Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

luận văn thạc sĩ thực trạng và một số yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại huyện trạm tấu, tỉnh yên bái, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nguyễn Đức Thủy

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NHIỄM GIUN
TRUYỀN QUA ĐẤT Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH SẢN TẠI MỘT SỐ
XÃ HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI, NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Động vật học

Hà Nội, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nguyễn Đức Thủy

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NHIỄM GIUN


TRUYỀN QUA ĐẤT Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH SẢN TẠI MỘT SỐ
XÃ HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI, NĂM 2018
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 8420103

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành Động vật học

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Người hướng dẫn 1:
Người hướng dẫn 2:

TS. BS. Đỗ Trung Dũng
TS. Phạm Ngọc Doanh

Hà Nội, năm 2019



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả và số liệu được nêu trong luận văn hoàn
toàn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu nào
khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./.

Tác giả: Nguyễn Đức Thủy


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp nơi tôi học tập cũng như tôi đang công
tác.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. BS. Đỗ Trung Dũng và TS. Phạm Ngọc
Doanh, hai người thầy, đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám đốc cùng các thầy
cô phòng đào tạo sau đại học, Học viện Khoa học và Công nghệ về sự tận tâm
trong mỗi bài giảng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các anh, chị em trong Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét
- Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương nơi tôi đang công tác, gia đình, bạn
bè thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ tinh thần, chia sẻ những khó
khăn trong thời gian tôi học tập./.

Hà Nôi, ngày

tháng

năm 2019

Nguyễn Đức Thuỷ


iii
Danh mục các chữ viết tắt
EPG (Eggs per gram)

Số trứng/gram phân


GTQĐ

Giun truyền qua đất

KHV

Kính hiển vi

NC

Nghiên cứu

NTDs (Neglected tropical diseases)

Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên

PNTSS

Phụ nữ tuổi sinh sản

WHO (Wold Health Organization)

Tổ chức Y tế thế giới

XN

Xét nghiệm


iv

Danh mục các bảng
Bảng 2.5. Bảng phân loại cường độ nhiễm giun theo WHO............................34
Bảng 2.6. Bảng điểm đánh giá thực hành bệnh GTQĐ....................................34
Bảng 2.7. Bảng điểm đánh giá kiến thức phòng bệnh GTQĐ ........................35
Bảng 3. 1. Một số thông tin chung về địa điểm nghiên cứu .............................40
Bảng 3. 2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n = 302) ......................41
Bảng 3. 3. Tỷ lệ nhiễm GTQĐ (n=302) ...........................................................42
Bảng 3. 4. Tỷ lệ nhiễm từng loại GTQĐ theo xã (n =302) ..............................43
Bảng 3. 5. Tỷ lệ nhiễm GTQĐ theo nhóm tuổi (n = 302) ................................45
Bảng 3. 6. Tỷ lệ nhiễm GTQĐ theo dân tộc (n = 302).....................................46
Bảng 3. 7. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo xã (n = 302)
..........................................................................................................................46
Bảng 3. 8. Cường độ nhiễm các loại GTQĐ ....................................................47
Bảng 3. 9. Cường độ nhiễm trung bình các loại GTQĐ...................................47
Bảng 3. 10. Tỷ lệ tiếp cận nguồn thông tin về bệnh giun của PNTSS .............48
Bảng 3. 11. Tỷ lệ PNTSS nêu được tên các loại GTQĐ ..................................48
Bảng 3. 12. Tỷ lệ PNTSS biết tác hại bệnh GTQĐ ..........................................49
Bảng 3. 13. Tỷ lệ PNTSS biết nguyên nhân nhiễm GTQĐ..............................49
Bảng 3. 14. Tỷ lệ PNTSS biết đối tượng dễ bị nhiễm giun nhất ......................50
Bảng 3. 15. Tỷ lệ PNTSS nêu được tên loại giun dễ bị mắc nhất ....................51
Bảng 3. 16. Tỷ lệ PNTSS biết các cách phòng chống nhiễm giun...................51
Bảng 3. 17. Tỷ lệ PNTSS thường rửa tay .........................................................52
Bảng 3. 18. Tỷ lệ PNTSS có thói quen ăn rau sống .........................................53
Bảng 3. 19. Tỷ lệ PNTSS thực hiện các cách rửa rau sống..............................53
Bảng 3. 20. Tỷ lệ PNTSS sử dụng nhà tiêu ......................................................53
Bảng 3. 21.Tỷ lệ dùng phân tươi của PNTSS ..................................................53


v
Bảng 3. 22.Thói quen dùng thuốc tẩy giun ......................................................54

