Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Thuyết minh dự án đầu tư Nâng cấp nhà máy sản xuất chế biến gạo HAPRO chi nhánh Đồng Tháp | lapduandautu.vn - 0903034381

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 34 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NÂNG CẤP NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CHẾ BIẾN GẠO HAPRO CHI NHÁNH
ĐỒNG THÁP

Chủ đầu tư:
.
Địa điểm: Tổ 10, Ấp Tân Thuận B, Xã Tân Dương, Huyện Lai Vung,
Tỉnh Đồng Tháp


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

___ Tháng 7/2019 ___

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NÂNG CẤP NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CHẾ BIẾN GẠO HAPRO CHI
NHÁNH ĐỒNG THÁP
CHỦ ĐẦU TƯ


ĐƠN VỊ TƯ VẤN

Giám đốc

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
...
Giám đốc

NGUYỄN BÌNH MINH

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

2


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 5
I. Giới thiệu về chủ đầu tư................................................................................... 5
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. ........................................................................... 5
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ......................................................................... 5
IV. Các căn cứ pháp lý. ....................................................................................... 6
V. Mục tiêu dự án. ............................................................................................... 6
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................... 8
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ........................................... 8
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án...................................................... 8
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án. ...................................................................... 10
II. Quy mô của dự án. ........................................................................................ 12
II.1. Đánh giá quy mô thị trường ...................................................................... 12

II.2. Quy mô đầu tư của dự án........................................................................... 21
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. ........................................... 21
III.1. Địa điểm xây dựng. .................................................................................. 21
III.2. Hình thức đầu tư. ...................................................................................... 21
IV. Phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ..................................................... 21
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT BỊ
CÔNG NGHỆ ................................................................................................... 23
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. .......................................... 23
II. Phân tích lựa chọn phương án mua thiết bị trong dự án. ............................. 23
III. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. .......... 24
CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP
PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG .... 25
I. Đánh giá tác động môi trường. ...................................................................... 25
I.1. Giới thiệu chung.......................................................................................... 25
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. ......................................... 25
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

3


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

II. Tác động của dự án tới môi trường .............................................................. 26
II.1. Giai đoạn lắp đặt thiết bị. .......................................................................... 26
II.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng. ............................................. 26
III. Các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm .................................................... 27
III.1. Giai đoạn lắp đặt thiết bị cho dự án. ........................................................ 27
III.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng. ............................................ 27
IV. Kết luận. ...................................................................................................... 28
CHƯƠNG V. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU

QUẢ CỦA DỰ ÁN ........................................................................................... 29
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án...................................................... 29
II. Nguồn vốn thực hiện dự án. ......................................................................... 29
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án. ............................................. 29
III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ...................................................... 29
III.2. Chi phí sử dụng vốn ................................................................................. 30
III.3. Các thông số tài chính của dự án. ............................................................ 30
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 33
I. Kết luận. ......................................................................................................... 33
II. Đề xuất và kiến nghị. .................................................................................... 33
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ....... 34
Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án ................. 34
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án. ......................................... 34
Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án. ................... 34
Phụ lục 4 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. .................. 34
Phụ lục 5 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án. ........... 34
Phụ lục 6 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. ............. 34
Phụ lục 7 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án......... 34
Phụ lục 8 Bảng phân tích độ nhạy..................................................................... 34

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

4


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư:

GĐKKD :
Đại diện: Ông

Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ trụ sở:
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi
nhánh Đồng Tháp.
Địa điểm xây dựng: Tổ 10, Ấp Tân Thuận B, Xã Tân Dương, Huyện Lai
Vung, Tỉnh Đồng Tháp.
Hình thức quản lý: TCT giao Hapro Chi nhánh Đồng Tháp trực tiếp quản lý
và thực hiện dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án
: 6.688.671.000 đồng (Sáu tỷ sáu trăm
tám mươi tám triệu sáu trăm bảy mươi mốt nghìn đồng).
Trong đó:
 Vốn huy động (tự có)

: 6.688.671.000 đồng.

