh nghiệp trên mạng Internet. Website bao

gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản
xuất kinh doanh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới người truy cập Internet. Với vai
trò quan trọng như vậy, có thể coi Website chính là bộ mặt của công ty, là nơi để đón
tiếp và giao dịch với các khách hàng trên mạng. Website không chỉ đơn thuần là nơi
10


cung cấp thông tin cho người xem, cho các khách hàng và đối tác kinh doanh của
doanh nghiệp, nó còn phải phản ánh được những nét đặc trưng của doanh nghiệp, đảm
bảo tính thẩm mỹ cao, tiện lợi, dễ sử dụng và đặc biệt phải có sức lôi cuốn người sử
dụng để thuyết phục họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp.
Khách hàng có thể xem thông tin ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí cho doanh
nghiệp trong những vấn đề như in ấn, gửi bưu điện, fax, thông tin không giới hạn…
Thuận tiện cho việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ rộng rãi và nhanh chóng, từ đó đem
lại sự tiện lợi cho đối tác, khách hàng và hơn nữa đây là xu thế để tồn tại và lớn mạnh
của mỗi doanh nghiệp.
Website là kênh thông tin để quảng bá, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm, mô hình
hoạt động của doanh nghiệp, cửa hàng đến với người tiêu dùng khắp mọi nơi. Có
nhiều loại Website như: Website giới thiệu, quảng bá dịch vụ, sản phẩm, Website
thương mại điện tử(TMĐT), Website tin tức, rao vặt, kênh thông tin giải trí. Tùy vào
nhu cầu mà quý doanh nghiệp cần chọn loại Website cho phù hợp. Và Website là một
công cụ tất yếu không thể thiếu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Một doanh
nghiệp, cửa hàng, cá nhân có thể sở hữu nhiều Website ứng với mỗi dịch vụ, sản phẩm
khác nhau, để mở rộng thị trường rộng lớn hơn.
1.1.2. Mô hình tổng quát về Website
Một Website được cấu tạo bởi các thành phần đó là: web hosting, tên miền và
source code. Để có thể xây dựng nên một Website thì cần phải có source code, Website
có thể hoạt động thì nó phải được đặt trên một web hosting. Và cuối cùng, ta cần có
tên miền để xác định được vị trí của hosting ở đâu.


Nguồn: Tác giả

Hình 1.1: Mô hình tổng quát về website
- Tên miền (domain)
Tên miền đóng vai trò quan trọng nhất trong các thành phần cơ bản của một
Website. Đây chính là địa chỉ Website trên Internet, giúp người dùng có thể truy cập
được Website đó.
+ Tên miền quốc tế là tên miền có đuôi .com .net .org .biz ... Ví dụ như:
11


www.youtube.com, giabaocty.com
+ Tên miền Việt Nam có đuôi quốc tế thêm đằng sau .vn như: www.24h.com.vn,
www.tmu.edu.vn
- Web hosting
Sau khi đăng kí tên miền là bạn đã sở hữu cho mình một Website rồi. Thế nhưng
Website của bạn sẽ nằm ở đâu trên Internet mới là điều quan trọng và câu trả lời đó
chính là web hosting. Web hosting chính là nơi mà Website của bạn được đặt chân và
hoạt động trên Internet.
Web hosting là các máy chủ chạy trên Internet, bạn sẽ phải thuê các web hosting
này và đặt các dữ liệu trang web của bạn trên đó, để người dùng có thể truy cập trang
web của bạn.
- Source code
Để thiết kế Website thì Source là yếu tố không thể thiếu. Source code hay còn
gọi là mã nguồn của Website là nơi hiển thị nội dung, chức năng để cho người dùng
xem, đọc và truy cập. Mã nguồn có thể phức tạp hoặc đơn giản, nhiều hay ít câu lệnh
đều phụ thuộc vào chức năng và yêu cầu của Website.
Nội dung, chức năng của Website là do người lập trình viên web viết ra các câu
lệnh trong Website để yêu cầu web server chạy các câu lệnh đó. Web sever sẽ chạy các
câu lệnh này cho phép người dùng truy cập khi nội dung được hiển thị.

