Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

luận văn kinh tế luật ảnh hƣởng của phí trông giữ xe đến hiệu quả kinh doanh của công ty khai thác điểm đỗ xe hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.82 KB, 38 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH MTV khai thác điểm đổ xe
Hà Nội, duới sự chỉ bảo tận tình của ban lãnh đạo và các phòng ban trong công ty đã
giúp em hoàn thành tốt công việc được giao. Qua quá trình thực tế, em đã có cơ hội
nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử hình thành cũng như tổ chức bộ máy, thực trạng hoạt
động kinh doanh thương mại của công ty. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh
đạo và các phòng ban trong công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến trường Đại Học Thương Mại, các
thầy cô trong khoa Kinh tế - Luật và đặc biệt là PGS. TS Phạm Thị Tuệ đã tận tình
hướng dẫn giúp em hoàn thành bài luận này.
Bài khóa luận của em còn thiếu sót về nhiều mặt, vì vậy, em rất mong được sự
góp ý và chỉ bảo của các thầy, các cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm

Sinh viên
Phạm Thị Lan Hương


TÓM LƯỢC
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh thu và lợi nhuận luôn là mục tiêu
hàng đầu của các doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, các doanh
nghiệp đòi hỏi phải có những cái nhìn sâu hơn về những vấn đề có thể ảnh hưởng trực
tiếp tới doanh nghiệp. Đặc biệt với các doanh nghiệp nhà nước, ngoài các yếu tố bên
trong thì các yếu tố bên ngoài đến trực tiếp từ nhà nước là mối quan tâm lớn của doanh
nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, tác


giả nhận thấy những năm qua thành phố Hà Nội đã ra những quyết định thay đổi phí
trông giữ xe, gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, tác
giả đã đi đến quyết định chọn đề tài: “Ảnh hưởng của phí trông giữ xe đến hiệu quả
kinh doanh của Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội”. Qua đó, giúp công ty Khai
thác điểm đỗ xe Hà Nội nhận thấy tầm ảnh hưởng của phí trông giữ xe đến tình hình
kinh doanh của công ty, đồng thời đề xuất một số kiến nghị, giải pháp giúp công ty cải
thiện khả năng kinh doanh trong tương lai.
Tóm lược đề tài gồm 3 chương chính, trong đó:
Chương 1: Một số lý luận về phí và hiệu quả kinh doanh
Tác giả nhằm mục đích giúp người đọc hiểu hơn về các lý thuyết, khái niệm về
phí, phí sử dụng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và các ảnh hưởng của phí tới
doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kinh doanh của công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội
Người đọc sẽ được tìm hiểu sơ lược về Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội,
tình hình kinh doanh của công ty qua ba năm từ 2013 đến 2015, thay đổi trong phí
trông giữ xe của thành phố qua những năm này và sau cùng là phân tích sự ảnh hưởng
của phí trông xe đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Chương 3: Các đề xuất, kiến nghị và giải pháp
Từ những nghiên cứu ở chương 2, tác giả sẽ đưa ra các giải pháp cho doanh
nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, ngoài ra còn những đề xuất và kiến nghị
đối với thành phố Hà Nội về các doanh nghiệp trong thị trường này.


Mục lục
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................
TÓM LƯỢC...................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan....................................................2

3. Xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu....................................................................2
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu..........................................................3
4.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
4.1.1. Mục tiêu lý luận..................................................................................................3
4.1.2. Mục tiêu thực tiễn...............................................................................................3
4.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3
4.3. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp...............................................................3
5.2. Phương pháp phân tích và so sánh dữ liệu.........................................................4
6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp...........................................................................4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÍ VÀ.........................................................4
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP..............................................5
1.1. Lý luận cơ bản về phí...........................................................................................5
1.1.1. Khái niệm............................................................................................................5
1.1.2. Phân loại phí.......................................................................................................5
1.1.3. Phân bổ các loại phí...........................................................................................6
1.2. Lý luận cơ bản về kết quả kinh doanh................................................................7
1.2.1 Khái niệm.............................................................................................................7
1.2.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh..........................................................................7
1.2.3. Tiêu thức đánh giá hiệu quả kinh doanh...........................................................8
1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh............................................10
1.3. Ảnh hưởng của phí đến kết quả kinh doanh.....................................................12
1.3.1. Phí ảnh hưởng đến lợi nhuận..........................................................................12


1.3.2. Phí ảnh hưởng đến tích lũy và đầu tư của doanh nghiệp................................13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH MTV KHAI THÁC ĐIỂM ĐỖ XE HÀ NỘI VÀ PHÂN TÍCH SỰ ẢNH
HƯỞNG CỦA PHÍ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH...........................................14

2.1. Thực trang kinh doanh dịch vụ điểm đỗ...........................................................14
2.1.1. Giới thiệu về công ty..........................................................................................14
2.2.2. Đánh giá tổng quan về tình hình kinh doanh của công ty..............................16
2.2.3. Ảnh hưởng của một vài nhân tố đến tình hình kinh doanh của công ty........20
2.3. Phân tích sự ảnh hưởng của phí trông giữ xe hiệu quả kinh doanh công ty.......21
Bảng 2.8: Thay đổi trong doanh thu của dịch vụ điểm đỗ theo từng phương tiện23
2.4. Các kết luận, phát hiện sau nghiên cứu.............................................................24
2.4.1. Những kết quả đã đạt được..............................................................................24
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân.........................................................................25
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY KHAI THÁC ĐIỂM ĐỖ XE HÀ NỘI....26
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển kinh doanh của công ty........................26
3.1.1. Quan điểm phát triển kinh doanh của công ty.................................................26
3.1.2. Định hướng, chiến lược phát triển kinh doanh của công ty...........................26
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty....................27
3.2.1. Các giải pháp về phía công ty...........................................................................27
3.2.2. Giải pháp về phía thành phố:...........................................................................29
3.3. Một số kiến nghị đối với công ty và thành phố Hà Nội....................................30
3.2.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu..................................................31
KẾT LUẬN................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................33


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2013-2015..................17
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh .........................................................18
Bảng 2.3: Cơ cấu tổng doanh thu của công ty theo từng dịch vụ từ năm 2013 đến 2015
................................................................................................................................... 18
Bảng 2.4: Cơ cấu doanh thu của dịch vụ điểm đỗ tính theo từng phương tiện..........19
Bảng 2.5: Số lượt xe trung bình được công ty trông giữ hàng năm (ĐV: lượt)..........19

