Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

luận văn kinh tế luật phát triển thƣơng mại mặt hàng thép của công ty cổ phần thép tổng hợp trên thị trƣờng nội địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.57 KB, 38 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài khóa luận này, em đã được trang
bị những nền tảng kiến thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh, và các kiến thức chuyên
ngành kinh tế thương mại.Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ
lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã giảng dạy tận tình cho sinh viên chúng
em trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Th.S Vũ Tam Hoà đã hết lòng giúp đỡ và
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các anh chị cán bộ công nhân viên của công
ty cổ phần Thép Tổng Hợp đã giúp đỡ, chỉ bảo và cung cấp tài liệu cho em để hoàn
thành bài khóa luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng song do điều kiện về thời gian, kinh nghiệm và năng
lực của bản thân còn hạn chế nên đề tài khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến góp ý quý báu từ phía thầy cô và các bạn để bài
khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG:..................................................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1,Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.......................................................................1
2.Tổng quan về công trình nghiên cứu liên quan......................................................2
3.Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài..................................................................4
4.Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................4


5.Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
6.Kết cấu khóa luận tốt nghiệp...................................................................................6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP TỔNG
HỢP TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA.......................................................................7
1.1Một số khái niệm cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng thép của công ty
cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa.......................................................7
1.1.1Khái niệm về Thương mại....................................................................................7
1.1.2 Khái niệm về phát triển thương mại ...................................................................7
1.1.3Khái niệm phát triển thương mại mặt hàng thép...................................................8
1.2 Một số lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty
cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa..........................................................8
1.2.1. Phát triển thương mại mặt hàng Thép...............................................................8
1.2.2. Vai trò của phát triển thương mại mặt hàng thép................................................9
1.3 Nội dung và nguyên lý cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng thép của công
ty cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa....................................................10
1.3.1 Những nguyên lí cơ bản....................................................................................10
1.3.2 Chính sách phát triển thương mại mặt hàng thép của công ty cổ phần Thép Tổng
Hợp trên thị trường nội địa..........................................................................................12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG THÉP
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP TỔNG HỢP TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA.. .15
2.1. Tổng quan tình hình kinh doanh và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến sự
phát triển thương mại mặt hàng thép của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp........15
2.1.1 Tổng quan tình hình kinh doanh của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị
trường nội địa..............................................................................................................15

ii


2.1.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến phát triển thương mại mặt hàng

Thép của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa..............................18
2.2.Phân tích thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty cổ
phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa..........................................................21
2.2.1. Phát triển thương mại về quy mô mặt hàng thép của công ty cổ phần Thép
Tổng Hợp trên thị trường nội địa...............................................................................21
2.2.2. Chất lượng của phát triển thương mại mặt hàng thép của công ty cổ phần
Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa.....................................................................22
2.2.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh mặt hàng thép của công ty cổ phần Thép Tổng
Hợp trên thị trường nội địa........................................................................................24
2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu phát triển thương mại mặt hàng
thép của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa.........................25
2.3.1. Những thành công của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa....25
2.3.2. Hạn chế của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa..............25
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế phát triển thương mại sản phẩm thép của
công ty cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa...........................................25
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT
HÀNG THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP TỔNG HỢP TRÊN THỊ
TRƯỜNG NỘI ĐỊA...................................................................................................27
3.1. Quan điểm, định hướng, triển vọng phát triển thương mại mặt hàng thép của
công ty cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa...........................................27
3.1.1. Quan điểm phát triển thương mại mặt hàng thép ...........................................27
3.1.2. Định hướng phát triển thương mại sản phẩm thép.........................................28
3.2. Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng thép của công ty cổ phần Thép
Tổng Hợp trên thị trường nội địa...............................................................................29
3.3. Kiến nghị phát triển thương mại mặt hàng Thép của công ty cổ phần Thép
Tổng Hợp trên thị trường nội địa...............................................................................31
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước..............................................................................31
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngành thép...........................................................................32
3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu...................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................34


iii


DANH MỤC BẢNG:
TT Bảng số
Tên bảng
Trang
1
2.1
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Thép
17
Tổng Hợp.
Các chỉ tiêu về quy mô của công ty cổ phần Thép Tổng
2
2.2
21
Hợp.
3
2.3
Kết quả doanh thu theo thị trường của công ty cổ phần
22
Thép Tổng Hợp giai đoạn 2013-2015.
4
2.4
Tỷ trọng doanh thu các mặt hàng Thép của công ty cổ
23
phần Thép Tổng Hợp.
5
2.5

Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
24
cổ phần Thép Tổng Hợp.

iv


LỜI MỞ ĐẦU
1,Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu
vào nền kinh tế quốc tế tạo điều kiện phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu và lưu
thông hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia. Nhờ đó mà các doanh nghiệp trong nước có
thể mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới. Hiện
nay, nước ta được đánh giá là một thị trường lớn và đầy tiềm năng với số dân gần 90
triệu người, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng (đạt 1300 USD/ người/
năm) do đó nhu cầu về mặt hàng thép ngày càng tăng do sự phát triển của các công
trình xây dựng, trang trí nội thất, sản xuất đồ dùng, trang thiết bị từ sản phẩm thép làm
tăng quy mô tiêu thụ về mặt hàng thép trên thị trường trong nước.
Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp ngày càng phải đối
mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Để có thể đứng vững trên thị trường
nhiều biến động, và có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp nhập
khẩu thép đã và đang tìm cách phát triển thương mại mặt hàng này bằng nhiều cách
thức khác nhau. Nhưng một thực tế là nhiều doanh nghiệp cũng không tránh khỏi
những khó khăn nên còn lúng túng trong việc thực hiện các giải pháp nhằm phát triển
thương mại mặt hàng thép của mình cụ thể như vấn đề về nguồn lực tài chính, nhân
lực, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm theo cả chiều rộng và chiều sâu nhằm tăng
quy mô, doanh thu và hiệu quả thương mại,…
Từ những yêu cầu thực tế em nhận thấy việc nghiên cứu “Phát triển thương mại
mặt hàng thép của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa” là thực sự
cần thiết xuất phát từ các lý do sau:

- Về mặt lý luận
Phát triển thương mại mặt hàng là hoạt động không thể thiếu với các doanh nghiệp
nói chung và với các doanh nghiệp ngành thép nói riêng. Vì vậy cần có nền tảng lý luận
cơ bản, rõ ràng, cụ thể để các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hoạt động phát triển
thương mại mặt hàng thép. Đề tài nghiên cứu sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở vững chắc về
mặt lý luận để từ đó có những chiến lược phát triển thương mại phù hợp với doanh
nghiệp.
- Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, trong điều kiện nhà nước ta đang có những chính sách khuyến khích
phát triển các doanh nghiệp sản xuất trong nước, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu
giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thép cho các doanh nghiệp mà chủ yếu chỉ
tập trung nghiên cứu giải pháp phát triển hay nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm
1


sản xuất trong nước. Trong khi phát triển thương mại mặt hàng thép của các doanh
nghiệp mang những đặc trưng riêng biệt. Vì thế cần phải đi sâu nghiên cứu về phát
triển thương mại mặt hàng này và đề ra giải pháp phù hợp với thực trạng hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, công ty cổ phầnThép Tổng Hợp là một doanh nghiệp sản xuất và phân
phối thép, có thị trường chủ yếu ở các tỉnh thành phố lớn ở phía bắc như Hà Nội, Bắc
Ninh, Hải Phòng,...tuy nhiên thị trường phía nam thì chưa được quan tâm đúng mức.
Lượng tiêu thụ hàng năm chưa đạt mức hiệu quả. mức tăng trưởng không ổn định qua
các năm, chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu và phục vụ lợi ích khách hàng. Vì vậy, cần
phải có giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại mặt hàng thép của công ty, và
giải pháp thị trường là một giải pháp quan trọng và điển hình.
2.Tổng quan về công trình nghiên cứu liên quan
Liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm thép đã có nhiều công trình
nghiên cứu. Cụ thể là một số công trình luận văn tốt nghiệp cuối khóa như:
Đề tài “giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng thép không gỉ