1.1.3. Các chức năng, thành phần chính trong Website

Nguồn: lazada.vn

Hình 1.2: Hình ảnh ví dụ về các thành phần chính của website lazada.vn
a. Header
Thành phần này nằm ở vị trí đầu trang web và được hiển thị ở tất cả các trang
trong Website.
Bên trong header thường chứa những thành phần sau:
– Site ID
12


– Home link
– Menu điều hướng
– Search box
– Giỏ hàng
Site ID là định danh cho Website, dễ hiểu hơn là tên Website. Site ID thường
được đặt ở góc bên tay trái. Bạn dễ thấy nhất chính là hình logo hoặc một đoạn slogan
ngắn cho Website.
Home link hay còn gọi là đường dẫn liên kết đến trang chủ, khi bạn click vào
link này sẽ chuyển đến trang chủ của Website.
Home link có thể được làm theo hai cách sau:
– Được gắn vào logo Website.
– Được gắn vào đoạn chữ, bạn dễ thấy nhất như chữ Trang chủ hay Home …
Menu điều hướng là vùng chứa tập hợp các link dẫn đến các trang chính trên
Website. Thông thường menu sẽ được đặt bên trong header. Menu được thiết kế dễ
nhìn, giúp cho người dùng nhanh chóng đi đến các trang chính trên Website. Ví dụ bạn
thấy menu có thể gồm các link sau như: Trang chủ, Sản phẩm, Liên hệ, Giới thiệu …
Đối với những Website có rất nhiều bài viết hay sản phẩm, ô tìm kiếm giúp

người dùng tìm những thông tin trên Website một cách nhanh chóng. Trong phần
header, ô tìm kiếm thường đặt phía góc phải và được làm đơn giản để không chiếm
qua nhiều diện tích. Nó chỉ bao gồm một ô để nhập từ khóa cần tìm và một nút tìm.
Đối với những Website bán hàng, bạn để ý sẽ thấy một biểu tượng hình giỏ hàng
được đặt phía bên góc phải. Giỏ hàng có thể hiển thị thông tin như: số lượng sản phẩm
đã chọn, tổng thành tiền là bao nhiêu? Khi người dùng click vào sẽ được chuyển đến
trang giỏ hàng để xem chi tiết các sản phẩm đã đặt mua.
b. Slider
Slider là thành phần thường được đặt bên dưới header. Slider phổ biến là hình
ảnh, gồm nhiều tấm hình khác nhau nhưng không phải là hiển thị tất cả lên trang web.
Slider sẽ có nút điều hướng, giúp bạn có thể di chuyển qua các slide khác. Ngoài ra
slide có thể là video.
Slider được thiết kế đẹp sẽ thu hút khách hàng của bạn ngay lần đầu tiên vào
trang web. Ngày nay, bạn có thể bắt gặp slide ở rất nhiều trang web khác nhau.
c. Scan columns (Chia cột Website)
Tại sao gọi là “scan columns”, scan giống như là bạn dùng mắt duyệt qua từng
phần của trang web, mà cụ thể ở đây là cột (columns). Khái niệm scan columns đã có
từ rất lâu, trước đó đã được dùng trong việc xuất bản sách báo. Ngày nay scan columns
được áp dụng rộng rãi trong thiết kế Website. Các dạng chia cột phổ biến bạn thường
bắt gặp như chia 2 cột, 3 cột …
13


Scan column thường chiếm chiều rộng không quá nhiều, nó có thể chứa các
thành phần sau:
– Menu điểu hướng
– Box tìm kiếm nâng cao
– Sản phẩm, bài viết nổi bật
– Thông tin liên hệ
– Banner quảng cáo