Bảng 3. 23. Một số yếu tố liên quan với tỷ lệ nhiễm GTQĐ ...........................55
Bảng 3. 24. Mối liên quan kiến thức, thực hành với tỷ lệ nhiễm giun .............57


vi

Danh mục các hình và biểu đồ
Hình 1. 1.Giun đũa trưởng thành ........................................................................3
Hình 1. 2. Hình thể trứng giun đũa soi dưới kính hiển vi ..................................4
Hình 1. 3. Các giai đoạn phát triển trứng giun đũa ............................................5
Hình 1. 4. Chu kỳ phát triển của giun đũa ..........................................................6
Hình 1. 5. Giun tóc trưởng thành ........................................................................8
Hình 1. 6. Các hình thể trứng giun tóc thường gặp khi soi dưới KHV ..............8
Hình 1. 7. Các giai đoạn phát triển trứng giun tóc .............................................9
Hình 1. 8. Chu kỳ phát triển giun tóc ...............................................................10
Hình 1. 9. Giun móc/mỏ trưởng thành .............................................................11
Hình 1. 10. Hình thể trứng giun móc/mỏ thường gặp khi soi dưới KHV ........12
Hình 1. 11. Các giai đoạn phát triển trứng giun móc/mỏ .................................12
Hình 1. 12. Chu kỳ phát triển giun móc/mỏ .....................................................14


vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................III
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. IV
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ....................................................... VI
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................3

1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BỆNH HỌC CỦA GIUN ĐŨA, GIUN TÓC,
GIUN MÓC/MỎ. ................................................................................................3
1.1.1. Bệnh giun đũa ...................................................................................3
1.1.1.1. Đặc điểm hình thái và sinh học của giun đũa. ..........................3
1.1.1.2. Hình thể trứng giun đũa soi dưới kính hiển vi quang học ........4
1.1.1.3. Chu kỳ phát triển của giun đũa .................................................5
1.1.1.3. Triệu trứng lâm sàng và tác hại của bệnh giun đũa .................6
1.1.2. Bệnh giun tóc.....................................................................................7
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái và sinh học của giun tóc. ...........................7
1.1.2.2.Đặc điểm hình thể trứng giun tóc...............................................8
1.1.2.3.Chu kỳ phát triển của giun tóc ...................................................9
1.1.2.4. Triệu chứng bệnh và tác hại của giun tóc ...............................10
1.1.3. Bệnh giun móc/mỏ ..........................................................................10
1.1.3.1. Đặc điểm hình thái và phân loại của giun móc/mỏ. ...............10
1.1.3.2. Đặc điểm hình thể trứng giun móc/mỏ ....................................11
1.1.3.3. Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ ........................................12
1.1.3.4. Triệu chứng bệnh và tác hại của giun móc/mỏ .......................14


viii
1.2. CHẨN ĐOÁN BỆNH GTQĐ ...................................................................15
1.2.1. Dựa vào yếu tố dịch tễ học...............................................................15
1.2.2. Dựa vào lâm sàng.............................................................................16
1.2.3. Dựa vào cận lâm sàng......................................................................16
1.3. ĐIỀU TRỊ BỆNH GTQĐ. .........................................................................16
1.3.1. Các thuốc sử dụng để điều trị bệnh GTQĐ...................................16
1.3.2. Phác đồ điều trị................................................................................17
1.4. TÌNH HÌNH NC BỆNH GTQĐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ...17
1.4.1. Tình hình nghiên cứu bệnh GTQĐ trên thế giới...........................17
1.4.1.1.Khu vực Châu Phi ........................................................................20

