Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

luận văn hệ thống thông tin kinh tế phát triển hoạt động social marketing cho công ty cổ phần dịch vụ và phát triển công nghệ AHT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.62 KB, 60 trang )

TÓM LƯỢC
Thương mại điện tử (TMĐT) ra đời đã làm thay đổi căn bản cách thức tiến
hành kinh doanh của các doanh nghiệp và đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho các
doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội. Cùng với sự phát triển của TMĐT thì
marketing trực tuyến ngày càng phổ biến và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt
động marketing điện tử của doanh nghiệp. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, MXH đang
là một công cụ rất hữu ích trong hoạt động tuyến. Trong quá trình thực tập và
nghiên cứu tại Công ty cổ phần dịch vụ và phát triển công nghệ AHT, em đã nghiên
cứu và tìm hiểu thực trạng sử dụng mạng xã hội trong marketing trực tuyến tại công
ty. Nhận thấy mạng xã hội là cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp lớn và nhỏ trên thế
giới nên em đã chọn đề tài: “Phát triển hoạt động social Marketing cho công ty cổ
phần dịch vụ và phát triển công nghệ AHT”, với mong muốn sẽ góp một chút công
sức của mình để nâng cao hoạt động marketing trực tuyến thông qua mạng xã hội
của công ty. Nghiên cứu cho thấy thực trạng áp dụng mạng xã hội trong marketing
trực tuyến của công ty, các yếu tố tác động tới hoạt động của các công cụ này. Từ
đó, đưa ra các giải pháp nâng cao hoạt động marketing trực tuyến, đem lại hiệu quả
tốt nhất cho doanh nghiệp. Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu tác giả đã tiến hành
thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách xây dựng bảng câu hỏi điều tra và phỏng vấn
chuyên gia. Ngoài ra, còn có thu thập dữ liệu thứ cấp từ: công trình khoa học, các
tài liệu, bài báo, internet… Hy vọng với đề tài này sẽ là một giải pháp định hướng
xây dựng kế hoạch sử dụng mạng xã hội trong marketing trực tuyến tại công ty.
Kết cấu của khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản Social Marketing
Chương 2 : Phân tíc, đánh giá thực trạng các hoạt động social marketing tại
công ty cổ phần dịch vụ và phát triển công nghệ AHT
Chương 3: Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động truyền thông
social marketing tại công ty cổ phần dịch vụ và phát triển công nghệ AHT

1

1




LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài
“Phát triển hoạt động social Marketing cho công ty cổ phần dịch vụ và phát triển
công nghệ AHT” ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô, cùng ban lãnh đạo và các nhân viên trong Công
ty cổ phần dịch vụ và phát triển công nghệ AHT.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trường Đại học
Thương Mại nói chung và các thầy cô giáo trong khoa Hệ thống TTKT- TMĐT nói
riêng đã tạo điều kiện cho em được học tập, nghiên cứu.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn Th.S Nguyễn
Minh Đức đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình, chỉ bảo cho em trong suốt thời gian
thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp để em có thể hoàn thành một cách tốt nhất.
Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo Công ty cổ phần dịch vụ và phát
triển công nghệ AHT cùng toàn thể các anh chị trong công ty đã tạo điều kiện cho em
được tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng công ty trong suốt quá trình thực tập.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành bài khóa luận với tất cả sự nỗ lực của bản thân,
nhưng có sự hạn chế về kiến thức nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em
kính mong quý thầy cô chỉ bảo và giúp đỡ để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi tới quý thầy cô lời chúc sức khỏe, chúc thầy cô luôn luôn
mạnh khỏe, vui vẻ để tiếp tục cống hiến và giúp đỡ các thế hệ sinh viên tiếp theo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Huệ

2

2



MỤC LỤC

3

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CNTT
TMĐT
MXH
TTKT
KHCN
CEO
CP
PR

4

Tiếng việt
Công nghệ thông tin
Thương mại điện tử
Mạng xã hội
Thông tin kinh tế
Khoa học công nghệ
Giám đốc điều hành
Cổ phần

Quan hệ công chúng

Tiếng anh

Chief Executive Officer
Public Relations

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
BẢNG
BIỂU ĐỒ
HÌNH VẼ

5

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ (KHCN) đã giúp nền kinh tế
phát triển và có nhiều sự biến động hơn. KHCN đã làm thay đổi cách thức tổ chức
kinh doanh trên thế giới. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tiếp nhận và áp dụng
Internet vào hoạt động kinh doanh. Và như vậy, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở
thành một phần quan trọng của nền kinh tế trong thời đại công nghệ số.
Marketing là một phần không thể thiếu trong các chiến lược kinh doanh. Tùy
thuộc vào quy mô của các doanh nghiệp mà khoản chi cho hoạt động Marketing có
thể ít hoặc nhiều, nhưng tuyệt đối không thể thiếu. Thế nhưng trong thời đại KHCN

phát triển như vũ bão, tại Việt Nam tính đến tháng 1 năm 2017 đã có hơn 50 triệu
người dùng Internet (trong tổng số 93,6 triệu dân) thì các doanh nghiệp chỉ áp dụng
Marketing truyền thống cho hoạt động kinh doanh sẽ không thể đáp ứng được nhu
cầu của thị trường.
Theo thống kế gần đây về “hành vi người dùng điện thoại thông minh năm
2017” của công ty Nielsen Việt Nam, cho biết hiện nay mỗi người Việt đều sử dụng
ít nhất một thiết bị có kết nối Internet, trong đó tỉ lệ người dùng Smartphone tại Việt
Nam năm 2017 là 84%, tăng 6% so với năm 2016. Điều này đã trở thành điều kiện
để hoạt động Internet Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng đang
được sử dụng áp dụng rất nhiều trong các hoat động kinh doanh.
Hiện nay, mạng xã hội (MXH) là công cụ giúp con người kết nối với nhau
được sử dụng vô cùng phổ biến, có ảnh hưởng rất lớn đối với giới trẻ Việt Nam.
Một số MXH được nhiều người quan tâm nhất là: Facebook, Youtube, Google+,
Zalo, Instagram, Skype, Zing,… Trong đó, Facebook là MXH có lượng người dùng
khủng nhất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện nay, số lượng người
dùng Facebook tại Việt Nam đứng thứ 7 trên toàn thế giới (với 64 triệu tài khoản,
chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook toàn cầu).
Sử dụng MXH đã trở thành thói quen vô cùng quen thuộc của mọi người mỗi
khi truy cập Internet. Bất cứ ai cũng thấy được rằng với lượng người dùng đông
đảo, MXH chính là môi trường kinh doanh lý tưởng cho tất cả doanh nghiệp, đặc
biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ đang muốn tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu.
6


