Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Bài giảng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 199 trang )

BÀI GIẢNG
QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

1


MỤC LỤC
Bài mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội
Chương 2. Nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội
Chương 3. Giới thiệu quy trình QHTTPTKTXH đã
áp dụng trên thế giới và Việt Nam
2


BÀI MỞ ĐẦU
I. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
II. Những mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế xã
hội của Việt Nam
III. Vấn đề quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội ở Việt Nam
IV. Đối tượng nghiên cứu môn học
3


3. VẤN ĐỀ QHTTPTKTXH Ở VIỆT NAM

3.1. TÌNH HÌNH CHUNG



- THỰC HIỆN QUY TRÌNH CÔNG TÁC KẾ HOẠCH
HOÁ BẮT ĐẦU TỪ CHIẾN LƯỢC ĐẾN QUY
HOẠCH, RỒI CỤ THỂ HOÁ BẰNG CÁC KẾ HOẠCH
5 NĂM VÀ HÀNG NĂM.
- QUY HOẠCH NGÀNH VÀ QUY HOẠCH TỈNH,
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG PHẢI
CĂN CỨ VÀO CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỊNH HƯỚNG
QHTTPTKTXH CỦA VÙNG.
- QUY HOẠCH TTPTKTXH PHẢI ĐƯỢC LÀM
TRƯỚC, TẤT CÁC CÁC QUY HOẠCH CHI TIẾT
PHẢI VĂN CỨ VÀO QHTTPTKTXH.
4


3.2. Về kế hoạch hoá
- Kế hoạch hoá ứng dụng ở Việt Nam hiện nay gồm các
khâu: Chiến lược - Quy hoạch - Kế hoạch.
- Các Bộ, Ngành tiến hành xây dựng quy hoạch ngành trên
cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.
- Các tỉnh, thành phố, trên cơ sở chiến lược phát triển
KTXH của cả nước và quy hoạch của các ngành tiến hành
xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH trên địa
bàn lãnh thổ hành chính của mình.
- Thực tế khi tổ chức thực hiện các khâu chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch gặp nhiều lúng túng.
5


3.3. Về nội dung và phương pháp quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
- Các chỉ tiêu hiện vật trong các QHTTPTKTXH
còn hơi nhiều và quá cụ thể, cứng nhắc.
- Vấn đề lượng hoá trong xử lý tổng hợp quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chưa rõ và chưa
làm được bao nhiêu.

6


- Khi nghiên cứu về cơ cấu kinh tế, chưa đề cập việc nghiên
cứu các sản phẩm chủ lực.
- Việc định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực còn tương
đối tách rời nhau và chưa thật ăn nhập với cơ cấu kinh tế
dự kiến.
- Trong các giải pháp để thực hiện QHTTPTKTXH có hai
giải pháp quan trọng là huy động vốn và phát triển nguồn
nhân lực còn nhiều khiếm khuyết:

7


+ Giải pháp huy động vốn đầu tư, chưa tính toán được hết
các nhân tố đầu tư quyết định phần GDP tăng thêm trong
thời kỳ quy hoạch, do đó việc huy động nguồn vốn sẽ khó
thực hiện.
+ Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chưa tính toán kỹ;
chưa thấy được lĩnh vực, địa bàn nào thiếu và thiếu những
loại lao động nào để có giải pháp bổ sung; lĩnh vực, địa
bàn nào cần có giải pháp đào tạo lại,...

+ Giải pháp về cơ chế, chính sách còn chung chung.

8


4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

4.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC
MÔN QHTTPTKTXH LÀ MỘT MÔN HỌC LÝ LUẬN QUẢN
LÝ ỨNG DỤNG, NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN,
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ VỀ XÂY
DỰNG, ĐIỀU HÀNH, QUẢN LÝ HỆ THỐNG QHTTPTKTXH
TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC TẬP TRUNG VÀO:
- PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC, ẢNH HƯỞNG CỦA
NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN, TRÊN
CƠ SỞ ĐÓ DỰ BÁO TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN.
- TẠO LẬP NHỮNG CÔNG CỤ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH,
THỂ CHẾ CÓ TÁC DỤNG KHUYẾN KHÍCH THÚC ĐẨY
PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THEO ĐÚNG HƯỚNG ĐÃ ĐỊNH
TRƯỚC. XỬ LÝ MỐI QUAN HỆ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NGÀNH, LĨNH VỰC VỚI VIỆC TỔ CHỨC LÃNH THỔ HỢP
LÝ.
9


