Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN KHI DẠY VĂN BẢN CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG (HÀ ÁNH MINH) NGỮ VĂN LỚP 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.5 KB, 17 trang )

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN KHI
DẠY VĂN BẢN CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
(HÀ ÁNH MINH)
NGỮ VĂN LỚP 7
1. Phần mở đầu
1.1 . Lý do chọn đề tài
Tích hợp kiến thức liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng
trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhất là đối với
môn Ngữ Văn. Vận dụng nguyên tắc này không chỉ phát huy tính tích cực học tập,
tạo được hứng thú, niềm say mê cho học sinh mà còn giúp các em có khả năng
tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập
và hình thành năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn .
Trong những năm gần đây, tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã và
đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam nói chung và của giáo dục Lệ
Thủy nói riêng. Nguyên tắc này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học,
môn học trong đó có môn Ngữ Văn - một môn học quan trọng trong nhà trường
phổ thông.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá trình thực hiện chương trình
môn Ngữ văn lớp 7, tôi đã áp dụng việc tích hợp kiến thức liên môn vào trong bài
dạy của mình. Và tôi nhận thấy tính ưu việt của việc dạy học tích hợp các kiến
thức liên môn hơn hẳn so với việc dạy học đơn môn trước đây. Điều đó thể hiện
rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học.
Mỗi bài học Ngữ Văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, giáo viên đã khơi dậy được
hứng thú học tập của các em học sinh. Học Ngữ Văn, các em biết đến kiến thức
nhiều môn học khác như môn Địa lí, Lịch Sử, Giáo dục công dân, Âm nhạc...
Trong các tiết dạy của mình, tôi tâm đắc nhất khi dạy văn bản Ca Huế trên sông
Hương của tác giả Hà Ánh Minh. Đây là một văn bản hay, nội dung ghi chép lại
một trong những nét đẹp của văn hoá truyền thống ở cố đô Huế là ca Huế. Bài văn
vừa giới thiệu về nguồn gốc những làn điệu dân ca Huế, vừa tả cảnh nghe ca Huế
trên dòng sông Hương trong một đêm trăng thơ mộng. Thông qua sự phong phú,
đa dạng của các làn điệu dân ca, tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh thần đằm thắm thiết


tha của con người xứ Huế. Khi dạy văn bản này, tôi đã tích hợp với kiến thức môn
Lịch Sử, Địa lý, Âm nhạc, Giáo dục, Mỹ thuật, kết hợp trình chiếu powpoint,
cung cấp cho các em những hình ảnh, video về các làn điệu ca Huế. Các em thực
1


sự rất say mê, hứng thú với bài học. Chính vì tính hiệu quả đó, tôi mạnh dạn thực
hiện đề tài Hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn khi dạy văn bản Ca
Huế trên sông Hương - Ngữ văn lớp 7 với mong muốn góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy môn Ngữ Văn nói chung và dạy văn bản Ca Huế trên sông
Hương nói riêng.
1.2. Điểm mới của đề tài
Trước đây, khi dạy văn bản Ca Huế trên sông Hương, rất nhiều giáo viên
phản ánh rằng nội dung bài thì hay nhưng học sinh rất khó cảm nhận. Bởi, nếu
theo cách dạy truyền thống, chỉ dạy kiến thức đơn môn, nghĩa là tập trung cho học
sinh về cảm thụ về văn học mà không tích hợp với các môn học liên quan đến nội
dung bài học, không đưa các em đến với xứ Huế qua việc quan sát tranh ảnh và
nghe các làn điệu ca Huế thì sẽ rất khó để các em hình dung cũng như cảm nhận
vẻ đẹp độc đáo của ca Huế.
Với cách dạy cũ, thật khó để học sinh phát huy hết năng lực của mình cũng
như khả năng linh hoạt, xâu chuỗi, tổng hợp các kiến thức môn học khác xung
quanh bài học. Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa
giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học,
tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau.
Với văn bản Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh, việc tích hợp kiến thức
liên môn, kết hợp thêm kênh thông tin hình ảnh, video về vẻ đẹp đặc trưng của
Huế, của ca Huế, bài học sẽ trở nên sinh động và lôi cuốn hơn hẳn. Dù chưa được
đặt chân đến mảnh đất Huế yêu thương, nhưng qua bài học, các em biết thêm
nhiều về vị trí địa lý, bề dạy lịch sử cùng các triều đại ở Huế. Em các biết yêu hơn
những làn điệu dân ca nói chung và ca Huế nói riêng. Các em cũng rất thích thú

khi được nghiên cứu, tìm tòi những kiến thức mới, được trình bày những hiểu biết
của mình, được làm chủ trong giờ học, được tổng hợp các kiến thức liên quan.
Đối với bản thân người dạy, việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn là một
phương pháp mới, đòi hỏi giáo viên phải am hiểu thực tế, am hiểu kiến thức của
nhiều môn học liên quan đến bài dạy. Chính vì thế, giáo viên phải nghiên cứu, tìm
tòi các kiến thức liên quan trong quá trình soạn bài. Điều đó sẽ giúp cho giáo viên
linh hoạt hơn, làm giàu thêm cho kho tích lũy chuyên môn của mình.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của vấn đề
Giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểm
dạy học tích hợp kiến thức liên môn vào trong bài dạy của mình để nâng cao hơn
2