1.4.1.2. Khu vực Châu Mỹ ........................................................................20
1.4.1.3. Khu vực Đông Địa Trung Hải .....................................................20
1.4.1.4. Khu vực Châu Âu.........................................................................21
1.4.1.5. Khu vực Đông Nam Á ..................................................................21
1.4.1.6. Khu vực Tây Thái Bình Dương ...................................................21
1.4.2. Tình hình nghiên cứu bệnh GTQĐ ở Việt Nam............................21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................27
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..........................................27
2.3. THIẾT KẾ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................28
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu..........................................................................28
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu...................................................................28
2.4. CÁC KỸ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU .............29
2.4.1. Kỹ thuật xét nghiệm phân...............................................................29
2.4.2. Kỹ thuật phỏng vấn, thu thập thông tin bộ câu hỏi KAP............30
2.5. CÁC BIẾN SỐ,CHỈ SỐ SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ TRONG NC...............31


ix
2.5.1.Các biến số.........................................................................................31
2.5.2. Các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu............................................35
2.5.2.1. Chỉ số đánh giá tỷ lệ nhiễm giun bằng xét nghiệm phân ............35
2.5.2.2. Các chỉ số đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống nhiễm
giun của PNTSS. .........................................................................................36
2.6. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU..........................................................38
2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ........................................................39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................40
3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NC................40
3.2. THỰC TRẠNG NHIỄM GTQĐ Ở PNTSS TẠI HUYỆN TRẠM TẤU,
TỈNH YÊN BÁI, NĂM 2018 ...........................................................................42

3.2.1. Tỷ lệ nhiễm chung các loại giun truyền qua đất...........................42
3.2.2. Tỷ lệ nhiễm từng loài giun truyền qua đất....................................43
3.2.3. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất theo nhóm tuổi..........................44
3.2.4. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất theo dân tộc...............................45
3.2.5. Tỷ lệ nhiễm đơn và nhiễm phối hợp...............................................46
3.2.6. Cường độ nhiễm các loài giun truyền qua đất..............................47
3.3. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH GTQĐ CỦA
PNTSS. .............................................................................................................48
3.3.1. Kiến thức của phụ nữ tuổi sinh sản về bệnh GTQĐ.....................48
3.3.1.1. Tiếp cận với nguồn thông tin về giun truyền qua đất..................48
3.3.1.2. Biết tên các loài giun truyền qua đất ..........................................48
3.3.1.3. Biết tác hại của nhiễm giun truyền qua đất ................................49
3.3.1.4. Hiểu biết về nguyên nhân nhiễm giun truyền qua đất .................49
3.3.1.5. Hiểu biết về đối tượng dễ bị nhiễm giun truyền qua đất .............50
3.3.1.6. Hiểu biết cách phòng nhiễm giun truyền qua đất .......................51
3.3.1.7. Kết quả kiểm tra kiến thức về giun truyền qua đất .....................51


x
3.3.2. Thực hành phòng chống bệnh GTQĐ của PNTSS.......................52
3.3.2.1. Thói quen rửa tay ........................................................................52
3.3.2.2. Thói quen ăn rau sống và rửa rau sống ......................................52
3.3.2.3. Tình hình sử dụng nhà tiêu và phân tươi bón cây .......................53
3.3.2.4. Tình hình dùng thuốc tẩy giun .....................................................54
3.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM GTQĐ ..........................55
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN ..............................................................................59
1. THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH SẢN ..........59
2. KIẾN THỨC VỀ PHÒNG BỆNH GTQĐ CỦA PNTSS...........................................59
3. KIẾN THỨC THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT. ......................59
4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG NHIỄM GTQĐ Ở ĐỐI TƯỢNG NC ..60

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................62
Phụ lục 1......................................................................................................69
Phụ lục 2......................................................................................................72



1

MỞ ĐẦU
Bệnh giun truyền qua đất (GTQĐ) gây ra bởi một số loài giun tròn ký
sinh mà trong chu kỳ phát triển của chúng có giai đoạn phát triển ở ngoài môi
trường đất, đó là giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura)
và giun móc/giun mỏ (Ancylotoma duodenale/Necator americanus) [1], [2],
[3]. Bệnh GTQĐ gây nhiều tác hại thầm lặng và lâu dài tới sức khỏe con
người. GTQĐ đã trở thành vấn đề cấp thiết ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là
những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới [4]. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi
và gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển thể chất, tinh thần, đặc biệt là đối
với trẻ em, phụ nữ tuổi sinh sản (PNTSS) và phụ nữ có thai [5].
Bệnh GTQĐ là một trong những bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected
tropical diseases - NTDs) [6]. Ở những góc độ khác nhau nó không nhận được
sự quan tâm đúng mức như bệnh Lao, HIV...,[7]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), hơn 1,5 tỷ người hay 24% dân số bị nhiễm các loại GTQĐ phân bố
rộng rãi trên thế giới, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Một trong những tác hại do bệnh GTQĐ gây ra là thiếu máu thiếu sắt do
giun móc/mỏ. Điều này gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt đối với PNTSS và
trẻ em, đây là những đối tượng có nhu cầu cao về sắt. Đối với PNTSS, thiếu
máu thiếu sắt còn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con cái. Tại những
vùng có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao, nhiều phụ nữ bước vào tuổi dậy thì và
có thai lần đầu khi đang bị nhiễm giun móc/mỏ và thiếu sắt.