4.2. Nội dung nghiên cứu
Môn học tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận và phương pháp luận của quy hoạch phát
triển, bao gồm các lập luận về cơ sở tồn tại của quy hoạch

tổng thể PTKTXH trong nền kinh tế thị trường; Các quan
điểm, yêu cầu, nguyên tắc và các phương pháp tiếp cận
của quy hoạch tổng thể PTKTXH; sự phân loại hệ thống
quy hoạch tổng thể PTKTXH lãnh thổ, quy hoạch phát
triển ngành.
10


- Nội dung và phương pháp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội lãnh thổ bao gồm : phân tích, đánh giá thực trạng các yếu
tố nguồn lực chủ yếu tác động đến sự phát triển kinh tế; xác định
mục tiêu và khả năng phát triển cơ cấu kinh tế chủ yếu: Công
nghiệp, Nông nghiệp và Dịch vụ. Luận chứng Quy hoạch phát
triển không gian lãnh thổ như: quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch
đô thị và khu dân cư nông thôn; quy hoạch hệ thống cơ sở hạ
tầng; quy hoạch tiểu vùng sản xuất.
- Nội dung và phương pháp quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực
bao gồm: Quy hoạch ngành sản xuất kinh doanh, quy hoạch sản
phẩm chủ lực, luận chứng quy hoạch phát triển các lĩnh vực xã
hội, môi trường chủ yếu như: giáo dục, y tế, văn hóa, đời sống
dân cư, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Nghiên cứu ứng dụng một số quy trình quy hoạch tổng thể
PTKTXH lãnh thổ và quy hoạch phát triển ngành.
11


4.3. Phương pháp nghiên cứu môn học
- Để thực hiện yêu cầu của đối tượng và nội dung nghiên cứu,
môn học dựa trên sự kết hợp của ba hệ thống lý luận quan
trọng: các nguyên lý cơ bản của hệ thống lý luận Mác - Lênin;

lý thuyết của nền kinh tế thị trường và lý luận về kinh tế học
phát triển. Đồng thời môn học sử dụng tổng hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng,
phương pháp hệ thống, phân tích - tổng hợp, so sánh, thống
kê, phương pháp toán...
- Nghiên cứu môn học quy hoạch tổng thể PTKTXH đòi hỏi
người học phải được trang bị kiến thức của các môn học: kinh
tế chính trị Mác - Lênin, triết học, kinh tế vĩ mô, quy hoạch
phát triển, khoa học quản lý, dự báo. Đặc biệt khi học phải
biết tận dụng, so sánh với các vấn đề có liên quan trực tiếp
như: chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chương trình, dự án
phát triển kinh tế xã hội.
12


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
I. Khái quát chung về QHTT PT KTXH
II. Bản chất của QHTT PT KTXH
III. Phương pháp tiếp cận QHTT PT KTXH lãnh thổ trong
điều kiện kinh tế thị trường
IV. Phương pháp tiếp cận QHTT PT KTXH vùng
V. Những yêu cầu cơ bản và nguyên tắc QHTT PT KTXH
tại Việt Nam
13


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI


1. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HOÁ PHÁT
TRIỂN
1.1. QUY TRÌNH KẾ HOẠCH HOÁ NỀN KINH TẾ
HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HOÁ BAO GỒM:
- CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN,
- QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN,
- KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
14


CHIẾN
LƯỢC

QUY
HOẠCH

KẾ
HOẠCH

Chương trình
Dự án phát triển

15


a. Chiến lược phát triển
- Chức năng chủ yếu của chiến lược là định hướng,
vạch ra các đường nét chủ yếu trong thời gian dài
 định tính là chủ yếu.
Để định hướng chiến lược cần phải làm tốt cả mặt

định tính cũng như định lượng.
- Thời gian chiến lược: khoảng 10 - 20 và 25 năm.