 Vốn vay

:0

III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Chi nhánh Tổng Công ty Thương mại Hà Nội tại tỉnh Đồng Tháp được ra
đời theo Quyết định số 640/QĐ-TCT-QTNS ngày 28/12/2012 do Chủ tịch Hội
đồng Thành viên Tổng công ty Thương Mại Hà Nội ký và ngày 01 tháng 03 năm
2013 nhận được giấy đăng ký kinh doanh với mã số: 0100101273-006. Được thay

đổi tên từ ngày 29/06/2018 là Chi nhánh Tổng công ty Thương Mại Hà Nội –
Công ty Cổ phần tại tỉnh Đồng Tháp.
Nhà máy sản xuất và chế biến lúa gạo được mua theo nghị định
109/2010/NĐ-CP của Chính Phủ bắt buộc của một nhà xuất khẩu gạo phải có nhà
máy chế biến (nghị định này đến nay tuy có hạn chế bớt nhưng vẫn bắt buộc phái
có Nhà máy). Nhà máy được mua lại của công ty TNHH lương thực Thành Tiến
năm 2012 đã qua sử dụng.
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

5


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

Nhà máy hiện nay có diện tích 9.500 m2 bao gồm:
- 4 máy xát trắng
- 5 máy lau bóng (4 máy cũ và 1 máy mua mới năm 2017)
- 1 máy tách màu (mua mới năm 2015)
- 1 hệ thống xát vỏ lúa
- Hệ thống bồ đài hở chứa lúa vá thành phẩm
Công suất ra gạo thành phẩm cuối cùng khoảng 7 tấn/giờ. Tuy nhiên hiện
nay máy móc không đồng bộ, máy quá cũ và lỗi thời làm chất lượng gạo không
đạt chất lượng cao và hao hụt lớn hơn định mức bình thường, cụ thể chỉ làm được
gạo tiêu chuẩn thông thường mà không sản xuất, chế biến được gạo cao cấp.
Từ những vấn đề trên, Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Dự án
nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp” trình các
cơ quan ban ngành có liên quan, chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án với các
nội dung được thể hiện chi tiết trong dự án đầu tư.
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
V. Mục tiêu dự án.
Dự án sẽ tiến hành đề xuất việc mua mới thay thế hệ thống máy móc thiết bị
như sau:
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

6


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

- Mua mới thay thế nâng cao chất lượng gạo và năng suất tăng hơn và làm được
loại gạo chất lượng cao hơn:
+ Mua mới thay thế 02 máy xát trắng
+ Mua mới thay thế 02 máy lau bóng.
- Mua mới lắp đặt hệ thống máy đóng bao làm gạo cao cấp:
+ Xây dựng nhà kính làm nhà đóng gói gạo sạch
+ Mua, gia công hệ thống bồ đài kín chứa gạo sạch
+ Mua mới 02 máy tách màu
+ Mua hệ thống đóng gói gạo sạch từ 0,5kg đền 20kg: 2 dây chuyền.

- Giải quyết việc làm cho người dân địa phương
- Góp phần tạo nguồn thu cho chủ đầu tư cũng như góp phần phát triển kinh tế địa
phương.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

7


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
1.Vị trí địa lý:
Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự
nhiên là 3375,4 km2. Đồng Tháp nằm ở tọa độ 10007’-10058’ vĩ độ Bắc và
105012’-105056’ kinh độ Đông, phía bắc giáp tỉnh Prây Veng (Cam pu chia) trên
chiều dài biên giới 48,7 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và
Thường Phước, phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp
An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện
nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây
Nam.
2.Khí hậu:
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn
tỉnh, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8
giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa,
chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp toàn diện.