d. Banner
Có một số trường hợp nhầm lẫn giữa banner và header. Thực ra banner và header
là hoàn toàn khác nhau. Từ banner được dùng trong việc quảng cáo như quảng cáo sản
phẩm, quảng cáo sự kiện … Banner thông thường sẽ là hình ảnh, được thiết kế bắt mắt
nhằm thu hút khách hàng. Các vị trí đặt banner phổ biến như trên cùng của trang (trên
phần header) hay ở scan column. Ngoài ra bạn có thể thấy banner quảng cáo trong
video clip như youtube chẳng hạn.
e. Content area (phần nội dung trang web)
Đây là phần nội dung chính của trang web và chứa thông tin nhiều nhất. Phần
nội dung trình bày dễ nhìn, thông tin hay sẽ giữ chân khách hàng của bạn lâu hơn.
Phần nội dung thường chứa các thành phần sau:
– Tiêu đề trang (Page title): thường được đặt ở đầu phần nội dung. Tiêu đề
thường có font chữ to và in đậm nhằm cho người dùng biết trang web đang nói về vấn
đề gì.
– Breadcrumb navigation (Breadcrumb trails): là thanh điều hướng phân cấp,
giúp người dùng biết mình đang ở đâu trên trang web và có thể di chuyển giữa các
mục trên trang web một cách nhanh chóng. Bạn để ý những trang tin tức thường có
thanh điều hướng này và nó được đặt ở đầu phần nội dung trang. Ví dụ như: Tin tức →
Thể thao
– Phần nội dung chính: phần này có thể chứa bất kì thông tin nào, thông thường
Website sẽ có phần quản trị hay còn gọi là CMS để bạn có thể nhập nội dung này.
– Paging navigation (điều hướng phân trang): đối với những trang web chứa rất
nhiều nội dung như một trang trình bày danh sách sản phẩm hay danh sách bài viết,
việc phân trang nhằm giúp giảm tải cho trang web để trang web load nhanh hơn, nó
cũng giúp cho người dùng không phải cuộn chuột quá nhiều. Điều hướng phân trang
thường được đặt ở đầu, cuối hay cả đầu và cuối trong phần nội dung trang.
– Thanh thông tin: thường được đặt ở đầu hay cuối phần nội dung trang, thanh
thông tin thường bao gồm các thông tin như ngày đăng bài viết, tác giả là ai, số lượt
xem bài viết


14


– Thanh chia sẻ mạng xã hội: bao gồm các nút chia sẻ trang qua các mạng xã hội
phổ biến như Facebook, Google, Twitter.
f. Page footers
Còn gọi là chân trang, nằm ở vị trí cuối cùng của trang web và được hiển thị ở
tất cả các trang trong Website của bạn.
Chân trang thường chứa các thành phần sau:
– Thông tin bản quyền Website
– Link liên kết
– Menu
1.2. Một số lý thuyết cơ bản về Website
1.2.1. Quy trình xây dựng một Website
Để xây dựng một Website cần thực hiện các bước sau:

Đăng ký tên miền

Thuê hosting

Thiết kế website

Duy trì website

Quảng bá website

Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình xây dựng một website
Bước 1: Đăng ký tên miền
Tên miền (Domain name) là một tên dễ nhớ để gán cho một địa chỉ trên Internet.
Ví dụ: www.tmu.edu.vn. Nó thay thế cho một dải những con số khó nhớ (gọi là

Internet Protocol numbers) có thể hiểu tên miền như là địa chỉ (số nhà) trên mạng
Interrnet. Nếu bạn tham gia hoạt động trên mạng Internet thì đăng ký một tên miền là
việc đầu tiên cần làm, tên miền riêng khẳng định vị trí, giúp khách hàng dễ tìm đến
Website của bạn, vừa bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp bạn trên Interrnet.
Bước 2: Thuê hosting
Web hosting là nơi không gian trên máy chủ có cài dịch vụ Internet như ftp,
www,... nơi đó bạn có thể chứa nội dung trang Web hay dữ liệu trên không gian đó. Lý
do bạn phải thuê Web Hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp vì những
máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP) , còn
như nếu bạn truy cập vào Internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS
(Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn
luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những
máy khác trên Internet.
Bước 3: Thiết kế Website
Tuỳ theo quy mô và nhu cầu của từng cá nhân và doanh nghiệp, các Website sẽ
có các chức năng, và độ phức tạp khác nhau. Với đội ngũ chuyên gia và các lập trình
viên sáng tạo, giàu kinh nghiệm, V&A sẽ giúp bạn có được Website ấn tượng, đạt hiệu
15









quả và tiết kiệm nhất.
Bước 4: Duy trì Website
Website của bạn sau khi được xây dựng, cần thường xuyên cập nhật thông tin để