16


* Các bộ phận của chiến lược:
- Nhận dạng thực trạng: phải được đánh giá toàn diện và
trong một khoảng thời gian dài tương đương với thời gian
của chiến lược sẽ xây dựng.
- Các quan điểm phát triển, đó là những tư tưởng chủ đạo
thể hiện tính định hướng của chiến lược.
- Các mục tiêu phát triển, đặt ra các mức phấn đấu phải đạt
được sau một thời kỳ chiến lược.
- Hệ thống các chính sách và biện pháp. Đây là thể hiện sự
hướng dẫn về cách thức thực hiện các mục tiêu đề ra.

17


Chiến lược mang tầm quốc gia có ba đặc trưng chủ yếu
- Cho một tầm nhìn dài hạn là từ 10 năm trở lên.
- Làm cơ sở cho những hoạch định (bao gồm cả kế hoạch)
phát triển toàn diện, cụ thể trong tầm trung hạn và ngắn
hạn.
- Mang tính khách quan, có căn cứ khoa học.
 Chiến lược thường chỉ cú ở tầm quốc gia, là luận chứng
kế hoạch để phỏt triển đất nước trong thời kỳ dài hạn.

18



* Nội dung của chiến lược phát triển KTXH
- Phân tích và đánh giá về các căn cứ xây dựng
chiến lược (điều kiện tự nhiên, tài nguyên, thực
trạng phát triển kinh tế - xã hội...)
- Cụ thể hoá và phát triển đường lối, chính sách của
Đảng, xác định quan điểm cơ bản của chiến lược
phát triển trong thời kỳ mới.

19


- Đề ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu của
thời kỳ chiến lược.
- Cơ cấu kinh tế và các phương hướng chủ yếu phát
triển các ngành, lĩnh vực, khu vực KTXH.
- Các giải pháp về cơ chế, chính sách.
- Các giải pháp tổ chức thực hiện việc đưa chiến
lược vào cuộc sống.
20


* Các chiến lược kinh tế - xã hội cơ bản của Việt Nam:
- Chiến lược về cơ cấu kinh tế (bao gồm cả cơ cấu kinh tế và cơ cấu
xã hội)
- Chiến lược ngành và lĩnh vực (nhất là ngành và lĩnh vực mũi nhọn).
- Chiến lược phát triển lãnh thổ (nhất là chiến lược phát triển vùng
động lực)
- Chiến lược đô thị hoá (phát triển đô thị).

- Chiến lược khai thác biển.
- Chiến lược biên giới.
- Chiến lược an ninh quốc gia.
- Chiến lược con người.
- Chiến lược kinh tế đối ngoại (bao gồm cả chiến lược thị trường).
- Chiến lược tích luỹ và tiêu dùng (bao gồm cả chiến lược vay và trả
nợ).

21


b. Quy hoạch phát triển
- Quy hoạch phát triển bao gồm:
+ Quy hoạch tổng thể PT KTXH,
+ Quy hoạch ngành
+ Quy hoạch vùng lãnh thổ.
- Quy hoạch tổng thể là xác định và lựa
chọn mục tiêu cuối cùng, tìm những giải
pháp để thực hiện mục tiêu.

22


Trên cơ sở khung quy hoạch tổng thể
và chiến lược phát triển, các ngành sẽ
xây dựng quy hoạch phát triển.
- Nội dung nghiên cứu quy hoạch tổng
thể của vùng lãnh thổ có tầm nhìn sâu
rộng hơn.
-


23


c. Kế hoạch phát triển
* Kế hoạch là một công cụ quản lý và điều
hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, là sự cụ
thể hoá các mục tiêu định hướng của chiến
lược phát triển theo từng thời kỳ bằng hệ
thống các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ tiêu biện
pháp định hướng phát triển và hệ thống các
chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế
hoạch.
24


* Khác biệt giữa chiến lược phát triển
và kế hoạch
- Về thời gian của kế hoạch thường được chia ngắn

hơn, nó bao gồm kế hoạch 10 năm, 5 năm và kế hoạch
năm. Những kế hoạch 10 năm thì thường đã gọi là
"chiến lược".
- Kế hoạch và chiến lược đều bao gồm cả mặt định tính
và định lượng, tuy vậy mặt định lượng là đặc trưng cơ
bản hơn của kế hoạch  tính năng động, nhạy bén và
"mềm" của kế hoạch thấp hơn chiến lược.

25



×