Tình trạng giảm sắt và thiếu máu trong kỳ thai nghén làm tăng rõ rệt
nguy cơ đẻ non, trẻ thiếu cân, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Do đó, tại những nơi
có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao, việc điều trị giun móc/mỏ có tác dụng cải
thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở PNTSS, giúp họ chuẩn bị tốt cho thời kỳ
làm mẹ, đặc biệt là những trường hợp có cường độ nhiễm trung bình và nặng.
Ở Việt Nam, Nguyen et al. (2006) phân tích tình trạng nhiễm giun sán
đường ruột của PNTSS trên toàn quốc dựa trên số liệu điều tra năm 1995 cho
thấy tỷ lệ nhiễm giun ở PNTSS rất cao (76%), trong đó tỷ lệ nhiễm giun đũa là
56%, giun móc 36% và giun tóc 28%. Trong những năm gần đây, một số điều


2

tra thực trạng nhiễm GTQĐ ở PNTSS tại một số địa phương của các tỉnh Điện
Biên, Lào Cai và Hà Tĩnh cho thấy tỷ lệ nhiễm tương tự [8],[9], [10].
Yên Bái là một trong 16 tỉnh được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa
chọn triển khai tẩy giun cho PNTSS hàng năm. Trạm Tấu là huyện vùng cao
nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái, với 11 dân tộc sinh sống, chủ yếu là dân tộc
thiểu số, trong đó dân tộc H’Mông chiếm ưu thế (77%). Cuối năm 2017, do
ảnh hưởng của trận lũ lịch sử đã gây nhiều tổn hại về kinh tế và ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống xã hội của người dân trong huyện. Cũng sau thiên tai
này, môi trường sống bị ảnh hưởng nặng nề, đây là điều kiện thuận lợi cho
dịch bệnh phát triển trong đó có bệnh GTQĐ.
Vì vậy, đánh giá thực trạng nhiễm GTQĐ ở PNTSS thuộc tỉnh Yên Bái
nói chung và huyện Trạm Tấu nói riêng là cần thiết. Do vậy chúng tôi tiến
hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan nhiễm giun
truyền qua đất ở Phụ nữ tuổi sinh sản tại một số xã huyện Trạm Tấu, tỉnh
Yên Bái, năm 2018”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm giun truyền qua đất ở Phụ nữ tuổi sinh

sản tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, năm 2018.
2. Đánh giá các yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở Phụ nữ tuổi
sinh sản.


3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BỆNH HỌC CỦA GIUN ĐŨA, GIUN TÓC,
GIUN MÓC/MỎ
1.1.1. Bệnh giun đũa
1.1.1.1. Đặc điểm hình thái và sinh học của giun đũa
Giun đũa ký sinh và gây bệnh cho con người là loài Ascaris lumbricoides
có vị trí phân loại như sau:
Lớp Chromadorea Inglis 1983
Bộ Rhabditida Chitwood, 1933
Liên họ Ascaridoidea Baird, 1853
Họ Ascarididae Baird, 1853
Giống Ascaris Linnaeus, 1758
Loài Ascaris lumbricoides Linnaeus, 1758
Bệnh giun đũa do giun đũa (Ascaris lumbricoides) ký sinh trong cơ thể
người gây nên. Đây là một loại giun lớn, có hình thể dài và to như chiếc đũa.
Giun đũa cái lớn hơn giun đũa đực. Con cái dài 20 - 25 cm, con đực dài 15 20 cm. Giun đũa có màu hồng nhạt hay màu trắng sữa (hình 1.1). Giun đực và
giun cái trưởng thành cùng sống ký sinh ở phần đầu và phần giữa ruột non
[11], [12], [13], [14].
Giun đực

