Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 646:2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.37 KB, 3 trang )

TIÊU CHUẨN NGÀNH
10TCN 646:2005
TIÊU CHUẨN RAU QUẢ ỚT MUỐI - YÊU CẦU KỸ THUẬT
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm ớt muối được chế biến từ ớt quả tươi đã làm sạch (bỏ
cuống, bỏ đài) muối mặn, đóng gói trong túi PE.
2. Yêu cầu kỹ thuật
Sản phẩm ớt muối được sản xuất theo đúng qui trình công nghệ đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.
2.1. Yêu cầu nguyên liệu, vật liệu
2.1.1. Nguyên liệu chính
2.1.1.1. Trạng thái
Ớt quả tươi tốt, nguyên vẹn, thẳng hoặc hơi cong, không dị dạng, giập nát, mềm nhũn, sâu bệnh.
2.1.1.2. Màu sắc
Tự nhiên của ớt quả tươi
2.1.1.3. Hương vị
Đặc trưng của ớt quả tươi
Không có hương vị lạ
2.1.1.4. Kích thước
Tuỳ thuộc vào từng giống ớt
2.1.1.5. Tạp chất
Không lớn hơn 1%
2.1.1.6. Chỉ tiêu khuyết tật, sâu bệnh
Không cho phép
2.1.2. Nguyên liệu phụ
Muối ăn tinh chế, trắng, khô theo TCVN 8974-84
2.1.3. Vật liệu bao bì
Bao bì chất dẻo (PE) chuyên dùng cho thực phẩm không được thủng rách và phù hợp với Quyết
định số 3339/2001/QĐ-BYT ngày 30/7/2001 của Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định về vệ sinh
đối với một số loại bao bì bằng chất dẻo dùng để bao gói, chứa đựng thực phẩm".
2.2. Yêu cầu thành phẩm


2.2.1. Chỉ tiêu cảm quan
2.2.1.1. Trạng thái
Mềm, nguyên quả.
2.2.1.2. Kích thước
Các quả ớt tương đối đồng đều trong cùng đơn vị bao gói
2.2.1.3. Màu sắc
Tương đối đồng đều trong cùng đơn vị bao gói


2.2.1.4. Hương vị
Đặc trưng của sản phẩm, không có mùi vị lạ
2.2.1.5. Tạp chất lạ
Không cho phép
2.2. 2. Chỉ tiêu lý, hoá
2.2.2.1. Hàm lượng muối ăn
Từ 21% đến 23%
2.2.2.2. Độ pH
Từ 6,0 đến 6,5
2.2.3. Chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm
2.2.3.1. Hàm lượng kim loại nặng
Theo quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04/4/1998 của Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục
tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm”.
Kim loại nặng

Giới hạn cho phép trong sản phẩm (mg/kg)

Chì (Pb)

2


Đồng (Cu)

30

Thiếc (Sn)

40

Kẽm (Zn)

40

2.2.3.2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Theo Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04/4/1998 của Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục
tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm”
2.2.3.3. Hàm lượng vi sinh vật
Theo Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04/4/1998 của Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục
tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm”
Vi sinh vật

Giới hạn cho phép trong 1g thực phẩm

TSVKHK

104

Coliforms

10


E. Coli

0

B. cureus

102

Cl.Perfringens

10

TSBTNM-M

102

3. Phương pháp thử
3.1. Lấy mẫu
Theo TCVN 5072-90; TCVN 5102-90
3.2. Chỉ tiêu cảm quan
Theo TCVN 3215-79; TCVN 5104-90
3.3. Chỉ tiêu lý, hoá
Theo TCVN 4413-87; TCVN 4414-87


3.4. Chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm
3.4.1. Kim loại nặng:
Theo TCVN 5367-91; TCVN 5368-91; TCVN 5487-91; TCVN 5496-91; TCVN 6540:1999; TCVN
6541:1999; TCVN 6542:1999
3.4.2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật:

Theo TCVN 5139-90; TCVN 5141-90; TCVN 5142-90
3.4.3. Vi sinh vật:
Theo TCVN 280-68; TCVN 5449-91
4. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển
4.1. Bao gói
Bao bì vận chuyển (thùng gỗ, nhựa…) phải sạch sẽ, kích thước, độ bền phù hợp, không có mùi
lạ.
4.2. Ghi nhãn
Theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành “Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất, nhập khẩu".
4.3. Bảo quản
Theo TCVN 167-86.
Ớt quả muối được bảo quản ở nhiệt độ môi trường.
Các thùng chứa sản phẩm phải xếp sao cho không khí dễ lưu thông và sản phẩm không bị bẹp.
Kho bảo quản phải sạch, không có mùi lạ.
4.4. Vận chuyển
Theo TCVN 167-86.



×