Bên cạnh việc doanh nghiệp nào cũng nên sở hữu website cho riêng mình thì
việc được biết đến rộng rãi trên mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá được
hình ảnh công ty, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ đến các khách hàng trực tuyến
tiềm năng. Marketing trên mạng mạn xã hội bên cạnh việc PR, bán hàng trực tuyến
còn là công cụ giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng hiệu quả nhất.
Qua thời gian nghiên cứu, khảo sát và thực tập tại Công ty CP dịch vụ và phát

triển công nghệ AHT, em nhận thấy rằng Hoạt động Marketing trên MXH tại Công
ty CP dịch vụ và phát triển công nghệ AHT vẫn chưa được chú trọng. Điều này ảnh
hưởng rất lớn đến việc quảng bá, kinh doanh và kết nối với khách hàng của doanh
nghiệp. Do đó, công ty cần chú trọng hơn trong việc phát triển hoạt động Marketing
trên MXH nhằm đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty.
Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài khóa luận là “Phát triển hoạt động
social Marketing cho công ty cổ phần dịch vụ và phát triển công nghệ AHT” nhằm
hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển và hoàn thiện mô hình Marketing trực
tuyến trên mạng xã hội.
2. Các mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
+ Thứ nhất, hệ thống hóa các lý luận cơ bản về mạng xã hội, truyền thông và
hoạt động truyền thông qua mạng xã hội Facebook , Youtube, Twitter,…
+ Thứ hai, đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông qua mạng xã hội
Facebook thông qua các dữ liệu của công ty cũng như những điều tra cá nhân.
+ Thứ ba, từ thực trạng đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động
truyền thông qua mạng xã hội cuả công ty cổ phần dịch vụ và phát triển công nghệ
AHT.
Với những mục tiêu trên, hy vọng đề tài sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho
doanh nghiệp để có thể phát triển hoạt động truyền thông qua mạng xã hội, từ đó
nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing và hoạt động kinh doanh của công ty.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi đối tượng:
Tập trung nghiên cứu tình hình áp dụng các hoạt động Marketing trên MXH
của Công ty CP dịch vụ và phát triển công nghệ AHT.

-


Phạm vi không gian:
7


Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi toàn cầu, tập chung nhiều tại khu vực
châu Mỹ, châu Âu và châu Á.
-

Phạm vi thời gian:
Do điều kiện thời gian không cho phép nên em không thể thu thập đầy đủ
thông tin về tất cả hoat động của doanh nghiệp. Trong đề tài em chỉ tập trung nghiên
cứu những vấn đề cần thiết đặt ra trong công ty liên quan tới việc phát triển hoạt
động Marketing trên MXH trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2017. Thời gian
tiến hành nghiên cứu từ 2/1/2018 đến 25/2/2018.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích
có thể là khác với mục đích nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý
hoặc đã xử lý. Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài chủ yếu được lấy từ hai nguồn
chính. Một là thông tin mở do doanh nghiệp cung cấp hai là từ các thiết bị thông tin
đại chúng như sách, báo, tạp chí, giáo trình, luận văn…
Các dữ liệu thu thập từ nguồn mở của công ty là các báo cáo kinh doanh, các
con số thống kê về thực trạng hoạt động phòng Marketing của công ty. Còn các dữ
liệu từ nguồn sách, báo, internet… thường là các bài báo gắn với thực tế hoặc các
giáo trình có cơ sở lý luận khá bao quát về vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên dữ liệu
này thường không gần với mục tiêu nghiên cứu đề tài, thường phải chọn lọc những
trích dẫn và những ý hay hoặc thông qua xử lý dữ liệu để có được những dữ liệu có
áp dụng cho nghiên cứu.
4.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dựa trên cơ sở lý luận về truyền thông qua mạng xã hội Facebook, tiến hành
nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động truyền thông Facebook của công ty thông
qua điều tra dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Đây là hai nguồn dữ liệu quan trọng, đặc biệt
trong nghiên cứu hoạt động truyền thông vì nó mang tính chính xác, khách quan cao.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua Phiếu điều tra ý kiến khách hàng và
Phỏng vấn chuyên gia. Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu không có sẵn, do người
nghiên cứu tự thu thập và xử lý nó để phục vụ cho nghiên cứu của mình. Do vậy, ưu
điểm của dữ liệu sơ cấp là cung cấp thông tin một cách kịp thời, là nguồn tài liệu
riêng và phù hợp với đề tài nghiên cứu.
8


Phương pháp điều tra ý kiến khách hàng:
Nội dung phỏng vấn: Phiếu điều tra ý kiến khách hàng sẽ là tập hợp các câu
hỏi trắc nghiệm liên quan tới cảm nhận, hiệu quả, những đánh giá về tình hình hoạt
động truyền thông qua mạng xã hội của công ty.
Đối tượng phỏng vấn: Bảng hỏi này sẽ là những câu hỏi trắc nghiệm đơn giản
dành cho chính các khách hàng của công ty, mà ở đây tập trung chủ yếu là các
khách hàng trực tuyến.
Mục đích phỏng vấn: Tập hợp những đánh giá khách quan từ khách hàng về
thực trạng hoạt động truyền thông qua MXH của công ty. Từ đó đánh giá hiệu quả
hoạt động và đề ra hướng giải quyết hợp lý.
Hình thức phỏng vấn: Xây dựng phiếu điều tra với những câu hỏi trắc nghiệm
liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Phát ra 30 phiếu điều tra tới khách hàng của công
ty, thu thập và tiến hành phân tích.
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
4.2.1 Phương pháp định lượng
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel (Microsoft Office Excel) là chương trình
xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của hãng phần mềm Microsoft.
Cũng nhờ các chương trình bảng tính Lotus 1-2-3, Quattro Pro… bảng tính của

