Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Khái quát chung tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.47 KB, 18 trang )

Chương I: Khái quát chung tình hình hoạt động kinh doanh
tại Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội
1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 7/9/1960, Công ty Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc Phủ Thủ
tướng (trên danh nghĩa), thực chất là một cục của Bộ Công An (Bộ Nội Vụ) trên cơ
sở Nghị định 26/CP. Lúc bấy giờ, Công ty chỉ có vài ba chi nhánh tại Hải Phòng,
Quảng Ninh, Hòa Bình. Cơ sở vật chất hết sức hạn chế: chỉ có vài khách sạn với số
buồng và giường ít ỏi chủ yếu để phục vụ cán bộ công nhân viên Nhà nước đi nghỉ,
điều dưỡng theo tiêu chuẩn và một số chuyên gia nước bạn.
Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất (năm 1975), Công ty
Du lịch Việt Nam được tiếp quản những khách sạn do chính quyền cũ để lại ở
Vũng Tàu, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc quản lý quản lý
các khách sạn, nhà hàng này không được tập trung về một mối: Công ty Du lịch
Việt Nam chỉ được giao một số cơ sở lưu trú tại Vũng Tàu, Đà Nẵng còn lại các cơ
sở khác được giao cho nhiều ngành khác nhau quản lý.
Năm 1976, do yêu cầu thực tế của ngành Du lịch, Tổng cục Du lịch được thành
lập (trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ) với 1 Chi nhánh tại thành
phố Hồ Chí Minh và 13 đơn vị trực thuộc sau:
1. Công ty du lịch Hà Nội.
2. Công ty Du lịch Hải Phòng.
3. Công ty Du lịch Quảng Ninh.
4. Công ty Du lịch Nghệ Tình.
5. Công ty Du lịch Tam Đảo.
6. Công ty Du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng.
7. Công ty Du lịch dịch vụ Dầu khí Việt Nam.
8. Trung tâm Điều hành hướng dẫn du lịch.
9. Công ty Xây dựng chuyên ngành du lịch.
10.Công ty Thiết bị vật tư du lịch.
11.Công ty Tuyên truyền Quảng cáo Du lịch.
12.Tạp chí Du lịch Việt Nam.
13.Công ty Vận chuyển khách du lịch.


1
Đến năm 1990 do cải cách, tổ chức lại bộ máy quản lý Nhà nước, Tổng cục Du
lịch được sát nhập vào Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch. Lúc này cơ
quan của Tổng cục Du lịch trở thành cơ quan của Tổng Công ty Du lịch Việt Nam.
Năm 1991, Tổng Công ty Du lịch Việt Nam chuyển chức năng quản lý du lịch
từ Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch về Bộ Thương Mại và có tên là
Bộ Thương Mại và Du lịch. Cuối năm 2002, Tổng cục Du lịch được thành lập trở
lại, Tổng Công ty Du lịch Việt Nam giải thể và cơ quan của Tổng Công ty được
thành lập thành doanh nghiệp với tên gọi là Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội
theo Quyết định 118/DL – TC ngày 16/01/1993.
Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội, tên giao dịch là Vietnamtourism in
Hanoi, là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực Du lịch, trực thuộc Tổng cục Du
lịch, có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, sử dụng con dấu
riêng theo quy định của nhà nước.
Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội mở tài khoản tại Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam.
Công ty có trụ sở chính tại 30A Lý Thường Kiệt, Hà Nội và các chi nhánh tại:
- 12 Hùng Vương, Thành phố Huế.
- 138 Hàn Thuyên, Thành phố Hồ Chí Minh
Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội không
ngừng vươn lên cùng sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam. Công ty nhiều
năm liền được Tổng cục Du lịch xếp trong top 10 doanh nghiệp Lữ hành hàng đầu
của Việt Nam.
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty
1.1.1.1.Chức năng
Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội hoạt động kinh doanh với 3 chức năng
chủ yếu như sau:
- Chức năng tổ chức Du lịch trọn gói
Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội là một đơn vị kinh doanh du lịch hạch
toán độc lập cho nên chức năng tổ chức du lịch trọn gói là chức năng quyết định.

