Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

chuyen de SHL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.66 KB, 5 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ DẠY TỐT
TIẾT SINH HOẠT LỚP - LỚP 5
I./ ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về Đức-
Trí- Mĩ và những kĩ năng cơ bản để học sinh có cơ sở học lên lớp trên.Trong đó lớp 5 là
lớp cuối cấp bậc tiểu học và đó là một thử thách lớn đối với thầy cô chúng ta vì các em
bắt đầu phát triển về tâm sinh lí, tư duy trừu tượng...
- Trong các tiết học, tiết sinh hoạt lớp đóng vai trò rất quan trọng. Tiết này được xác định
rõ ràng trong thời khoá biểu và được tiến hành vào cuối tuần nhằm đánh giá lại các hoạt
động, các công việc của lớp đã diễn ra trong tuần. Vì thế nó giữ một vị trí quan trọng
trong việc chuyển giao nhiệm vụ của nhà trường đến từng lớp một cách kịp thời và chính
xác.
II/. THỰC TRẠNG:
- Qua quá trình giảng dạy trực tiếp ở lớp 5, đối chiếu với tình hình thực tế của học sinh
hiện nay chúng tôi nhận thấy: Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến tiết sinh hoạt lớp,
dành thời gian rất ít cho tiết này dẫn đến các em học sinh còn thờ ơ trong việc thi đua học
ở các tổ, tham gia phong trào ở các lớp chưa cao, các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn đưa
ra những kế hoạch trong học tập như: giúp bạn vượt khó, tổ chức đôi bạn học tập,…
- Từ những nguyên nhân trên, tập thể giáo viên lớp 5 đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp
để dạy tốt tiết sinh hoạt lớp. Qua đó giúp các em thấy được những hạn chế của bản thân,
tập cho các em mạnh dạn phát biểu ý kiến...
III./ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Để đạt được mục tiêu trên, giáo viên lớp 5 đã thực hiện những biện pháp sau:
1/ Xác định mục tiêu tiết học
Trong tiết sinh hoạt lớp, các công việc được triển khai thực hiện gồm hai phần:
 Đánh giá các công việc thực hiện trong tuần một cách toàn diện về các mặt giáo dục
( đạo đức, học tập, thể chất, thẩm mĩ và lao động)
 Đưa ra phương hướng các công việc thực hiện trong tuần tới.
1
2/ Đồ dùng dạy học:
Đây là một trong những khâu không thể thiếu trong quá trình thực hiện một tiết sinh hoạt


lớp
 Giáo viên:Tổng kết những mặt ưu của lớp đạt được, một số mặt còn yếu kém ở học
sinh trong tuần cần được sửa chữa, một số công việc trọng tâm cần thực hiện trong
tuần, một số mẩu chuyện về các doanh nhân,hoặc bài hát có nội dung giáo dục truyền
thống,…
 Học sinh: Các lớp phó, tổ trưởng chuẩn bị nội dung các công việc đã làm được và
chưa làm được trong tuần. Lớp trưởng chuẩn bị phương hướng, nhiệm vụ thực hiện
các công việc trong tuần tới. Bản thân các học sinh cũng tự kiểm tra lại những việc
mình đã làm đươc hay chưa đạt được trong tuần qua....
3/Đổi mới phương pháp dạy học:
 Tổ chức giờ học trong tiết sinh hoạt lớp bằng các hoạt động giúp học sinh phát huy
tính tích cực, chủ động, tự nêu ra tất cả những công việc đã thực hiện tốt hoặc chưa
đạt yêu cầu, những công việc chưa thực hiện được. Khi nêu hiệu quả công việc cần
nêu rõ tên người thực hiệnđể tiện cho việc biểu dương.
 Trong tiết sinh hoạt lớp, giáo viên cần chú ý gợi mở cho các em tự giác có ý kiến về
việc học tập cũng như tự đưa ra kế hoạch cho tổ, lớp để đạt được thành tích cao hơn.
Bên cạnh đó, để tiết sinh hoạt lớp thêm sinh động giáo viên còn tổ chức cho các em
chơi trò chơi, thi đua hát,…
 Giáo viên cần xem xét và phân tích những nguyên nhân dẫn đến công việc thực hiện
chưa tốt, học tập còn yếu kém, phong trào học tập của lớp chưa đạt hiệu quả cao để từ
đó rút kinh nghiệm- mặt nào đã tốt thì cần phát huy, mặt nào còn hạn chế thì cần khắc
phục.
 Tóm lại, giáo viên cần có kế hoạch và ý kiến thật cụ thể, chi tiết nhằm phát huy tối đa
những năng lực đã có ở học sinh và hạn chế những tồn tại trong các hoạt động.
IV./ KẾT LUẬN:
1. Để dạy tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả, vai trò của giáo viên hết sức quan trọng.
2. Giáo viên phải xác định học sinh là trung tâm của quá trình dạy học, phải luôn phát
huy tính tích cực của học sinh, tập cho các em mạnh dạn phát biểu ý kiến một cách
trung thực và chính xác.
3. Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể cho từng công việc, phải có sự phân công rõ ràng,