Hình 1. 1.Giun đũa trưởng thành


Giun cái


4

1.1.1.2. Hình thể trứng giun đũa soi dưới kính hiển vi quang học
Trứng đã thụ tinh
- Kích thước 50 - 70 m x 40 - 50 m
- Hình bầu dục (ít khi tròn) vỏ dày có nhiều lớp. Lớp vỏ ngoài
albumin xù xì bắt màu của phân: vàng sẫm bẩn (hình 1.2)
- Nhân trứng có phôi chiếm toàn bộ trứng trừ 2 đầu. Phôi tròn hạt lấm
tấm nhỏ hoặc có ấu trùng.
- Đôi khi gặp trứng giun đũa không có lớp vỏ ngoài: trong suốt không
màu hoặc màu xanh xám có một lượt vỏ nhẵn bóng
Trứng không thụ tinh
- Kích thước 50 - 106 m x 40 - 60 m.
- Hình dài, đôi khi hình lê hoặc hình lăng, tam giác, bất thường.
- Lớp vỏ ngoài mỏng, ít xù xì, băng ở đầu, màu vàng sẫm bẩn.
- Nhân bên trong chứa đầy chất tế bào hoàng thể to hình đa giác.

Trứng thụ tinh

Trứng không thụ tinh

Trứng có ấu trùng

Hình 1. 2. Hình thể trứng giun đũa soi dưới kính hiển vi


5


1.1.1.3. Chu kỳ phát triển của giun đũa
Giun đũa sống trong ruột non của người. Đời sống của giun đũa thường
kéo dài từ 13 - 15 tháng. Quá thời gian này, giun đũa thường bị nhu động ruột
đẩy ra ngoài theo phân. Giun đũa đực và giun đũa cái trưởng thành giao hợp
với nhau, giun cái đẻ trứng, và trứng theo phân ra ngoại cảnh. Gặp điều kiện
thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm, có oxy), trứng giun từ một nhân sẽ phát triển đến
giai đoạn có ấu trùng trong trứng (hình 1.3). Nếu người ăn phải trứng giun đũa
có ấu trùng, thì ấu trùng sẽ phát triển thành giun đũa trưởng thành [15].

Hình 1. 3. Các giai đoạn phát triển trứng giun đũa
Tuy nhiên, từ khi trứng giun đũa có ấu trùng được nuốt vào đường tiêu
hóa cơ thể con người, ấu trùng giun đũa thoát khỏi vỏ trứng và trải qua quá
trình di hành và phát triển như sau: ở dạ dày, nhờ sức co bóp cơ học và dịch vị
làm cho ấu trùng thoát ra khỏi vỏ trứng, ấu trùng xuống ruột, chui qua các mao
mạch ở ruột vào tĩnh mạch mạc treo để đi về gan. Thời gian qua gan là từ sau
3 - 7 ngày. Sau đó ấu trùng đi theo tĩnh mạch trên gan để vào tĩnh mạch chủ và
vào tim phải. Từ tim phải, ấu trùng theo động mạch phổi để tới phổi. Ấu trùng
giai đoạn phổi là thời gian ấu trùng tiết kháng nguyên gây ra bệnh lý cho
người, đồng thời kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống giun đũa. Sau khi
thay vỏ, ấu trùng từ phế nang di chuyển về vùng hầu họng, từ đó được nuốt
xuống ruột và ấu trùng sẽ phát triển thành giun đũa trưởng thành ký sinh ở ruột
non (hình 1.4).
Ngoài ra, có thể gặp hiện tượng lạc chỗ vì trong quá trình di hành, ấu
trùng có thể bị mắc lại ở các kẽ van tim, hay có thể vào tĩnh mạch, tới phổi để
vào hệ thống động mạch chủ, từ đó ấu trùng có thể di chuyển tới các cơ quan
khác của cơ thể người. Trong ngoại khoa, người ta có thể tìm thấy giun đũa ở
tim, ở động mạch khoeo… Hiện tượng lạc chỗ gây ra các bệnh của hệ thống
tuần hoàn. Hiện tượng này cần phân biệt với giun đũa di chuyển (giun chui



6

ống mật, giun chui vào ống tụy, giun chui vào ruột thừa, giun chui lên dạ dày,
giun chui vào ống tai) [1], [11], [12].

