Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề 9: Phân tích sự vận dụng tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.46 KB, 12 trang )

9. Phân tích sự vận dụng tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh trong việc xây
dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay


MỞ ĐẦU
Thế kỷ XXI là thời kỳ hội nhập quốc tế bùng nổ. Việt Nam, trên bước đường
hội nhập quốc tế với mục đích phát triển kinh tế, xã hội , luôn cần giữ vững và
phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của mình, hòa nhập
chứ không hòa tan. Để làm được điều đó thì nhất quyết Việt Nam cần học tập
và làm theo tư tưởng văn hóa của chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng, nhà
lý luận thiên tài của cách mạng Việt Nam. Toàn bộ di sản tư tưởng của Người
là một kho báu văn hoá của dân tộc, hàm chứa nhiều lĩnh vực rộng lớn và
phong phú, đặc sắc và sáng tạo. Trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người
thì tư tưởng về văn hoá chiếm một vị trí quan trọng Dưới dây, trong bài tiểu
luận này, em sẽ trình bày tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh trong việc xây
dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam và phân tích
vận dụng tư tưởng ấy vào Việt Nam hiện nay.
NỘI DUNG
I/ Tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh
1. Định nghĩa về văn hóa và quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới
1.1 Định nghĩa về văn hóa
Khái niệm “văn hóa” có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng.
Định nghĩa về văn hóa thì trăm người sẽ có cả trăm định nghĩa khác nhau. Có
người định nghĩa rằng văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình
lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch
sử nhất định1. Người khác thì nói rằng văn hóa là những gì còn lại sau những
chu trình lịch sử khác nhau, qua đó người ta có thể phân biệt được các dân tộc
với nhau, thông qua mỗi một chu kỳ của sự phát triển, dân tộc đó tương tác
với mình và với những dân tộc khác, cái còn lại được gọi là bản sắc, hay còn
gọi là văn hóa.2 Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 8-1943, khi còn trong nhà tù


1 />2 />

của Tưởng Giới Thạch, đã đưa ra một định nghĩa của mình về văn hóa, định
nghĩa này có rất nhiều điểm gần với quan niệm hiện đại về văn hóa, như sau:
“ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”3
Định nghĩa này của Người đã khắc phục được quan niệm phiến diện về văn
hóa trong lịch sử và hiện tại, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực tinh thần, trong văn
học nghệ thuật, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực giáo dục, phản ánh trình độ học
vấn…
1.2 Quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới
Quan điểm về giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc được Hồ Chí
Minh thể hiện qua nhiều bài nói, bài viết, qua tiếp xúc với các nhà
văn hoá trong nước và ngoài nước, v.v… Ngay sau Cách mạng
Tháng 8 năm 1945, Người đã ký Sắc lệnh bảo tồn các cổ tích trong
toàn cõi Việt Nam: Đình, Chùa, Đền, Miếu, Cung điện, Thành,
Quách, Lăng mộ, Bia, Sách vở… trong đó quy định rõ các quyền
hạn và nhiệm vụ của Đông Phương Bác Cổ Học Viện. Đặc biệt, vào
thời điểm những năm 1942 - 1943 khi cách mạng Việt Nam còn
trong thời kỳ trứng nước, khi các ngành khoa học ở Việt Nam
(trong đó có khoa học về văn hoá) còn manh nha, từ trong chốn lao
tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã phác thảo
ra “Năm điểm lớn xây dựng nền văn hoá dân tộc” bao gồm các nội
dung sau::
3 Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t.3, tr.458



“1- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
2- Xây dựng tâm lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của
nhân dân trong xã hội.
4- Xây dựng chính trị: dân quyền.
5- Xây dựng kinh tế”.
Ta có thể thấy rằng, ngay từ rất sớm,, chủ tịch Hồ Chí Minh đã
quan tâm đến văn hóa, đã thấy rõ vai trò, vị trí của văn hóa trong
đời sống xã hội. Điều này cắt nghĩa vì sao ngay sau khi giành được
độc lập, Hồ Chí Minh đã bắt tay vào việc xây dựng, kiến tạo một
nền văn hóa mới ở Việt Nam trên tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế,
chính trị, xã hội, đạo đức đến tâm lý con người, đã sớm đưa văn hóa
vào chiến lược phát triển đất nước. 4
2. Quan điểm của HCM về các vấn đề chung của văn hóa
2.1 Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội
Một là, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc
thượng tầng.
Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã
đưa ra quan điểm này. Ở đây, Hồ Chí Minh đặt văn hóa ngang hàng
với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời
sống xã hội và các vấn đề này có quan hệ với nhau rất mật thiết.
Cho nên, trong công cuộc xây dựng đất nước, cả bốn vấn đề này
phải được coi trọng như nhau.
Trong quan hệ với chính trị, xã hội, Người cho rằng chính trị, xã hội
có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải
phóng sẽ mở đường cho văn hóa phát triển. Người nói: “Xã hội thế
nào, văn nghệ thế ấy…Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân
dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát

triển được”5. Ở Việt Nam, tiến hành cách mạng chính trị thực chất
là tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính

4 Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t.3, tr.458
5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.231


quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn
hóa, mở đường cho văn hóa phát triển.
Trong quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ kinh tế thuộc về
cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa. Từ đó, Người
đưa ra luận điểm: Phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dụng cơ sở
hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa. Người viết:
Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; nhưng cơ sở hạ tầng của xã
hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện
để phát triển được.
Người còn nói “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển
kinh tế và văn hóa. Vì sao không phát triển văn hóa và kinh tế. Tục
ngữ ta có câu: có thực mới vực được đạo, vì thế kinh tế phải đi
trước”6
Hai là, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế
và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự
phát triển của kinh tế.
Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác Lê nin, Hồ Chí Minh
không nhấn mạnh một chiều về sự phụ thuộc “thụ động” của văn
hóa vào kinh tế, chờ cho kinh tế phát triển xong rồi mới phát triển
văn hóa. Người cho rằng, văn hóa có tính tích cực, chủ động, đóng
vai trò to lớn như một động lực thức đẩy sự phát triển của kinh tế,
chính trị. Người nói “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ
giúp cho chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tê,s phát

triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một
việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”7
Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị, có nghĩa là văn hóa phải
tham gia thực hiện nhừng nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và
phát triển kinh tế. Quan điểm này không chỉ định hướng cho việc
6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd. T.12, tr.470
7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.458-459


xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn định hướng cho
mnoij hoạt động văn hóa. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp,
Người quan điểm : “Văn hóa cũng là một mặt trận”, “Kháng chiến
hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”…Văn hóa là một trong
những nguồn sức mạnh to lớn của chúng ta trong cuộc chiến với kẻ
thù đế quốc xâm lược.
Văn hóa ở trong chính trị, kinh tế, mặt khác, có nghĩa là kinh tế,
chính trị phải mang nét văn hóa, điều mà chủ nghĩa xã hội và thời
đại mới đòi hỏi.
2.2 Quan điểm về tính chất của nền văn hóa
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Hồ Chí
Minh đã bắt tay ngay vào việc xây dựng một nền văn hóa mới.
Nhiều vấn đề văn hóa đã được đặt tra và giải quyết ngay trong
những ngày đầu của chính quyền cách mạng, như: giải quyết nạn
dốt, giáo dục nhân dân tinh thần cần , kiệm, liêm, chính;
Nền văn hóa mới ra đời dưới sự dẫn dắt của chủ tịch Hồ Chí Minh
đã gắn liền với một đất nước Việt Nam mới. Nền văn hóa Việt Nam
thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp là nền văn hóa kháng
chiến, kiến quốc, nền văn hóa dân chủ mới. Khi miền Bắc bước vào
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền văn hóa được xây dựng là

nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Nền văn hóa mới mà chúng ta xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
bao hàm ba tính chất: tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng.
Tính dân tộc của neefn văn hoa được Hồ Chí Minh biểu đạt bằng
nhiều khái niệm, như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc , nhằm nhấn
mạnh đến chiều sâu bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc ,
giúp phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộc khác.
Người cho rằng “ phải trau dồi văn hóa, văn nghệ có tinh thần thuần
túy Việt Nam”, “phải lột tả cho hết tinh thần dân tộc”, đó là chủ
nghĩa yêu nước, đoàn kết, khát vọng độc lập, tự chủ, tự lực, tự


cường… của dân tộc. Người cho rằng, “nếu dân tộc hóa mà phát
triển đến cực điểm thì tức là đến chỗ thế giới hóa nó, vì lúc bấy giờ
văn hóa thế giới sẽ phải chú ý đến văn hóa của mình và văn hóa của
mình sẽ chiếm được địa vị ngang với các nền văn hóa thế giới”8.
Tính dân tộc của nền văn hóa không chỉ thể hiện ở chỗ biết giữ gìn
kế thừa phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc , mà còn
phải phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều
kiện lịch sử mới của đất nước
Tính khoa học của nền văn hóa mới thể hiện ở tính hiện đại, tiên
tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại. Tính khoa hpcj của
văn hpas đòi hỏi phải đấu tranh với những gì trái khoa học, phản
tiến bộ ,phải truyền bá tư tưởng triết học mác xít, đấu tranh chống
lại chủ nghĩa duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan, phải biết gạn đục,
khơi trong , kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh
hoa văn hóa của nhân loại
Tính đại chúng của nền văn hóa được thể hiện ở chỗ nền văn hóa ấy
phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên. Hồ Chí Minh
nói, “văn hóa phục vụ ai? Cố nhiên , chúng ta phải nói là phục vụ

công nông binh, tức là phục vụ đại đa số nhân dân” ; “Quần chúng
là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo.
Nhưng, quần chúng không chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất
cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa…”9
2.3 Quan điểm về chức năng của văn hóa
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng có ba chức năng văn hóa chính, đó

1. Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp.
Tư tưởng đúng đắn được bồi dưỡng kết hợp với tình cảm cao
đẹp sẽ hình thành lý tưởng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra chức
năng hàng đầu của văn hóa là phải làm thế nào cho ai cũng có lý
tưởng tự chủ, độc lập, tự do; phải làm thế nào cho ai cũng “có
8 Hồ Chí Minh, Báo Cứu quốc, số ra ngày 9-10-1945
9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.559


tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung và quên lợi ích
riêng”.
2. Mở rộng hiểu biết , nâng cao dân trí
Nói đến văn hóa là phải nói đến dân trí. Đó là trình độ hiểu
biểu , vốn kiến thức của người dân. Nâng cao dân trí là phải làm
cho người dân từ chỗ bắt đầu biết đọc biết viết đến chỗ có thể
hiểu được các lĩnh vực của đời sống xã hội, để nhân dân có thể
tích cực tham gia vào việc hưởng thụ và phát triển văn hóa. Để
có thể “biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa
cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”10.
3. Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp,
lành mạnh; hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện
bản thân
Phẩm chất và phong cách được hình thành từ đạo đức, lối sống,

thói quen của cá nhân và phong tục tập quán của cả copongj
đồng. Phẩm chất tốt đẹp mới làm nên giá trị của con người. Văn
hóa giúp con người hình thành những phẩm chất, phong cách và
lối sống đẹp, lành mạnh thông qua phân biệt cái đẹp, lành mạnh
với cái xấu xa, hư hỏng, cái tiến bộ với cái lạc hậu, bảo thủ.
3. Quan điểm của HCM về một số lĩnh vực chính của văn hóa
3.1 Văn hóa giáo dục
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng việc xây dựng nền giáo dục của
nước Việt Nam mới phải được coi là một mặt trận quan trọng,
nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài. Nền
giáo dục đó sẽ “… làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc
dũng cảm, yêu nước, yêu lao động , một dân tộc xứng đáng với
nước Việt Nam độc lập”. Từ đó , Người đưa ra một hệ thống quan
điểm phong phú và toàn diện, định hướng cho nền giáo dục phát
triển đúng đắn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội,
đấu tranh thống nhất nước nhà.
10 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.92


- Quan điểm mục tiêu của văn hóa giáo dục là đê rthuwcj hiện
chức năng của văn hóa thông qua dạy và học.
- Quan điểm nội dung giáo dục phải phù hợp với thực tiễn Việt
Nam.
- Quan điểm phương châm giáo dục học phải đi đôi với hành,
cách dạy và học phải phù hợp với mục tiêu giáo dục
- Quan điểm xây dựng đội ngũ giáo viên có đức có tài
3.2 Văn hóa văn nghệ
Văn nghệ bao gồm văn học và nghệ thuật là biểu hiện tập trung
nhất của nền văn hóa, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình
ảnh của tâm hồn dân tộc. Hồ Chí Minh không chỉ là ngườ ikhai sinh

ra nền văn nghệ cách mạng ở VN mà còn là mootj chiến sĩ tiên
phong trong sáng tạo văn nghệ. Người có ba quan điểm lớn:
- Một là văn hóa văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác
phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng
- Hai là văn nghệ phải gắn với đời sống thực tiễn của nhân dân
- Ba là phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại
mới của đất nước và dân tộc
3.3 Văn hóa đời sống
Văn hóa là bộ mặt tinh thần của xã hội, nhưng bộ mặt tinh thần ấy
không phải casci gì cao siêu trừu tượng, mà lại được thể hiện ra
ngay trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người, rất dễ hiểu , dễ
thấy. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra yêu cầu phát triển văn hóa đời
sống thông qua các tiêu chí : đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống
mới. Đây không phải chỉ là nhiệm vụ của mỗi người mà là mục tiêu
của cả dân tộc.
II/ Vận dụng tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Theo tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta chủ trương gắn văn hóa với
phát triển, chủ trương đưa các giá trị văn hóa thấm sâu vào kinh tế và chính


trị, làm cho văn hóa thực sự là mục tiêu, là động lực của công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước.
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc không phải việc một sớm một
chiều, để có thể xây dựng được nền văn hóa như trong mong muốn của chủ
tịch Hồ Chí Minh cần sự chung tay góp sức đồng lòng nhất trí của toàn thể
dân tộc và cũng cần một thời gian dài để phát triển , thích nghi với nền văn
hóa Việt Nam mới.
Những nội dung lớn được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trình bày trong
quyển sách Văn hoá và đổi mới, tức văn hoá là đổi mới, đổi mới là văn hoá.