nữa chất lượng bài học. Bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Tuy
nhiên, việc dạy tích hợp kiến thức liên môn trong văn bản Ca Huế trên sông
Hương gặp phải những khó khăn nhất định như sau:
* Về phía học sinh:
- Một số học sinh cảm thụ văn học còn yếu, chưa nắm chắc về kiến thức môn Ngữ
Văn nên rất khó để nắm được các mối liên hệ hữu cơ về kiến thức các môn học
liên quan như : Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Giáo dục công dân...
- Một số em chưa có ý thức tìm tòi, nghiên cứu các thông tin, kiến thức từ bộ môn
khác liên quan đến bài học nên trong tiết học còn thụ động, không sáng tạo, linh
hoạt.
- Đa số các em chưa được đến Huế, chưa được nghe về ca Huế nên kiến thức từ
thực tế của các em còn hạn chế.
* Về phía giáo viên:
- Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học vẫn còn khá mới mẻ,
nên giáo viên vẫn còn bỡ ngỡ, chưa thực sự chủ động trước phương pháp mới.
- Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học liên

quan khác nên mất nhiều thời gian hơn cho công tác soạn giảng.
- Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho việc
dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế.
Mặc dù vẫn gây khó khăn cho học sinh và giáo viên, nhưng tôi nhận thấy
tính ưu việt, hiệu quả của giờ học tích hợp các kiến thức liên môn rất cao. Với
những thành công đạt được trong bài dạy, tôi thấy việc tích hợp kiến thức liên
môn khi dạy bài Ca Huế trên sông Hương là việc rất cần thiết.
2.2. Nội dung đề tài
Tích hợp các kiến thức liên môn khi dạy bài Ca Huế trên sông Hương – tác
giả Hà Ánh Minh:
2.2.1. Tích hợp môn Địa lí :
Việc tích hợp môn Địa lý vào trong bài học sẽ giúp học sinh có vốn hiểu
biết sâu rộng về vị trí, đặc điểm khí hậu, thiên nhiên thắng cảnh… của xứ Huế để
hiểu tại sao xứ Huế lại trở thành cội nguồn cảm hứng đề tài cho thi ca, hội họa, và
đặc biệt xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò. Qua đó, học sinh thêm tự hào về vẻ đẹp
của quê hương, đất nước Việt Nam.
a. Vị trí địa lí xứ Huế
Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ Bắc và 107,8-108,20 kinh
Đông. phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương
3


Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ
hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112 km, cách biển
Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu
Chân Mây 50 km. Diện tích tự nhiên 71,68 km2, dân số năm 2012 ước là 344.581
người. Nằm tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng
bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 –
4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương
(trên Dãy Trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn. Khu vực đồng bằng này tương đối

bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, Vọng
Cảnh... Huế là trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với nhiều danh lam thắng
cảnh đẹp: cố đô Huế, sông Hương, núi Ngự, nhiều di tích lịch sử có giá trị: Kinh
thành Huế, Hoàng Thành (Đại Nội), lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng...
b. Khí hậu xứ Huế
Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với vùng Bắc Bộ và Nam Bộ,
vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các miền và khu vực trong
toàn tỉnh. Vùng duyên hải và đồng bằng có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3
đến tháng 8, trời nóng và oi bức, có lúc lên tới 39,9 °C. Từ tháng 8 đến tháng 1 là
mùa mưa và hay xảy ra bão lụt, nhiệt độ trung bình 19,7 °C, cũng có khi hạ xuống
còn 8,8 °C, trời lạnh. Vào mùa này có những đợt mưa suốt ngày, kéo dài cả tuần
lễ. Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 9 °C đến 29 °C.
Như vậy, ở Huế có địa hình đa dạng: có núi, sông, biển cho nên các ngành
nghề ở Huế rất đa dạng. Vì thế mà số lượng các bài hò trong lúc lao động cũng
nhiều thêm. Thời tiết ở đây cũng rất đặc biệt, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa
và mùa khô. Vào mùa mưa, những cơn mưa kéo dài đến hai, ba ngày. Cả thành
phố Huế như được choàng lên một lớp áo cổ kính bàng bạc trong màn mưa.
Không gian đất trời ui ui buồn bã khiến cho lòng người man mác, bâng khuâng.
Tâm hồn người Huế cũng rất đa dạng, lúc vui, lúc buồn, lúc hạnh phúc, lúc đau
khổ. Vì thế, lời ca cũng sẽ mang theo những cảm xúc của con người Huế.
2.2.2. Tích hợp với môn Lịch sử
Huế đã trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Ca Huế không chỉ phản
ánh dòng chảy lịch sử, di sản này còn là quá trình tinh chế vốn văn hóa dân gian
có nguồn gốc từ cội nguồn dân tộc Việt hỗn dung với văn hóa bản địa tạo nên một
âm sắc Huế, rất riêng.

