Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

skkn hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn ngữ văn thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.19 KB, 33 trang )

Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
A. MỞ ĐẦU:
I. Đặt vấn đề.
1.Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết.
Môn Ngữ Văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó
có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học
sinh. Môn Ngữ Văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên
mối quan hệ giữa Ngữ Văn và các môn khác. Học môn Ngữ Văn sẽ có tác động
tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp
học tốt môn Ngữ Văn. Cho nên tự nó cũng toát lên yêu cầu tăng cường tính thực
hành giảm lý thuyết gắn với đời sống.
Hơn nữa, Ngữ Văn cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến
thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho
các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn.
Đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai.
Thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học môn Ngữ văn, đồng thời
phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo
khoa và quan điểm tích hợp là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Bởi tích
hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm
thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những
biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư
duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các
yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách
khác nhau. Và vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá trình thực hiện chương
trình môn Ngữ văn bậc THCS, tôi thấy tính ưu việt của việc dạy học tích hợp
các kiến thức liên môn này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận
dụng. Tính ưu việt của nó thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp
nhận của học sinh trong từng bài học. Tiếp nối vấn đề đó, tôi mạnh dạn thực
Gv: Lê Văn Bình
Tr



1


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
hiện chuyên đề “ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN
MÔN TRONG DẠY - HỌC MÔN NGỮ VĂN THCS”.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
Khi thực hiện tích hợp kiến thức liên môn trong môn Ngữ văn THCS, nó
có những ưu điểm sau: Làm cho qúa trình học tập có ý nghĩa; Xác định rõ mục
tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn; Dạy học sử dụng kiến thức
trong tình huống; Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học; Tránh những kiến
thức, kỹ năng trùng lặp; Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học
sinh; Có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên khi thực hiện tích
hợp kiến thức liên môn trong môn Ngữ văn cũng gặp phải không ít khó khăn
như: Còn mới đối với các nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lý,
tâm lý học sinh và phụ huynh cũng như các nhà khoa học của mỗi bộ môn; Các
chuyên gia, các nhà sư phạm đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, các
chuyên viên phụ trách môn học, họ khó có thể chuyển đổi từ chuyên môn sang
lĩnh vực mới cần sự kết hợp với chuyên ngành khác mà họ đã gắn bó; Giáo viên
và các cán bộ thanh tra, chỉ đạo thường gắn theo môn học, không dễ gì có thể
yêu cầu họ thực hiện chương trình tích hợp các môn học; Phụ huynh học sinh và
những người lớn khó có thể ủng hộ những chương trình khác với chương trình
mà họ đã được học.
Trong quá trình học tập ở nhà trường, các em sẽ được học các môn học
bao gồm các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm
các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh, Địa…và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử GDCD,
Mỹ thuật… Giữa các bộ môn trong nhóm có quan hệ với nhau. Ví như giữa Văn
học và Lịch sử có liên hệ, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ
cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức một

cách rõ ràng, như khi học các đoạn trích trong tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất
Tố, học sinh sẽ hiểu về những thuế, những sưu mà nhân dân phải gánh chịu,
hiểu được những chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, đặc biệt hiểu và
Gv: Lê Văn Bình
Tr 2


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
thông cảm sâu sắc cho tình cảnh người nông dân Việt Nam, làm việc cực nhọc
“bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ sống, mà tôi nghĩ là
bằng ngôn từ của mình giáo viên khó có thể khắc họa hết những tủi nhục, những
đắng cay mà người dân phải gánh chịu trong thời kỳ Pháp thuộc.
Ngược lại, Lịch sử cũng góp phần giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về Văn
học, như phải hiểu hoàn cảnh tác phẩm đó ra đời như thế nào mới hiểu hết được
dụng ý nghệ thuật cũng như nội dung sâu xa mà tác giả muốn gửi đến người đọc
là gì. Hay như giữa môn Địa lí và Lịch sử chẳng hạn, điều kiện tự nhiên sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển của lịch sử các nước, hiểu được vị trí địa lí, hiểu được
quy luật lên, xuống của thủy triều thì ta sẽ giải thích được vì sao quân dân ta lại
ba lần đánh thắng quân xâm lược trên sông Bạch Đằng. Nói về sự hỗ trợ của
Lịch sử đối với các môn học khác, G. Elton đã nói “Nhà sử học cũng có thể dạy
cho các khoa học khác rất nhiều điều. Anh ta có thể giúp các nhà khoa học này
hiểu thế giới quan của nhiều phương án xây dựng sơ đồ, vạch rõ những mối
quan hệ tương hỗ mà một chuyên môn hẹp khó nhận thấy, giúp các khoa học xã
hội hiểu rằng đối tượng mà chúng có quan hệ là những con người. Trong khi
tiếp nhận các khoa học khác tính chính xác và tầm rộng của sự khái quát, đồng
thời Lịch sử có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình bằng cách xây dựng một thái
độ nghiêm túc đối với các tài liệu và tránh những khái quát không có cơ sở
vững chắc”
Giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng có quan hệ gắn bó với
nhau, như môn Vật lí bằng phương pháp phóng xạ cacbon đã giúp xác định niên