đảm bảo độ tươi mới của nó. Qua đó, khách hàng có thể thấy được tình hình phát triển
của công ty bạn.
Bước 5: Quảng bá Website
Để Website của bạn hoạt động có hiệu quả nhất, ngoài việc in địa chỉ Website
trên danh thiếp của công ty, giới thiệu với bạn bè và người thân, bạn còn có thể quảng
bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, các mạng thương mại, báo chí và các
trang Website điện tử.
1.2.2. Những công nghệ kỹ thuật xây dựng Website hiện nay
- Ngôn ngữ HTML
Là ngôn nhữ đánh dấu siêu văn bản, là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra
để tạo nên các trang Web với các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web.
HTML được định nghĩa như là một ứng dụng đơn giản của SGML và được sử dụng
trong các tổ chức cần đến các yêu cầu xuất bản phức tạp. HTML đã trở thành một
chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy trì. Phiên bản
chính thức mới nhất của HTML là HTML 4.01 (1999).Sau đó, các nhà phát triển đã
thay thế nó bằng XHTML.Hiện nay, HTML đang được phát triển tiếp với phiên
bản HTML5 hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho Web.
a. Các thẻ HTML
Cấu trúc chung của một siêu văn bản
<HTML>
<HEAD>
<TITLE> Tiêu đề trang </TITLE>
Các khai báo khác ở đây
</HEAD>
<BODY>
Nội dung cần thể hiện ở đây
</BODY>
</HTML>
Các lớp thẻ
Cấu trúc (structure)

Định dạng (formatting)
Ảnh (image)
Danh sách (list)
Bảng (table)
Form
16


– Khung hiển thị (frame)
b. Lớp thẻ cấu trúc
Là các thẻ xác định các thành phần trong cấu trúc của một siêu văn bản:
– <html> ... </html>
– <head> ... </head>, <title> ... </title>
– <body> ... </body>
Một số thuộc tính của thẻ <body> …</body>
– Background: Ảnh nền, được hiển thị theo kiểu xếp gạch
– Bgcolor, text, link, alink, vlink: Tương ứng là các thuộc tính quy định màu nền, màu
văn bản, màu siêu liên kết, màu liên kết đang hoạt động, màu liên kết đã thực sự được
duyệt.
– Leftmargin, topmargin: Căn lề trái, lề trên của tài liệu theo pixel
c. Lớp thẻ định dạng
Các thẻ định dạng vật lý như
<b> ...</b>, <i> ... </i>, <u> ... </u>
Các thẻ định dạng logic như
...

<big> ... </big>, <small> ... </small>
<blink> ... </blink>
Các thẻ định dạng khối như

..


d. Lớp thẻ hiện ảnh

Chèn hình ảnh vào trang web
Thẻ <img> không có thẻ kết thúc, gồm các thuộc tính:
- Src: Đường dẫn đến file ảnh
- Alt: Đoạn văn bản hiển thị khi không có ảnh
- Width, height: Độ rộng, chiều cao của ảnh khi hiển thị
- Border: Độ đậm của đường viền xung quanh ảnh
- Vspace, hspace: Khoảng cách theo chiều dọc và theo chiều ngang của ảnh với
các phần tử khác
- Lowsrc: Đường dẫn đến file ảnh thứ 2’ (cho phép hiển thị 2 ảnh trong 1 không
gian)
Chèn hình ảnh vào trang web
Thẻ <img> không có thẻ kết thúc, gồm các thuộc tính:
- align = ‘left | right’: căn lề trái | phải
- align = ‘top | texttop’: phần trên của ảnh ở vị trí cao nhất của phần tử | phần tử
text trên nó
17




















- align = ‘middle | absmiddle’: đường căn giữa của ảnh trùng với đường cơ sở |
đường căn giữa của dòng hiện thời
- align = ‘baseline’: biên dưới của ảnh trùng với đường cơ sở của dòng hiện thời
- align = ‘bottom | absbottom’: biên dưới của ảnh trùng với đường cơ sở | biên
dưới của dòng hiện thời
Chèn file hình ảnh/âm thanh
Thẻ <embed> không có thẻ kết thúc, gồm các thuộc tính:
- Src: Đường dẫn đến file cần chạy
- Width, height: Kích thước khung điều khiển
- Autoplay: Tự động bật hay không
- Controller: Có hiện thị bảng điều khiển không
- Loop: Có tự động lặp lại khi hết không
e. Lớp thẻ tạo danh sách
Gồm các loại danh sách
<dir> ... </dir>:
Danh sách thư mục
<dl> ... </dl>:
Danh sách được định nghĩa
<menu> ... </menu>: Danh sách thực đơn
<ol> ... </ol>:
Danh sách có thứ tự
<ul> ... </ul>:
Danh sách không có thứ tự
Các loại danh sách có thể lồng nhau
f. Lớp thẻ tạo bảng