Excel cũng bao gồm nhiều ô được tạo bởi các dòng và cột, việc nhập dữ liệu và lập
công thức tính toán trong Excel có những điểm tương tự, tuy nhiên Excel có nhiều
tính năng ưu việt và có giao diện thân thiện với người dùng. Và nó có thể tạo ra các
báo cáo dạng bảng, biểu đồ.
Đối với phiếu điều tra ý kiến khách hàng, vì hướng tới đối tượng là khách
hàng trực tuyến nên phiếu điều tra được xây dựng bằng cách xây dựng bảng
hỏi/phiếu khảo sát trên Google Forms. Từ phản hồi, Google Forms sẽ cho phép xem
theo bảng tính kết quả dữ liệu thu thập được, hoặc xem theo tóm tắt, trong đó sẽ cho
phép xem bao nhiêu người đã điền phiếu, bảng thống kê và sơ đồ dữ liệu. Dựa vào
những thống kê này người thu thập có thể đưa ra những giả định, kiểm chứng độ tin
cậy, xác thực của dữ liệu.
4.2.2 Phương pháp định tính
Sử dụng Phương pháp tổng hợp – quy nạp: Hai phương pháp này bổ túc cho
nhau. Phương pháp tổng hợp tập trung trình bày các dữ kiện và giải thích chúng
9


theo căn nguyên. Sau đó, bằng phương pháp quy nạp người ta đưa ra sự liên quan
giữa các dữ kiện và tạo thành quy tắc.
Sử dụng phương pháp diễn dịch: Là phương pháp từ quy tắc đưa ra ví dụ cụ
thể rất hữu ích để kiểm định lý thuyết và giả thiết. Mục đích của phương pháp này
là đi đến kết luận. Kết luận nhất thiết phải đi theo các lý do cho trước. Các lý do này
dẫn đến kết luận và thể hiện qua các minh chứng cụ thể.
5. Nội dung khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận được chia thành 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận của Marketing trên MXH.
Bao gồm các khái niệm cơ bản, các vấn đề lý thuyết cũng như tình hình
nghiên cứu trong và ngoài nước của hoạt động Marketing qua MXH. Tạo tiền đề
cho việc phân tích và đánh giá hoạt động Marketing trên MXH của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Marketing trên MXH tại

Công ty CP dịch vụ và phát triển công nghệ AHT.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất vấn đề liên quan đến việc phát triển hoạt
động Marketing trên MXH Công ty CP dịch vụ và phát triển công nghệ AHT.

10


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SOCIAL-MARKETING
1.1 Những khái niệm chung


Khái niệm về marketing
Có nhiều cách định nghĩa Marketing khác nhau. Marketing là quá trình tổ
chức lực lượng bán hàng nhằm bán được những hàng hóa do công ty sản xuất ra.
Marketing là quá trình quảng cáo và bán hàng. Marketing là quá trình tìm hiểu và
thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Hay marketing là làm thị trường, nghiên cứu thị
trường để thỏa mãn nó. Chúng ta cũng có thể hiểu rằng Marketing là các cơ chế
kinh tế và xã hội mà các tổ chức và cá nhân sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu và
mong muốn của mình thông qua quy trình trao đổi sản phẩm trên thị trường.
Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: Marketing là quá trình
tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm
mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được
tạo ra.
Theo Wikipedia: Marketing là việc nhận dạng ra được những gì mà con người
và xã hội cần. Một sản phẩm nếu được tạo ra mà không ai có nhu cầu dùng và mua
thì sẽ không bán ra được, từ đó sẽ không có lãi. Mà nếu vậy, thì sản xuất sẽ trở
thành không sinh lợi.
Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (American Marketing Association, AMA):
“Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để
nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý

quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và
các thành viên trong hội đồng cổ động.”



Marketing điện tử
Theo GS. Phillip Kotler: “E-Marketing là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm,
giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu
của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet.”
Theo Strauss trong cuốn Electronic Marketing: Marketing điện tử là sự ứng
dụng hàng loạt những CNTT cho việc:
- Chuyển đổi chiến lược marketing nhằm gia tăng giá trị khách hàng thông
qua những chiến lược phân đoạn, mục tiêu, khác biệt hoá và định vị hiệu quả hơn.
11


- Lập kế hoạch và thực thi các chương trình về sp, phân phối, giá và xúc tiến
thương mại hiệu quả hơn.
- Tạo ra những phương thức trao đổi mới giúp thoả mãn nhu cầu và mục tiêu
của khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng và khách hàng là tổ chức.


Truyền thông xã hội (Social Media Marketing)
Theo Wikipedia thì truyền thông xã hội (Social Media) được hiểu như sau:
Truyền thông xã hội là một thuật ngữ để chỉ một cách thức truyền thông kiểu mới,
trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, do đó các tin tức có thể chia sẻ, và lưu
truyền nhanh chóng và có tính cách đối thoại vì có thể cho ý kiến hoặc thảo luận với
nhau. Những thể hiện của Social Media có thể là dưới hình thức của các mạng giao
lưu chia sẻ thông tin cá nhân (Twitter, Facebook, Yahoo 360, Zalo, Instagram) hay
các mạng chia sẻ những tài nguyên cụ thể (tài liệu – Scribd, ảnh – Flickr, video –

YouTube).
Theo Marketingland: Social Media Marketing là thuật ngữ dùng để chỉ các
trang web cung cấp các hoạt động khác nhau, ví dụ chia sẻ thông điệp, cập nhật
hình ảnh, đánh dấu sự kiện tham gia cũng như một loạt các tính năng xã hội khác
như: thảo luận, comment, vote, like, share … Hay nói các khác, Social Media
Marketing có đặc điểm tương tác đa chiều và người dùng chủ động tham gia vào
các hoạt động trên môi trường mạng xã hội.
Một khái niệm truyền thông xã hội nữa cũng thu hút được khá nhiều sự chú ý
từ người quan tâm là khái niệm của Joseph Thorley – giám đốc điều hành của công
ty Thorley Fallis. Theo ông truyền thông xã hội được hiểu là: “ các phương tiện
truyền thông xã hội trực tuyến trong đó có sự di chuyển linh hoạt giữa vai trò tác giả
và khán giả của các cá nhân tham gia. Để làm được điều này, chúng sử dụng các
phần mềm mang tính xã hội cho phép những người không chuyên có thể tải, bình
luận, chia sẻ hay thay đổi nội dung từ đó hình thành nên các cộng đồng có cùng
chung sở thích.”
Tóm lại, mặc dù nhiều cách hiểu khác nhau song nhìn chung khái niệm truyền
thông xã hội bao gồm một số điểm cá biệt sau:
Thứ nhất, truyền thông xã hội là một hình thức truyền thông được hình thành và
phát triển trên nền tảng web, cụ thể là web 2.0 (thế hệ web thứ hai nhiều ưu điểm nổi
bật hơn web 1.0) và sử dụng các công cụ của mạng Internet để truyền đạt thông tin.
12