trên thị trường nội địa của công ty TNHH Quốc tế TYG” của sinh viên Nguyễn Thị Tuyền
– lớp K44F5 – Khoa kinh tế - Trường đại học Thương Mại. Đề tài đã sử dụng phương
pháp thu thập và phân tích, xử lý dữ liệu và hệ thống hóa được một số vấn đề lý thuyết có
liên quan đến vấn đề thị trường, phát triển thương mại, các chỉ tiêu đánh giá phát triển
thương mại, cơ sở và chính sách phát triển thương mại. Đồng thời khái quát được thực
trạng phát triển thương mại sản phẩm thép không gỉ trên thị trường nội địa nói chung cũng
như của công ty TYGICO nói riêng trong giai đoạn 2007- 2011. Đề tài cũng đề xuất một
số giải pháp về thị trường cũng như một số kiến nghị với nhà nước và các ngành có liên
quan nhằm thúc đẩy phát triển thương mại sản phẩm thép không gỉ giai đoạn 2012- 2015.
Đề tài “Giải pháp nguồn nhân lực nhằm phát triển thương mại sản phẩm thép
của công ty cổ phần vật tư tổng hợp Hà Tây” của sinh viên Trần Thị Ngọc Diệp – Lớp
K43F3 - Khoa Kinh Tế - Trường Đại Học Thương Mại. Đề tài tập trung nghiên cứu
vấn đề phát triển thương mại sản phẩm thép xây dựng của công ty cổ phần vật tư tổng
hợp Hà Tây, đánh giá được thành công, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm sử
dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong phát triển thương mại sản phẩm thép xây dựng
của công ty.
Đề tài “ Phát triển thương mại sản phẩm bóng đèn tiết kiệm điện trên thị trường
nội địa” của sinh viên Vũ Thị Đông – khoa kinh tế - Trường Đại Học Thương Mại. Đề
tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm bóng đèn tiếp kiệm
điện trên thị trường nội địa. Qua đó, phát hiện ra những tồn tại trong phát triển thương
mại sản phẩm đó, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất những giải pháp đối với doanh
2


nghiệp và kiến nghị đối với nhà nước nhằm tạo điều kiện cho phát triển thương mại
sản phẩm này trên thị trường nội địa.
Đề tài “Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm ô tô trên địa
bàn Hà Nội, lấy công ty TNHH Thiên Ngọc An làm đơn vị nghiên cứu”, của sinh viên
Nguyễn Hải Hường - khoa kinh tế - ĐH Thương Mại. Đề tài đã đưa ra những lý luận
về thị trường, thương mại, giải pháp thị trường và phát triển thương mại sản phẩm.

Đồng thời nêu thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản
phẩm ô tô của công ty, từ đó đi sâu nghiên cứu giải pháp về thị trường nhằm phát triển
thương mại sản phẩm này trên thị trường Hà Nội. Cụ thế, bằng phương pháp thu thập,
phân tích và xử lý dữ liệu, đề tài đã tập trung giải quyết được một số vấn đề như: bản
chất của phát triển thương mại sản phẩm ô tô là gì? Chỉ tiêu nào cho phép đánh giá
phát triển thương mại sản phẩm ô tô? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển
thương mại sản phẩm này? Và vai trò của phát triển thương mại sản phẩm ô tô như thế
nào? Về mặt thực tiễn, luận văn đã chỉ ra được thực trạng phát triển thương mại sản
phẩm ô tô của các doanh nghiệp kinh doanh ô tô nói chung và công ty TNHH Thiên
Ngọc An nói riêng trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2005- 2010, đồng thời đề xuất kiến
nghị, giải pháp để phát triển thương mại mặt hàng này trong giai đoạn 2011- 2015.
Đề tài“Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng điện tử- điện
lạnh trên thị trường Hà Nội, lấy công ty CP đầu tư và xuất nhập khẩu thiết bị An Phát
làm đơn vị nghiên cứu” của sinh viên Hoàng Thị Minh - khoa kinh tế - trường ĐH
Thương mại. Về lý luận, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề như: phát triển
thương mại mặt hàng là gì? Bản chất của phát triển thương mại mặt hàng? Khái quát
về mặt hàng điện tử- điện lạnh và sản phẩm Tivi, các tiêu chí đánh giá phát triển
thương mại mặt hàng này. Về mặt thực tiễn, với phương pháp thu nhập và phân tích dữ
liệu, luận văn đã đánh giá được tình hình phát triển thương mại sản phẩm Tivi trên thị
trường Hà Nội, các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm
Tivi trên thị trường Hà Nội. Đồng thời đưa ra được kết quả hoạt động kinh doanh và
thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thiết bị điện tử điện lạnh (Tivi) của công ty
CP đầu tư và xuất nhập khẩu thiết bị An Phát, giải pháp thị trường mà công ty đã thực
hiện trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm điện tử điện lạnh giai đoạn 20062011. Từ đó đưa ra kết luận về thành công và những khó khăn trong phát triển thương
mại sản phẩm của công ty và những nguyên nhân của nó. Đề ra quan điểm, dự báo về
triển vọng phát triển thương mại mặt hàng này và những giải pháp thị trường đối với
công ty giai đoạn 2011- 2015.
Các đề tài trên đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thị trường, thương mại và
phát triển thương mại. Đồng thời đã nêu ra các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá phát triển
3



thương mại sản phẩm, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm
cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thương mại sản phẩm. Tuy nhiên
chưa đề tài nào nghiên cứu về phát triển thương mại mặt hàng thép của công ty Thép
Tổng Hợp. Vì vậy đề tài nghiên cứu về “ phát triển thương mại mặt hàng thép của
Công ty Cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa” là một đề tài có tính mới mẻ
và khác biệt với các đề tài trước
3.Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Xuất phát từ những luận cứ khoa học, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển
thương mại sản phẩm thép những năm gần đây, em thấy rằng trong thời gian tới phải
giải quyết được những vấn đề đặt ra với ngành thép của Việt Nam nói chung và của
Công ty cổ phần Thép Tổng Hợp nói riêng về việc sản xuất và cung ứng sản phẩm
thép. Để làm được điều đó cần căn cứ vào những vấn đề sau:
Về lý luận: trên cơ sở lý thuyết đã học chuyên ngành kinh tế thương mại đề tài
tập trung nghiên cứu các vấn đề về cơ sở lý luận, xác lập những nguyên lý, các tiêu chí
và hệ thống các chỉ tiêu về phát triển thương mại mặt hàng, các chính sách sử dụng
trong phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp, vai
trò của việc phát triển thương mại sản phẩm thép để định hướng cho quá trình đổi mới
và hoàn thiện các chính sách phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty cổ phần
Thép Tổng Hợp.
Về mặt thực tiễn: trên cơ sở ứng dụng các lý luận trên cùng với việc phân tích dữ
liệu thu thập được, thì vấn đề đặt ra là trong quá trình mở rộng quy mô và nâng cao
chất lượng, hiệu quả thương mại sản phẩm thép, công ty đã đạt được những thành
công và hạn chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế đó là gì? Và công ty cần làm gì
để khắc phục những hạn chế đó nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại sản phẩm của
mình. Đề cập đến phát triển thương mại đề tài tập trung vào tìm hiểu thực trạng và
nâng cao chất lượng phát triển thương mại nhằm đưa ra giải pháp phát triển thương
mại mặt hàng thép của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp.
4.Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Khái quát và hệ thống hoá những lý luận về phát triển thương mại sản phẩm thép
Nắm rõ thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép củacông ty cổ phần
Thép Tổng Hợp, đánh giá được những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến
hạn chế trong việc phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty cổ phần Thép
Tổng Hợp.
Đề xuất được các giải pháp và kiến nghị phát triển thương mại sản phẩm thép của
công ty cổ phần Thép Tổng Hợp.
4