đại các di vật cổ xưa. Hóa Học, sinh học, Toán học còn giúp cho môn ngữ văn
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các văn bản nhật dụng. Ví dụ như: Khi
giảng bài “ Ôn dịch thuốc lá”, giáo viên có thể dùng kiến thức hóa học để làm rõ
các chất có trong thuốc lá; kiến thức môn Sinh để thấy chất độc có trong thuốc
lá có hại cho sức khỏe con người như thế nào? Các phép tính còn giúp cho các
em thấy được hút thuốc lá không những có hại cho sức khỏe mà còn tiêu tốn
Gv: Lê Văn Bình
Tr 3


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
tiền bạc; Môn GDCD giúp các em hiểu được tác hại từ hút thuốc lá dẫn đến hủy
hoại về đạo đức, nhân cách…
- Hay dạy học liên môn giữa môn lịch sử với môn Mỹ thuật. Đây là một phương
pháp dạy học hiện đại trong dạy học Lịch Sử, giúp học sinh phát triển toàn diện
về mọi mặt áp dụng vào giảng các bài tìm hiểu về văn hóa xã hội các thời kỳ
lịch sử. Ví dụ như bài “Phong trào văn hóa phục hưng” Giáo viên có thể đưa ra
những tranh, ảnh thể hiện hiện nội dung của phong trào văn hóa Phục Hưng, sau
đó sẽ giải thích về những nội dung được thể hiện trong tranh. Cuối cùng, đặt
một số câu hỏi giúp học sinh nhận thức vấn đề và rút ra kết luận cần thiết.
Như vậy, việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ văn
bậc THCS chính là hình thức để chúng ta giải quyết những vấn đề đặt ra trong
bài học, trong thực tiễn của cuộc sống.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy-học môn
Ngữ văn bậc THCS để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường.
II. Phương pháp tiến hành.
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,

chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng.
Tích

hợp

có nghĩa



sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.

Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực
khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin
(integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp
các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo
đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
Gv: Lê Văn Bình
Tr 4


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh
vực khoa học giáo dục (GD), khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng,
dùng để chỉ một quan niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm
cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành
lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình
nhà trường vốn có.
Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp

các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu
truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội
dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội
dung GD dân số, GD môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học
Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội… xây dựng môn học tích hợp từ
các môn học truyền thống.
Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong
việc xác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng
chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây
dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình DH.
Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết.
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích
hợp trong GD và DH sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề
phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các
môn học, các mặt GD được thực hiện riêng lẻ. Tích hợp là một trong những
quan điểm GD nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những
người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống
hiện đại. Nhiều nước trong khu vực Châu Á và trên thế giới đã thực hiện quan
điểm tích hợp trong DH và cho rằng quan điểm này đã đem lại hiệu quả nhất
định.
Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết
phải thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành
của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc
sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một vấn
đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và
Gv: Lê Văn Bình
Tr 5


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn

phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp
trong nhà trường sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến
thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp
lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện
đại.
Tích hợp là quan điểm hòa nhập, được hình thành từ sự nhất thể hóa
những khả năng, một sự quy tụ tối đa tất cả những đặc trưng chung vào một
chỉnh thể duy nhất. Khoa học hiện nay coi trọng tính tương thích, bổ sung lẫn
nhau để tìm kiếm những quan điểm tiếp xúc có thể chấp nhận đựợc để tạo nên
tính bền vững của quá trình DH các môn học.
Trong một số môn học, tư tưởng tích hợp được tiếp nhận với các mức độ
thấp và khác nhau như: Lồng ghép - là đưa thêm nội dung cần học tương tự với
môn học chính; tích hợp - là sự kết hợp tri thức của nhiều môn học tạo nên môn
học mới.
Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã
được GV tiếp nhận nhưng ở mức độ thấp. Phần lớn GV lựa chọn mức độ tích
hợp “liên môn” hoặc tích hợp “nội môn”. Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ
làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng
đồng. Những nội dung dạy HS nhỏ tuổi theo các chủ đề “Gia đình”, “Nhà
trường”, “Cuộc sống quanh ta”, “Trái đất và hành tinh”…làm cho HS có nhu
cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của mình
và cộng đồng. Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến
con người và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn liền với cuộc sống đời
thường là yếu tố để các em học tập. Những thắc mắc nảy sinh từ thực tế làm
nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các em. Chẳng hạn “vì sao có sấm
chớp?’, “vì sao không được chặt cây phá rừng?”, “vì sao….?.”
1.2. Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn:
Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú
trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc
làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để

chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát
triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học
Gv: Lê Văn Bình
Tr 6


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi
hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp,
chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng lẻ lên một nội dung
riêng lẻ thuộc “nội bộ phân môn”.
Ngày nay nhiều lí thuyết hiện đại về quá trình học tập đã nhấn mạnh rằng
hoạt động của HS trước hết là học cách học. Theo ý nghĩa đó, quan điểm dạy
học tích hợp đòi hỏi GV phải có cách dạy chú trọng phát triển ở HS cách thức
lĩnh hội kiến thức và năng lực, phải dạy cho HS cách thức hành động để hình
thành kiến thức và kĩ năng cho chính mình, phải có cách dạy buộc HS phải tự
đọc, tự học để hình thành thói quen tự đọc, tự học suốt đời, coi đó cũng là một
hoạt động đọc hiểu trong suốt quá trình học tập ở nhà trường.
Quan điểm dạy học tích hợp hay dạy cách học, dạy tự đọc, tự học không
coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho HS. Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối quan
hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng
lực, tiềm lực cho HS. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành
quá trình HS tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng.
Muốn vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm
thuần tuý đã đành, mà còn cần khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng theo
lối kinh nghiệm chủ nghĩa, ít có khả năng sử dụng vào đọc hiểu văn bản, vào
những tình huống có ý nghĩa đối với HS, coi nhẹ kiến thức, nhất là kiến thức
phương pháp.
Tóm lại, “Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được
quán triệt trong toàn bộ môn học: từ Đọc văn, Tiếng Việt đến làm văn; quán triệt

trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động
học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong SGK, tích hợp trong
phương pháp dạy học của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích
hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy HS làm trung tâm”
đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong mọi mặt,
trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của HS, phát huy
tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho HS thì các em mới tự tin và tự học,
mới xem tự học là có ý nghĩa và như vậy đào tạo mới có kết quả.” (Chương
trình THPT môn Ngữ văn - Bộ GD&ĐT, năm 2002).
Gv: Lê Văn Bình
Tr 7


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
1.3. Tại sao phải tích hợp kiến thức liên môn trong dạy- học môn Ngữ văn?
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn thuộc về nội dung dạy học chứ
không phải là phương pháp dạy học. Còn tại sao phải dạy học tích hợp kiến thức
liên môn thì đó là do yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh,
đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết
những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả
tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan
đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp
kiến thức liên môn .
Theo cô Nguyễn Hồng Duyên, giáo viên môn Ngữ văn trường Olympia
cho biết: “Chương trình dạy học tích hợp sẽ trang bị cho học sinh những kiến
thức phong phú hơn, tạo động lực học hỏi nhiều hơn, hoàn thiện các kỹ năng
phát triển. Với chương trình tích hợp, bản thân tôi cũng được tiếp cận nhiều hơn
với kiến thức của những bộ môn khác như lịch sử, địa lý, âm nhạc, mỹ thuật.
Đây là cơ hội để người dạy học hỏi và nâng cao nghiệp vụ sư phạm của mình”.
Tóm lại, tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học nói chung và dạy- học

môn Ngữ văn nói riêng là cần thiết đối với giáo viên, học sinh. Mục đích tích
hợp trước tiên để học sinh hiểu đúng, hiểu sâu kiến thức trong bài học đồng thời
mở rộng vốn hiểu biết những lĩnh vực khác liên quan đến bài học, giáo viên có
dịp tự trang bị thêm nhiều kiến thức”.
1.4. Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy- học môn Ngữ
văn.
Nếu sử dụng tốt phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy và
học môn Ngữ văn thì nó sẽ đem lại kết quả cao trong chất lượng giáo dục.Người
thầy cảm thấy thỏa mãn cho tiết dạy.Người học có được dung lượng kiến thức
sâu, rộng !
2. Thực trạng của việc dạy- học tích hợp kiến thức trong môn Ngữ văn .
2.1. Khó khăn:
- Đối với giáo viên:
+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
Gv: Lê Văn Bình
Tr 8


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
+ Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo
chủ đề tích hợp kiến thức liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét,
rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ
những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới,
phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV
cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định
hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có
cảm giác ngại thay đổi.
+ Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho việc
dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế.
- Đối với học sinh:

+ Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay cho nên đa số
học sinh và phụ huynh kém mặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi
(Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân ... là môn phụ).
2.2. Thuận lợi:
+Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải
dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am
hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng
ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có
khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi .
+ Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không
còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng
hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ
môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau
trong dạy học.
+ Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức
mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn
bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án ……..
+ Môi trường " Trường học kết nối rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy
tích hợp kiến thức liên môn.
+ Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là
cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp kiến thức liên môn.
Gv: Lê Văn Bình
Tr 9


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
- Đối với học sinh:
Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn
tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở
”nên cũng tạo điều kiên, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh

phát huy tư duy sáng tạo.
3. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.
3.1.Các biện pháp tiến hành .
- Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, chúng tôi tìm hiểu kỹ một
số phương pháp để dạy học tích hợp như sau:
- Dạy học theo dự án
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thực địa
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp thứ
tư đó là: Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó
GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt
động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó
chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được nhũng mục đích học tập khác.
Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “tình
huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”
Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra
cho HS những khó khăn về lý thuyết hay thực tiễn mà họ thấy cần có khả năng
vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thực giải, mà phải trải qua
quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc
điều khiển kiến thức sẵn có.
Đây chính là một trong những hình thức dạy học vận dụng kiến thức liên
môn để giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài học.

Gv: Lê Văn Bình
Tr 10


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn

-Sau khi nghiên cứu kỹ“Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề”,
chúng tôi tiến hành biên soạn nội dung tích hợp kiến thức liên môn cho thật phù
hợp với yêu cầu và mục tiêu đạt được của từng bài dạy, từng lớp học.
3.2.Thời gian tạo ra giải pháp.
Năm học 2015-2016, học sinh trường THCS Lương Thế Vinh, Quy Nhơn.
B. NỘI DUNG:
I. Mục tiêu:
-Nhiệm vụ của đề tài
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền
thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng
phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng
chưa cao.
Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu
của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học
sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có
hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng
giữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí
thuyết và các kĩ năng thực hành, đưa được những kiến thức về văn, Tiếng Việt
vào quá trình tạo lập văn bản một cách hiệu quả.
Có nhiều hình thức tích hợp: Kiểu tích hợp giữa các phân môn trong cùng
một bộ môn (chẳng hạn ở môn Ngữ văn có Văn - Tiếng Việt -Tập làm văn).
Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa các phân môn một cách
đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm
nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân
môn khác và đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng
tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.
Hình thức tích hợp được các GV vận dụng và hiện đang được đẩy mạnh
là tích hợp liên môn.
Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến
thức của các bộ môn khác, các ngành khoa học, nghệ thuật khác, cũng như các

kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó
làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.
Gv: Lê Văn Bình
Tr 11