Thứ hai, truyền thông xã hội có sự khác nhau cơ bản khác nhau cơ bản so với
truyền thông đại chúng (Mass Media) - hình thức truyền thông truyền thống đã tồn
tại rất lâu. Điều khác biệt này chủ yếu thể hiện ở các điểm sau:
-

Trong truyền thông đại chúng, thông tin được cung cấp một chiều, từ phía các
phương tiện như báo, tạp chí,các kênh phát thanh, truyền hình đến phái đọc giả hay

thính giả. Quá trình cung cấp thông tin một chiều này tạo nên “tính đọc thoại” (oneto-many) trong truyền thông đại chúng. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông
xã hội như mạng xã hội, blog, diễn đàn lại cho phếp thông tin được cung cấp và
chia sẻ nhiều chiều giữa người sản suất nội dung và người khác. Đó là tính đối

-

ngoại “(many -to-many)” trong truyền thông xã hội.
Đa số các tác gải tham gia vào việc sản suất và cung cấp thông tin trên các phương
tiện đại chúng đều phải đào tạo. Họ là những nhà báo, phóng viên đưa tin chuyên
nghiệp. Trong khi đó, vào thời kỳ bùng nổ Internet hiện nay, bất kể ai, dù có hay
không có chuyên môn cũng có thể tham gia sản suất, cung cấp thông tin trên các
mạng truyền thông xã hội. Đây là hiện tượng người dùng tự sản suất nội dung (use-

-

generated content) đã đề cập ở trên.
Nếu như việc sản suất thông tin trong truyền thông đại chúng thường theo các kỳ
nhất định (theo ngày, theo tuần thậm chí là tháng) thì việc bán thông tin truyền
thông xã hội có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Một trang blog có thể đăng tải 5 - 6 bài
viết mỗi ngày hay 3 - 4 ngày mới xuất hiện một bài viết mới, không cần theo khuân

-

mẫu nào cả.
Thông tin trong truyền thông đại chúng một khi đã xuất bản và không may phát
hiện ra sai sót thì phải đăng đính chính trong các lần xuất hiện tiếp theo. Trong khi
nếu điều này xảy ra trong truyền thông xã hội, vấn đề có thể nhanh chóng được giải
quyết bằng việc đăng tải các bình luận sửa chữa trực tiếp, ví dụ tác giả chỉnh sửa
nội dung của bài viết trên diễn đàn.
Với những đạc điểm khác biệt như trên khi so sánh với truyền thông đại

chúng, nhiều chuyên gia hiện nay còn sử dụng các thuật ngũ ngắn gọn để nói về
truyền thông như “Hậu truyền thông đại chúng” (Post Mass Media) hay “Sự dân
chủ hoá kiến thức”(The democratization of knowledge) - nhằm nhấn mạnh đến việc
trao quyền sản suất và cung cấp thông tin cho tất cả mọi người.

13



-

Một số khái niệm khác về marketing trên mạng xã hội
Public Relations: là việc một cơ chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng
để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình. Các hoạt động quan hệ công
chúng bao gồm các việc quảng bá thành công, giảm nhẹ ảnh hưởng của các thất bại,

-

công bố các thay đổi, và nhiều hoạt động khác.
Online Advertising (quảng cáo trực tuyến): là hình thức quảng bá sử dụng môi
trường internet để đưa thông điệp Marketing đến khách hàng.
Social Media là một kênh quảng cáo, truyền thông chỉ vừa mới bùng nổ trong
những năm gần đây nhưng nó đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong các chiến
dịch digital marketing với mức độ phủ sóng của các cộng đồng và các kênh mạng
xã hội và người dùng social media là cầu nối giúp các doanh nghiệp có thể khai thác
tối đa khách hàng tiềm năng của mình. Vì vậy Social Media Marketing, hay cụ thể
là Social Network Marketing (tiếp thị trên mạng xã hội) hiện đang chiếm một vị trí
rất quan trọng, sẽ là một kênh chiến lược giúp doanh nghiệp quảng bá rộng rãi
thương hiệu của mình nhờ cộng đồng xã hội và internet.


-

Facebook Marketing:
Facebook Marketing là việc bạn có sản phẩm, dịch vụ, bạn tìm ra nhu cầu
của người dùng, khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì, họ thực sự cần
điều gì hoặc có thể nhận được gì từ sản phẩm dịch vụ đó, và đáp ứng nhu cầu của
họ, nhằm tăng lợi nhuận hoặc tăng lợi ích, thông qua mạng xã hội Facebook.
Đơn giản hơn, Facebook Marketing là việc sử dụng Facebook để kết nối với
cộng đồng khách hàng và khách hàng tiềm năng nhằm tăng nhận diện thương hiệu
và khả năng bán hàng.
1.2 Một số cơ sở lý luận về Social Media Marketing
1.2.1 Mạng xã hội
1.2.1.1 Khái niệm
Mạng xã hội, một danh từ quen thuộc trong thời gian 10 năm trở lại đây. Mạng
xã hội đã trở thành nơi kết nối, giao lưu, chia sẻ của tất cả mọi người sử dụng
internet. Hơn thế nữa, mạng xã hội đã trở thành một kênh bán hàng và quảng bá
thương hiệu doanh nghiệp cực kỳ hiệu quả.
Theo Wikipedia, mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social
network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau
với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã
14


hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, chia sẻ file, blog và xã luận....
Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần
tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này
có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group
(ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ email hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh,
sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...
Điều cần thiết là phải phân biệt rõ giữa hai khái niệm “mạng xã hội” (Social