4


Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, nền âm nhạc cổ truyền Huế tồn tại

hai dòng: dân gian và bác học. Do ảnh hưởng đặc điểm lịch sử văn hóa Việt Nam:
dòng âm nhạc bác học được chia thành hai loại: Âm nhạc cung đình và ca Huế.
Ca Huế, với hệ thống bài bản có cấu trúc chặt chẽ, đòi hỏi kỹ năng diễn tiếu
điêu luyện của ca công và nhạc công, có xuất xứ từ âm nhạc cung đình nên mang
phong cách sang trọng, tao nhã, nhưng cũng đậm đà phong vị dân gian.
Đây là bộ phận âm nhạc đặc sắc, có ý nghĩa quan trọng trong tổng thể nền âm
nhạc cổ truyền Việt Nam, không chỉ bởi sự in đậm bản sắc Huế, mà còn mang dấu
ấn “hội tụ và lan tỏa” trong lịch sử âm nhạc dân tộc.
Từ cái gốc của nhã nhạc cung đình, theo nhu cầu xướng ca ngâm vịnh giải
trí của giới quý tộc, các vương tôn quốc thích quan lại dưới thời các chúa Nguyễn
và vua Nguyễn đã tổ chức các chương trình diễn xướng, đàn ca trong các dinh
phủ. Vào khoảng thế kỷ 17, 18, hình thức diễn xướng đàn ca này, ban đầu chỉ với
các bài bản được lấy từ tế nhạc cung đình như: ngũ đối thượng, ngũ đối hạ, 10 bản
ngữ thập thủ liên hoàn… dần dần được sáng tác bổ sung thêm nhiều bài bản và
hình thành nên một thể loại ca nhạc thính phòng, gọi là ca Huế.
Đến nửa đầu thế kỷ 19, thời vua Tự đức, ca nhạc Huế phát triển cực thịnh
với nhiều sáng tác mới của các ông hoàng, bà chúa, các văn nhân, nho sĩ quan lại,
các nhạc công tài năng trong kinh đô Huế. Và với hệ thống bài bản được chau
chuốt, tổ chức chặt chẽ mang tính chuyên nghiệp bác học cả về âm nhạc, niêm
luật, loại thể và ca từ, ca Huế đã khá hoàn chỉnh tạo nên một dòng âm nhạc
chuyên nghiệp độc đáo trong sinh hoạt nghệ thuật đàn ca của giới quý tộc.
Có thể nói, nếu kinh đô Thăng Long xưa, từ trong cung phủ đã có một lối
hát cửa quyền có nguồn gốc dân gian là hát ả đào vẫn thịnh hành dưới thời vua Lê
chúa Trịnh, thì kinh đô Phú Xuân sau này, đã từ trong dinh phủ của các chúa
Nguyễn ở đàng trong phát tán thành một lối gọi là ca Huế, gồm cả ca và đàn. Vậy
cũng có thể gọi ca Huế là một lối hát ả đào của người Huế, một lối chơi của các
ông hoàng bà chúa xét trên quan điểm tiếp biến trong tiến trình của một lối hát
truyền thống và tiến trình lịch sử từ Thăng Long đến Phú Xuân, Huế.
Sang nửa cuối thế kỷ 19, ca Huế dần được truyền bá rộng ra ngoài dân gian
và được bổ sung những điệu hò, điệu lý trong dân ca Bình Trị Thiên. Do đó trong

ca nhạc Huế ngày nay thường thấy sự đan xen liên kết giữa những điệu hát dân
gian và những bài hát có nguồn gốc cung đình. Trong ca nhạc Huế, yếu tố khí
nhạc đã phát triển cao để có thể trình tấu những tiết mục khí nhạc thuần túy, như
hòa tấu của dàn bộ ngũ tuyệt, Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và
5


bộ


trống
Huế,
sanh
loan,
sanh
tiền.
Khi hình thành đến độ hoàn chỉnh, ca Huế là một hệ thống bài bản phong
phú gồm khoảng hơn 30 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc được viết và diễn tấu
theo hai điệu thức lớn gọi là điệu bắc và điệu nam. Bên cạnh đó còn có một hệ
thống bài bản gọi là Nam xuân mà nhiều người gọi là hệ thống các bài bản lưỡng
tính, vì nó pha trộn tính chất của hai điệu chính là điệu bắc và điệu nam.
Đi vào tính chất của từng điệu trong các bài bản ca Huế có thể thấy, điệu
bắc gồm những bào ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng thể hiện cái gốc của âm
nhạc từ phía Bắc theo chân các vua quan du nhập vào. Nam tiến vào đàng trong từ
thời nhà Trần rồi vua Lê chúa Trịnh cho tới các chúa Nguyễn, vua Nguyễn.
Điệu nam là những điệu có âm điệu buồn, nỉ non, ai oán, thể hiện niềm thương
nỗi nhớ của những người xa quê, nhớ về gốc gác tổ tiên ở đàng ngoài. Điệu Nam
xuân mà nhiều người gọi là hệ thống lưỡng tính là các bài bản pha trộn cả điệu
bắc và điệu nam, không vui không buồn, bâng khuâng mơ hồ.
Ngoài hai điệu chính và các bài bản nam xuân trong ca Huế còn có một sắc