Bảng 2.6: Biểu phí trông giữ xe đạp và xe máy thành phố HN năm 2014.................22
Bảng 2.7: Sự thay đổi của trung bình phí trông giữ xe..............................................23
Bảng 2.8: Thay đổi trong doanh thu của dịch vụ điểm đỗ theo từng phương tiện.....23


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, giao thông của thành phố Hà Nội càng ngày càng trở
nên phức tạp do dân số ngày một tăng, lượng xe cộ cũng do đó mà tăng theo. Vì vậy,
thành phố đã thực hiện rất nhiều biện pháp cần thiết để giải quyết lượng giao thông đồ
sộ hiện nay (mở đường, các biện pháp tài chính), nhờ đó mà giao thông động của
thành phố đã được cải thiện, tuy nhiên, giao thông tĩnh lại chưa được quan tâm đúng
mức, lượng đất được sử dụng cho giao thông tĩnh quá ít. Tuy nhiên, trong 5 năm gần
đây, thành phố đã bắt đầu chú ý đến phát triển đồng bộ cả giao thông động và giao
thông tĩnh. Lượng đất được cấp phép sử dụng cho hệ thống giao thông tĩnh đã tăng
15% so với năm 2010. Đồng thời để đảm bảo lợi ích cho những doanh nghiệp trông
giữ, cũng như ngân sách nhà nước, thành phố đã thực hiện rất nhiều điều chỉnh phí
trông giữ xe, từ đó có thể khiến cho được các doanh nghiêp tư nhân chú ý hơn đến đầu
tư vào các hệ thống bãi đỗ xe của thành phố.
Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội trực thuộc công ty Transerco là một trong
những đơn vị được thành phố tin tưởng giao cho nhiệm vụ quản lý rất nhiểu điểm giao
thông tĩnh của thành phố, hiện đang sở hữu diện tích giao thông tĩnh lớn nhất, chiếm
tới 80% diện tích giao thông tĩnh toàn thành phố, đồng thời, công ty cũng đã đầu tư rất
nhiều vào các hệ thống bãi đỗ xe hiện đại với quy mô lớn. Chính vì sở hữu diện tích
lớn, các công trình hiện đại như vậy, hoạt động kinh doanh của công ty hoàn toàn có
thể bị tác động bởi những quyết định của thành phố về thay đổi phí trông giữ xe. Do
đó, việc nghiên cứu về tác động của phí trông giữ xe đến công ty là hết sức cần thiết,
từ đó công ty có thể ra những quyết định, điều chỉnh cần thiết để đảm bảo cho công
việc kinh doanh của mình. Sau thời gian thực tập tại công ty, và xuất phát từ những
thực tiễn nêu trên, em xin được đề xuất đề tài khóa luận: “Ảnh hưởng của phí trông

giữ xe đến hiệu quả kinh doanh của Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội”

1


2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu của Ronald C. Fisher trong “Tài chính công tiểu bang và địa
phương” về phí sử dụng, trong nghiên cứu này Ronald C. Fisher chỉ ra các cách thức
mà nhà nước tài trợ cho các hoạt động kinh doanh công qua hình thức tài trợ bằng thu
phí sử dụng, khái niệm về phí, phí sử dụng, các cách phần loại và ảnh hưởng của phí
đến hoạt động của doanh nghiệp được sử dụng chủ yếu trong bài của tác giả.
Rất nhiều đề tài hiện nay tập trung vào việc phân tích, nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp, có thể nói đến như:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị

trường - ThS Nguyễn Khánh Ly (Trường Đại học Kinh tế Nghệ An). Trong đề tài này,
ThS Nguyễn Khánh Ly đã chỉ rõ được các giải pháp chủ yếu giúp nhà nước có thể
nâng cao hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước.
- Đề án: Nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước của Viện Nghiên
cứu quản lý kinh tế Trung Ương. Đề án đưa ra các chính sách chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước như đẩy mạnh sắp xếp, cơ cấu
lại doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và mô hình tổ chức thực
hiện quyền chủ sở hữu nhà nước. Tăng cường giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt cần đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường
cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác, loại bỏ hình thức ưu đãi vào bao cấp
đối với doanh nghiệp nhà nước còn tồn tại.
3. Xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu
Qua quá trình thực tập tại công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, tác giả đã chọn
đề tài khóa luận: “Ảnh hưởng của phí trông giữ xe đến hiệu quả kinh doanh của
Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội”, do sự cần thiết của việc cải thiện hoạt động

kinh doanh của công ty để tránh việc phụ thuộc vào các yếu tố ngoài tầm kiểm soát, đó
chính là giá trông giữ xe.
Trong đề tài này, tác giả tập trung vào các yếu tố sau:
Một là, tìm hiểu nghiên cứu kĩ lưỡng về tình hình kinh doanh dịch vụ trông giữ
xe của công ty bao gồm: doanh thu, cơ cấu doanh thu, lợi nhuận, tính toán các chỉ tiêu
về hiệu quả kinh doanh, số lượt xe trung bình được trông giữ, và tính toán sự thay đổi
trung bình trong mức phí trông giữ xe

2


Hai là, dựa vào các dữ liệu ở trên để phân tích sự ảnh hưởng của phí trông giữ xe
tới hiệu quả kinh doanh của công ty
Ba là, dựa vào phân tích ở trên để đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp có thể
cải thiệu hiệu quả kinh doanh, đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với thành phố Hà
Nội nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của dịch vụ này.
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
4.1.1. Mục tiêu lý luận
Toàn bài chủ yếu tapạ trung làm rõ các vấn đề lý luận về phí, phí sử dụng và hiệu
quả kinh doanh, sau đó vận dụng các lý luận này để phân tích sự ảnh hưởng của phí sử
dụng tới hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội.
4.1.2. Mục tiêu thực tiễn
- Phân tích, đánh giá những tác động của phí trông giữ xe đến doanh thu, lợi
nhuận của công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp về phía doanh nghiệp.
- Đề xuất những kiến nghị về phía thành phố.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kinh doanh của công ty Khai thác điểm đỗ xe
Hà Nội.