Nó quyết định sự sống còn của Công ty, nếu kinh doanh có lãi thì Công ty mới có
2
thể tồn tại và phát triển, ngược lại nếu thua lỗ kéo dài thì tất yếu dẫn tới phá sản. Vì
vậy đây cũng là chức năng hàng đầu của Công ty.
- Chức năng môi giới trung gian
Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội là một công ty lữ hành, do vậy nắm vai
trò trung gian, là cầu nối giữa khách du lịch hay công ty lữ hành gửi khách với các
nhà cung cấp các dịch vụ du lịch. Công ty là một môi giới có tác dụng đưa khách
đến các điểm du lịch, các nhà cung cấp, là người thúc đẩy sự gặp nhau của cung và
cầu du lịch một cách nhanh chóng.
- Chức năng thu hút (tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam)
Ngoài 2 chức năng trên, Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội còn có chức
năng thu hút. Đây là chức năng đặc trưng của công ty. Bởi không những là một
công ty nhà nước, đứng đầu ngành, mà nó còn là một công cụ để nhà nước quản lý
về du lịch nên công ty còn có thêm chức năng tuyên truyền quảng bá hình ảnh du
lịch Việt Nam nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn khách du lịch trên khắp thế giới
cho công ty và cho toàn ngành Du lịch Việt Nam. Thêm vào đó, công ty có chức
năng tìm hiểu, mở rộng các tuyến điểm du lịch mới nhằm thu hút khách hàng.
1.1.1.2.Nhiệm vụ
Để thực hiện tốt các chức năng của mình, Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà
Nội cần thực hiện đúng các nhiệm vụ sau:
- Căn cứ vào chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước,
chỉ tiêu pháp lệnh của cấp trên giao để xây dựng kế hoạch kinh doanh kể cả
các kế hoạch khác có liên quan (ngắn hạn và dài hạn) của Công ty và các
biện pháp thực hiện kế hoạch được giao, chịu trách nhiệm trước khách hàng
và thực hiện các hợp đồng đã ký.
- Nghiên cứu thị trường du lịch, tuyên truyền quảng bá thu hút khách du lịch
và ký kết các hợp đồng với các tổ chức, các hãng du lịch nước ngoài, tổ
chức thực hiện các chương trình du lịch đã ký kết. Kinh doanh các dịch vụ
hướng dẫn, vận chuyển, khách sạn và các dịch vụ bổ sung khác nhằm đáp

ứng nhu cầu của khách du lịch và các đối tượng khách quốc tế khác.
- Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh
doanh để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng phục vụ.
3
Tham gia nghiên cứu và đề xuất với Tổng cục Du lịch các định mức kinh tế
kỹ thuật và các quy chế quản lý của ngành.
Căn cứ định hướng phát triển du lịch trong từng thời kỳ thành lập các dự án
đầu tư và kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và mở rộng sản xuất kinh
doanh của công ty trong khuôn khổ pháp luật hiện hành.
- Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của
Công ty.
Quản lý và sử dụng cán bộ đúng chính sách của Nhà nước và của Ngành, xây
dựng quy hoạch, kế hoạch công tác cán bộ, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán
bộ công nhân viên của Công ty.
- Căn cứ vào Chính sách kinh tế và Pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà
nước, tổ chức tốt các loại hình hạch toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt
động kinh doanh, nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước
và cơ quan cấp trên.
1.1.1.3.Quyền hạn
Để thực hiện nhiệm vụ của mình Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội có
những quyền hạn sau:
- Trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với các tổ chức du lịch nước ngoài để
đón khách quốc tế vào Việt Nam và đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài.
Được trực tiếp liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư và xuất nhập khẩu nhằm phát
triển cơ sở vật chất kỹ thuật, yêu cầu về hàng hóa vật tư chuyên dùng.
- Được tham gia tổ chứ du lịch mang tính chất thương mại của thế giới và
khu vựa nhằm tăng cường sự hiểu biết, phát triển và mở rộng thị trường du lịch
Quốc tế; được đặt Đại diện của Công ty ở nước ngoài để tuyên truyền quảng bá thu
hút khách du lịch.
- Ra quyết định về sản xuất kinh doanh, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động,

nâng lương, khen thưởng, kỷ luật cán bộ (theo phân cấp quản lý của Tổng cục) và
các mặt công tác khác.
- Được phép mở rộng các dịch vụ bổ sung để đáp ứng mọi nhu cầu của các
đối tượng khách du lịch nhằm tận dụng mọi tiềm năng về lao động, cơ sở vật chất
kỹ thuật, phương tiện vận chuyển của Công ty.
4
- Được chủ động huy động vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài
nước nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ được giao.
1.1.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà
Nội
- Nghiên cứu thị trường du lịch.
- Xây dựng và bán các chương trình du lịch.
- Trực tiếp giao dịch và ký kết các hợp đồng với các Hãng du lịch nước ngoài
về khách du lịch.
- Điều hành chương trình du lịch.
- Hướng dẫn du lịch.
- Vận chuyển khách du lịch.
- Kinh doanh khách sạn.
- Dịch vụ quảng cáo, thông tin du lịch.
- Bán hàng lưu niệm.
- Dịch vụ về thị thực, xuất nhập cảnh, gia hạn thị thực xuất nhập cảnh cho
khách du lịch.
- Dịch vụ thương mại tổng hợp.
- Các dịch vụ bổ sung khác đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách du lịch.
1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức lao động
1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Về cơ cấu tổ chức, Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội tổ chức bộ máy theo
mô hình trực tuyến, làm việc theo chế độ một thủ trưởng. Các mối quan hệ trong
công tác được thực hiện trực tiếp theo ngành dọc. Giám đốc có mối quan hệ trực