thái tình cảm mà các nghệ nhân gọi là hơi dưng. Nó không phải là một hệ bài bản
riêng, mà nó dựa vào một vài bài bản trong các điệu bắc và điệu nam nhưng thay
đổi cách hát từ vui sang buồn. Đây chính là sự đặc biệt và độc đáo của ca Huế mà
không một loại hình nghệ thuật ca nhạc nào có được.
Kiểu hát theo hơi dưng này đã tạo điều kiện cho các nghệ sỹ ca và đàn được
diễn tấu diễn xướng theo cảm hứng, cảm xúc của mỗi người ở mỗi thời điểm biểu
diễn. Điều này làm cho các bài bản ca Huế được biểu diễn mỗi lần mỗi khác chứ
không hoàn toàn giống nhau như các loại hình ca nhạc khác.
Từ lối thưởng thức kiểu thính phòng trong tư dinh của giới đại gia, khoa bảng,
thành được trình diễn trong một không gian nhỏ, đầm ấm, gần gũi, có thể là một
phòng khách, với đôi ba chén trà, ly rượu… người biểu diễn và thưởng thức ngồi
cạnh nhau như tri âm, tri kỷ; trong không gian như vậy, tất cả như ngưng đọng
khi, con người và âm nhạc hòa quyện nhau trong mùi trầm hương phảng phất, hư
hư thực thực, nhất là vào những đêm khuya, những điệu ca được cất lên như mê
hoặc, có sức diễn tả cao, thâm trầm, da diết, làm say đắm lòng người…
Dần dần, không gian diễn xướng được mở rộng, chan hòa vào các sinh hoạt
văn nghệ dân gian, từ những căn phòng ngào ngạt trầm hương, ca Huế ra với
dòng Hương bàng bạc ánh trăng, sương đêm phủ nhẹ trên mái chèo cùng với
giọng ca thổn thức, tiếng đàn nỉ non, thao thiết trong làn gió nhẹ, làm cho tri âm,
tri kỷ không muốn rời nhau…
6


2.2.3. Tích hợp môn Âm nhạc:
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, bao gồm ca và đàn,
được làm ra từ dòng nhạc dân gian bình dị và nhạc cung đình thanh cao. Hệ thống
bài bản phong phú của ca Huế gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc
theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống “hơi” diễn tả nhiều
sắc thái tình cảm đặc trưng . Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ.
Tích hợp kiến thức Âm nhạc vào trong tiết học giúp học sinh hiểu rõ hơn

thể loại âm nhạc truyền thống với những làn điệu, nhạc cụ dân tộc phong phú để
bồi dưỡng học sinh thêm yêu thích làn điệu dân ca xứ Huế và dân ca của các miền
quê Việt Nam nói chung. Đồng thời phát huy năng khiếu ca hát, cảm thụ âm nhạc
của học sinh.
2.2.4. Tích hợp môn Giáo dục công dân
Qua văn bản Ca Huế trên sông Hương, giáo viên sẽ giáo dục cho học sinh
ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ; có ý thức
bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc là ca Huế. Thông qua vẻ đẹp xứ
Huế, học sinh có tình cảm và trách nhiệm yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên
nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
2.2.5. Tích hợp môn Mỹ thuật
Tích hợp với môn Mỹ thuật, học sinh hiểu và khắc sâu kiến thức về kiến
trúc lăng tẩm, hoa văn khắc in, đặc biệt là ý nghĩa của biểu tượng thuyền Rồng.
Con rồng đã từng là một biểu tượng trong tín ngưỡng sơ khai của người
Việt Nam. Dân Việt cổ có tục xăm mình, phổ biến trong số ấy là họa tiết rồng
(giao long). Theo ghi chép Hoài Nam Tử và Sơn Hải Kinh, rồng được người Việt
xưa xăm lên đùi để khi xuống nước “tránh bị giao long làm hại”. Đến đời vua
Trần Anh Tông (1293-1314) mới chấm dứt tục xăm mình. Rồng là hình tượng của
mưa thuận gió hòa, là linh vật đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh “long, lân,
quy, phụng”. Hình tượng rồng thời đại Hùng Vương là một linh vật thân dài có
vẩy như cá sấu được chạm trên các đồ đồng, đặc biệt là trên trống đồng.
Con rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi vương quyền. Rồng được thể hiện
ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc rồng hàm thọ, lưỡng long triều nhật,
lưỡng long chầu hoa cúc, lưỡng long chầu chữ thọ v.v.. Thân rồng không dài
ngoằn, uốn lượn với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu có nhánh
phụ cùng chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi giống mũi lân hoặc sư tử, miệng
há to để lộ hàm răng răng nanh chắc khỏe. Vây trên lưng rồng có tia, thân cuộn
hoa văn lửa hoặc mây, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt
7



chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua chân có năm móng mạnh
mẽ, còn quan và tầng lớp quý tộc chỉ được pháp dùng rồng bốn hoặc ba móng,
đuôi không có bờm lông, các chi tiết hoa văn lờ mờ hơn rồng cung đình. Rồng
trên mái đình chùa miếu mạo thường cũng chỉ có bốn móng
Kể từ khi triều Nguyễn kết thúc, tính phân tầng xã hội trong quy cách sử
dụng mô típ rồng không còn nữa, chính vì vậy người ta có thể chạm khắc rồng với
muôn hình vạn trạng, từ vân long, đoàn long, quỳ long, ứng long, li long, giao
long, rồng 5 ngón, 5 ngón, 3 ngón v.v.. Hình tượng con rồng cũng không còn tính
chất thiêng liêng, tối thượng như xưa, thay vào đó dân gian vẫn đưa vào trang trí
cho các công trình kiến trúc, hội họa, chạm, khắc nghệ thuật với những ý nghĩa
dân gian, bình dị. Từ xưa các vua Nguyễn đóng đô ở Huế có thuyền rồng đi ngắm
cảnh, thưởng ngoạn thiên nhiên trên sông. Đến hết thời phong kiến, do nhu cầu
khách tham quan cố đô muốn đi chơi trên sông nên ngành du lịch Huế đã biến
những chiếc thuyền ngư dân thành thuyền rồng. Đầu thuyền được gắn các miếng
gang có hình rồng với mắt, mũi, miệng và bờm, phía sau là đuôi. Thân thuyền
được sơn phết như hình con rồng với vảy rồng.
2.2.6. Tích hợp môn Tin học:
Giáo viên biết vận dụng kiến thức, kĩ năng bộ môn Tin học vào truy cập,
tìm và chọn lọc các tư liệu kênh chữ, kênh hình để vận dụng phục vụ cho bài học
Ca Huế trên sông Hương.
Học sinh vận dụng kiến thức tin học để thu thập tài liệu từ các nguồn khác
nhau sách báo, video, phóng sự ...từ mạng. Vận dụng kiến thức tạo lập trình chiếu
Power point để thiết kế trình chiếu các tư liệu, hình ảnh thu thậpcho các phần
thuyết trình nội dung bài học.
Trên đây là một số nội dung của việc tích hợp kiến thức liên môn khi dạy
bài Ca Huế trên sông Hương, tác giả Hà Ánh Minh. Sau đây, là tiết dạy minh họa
cho đề tài trên.
Tiết 114-115 :


Ca HuÕ trªn s«ng H¬ng
Hà Ánh Minh

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế, vùng dân ca với
những con người rất đỗi tài hoa. Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần
bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
8


1. Kiến thức
- Khái niệm thể loại bút kí.
- Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế.
- Vẻ đẹp của con người xứ Huế.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.
- Phân tích văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh)
- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
- Tích hợp kiến thức liên môn: Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo
dục công dân, Tin học.
III - CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn giáo án. Chuẩn bị phần trình chiếu trên Power Point .
Nghiên cứu, tìm hiểu những thông tin về Huế xoay quanh nội dung bài học
Tích hợp kiến thức các môn học liên quan
- HS : Sưu tầm tranh ảnh về Huế. Soạn bài theo hướng dẫn trong SGK. Tìm hiểu
các kiến thức ở các bộ môn khác liên quan đến nội dung bài học.
IV - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:

Tích hợp kiến thức Địa lý:
Câu 1: Văn bản Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn viết về sự việc gì và xảy ra ở
miền nào của nước ta?
Câu 2: Em có nhận xét gì về nhân vật quan phụ mẫu ở trong tác phẩm?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Tích hợp kiến thức Địa lý
Qua những áng văn chương, các em đã được thưởng thức biết bao nét đẹp
của các vùng quê trên đất nước Việt Nam. ở miền Bắc, các em đã được biết đến
mùa xuân dịu dàng của Hà Nội qua tuỳ bút “Mùa xuân của tôi”; ở miền Nam,
các em đã được đến với Sài Gòn - một thành phố trẻ - qua bút ký “ Sài Gòn tôi
yêu ”. Hôm nay, các em sẽ được đến với cố đô Huế - khúc ruột của miền Trung
nối liền Quảng Trị với Đà Nẵng để thưởng thức một nét sinh hoạt đậm đà màu
sắc văn hoá độc đáo qua bài tuỳ bút “Ca Huế trên sông Hương”.
Giáo viên dẫn dắt HS tìm hiểu về xứ Huế.
- Trong lớp ta, bạn nào đã được đến Huế rồi thì hãy trình bày những hiểu biết của
em về xứ Huế cho cả lớp nghe.
- 1 HS trả lời
- Thế còn những em khác chưa được đến Huế, hãy nêu những hiểu biết của em về
Huế qua những tư liệu sưu tầm được, qua những bài học và qua phương tiện
thông tin đại chúng?
- HS trình bày hiểu biết của mình.