4.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vào những quyết định thay đổi phí trông giữ xe của
thành phố; biến động trong doanh thu, lợi nhuận của công ty theo những thay đổi này
trong khoảng thời gian xác định.
- Thời gian nghiên cứu: 2011-2015
- Đối tượng nghiên cứu: phí trông giữ xe và hiệu quả kinh doanh của công ty
trong khoảng thời gian xác định.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp như báo cáo tài chính, mẫu hợp đồng, các kết
quả kinh doanh của công ty từ nguồn dữ liệu nội bộ. Ngoài ra còn sử dụng các mẫu
văn bản, quyết định của thành phố Hà Nội để tính toán và so sánh phí trông giữ xe của

3


thành phố. Tác giả còn thu thập thông tin qua internet, giáo trình, sách báo, tham khảo
các luận văn có cùng đề tài.
5.2. Phương pháp phân tích và so sánh dữ liệu.
Từ những kết quả thu thập dữ liệu thứ cấp, kết hợp với cơ sở lý luận để phân tích
đưa ra những nhận xét, giải pháp. Tiến hành nghiên cứu các kết quả hoạt động kinh
doanh, so sánh các chỉ tiêu của từng giai đoạn từ đó rút ra những kết luận về ảnh
hưởng của phí trông xe đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Bên cạnh các phần tóm lượng, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu và sở đồ
hình vẽ, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn
được kết cầu thành như sau:
Lời mở đầu có: Tính cấp thiết của đề tài, tổng quan các công trình nghiên cứu,
xác lập và tuyên bố vấn đề, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và kết cầu khóa luận.

Chương 1: Lý luận cơ bản về phí và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tác giả sẽ giới thiệu về các lý thuyết, khái niệm về phí, phí sử dụng, hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp và các ảnh hưởng của phí tới doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tình hình kinh doanh của công ty TNHH MTV Khai Thác
Điểm Đỗ Xe Hà Nội và phân tích sự ảnh hưởng của phí đến hiệu quả kinh doanh.
Tác giả sẽ giới thiệu về công ty, những thành công đã đạt được trong những năm
gần đây cùng với đó là phân tích chi tiết về ảnh hưởng của phí trông giữ xe tới hiệu
quả kinh doanh của công ty.
Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
công ty Khai Thác Điểm Đỗ Xe Hà Nội
Tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị với công ty nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh và với thành phố Hà Nội về doanh nghiệp trong thị trường.

4


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÍ VÀ
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Lý luận cơ bản về phí
1.1.1. Khái niệm
Phí sử dụng: là tiền mà chính phủ thu về từ việc cung ứng cơ sở hạ tầng, được
dùng vào việc thanh toán toàn bộ hay một phần chi phí cung ứng
Cần phân biệt phí sử dụng và thuế. Việc nộp thuế thể hiện nghĩa vụ của các cá
nhân và tổ chức với nhà nước, dù thuế thay đổi thì chất lượng hàng hóa dịch vụ nhận
được không thay đổi. Trên lý thuyết, phí sử dụng có tác dụng gần giống thuế, với việc
tính phí từng cá nhân phụ thuộc vào cả lợi ích và chi phí của việc cung ứng. Nguyên
tắc về hiệu quả kinh tế cho rằng lợi ích biên phải bằng với chi phí biên. Đối với những
dịch vụ, về cơ bản mang lại lợi ích cho người sử dụng thì mức giá phải bằng với chi
phí biên. Về nguyên tắc, ai sử dụng dịch vụ, người đó sẽ trả tiền. Mức phí sử dụng phụ
thuộc vào lợi ích sử dụng cá nhân nhận được và chi phí của việc cung ứng nên mức

phí thường được xác định trên cơ sở lợi ích biên (lợi ích của người sử dụng dịch vụ
nhận được) phải bằng chi phí biên (chi phí cung ứng dịch vụ).
1.1.2. Phân loại phí
- Phí tiếp cận dịch vụ nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu tư cho
cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ, nhà nước đầu tư các công viên, bờ biển, đường
giao thông, cầu cống, sân bay, bến cảng và các phương tiện công cộng khác và các cá
nhân trong xã hội đều có thể hưởng lợi từ sự hiện hữu của các phương tiện đó một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu các cá nhân có ô tô thì có thể hưởng lợi trực tiếp nhờ
hệ thống đường xá tốt hơn. Nếu các cá nhân không có ô tô thì họ vẫn có thể hưởng lợi
một cách gián tiếp.
- Phí sử dụng dịch vụ để trang trải toàn bộ hoặc một phần chi phí hoạt động gắn
với việc sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ. Một khi phương tiện công cộng – bất luận là
công viên, đường xá, cầu cống, sân bay bến cảng đã được cung ứng thì cần trang trải
chi phí hoạt động. Chi phí này do người sử dụng trực tiếp trả, dựa vào lợi ích biên từ
việc sử dụng phương tiện hay dịch vụ.

5


- Phí tắc nghẽn: Đối với một số dịch vụ, thêm một người tiêu dùng có thể làm
tăng thêm chi phí đối với người sử dụng khác, được gọi là chi phí tắc nghẽn. Ví dụ khi
đường xá và cầu cống trở nên ngày càng đông đúc, việc lưu thông bị chậm lại và chi
phí (thời gian) đối với tất cả những người sử dụng gia tăng; khi công viên trở nên ngày
càng đông người hơn, sẽ có ít không gian cho người trong công viên được thưởng thức
các hoạt động vui chơi, và khi chỗ đỗ xe và các sân quần vợt bị chiếm hết chỗ, những
người sử dụng tiềm năng khác phải gánh chịu chi phí của sự chờ đợi (hay phải từ bỏ
hoạt động). Do vậy áp dụng mức phí sử dụng khác nhau ở những thời điểm khác nhau
(ví dụ mức phí trong giờ thấp điểm sẽ thấp, mức phí trong giờ cao điểm sẽ cao) nhằm
hạn chế tình trạng tắc nghẽn. Mục đích của tính phí sử dụng trong trường hợp này là
phân bổ nguồn lực khan hiếm giữa các nhu cầu cạnh tranh nhau nhằm điều chỉnh hiện