4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại mặt hàng thép của
công ty cổ phần Thép Tổng Hợp.
4.3Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm thép. Trong đó tập trung
nghiên cứu thực trạng cũng như đề xuất giải pháp phát triển thương mại về quy mô và
chất lượng và hiệu quả
Phạm vi về không gian
Do hạn chế về thời gian nên em chỉ nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm
thép của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa cụ thể là các tỉnh: Hà
Nội, Bắc Ninh,Hải Phòng,Hải Dương làm số liệu để phân tích.
Phạm vi về thời gian
Sử dụng số liệu nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép của
công ty trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2015, giải pháp và đề xuất áp
dụng cho công ty cổ phần Thép Tổng Hợp trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến
năm 2020.
5.Phương pháp nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và khó khăn trong việc điều tra phân tích thu thập dữ

liệu trực tiếp nên để thực hiện đề tài em sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp. Đây là dữ liệu:
Bao gồm những dữ liệu được thu thập từ các nguồn trong và ngoài công ty. Dữ liệu
trong công ty bao gồm: Các báo cáo, tài liệu của công ty do các phòng ban cung cấp:
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ 2013 – 2015, báo cáo thường niên qua các năm
của toàn công ty và các kết quả hoạt động phát triển thương mại sản phẩm thép của
công ty qua các năm từ 2013– 2015.
Dữ liệu ngoài công ty: Thu thập số liệu qua sách, giáo trình: Đề cương bài giảng
kinh tế thương mại đại cương của trường Đại học Thương mại, Giáo trình Kinh tế thương
mại của trường Đại học kinh tế Quốc dân, các luận văn của sinh viên trường Đại học
Thương mại,...các văn bản, thông tư, nghị định của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên
quan.
Mục đích thu thập các dữ liệu thứ cấp là phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá
thực trạng của việc phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty cổ phần Thép Tổng
Hợp.
Các phương pháp phân tích dữ liệu:Phương pháp biểu đồ, bảng biểu,phương
pháp so sánh, phương pháp phân tích cơ bản, phương pháp phân tích tổng hợp, phương
pháp chỉ số
5


6.Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần tóm lược, mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục tài liệu
tham khảo, đề tài được chia thành 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng thép
của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa.
Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại mặt hàng thép của công ty cổ phần
Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa.
Chương 3: Các đề xuất kiến nghị phát triển thương mại mặt hàng thép của công
ty cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa.


6


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP TỔNG
HỢP TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA.
1.1Một số khái niệm cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng thép của
công ty cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa.
1.1.1Khái niệm về Thương mại.
Thương mại là tập hợp các hiện tượng ,các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn
và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi
nhuận.
Thương mại hàng hóa là một bộ phận của thương mại nói chung , ra đời từ rất lâu
trong lịch sử. Thương mại hàng hóa là lĩnh vực trao đổi hàng hóa hữu hình bao gồm
tổng thể hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động hỗ trợ các chủ thể kinh tế nhằm
thúc đẩy quá trình trao đổi diễn ra theo đúng mục tiêu đã xác định.
1.1.2 Khái niệm về phát triển thương mại .
Dưới cách tiếp cập của kinh tế thương mại phát triển thương mại được hiểu bao gồm
việc gia tăng quy mô thương mại một cách hợp lý, thúc đẩy nhịp độ, tốc độ tăng trưởng
thương mại nhanh, ổn định và liên tục, cải thiện chất lượng phát triển thương mại gắn với
chuyển dịch cơ cấu thương mại phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thương mại hướng vào
mục tiêu phát triển bền vững, đáp ứng hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.
Gia tăng quy mô thương mại là sự mở rộng thị trường về số lượng, gia tăng sản
lượng tiêu thụ sản phẩm qua đó làm gia tăng giá trị thương mại, có sự mở rộng về thị
trường, gia tăng thị phần của công ty trên thị trường. Phát triển thương mại một sản phẩm
xét về mặt quy mô thương mại là tạo đà cho sản phẩm bán được nhiều hơn, quay vòng
vốn nhanh hơn, giảm thời gian trong lưu thông, thị trường của sản phẩm không chỉ bó hẹp
trong những thị trường truyền thống mà còn được mở rộng ra những thị trường mới.
Cải thiện chất lượng thương mại là sự chuyển dịch cơ cấu thương mại một cách hợp
lý, có sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa, dịch vụ theo hướng tăng những hàng hóa có chất

lượng tốt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dung, đảm bảo ổn định quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp…chuyển dịch cơ cấu thị trường theo hướng thâm nhập khai thác
tốt thị trường cũ của sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi nhuậ đồng thời phát triển thị trường
theo chiều sâu.
Hiệu quả thương mại phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ
ra trong quá trình trao đổi hàng hóa trên thị trường.Thực chất đó là quá trình sử dụng các
nguồn lực trong thương mại nhằm đạt tới những mục tiêu đã xác định. Phát triển thương
mại xét theo hiệu quả thương mại đó là sự tăng lên của kết quả và sự giảm đi của chi phí;
sự tăng lên của cả kết quả và chi phí nhưng tốc độ tăng của kết quả nhanh hơn so với tốc
7


độ tăng của chi phí hay sự giảm đi của cả kết quả và chi phí nhưng sự giảm đi của kết quả
chậm hơn so với sự giảm đi của chi phí.
Phát triển thương mại hướng vào mục tiêu phát triển bền vững đó là kết hợp hài hòa
mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp
vừa tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cho người lao động, đồng thời bảo vệ
môi trường.
1.1.3Khái niệm phát triển thương mại mặt hàng thép.
Thép là một hợp kim chứa chủ yếu sắt và thành phần carbon chứa từ 0,2% đến
2,1% về khối lượng phụ thuộc vào các loại khác nhau. Carbon là nguyên liệu chủ yếu
nhưng còn có các thành phần hợp kim khác được dùng như là mangan, tungsten,…
Carbon và các nguyên liệu khác có tác dụng như nhân tố tạo cứng, chống lại sự tách
rời đứt gãy trong mạng tinh thể nguyên tử sắt khỏi sự trượt lên các lớp khác.
Thép được sản xuất thành từng cuộn với khối lượng mỗi cuộn khoản 5 tấn , chiều
dày và chiều rộng nhất định. Các loại thép cuộn thường được nhập khẩu từ nước ngoài
như : Bhp - Úc, Nkk- Nhật , Anmao- Đài Loan, Hàn Quốc. Và đã có sẵn lớp bảo vệ oxi
hóa thường gọi là thép tôn mạ.
Phát triển thương mại sản phẩm thép có thể được hiểu là sự nỗ lực cải thiện về quy
mô, chất lượng các hoạt động thương mại của sản phẩm thép trên thị trường nhằm tối đa

hoá tiêu thụ và hiệu quả của các hoạt động thương mại, cũng như tối đa hoá lợi ích mà
khách hàng mong đợi trên những thị trường mục tiêu.
1.2Một số lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty
cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa.
1.2.1. Phát triển thương mại mặt hàng Thép
Bản chất của phát triển thương mại sản phẩm thép biểu hiện trên cả tầm vĩ mô và vi
mô. Đứng trên góc độ vĩ mô của kinh tế thương mại có thể hiểu bản chất của phát triển
thương mại như sau:
-Phát triển thương mại mặt hàng Thép theo chiều rộng:
Phát triển thương mại theo hướng gia tăng về quy mô thương mại sản phẩm thép
trong một thời kỳ nhất định. Sự phát triển thương mại về mặt quy mô được thể hiện ở sự
tăng lên về số lượng thép tiêu thụ, sự mở rộng về thị trường và mạng lưới kênh phân phối
tiêu thụ thép. Tuy nhiên sự gia tăng về quy mô thương mại thép không chỉ đơn thuần là sự
tăng lên về số lượng, mà người ta còn quan tâm phát triển thương mại ở sự quy hoạch và
hệ thống lại quy mô thương mại thép sao cho phù hợp với lợi thế so sánh của ngành hàng,
sản phẩm, của chính doanh nghiệp kinh doanh và phát huy được những lợi thế đó để đạt
được hiệu quả trong phát triển thương mại.
- Phát triển thương mại mặt hàng Thép theo chiều sâu:
8