9


- Sau khi HS trình bày, GV giới thiệu về Huế bằng cách cho các em xem bản đồ vị
trí địa lý của Huế, một số hình ảnh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, hình
ảnh thuyền rồng trên sông Hương... Trong quá trình giới thiệu, giáo viên tích hợp
với kiến thức môn Địa lý, Lịch sử, Âm nhạc, Tin học
+ Vị trí địa lý: Huế nằm trên dải đất miền Trung, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng

Trị, phía Nam giáp với tỉnh Đà Nẵng.
+ Về cảnh sắc thiên nhiên: Huế là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh: Sông
Hương, núi Ngự...
+ Về đặc điểm lịch sử: Huế (Phú Xuân) từng là kinh đô của nhà Nguyễn.Huế nổi
tiếng bởi các lăng tẩm và những cung điện cổ kính: Đại Nội, lăng Minh Mạng,
lăng Khải Định...
+ Về Âm nhạc: Huế là cái nôi của âm nhạc. Huế làm say đắm lòng người bởi Nhã
nhạc cung đình Huế, hò Huế, ca Huế...
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung
- Em hãy nêu xuất xứ của văn bản Ca
Huế trên sông Hương?
- HS yếu nêu
- GV hướng dẫn HS cách đọc: Giọng
chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, lu ý những
câu đặc biệt, những câu rút gọn.
- GV đọc mẫu. Gọi 2,3 HS đọc tiếp.
- Giải thích các từ khó
- GV giới thiệu thêm cho HS về ca Huế.
- Văn bản được viết theo thể loại gì ?
- HS trả lời
- Em hiểu gì về thể loại tùy bút?
- HS khá giỏi trình bày hiểu biết
- Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt
nào?
- HS trả lời
- Căn cứ vào đâu để em cho rằng đây là
văn bản thuyết minh?
- HS: Vì bài văn chủ yếu giới thiệu cho
người đọc về ca Huế.

- GV: Phương pháp thuyết minh chúng
ta sẽ được học kĩ ở lớp 8
Hoạt động 2 : Phân tích văn bản
10

Nội dung cần đạt
I. Đọc - Tìm hiểu chung
1. Tác giả - Tác phẩm
- Tác giả: Hà ánh Minh
- Tác phẩm: In trên báo Người Hà Nội.
2. Đọc – Tìm hiểu từ khó
- Đọc
- Từ khó : Ca Huế, Hoài vọng, lữ
khách...
3. Thể loại :
- Tùy bút

4. Phương thức biểu đạt:
- Thuyết minh, kết hợp miêu tả, biểu
cảm

II. Phân tích văn bản:


- Ngay ở những câu đầu tiên của bài tuỳ
bút, tác giả đã khẳng định điều gì nổi
bật ở xứ Huế ?
- HS yếu phát hiện
- Kể tên những làn điệu ca Huế với
những đặc điểm nổi bật.

- HS trung bình liệt kê

1. Huế - Cái nôi của dân ca
- Xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò.

- Các điệu hò:
+ Chèo cạn, bài thai....buồn bã
+ Hò giã gạo, ru em...náo nức, nồng hậu
tình người.
+ Hò lơ, xay lúa...gần gũi dân ca
+ Lí con sáo, lí hoài xuân,lí hoài nam :
- Ca Huế gắn liền với nhạc Huế. Hãy kể réo rắt, vui tươi
tên những nhạc cụ được sử dụng trong - Nhạc cụ: Đàn tranh, đàn nguyệt, đàn
dàn nhạc ?
nhị, đàn tì bà, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp
- HS yếu liệt kê
sanh...
- Để giới thiệu về các làn điệu dân ca
Huế và các nhạc cụ trong dàn nhạc tác -> Biện pháp nghệ thuật : Liệt kê
giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
- HS suy nghĩ, tìm câu trả lời
- Em có nhớ hết tên của các làn điệu ca
Huế và các nhạc cụ không ? Điều đó có -> Các làn điệu ca Huế phong phú, đa
ý nghĩa gì?
dạng, thể hiện lòng khao khát, nỗi mong
- HS tb trình bày ý kiến
chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
- Theo em, con người xứ Huế khao
khát, mong chờ hoài vọng về những
điều gì ?

- HS khá giỏi trả lời
* GV bình: Phải chăng đó là những
khao khát, mong chờ hoài vọng về tình
yêu quê hương đất nước, tình người
nồng hậu thuỷ chung, là những khát
vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- HS lắng nghe
- GV tích hợp kiến thức môn Âm
nhạc: Ngoài ca Huế, em còn biết thêm
những làn điệu dân ca nào ở nước ta?
11


- HS trình bày hiểu biết
- GV giới thiệu: Các làn điệu dân ca:
+ Hát xoan Phú Thọ
+ Quan Họ Bắc Ninh
+ Ví dặm Nghệ Tĩnh
+ Hò khoan Lệ Thủy
+ Đờn ca tài tử Nam Bộ
+ Ca trù
- Giáo dục kĩ năng sống: Bác Hồ trước
lúc đi xa đã căn dặn: Rằng muốn yêu Tổ
quốc mình, phải biết yêu những khúc
hát dân ca. Chính vì vậy, chúng ta cần
phải biết yêu, biết hát những câu hát dân
ca, cũng chính là ta đã yêu quê hương,
Tổ quốc, thực hiện được lời căn dặn của
Bác Hồ kính yêu..
2. Những đặc sắc của ca Huế