network) và “truyền thông xã hội”(Social media). Theo Wikipedia, social media đề
cập tới việc tương tác giữa con người với con người, trong đó là việc thiết lập, chia
sẻ và trao đổi những thông tin hay các ý tưởng mà họ tạo ra, trên các cộng đồng ảo
hoặc các mạng chia sẻ. Vì vậy, mạng xã hội và truyền thông xã hội là hai khái niệm
không đồng nhất với nhau. Bản thân Facebook hay Twitter hay Zingme chỉ là mạng
xã hội (Social networks), không phải là Social media.
Điểm mạnh của mạng xã hội chính là tính tính kết nối và chia sẻ. Phá vỡ rào cản
về ngôn ngữ, giới tính và địa lý…cả thế giới đều có thể biết những suy nghĩ, những
cảm xúc mà bản thân chia sẻ. Mỗi thành viên kết nối trong mạng xã hội chính là một
mắt xích để tạo nên một mạng lưới rộng lớn truyền tải thông tin trong đó.
Về cơ bản, mạng xã hội giống như một website với nhiều ứng dụng khác nhau.
Mạng xã hội khác với website thông thường là tại cách truyền tải thông tin và tích
hợp ứng dụng. Nếu website thông thường cung cấp càng nhiều thông tin, thông tin
càng hấp dẫn càng tốt thì mạng xã hội tạo ra các ứng dụng mở, các công cụ tương
tác để mọi người tự tương tác và tạo ra thông tin rồi cùng lan truyền thông tin đó.
1.2.1.2 Các mạng xã hội phổ biến hiện nay
Tính đến tháng 1 năm 2018, Trang web: đã cung cấp
số liệu thống kê về các trang mạng phổ biến nhất được xếp hạng theo số lượng tài
khoản đang hoạt động. Cụ thể xếp hạng các trang mạng xã hội như sau:

15


Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện mức độ phổ biến của các trang mạng xã hội trên
toàn thế giới tính đến tháng 1/2018
(Nguồn: Statista)
Thống kê này cung cấp thông tin về các mạng phổ biến nhất trên toàn thế giới
kể từ tháng 1 năm 2018, được xếp hạng theo số lượng tài khoản đang hoạt động.
Facebook là ứng dụng dẫn đầu, là trang mạng xã hội đầu tiên vượt qua mức 1 tỷ tài
khoản đăng ký và hiện đang đạt mức gần 2,17 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.

Youtube, WhatsApp và Facebook messenger xếp vị trí tiếp theo với hơn 1 tỷ người
sử dụng. Ba vị trí tiếp theo thuộc về các mạng xã hội của Trung Quốc, lần lượt xếp
thứ 5, 6 là WeChat, QQ. Ứng dụng chia sẻ ảnh Instagram đứng thứ 7 khi có hơn 800
triệu tài khoản hoạt động hàng tháng. Trong khi đó, Tumblr đã có hơn 794 triệu
người dùng blog hoạt động trên trang web của họ, xếp bị trí thứ 8. Xếp ngay sau
Tumblr là Qzone với 568 triệu người sử dụng.
Tại Việt Nam, chưa có những thống kê chính thức nào về bảng xếp hạng các
mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất. Tuy vậy, với tình hình hiện tại, nhiều ý kiến
16


cho rằng, top 5 mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam có thể được xếp
như sau:
1.
2.
3.
4.
5.

Facebook
Youtube
Zalo
Zing me
Google plus
Theo thống kê tháng 7 năm 2017, Việt Nam đứng thứ 7 trong nhóm 10 quốc
gia có số người dùng Facebook lớn nhất thế giới. Theo trang tin The Next Web, tính
tới tháng 7-2017, số người dùng Facebook ở Việt Nam là 64 triệu người dùng,
chiếm 3% trong tổng số tài khoản Facebook đang hoạt động toàn cầu. Youtube là
mạng xã hội chia sẻ những video lớn nhất thế giới hiện nay. Với khả năng đáp ứng
nhiều nhu cầu của người dùng như nghe nhạc, xem phim, giải trí, giáo dục… thông

qua những video được chia sẻ trực tuyến, mạng xã hội này đã thu hút nhiều người
dùng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Với 70 triệu người dùng và hơn 40
triệu người dùng thường xuyên, Zalo đang trở thành mạng xã hội của người Việt
Nam được dùng nhiều nhất. Là sản phẩm của công ty VNG, được PR một cách bài
bản, kèm theo nhữg tính năng tiện lợi như đồng bộ danh bạ điện thoại, chia sẻ thông
tin nhanh chóng, gọi điện miễn phí song song với đó là sự bùng nổ của smartphone,
Zalo ngày càng phổ biến và nhận được sự truy cập của nhiều người.
1.2.2 Các loại hình Social Media Marketing
Có 6 loại phương tiện truyền thông xã hội phổ biến dưới đây:



Social Networks (Mạng xã hội) Facebook, LinkedIn, MySpace, và Twitter. Là dịch
vụ cho phép bạn kết nối với những người khác về quyền lợi và nền tảng tương tự .
Thông thường, họ bao gồm một cấu hình, nhiều cách khác nhau để tương tác với
người dùng khác , khả năng thiết lập các nhóm , vv phổ biến nhất là Facebook và

LinkedIn .
• Bookmarking Sites: Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks và Diigo. Là các
trang web đánh dấu trang - Dịch vụ cho phép bạn lưu, tổ chức và quản lý các liên
kết đến các trang web khác nhau và các nguồn lực trên internet. Nhất cho phép bạn
" tag " liên kết của bạn để làm cho họ dễ dàng tìm kiếm và chia sẻ . Phổ biến nhất là
Delicious và StumbleUpon.
• Social News: (Tin tức xã hội) Digg, Sphinn, Newsvine: đọc tin, vote hoặc comment.
Là dịch vụ cho phép mọi người gửi các tin tức khác nhau hoặc liên kết đến các bài
17


viết bên ngoài và sau đó cho phép nó sử dụng để " bỏ phiếu " vào các mục . Việc
biểu quyết là các khía cạnh xã hội cốt lõi như các vật phẩm được bình chọn nhiều

nhất sẽ được hiển thị sự nổi bật nhất . Các cộng đồng sẽ quyết định các mục tin tức


được xem bởi nhiều người hơn. Phổ biến nhất là Digg và Reddit.
Media Sharing: Flickr, Snapfish, YouTube: tạo, chia sẽ hình ảnh, video. Là các dịch
vụ cho phép bạn tải lên và chia sẻ phương tiện truyền thông khác nhau như hình ảnh
và video. Hầu hết các dịch vụ có tính năng xã hội khác như hồ sơ, cho ý kiến, phổ

biến nhất là YouTube và Flickr .
• Microblogging - Các dịch vụ mà tập trung vào cập nhật ngắn được đẩy ra cho bất cứ


ai đăng ký để nhận được các bản cập nhật. Phổ biến nhất là Twitter .
Comments Blog và Forum - Diễn đàn trực tuyến cho phép các thành viên tổ chức
các cuộc hội thoại bằng cách gửi tin nhắn. Blog ý kiến tương tự , ngoại trừ chúng
được gắn vào các blog và thường là trung tâm cuộc thảo luận xung quanh chủ đề
của bài đăng blog . Có blog và các diễn đàn phổ biến MANY.
1.2.3 Các đặc điểm của Social Media Marketing:



Hướng đến được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng
Tính đến tháng 8 năm 2017 các dữ liệu mới nhất từ trang We Are Social và
Hootsuite cho thấy số người sử dụng truyền thông xã hội trên khắp thế giới vừa cán
mốc 3 tỷ người. Faceboook với hơn 2 tỷ tài khoản sử dụng, youtube đóng góp hơn
1 tỷ tài khoản. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận dễ dàng đến người dùng thực
hiện tương tác, quảng bá sản phẩm của mình đến những nhóm đối tượng đó một
cách tốt nhất, trực tiếp nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể quảng bá thương
hiệu đến cả những nhóm đối tượng nước ngoài nhờ tính liên kết cũng như sự kết nối




mạng tốt nhất hiện nay.
Doanh nghiệp chỉ phải trả phí dịch vụ khi có người mong muốn sử dụng sản phẩm,
dịch vụ của mình
Những quảng cáo trên Facebook sẽ được tính phí dịch vụ khi có người mong
muốn sử dụng những sản phẩm doanh nghiệp đang quảng cáo và thực hiện click
vào sản phẩm đó. Với phí dịch vụ hợp lý hơn rất nhiều so với đầu tư quảng cáo như

truyền thông quảng cáo trên truyền hình, đặt biển quảng cáo,…
• Có tính lan truyền cao
Một khi các thông tin về sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh nghiệp được
post lên các trang web mạng xã hội, các thông tin này nhanh chóng được lan truyền
từ người này sang người khác trong một khoảng thời gian rất ngắn. Sở dĩ như vậy vì
mạng xã hội – ngay cái tên đã thể hiện tính chất của nó – là một xã hội online, khi
18


người dùng tham gia vào một xã hội, không chỉ là riêng người đó mà còn cả bạn bè,
người thân cũng tham gia trong xã hội đó. Một khi khách hàng chia sẻ thông tin, thì
tất cả những mối quan hệ xung quanh khách hàng cũng sẽ nắm được thông tin đó.
Đây chính là đặc điểm lớn nhất và rõ ràng nhất của mạng xã hội.
• Tính linh hoạt cao
Thực hiện marketing thông qua Mạng xã hội giúp doanh nghiệp tiếp cận và


tương tác với nhiều đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, nhờ hệ thống thu thập dữ
liệu của mạng xã hội (facebook, youtube…), người làm Marketing sẽ biết được có
bao nhiêu khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc quan tâm đến sản phẩm
của mình để từ đó có những điều hướng tốt nhất cho chiến lược marketing của

doanh nghiệp. Đó là một cách hữu hiệu để chúng ta biết được mức độ thu hút, phổ
biến của sản phẩm đối với khách hàng. Ngoài ra, còn tăng tính tương tác quảng
cáo cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Với mỗi bài post hoặc mẩu quảng cáo
mà doanh nghiệp post lên mạng xã hội, người đã sử dụng dịch vụ/sản phẩm thường
đưa ra nhận xét của mình cho những người xung quanh. Nhiều nghiên cứu hành vi
của người tiêu dùng cho thấy, khi một người hài lòng, người ấy sẽ nói đến sản
phẩm/dịch vụ tới 3-5 người, khi không hài lòng là tới 10-20 người. Tuy nhiên, trong
thời đại kỹ thuật số với sự bùng nổ của các mạng xã hội, con số người biết đến sự
hài lòng hay không hài lòng có thể nhân lên 10 đến 1000 lần tùy theo độ nổi tiếng
của người tiêu dùng và uy tín của người đó trên mạng xã hội. Ngoài ra, mạng xã hội
còn là một kênh tốt để người tiêu dùng trao đổi với nhau, để doanh nghiệp đối thoại
với người tiêu dùng. Bản thân người tiêu dùng không chỉ trao đổi ý kiến với những
người xung quanh mà họ cũng sẽ phản hồi ngay lại với doanh nghiệp. Tiếp thu, lắng
nghe ý kiến từ khách hàng một cách trực tiếp thì mạng xã hội là con đường nhanh
nhất và ngắn nhất.
• Phân bổ quảng cáo hợp lý nhất
Mạng xã hội luôn đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp sẽ được hiển thị với nhiều khách hàng tiềm năng khác nhau mà không phải
chỉ hiển thị với những khách hàng cố định nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp có thể tiếp cận đến nhiều nguồn khách hàng khác nhau, tăng khả năng bán


hàng cũng như hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Tạo dựng nhiều tương tác khách hàng hiệu quả kinh doanh chưa cao
Những khách hàng tiềm năng có thể mua hoặc không mua sản phẩm của
doanh nghiệp nhưng khi thực hiện hoạt động truyền thông tiếp thị xã hội (facebook
marketing, youtube marketing), doanh nghiệp phải tiếp cận đến tất cả đối tượng
19