Phát triển thương mại biểu hiện ở sự biến đổi về chất lượng thương mại thép, được
thể hiện ở việc tăng chất lượng của thép tham gia hoạt động thương mại và chất lượng
hoạt động thương mại.Chất lượng hoạt động thương mại biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng
sản phẩm cao hay thấp, ổn định hay không ổn định và xu hướng phát triển của nó.Ngoài
ra còn thể hiện ở sự dịch chuyển về cơ cấu thép tiêu thụ, cơ cấu thị trường, các loại hình
doanh nghiệp tham gia kinh doanh và các hình thức phân phối sản phẩm.
- Phát triển thương mại là tạo ra tính hiệu quả trong hoạt động thương mại: tính
hiệu quả được thể hiện ở các kết quả đạt được mà hoạt động thương mại mang lại cho
doanh nghiệp cũng như ngành thép, chính là các chỉ tiêu về lợi nhuận, hiệu quả sử dụng

các nguồn lực,…Tuy nhiên, trong phát triển thương mại sản phẩm không chỉ đơn thuần là
đạt được các mục tiêu cho doanh ngiệp cũng như toàn ngành đó, mà nó còn hỗ trợ các
ngành khác phát triển và đảm bảo kết hợp hài hòa các mục tiêu về kinh tế - xã hội - môi
trường, có như vậy phát triển thương mại thép mới bền vững được. Phát triển thương mại
sản phẩm phải mang lại các kết quả tích cực cho tổng thể nền kinh tế, xã hội và môi
trường, được biểu hiện ở mức đóng góp của thương mại sản phẩm vào GDP của cả nước,
đóng góp vào phát triển xã hội (giải quyết việc làm, xóa bỏ cái nghèo, nâng cao chất
lượng cuộc sống cho nhân dân, …) và góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
1.2.2. Vai trò của phát triển thương mại mặt hàng thép
- Đối với nền kinh tế nói chung
Phát triển thương mại sản phẩm của một ngành hàng làm tăng thu nhập từ mặt
hàng này sẽ đóng góp một phần vào tổng mức lưu chuyển hàng hóa dịch vụ và đóng
góp vào GDP của cả nước. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đối với các doanh nghiệp
Phát triển thương mại mặt hàng là một yếu tố khách quan đối với các doanh
nghiệp, nó là điều kiện để cho các doanh nghiệp phát triển và tồn tại trong điều kiện
hiện nay, giúp doanh nghiệp đứng vững và có khả năng cạnh tranh với nhiều doanh
nghiệp khác trên thị trường đầy biến động. Nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh
nghiệp trên thị trường. Việc phát triển thương mại mặt hàng của doanh nghiệp càng
hiệu quả thì càng tạo được hình ảnh, tiếng tăm tốt với khách hàng
Phát triển thương mại một mặt hàng góp phần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản
phẩm, làm cho doanh thu mặt hàng này tăng kéo theo tổng doanh thu của doanh
nghiệp tăng lên. Phát triển thương mại mặt hàng giúp doanh nghiệp khai thác triệt để
khả năng tiềm tàng của thị trường, tăng thêm thị phần. Mặt khác, nó còn làm rút ngắn
thời gian sản phẩm nằm trong quá trình lưu thông, góp phần vào việc tăng vòng quay
của vốn, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
- Đối với xã hội
9



Việc phát triển thương mại sản phẩm sẽ tạo nên công ăn việc làm, tham gia vào
quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong xã hội làm nâng cao đời sống vật chất của
con người, đồng thời giúp cho quá trình cung cấp thép trên thị trường được kịp thời.
Từ đó làm thỏa mãn nhu cầu của con người, góp phần nâng cao chất lượng đời sống
nhân dân theo hướng văn minh, tiến bộ hơn.
1.3 Nội dung và nguyên lý cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng thép của công
ty cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa.
1.3.1 Những nguyên lí cơ bản
1.3.1.1Chỉ tiêu về quy mô:
+ Sản lượng tiêu thụ: Là khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ được trên thị
trường nội địa tại một thời điểm nhất định. Thường ký hiệu là Q hoặc Y. Sản lượng tiêu thụ
của toàn ngành là khối lượng sản phẩm mà tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành
bán ra. Nếu sản phẩm tiêu thụ tăng lên có nghĩa là quy mô thương mại của sản phẩm tăng
lên, cũng có nghĩa là hàng hóa được nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng nhiều hơn.
Đây là chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm rõ nét và khá chính xác.
+ Tổng giá trị thương mại sản phẩm: là toàn bộ doanh thu bán buôn và bán lẻ hàng
hoá trên thị trường của các cơ sở phân phối, kinh doanh trên thị trường nội địa nhằm phục
vụ cho người tiêu dùng. Chỉ tiêu này còn được gọi là doanh thu tiêu thụ sản phẩm hay
tổngmức lưu chuyển hàng hóa.
PVo =P0z × Qtz Hay PVt =Ptz× Qtz
Trong đó:t : là năm tính ; z là loại sản phẩm
PV0 là giá trị thương mại sản phẩm được tính theo giá so sánh (lấy giá của 1 năm
bất kỳ làm giá gốc)
PVt là giá trị thương mại sản phẩm được tính theo giá năm t
P0z là giá so sánh của sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường nội địa
Ptz là giá của sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường nội địa ở năm t
Qtz là sản lượng tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường nội địa ở năm t
Tổng giá trị thương mại càng cao nghĩa là doanh thu tiêu thụ càng nhiều, hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao và quy mô thương mại sản

phẩm ngày càng mở rộng.
+ Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm: là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô sản
lượng của sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Thể hiện ở 2 chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu tuyệt đối:∆Yt = Yt – Yt-1
Chỉ tiêu tương đối:gt=

Yt
100%
Yt - 1

Trong đó:∆Yt: sự thay đổi về quy mô sản lượng của năm t so với năm t-1
Yt: sản lượng của năm t
Yt-ı : sản lượng của năm t-1
gt: tốc độ tăng trưởng sản phẩm tính theo % năm t
10