Hình 1. 4. Chu kỳ phát triển của giun đũa
1.1.1.3. Triệu trứng lâm sàng và tác hại của bệnh giun đũa
Khoảng 85% các trường hợp nhiễm giun đũa không có triệu chứng; tuy
nhiên, triệu chứng thường gặp nhất là khó chịu ở bụng với mức độ khác nhau.
Các triệu chứng như hen suyễn, mất ngủ, đau mắt và phát ban gây ra do phản
ứng, dị ứng của vật chủ với chất bài tiết và dịch tiết của giun trưởng thành,
cũng như giun chết và sắp chết. Sự xâm nhập của ấu trùng ít gây hủy hoại
niêm mạc ruột vật chủ. Tuy nhiên, ấu trùng di hành đến các cơ quan như lá
lách, gan, hạch bạch huyết và não thường gây ra phản ứng viêm. Ngoài ra, ấu
trùng thoát khỏi mao mạch trong phổi và đi vào các phế nang gây ra các nốt


7

xuất huyết nhỏ kèm theo ho, sốt và khó thở. Khi bị nhiễm ấu trùng với số
lượng lớn có thể tạo ra nhiều cục máu nhỏ, dẫn đến viêm phổi, có khả năng
gây tử vong nếu khu vực lớn của phổi bị ảnh hưởng [16].
Số lượng lớn giun trưởng thành đôi khi gây tắc ruột và giun trưởng
thành xâm nhập vào thành ruột hoặc ruột thừa có thể gây xuất huyết cục bộ,
viêm phúc mạc hoặc viêm ruột thừa. Giun đũa ngoài chiếm đoạt chất dinh
dưỡng của cơ thể con người, còn gây ra rối loạn các chức năng về tiêu hoá và
dinh dưỡng, rối loạn quá trình thẩm thấu thức ăn do làm tổn thương niêm mạc
ruột tại vị trí ký sinh, chiếm vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin D. Do
đó, làm ảnh hưởng đến thể lực, tuổi thọ của mỗi người, đặc biệt làm giảm khả

năng phát triển thể lực và trí lực của trẻ em. Ở trẻ em hay gặp những triệu
chứng: gầy còm, bụng chướng, biếng ăn, kinh giật, chảy nước bọt do chất độc
của giun đũa gây ra nhiễm độc thần kinh.
Giun cái trưởng thành thậm chí có thể đi lên ống dẫn mật đến gan, gây
áp xe, hoặc xuống ống tụy, gây xuất huyết viêm tụy, thậm chí tử vong. Nhiễm
nặng cũng gây mất cảm giác ngon miệng và không hấp thụ thức ăn. [17], [18].
1.1.2. Bệnh giun tóc
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái và sinh học của giun tóc
Giun tóc ký sinh và gây bệnh cho con người là loài Trichuris trichiura có
vị trí phân loại như sau:
Lớp Enoplea Inglis 1983
Bộ Trichinellida Hall, 1916
Liên họ Trichinelloidea Ward, 1907
Họ Trichuridae Ransom, 1911
Giống Trichuris Linnaeus, 1758
Loài Trichuris trichiura Linnaeus, 1771
Giun tóc có kích thước nhỏ, dài 3 - 5 mm, phần đầu mảnh, nhỏ như sợi
tóc (hình 1.5). Giun tóc ký sinh chủ yếu ở vùng manh tràng và đại tràng, cá


8

biệt khi mật độ giun tóc nhiều có thể gặp ở ruột non. Giun tóc cắm sâu vào
niêm mạc ruột để hút máu.
Giun đực

Giun cái

Hình 1. 5. Giun tóc trưởng thành
1.1.2.2.Đặc điểm hình thể trứng giun tóc

- Kích thước 50 - 34 m x 22 - 23 m (hình 1.6)
- Hình quả trám (quả cau) màu vàng tươi hoặc sẫm màu dễ nhận kho soi KHV
- Vỏ nhiều lớp, dày màu vàng tươi hoặc vàng nâu.
- Ở 2 đầu có 2 nút đậy trong không màu.
- Nhân bên trong có một tế bào trứng duy nhất hoặc ấu trùng.