* Nguồn gốc của Ca Huế
- Ca Huế được hình thành như thế nào? - Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân
- HS trả lời
gian và ca nhạc cung đình. Vì vậy, ca
- GV tích hợp kiến thức Lịch sử:
Huế vừa sôi nổi vui tươi, vừa trang trọng
- Từ cái gốc của nhã nhạc cung đình, uy nghi .
theo nhu cầu xướng ca ngâm vịnh giải
trí của giới quý tộc, các vương tôn quốc
thích quan lại dưới thời các chúa
Nguyễn và vua Nguyễn đã tổ chức các
chương trình diễn xướng, đàn ca trong
các dinh phủ. Vào khoảng thế kỷ 17, 18,
hình thức diễn xướng đàn ca này, ban
đầu chỉ với các bài bản được lấy từ tế
nhạc cung đình như: ngũ đối thượng,
ngũ đối hạ, 10 bản ngữ thập thủ liên
hòan… dần dần được sáng tác bổ sung
thêm nhiều bài bản và hình thành nên
một thể loại ca nhạc thính phòng, gọi là
ca
Huế. * Đặc sắc của cảnh ca Huế trên sông
12


- Ca Huế thường được diễn ra vào thời
gian nào ? Không gian nào ?
- HS trả lời
GV bình: Sông Hương là một con sông
đẹp và thơ mộng mà thiên nhiên ban

tặng cho xứ Huế. Trên dòng sông
Hương thơ mộng ấy, tác giả được nghe
ca Huế trong một chiếc thuyền Rồngmột loại thuyền mà xưa kia chỉ dùng
cho vua chúa. Tuy thuyền nhỏ nhưng
vẫn đủ không gian của một sân khấu ca
nhạc. Trong không gian ấy người lữ
khách và người biểu diễn rất gần
nhau...
- GV tích hợp kiến thức Mỹ thuật:
Chiếu hình ảnh con thuyền rồng: Đây là
hình ảnh thuyền rồng trên sông Hương.
Thuyền rồng này xưa kia chỉ dành cho
vua chúa đi dạo chơi. Trước mũi thuyền
là một không gian rộng thoáng để vua
hóng mát ngắm trăng. Giữa là một sàn
gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí
lộng lẫy. Xung quanh thuyền có hình
rồng và trước mũi thuyền là một đầu
rồng như muốn bay lên. Thuyền rồng
được chạm trổ với những hoa văn rất
tinh xảo, với các nét vẽ, màu sắc rất hài
hòa. Biểu diễn ca Huế trên thuyền rồng
giữa dòng sông Hương vừa trang trọng,
vừa nên thơ.
- Trong không gian ấy tác giả đã quan
sát và miêu tả nghệ thuật biểu diễn của
các ca công như thế nào?
+ Trang phục biểu diễn ?
+ Âm thanh?
13


Hương:
- Thời gian biểu diễn: Ban đêm
- Không gian, địa điểm: Trong một chiếc
thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ
mộng.

- Biểu diễn: Vô cùng điêu luyện.
+ Trang phục: Nam mặc áo dài the, quần
thụng, đầu đội khăn xếp. Nữ mặc áo dài,
khăn đóng
+ Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên
những âm thanh của dàn hòa tấu du
dương trầm bổng, réo rắt. Tiếng đàn lúc


+ Lời ca gợi lên điều gì ?
- Người lữ khách đã thưởng thức ca Huế
với tâm trạng như thế nào ?
- HS khá giỏi trả lời
- Thưởng thức:
+ Với hồn thơ lai láng, tình người
nồng hậu.
+ Trong tâm trạng chờ đợi đến rộn
lòng -> khát khao cái đẹp.
- Vậy theo em, ca Huế là một sinh hoạt
văn hoá như thế nào ?
- HS nhận xét
- GV bình: Ca Huế thanh cao, lịch sự,
nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng.

Chính vì thế nên nghe ca Huế trên sông
Hương quả là một thú chơi tao nhã. Ca
Huế là một hình thức sinh hoạt âm nhạc
mang nét đặc trưng của xứ sở này nên
nó rất đáng được trân trọng bảo tồn và
phát triển.
Hoạt động 3 : Tổng kết
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật biểu hiện
của tuỳ bút “ Ca Huế trên sông Hương”?
- HS trả lời

khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động
tận đáy hồn ngời.
+ Lời ca: Thong thả, trang trọng, trong
sáng.

-> Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn,
sang trọng và duyên dáng. Chính vì thế,
nghe ca Huế là một thú tao nhã.

III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Kết hợp phương thức thuyết minh với
miêu tả, biểu cảm
- Từ ngữ, hình ảnh, lời văn trau chuốt,
giàu chất thơ
- Sử dụng phép liệt kê
2. Nội dung:
Cố đô Huế nổi tiếng không chỉ có các
- Qua bài văn này, tác giả muốn gửi gắm danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử

điều gì?
mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca
- HS nêu nội dung
và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một
hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc
thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh
thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn
và phát triển.
14


- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống:
- Học xong văn bản này, tình cảm nào
với Huế được khơi dậy trong em?
IV. Luyện tập
- HS tự bộc lộ
- Hò khoan Lệ Thủy
Hoạt động 4: Luyện tập
- Địa phương em đang sống có những
làn điệu dân ca nào?
- Chúng ta cần yêu quý, giữ gìn và phát
- HS trả lời.
huy các giá trị văn hóa của dân tộc, đặc
- Đất nước ta còn có rất nhiều vùng dân biệt là những khúc dân ca.
ca nổi tiếng. Theo em, mỗi người cần
phải những suy nghĩ và hành động nào
để bảo tồn các giá trị văn hoá dân gian
của dân tộc ?
- HS suy nghĩ, trả lời
4. Củng cố - Dặn dò:

* Củng cố:
- GV mở video cho HS nghe một làn điệu dân ca Huế trong làn điệu Hò giã gạo
- Nghe xong khúc ca này, em có cảm xúc như thế nào?
- HS tự bộc lộ
* Dặn dò:
- Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về ca Huế.
- Tiếp tục sưu tầm, tìm hiểu về nét đẹp trong văn hoá dân gian Việt Nam.
- Chuẩn bị bài: Liệt kê
3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài
a. Ý nghĩa trong dạy học
Với việc tích hợp các kiến thức liên môn: Địa lý, Lịch sử, Âm nhạc, Mỹ
thuật, Tin học khi dạy văn bản Ca Huế trên sông Hương, chúng ta nhận thấy rằng
giờ học Ngữ Văn trở nên sinh động và hấp dẫn vô cùng. Từ khâu chuẩn bị bài,
kiểm tra bài cũ cho đến nội dung bài mới, giáo viên và học sinh rất hứng thú khi
được nghiên cứu, tìm tòi, xâu chuỗi, tổng hợp các kiến thức môn học khác xoay
quanh bài học. Thật thú vị khi các em học sinh được khám phá những tri thức
khoa học ngay trong giờ học Văn. Những giá trị văn học được lồng ghép, đan xen,
15


tích hợp một cách logic, bài bản, sinh động, hiệu quả sẽ có tác dụng rất lớn trong
việc giáo dục học sinh. Giờ học văn không đơn thuần là cung cấp kiến thức về
những đặc điểm văn học, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản; kĩ năng hành
văn hay chuẩn mực đạo đức… mà còn có không gian và thời gian để các em lĩnh
hội những điều kì thú của các kiến thức khoa học liên quan. Văn bản Ca Huế trên
sông Hương – Hà Ánh Minh có ý nghĩa quan trọng cung cấp cho học sinh hiểu
biết sâu rộng về hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã – Ca
Huế: Nguồn gốc hình thành ca Huế là sự kết hợp dòng ca nhạc dân gian sôi nổi,
tươi vui và ca nhạc cung đình trang trọng, uy nghi ; Các làn điệu dân ca Huế rất

phong phú, đa dạng từ ca, hò, chèo tới điệu lí đều thể hiện sâu sắc các cung bậc
tình cảm của con người và cuộc sống lao động sản xuất; Các nhạc cụ biểu diễn ca
Huế phong phú : đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp
sanh... Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng,
trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách
thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình
người, tình đất nước... Thông qua văn bản, học sinh thêm hiểu lịch sử thời
Nguyễn, kiến trúc lăng tẩm, vị trí địa lí xứ Huế thơ mộng với cảnh quan thiên
nhiên đẹp... thêm yêu xứ Huế, cũng là bồi dưỡng học sinh thêm yêu và tự hào về
vẻ đẹp thiên nhiên, con người và văn hóa dân ca của đất nước mình.
b. Ý nghĩa trong thực tiễn cuộc sống
- Đối với người dạy: Để thực hiện tốt việc giảng dạy kiến thức liên môn đòi hỏi
mỗi giáo viên phải nỗ lực và quan tâm nhiều hơn nữa đối với các kiến thức của
các bộ môn khác, từ đó dần hoàn thiện bản thân mình, tạo sự tin cậy cho người
học, góp phần vào thành công của quá trình giáo dục.
- Đối tượng người học: Các em học sinh sẽ biết vận dụng những kiến thức liên
môn ấy để giải quyết những tình huống thực tiễn. Từ đó rèn luyện cho mình
những kĩ năng cần thiết để hòa nhập vào cuộc sống. Tạo cho các em sự bản lĩnh,
tự tin để mạnh mẽ đón nhận thử thách trong đời.
- Đối với xã hội: Việc dạy học tích hợp các môn học sẽ giúp cho học sinh dễ vận
dụng kiến thức vào thực tiễn vì những vấn đề nảy sinh trong đời sống, sản xuất ít
khi chỉ liên quan với một lĩnh vực tri thức nào đó mà thường đòi hỏi vận dụng
tổng hợp các tri thức thuộc một số môn học khác nhau. Người học sẽ tiếp cận, đón
nhận và giải quyết các vấn đề nảy sinh ấy với hiệu quả tốt nhất.
3.2. Những kiến nghị, đề xuất
16


- Nhà trường cần tăng cường đưa chủ đề dạy học tích hợp liên môn vào các dịp
hội giảng

- Qua dạy bài Ca huế trên sông Hương, các em đã hiểu và cảm nhận được giá trị
của ca Huế cũng như vẻ đẹp của xứ Huế. Vì vậy, nếu có điều kiện, nhà trường có
thể tổ chức cho HS được tham quan ở Huế và được trực tiếp thưởng thức ca Huế
trên sông Hương.

17



×