tượng tắc nghẽn.
1.1.3. Phân bổ các loại phí
Thông thường phân bổ chi phí tiếp cận dịch vụ (chi phí đầu tư) để xây dựng điểm
đỗ xe thường lấy từ tiền thuế, do tất cả dân cư trong thành phố đóng góp.
a, Phân bổ chi phí hoạt động
Một khi phương tiện công cộng – bất luận là công viên, đường xá, điểm đỗ xe đã
được cung ứng, người ta quan tâm đến việc trang trải biến phí hay chi phí hoạt động.
Cách thức thực hiện việc trang trải chi phí này sẽ giúp ta xác định xem phương tiện sẽ
phục vụ cho những ai và phục vụ với số lượng bao nhiêu.
Chi phí hoạt động nên được phân bố dựa vào lợi ích biên từ việc sử dụng phương
tiện hay dịch vụ. Trong nhiều trường hợp và có lẽ là trong đa số trường hợp, lợi ích
của việc sử dụng tăng thêm (khác với lợi ích của sự hiện hữu của phương tiện) chỉ đạt
được đối với người sử dụng mà thôi. Nếu thế thì việc thu phí đối với người sử dụng
trực tiếp là thích hợp để trang trải toàn bộ chi phí hoạt động biên.
b, Phân bổ chi phí tắc nghẽn
Đối với một số dịch vụ, thêm một người tiêu dùng có thể làm tăng thêm chi phí
đối với người sử dụng khác, được gọi là chi phí tắc nghẽn. Khi đường xá và điểm đỗ
xe trở nên ngày càng đông đúc, việc lưu thông bị chậm lại và chi phí (thời gian) đối
với tất cả những người sử dụng gia tăng, khi chỗ đỗ xe nhưng người sử dụng tiềm
năng khác phải gánh chịu chi phí của sự chờ đợi (hay phải từ bỏ hoạt động). Do không

6


phát sinh chi phí tăng thêm trong việc cung ứng dịch vu cho thêm một người tiêu dùng
nữa (nếu có thêm phương tiện đỗ vào bãi) nên không cần phải thu thêm để trang trải
chi phí hoạt động. Tuy nhiên, chính phủ nên tính và đôi khi phải tính phí sử dụng đối
với tất cả các dịch vụ này.
Mục đích của phí sử dụng trong những tình huống này là phân bổ nguồn lực khan
hiếm giữa các nhu cầu cạnh tranh với nhau. Phí tắc nghẽn để trang trải chi phí gây ra

bởi một người sử dụng tăng thêm đối với người sử dụng khác.
1.2. Lý luận cơ bản về kết quả kinh doanh
1.2.1 Khái niệm
Hiệu quả kinh doanh: là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và chất lượng sử
dụng các nguồn lực sẵn có nhằm đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động kinh
doanh với chi phí bỏ ra ít nhất để đạt được kết quả đó.
Khái niệm trên cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một
khái niệm rộng, bao hàm hiệu quả kinh doanh cả về mặt kinh tế, xã hội, là thước đo
tăng trưởng của doanh nghiệp, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt
được các mục tiêu đã định. Có thể hiểu hoạt động kinh doanh là thước đo trình độ
quản lý và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để tối đa hóa kết quả đạt được và
tối thiểu hóa chi phí nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm
trù kinh tế có tính chất định lượng về tình hình phát triển của các hoạt động sản xuất
kinh doanh, nó phản ánh sự phát triển kinh tế theo chiều sâu của các chủ thể kinh tế,
đồng thời nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp
và của nền kinh tế quốc dân trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế.
1.2.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh
a, Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ các hoạt động
thương mại của từng doanh nghiệp kinh doanh. Biểu hiện chung của hiệu quả kinh
doanh cá biệt là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được.
Hiệu quả kinh tế - xã hội là sự đóng góp của doanh nghiệp vào việc phát triển sản
xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu
cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

7


b, Hiệu quả từng yếu tố và hiệu quả chi phí tổng hợp

Hiệu quả kinh tế từng là yếu tố, là sự thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các
yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là thước đo quan
trọng của sự tăng trưởng từng yếu tố và cùng với hiệu quả kinh tế tổng hợp làm cơ sở
để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh tế tổng hợp là phạm trù kinh tế biểu hiện tập của sự phát triển kinh
tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong qúa trình tái sản
xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
c, Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối
Hiệu quả tuyệt đối được tính toán cho từng phương án kinh doanh cụ thể bằng
cánh xác định, so sánh chênh lệch giữa lợi ích thu được với chi phí bỏ ra.
Hiệu quả tương đối được xác định bằng cánh so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt
đối của các phương án với nhau, hay chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối
của các phương án.
Việc xác định hiệu quả tuyệt đối là cơ sở để xác định hiệu quả tương đối (so
sánh). Tuy vậy, có những chỉ tiêu hiệu quả tương đối được xác định không phụ thuộc
vào việc xác định hiệu quả tuyệt đối. Chẳng hạn, việc so sánh mức chi phí của các
phương án khác nhau để chọn ra phương án có chi phí thấp nhất thực chất chỉ là sự so
sánh mức chi phí của các phương án chứ không phải là việc so sánh mức hiệu quả
tuyệt đối của các phương án.
d, Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài
Căn cứ vào lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian dài hay ngắn mà người
ta phân chia thành hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. Hiệu quả trước mắt là hiệu
quả được xem xét trong một thời gian ngắn. Hiệu quả lâu dài là hiệu quả được xem xét
trong một thời gian dài. Doanh nghiệp cần phải tiến hành các hoạt động kinh doanh
sao cho nó mang lại cả lợi ích trước mắt cũng như lâu dài cho doanh nghiệp. Phải kết
hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, không được chỉ vì lợi ích trước mắt mà
làm thiệt hại đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp.
1.2.3. Tiêu thức đánh giá hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ chủ yếu vào nhóm chỉ tiêu về tỷ
suất lợi nhuận (lợi nhuận trên doanh thu, trên chi phí).