Ông cho rằng: “đổi mới và văn hoá quan hệ mật thiết với tư tưởng Hồ Chí
Minh như hình với bóng”.
Đảng và nhà nước ta đã, đang và sẽ làm những gì tốt nhất có thể để xây dựng
nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Trước mắt ,cụ thể hóa
bằng hành động, nhà nước ta là liên hệ với tổ chức UNESCO – Tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc , là một trong những tổ chức
chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp
tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn
trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người
không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo11" công nhận các di
sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hoá là tài sản vô
giá, gắn kết cộng đồng dân tộc là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng
tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa,
phát huy những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá
cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương năm khoá VIII và Đại hội lần thứ IX, Đại
hội lần thứ X của Đảng về vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
đã nâng tầm nhận thức của toàn xã hội đối với di sản văn hoá đã xác định
11 Công ước thành lập UNESCO


những mục tiêu lớn. Trong nền văn hoá của dân tộc, di sản văn hoá có vai trò
to lớn đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đó là:
- Vai trò gắn kết cộng đồng dân tộc
- Là cốt lõi của bản sắc dân tộc
- Là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới
- Di sản văn hoá còn góp phần vào sự giao lưu văn hoá
- Di sản văn hoá là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường
sống của con người. Các di sản văn hoá, các cảnh quan thiên nhiên thức tỉnh ý
thức bảo vệ môi trường, trước hết là bảo vệ chính các di sản đó. Tạo ra môi

trường tự nhiên và môi trường trong sạch, lành mạnh.12
Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần nhận thức và hành động theo những nội
dung cơ bản sau:
- Trước hết phải thấy vị trí và tầm quan trọng của văn hoá trong xã hội.
UNESCO nhắc nhở các nhà lãnh đạo thế giới cần quan tâm đến văn hoá. Bởi
vì, “sự phát triển của xã hội xét đến cùng là sự phát triển của văn hoá”; “sự
thăng hoa của văn hoá là đỉnh cao nhất của sự phát triển”.
Phát triển kinh tế phải có gia tài văn hoá như là “hệ điều tiết” xã hội. Cách
mạng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải
được thai nghén và nuôi dưỡng trong môi trường văn hoá.
- Nghiên cứu thấu đáo, toàn diện văn hoá dân tộc và văn hoá phương Đông để
thấy rằng, sức mạnh văn hoá Việt Nam không những giúp chúng ta đánh
thắng ngoại xâm mà còn là vũ khí tinh thần giúp ta trong xây dựng đất nước.
- Xây dựng nền văn hoá mới phải toàn diện nhưng chú ý hai vấn đề quan
trọng hàng đầu: đó là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và vai trò lãnh đạo
12 Nguyễn Phương Thủy, LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá vào việc giữ gìn và phát
huy di sản văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay


của Đảng. Đảng phải trở thành văn hoá, là đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho
trí tuệ, lương tâm của dân tộc và thời đại.
- Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh là
giữ gìn Tổ quốc ta mãi mãi là quốc gia văn hiến, dân tộc ta là một dân tộc văn
hoá, nền văn hoá nước ta không ngừng phát triển, xứng đáng với tầm vóc của
dân tộc và thời đại. 13
KẾT LUẬN
Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp của văn hoá Việt Nam. Những quan điểm
của Người về văn hoá luôn là nền tảng, kim chỉ nam cho Đảng ta trong suốt
quá trình hoạch định đường lối chiến lược, sách lược phát triển văn hoá Việt

Nam. Xu thế toàn cầu hoá và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, đang tạo ra nhiều thời cơ, nhưng đồng
thời cũng có nhiều thách thức. Mặt tiêu cực của toàn cầu hoá cùng với âm
mưu diễn biến hoà bình do các thế lực thù địch gây ra đã thành thách thức lớn
trên con đường phát triển của dân tộc ta. Bản sắc văn hoá dân tộc đang đứng
trước nguy cơ chịu sự tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá và cơ chế thị
trường. Nó làm xoá nhoà bản sắc từng dân tộc riêng biệt, làm băng hoại các
giá trị truyền thống, làm cho dân tộc này có thể trở thành cái “bóng” hoặc
“bản sao” của một dân tộc khác. Chính vì vậy, để giữ gìn bản sắc riêng của
mình, dân tộc Việt Nam cần phải có những giải pháp thích hợp cho việc giữ
gìn và phát huy một cách có hiệu quả nhất các giá văn hoá của dân tộc mình,
góp phần vào việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam “tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc”, theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

13 Tiểu luận Tư

tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng con người mới



×