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
Vận dụng quan điểm tích hợp kiến thức liên môn là một trong những
nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học
hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất
lượng giáo dục trong các nhà trường.
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung
giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các
môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên
hệ với nhau.
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong môn Ngữ văn giúp cho giờ
học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà
học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính
tích cực của học sinh.
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong môn Ngữ văn cũng góp phần
phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen
trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ
quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
II. Mô tả giải pháp của đề tài.
1. Thuyết minh tính mới:
Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học,
vận dụng quan điểm dạy học tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy các bộ
môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Giáo viên đã nêu ra những thuận
lợi cũng như khó khăn khi vận dụng quan niệm dạy học này là số học sinh có
hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ tự nhiên ngày càng nhiều

hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở”.Tuy nhiên, việc vân dụng
quan niệm dạy học này cũng gặp phải những khó khăn nhất định như điều kiện
dạy học còn nhiều hạn chế, thiếu thốn, do lượng kiến thức nhiều song thời gian
học cho các môn thì ít.
Mặc dù, quan niệm dạy học liên môn đã được vận dụng vào giảng dạy ở
các bộ môn trong nhà trường, song hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó phần
lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưa phát huy được tính tích cực
trong học tập.
Gv: Lê Văn Bình
Tr 12


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức này, học sinh tỏ ra rất hào hứng với
nội dung bài học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng,
tự nhiên nhưng rất hiệu quả. Mặt khác, các kiến thức liên ngành thông qua hình
thức tích hợp này còn giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội
dung, ý nghĩa của văn bản.
Vì vậy với chuyên đề này, không tham vọng gì nhiều, chúng tôi chỉ muốn
đưa ra một số nội dung có tích hợp kiến thức liên môn trong môn Ngữ văn để
thấy được hiệu quả to lớn mà nó mang lại cho cả người dạy và cả người học.
NHỮNG NỘI DUNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG MÔN
NGỮ VĂN:
*Môn Ngữ văn lớp 6:
Ví dụ 1: Dạy bài “Bài học đường đời đầu tiên”, giáo viên tích hợp với môn
GDCD tuần 10 tiết 10 bài Sống chan hòa với mọi người để giáo dục học sinh
về sự chan hòa, yêu thương với mọi người xung quanh, điều đó vừa giúp ta có
được niềm vui, có được nhiều bạn bè vừa có thể nhờ vả khi gặp phải bất trắc, tai
ương trong cuộc sống.
Cũng bài học này ta có thể tích hợp với môn GDCD tuần 29,30 tiết 28,29

“Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm” đến đoạn văn Dế Mèn trêu chọc chị Cốc để dẫn đến cái chết của
Dế Choắt, giáo viên có thể giáo dục học sinh ý thức về việc bảo vệ bản thân
mình chưa đủ mà còn phải biết yêu quý tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự
và nhân phẩm của những người xung quanh, tránh làm tổn thương đồng loại.
Những gì mình không muốn ai gây ra với mình thì cũng đừng làm với người
khác.
Ví dụ 2: Dạy bài “Sông nước Cà Mau” giáo viên có thể liên hệ với môn
GDCD bảo vệ môi trường tuần 8 tiết 8 bài “Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với
thiên nhiên” để giáo dục học sinh rằng thiên nhiên rất cần thiết với con người,
cần phải biết yêu quý, giữ gìn, mở rộng những gì thuộc về thiên nhiên như:
trồng thêm rừng, trồng cây xanh vườn trường, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, giữ
gìn thiên nhiên trong xanh, sạch sẽ…
Gv: Lê Văn Bình
Tr 13


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
Ví dụ 3: Dạy bài “ Bức thư của thủ lính da đỏ”, hay là bài “Động phong
Nha” giáo viên tích hợp với môn GDCD tuần 8 tiết 8 bài “Yêu thiên nhiên
sống hòa hợp với thiên nhiên” để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên chính là bảo vệ sự sống của mình.
*Môn Ngữ văn lớp 7:
Ví dụ 1: Dạy bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”,ta lồng ghép nội dung tích
hợp vào phần tổng kết: Bài thơ chúc tết của Bác Hồ năm 1956:
Thân ái mấy lời chúc tết:
Toàn dân đoàn kết một lòng,
Miền Bắc thi đua xây dựng
Miền Nam giữ vững thành đồng,
Quyết chí bền gan phấn đấu,

Hòa bình thống nhất thành công.
? Em hiểu như thế nào qua bài thơ chúc tết của Bác Hồ?
-Lời thơ vô cùng giản dị gần gũi dễ hiểu, động viên nhân dân cả nước
đoàn kết một lòng đánh Mĩ. Nhân dân Việt Nam mỗi khi tết đến xuân về lại hân
hoan phấn khởi đón nghe thơ Bác vì đó chính là tâm tình, ý nguyện, là lí tưởng
và khát vọng chiến thắng của toàn dân tộc.
-Thơ Bác chính là con người Bác, thật gần gũi giản dị mà cũng thật sâu
sắc, hào hùng.
Ví dụ 2: Dạy bài “Ca Huế trên sông Hương”của Hà Ánh Minh,ta tích
hợp môn Lịch sử.
-GV:Ca Huế được hình thành như thế nào ?
-HS: Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình
-GV tích hợp:Ca Huế có nguồn gốc rất đặc biệt.Nó được hình thành từ
dòng ca nhạc dân gian mộc mạc, sôi nổi của cuộc sống đời thường và ca nhạc
cung đình , nhã nhạc trang trọng uy nghi dùng trong các buổi lễ trang nghiêm
Gv: Lê Văn Bình
Tr 14