+ Thị phần: là tỷ lệ giữa sản phẩm tiêu thụ trên thị trường của một loại sản
phẩm so với sản lượng của toàn ngành trong một khoảng thời gian nhất định. Thị phần
thể hiện vai trò và vị trí của sản phẩm đối với toàn ngành.
Trong đó: T là thị phần
Yi là sản lượng tiêu thụ sản phẩm i
Y là tổng sản lượng tiêu thụ của toàn ngành
1.3.1.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại sản phẩm về mặt chất
lượng:
Ngoài các chỉ tiêu phản ánh về tăng quy mô, phát triển thương mại sản phẩm
trên thị trường còn được phản ánh qua chỉ tiêu về chất lượng, chất lượng được thể hiện
ở việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tuy nhiên còn thể hiện chất lượng của
hoạt động phát triển thương mại sản phẩm, cụ thể là các chỉ tiêu sau:
- Tốc độ tăng trưởng: là tỷ lệ gia tăng doanh thu từ dịch vụ bán lẻ năm sau so với

năm trước.
Công thức tính =
TR2: tổng doanh thu năm sau
TR1: tổng doanh thu năm trước
- Sự chuyển dịch về cơ cấu
Sự chuyển dịch về cơ cấu mặt hàng: cơ cấu mặt hàng phản ánh tỉ trọng của một
nhóm hàng, một sản phẩm nào đó trong tổng giá trị. Tỷ trọng này càng lớn chứng tỏ
mặt hàng này ngày càng được mở rộng và phát triển.Bên cạnh đó, cần đánh giá chất
lượng của sự chuyển dịch, sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng có hợp lý hay không?
Sự chuyển dịch về cơ cấu thị trường: chuyển dịch cơ cấu thị trường phản ánh tỉ
trọng doanh thu bán sản phẩm trên một thị trường cụ thể so với tổng doanh thu bán sản
phẩm của công ty. Các sản phẩm dần được thâm nhập vào các thị trường mới, chuyển
dịch từ thị trường cũ sang thị trường mới, hướng từ nội địa ra thị trường thế giới.
Sự dịch chuyển cơ cấu phương thức kinh doanh: phản ánh tỉ trọng doanh thu bán
hàng theo một phương thức nào đó so với tổng doanh thu bán hàng của công ty. Mỗi
công ty đều lựa chọn cho mình phương thức kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh
doanh, và xu hướng kinh doanh hiện đại đang phổ biến và chiểm tỉ trọng lớn.
1.3.1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thương mại
Hiệu quả thương mại phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí
bỏ ra của quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Thực chất đó là trình độ
sử dụng các nguồn lực trong thương mại nhằm đạt tới những mục tiêu đã xác định.
Hiệu quả thương mại của doanh nghiệp là hiệu quả tổ chức quá trình mua,bán hàng
hóa,dịch vụ. Đó chính là thước đo phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của các
11


công ty hay các cơ sở kinh doanh trong khâu mua ,bán hàng hóa,khâu vận chuyển vào
kho hàng trong sản xuất ,phân phối,cung ứng và marketing các sản phẩm dịch vụ. Đối
với các doanh nghiệp, để xem xét hiệu quả thương mại ta nghiên cứu lợi nhuận, hiệu
quả sử dụng vốn, lao động…trong việc phát triển thương mại sản phẩm thép.

Hiệu quả thương mại được biểu hiện qua công thức:
Hiệu quả thương mại= kết quả đạt được / chi phí sử dụng nguồn lực
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
Được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận trước thuế đạt được trong kỳ với
doanh thu bán hàng thuần đạt được trong kỳ của doanh nghiệp.

: tỷ suất lợi nhuận
: tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ
: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng thuần. Chỉ tiêu này càng cao
thì hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp càng cao.Chỉ tiêu này dùng để phân tích hiệu
quả thương mại của các công ty.
1.3.2

Chính sách phát triển thương mại mặt hàng thép của công ty cổ phần Thép

Tổng Hợp trên thị trường nội địa.
1.3.2.1. Chính sách lựa chọn và phát triển lợi thế của ngành hàng
Lựa chọn là sự cân nhắc, xem xét các yếu tố yếu tố về vốn, lao động, điều kiện
môi trường kinh doanh của doanh nghiệp…để chọn ra yếu tố nào mang lại lợi thế nổi
trội cho mình. Từ đó phát huy và sử dụng nó một cách hợp lý và hiệu quả góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh và mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
1.3.2.2. Chính sách khai thác, lựa chọn và sử dụng các nguồn lực
Để phát triển thương mại một ngành hàng nào đó đòi hỏi phải có chính sách khai
thác, lựa chọn và sử dụng các nguồn lực nhằm giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Về nguồn lực tài chính: khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các thành phần
kinh tế đầu tư vào ngành thép, huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết, góp vốn
thành lập công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán.


12


Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động nghiên cứu
khoa học, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất...
Về nguồn nhân lực: chú trọng tới công tác đào tạo nguồn lực, nâng cao trình độ
kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn để có thể tạo ra được những sản phẩm có hàm lượng
chất xám cao, sáng tạo và có sức cạnh tranh lớn trên thị trường.
1.3.2.3. Chính sách tổ chức và phát triển nguồn hàng
Nguồn hàng là nơi hàng hóa được cung ứng trên thị trường.Đó là nơi phát ra
luồng hàng hóa vận động cả trong nước và ngoài nước, là nơi cung ứng hàng hóa phục
vụ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất nội địa và xuất khẩu.Tuy nhiên nguồn hàng không chỉ
đơn thuần là khái niệm chỉ vị trí địa lý, nơi khởi nguồn của dòng chảy hàng hóa vào
kênh phân phối mà còn là quy mô, cơ cấu và sự phân bổ nguồn hàng tiềm năng đưa
hàng hóa ra thị trường trong một thời gian nhất định. Việc tổ chức và phát triển nguồn
hàng của các nhà cung ứng chính là quá trình phát triển đầu ra cho các doanh nghiệp,
đảm bảo hàng hóa đưa ra thị trường đáp ứng đầy đủ và thỏa mãn nhu cầu của người sử
dụng.
1.3.2.4. Chính sách tiếp cận thị trường và xác lập hệ thống phân phối
Tiếp cận thị trường là việc đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc
tiến thương mại và tiếp thị để mở rộng và phát triển thị trường ra các thị trường
mới.Bên cạnh đó cần nghiên cứu phát triển những sản phẩm mới, có công nghệ hiện
đại và giá trị gia tăng cao.Thông qua việc tiếp cận thị trường, các doanh nghiệp sẽ xác
lập hệ thống phân phối phù hợp nhất với các doanh nghiệp mình, có thể là phân phối
trực tiếp hoặc qua trung gian thương mại.Đồng thời tăng cường liên kết hợp tác giữa
các nhà phân phối trên cơ sở nhằm đạt được lợi ích tối đa cho tất cả các bên liên quan.
1.3.2.5. Chính sách xác lập và cải thiện giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cung
ứng
Chuỗi giá trị là một sáng tạo học thuật của GS. Michael Porter, học giả

marketing. Phân tích chuỗi giá trị cho chúng ta một bức tranh sinh động về việc tạo ra
giá trị gia tăng của toàn ngành cũng như của từng doanh nghiệp. Việc phân tích này
chỉ ra rằng, không chỉ có khâu sản xuất mới tạo ra giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, phân
tích chuỗi giá trị gia tăng còn cho chúng ta biết con đường, cách thức thương mại hóa
sản phẩm ngành và tìm ra những điểm yếu về liên kết trong chuỗi giá trị. Vì vậy, đây
là chính sách cần thiếu đối với việc phát triển thương mại mặt hàng nói chung.