khách hàng. Điều đó khiến doanh nghiệp tiêu tốn khá nhiều chi phí dịch vụ hơn
trong khi hiệu quả kinh doanh vẫn chưa cao.
1.2.4 Vai trò của hoạt động truyền thông Social Media Marketing
Mạng xã hội là kênh quy tụ những phương pháp quảng bá, kinh doanh truyến
thống khác không thể có được. Tuy hiện nay đây là một trong những truyền thông
tuy không còn mới mẻ nhưng để khai thác kênh truyền thông này một cách hiệu quả
nhất thì lại không hề dễ dàng. Vai trò của mạng xã hội đối với các cá nhân, doanh
nghiệp, tổ chức:
• Đối với cá nhân:
MXH có vai trò thúc đẩy các cá nhân mở rộng mối quan hệ, tìm kiếm được
những sản phẩm, dịch vụ mà mình yêu thích một cách dễ dàng, nhanh chóng. Nó
cũng giúp mỗi cá nhân có cái nhìn sâu sắc hơn về mọi vấn đề, sản phẩm, doanh
nghiệp.
• Đối với doanh nghiệp, tổ chức:
MXH là nơi kết nối tất cả mọi người tham gia với nhau. Nó là cầu nối giúp
cho các cá nhân và doanh nghiệp có thể trao đổi, tương tác hai chiều với nhau, tạo
nên mối quan hệ thân thiết, gắn bó, tin tưởng. Hơn nữa, đây còn được nhìn nhận là
công cụ để giúp các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới, phục vụ khác hàng
hiện tại, và cũng là công cụ tạo ra lợi nhuận. Nó giúp các tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp có bước đi ngắn nhất để quảng bá tên tuổi, thương hiệu, cung cấp các dịch
vụ nhanh hơn, hiệu quả hơn, cao cấp hơn.
1.2.5 Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng truyền thông tiếp thị xã hội
1.2.5.1 Thuận lợi khi ứng dụng truyền thông tiếp thị xã hội cho doanh nghiệp
Kênh truyền thông mạng xã hội là một trong những kênh đã có bước phát triển
mạnh mẽ tại các nước có sự phát triển mạnh về CNTT và Internet. Tại đây các
doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ đã biết cách tận dụng triệt để những lợi ích của mạng
xã hội này và thu được những nguồn khách hàng, lợi nhuận không nhỏ. Mạng xã
hội đem lại cho doanh nghiệp những thuận lợi sau:
• Một là dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu:
Với hơn 3 tỷ người tham gia MXH, doanh nghiệp đều có thể đưa họ thành

những khách hàng tiềm năng của mình, giúp doanh nghiệp mở rộng, phát triển hệ
thống, mạng lưới kinh doanh. Ví dụ với MXH Facebook, Facebook phân loại người
sử dụng theo độ tuổi, giới tính, vùng miền, điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi để
các doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn tập khách hàng tiềm năng phù hợp với
20


những sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Đồng thời với ứng dụng truyền thông
hai chiều của hoạt động kinh doanh trong TMĐT, nó cũng giúp cho các doanh
nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm tối ưu nhất, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu người
tiêu dùng.


Hai là dễ dàng sử dụng trên thiết bị di động:
Tính đến tháng 7 năm 2017, theo số liệu được công bố bởi GSMA
Intelligence, một nhánh nghiên cứu của cơ quan thương mại đại diện cho lợi ích của
các mạng di động trên toàn thế giới. Hiện nay có khoảng 5 tỷ người dùng di động cá
nhân trên toàn thế giới. GSMA tính con số này bằng cách sử dụng phương pháp
nghiên cứu “cơ sở dữ liệu mở rộng về thống kê và dự báo trên điện thoại di động”
được cập nhật mỗi ngày. Các chuyên gia ước tính doanh thu quảng cáo của Youtube
rơi vào khoảng 10 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng khoảng 40%. Google - công ty
sở hữu Youtube, và Facebook đã kiếm được khoảng 100 tỷ USD từ doanh thu quảng
cáo trong năm 2017. Như vậy, chỉ riêng hai mạng xã hội lớn nhất này đã chiếm tới
46,4% toàn bộ doanh thu quảng cáo trực tuyến trên phạm vi toàn cầu (báo cáo của
eMaketer). Điều này cho thấy vị trí quan trọng của việc sử dụng MXH để quảng cáo
trên thiết bị di động.



Thứ ba là thắt chặt mối quan hệ của doanh nghiệp bạn với tập khách hàng cũ và

tiềm năng:
Đây là thuận lợi khá lớn của doanh nghiệp. Trong môi trường truyền thống
việc thực hiện duy trì mối quan hệ với tất cả các khách hàng của doanh nghiệp,
thường xuyên theo dõi và chia sẻ các thông tin, phản hồi của khách hàng là một
điều khóa khăn và thực hiện rất phức tạp, tốn công, tốn của. Tuy nhiên khi thực hiện
kinh doanh trực tuyến, đặc biệt là hoạt động truyền thông qua MXH doanh nghiệp
sẽ dễ dàng có được thông tin khách hàng, chăm sóc và giữ chân khách hàng dễ dàng
hơn, tạo lập hệ thống mối quan hệ rộng lớn: Thông qua các trang fanpage, các
status, các coment và ứng dụng “like” trên kênh này.



Thứ tư là thuận lợi trong tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp:
MXH có ứng dụng khá hay và hiệu quả cho các cá nhân, doanh nghiệp trong
việc quảng bá của mình, đó là “hiệu ứng lây lan”. Với một thông tin hay sản phẩm,
chiến dịch mới các bạn có thể nhanh chóng truyền tới tập khách hàng tiềm năng,
cũng như trao đổi với khách hàng dễ dàng, điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi
21


phí khá lớn so với các hình thức truyền thống.
Những thuận lợi của việc truyền thông qua MXH đã đem lại khá nhiều thành
công cho các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến trên thế giới: Barack
Obama đã trở thành tổng thống Mỹ sau khi “ lan truyền” thông tin của ông. Hay
chính hãng quảng cáo nước giải khát cũng đã không kém cạnh, thu được lợi nhuận
lớn sau khi lan truyền trên kênh mạng xã hội này.
1.2.5.2 Khó khăn khi ứng dụng công cụ truyền thông tiếp thị xã hội cho
doanh nghiệp
MXH là kênh truyền thông khá hiệu quả cho các doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh online, mang lại cho các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ những lợi ích không

hề nhỏ với khoản chi phí lại thấp. Tuy nhiên việc gì cũng có hai mặt của nó, với các
hoạt động kinh doanh trên MXH doanh nghiệp cũng có thể “vấp” phải các khó
khăn:


Tính chính xác của các thông tin người dùng dẫn đến những hành vi lừa đảo: Khi
đăng tải nội dung lên các trang MXH, sẽ có những thông tin của doanh nghiệp mà
bị làm giả dẫn đến việc người tiêu dùng bị lừa. Hoặc trường hợp ngược lại, doanh
nghiệp gặp phải những khách hàng có thông tin giả mạo không chính xác dẫn đến
việc buôn bán trở nên mất trung thực. Đó là một thực trạng mà rất nhiều doanh

nghiệp gặp phải khi tham gia kinh doanh vào mạng xã hội.
• Khó khăn trong việc đảm bảo tính riêng tư: Là một trong những phương tiện của
TMĐT nên việc truyền thông qua MXH cũng gặp phải khó khăn mà chưa có hướng
giải quyết tốt nhất trong TMĐT, đó là đảm bảo tính an toàn, riêng tư cá nhân. Các
thông tin về người tham gia: tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, email,… không phải là
những thông tin khuyến khích quảng bá, nhưng nó vẫn không thể đảm bảo là an
toàn, và người khác không thể không biết được.
• Nguồn nhân lực chưa có đủ trình độ, kỹ năng: Truyền thông qua MXH đem lại khá
nhiều thành công cho các doanh nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên ở nước ta đây là
một hoạt động khá mới mẻ và nguồn nhân lực đáp ứng và hiểu biết về MXH
(facebook) còn quá mỏng, trong khi đó cũng như CNTT và Inetrnet kênh mạng xã
hội này cũng thường xuyên có những bước cải biến mới, nguồn nhân lực khó có thể
đuổi bắt được, am hiểu hết được công cụ truyền thông này. Ví dụ như vấn đề tương
tác hai chiều giữa hai người với nhau, hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Phần lớn các doanh nghiệp vẫn chỉ thực hiện “tương tác đơn”: sử dụng avatar girl
22


xinh, add nhiều bạn bè để spam dẫn đường link về website, tag nhiều người vào

hình ảnh của mình,…. Mà quên đi việc thường xuyên trao đổi, thực hiện comment
với các khách hàng để tạo dựng mối quan hệ. Việc thiếu nguồn lực có trình độ, kỹ


năng là một điểm khó khăn lớn của các doanh nghiệp.
Truyền thông qua mạng xã hội chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn: Với rất nhiều
lợi ích mang lại, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam lại tỏ ra thờ ơ và chậm
chạp trong việc cập nhật các xu hướng truyền thông hiện đại. Rất nhiều doanh nghiệp
nhận thức được nhưng lại ì ạch và ngại phải thay đổi. Thêm vào đó là sự đầu tư với
ngân sách eo hẹp đối với hoạt động Marketing nói chung làm cho hoạt động truyền
thông qua mạng xã hội khó đạt được hiệu quả như mong muốn.
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Marketing TMĐT nói chung và truyền thông Marketing qua MXH những năm
hiện nay không còn là đề tài quá xa lạ với mọi người. Đã có khá nhiều những bài
nghiên cứu, bài báo viết về đề tài MXH và các vấn đề liên quan. Có thể kể đến:



Bài giảng học phần Marketing thương mại điện tử của Khoa Thương mại điện tử trường Đại học Thương mại biên soạn: Bài giảng cung cấp những hệ thống lý thuyết
tổng quan về marketing TMĐT, cách lập kế hoạch marketing TMĐT, kiến thức về hoạt

động quản trị chào hàng, định giá, truyền thông và phân phối trong TMĐT.
• Giáo trình Marketing Thương mại điện tử - TS Nguyễn Hoàng Việt - Trường Đại
học Thương mại: Cuốn sách trình bày các vấn đề cơ bản về marketing TMĐT, các
quá trình marketing cơ bản của một doanh nghiệp làm TMĐT theo tiếp cận giá trị
cung ứng cho khách hàng và quản trị tri thức.

23





Các tạp chí trực tuyến về kênh công nghệ thông tin: ictnews.vn, genk.vn,
pcword.com.vn,…và các trang diễn đàn về marketing như: marketing-branding.vn,
marketingonline.com đã viết về mạng xã hội facebook. Các bài báo đem đến cho
người đọc những thông tin mới nhất về facebook, về Mark Zuckerberg, về các ứng
dụng, các cách thức xây dựng chiến lược, kế hoạch truyền thông qua mạng xã hội
này hiệu quả nhất.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Mạng xã hội bắt đầu đi vào hoạt động đã đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ
thống mạng xã hội trực tuyến, cho phép các thành viên tạo ra những công cụ mới
cho cá nhân của mình cũng như các thành viên khác. Chính sự thu hút của nó đã
làm suất hiện sự tò mò muốn tìm hiểu sâu hơn của các doanh nghiệp và các nhà
nghiên cứu, và hàng loạt các cuốn sách, các bài báo viết về kênh truyên thông mạng
xã hội này đã ra đời. Những cuốn điển hình có thể kể đến:



Cuốn sách Truyền thông xã hội – tác giả: Dave Kerpen. Thông qua cuốn sách này,
những bí mật thú vị của Dave Kerpen trong việc xây dựng một thương hiệu trên
Facebook cũng như những mạng truyền thông xã hội khác sẽ được hé hộ. Ngoài ra,
độc giả sẽ được tìm hiểu thêm về các phương thức tương tự đã được sử dụng để tạo
nên thành công cho một số công ty lớn như: Cumberland Farms hay 1800-Flower.
Một điều đặc biệt nữa ở cuốn sách, đó là nó đã bỏ qua được các lý thuyết và kỹ
thuật rườm rà của truyền thông qua mạng xã hội, thay vào đó nó cung cấp cho độc
giả những điều thiết yếu để nhanh chóng hoà nhập vào sự thay đổi thần tốc của




mạng truyền thông và marketing.
Cuốn sách Facebook marketing for dummies - tác giả: Paul Dunay and Richard
Krueger. Cuốn sách đã đem đến cho người đọc những kiến thức, kinh nghiệm để tận
dụng sức mạnh cộng đồng faccebook để đạt được mục tiêu tiếp thị của doanh
nghiệp. Tác giả tập trung sâu sắc vào các chiến lược, chiến thuật, kỹ thuật cần thiết
để xuất sắc trong thế giới tiếp thị facebook, cách tạo ra các widget và các ứng dụng
facebook,… Cuốn sách phục vụ như một hướng dẫn phải có cho các doanh nghiệp

đáng tin cậy nhất, chịu trách nhiệm, đạo đức và thực hành tiếp thị với Facebook.
• Cuốn sách Maketing Management của Ph.Kotler & Keller (2009) là cuốn sách mà
bất kì một Marketer nào cũng cần có. Cuốn sách giúp những người làm Marketing
hiểu được những kiến thức về Marketing, và trong đó không thể thiếu được hoạt
động truyền thông Marketing. Từ đó giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về hoạt
24


động truyền thông Marketing, là cơ sở cho việc xây dựng và đánh giá hoạt động
truyền thông Marketing qua mạng xã hội.

25


×