8


Sức sinh lợi theo doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu
Ý nghĩa: cho biết một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Sức sinh lợi theo chi phí = Lợi nhuận / Tổng chi phí
Ý nghĩa: cho biết với mỗi đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Bảo đảm sự kết hợp hài hoà các loại lợi ích xã hội, lợi ích tập thể, lợi ích người
lao động, lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải
xuất phát từ việc thoả mãn một cách thích đáng nhu cầu của các chủ thể trong mối
quan hệ mắt xích phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó quan trọng nhất là xác định được hạt
nhân của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đã từ đó thoả mãn lợi ích của chủ thể này
tạo động lực, điều kiện để thoả mãn lợi ích của chủ thể tiếp theo và cứ thế cho đến đối
tượng và mục đích cuối cùng. Nói tóm lại theo quan điểm này thì quy trình thỏa mãn
lợi ích giữa các chủ thể phải đảm bảo từ thấp đến cao. Từ đó mới có thể điều chỉnh kết
hợp một cách hài hoà giữa lợi ích các chủ thể.
- Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải là sự kết hợp hài hoà giữa hiệu quả kinh
doanh của các bộ phận trong doanh nghiệp với hiệu quả toàn doanh nghiệp. Chúng ta
không vì hiệu quả chung mà làm mất hiệu quả bộ phận. Và ngược lại, cũng không vì
hiệu quả kinh doanh bộ phận mà làm mất hiệu quả chung toàn bộ doanh nghiệp. Xem
xét quan điểm này trên lĩnh vực rộng hơn thì quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu
quả kinh doanh phải xuất phát từ việc đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả của nền sản
xuất hàng hoá, của ngành, của địa phương, của cơ sở. Trong từng đơn vị cơ sở khi xem
xét đánh giá hiệu quả kinh doanh phải coi trọng toàn bộ các khâu của quá trình kinh
doanh. Đồng thời phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ tác động qua lại của các tổ
chức, các lĩnh vực trong một hệ thống theo một mục tiêu đã xác định.
- Bảo đảm tính thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc đánh giá

và xác định biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ đặc điểm, điều
kiện kinh tế – xã hội của ngành, của địa phương và của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
- Đảm bảo thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị, xã hội với nhiệm vụ kinh tế trong
việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trước hết ta phải nhận thấy rằng sự ổn định của
một quốc gia là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

9


Trong khi đó chính sự ổn định đó lại được quyết định bởi mức độ thoả mãn lợi ích của
quốc gia. Do vậy, theo quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải
được xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cụ thể là,
nó được thể hiện ở việc thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh hoặc đơn hàng của nhà nước
giao cho doanh nghiệp hoặc các hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp ký kết với nhà
nước. Bởi vì đó là nhu cầu điều kiện đã đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế
quốc dân.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ vào cả mặt hiện vật lẫn giá trị của
hàng hoá. Việc tính toán và đánh giá hiệu quả phải đồng thời chú trọng cả hai mặt hiện
vật và giá trị. ở đây mặt hiện vật thể hiện ở số lượng sản phẩm và chất lượng sản
phẩm, còn mặt giá trị là biểu hiện bằng tiền của hàng hoá sản phẩm, của kết quả và chi
phí bỏ ra. Như vậy, căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về mặt hiện vật và mặt giá trị là
một đòi hỏi tất yếu trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường.
Thực tế ở Việt Nam, đa phần doanh nghiệp nhà nước không có mục tiêu tối đa
hoá lợi nhuận, mà phải gắn với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội với hoạt
động kinh doanh, đặc biệt là tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Rất khó so hiệu quả hoạt
động của khu vực doanh nghiệp khác với khu vực doanh nghiệp nhà nước nếu nhìn ở
góc độ này. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của khu vực này không thể bỏ
qua tính đặc thù.
Theo thông tư 200/2015/TT-BTC của bộ Tài chính, việc đánh giá hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp nhà nước dựa vào 5 tiêu chí, từ đây có thể thấy tính đặc thù
về kinh doanh của các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với nhà nước:
Tiêu chí 1: Tổng doanh thu.
Tiêu chí 2: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
Tiêu chí 3: Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành.
Tiêu chí 5: Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.
1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nguồn lực kinh doanh là hữu hạn. Trong khi đó phạm trù nhu cầu con người là
phạm trù vô hạn: không có giới hạn của sự phát triển các nhu cầu - hàng hoá dịch vụ

10


cung cấp cho con người càng nhiều, càng phong phú, càng có chất lượng càng cao
càng tốt. Do vậy, của cải càng khan hiếm lại càng khan hiếm hơn theo cả nghĩa tuyệt
đối và nghĩa tương đối của nó. Khan hiếm nguồn lực đòi hỏi bắt buộc con người phải
nghĩ đến việc lựa chọn kinh tế, khan hiếm càng tăng nên dẫn tới vấn đề lựa chọn tối ưu
ngày càng đặt ra nghiêm túc và ngay gắt. Thực ra khan hiếm mới chỉ là điều kiện cần
để lựa chọn kinh tế, nó bắt buộc lựa chọn con người phải lựa chọn kinh tế.
Điều kiện đủ cho việc lựa chọn kinh tế là cùng với sự phát triển nhân loại thì
càng ngày người ta càng tìm ra nhiều phương pháp sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cho
phép cùng một nguồn lực đầu vào nhất định người ta làm nhiều công việc khác nhau.
Điều này cho phép các doanh nghiệp có khả năng lựa chọn kinh tế: lựa chọn kinh tế tối
ưu. Sự lựa chọn này sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh cao nhất, thu
được nhiều lợi ích nhất. Giai đoạn phát triển theo chiều rộng nhường chỗ cho phát
triển theo chiều sâu: sự phát triển theo chiều sâu nhờ vào nâng cao của hiệu quả kinh
doanh.
Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao khả năng sử dụng các nguồn
lực có sẵn của doanh nghiệp để đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong điều kiện khan

hiếm nguồn lực thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện sống còn đặt ra đối
với doanh nghiệp trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường việc giải quyết vấn đề: sản xuất cái gì? sản xuất như thế
nào? sản xuất cho ai? được dựa trên cơ sở quan hệ - cung cầu, giá cả thị trường, cạnh
tranh và hợp tác... Các doanh nghiệp phải tự đặt ra các quyết định kinh doanh của
mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều lãi ít hưởng ít, không có lãi sẽ đi đến
phá sản doanh nghiệp. Do đó mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu
quan trọng nhất, mang tính sống còn của doanh nghiệp.
Mặt khác trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại
và phát triển. Môi trường cạnh tranh càng gay gắt, trong cuộc cạnh tranh đó có những
doanh nghiệp vẫn đứng vững và phát triển, bên cạnh đó không ít doanh nghiệp bị thua
lỗ, giải thể, phá sản. Để đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp luôn phải chú ý
tìm mọi cách giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín... của doanh nghiệp
trên thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Các doanh nghiệp thu được lợi nhuận càng
cao càng tốt. Như vậy, để đạt được hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh

11


doanh luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và trở thành vấn đề
sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
1.3. Ảnh hưởng của phí đến kết quả kinh doanh
1.3.1. Phí ảnh hưởng đến lợi nhuận
Lợi nhuận phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình kinh doanh kể từ
lúc bắt đầu tìm kiếm nhu cầu thị trường, chuẩn bị và tổ chức quá trình sản xuất kinh
doanh, đến khâu tổ chức bán hàng và dịch vụ cho thị trường. Nó phản ánh cả về mặt
lượng và mặt chất của quá trình kinh doanh. Ta có công thức chung về lợi nhuận của
doanh nghiệp:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Những doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH MTV Khai Thác Điểm Đỗ Xe Hà

Nội, không thể trực tiếp định giá được hàng hóa dịch vụ mà mình sản xuất, thay vào
đó các doanh nghiệp này sẽ được phép thu một khoản phí do nhà nước quy định, nhằm
trang trải chi phí hoạt động và đầu tư, do đó công thức về doanh thu có thể được hiểu
như sau:
Doanh thu = Phí x Số lượt sử dụng hàng hóa dịch vụ.
Chi phí = Chi phí đầu tư + Chi phí hoạt động.
Nhìn vào công thức trên, ta thấy lợi nhuận của các doanh nghiệp này chịu tác
động bởi nhiều yếu tố:
- Phí: phí tăng hoặc giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp,
do đó sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận.
- Số lượt sử dụng dịch vụ: các doanh nghiệp như công ty TNHH MTV Khai Thác
Điểm Đỗ Xe Hà Nội cung ứng các dịch vụ như bãi đỗ xe có giới hạn về số lượng xe
tối đa mà một bãi đỗ có thể chứa được, biến số này không thể điều chỉnh được, phụ
thuộc vào nhu cầu của người dân, hoặc với những mức sử dụng bãi đỗ quá thấp, thì
khó có thể đảm bảo được chí phí hoạt động.
- Chi phí: bao gồm chi phí cố định (đầu tư) và chi phí biến đổi (chi phí hoạt
động), nhà nước dựa vào chi phí biến đổi biên để định giá cho phí sử dụng. Do đó sự
thay đổi về chi phí hoạt động có thể khiến cho phí sử dụng tăng lên hoặc giảm xuống
theo từng thời kỳ, ảnh hưởng trực tiếp tới cả chi phí và doanh thu của doanh nghiệp.

12


1.3.2. Phí ảnh hưởng đến tích lũy và đầu tư của doanh nghiệp
Dựa vào định nghĩa của phí sử dụng, ta thấy phí có thể được sử dụng như sau:
- Sử dụng để thu hồi toàn bộ, hoặc một phần chi phí đầu tư.
- Sử dụng để trang trải một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động của chính phủ gắn
liền với việc sử dụng dịch vụ.
- Sử dụng để bù đắp chi phí mà một người sử dụng tăng thêm gây ra cho người
sử dụng khác.

Do vậy phí có thể sử dụng như một cách để nhanh chóng thu hồi chi phí đầu tư,
hoặc hơn nữa là kinh doanh có lãi. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, thường không
đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà chủ yếu là hoàn thành các nhiệm vụ chính trị xã
hội đối với nhà nước. Ví dụ công ty TNHH MTV Khai Thác Điểm Đỗ Xe Hà Nội, việc
nhanh chóng thu hồi chi phí đầu tư, hoặc nếu kinh doanh thuận lợi và có lãi, giúp cho
công ty có thể tiếp tục đầu tư vào các khu vực khác của thành phố. Điều này giúp cho
công ty hoàn thành nhanh chóng các mục tiêu, kế hoạch về giao thông của thành phố
và đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của công ty được trơn tru.

13


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH MTV KHAI THÁC ĐIỂM ĐỖ XE HÀ NỘI VÀ PHÂN TÍCH SỰ ẢNH
HƯỞNG CỦA PHÍ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH
2.1. Thực trang kinh doanh dịch vụ điểm đỗ.
2.1.1. Giới thiệu về công ty.
Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội là một trong số 4 Công ty
con: CTCP Bến xe Hà Nội; Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe; CTCP xe
khách Hà Nội; CTCP Vận tải và dịch vụ hàng hóa Hà Nội, trực thuộc Tổng công ty
Vận tải Hà Nội (Transerco) được thành lập theo Quyết định số 45/2001/QĐ-UB ngày
29/6/2001 của UBND Thành phố Hà Nội và hoạt động theo mô hình Tổng công ty do
các công ty tự đầu tư và thành lập (Công ty mẹ - Công ty con). Trong đó Tổng công ty
Vận tải Hà Nội giữ vai trò công ty mẹ trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh
của mình và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu hoặc cổ đông, thành viên
góp vốn tại các công ty trực thuộc.
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV Khai Thác Điểm Đỗ Xe Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Parking Company.
Giám đốc: Ông Bùi Đăng Thắng.
Địa chỉ giao dịch: Số 17 Hàng Đậu, Quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội.

Điện thoại: (04) 38256779 Fax: (04) 39341143
Quyết định thành lập: Số 47/QĐ-UB ngày 18/01/1996 của UBND Thành phố Hà Nội.
Giấy đăng ký kinh doanh: Số 0106001015 ngày 20/06/2008 của Sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Đơn vị quản lý trực tiếp: Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
-

Lập và quản lý thực hiện quy hoạch hệ thống các bến, điểm đỗ xe tĩnh.
Kinh doanh trông giữ các phương tiện vận tải, kinh doanh các bến, điểm đỗ xe ôtô.
Đăng kiểm các phương tiện cơ giới đường bộ.
Xây dựng, duy tu sửa chữa các điểm trông giữ phương tiện giao thông phục vụ

nhu cầu của Công ty.
- Cung ứng xăng dầu, phụ tùng ôtô, thiết bị đỗ xe, kinh doanh nhà ăn, nhà nghỉ
cho lái xe.