13


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG THÉP
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP TỔNG HỢP TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA.
2.1. Tổng quan tình hình kinh doanh và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến
sự phát triển thương mại mặt hàng thép của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp.
2.1.1 Tổng quan tình hình kinh doanh của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp
trên thị trường nội địa.
2.1.1.1 Vài nét về công ty cổ phần Thép Tổng Hợp.
Công ty Cổ phần Thép Tổng Hợp là một trong những nhà sản xuất và phân phối
thép hàng đầu Việt Nam. Công ty thành lập từ năm 2005, đến nay công ty đã không
ngừng mở rộng và phát triển nhiều mặt tạo dựng hình ảnh vững chắc cho công ty. Hiện
nay công ty đang cung cấp và phân phối các sản phẩm thép trên khắp cả nước với hệ
thống các chi nhánh từ Bắc đến Nam. Sau hơn một thập kỷ có mặt trên thị trường công
ty ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường thép trong nước và khu vực
bằng việc cung cấp ra thị trường các sản phẩm đa dạng và nhiều chủng loại đáp ứng
yêu cầu kĩ thuât cao nhất tại các dự án trọng điểm quốc gia(TT hội nghị quốc gia,nhà
quốc hội ,cầu nhật tân,..) trở thành nhà cung ứng thép số 1 tại Việt Nam.
1. Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP TỔNG HỢP.
2. Địa chỉ: số 136 Khu Ga, Thị Trấn Văn Điển, Huyện Thanh Trù, Thành phố Hà
Nội, Việt Nam.
3. Mã số thuế: 0102576339

4. Số điện thoại: (84 – 04)3681.5138 / 3687.6268 / 0915.143.698
5. Fax: (84 – 4)3681.5139
6. Website: , E – mail:
7. Ngành nghề kinh doanh: Công ty cổ phần Thép tổng hợp chuyên sản xuất và
kinh doanh các sản phẩm ống thép hàn đen, ống thép mạ kẽm có nói ren và vét phẳng
hai đầu, ống thép cán nóng, thép xây dựng, thép hình nhập khẩu.
2.1.2 Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh mặt hàng thép trên thị trường
nội địa.
2.1.2.1 Nhu cầu thị trường về mặt hàng thép
Thép là nguồn nguyên liệu chính cho các ngành công nghiệp xây dựng, hàng gia
dụng, trang trí nội thất và sản xuất các trang thiết bị khác. Theo báo cáo hàng năm của
ngành thép lượng thép tiêu thụ của Việt Nam năm 2015 đạt 17.889 nghìn tấn,năm
2014 là 14.197 nghìn tấn,năm 2013là 4.560 nghìn tấn. Lượng thép năm 2015 tiêu thụ
cao hơn năm 2014 là 26%, năm 2014 so với năm 2013 là 211%. Ta có thể thấy lượng
thép tiêu thụ của năm 2014 cao đột biến so với năm 2013,và bắt đầu tăng chậm lại vào
năm 2015. Qua đây ta có thể thấy nhu cầu của thị trường về mặt hàng thép tăng qua
các năm.
14


2.1.2.2 Khả năng cung ứng mặt hàng thép trong nước.
Hiện nay ở nước ta có các doanh nghiệp sản xuất thép là công ty cổ phần Thép
Tổng Hợp, Pomina (POM), Tisco, VNS, Vinakyoei, công ty Thép Hòa Phát (HPG),
công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, thép Thái Hưng,…. Tuy nhiên Việt Nam vẫn
chưa sản xuất được phôi thép mà chủ yếu nhập khẩu phôi thép về gia công, sản xuất
thành thép thành phẩm.Tuy đã có những chuyển biến đáng kể nhưng ngành Thép Việt
Nam lại lệ thuộc 60% vào phôi thép thế giới. Nguồn tài nguyên trong nước chưa tận
dụng được, các sản phẩm Thép phục vụ hoạt động quốc phòng, đóng tàu Việt Nam
chưa thể sản xuất được và phải nhập khẩu từ nước ngoài.
2.1.2.3. Một số đặc điểm và xu hướng thị trường.

Do khả năng cung ứng thép chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước, nên các
doanh nghiệp có xu hướng nhập khẩu tương đối nhiều từ Trung Quốc và các nước
ASEAN. Ngày nay thị trường nhập khẩu được mở rộng ra nhiều nước trên thế giới
như Hàn Quốc, Nhật Bản, Oxtraylya…Xu hướng về sản lượng nhập khẩu mặt hàng
thép được thể hiện trong tháng 11/2015, cả nước nhập khẩu hơn 271 triệu USD, giảm
1,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 11/2015, tổng trị giá nhập khẩu nhóm
hàng này của cả nước là 3,53 tỷ USD, tăng25,1% so với cùng kỳ năm 2014 (Nguồn:
Thống kê hải quan-tổng cục hải quan).
Trong thời gian tới, nước ta vẫn có xu hướng nhập khẩu thép bởi đầu tư hiện nay
của các doanh nghiệp trong nước chủ yếu tập trung vào thép xây dựng với quy mô vốn
phù hợp.Để đầu tư vào sản xuất mặt hàng thép đòi hỏi lượng vốn lớn, công nghệ cao,
đây là điều khó khăn cho các doanh nghiệp nên việc nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong nước là một điều tất yếu.
Về xu hướng biến động giá, mức giá của sản phẩm thép trong nước phụ thuộc
phần lớn vào mức giá nhập khẩu. Mức giá nhập khẩu bình quân có xu hướng tăng dần
qua các năm với tốc độ tăng tương đối cao, năm 2013 tăng 18.1%, năm 2014tăng
31.73% và năm 2015 tăng 19.68%.
2.1.2.4 Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường
nội địa.
Công ty Cổ phần Thép Tổng Hợp là một trong những nhà sản xuất và phân phối
thép hàng đầu Việt Nam. Công ty thành lập từ năm 2005 đến nay ,công ty đã không
ngừng mở rộng , phát triển ,kinh doanh luôn có lợi,bổ sung đa dạng các mặt hàng và
đảm bảo trả lương cho công nhân.
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp.
(Đơn vị: triệu đồng)

15



2013

2014

2015

97.368
64.578
9.310
23.486

168.278
89.578
14.981
63.720

241.489
123.478
42.789
75.221

Chênh lệch
2014/2013
2015/2014
Tuyệt Tỷ lệ Tuyệt Tỷ lệ
đối
(%)
đối
(%)
70.910 172.8 73.211 143.5

25.000 138.7 33.900 137.8
5.671 160.9 27.808 285.6
40.234 271.3 11.501 118.0

18.320

49.701

58.672

31.381

Năm
Chỉ tiêu
Doanh thu
Giá vốn hàng bán
Chi phí kinh doanh
Lợi nhuận trước
thuế
Lợi nhuận sau thuế

271.3 8.971 118.0
(Nguồn: Phòng kế toán)

 Doanh thu
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy tình hình hoạt động của công ty CP Thép
tổng hợp là khá tốt với mức doanh thu tăng đều qua các năm: Tỷ lệ doanh thu năm
2013 so với năm 2012 tăng 72,8%, năm 2014 so với 2013 tăng 43,5%. Tỷ lệ tăng
trưởng lợi nhuận luôn dương nhưng có xu hướng đi xuống: lần lượt là 271,3% và
118%. Đây là kết quả của sự thay đổi cơ cấu kinh doanh của công tu, chú trọng vào