3.Đặc điểm địa hình:
Địa hình Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền
(có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình tương
đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc – Đông Nam); vùng phía Nam sông Tiền (có
diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình có
dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa)
4.Tài nguyên thiên nhiên:
a. Tài nguyên đất
Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa (có diện tích 191.769 ha,
chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên. Đây là nhóm đất thuộc đã trải qua lịch sử
canh tác lâu dài, phân bố khắp 10 huyện thị (trừ huyện Tân Hồng); nhóm đất phèn
(có diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99% diện tích tự nhiên, phân bố khắp 10 huyện,
thị (trừ thị xã Cao Lãnh); đất xám (có diện tích 28.150 ha, chiếm 8,67% diện tích
tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình cao ở huyện Tân Hồng và huyện Hồng
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

8


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

Ngự); nhóm đất cát (có diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố
chủ yếu ở Động Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười).
Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp,
nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất
lượng thực.
b. Tài nguyên rừng
Trước đây đa số các diện tích ẩm, lầy thấp ở Đồng Tháp Mười được bao phủ
bởi rừng rậm, cây tràm được coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười. Do khai thác
không hợp lý đã làm giảm đến mức báo động, gây nên mất cân bằng sinh thái.

Ngày nay, nguồn rừng chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000
ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc,
đặc biệt là sếu cổ trụi.
Rừng của tỉnh có: rừng tràm (phân bổ chủ yếu ở huyện Tam Nông, Tháp
Mười, Cao Lãnh); rừng bạch đàn (ở huyện Tân Hồng. Phân theo công dụng có:
rừng đặc dụng (phân bổ ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Khu di tích Xẻo Quýt, Gò
Tháp), rừng phòng hộ, rừng sản xuất .
c. Tài nguyên khoáng sản
Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có: cát xây
dựng các loại, phân bố ở ven sông, cồn hoặc các cù lao, là mặt hàng chiến lược
của tỉnh trong xây dựng; sét gạch ngói: có trong phù sa cổ, trầm tích biển, trầm
tích sông, trầm tích đầm lầy, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữ lượng
lớn; sét cao lanh có nguồn trầm tích sông, phân bố ở các huyện phía bắc tỉnh; than
bùn: có nguồn gốc trầm tích từ thế kỷ thứ IV, phân bố ở huyện Tam Nông, Tháp
Mười với trữ lượng khoảng 2 triệu m3.
d. Tài nguyên nước
Nước mặt: Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước
mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn
có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông
Tiền ở Hồng Ngự. Phía Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa
Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Nước ngầm: Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau,
nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và
nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp.
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

9


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp


I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh tiếp tục có
sự chuyển biến tích cực. Giá trị nông sản, sản phẩm công nghiệp chủ lực, thương
mại - dịch vụ đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ, đời sống sinh hoạt và sản
xuất của nhân dân tiếp tục được nâng lên. Tăng trưởng GRDP đạt 8,02% (mục
tiêu kế hoạch tăng từ 6,5% đến 7%). Trong đó, khu vực nông - lâm - thủy sản tăng
9,44%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,14%; khu vực thương mại - dịch
vụ tăng 6,72% (so cùng kỳ thứ tự lần lượt: 5,42% và 1,64%; 6,11%; 8,80%). Kết
quả cụ thể như sau:
1. Kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp đạt được kết quả bước đầu với những mô hình canh tác thông minh, tinh
thần hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ có sự chuyển biến tích cực, vai trò chủ
thể của người dân được phát huy trong quá trình xây dựng nông thôn mới
Tiếp tục phát huy hiệu quả tích cực của đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
trong việc chuyển đổi phương thức sản xuất, chú trọng tăng năng suất, chất lượng,
hạ giá thành sản phẩm, sản xuất theo nhu cầu của thị trường, tăng thu nhập cho
nông dân, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao tiếp tục
được nhân rộng.
UBND Tỉnh đã thành lập Tổ Thông tin và Phân tích thị trường nông sản
nhằm tăng sự gắn kết giữa sản xuất và thị trường góp phần thúc đẩy ngành nông
nghiệp Tỉnh phát triển. Đồng thời, tiếp tục củng cố phát triển các hợp tác xã để
liên kết với các nhà vựa, doanh nghiệp thực hiện khép kín từ khâu cung ứng vật
tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, hình thành vùng sản xuất hàng hoá quy
mô lớn phục vụ phát triển công nghiệp chế biến, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu
thụ trong nước và xuất khẩu... góp phần tăng thêm thu nhập, nâng cao mức sống
của người dân.
Ước tính đến cuối tháng 6 năm 2018, diện tích gieo trồng lúa đạt 459.362 ha,
sản lượng thu hoạch đạt 1,92 triệu tấn (bằng 85% về diện tích và 59% về sản lượng
so với kế hoạch), năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha (tăng 6 tạ/ha so với cùng kỳ).