Bao gồm các thẻ
<table> ...</table>: Giới hạn bảng
<tr> ... </tr>: Đặc tả các dòng của bảng
<td> ...</td>: Đặc tả ô dữ liệu của bảng
<th> ...</th>: Đặc tả ô tiêu đề của bảng
<caption > ...</caption>: Đặc tả tên bảng
g. Lớp thẻ tạo form
<form>...</form>
Định nghĩa form
<input>
Trường nhập dữ liệu
<select>...</select>
Danh sách chọn
<option>…</option>
Mục chọn trong danh sách
<textarea> ... </textarea>
18


– Trường nhập dữ liệu nhiều dòng
Có thể có nhiều form trong một tài liệu
Form không được lồng nhau
Thuộc tính
– Action: vị trí của tài nguyên được truy nhập khi form được đăng ký.
– Method = “POST | GET”: phương thức gửi dữ liệu từ form
– Enctype: cách thức dữ liệu được mã hóa để gửi
Là một trường của form cho phép người dùng nhập dữ liệu theo nhiều dạng
Thuộc tính:
– Name: Dùng để định danh
– Type: Có thể nhận một trong các giá trị sau

text|radio|checkbox|password|file|hidden|image|submit|reset|button
– Value
– Size, maxlength, src, align
– Checked
h. Lớp thẻ tạo khung
Chia vùng hiển thị của trang web thành nhiều vùng con theo chiều dọc, ngang
Mỗi vùng con là một frame có đặc điểm:
– Có thể truy cập tới một URL độc lập với frame khác.
– Mỗi frame có thể được đặt tên.
– Có thể thay đổi kích thước khung nhìn, cho phép hay không cho phép người dùng thay
đổi kích thước này
Tài liệu có cấu trúc frame, không có phần tử body
Frameset: dùng để phân vùng hiển thị trên trình duyệt
– Cols = n | * | n%
– Rows = n | * | n%
– Border, bordercolor
Frame: Nằm trong frameset dùng để định nghĩa từng vùng
– Src: URL chứa nội dung của vùng
– Name, bordercolor, noresize, marginwidth, marginheight
– Scrolling = ‘yes|no|auto’
- Ngôn ngữ lập trình phía server
JavaScript là ngôn ngữ kịch bản dùng để tạo các client-side scripts và server-side
scripts. JavaScript làm cho việc tạo các trang Web động và tương tác dễ dàng hơn.
JavaScript là một ngôn ngữ kịch bản được hãng Sun Microsystems và Netscape phát
triển, JavaScript được phát triển từ Livescript của Netscape. Các ứng dụng client chạy
trên một trình duyệt như Netscape Navigator hoặc Internet Explorer.
19


Khả năng của Javascript: JavaScript có thể tăng cường tính động và tính tương tác

của các trang Web.
– Cung cấp sự tương tác người dùng
– Thay đổi nội dung động
– Xác nhận tính hợp lệ của dữ liệu
Công cụ và môi trường thực thi:
Các công cụ sinh mã JavaScript
– Thuận lợi khi soạn thảo
– Mã lệnh sẵn có
Môi trường thực thi:
– Các Scripting ở Client
– Java Script trên Web Server
Chèn Javascript vào HTML
Sử dụng thẻ SCRIPT:
<script language="JavaScript">
//-->
</script>
Sử dụng một file JavaScript ở ngoài
<script language="JavaScript" src="filename.js">
</script>
Sử dụng các biểu thức JavaScript trong các giá trị thuộc tính của thẻ
Sử dụng trong các trình điều khiển sự kiện
Ví dụ:
<HTML>
<HEAD>
<SCRIPT LANGUAGE = "Javascript">
confirm ("Are you Sure?")
alert("OK");
document.write(" Thank You !");
</SCRIPT>