tiếp với lãnh đạo các bộ phận như: Phó Giám đốc công ty, Giám đốc Khách sạn
của Công ty; còn lãnh đạo các bộ phận có mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp với các
nhân viên thuộc từng bộ phận như sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy tại Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội
Giám đốc
Các phó giám đốc
5
Bộ phận hỗ trợ phát triển
Bộ phận Lữ hành
du lịch
Bộ phận hành
chính tổng hợp
Phòng
Xúc
tiến
Kinh
Doanh
Chi
nhánh
tại
Huế

Thành
phố
Hồ
Chí
Minh
Tổ
xe
Khách

sạn
Vịnh
Hạ
Long
Các
phòng
Thị
trường
Phòng
Điều
hành
Phòng
Hướng
dẫn
Phòng
Hành
chính
và Tổ
chức
Phòng
Tài
chính
Kế
toán
- Giám đốc: là người đứng đầu Công ty, lãnh đạo và quản lý công ty về mọi
mặt công tác, đảm bảo thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của Công ty, đồng thời
chịu trách nhiệm trước Tổng cục Du lịch và trước Pháp luật hiện hành về mọi hoạt
động của Công ty.
- Các phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được giám đốc phân
công phụ trách một số lĩnh vực hoạt động của đơn vị, đồng thời chịu trách nhiệm

trước Giám đốc và Pháp luật Nhà nước về hiệu quả các lĩnh vực công tác do Giám
đốc ủy nhiệm.
- Các Phòng thị trường: là một trong những bộ phận đặc trưng của Công ty
Lữ hành. Các phòng Lữ hành có nhiệm vụ:
+ Tổ chức và tiến hành các hoạt động tuyên truyền quảng cáo nhằm thu hút
khách du lịch.
+ Tiến hành xây dựng các chương trình Du lịch từ nội dung đến mức giá
phù hợp với nhu cầu của khách du lịch.
+ Ký kết hợp đồng với các hãng các công ty du lịch, các tổ chức, cá nhân
trong nước.
+ Đảm bảo hoạt động thông tin giữa Công ty các nguồn khách và sự phối
hợp giữa các bộ phận liên quan của Công ty từ việc thông báo.
6
+ Xây dựng các chiến lược, các chính sách lược Marketing của toàn Công
ty.
- Phòng Điều hành: cũng là một bộ phận đặc trưng của Công ty. Phòng Điều
hành có nhiệm vụ:
+ Đảm bảo chất lượng của các dịch vụ, quản lý tốt chất lượng dịch vụ để
phục vụ khách.
+ Ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp.
+ Xác nhận đặt chỗ, dịch vụ cho khách.
+ Xác nhận hướng dẫn viên đón khách và thực hiện hướng dẫn.
+ Luôn luôn theo dõi giám sát các chương trình du lịch.
+ Tìm hiểu thị trường du lịch, xác định nhu cầu của thị trường về dịch vụ du
lịch.
+ Làm báo cáo và tổng kết sau mỗi chuyến du lịch.
- Phòng hướng dẫn có hai nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Cung cấp hướng dẫn viên theo nhu cầu của từng đoàn khách.
+ Tổ chức mạng lưới cộng tác viên có năng viên có năng lực và trình độ để
đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng phong phú và đa dạng của khách du lịch.

- Phòng Tài chính kế toán và Phòng Hành chính có nhiệm vụ thực hiện tốt
các nhiệm vụ của mình giúp cho hoạt động quản lý của Công ty ngày một tốt hơn.
- Tổ xe có nhiệm vụ điều động nhanh chóng, kịp thời phù hợp với nhu cầu
vận chuyển khách của Công ty đối với từng đoàn khách mà Công ty thực hiện.
1.2.2. Mối quan hệ và nguyên tắc làm việc
- Công ty thực hiện làm việc theo chế độ 1 thủ trưởng. Mọi quyết định, chỉ thị
của Giám đốc phải được thực hiện nghiêm túc, chính xác, nhanh chóng.
Các văn bản của Công ty ban hành thường thể hiện dưới các hình thức: quyết
định, chỉ thị, thông báo, công văn. Những văn bản này được ban hành chậm nhất là
4 ngày kể từ khi Giám đốc quyết định.
Giám đốc ký các quyết định, chỉ thị của Công ty, ủy nhiệm cho Phó Giám đốc
khi Giám đốc đi vắng. Các Phó Giám đốc ký thay Giám đốc giải quyết các công
việc cụ thể của đơn vị.
7

×