Nhiều địa phương tiếp tục khuyến khích việc liên kết tiêu thụ lúa với doanh
nghiệp, đẩy mạnh nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản
xuất đã góp phần làm giảm giá thành sản xuất từ 550 - 600 đồng/kg (thấp hơn giá
thành sản xuất lúa bình quân khu vực đồng bằng sông Cửu Long khoảng 550
đồng/kg). Điển hình là mô hình canh tác lúa lý tưởng được thực hiện thí điểm tại
Hợp tác xã Mỹ Đông 2, huyện Tháp Mười, theo đó, tất cả các quy trình xuống
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

10


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

giống, bón phân đều được cơ giới hóa, việc quản lý mực nước được tự động hoá
và điều khiển bằng điện thoại thông minh, mô hình này có giá thành sản xuất thấp
nên lợi nhuận của nông dân tăng lên. Cùng với việc giá tiêu thụ lúa tăng từ 650 750 đồng/kg so với cùng kỳ, người sản xuất lãi từ 20 - 22 triệu đồng/ha, tăng 10 12 triệu đồng so với cùng kỳ. Ước giá trị sản xuất ngành hàng lúa đạt 6.801 tỷ
đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 15,11% so với cùng kỳ; đóng góp 2,06% tốc
độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh (tương đương 439 tỷ đồng).
2. Sản xuất công nghiệp chuyển biến tích cực, hạ tầng công nghiệp được tập
trung đầu tư
Các ngành, địa phương đã tích cực triển khai đề án Tái cơ cấu ngành công
nghiệp, chủ động nắm bắt tình hình và nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
nhằm duy trì sản xuất nên hầu hết các sản phẩm công nghiệp chế biến chủ lực của
Tỉnh đều tăng. Một số doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư thiết bị, công nghệ mới
nhằm giảm tiêu hao năng lượng, nhiên liệu, tiết kiệm chi phí sản xuất. Nhiều sản
phẩm chế biến mang lại giá trị gia tăng cao như sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy
sản từ phụ phẩm da và xương cá tra; chiết xuất tinh dầu cám, gấc, sả quýt; chiết
xuất tinh chất từ cây sen để sản xuất sản phẩm cao cấp trong lĩnh vực thực phẩm,
dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng; đa dạng hóa sản phẩm chế biến
từ nông sản như sữa sen, trà sen, xoài sấy, bánh tráng xoài, mãng cầu xiêm sấy...

Ngoài ra, đã hướng dẫn 50 lượt tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký xác lập quyền
sở hữu công nghiệp, kết quả có 06 văn bằng bảo hộ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp.
Ước giá trị sản xuất công nghiệp đạt 29.017 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng
8,17% so với cùng kỳ; đóng góp 1,66% vào tăng trưởng chung của Tỉnh (tương
đương 353 tỷ đồng).
3. Quy hoạch các ngành sản xuất nông nghiệp
Theo Nghị Quyết số 221/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 v/v thông qua
quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 có quy định về Ngành trồng trọt như sau:
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất ngành trồng trọt, trên cơ sở kết hợp
mở rộng diện tích với tăng vụ, chuyển vụ, phát triển theo chiều sâu và đa dạng
nhanh các loại cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất
nông sản hàng hóa tập trung có quy mô lớn phục vụ công nghiệp chế biến và xuất
khẩu. Tập trung phát triển một số cây trồng chủ lực.
* Cây lúa
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