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
của triều đình phong kiến. Hai dòng nhạc này tưởng chừng như đối lập nhau
nhưng có sự kết họp hài hoà làm cho ca Huế có thần thái của ca nhạc thính
phòng. Chính điều đó đã tạo nên những làn điệu hết sức đặc biệt của ca Huế. Và
tìm lại lịch sử hình thành ca Huế thì người ta thấy các làn điệu ca Huế lần lượt
xuất hiện từ cuối thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18, tại Phú Xuân - thủ phủ của chúa
Nguyễn , thuộc phía nam kinh thành Huế hiện nay các em ạ !
*Môn Ngữ văn lớp 8:
Ví dụ văn bản: Ôn dịch, thuốc lá
Thông qua tiết học giúp các em có những kiến thức :
- Thấy được tác hại của việc sử dụng thuốc lá, bởi trong khói thuốc chứa

nhiều chất độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đạo đức và kinh tế.
(Tích hợp môn Hóa Học, Sinh học 8. Bài 65: Đại dịch AIDS – Thảm họa của
loài người. Môn GDCD, Bài 3 - Giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch 8: Ứng
xử với môi trường tự nhiên. Môn Địa lí , sử dụng biểu đồ).
- Học sinh mở rộng kiến thức về tác hại của thuốc lá đối với mọi người
xung quanh, người thân trong gia đình, có tính kiên trì nhẫn nại giúp người thân
hạn chế, cai nghiện thuốc lá bằng nhiều cách.
- Các biện pháp hạn chế việc sử dụng thuốc lá (Bài 13: Giáo dục công
dân 8, Phòng chống tệ nạn xã hội).
*Môn Ngữ văn lớp 9:
Ví dụ văn bản: “Chuyện người con gái nam xương”-Nguyễn Dữ
-Giúp các em:
1.-Xác định được vị trí địa lí con sông Hoàng Giang (nơi Vũ Nương tự vẫn)
thuộc xã Lí Nhân, Huyện Chân Lí, tỉnh Hà Nam.
-Xác định được vị trí địa lí của tỉnh Hà Nam thuộc khu vực Đồng bằng sông
Hồng. (Tích hợp môn Địa lý)
2.-Xác định được tác phẩm ra đời vào thế kỉ XVI - thời kì phong kiến nhà Lê
suy tàn , mở ra một thời kỳ đầy biến động tranh giành quyền lực của các phe
phái phong kiến . .
Gv: Lê Văn Bình
Tr 15


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
- Chiến tranh bây giờ không còn là chiến tranh chính nghĩa mà là chiến tranh
phi nghĩa . Với “ Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ thể hiện thái
độ bất mãn với triều đình PK , ca ngợi cuộc sống ẩn cư , đề cao tiết tháo của kẻ
sĩ lánh đời . (Tích hợp môn Lịch sử)
3.- Xác định được hành vi của Trương Sinh: nghi oan, đánh, mắng chửi thậm tệ,
đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà là hành vi bạo lực gia đình, vi phạm luật Hôn nhân

gia đình hiện nay.
- Xác định được nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm nên tấn bi kịch của Vũ
nương là sự đa nghi , vô học của Trương sinh . Chính sự dốt nát đó làm nên nỗi
oan của người phụ nữ . Giáo dục các em “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”,
mà một dân tộc yếu thì không làm chủ được chính mình, không bao giờ đạt
được điều chúng ta mong muốn là "dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh’’.
- Xác định được nghĩa vụ của công dân trong việc chứng kiến hành vi bạo lực
gia đình thì phải có trách nhiệm ngăn cản và báo cho chính quyền nơi gần nhất
để bảo vệ người bị hại (Tích hợp môn GDCD)
Tóm lại : Dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn không làm
thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học, bài học, đảm bảo tự nhiên, nhẹ
nhàng, tránh gây nặng nề, ngược lại góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó nội
dung học tập với thực tiển cuộc sống.
Để dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong môn Ngữ văn thành công,
với các năng lực chung và năng lực riêng trên, giáo viên cần phải có kiến thức
chuyên môn chắc chắn, kiến thức liên ngành rộng mở, kiến thức đời sống - xã
hội phong phú và kinh nghiệm bản thân thì sự tích hợp sẽ phong phú và hợp lí
hơn .
2. Khả năng áp dụng.
Phương pháp dạy học tích hợp liên môn không phải là mới, nhưng nếu
biết vận dụng hợp lý, người giáo viên sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có
tính hấp dẫn với học sinh.
Gv: Lê Văn Bình
Tr 16


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
Với chuyên đề “Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong
dạy-học môn Ngữ văn”, chúng tôi chỉ đưa một số ví dụ trong các tiết dạy có
tích hợp kiến thức liên môn.Từ dó chúng ta sẽ mạnh dạn, khéo léo và tích hợp

kiến thức lien môn vào môn học mình đang dạy thật hiệu quả.