14


- Khai thác các điểm đỗ xe và diện tích các điểm đỗ xe thuộc các công trình
công cộng.
- Kinh doanh trông giữ phương tiện và đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ
(Trạm Đăng kiểm xe 29-03S, Bến đỗ xe Ngọc Khánh – Phường Ngọc Khánh – Quận
Ba Đình).
Nhiệm vụ của công ty:
- Thực hiện vai trò chủ đạo trong giao thông công cộng, bến bãi và giao thông
tĩnh của toàn Thủ đô Hà Nội.
- Cam kết bình ổn giá cả bến bãi trong các dịp lễ tết, tránh tình trạng đội giá.
- Tận tâm mang đến dịch vụ an toàn, đảm bảo chất lượng, văn minh và đặt vai

trò của khách hàng lên hàng đầu.
- Luôn tuân thủ hiến pháp và pháp luật hiện hành của Nhà Nước Việt Nam,
hoàn thành tốt vai trò, trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước và các nghĩa vụ khác.
- Thực hiện tốt chính sách chất lượng đã cam kết và sử dụng tiền vốn cho lao
động, cơ sở vật chất một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Đảm bảo chất lượng kiểm định xe cơ giới theo đúng các tiêu chuẩn quy định
của Cục Đăng kiểm Việt Nam và Bộ GTVT ban hành
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
Tổng công ty Transerco được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng công ty
do các công ty tự đầu tư và thành lập (Công ty mẹ - Công ty con). Trong đó, Tổng
công ty Vận tải Hà Nội giữ vai trò công ty mẹ trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh
doanh của mình và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sử hữu hoặc cổ đông,
thành viên góp vốn tại các công ty trực thuộc.
Công ty TNHH MTV Khai Thác Điểm Đỗ Xe Hà Nội là một trong số 4 công ty
con của Tổng công ty mẹ Transerco . Cùng với quá trình hình thành và phát triển công
ty là mô hình bộ máy tổ chức gắn liền với nó.

15


2.2.2. Đánh giá tổng quan về tình hình kinh doanh của công ty.
Năm 2016, công ty đã đưa vào sử dụng 130 điểm đỗ xe trên vỉa hè, cùng đó là 8
điểm lớn đó là Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Ngọc Khánh, Gia Thụy, Dịch Vọng, Đồng Tàu,
Trần Nhật Duật, Nguyễn Công Hoan. Trong đó, giàn thép đỗ xe ôtô Trần Nhật Duật
với sức chứa 91 xe, còn dự án Nguyễn Công Hoan có sức chứa dự tính tới 221 xe sẽ
giải quyết tình trạng thiếu nơi đỗ ôtô ở các khu vực này.
Tại các điểm đỗ xe trên vỉa hè, mỗi tháng công ty trông giữ khoảng 10.000 đến
15.000 lượt xe, sức chứa mỗi điểm từ 100-200 phương tiện. Ví dụ tại một số điểm như
tuyến phố Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, tổng diện tích mặt bằng cho đỗ xe là
4.000 m2, với tổng sức chứa 268 phương tiện. Hàng tháng thực hiện trông giữ 10.000

lượt xe, giúp cho tình hình trật tự, giao thông tĩnh trên 2 tuyến phố này trở nên tốt hơn,
về doanh thu đạt 300.000.000 đồng/tháng.
Tại các điểm các điểm đỗ xe lớn, ngoài sử dụng sức lao động từ con người so với
các điểm đỗ xe vỉa hè, còn ứng dụng các công nghệ quản lý xe, nhằm tiết kiệm sức lao
động, cũng như tăng cường hiệu quả quản lý xe. Sức chứa mỗi điểm từ 300-400
phương tiện, giải được lượng lớn nhu cầu về đỗ xe hàng tháng cho người dân, đặc biệt
ở 3 điểm Mỹ Đình 1, 2 và điểm Dịch Vọng. Doanh thu hàng tháng của các điểm đỗ xe
này từ 500.000.000 đến 600.000.000 đồng/tháng.

16


Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2013-2015

So sánh
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận trước
thuế
Khoản nộp
NSNN
Lợi nhuận sau
thuế

So sánh

2013

2014


2015

2.889.890

3.167.939

4.164.741

278.049

110

996.801

131

765.821

681.107

895.419

(84.714)

89

214.312

131


2.124.069

2.486.832

3.269.321

362.763

117

782.489

131

2014/2013
Tuyệt đối %
61.352.601 66.543.613 72.862.658 5.191.012 108
58.462.711 63.375.673 68.697.918 4.912.963 108

2015/2014
Tuyệt đối %
6.319.046 109
5.322.244 108

Đơn vị: nghìn VNĐ.
Doanh thu hàng năm của công ty trong 3 năm gần đây luôn đạt trên 60 tỷ đồng.
Năm 2014 đạt 66,54 tỷ đồng, tăng thêm 5,2 tỷ đồng so với năm 2013. Năm 2015,
doanh thu đã tăng thêm 6,32 tỷ đồng so với 2014, tổng doanh thu đạt được là 72,86 tỷ
đồng, tăng 109% tuy nhiên tốc độ tăng này không cao hơn là mấy so với năm 2014 là

108%. Nhìn chung, doanh thu 3 năm gần đây luôn tăng trưởng đều là kết quả từ sự cố
gắng của công ty, liên tục tăng thêm, nâng cấp cũng xây dựng các điểm đỗ xe mới,
nhằm phục vụ nhu cầu chung của thành phố Hà Nội.
Chi phí của công ty hàng năm cũng tăng, giống như doanh thu, phản ánh một vấn
đề đó là lượng phương tiện của thành phố Hà Nội ngày càng tăng cao. Theo chủ tịch
TP Hà Nội: “Bình quân mỗi tháng, Hà Nội đăng ký mới từ 18.000 đến 20.000 xe máy,
6.000 đến 8.000 ô tô”. Do đó để phục vụ cho nhu cầu đỗ xe, công ty liên tục mở ra các
điểm đỗ xe mới, đặc biệt là giàn thép đỗ xe cao tầng tại đường Trần Nhật Duật, khai
trương vào tháng 4 năm 2015.
Lợi nhuận của công ty năm 2014 là 2,49 tỷ đồng, tăng 117% so với năm 2013.
Nhưng đến năm 2015, lợi nhuận tăng mạnh, đạt 3,27 tỷ đồng tăng 131% so với năm
2014. Để giải thích cho sự tăng mạnh mẽ trong lợi nhuận này, tháng 8 năm 2014, ủy
ban thành phố đã ra quyết định về việc tăng phí trông giữ xe, ảnh hưởng không nhỏ
đến doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty.
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh
Chỉ tiêu
Sức sinh lợi theo doanh thu

2013
2014
2015
0,03462 0,03737 0,04487
17


Sức sinh lợi theo chi phí
Hệ số sức sinh lợi theo doanh thu:

0,04943 0,04999 0,06062


Năm 2013: Với 1.000 đồng doanh thu mang lại cho công ty 3,462 đồng lợi nhuận
Năm 2014: Với 1.000 đồng doanh thu mang lại cho công ty 3,737 đồng lợi nhuận
Năm 2015: Với 1.000 đồng doanh thu mang lại cho công ty 4,487 đồng lợi
nhuận.
Hệ số sức sinh lợi theo chi phí:
Năm 2013: Với 1.000 đồng đồng chi phí bỏ ra mang lại cho công ty 4,943 đồng
lợi nhuận.
Năm 2014: Với 1.000 đồng đồng chi phí bỏ ra mang lại cho công ty 4,999 đồng
lợi nhuận.
Năm 2015: Với 1.000 đồng đồng chi phí bỏ ra mang lại cho công ty 6,062 đồng
lợi nhuận.
Nhận xét: Nhìn vào các chỉ tiêu trên ta có thể thấy rõ, công ty đã biết sử dụng
chí phí một cách hiệu quả và tình hình kinh doanh dịch vụ của công ty đang có lãi.
Bảng 2.3: Cơ cấu tổng doanh thu của công ty theo từng dịch vụ từ năm
2013 đến 2015
Dịch vụ
Điểm đỗ xe
Đăng kiểm
Cung ứng khác
Tổng

2013
Doanh thu %
49.082.081 80
3.067.630
5
9.202.890
15
61.352.601 100


2014
Doanh thu %
55.896.635 84
4.658.053
7
5.988.925
9
66.543.613 100

2015
Doanh thu %
59.747.380 82
5.829.013
8
7.286.265
10
72.862.658 100
Đơn vị: nghìn VNĐ.

Bảng 2.3 cho biết tình hình kinh doanh cụ thể các dịch vụ của công ty. Các điểm
đỗ xe, trông giữ xe chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu, luôn ở mức trên 80%, cụ thể
năm 2013 là 80%, 2014 là 84%, 2015 là 82%.
Ngoài doanh thu của dịch vụ điểm đỗ xe có tốc độ tăng ổn định, công ty còn
cung ứng các dịch vụ khác như xăng dầu, phụ tùng ôtô, thiết bị đỗ xe, kinh doanh nhà
ăn, nhà nghỉ cho lái xe. Tuy nhiên doanh thu lại không ổn định bằng.
Năm 2013 đạt 9,202 tỷ đồng, năm 2014 chỉ đạt 5,988 tỷ đồng giảm 35%, năm
2015 tăng lên 7,286 tỷ đồng tuy nhiên vẫn kém năm 2013 là 1,916 tỷ đồng, và so với
năm 2014 tăng 22%.

18



Bảng 2.4: Cơ cấu doanh thu của dịch vụ điểm đỗ tính theo từng phương tiện
2013
Phương tiện
Ôtô
Xe máy, mô tô
Xe đạp (điện)
Tổng

Doanh thu
29.449.249
18.651.191
981.641
49.082.081

2014
Tỷ
trọng
60
38
2
100

Doanh thu
31.861.082
22.358.654
1.676.899
55.896.635


2015
Tỷ
trọng
57
40
3
100

Doanh thu

Tỷ

trọng
33.458.533
56
23.898.952
40
2.389.895
4
59.747.380
100
Đơn vị: nghìn VNĐ.

Bảng trên cho thấy doanh thu của dịch vụ điểm đỗ được cấu thành từ việc trông
giữ 2 phương tiện chính là ôtô (bao gồm cả <9 chỗ và >9 chỗ) và xe máy, xe mô tô,
luôn chiếm trên 95% lượng phương tiện được trông giữ của công ty. Xe đạp và xe đạp
điện chỉ chiếm một lượng nhỏ trong doanh thu.
Bảng 2.5: Số lượt xe trung bình được công ty trông giữ hàng năm (ĐV: lượt)
Phương tiện
Ôtô

Xe máy
Xe đạp (điện)
Tổng

2013
2014
453.065
490.170
8.071.276 6.388.187
1.177.970 745.288
9.702.311 7.623.646

19

2015
514.746
6.828.272
1.062.176
8.405.194


Bảng 2.5 cho thấy số lượt trông giữ xe ôtô tăng đều qua các năm. Năm 2013 đạt 453
nghìn lượt, năm 2014 là 490 nghìn lượt và năm 2015 là 514 nghìn lượt. Tuy nhiên số
lượt trông giữ xe máy và xe đạp đã giảm đáng kể từ năm 2014, thời điểm thành phố áp
dụng mức phí trông xe mới.
Để giải thích cho sự sụt giảm này là do thị trường đã bắt đầu có sự tham gia của
các nhà đầu tư mới, cũng như người dân phản ứng với mức phí trông giữ xe. Năm
2014, lượng xe máy được trông giữ chỉ đạt 6,388 triệu lượt, giảm 1,683 triệu lượt hay
giảm 21% so với năm 2013. Năm 2015 tăng lên 6,828 triệu lượt nhưng chưa thể bằng
năm 2013.

2.2.3. Ảnh hưởng của một vài nhân tố đến tình hình kinh doanh của công ty
a, Các yếu tố bên trong
Nguồn lực con người: tuy là công ty con của tổng công ty Transerco nhưng
nguồn nhân lực của công ty TNHH MTV Khai Thác Điểm Đỗ Xe Hà Nội không phải
là nhỏ, công ty hiện có 850 cán bộ công nhân viên làm việc, bao gồm cả Giám đốc và
Phó giám đốc. Trong đó, có nhiều người là tốt nghiệp đại học, cao đẳng trở lên. Để đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, công ty thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình
độ cho đội ngũ nhân viên. Công ty cũng thường xuyên quan tâm đến đời sống sức
khỏe cho nhân viên, tạo mọi điều kiện và môi trường làm việc tốt nhất để nhân viên có
thể phát huy khả năng của mình.
Khả năng tài chính: Khả năng về tài chính là vấn đề quan trọng hàng đầu giúp
cho mọi doanh nghiệp có thể tồn tại trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp có khả năng
tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp diễn ra liên tục ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu
tư trang thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại hơn, có thể áp dụng kĩ thuật tiên tiến vào
sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất giúp cho doanh nghiệp đưa ra
những chiến lược phát triển doanh nghiệp phù hợp.
Công nghệ kỹ thuật: công ty đã bắt đầu áp dụng công nghệ kỹ thuật, nhằm cải
thiện hiệu quả trông giữ xe cũng như giảm tải cho hệ thống giao thông tĩnh chật chội ở
thành phố Hà Nội hiện nay, có thể kể đến như giàn thép đỗ xe cao tầng tại đường Trần
Nhật Duật, khai trương vào tháng 4 năm 2015.

20


×