11


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

- Định hướng phát triển
Phát triển ngành lúa gạo trở thành ngành xuất khẩu chiến lược quốc gia theo
hướng bền vững, đảm bảo hiệu quả, chất lượng, an toàn, có giá trị gia tăng cao và
theo nhu cầu thị trường. Rà soát quy hoạch vùng chuyên canh, cải thiện cơ cấu
giống, tổ chức luân canh với hoa màu và thủy sản, áp dụng cơ giới hóa, kỹ thuật
thân thiện môi trường, chủ động điều tiết cung, mở rộng thị trường, tăng cường
liên kết kinh doanh giữa nông dân và doanh nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch,
tăng cường chế biến tinh, chế biến sâu các sản phẩm từ lúa gạo, chế biến phụ

phẩm, cải thiện công tác vận tải và hậu cần hỗ trợ tiếp thị, phát triển thị trường,
xây dựng thương hiệu của lúa gạo Đồng Tháp.
- Bố trí sản xuất
Đến năm 2020, diện tích gieo trồng (DTGT) lúa 497.060 ha, sản lượng 3,2
triệu tấn; đến năm 2025 DTGT lúa 470.940 ha, sản lượng 3,1 triệu tấn; đến năm
2030 DTGT lúa 441.870 ha, sản lượng 2,9 triệu tấn.
II. Quy mô của dự án.
II.1. Đánh giá quy mô thị trường
Dự báo thị trường lúa gạo thế giới
Giá gạo xuất khẩu ở Bán cầu tây những tuần gần đây duy trì ở mức cao, gạo
Mỹ giảm nhẹ về 505 USD/tấn nhưng gạo Uruguay tăng lên 528 USD/tấn. Gạo
của các nước ở Bán cầu Tây tiế tục cao hơn so với gạo Châu Á. Gạo Thái Lan duy
trì ở mức 404 USD/tấn và tiếp tục cao hơn so với các nước Châu Á khác do đồng
baht mạnh lên. Gạo Ấn Độ vẫn ở mức thấp 375 USD/tấn, trong khi gạo Pakistan
tăng lên 372 USD/tấn, và gạo Việt Nam giảm xuống 337 USD/tấn do gạo vụ mới
có chất lượng không cao và nguồn cung dồi dào.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

12


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán, trong niên vụ 2019/20, sản lượng gạo toàn cầu
sẽ giảm nhẹ do Trung Quốc và Ấn Độ. Trái lại, tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng, nhất là
tại Châu Phi cận Sahara, nơi mà người tiêu dùng bị hấp dẫn bởi giá gạo Châu Á
rẻ, và cũng do dân số tăng. Thương mại gạo thế giới dự báo sẽ gần cao kỷ lục, và
Ấn Độ tiếp tục giữ vị trí nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tồn trữ gạo toàn cầu
dự báo sẽ tăng, trong đó Trung Quốc chiếm 68% tổng tồn trữ toàn cầu (mặc dù

mức tăng tồn trữ của cả thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng đều chậm
nhất trong vòng một thập kỷ).

Sản lượng, diện tích và năng suất lúa gạo trên toàn cầu năm 2019/20 dự báo
đều giảm so với mức kỷ lục của năm trước, nhưng vẫn cao hơn so với năm
2017/18, trong đó giảm mạnh nhất sẽ tập trung vào Trung Quốc và Ấn Độ, với cả
diện tích trồng và năng suất dự báo sẽ đều giảm. Diện tích và năng suất của Mỹ
dự báo cũng sẽ giảm. Trái lại, những nước có sản lượng tăng mạnh nhất sẽ là Thái
Lan và Lào, cùng xu hướng tăng sẽ có Bangladesh, Indonesia, Myanmar và Việt
Nam.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

13


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

Tiêu thụ gạo thế giới dự báo sẽ tăng 1%, trong đó thêm nhiều nhất ở Ấn Độ
và Trung Quốc. Sử dụng gạo làm lương thực chiếm phần lớn tổng tiêu thụ. Tại
một số khu vực, nơi tiêu thụ gạo trung bình người nhìn chung đã ở mức cao, nhất
là tại Châu Á, người dân giảm dùng gạo trong các bữa ăn (ví dụ như tại Hàn Quốc,
Nhật Bản). Trái lại, ở nhiều nước Châu phi, tiêu thụ gạo vẫn tiếp tục tăng, nhất là
ở các khu vực đô thị.