</HEAD>
</HTML>
Thẻ <NoScript>
Thông báo khi trình duyệt không hỗ trợ JavaScript
NOSCRIPT>
20


<B> Trang này có sử dụng JavaScript. Do đó bạn cần sử dụng trình duyệt có hỗ
trợ JavaScript
</B>
</NOSCRIPT>
Hiển thị một dòng Text
Đối tượng document trong JavaScript được thiết kế sẵn hai cách thức để xuất
một dòng text ra màn hình client: write() và writeln().
Cách gọi một cách thức của một đối tượng như
sau:object_name.property_name
Giao tiếp với người sử dụng
Hiển thị một dòng thông báo trên hộp hội thoại
alert(”Chuỗi ký tự thông báo");
Hiển thị một dòng thông báo trong hộp hội thoại đồng thời cung cấp một trường
nhập dữ liệu để người sử dụng nhập vào
prompt(“Chuỗi thông báo”,”Giá trị mặc định”);
confirm ("Are you Sure?");
Biến trong JavaScript
- Biến là một vật chứa tham chiếu đến một vị trí ở bộ nhớ máy tính
- Nó được sử dụng để giữ giá trị và có thể thay đổi trong khi kịch bản thực thi
- Các biến tuân theo quy tắc đặt tên.
- Một biến được khai báo sử dụng từ khoá ‘var’.
ví dụ: var A = 10;

- Các biến có một phạm vi được xác định trong khi chúng khai báo trong script.
– Biến toàn cục
– Biến cục bộ
Các kiểu dữ liệu: JavaScript có một tập các kiểu dữ liệu.
– Số (number)
– Giá trị logic (boolean)
– Chuỗi (String)
– Giá trị rỗng Null
Trong JavaScript, hai biến khác kiểu có thể kết hợp với nhau.
ví dụ: A = “ This apple costs Rs.” + 5
sẽ có kết quả là một chuỗi với giá trị là "This apple costs Rs. 5".
Ví dụ:
<HTML>
<HEAD>
<SCRIPT LANGUAGE = "Javascript">
21


var A = "12" + 7.5;
document.write(A);
</SCRIPT>
</HEAD>
</HTML>
Các kiểu nguyên thủy
- Integer: là các hệ thống số thập phân, thập lục phân và nhị phân.
- Floating: point(số thực) – Các số thập phân có phần thập phân sử dụng “e” or
“E”và theo sau là các số nguyên.
- String: là một chuỗi rỗng hay chuỗi ký tự được đặt trong cặp ngoặc đơn hoặc
ngoặc kép
- Boolean: kiểu này có hai giá trị True or False.

- Null: kiểu null chỉ có một giá trị null. Null hàm ý không có dữ liệu.
Toán tử
Các toán tử xử lý một hoặc nhiều biến hoặc các giá trị (các toán hạng) và trả lại
giá trị kết quả.
JavaScript sử dụng cả hai toán tử một ngôi và hai ngôi.
Các toán tử được phân loại phụ thuộc quan hệ chúng thực hiện như:
– Toán tử số học
– Toán tử so sánh
– Toán tử logic
– Toán tử chuỗi
– Toán tử lượng giá
Các lệnh trong Javascript:
a. Lệnh rẽ nhánh
Câu lệnh điều kiện được dùng để kiểm tra điều kiện. Kết quả xác định câu lệnh
hoặc khối lệnh được thực thi.
Các câu lệnh điều kiện bao gồm:
– If (<ĐK>) Lệnh 1
else Lệnh 2;
– switch (Biến) {
case <Gtrị 1>: <Lệnh 1>; break;
case <Gtrị 2>: <Lệnh 2>; break;
...
case <Gtrị n>: <Lệnh n>; break;
}
b. Cấu trúc lặp
22


Cấu trúc điều khiển lặp trong chương trình là các lệnh lặp.
Các kiểu lệnh lặp bao gồm:

– for
– do …. while
– while
– break & continue
– with
c. Hàm
JavaScript có sẵn các hàm đinh nghĩa trước dùng trong script.
Một vài hàm định nghĩa trước trong JavaScript bao gồm:
– Hàm eval,...
Hàm do người dùng tự tạo
function funcName(argument1,argument2,…){
statements;
}
Gọi hàm
Câu lệnh Return
d. Các đối tượng trong Javascript:
Đối tượng
Thuộc tính (biến) dùng để định nghĩa đối tượng và các phương thức (hàm) tác
động tới dữ liệu đều nằm trong đối tượng.
Ví dụ: một chiếc xe hơi là một đối tượng. Các thuộc tính của nó là cấu tạo, kiểu
dáng và màu sắc. Hầu hết các chiếc xe hơi đều có một vài phương thức chung như
go(), brake(), reverse().
e. Thuộc tính và phương thức
Để truy cập thuộc tính của đối tượng, chúng ta phải chỉ ra tên đối tượng và thuộc
tính của nó:
objectName.propertyName
Để truy cập phương thức của đối tượng, chúng ta phải chỉ ra tên đối tượng và
thuộc tính của nó:
objectName.method()
f. Sử dụng đối tượng

Khi tạo trang Web, chúng ta cần sử dụng:
– Các đối tượng trình duyệt
– Các đối tượng có sẵn (thay đổi phụ thuộc vào ngôn ngữ kịch bản được sử dụng)
– HTML elements
Chúng ta cũng có thể tạo ra các đối tượng để sử dụng theo yêu cầu của mình.
23


- Những công cụ, phần mềm hỗ trợ xây dựng website
Trong lĩnh vực thiết kế web thì những công cụ, phần mềm thiết kế website
thông dụng nhất hiện nay có thể kể đến như: PHPdesigner, Dreamwever, Notepad ++.
PHP Designer là một công cụ lập trình PHP chuyên nghiệp và khá nổi tiếng ở
cả Việt Nam và thế giới. PHP Designer là một giải pháp tất cả trong một trong quá
trình làm website, nó hỗ trợ việc xây dựng các công cụ trên PHP IDE bằng HTML5,
CSS3 và Javascript. Nhiều người thích sử dụng công cụ PHPdesigner vì nó có giao
diện thân thiện, dễ sử dụng. Công cụ PHPdesigner cũng có nhiều tính năng quan trọng
giúp bạn dễ dàng quản lý các dự án của mình, chẳng hạn như bạn có thể xem trước
trang web của mình ngày trên trình duyệt, báo lỗi cú pháp khi lập trình sai, tự động
hoàn thành, hoặc code snippets.
Một công cụ khác thường dùng trong thiết kế website đó chính là phần mềm
thiết kế web Dreamwever. Phần mềm này hỗ trợ rất tốt trong việc lên ý tưởng thiết kế
trang web, chỉ với động tác kéo thả là bạn đã có một giao diện tương đối, tất nhiên bạn
phải cần thay đổi màu sắc, bổ sung thẻ tag, chức năng trên thanh công cụ có sẵn. Phần
mềm thiết kế website Deamweaver được sử dụng cho cả người mới lẫn các lập trình
viên chuyên nghiệp vì nó hỗ trợ tốt các ngôn ngữ lập trình ASP.NET, PHP, Java.
Notepad++ là một phần mềm soạn thảo có độ tùy biến cao, mạnh mẽ, đặc biệt
là nó hoàn toàn miễn phí. Notepad++ là phần mềm mã nguồn mỡ nên ai cũng có thể tự
ý thay đổi mã nguồn mang tính cá nhân hóa. Công cụ Notepad++ hỗ trợ tốt cho các
ngôn ngữ lập trình như PHP, Java, C#, Python. )
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
Sự bắt đầu của thiết kế Website
Năm 1989, khi làm việc tại CERN, Tim Berners-Lee đã đề xuất để tạo ra một dự
án siêu văn bản toàn cầu mà sau này được gọi là World Wide Web. Trong thời gian
1991-1993 World Wide Web đã ra đời. Tại thời điểm đó các trang văn bản chỉ có thể
được xem bằng cách sử dụng một trình duyệt ở chế độ đơn giản.
Năm 1993, Marc Andreessen và Eric Bina đã tạo ra các trình duyệt Mosaic. Vào
thời điểm đó có nhiều trình duyệt, tuy nhiên phần lớn trong số họ là dựa trên Unix và
không có sự tích hợp với các yếu tố thiết kế đồ họa như hình ảnh, âm thanh. Các trình
duyệt Mosaic đã giải quyết được vấn đề này. Các tiêu chuẩn đã được tạo ra trong tháng
10 năm 1994 để dẫn World Wide Web thúc đẩy sự phát triển các giao thức phổ biến và
đảm bảo khả năng tương tác với người dùng. W3C tiếp tục thiết lập các tiêu chuẩn
chung, có thể hôm nay chúng ta được nhìn thấy bằng JavaScript.
Năm 1994, Andreessen hình thành Communications Corp mà sau này được biết
đến như Netscape Communications, trình duyệt Netscape tạo ra các thẻ HTML riêng
24