Hình 1. 6. Các hình thể trứng giun tóc thường gặp khi soi dưới kính hiển vi


9

1.1.2.3.Chu kỳ phát triển của giun tóc
Giun tóc đực, giun tóc cái trưởng thành ký sinh ở đại tràng, chủ yếu ở
vùng manh tràng. Sau khi giao hợp, giun tóc cái đẻ trứng. Trứng giun tóc theo
phân ra ngoài. Gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm và oxy), trứng từ một
nhân sẽ phát triển đến giai đoạn có ấu trùng trong trứng (hình 1.7). Nhiệt độ
thích hợp nhất để trứng giun tóc phát triển ở ngoại cảnh là 25 - 300C. Với
nhiệt độ như vậy, thời gian cần thiết để trứng giun tóc phát triển thành trứng
mang ấu trùng là 17 - 30 ngày. Trứng giun tóc mang ấu trùng có sức đề kháng
cao đối với những tác nhân bất lợi của điều kiện ngoại cảnh. Davaine đã giữ
được trứng giun tóc có ấu trùng sống tới 5 năm.

Hình 1. 7. Các giai đoạn phát triển trứng giun tóc
Người ăn phải trứng giun tóc có ấu trùng, trứng qua miệng, thực quản
tới dạ dày. Nhờ sức co bóp cơ học và tác dụng dịch vị của dạ dày làm cho ấu
trùng thoát khỏi vỏ trứng. Ấu trùng giun tóc không di hành qua một số cơ quan
nội tạng như ấu trùng giun đũa hay ấu trùng giun móc/mỏ mà di chuyển thẳng
tới manh tràng, dừng lại tại đó để phát triển thành giun tóc trưởng thành (hình
1.8). Thời gian hoàn thành chu kỳ của giun tóc, kể từ khi ăn phải trứng giun
tóc có ấu trùng tới khi phát triển thành giun tóc trưởng thành mất khoảng 30

ngày. Đời sống của giun tóc kéo dài trung bình khoảng 5 - 6 năm [1],[11],
[12], [14].


10

Hình 1. 8. Chu kỳ phát triển giun tóc
1.1.2.4. Triệu chứng bệnh và tác hại của giun tóc
Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, nhiễm
bệnh mãn tính gây ra các triệu chứng đặc trưng như: phân lẫn máu, đau bụng
dưới, giảm cân, sa trực tràng, buồn nôn và thiếu máu. Trong trường hợp sa
trực tràng, giun trưởng thành có thể quan sát bên ngoài thấy chúng cắm sâu
vào niêm mạc trực tràng. Thiếu máu chủ yếu là do xuất huyết khi giun xâm
nhập vào thành ruột, và giun hút máu vật chủ. Trong trường hợp nhiễm nặng
thường gây nhiễm khuẩn thứ cấp, là kết quả sự xâm nhập của giun ở niêm
mạc, mở đường cho vi khuẩn xâm nhập. Nhiễm hỗn hợp giun tóc và đơn bào
E. histolytica, giun móc, hoặc giun đũa không phải là hiếm [16].
1.1.3. Bệnh giun móc/mỏ
1.1.3.1. Đặc điểm hình thái và phân loại của giun móc/mỏ
Bệnh giun móc/mỏ ở người chủ yếu do hai loài giun móc Ancylostoma
duodenalae và giun mỏ Necator americanus gây ra, có vị trí phân loại như sau:
Lớp Chromadorea Inglis 1983


11

Bộ Rhabditida Chitwood, 1933
Liên họ Strongyloidea Baird, 1853
Họ Ancylostomatidae Looss, 1905
Giống Ancylostoma Dubini, 1843

Loài Ancylostoma duodenale Dubini, 1843
Giống Necator Stiles, 1903
Loài Necator americanus Stiles, 1902
Hai loài giun này tuy có khác nhau về hình thể nhưng có đặc điểm dịch
tễ học, bệnh học và các tác hại tương tự nhau nên thường được gọi chung là
giun móc [1], [11], [12].
Giun móc/mỏ trưởng thành có chiều dài khoảng 5 - 13 mm (hình 1.9).
Lỗ miệng có những cặp răng hoặc tấm cắt cong tùy loài. Giun móc/mỏ sống ở
tá tràng và phần đầu ruột non, cắm miệng vào niêm mạc ruột để hút máu.
Giun cái

Giun cái

Giun đực
Giun đực
Necator americanus

Ancylostoma duodenale

Hình 1. 9. Giun móc/mỏ trưởng thành
1.1.3.2. Đặc điểm hình thể trứng giun móc/mỏ
- Trứng của 2 loại này không khác nhau (hình 1.10)
- Kích thước 54 - 70 m x 60 - 40 m.
- Hình thuôn đều, vỏ mỏng, trong suốt không màu, ở trong trứng mới thải ra
ngoài, phôi có 4 - 8 múi nằm ở giữa...


×