3. Lợi ích kinh tế-xã hội.
-Về phía học sinh :
+Học sinh sẽ dành thời gian đọc, tiếp cận văn bản nhiều hơn. Buộc các
em phải tìm tòi, suy nghĩ để chuẩn bị bài có hiệu quả.
+Tạo cho học sinh tính nhạy bén, năng động, sáng tạo và hứng thú với
giờ học văn.
+Mặt khác, hạn chế tối đa thời gian “chết” đối với học sinh, không để cho
các em có cơ hội tham gia vào các hoạt động vô bổ ngoài giờ học.
-Về phía giáo viên :
+Thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế
giáo án cho phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
“lấy học sinh làm trung tâm”.
+Đầu tư nghiên cứu kiến thức liên môn có liên quan để cùng hợp tác với
học sinh giúp các em chiếm lĩnh nội dung bài học.
+Làm tốt công tác đầu tư cho tiết dạy sẽ giúp giáo viên chủ động, linh
hoạt trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiếm lĩnh tri thức;
mặt khác sẽ tránh được sự lúng túng bị động khi học sinh chất vấn về những
thông tin liên quan.
+Áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp thì khi lên lớp giáo
viên sẽ đỡ vất vả vì không phải làm việc nhiều.

Gv: Lê Văn Bình
Tr 17


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn

C. KẾT LUẬN:

Qua kết quả thực nghiệm của bản thân, chúng tôi thấy vận dụng nguyên
tắc liên môn trong dạy học Ngữ văn theo phương pháp tích hợp đã kích thích
hứng thú học tập trong học sinh, giúp các em lĩnh hội bài tốt nhằm nâng cao
hiệu quả của bài học. Việc vận dụng phương pháp trên kết hợp với các hình thức
dạy học tích cực khác sẽ làm học sinh thêm yêu thích môn Ngữ văn, truyền cho
các em lòng yêu nước, tự hào với truyền thống dân tộc, từ đó có ý thức hơn
trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Khi thực hiện tiết dạy tích hợp với công nghệ thông tin như cho học sinh
xem vi deo, xem hình ảnh, phóng sự về những địa danh, sự kiện, thông tin liên
quan đến bài học thì học sinh đã rất hào hứng, phấn khởi và tự các em đã có
thêm những cảm nhận, những hiểu biết mà bản thân tự khám phá về bài học.
Khi tích hợp với các kiến thức liên môn, học sinh cảm thấy bài học thú vị
hơn, có nhiều em reo lên vì mình vừa khám phá ra một điều mới mẻ.
Đồng thời chúng tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục, tích hợp kiến thức liên môn vào
giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu
hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó.
Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của
các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những
vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động
hơn. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được
suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của chuyên đề :
“Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy-học môn Ngữ
Gv: Lê Văn Bình
Tr 18


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
văn”, rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá và đóng góp của Hội đồng

khoa học nhà trường cũng như các đồng nghiệp để đề tài từng bước hoàn chỉnh
và áp dụng có hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn.

Quy Nhơn, ngày 15 tháng 1 năm 2017
Người viết

Lê Văn Bình

Gv: Lê Văn Bình
Tr 19


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn

GIÁO ÁN MINH HỌA
Tiết 29. Văn bản -

QUA ĐÈO NGANG
( Bà Huyện Thanh

Quan)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
- Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.
*Phần tích hợp:
-Tích hợp phân môn Địa lí: giúp hs nắm được vị trí địa lí,địa hình,đặc điểm phát
triển kinh tế của ĐN khi xưa qua phác họa của tác giả và di tích,danh thắng của

ĐN ngày nay.
-Tích hợp với môn Lịch sử: giúp hs hiểu được bối cảnh XH của đất nước ta qua
2 triều đại phong kiến Lê-Nguyễn.
-Tích hợp môn GDCD: giúp hs rèn luyện ý thức bảo vệ giữ gìn các di tích
LS;giáo dục hs tình yêu thiên nhiên cùng ý thức bảo vệ môi trường và xây dựng
cảnh quan thiên nhiên của đất nước.
2. Kĩ năng:
- Đọc, hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho HS.
- Giáo dục môi trường: Liên hệ được môi trường hoang sơ của Đèo Ngang.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của GV:
- Phương pháp: Nêu vấn đề, bình giảng.
- Máy chiếu,sơ đồ tư duy,phấn màu,máy tính; đọc, soạn bài, ảnh
Đèo Ngang
2.Chuẩn bị của HS: chuẩn bị tốt các câu hỏi hướng dẫn sgk.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
? Đọc thuộc bài "Sau phút chia li". Cho biết giá trị NT, ND đoạn trích ?
-HS đọc và trả lời câu hỏi .
3. Giảng bài mới:
Gv: Lê Văn Bình
Tr 20


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
-Giới thiệu bài: 1’

Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn phân chia danh giới 2 tỉnh Hà Tĩnh
và Quảng Bình là địa danh nổi tiếng của nước ta. Nhiều nhà thơ lấy đó làm đề
tài sáng tác. Nhưng được nhiều người biết đến là bài thơ Qua Đèo Ngang của
Bà Huyện Thanh Quan.