của mình mà không quan tâm đến quá trình chuẩn mực truyền thống. Ví dụ, Netscape
1.1 bao gồm các thẻ cho việc thay đổi màu nền và định dạng văn bản với bảng trên các
trang web.
Trong suốt giai đoạn 1996-1999 các cuộc chiến trình duyệt bắt đầu, Microsoft và
Netscape đã đấu tranh cho sự thống trị để quyết định đưa ra 1 trình duyệt cuối cùng.
Trong thời gian này có rất nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực này, đặc biệt là
Cascading Style Sheets (CSS), JavaScript, và Dynamic HTML.
CSS được giới thiệu vào tháng 12 năm 1996 của W3C để hỗ trợ trình bày và bố
trí các Website. Điều này cho phép HTML code để được ngữ nghĩa hơn là cả ngữ
nghĩa và trình diễn, cải thiện khả năng tiếp cận web.
Cũng trong năm 1996, flash (ban đầu được biết đến như là FutureSplash) được
phát triển. Vào thời điểm đó, các công cụ phát triển nội dung Flash là tương đối đơn

giản so với hiện nay. Những lợi ích của Flash đã làm cho nó phổ biến trên thị trường
để cuối cùng làm việc theo cách của mình cho đại đa số các trình duyệt, và đủ mạnh để
được sử dụng để phát triển toàn bộ trang.
Trong năm 1998 Netscape công bố mã Netscape Communicator dưới một giấy
phép mã nguồn mở. Điều này cho phép hàng ngàn lập trình viên tham gia vào việc cải
thiện phần mềm. Các dự án Web tiêu chuẩn đã được hình thành và phát huy tuân thủ
trình duyệt với HTML và CSS.
Đến những năm 2000, Microsoft phát hành Internet Explorer là trình duyệt đầu
tiên hỗ trợ đầy đủ HTML 4.01 và CSS1. Nó cũng là trình duyệt đầu tiên hỗ trợ đầy đủ
các định dạng PNG cho hình ảnh.
Kể từ đầu thế kỷ XXI các trang web đã trở nên ngày càng phổ biến trong cuộc
sống, điều này kéo theo các công nghệ web cũng phát triển. Cũng đã có những thay
đổi đáng kể trong cách mọi người sử dụng và truy cập Website
– Trình duyệt hiện tại: Kể từ khi kết thúc cuộc chiến trình duyệt đã có rất nhiều
trình duyệt mới ra đời. Nhiều trong số này là mã nguồn mở có nghĩa là họ có xu hướng
phát triển nhanh hơn và hỗ trợ nhiều hơn với các tiêu chuẩn mới. Những tùy chọn mới
được nhiều người xem tốt hơn so với Microsoft Internet Explorer. Một số trình duyệt
mạnh mẽ được nhiều người sử dụng hiện nay đó là Opera, Google Chrome, EDGE,
Safari của Apple…
– Các tiêu chuẩn mới: Các W3C đã phát hành tiêu chuẩn mới cho HTML
(HTML5) và CSS (CSS3), cũng như phiên bản JavaScript API (từng là một tiêu
chuẩn). Tuy nhiên, trong khi HTML5 chỉ được sử dụng để tham khảo các phiên bản
mới của HTML và một số các API của JavaScript, nó đã trở thành phổ biến để sử dụng
và để tham khảo cho toàn bộ các tiêu chuẩn mới (HTML5, CSS3 và JavaScript).
1.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
25


×