khen thưởng hợp lí cho từng đối tượng học sinh để các em tích cực, hăng say trong học
tập cũng như tham gia tốt các phong trào của nhà trường đề ra.
4. Tạo được không khí học tập thoải mái, tự giác, gây hứng thú cho học sinh thông qua
những trò chơi, thi đua,…và những lời động viên của người thầy.
2
V./ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Để dạy tốt tiết sinh hoạt lớp nhằm giúp các em có định hướng học tập một cách tích
cực, hứng thú, có hiệu quả, giáo viên cần thực hiện tốt các việc sau:
2. Tự học sinh báo cáo những việc đã làm được và những việc chưa làm được.
3. Không làm thay, nói thay cho học sinh mà nên tổ chức các hoạt đông cho học sinh làm.
4. Tạo điều kiện cho học sinh tự nêu ý kiến của bản thân.
5. Tạo bầu không khí vui vẻ để học sinh thi đua, hợp tác với nhau trong quá trình học tập.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà chúng tôi đúc kết qua quá trình dạy tiết sinh hoạt lớp,
song kết quả đạt được chỉ là bước đầu. Rất mong được sự đóng góp ý kiến xây dựng của
đồng nghiệp để chúng tôi ngày càng hoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn.
Tân Thạnh Đông, ngày 01 tháng 12 năm 2008
TM Giáo viên lớp 5
Trương Hương Bình

3
SINH HOẠT L ỚP
TUẦN 15
I. MỤC TIÊU:
- HS tự nhận xét tuần 15 .Biết đưa ra những cơng việc cần làm trong tuần sau.
- Rèn kĩ năng tự quản
- Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể
II. CHU ẨN BỊ :
Các tổ trưởng,lớp phó, lớp trưởng : chuẩn bị báo cáo
Cá nhân HS chuẩn bị ý kiến đóng góp để tuần sau lớp học tiến bộ hơn
GV: bảng nhận xét cơng vịêc tuần qua và đề ra kế hoạch cho tuần tới

II.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kh ởi động :
Hát
Giới thiệu
2.Các hoạt động chính:
a/ Ho ạt động 1: Báo cáo cơng việc tuần vừa qua
* Các tổ trưởng báo cáo kết quả của tuần vừa qua
* Lớp phó báo cáo, lớp trưởng tổng kết
* GV tổng kết
-Chun cần,nề nếp
+ Lớp đi học tương đối đầy đủ (Vắng Trúc- nằm
viện)
+Xếp hàng ngay ngắn , nhanh, thẳng hàng…
+ Trong lớp học tương đối trật tự
-Vệ sinh:
+ Vệ sinh cá nhân tốt.
+ Lớp sạch sẽ, gọn gàng.
- Phong trào: ni heo đất- tốt, tuy nhiên tổ 3 chưa tham
gia tích cực
- Học tập:
+ Tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực,
đa số học bài và làm bài đầy đủ.
+ Nhiều em có sự tiến bộ ( Thuỷ, Oanh,…)
+ Tuy nhiên còn nhiều em vẫn chưa nắm vững
cách chia- nên còn sai nhiều.(Kiên, Thật, A.Thành, Thi,...)
b/ Hoạt động 2 : Đề ra những cơng việc trong tuần sau
Các tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng
báo cáo
Lắng nghe GV nhận xét chung


4
* Chơi trò chơi “Tôi bảo”- lớp trưởng điều khiển
* Những công việc tuần sau:
- GV yêu cầu HS nêu ý kiến
- Gv tổng kết và bổ sung cho hoàn chỉnh.
+ Khắc phục hạn chế tuần qua
+ Dặn dò hướng phấn đấu học các môn học....
* Bản thân HS đăng kí việc làm sẽ phấn đấu để đạt được
trong tuần sau
3. Ho ạt động nối tiếp
Đọc 1 tấm gương của danh nhân, hoặc một bài văn
hay...
Nhắc nhở các em cố gắng thực hiện tốt những điều đã
quyết tâm thực hiện.
Lớp trưởng tổ chức
HS nêu ý kiến
HS đăng kí
HS đọc
Tân Thạnh Đông, ngày 05 -12- 2008
GVPTL
Nguyễn Thị Bảo San
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×