-Tiến trình dạy học:
T
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
G
13 * Hoạt động 1:

Tích hợp môn Lịch sử:
-Gọi HS đọc chú thích *
-Dựa vào chú thích nêu vài
nét về tác giả?
-GV bổ sung:Bà huyện
Thanh Quanlà bút danh độc
đáo của nhà thơ Nguyễn Thị
Hinh,người quê làng Nghi
Tàm( nay thuộc quận Tây
Hồ-HN),vợ ông quan huyện
Thanh Quan( Thái Bình).Bà
cùng Đoàn Thị Điểm,Hồ
Xuân Hương là 3 nhà thơ
nữ nổi tiếng ở thế kỉ XVIIIXIX với các bài thơ nổi
Gv: Lê Văn Bình
Tr 21

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1:


NỘI DUNG

I. Đọc, tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
- HS đọc chú thích *
- Bà Huyện Thanh Quan
-HS dựa vào chú thích trả tên thật là Nguyễn Thị
lời.
Hinh sống ở thế kỉ XIX
- Quê làng Nghi Tàm,
nay là quận Tây Hồ - HN
- Là một trong những
nữ sĩ tài danh hiếm có
(trong thời đại ngày xưa)
về thơ Đường luật


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
tiếng của bà như :Thăng
Long thành hoài cổ ; Chiều
hôm nhớ nhà ; chùa Trấn
Bắc,Qua Đèo Ngang.
- Hiện để lại 6 bài thơ
Đường luật.
2.Tác phẩm:
-Em biết gì về hoàn cảnh ra
đời của bài thơ ?
- Được đánh giá là bài
GV : Bài thơ viết khi nhà - HS trả lời dựa vào SGK.

thơ hay và thành công
thơ dừng chân ở ĐN,vào lúc - GV đọc mẫu- hs đọc nhất.
chiều tà bóng xế,trên con (Đọc: giọng buồn, chậm,
đường rời quê hương để vào ngắt đúng nhịp 4/3 - 2/2/3)
kinh nhận chức Cung Trung - Tìm hiểu1số từ khó trong
Giáo Tập (dạy học cho các vb-chú thích sgk
công chúa và cung phi),dưới
thời vua Minh Mạng.
-Nêu vài nét đánh giá về tp - Được đánh giá là bài thơ
của bà ?
hay và thành công nhất.
*Tích hợp phân môn TLV:
- Thể thơ: thất ngôn bát
? Hãy thuyết minh về thể -Bài thơ có 8 câu mỗi câu 7 cú Đường luật.
thơ của bài thơ?
chữ-Bố cục 4 phần ( Đề:
câu 1-2;Thực: câu 3-4;
Luận: câu 5-6; Kết: câu 78)
+ Vần gieo ở tiếng cuối
câu 1,2,4,6,8
+ Phép đối: câu 3 >< câu
4, câu 5 >< câu 6
3. Bố cục: 4 phần:
-( 2 câu đề, 2 câu thực, 2
Đề, thực, luận, kết.
- Bố cục?
câu luận, 2 câu kết).
II. Tìm hiểu văn bản:
22 * Hoạt động 2:
* Hoạt động 2 :


- GV: bài thơ này có thể
1. Hai câu đề:
chia theo 2ý (4câu đầu:
cảnh ĐN; 4 câu sau: Tâm
trạng t/g)
- HS đọc 2 câu đầu :
- HS đọc 2 câu đầu :
*Tích hợp môn Địa lí :
? Dựa vào kiến thức địa lí -HS trình bày
,trình bày những hiểu biết
về Đèo Ngang ?
HS trình bày-GV bổ
sung :ĐN ở trên núi Hoành
Sơn được tách ra từ dãy
Trường Sơn,cao 256m,dồn
Gv: Lê Văn Bình
Tr 22


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
đuổi nhau từ Tây sang
Đông,chạy dài ra tận
biển,trở thành biên giới tự
nhiên của 2 quốc gia Đại
Việt và Chiêm Thành ngày
xưa và nay là mốc địa giới
giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và
Quảng Bình.
- bóng xế tà

? Cảnh Đèo Ngang đc mtả -Xế tà
->buổi chiều muộn
vào thời điểm nào trong
-Cỏ cây chen đá, lá chen
ngày ?
hoa.
? Thời điểm đó gợi tâm (-> buồn vắng, cô đơn)
trạng gì của t/g?
? Ở thời điểm đó cảnh đèo - Cỏ, cây, đá, lá, hoa
Ngang được gợi tả bằng
những chi tiết nào?
-Em hiểu gì về nghĩa của từ (-> chen: lẫn vào nhau,
xâm lấn nhau, ko ra hàng
chen ?
lối)
- NT và T/dụng ?
-Qua phân tích em thấy
(->Liệt kê, lặp từ "chen":
cảnh vật ở đây ntn?
gợi tả 1 cảnh tượng thiên
-So sánh bức ảnh sgk với 2 nhiên rậm rạp, hoang sơ).
→ Giống cảnh hoang vắng
câu trên?
nhưng thiếu những đường
- Gọi HS đọc 2 câu tiếp
nét cụ thể
*Tích hợp phân môn TV
- HS đọc 2 câu tiếp
-GV : Đèo Ngang ko chỉ đc
mtả về thời gian, ko gian

cảnh vật mà còn mtả c/s con
người.
Vậy c/s con người ở đây đc
mtả bằng những chi tiết
nào? Em hiểu tiều có nghĩa
là gì ?
-Những bp NT gì đc sử -từ láy,đảo ngữ,phép đối.
dụng ở đây?
- Từ láy tượng hình : Lom
khom, lác đác
+ Lom khom gợi hình dáng
vất vả nhỏ nhoi của người
tiều phu giữa núi rừng rậm
rạp
Gv: Lê Văn Bình
Tr 23

-> liệt kê, điệp từ.
=> Cảnh vật hoang sơ,
rậm rạp, vắng lặng, heo
hút.
2. Hai câu thực:
Lom khom dưới núi,
tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ
mấy nhà

- Từ láy, đảo ngữ, phép
đối.
(+ Từ láy tạo hình: → gợi

sự nhỏ nhoi, thưa thớt.