các mặt hàng đem lại lợi nhuận cao, giảm chi phí hoạt động, mang lại hiệu quả cao cho
hoạt động kinh doanh của công ty. Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu của công ty trong 3
năm gần đây (2013 – 2015) lần lượt là: 7,8%; 8,1%; 8,7%. Điều đó cho thấy khả năng
chỉ huy tài chính, hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty là khá tốt.
 Chi phí
Cùng với sự biến động của doanh thu thì tổng chi phí cũng tăng đều qua các năm.
Điều này hoàn toàn hợp lý vì doanh thu tăng thì chi phí cũng phải tăng theo. .Từ năm
2013 chi phí phải bỏ ra 9.310 triệu đồng, sang năm 2014 tăng lên 14.981triệu
đồng(tăng 60,9% so với năm 2013)và trong năm vừa qua thì tổng chi phí đã lên
đến42.789 triệu đồng( tăng 185,6% so với năm 2014). Trong 2 năm 2013 và 2014 tốc
độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí,còn đến năm 2015thì tốc độ
tăng chi phí tăng cao đến 185,6% so với năm 2014,cao hơn nhiều so với tốc độ tăng
của tổng doanh thu. Điều này chứng tỏ rằng trong giai đoạn từ năm 2014 – 2015 công
ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên nhân là do ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính nên giá cả nguyên liệu nhập tăng, vì vậy mà công ty
phải bỏ ra chi phí nhiều hơn để phục vụ cho hoạt động sản xuất
Có thể nói trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm và kinh tế đang ở chu
kỳ võng như hiện nay, công ty cổ phần Thép tổng hợp với vị thế là một công ty vừa
mới gia nhập ngành được 10 năm, phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn,
16


công ty đã làm tốt công việc của mình. Tuy nhiên để tồn tại lâu dài trên thị trường
công ty cần xây dựng cho mình những chính sách, chiến lược thật phù hợp với mọi
hoàn cảnh, thời kỳ để từng bước phát triển thật vững mạnh.
 Lợi nhuận của công ty
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty được biểu hiện ở lợi nhuận của công
ty. Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2013 là23.486 triệu đồng, năm 2014
là63.720 triệu đồng (tăng 171,3% so với năm 2013) và lợi nhuận trong năm 2015
là75.221 triệu đồng (tăng 18% so với năm 2014). Lợi nhuận trước thuế của công ty

tăng đột biến từ năm 2013 đến năm 2014, năm 2014 đến năm 2015 thì tăng chậm hơn.
2.1.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến phát triển thương mại mặt
hàng Thép của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa.
2.1.2.1 Các chính sách vi mô.
 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
- Khách hàng
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định đến
sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp thép. Bởi vì khách hàng tạo lên thị
trường, quy mô của khách hàng tạo nên quy mô của thị trường. Những biến động tâm
lí khách hàng thể hiện ở sự thay đổi sở thích, thị yếu, thói quen làm số lượng sản phẩm
thép tăng lên hoặc giảm đi. Một nhân tố đặc biệt quan trọng nữa là mức thu nhập và
khả năng thanh toán của khách hàng quyết định lượt tiêu thụ hàng hóa của doanh
nghiệp. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu tăng và khi thu nhập giảm thì nhu cầu giảm , do
vậy doanh nghiệp cần có các chính sách giá, chính sách sản phẩm hợp lí.
- Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành và cường độ cạnh tranh:
Số lượng doanh nghiệp trong ngành và các đối thủ ngang sức có tác động rất lớn
đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn thì khả
năng cạnh tranh cũng sẽ cao hơn so với các đối thủ trong ngành. Càng nhiều doanh
nghiệp trong ngành thì cơ hội đến với doanh nghiệp càng ít, tị trường phân chia nhỏ ,
khắt khe dẫn đến lợi nhuận của từng doanh nghiệp cũng nhỏ đi.
- Nguồn cung cấp mà doanh nghiệp cần chỉ có một hoặc một vài công ty có khả
năng cung cấp. Loại vật tư bán cho doanh nghiệp đầu vào là quan trọng nhất của
doanh nghiệp. Từ các yếu tố trên thì nhà cung cấp có thể ép buộc các doanh nghiệp
mua nguyên vật liệu với giá cao, khi đó chi phí sản xuất tăng lên, giá thành sản phẩm
tăng lên, khối lượng tiêu thụ giảm đi, doanh nghiệp mất thị trường, lợi nhuận giảm.
 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Giá thành sản phẩm:
Việc tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản phẩm về
nguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá
17



trị hàng hóa, theo cơ chế thị trường hiện nay giá cả được hình thành tự phát trên thị
trường theo sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Do vậy công ty cổ phần Thép
Tổng Hợp đã sử dụng công cụ giá để nghiên cứu chọn ra giá cả hợp lí nhất giúp đẩy
mạnh thị trường.
- Chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm có tác động rất quan trọng. Chất lượng sản phẩm tạo nên
niềm tin cho khách hàng tạo lên thị trường cho công ty. Chính vì vậy công ty cổ phần
Thép tổng Hợp luôn luôn nghiên cứu để sản xuất những sản phẩm thép với chất lượng
tốt nhất
- Phát triển công nghệ .
Công ty luôn chú trọng đến công nghệ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh công
ty luôn mua sắm các máy móc với công nghệ tiên tiến, thường xuyên bảo dưỡng xe
vận tải ,hệ thống an ninh ,... Chính vì điều này công ty luôn gia hàng đúng hợp đồng,
đảm bảo sự uy tín của công ty với các đồi tác làm ăn, đem lại sự hài lòng cho khách
hàng của mình.
- Nhân lực: Công ty luôn chú trọng đến khâu tuyển dụng , các chính sách thu hút
người tài, chính sách khen thưởng,có chế độ làm việc tốt. Từ đó giúp công ty xây dựng
đội ngũ nhân lực vững mạnh gắn bó với công ty, tận tâm tận sức với công ty.
2.1.2.2. Các chính sách vĩ mô của nhà nước
- Chính sách thuế nhập khẩu
Từ năm 2012, với tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước khó khăn, các
doanh nghiệp nhập khẩu thép nói chung, công ty cổ phần Thép Tổng Hợp nói riêng
chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước đối với các
doanh nghiệp ngành thép trong nước. Ngành thép Việt Nam đã được hưởng lợi từ các
chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, mà trước hết là chính sách thuế. Chính sách
miễn giảm 50% thuế VAT từ mức 10% xuống 5%, có hiệu lực từ 1/2/2012 đến hết
31/12/2012 cũng giúp các doanh nghiệp sản xuất trong nước có điều kiện giảm giá bán
sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Từ đó tăng áp lực cạnh tranh cho

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thép trong nước
tăng lên khiến sản lượng tiêu thụ của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp tuy có tăng của
năm 2015 ( 43,5%) nhưng với tốc độ tăng trưởng không cao so với tốc độ tăng của
năm 2014( 72,8%).
Các chính sách về thuế nhập khẩu cũng được điều chỉnh theo hướng có lợi cho
sản xuất thép trong nước, như tăng thuế nhập khẩu thép xây dựng từ 12% lên 15%,
thép cuộn cán nguội từ 7% lên 8%, thép lá mạ kẽm và sơn phủ màu từ 12% lên 13%;
tăng thuế nhập khẩu thép cuộn hợp kim bora dùng trong xây dựng từ 0% lên 10%;
18


tăng thuế nhập khẩu cán thép từ 0% lên 3%…Việc tăng thuế nhập khẩu làm chi phí
nhập khẩu mặt hàng thép của công ty tăng lên.
Nhìn chung, việc cắt giảm thuế quan theo các cam kết đã có tác động tích cực
đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thép nói chung, công ty cổ phần Thép
Tổng Hợp nói riêng. Điều đó góp phần giảm bớt chi phí nhập khẩu mặt hàng này, từ
đó giảm giá bán và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.Tuy nhiên mức thuế này
vẫn tương đối cao, và các chính sách tăng thuế nhập khẩu mặt hàng thép trong giới hạn
cam kết khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh của
mình.
- Chính sách tỷ giá, tín dụng
Nhà nước điều chỉnh tỷ giá và lãi suất tiết kiệm USD đã tạo khả năng giải quyết
cung cầu USD, tính thanh khoản ngoại tệ tăng lên, góp phần chống nhập siêu, hạn chế
việc găm giữ và đầu cơ USD. Việc điều chỉnh tỷ giá đã giúp tỷ giá chính thức sát với
giá thị trường và việc mua bán ngoại tệ minh bạch và lành mạnh hơn. Các doanh
nghiệp thuần túy sẽ dễ dàng trong việc mua USD để thanh toán. Tuy nhiên, việc điều
chỉnh tỷ giá cũng gây ra tác động tiêu cực đến doanh nghiệp mà ảnh hưởng rõ nhất là
việc tăng chi phí đối với các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều ngoại tệ nhập khẩu như
công ty cổ phần Thép Tổng Hợp. Chi phí tăng tất yếu dẫn đến giá thành sản phẩm tăng
lên làm giảm lợi nhuận của công ty.