+ Đảo vị trí C-V của câu:
→ tạo ấn tượng người


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
+ Lác đác: gợi sự ít ỏi, trong cảnh không thấy rõ
thưa thớt của những quán nét chỉ thấy thấp thoáng)
chợ nghèo.
- Phép đối : Lom khom
/dưới núi/
tiều vài chú
Thanh B-T
Lác đác /bên sông/ chợ
mấy nhà
-Đảo ngữ (Đảo vị trí C-V
=> Cuộc sống con người
-Sự kết hợp : từ láy phép của câu),
đối, đảo ngữ... cho ta hình Vài, mấy -> lượng từ chỉ ở Đèo Ngang thưa thớt,
ít ỏi.
dung c/s con người ở đây số ít.
ntn?
-Vắng vẻ.
GV : Phần đề, thực tả t/n và
con người ở Đèo Ngang ;
vậy tiếp phần luận tác giả
3. Hai câu luận:
chuyển sang ND gì?...(hé
Nhớ nước đau lòng,con

mở tâm trạng gì của nhà
quốc quốc
thơ)->Phần 3
Thương nhà mỏi miệng,
-Gọi HS đọc 2 câu luận.
- HS đọc 2 câu luận.
cái gia gia
-Những âm thanh nào được -> âm thanh, tiếng động - Đối ý :Đối xứng về ND
cảm
(Nhớ
nói đến ở đây?
của chim cuốc cuốc, chim tình
nước.../thương nhà...)
đa đa
- Đối thanh
-Nhận xét NT ở 2 câu thơ
TT BB BTT
này?
-Phép đối.
Nhớ nước đau lòng, con BB TT TBB
quốc quốc
→ Tạo sự cân đối cho lời
Thương nhà mỏi miệng, thơ làm nổi rõ 2 trạng
cái gia gia
thái cảm xúc nhớ nước
-Cách đối đó có tác dụng gì + NT ẩn dụ: Mượn tiếng và thương nhà của t/g
trong 2 câu thơ này?Ở đây chim để tỏ lòng người: t/g
còn xuất hiện NT nào nữa? mượn chuyện vua Thục
mất nước¸ hóa thành chim
cuốc kê hoài nhớ nước và

âm thanh chim đa đa để
bộc lộ tâm trạng mình(nhớ - ẩn dụ, chơi chữ.
thương 1 triều đại đã qua
(nhà Lê)
+NT chơi chữ: (từ đồng
nghĩa): quốc-nước
gianhà
Gv: Lê Văn Bình
Tr 24


Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Ngữ văn
+ Lấy âm thanh tiếng chim> tả ko gian tĩnh lặng…-> =>Tâm trạng buồn, cô
đơn nỗi nhớ nhà, nhớ
Mượn cảnh để tả tình...
quá khứ của đất nước.
-Như vậy 2 câu luận nói lên =>Tâm trạng buồn, cô đơn 4. Hai câu kết:
tâm trạng gì của t/g?
nỗi nhớ nhà, nhớ quá khứ Khung cảnh:
- Gọi HS đọc 2 câu cuối.
trời, non, nước - Mảnh
của đất nước
-Toàn cảnh đèo Ngang hiện - HS đọc 2 câu cuối .
tình riêng
lên như thế nào trong ấn - Trời, non, nước
tượng thị giác của tác giả?
→ gợi sự mênh mang, xa Không gian bao la-Đơn
-Đó là 1 ấn tượng về không lạ, tĩnh vắng
lẻ.
gian thời gian như thế -HS trả lời

rộng lớn - nhỏ nhoi
nào.Giữa không gian đó t/g - Một mảnh tình riêng/ Ta
đã bày tỏ điều gì?
với ta
(->Giữa khung cảnh ấy con
người lặng lẽ 1 mình đối
-Nhận xét về mối tương mặt với nỗi cô đơn)
quan đó?
+ Đối lập-> tăng sự cô đơn, -Sự đối lập làm tăng sự
cô đơn, nhỏ bé của con
nhỏ bé, khắc sâu nỗi buồn
+ Sự tương đồng-> tâm sự người .
riêng có môi trường phù - Ta với ta : lặp đại từ
-Như vậy em hiểu mảnh hợp.
-> Con người: cô đơn
tình riêng ta với ta” là gì?
tuyệt đối.
-HS Trả lời.
- bài thơ tả cảnh hay tả tình? - ( Đại từ ta -> 1 con Tâm sự sâu kín 1 mình
.
người, 1 nỗi buồn, 1 nỗi cô mình biết.
=>Đó là nỗi nhớ nước,
đơn)
thương nhà da diết, âm
thầm, lặng lẽ.
*Tích hợp môn GDCD và
kĩ năng sống:
-Em biết gì về ĐN hôm
nay?
-GV bổ sung:Thắng cảnh

ĐN từng là vùng đất hiểm
yếu,được mệnh danh là bức
tường thành ở phía Nam của
nước Đại Việt,xuất hiện qua
các áng thơ văn bất hủ của
nhiều thi nhân các thời.
Không chỉ có cảnh đẹp,sơn
thủy hữu tình,ĐN còn giữ
vai trò quan trọng trong việc
Gv: Lê Văn Bình
Tr 25


×