- Chính sách khác
Vấn đề điều chỉnh tăng giá xăng, giá điện đã tác động đến doanh nghiệp ở hầu
hết các ngành, lĩnh vực. Việc tăng giá điện, giá xăng đã làm tăng giá thành sản phẩm
và giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với Công ty cổ phần Thép
Tổng Hợp – hoạt động kinh doanh liên quan nhiều đến vấn đề kho vận. Ngoài ra, việc
cắt giảm đầu tư công là giải pháp cần thiết để giảm bội chi ngân sách nhà nước nhằm
bảo bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, việc cắt giảm
đầu tư công cũng ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp, những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Công ty
cổ phần Thép Tổng Hợp đã phải giảm bán kính vận chuyển miễn phí cho khách hàng
trong vòng bán kính từ 25km xuống còn 20km, thực hiện tiết kiệm việc sử dụng xe
công cho các cán bộ quản lý, chỉ sử dụng cho những trường hợp cần thiết…
2.2.Phân tích thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thép của công ty
cổ phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa.
2.2.1. Phát triển thương mại về quy mô mặt hàng thép của công ty cổ phần
Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa.

19


Mạng lưới đại lí tiêu thụ sản phẩm của công ty trải rộng khắp các tỉnh thành phố
miền Bắc như Hà Nội,Thái Nguyên,Phú Thọ,..
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu về quy mô của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp.
Đơn vị: tỷ đồng
Các chỉ tiêu
2013
2014
2015
Sản phẩm
379.793

390.000
428.654
Doanh thu
97,368
168,278
241,489
Lợi nhuận
23,486
63,720
75,221
Lợi nhuận doanh thu ngành trên miền Bắc
24000
26000
31000
Thị phần ở miền Bắc(%)
0,41
0,65
0,78
Tốc độ tăng trưởng(%)
72,83
43,51
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Thép Tổng Hợp
- Doanh thu:
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy doanh thu của công ty trên thị trường miền bắc tăng
nhưng tốc độ tăng không đều. Năm 2013 từ 97,368 tỷ đồng lên đến 168,278 tỷ đồng
vào năm 2014 và đến năm 2015 thì đạt mức cao nhất 241,489 tỷ đồng. Ta thấy tốc độ
tăng doanh thu không đều qua các năm.
- Lợi nhuận:
Ta thấy lợi nhuận của công ty tăng qua các năm. Cụ thể lợi nhuận trước thuế của
công ty năm 2013 là23.486 triệu đồng, năm 2014 là63.720 triệu đồng (tăng 171,3% so

với năm 2013) và lợi nhuận trong năm 2015 là75.221 triệu đồng (tăng 18% so với năm
2014). Lợi nhuận trước thuế của công ty tăng đột biến từ năm 2013 đến năm 2014,
năm 2014 đến năm 2015 thì tăng chậm hơn.
- Thị phần:
Theo số liệu trên thì ta thấy công ty còn chiếm thị phần khá nhỏ so với doanh
thu trên toàn ngành trên thị trường miền Bắc. Nhưng thị phần của công ty tăng đều
qua các năm. Cụ thể là năm 2013, công ty chiếm thị phần doanh thu đạt 0,41% trên
thị trường miền Bắc, năm 2014 là 0,65%, năm 2015 là 0,78%. Như vậy ta có thể thấy
thị phần của công ty tăng qua các năm , đây là dấu hiệu tốt cho phát triển thương mại
của công ty.
Qua doanh thu, lợi nhuận, thị phần ta có thể thấy quy mô sản lượng của công ty
tăng lên qua các năm . Công ty sản xuất khá là hiệu quả.
2.2.2. Chất lượng của phát triển thương mại mặt hàng thép của công ty cổ
phần Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa.
Chất lượng sản xuất kinh doanh của công ty là một chỉ tiêu rất quan trọng. Nó
đánh giá được tốc độ tăng trưởng của công ty, sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và cơ
cấu thị trường của công ty đó
20


- Cơ cấu thị trường tiêu thụ
Để thấy được sự chuyển dịch trong cơ cấu thương mại, chúng ta còn xét đến sự
chuyển dịch về cơ cấu thị trường và được thể hiện qua bảng kết quả dưới đây:
Bảng 2.3. Kết quả doanh thu theo thị trường của công ty cổ phần Thép Tổng
Hợp giai đoạn 2013- 2015.
ĐVT: Triệu đồng.
Thị trường

Hà Nội


Năm 2013
ST
TT
(%)
29,41
30,2

Bắc Ninh
Hải Phòng
Hải Dương
Khác
Tổng DT

49,4
10,13
7,00
1.428
97.368

50,7
10,4
7,2
1,5
100

Năm 2014
ST
TT
(%)
54,7

32,5
76,73
21,03
13,63
2,188
168.278

Năm 2015
ST
TT (%)
85,25

35,3

45,6
92,25
38,2
12,5
36,46
15,1
8,1
22,46
9,3
1,3
5,069
1,9
100
241.489
100
Nguồn: Phòng kinh doanh

Qua bảng kết quả trên ta thấy, thị trường tiêu thụ chính của công ty chủ yếu ở Hà
Nội và Bắc Ninh và đã có sự chuyển dịch về cơ cấu thị trường theo hướng mở rộng
dần kinh doanh ra các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương và các tỉnh khác. Trong đó tỷ trọng
doanh thu tại Hà Nội ngày càng tăng mạnh, hiện nay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng doanh thu. -Cụ thể: doanh thu tại thị trường Hà Nội tăng dần qua các năm với
mức tăng từ 2,3- 5,2%; doanh thu của thị trường Bắc Ninh giảm dần với mức giảm từ
5,1- 10,1%; Doanh thu tại thị trường Hải Phòng tăng từ 2,1%-2,6%, Hải Dương tăng
từ:0.9%-1,2%. Và doanh thu của các thị trường khác giảm nhẹ vào 2013-2014 là 0,2%
, nhưng sau đó tăng mạnh vào năm 2014-2015 là 0,6% .
Năm 2013 doanh thu tại thị trường Bắc Ninh là cao nhất chiếm 50,7% tổng
doanh thu, đứng thứ hai là Hà Nội (30,2%), thứ ba Hải Phòng(10,4%),thứ tư là Hải
Dương(7,2%).Năm 2014 doanh thu tại thị trường trường Bắc Ninh là cao nhất chiếm
45,6% tổng doanh thu, đứng thứ hai là Hà Nội (32,5%), thứ ba Hải Phòng(12,5%),thứ
tư là Hải Dương(8,1%). Năm 2015 doanh thu tại thị trường Bắc Ninh là cao nhất
chiếm 38,2%, đứng thứ hai là Hà Nội (35,2%), thứ ba Hải Phòng(15,1%),thứ tư là Hải
Dương(9,3%). Qua đây ta có thể thấy doanh thu chủ yếu của công ty là tại thị trường
Bắc Ninh và Hà Nội và đã có sự chuyển dịch cơ cấu sang thị trường Hải Phòng, Hải
Dương và các tỉnh khác.
- Cơ cấu sản phẩm:

21


×