Nguồn cung gạo toàn cầu dự báo sẽ cao hơn chút ít so với tiêu thụ, do đó tồn
trữ cuối vụ 2019/20 trên toàn cầu sẽ tăng nhẹ - là lần đầu tiên trong vòng 13 năm
tồn trữ không tăng mạnh. Trung Quốc dự báo sẽ chiếm gần 70% tổng tồn trữ gạo
thế giới. Tồn trữ của nước này dự báo sẽ chỉ tăng 2 triệu tấn, mức tăng thấp nhất
trong vòng một thập kỷ, do sản lượng sụt giảm, xuất khẩu gia tăng và Chính phủ

liên tiếp mở thầu bán gạo cũ.
Dự trữ gạo của Ấn Độ dự báo sẽ tăng và vượt xa so với mức dự trữ đệm cần
thiết, do đó tăng được lượng dư thừa dành cho xuất khẩu.
Dự trữ gạo của Chính phủ Thái Lan giảm, nhưng dự trữ của lĩnh vực tư nhân
dự báo sẽ tăng nhẹ trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xuất khẩu.
Dự trữ của Philippines dự báo sẽ tăng do được mùa, trong khi đó dự trữ của hai
nước sản xuất lớn thứ 3 và 4 thế giới – Indonesia và Bangladesh) dự báo sẽ giảm
nhẹ nhưng vẫn đủ để họ chỉ cần nhập khẩu khối lượng nhỏ. Dự trữ cuối vụ ở Mỹ
dự báo tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm lại. Dự trữ của Mỹ dự báo sẽ đạt mức
cao nhất kể từ niên vụ 1985/96.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

14


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

Thương mại gạo thế giới trong năm 2020 dự báo sẽ tăng 3% lên 48 triệu
tấn, tương đương năm 2017. Nhu cầu nhập khẩu cao nhất đến từ Châu Phi cận
Sahara và Trung Đông, trong khi nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á dự báo sẽ
giảm. Ấn Độ tiếp tục là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, tiếp đến là Thái Lan,
Việt Nam và Pakistan. Trong khi đó, Trung Quốc dự báo sẽ duy trì xu hướng tăng
xuất khẩu mặc dù vẫn là nước nhập khẩu hàng đầu thế giới. Ở bán cầu Tây, xuất
khẩu của Mỹ dự báo sẽ tăng, trong khi của Guyana và Uruguay sẽ ổn định như
năm trước, còn của Argentina và Brazil sẽ giảm.

Dự báo một số thị trường nhập khẩu chủ chốt trong năm 2020
• Trung Quốc được dự báo sẽ nhập khẩu 4 triệu tấn. Cả diện tích và sản
lượng lúa của nước này sẽ đều giảm do giá hỗ trợ tối thiểu không thay đổi. Tuy

nhhiên, tổng cung vẫn tăng so với năm trước do lượng tồn trữ đầu vụ (trong kho

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

15


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

dự trữ tạm thời của Chính phủ) tăng. Nước này sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo chủ yếu
từ các nước láng giềng.
• Philippines dự báo sẽ giảm 100.000 tấn nhập khẩu xuống 2,7 triệu tấn do
lượng dự trữ còn nhiều trong khi sản lượng tăng lên. Nước này đã dỡ bỏ hạn chế
khối lượng nhập khẩu gạ và thay vào đó bằng thuế, theo đó ưu đãi thuế khi nhập
từ các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Tiêu thụ gạo của
Philippines dự báo sẽ tăng do nguồn cung trong nước dồi dào và gạo nhập khẩu
giá tương đối rẻ cũng sẵn có trên thị trường.
• Nigeria dự báo sẽ có nhu cầu nhập khẩu tăng 200.000 tấn lên 2,4 triệu tấn,
do cần thêm gạo đồ, mặc dù sản lượng trong nước cũng tăng nhẹ. Với xu hướng
đô thị hóa và dân số tăng nhanh, nhu cầu gạo đồ nhập khẩu vào nước này tiếp tục
tăng. Mặc dù Chính phủ đã hạn chế sử dụng ngoại hối để nhập hkẩu gạo, song xu
hướng trung chuyển gạo nhập khẩu từ các nước láng giềng vẫn tiếp diễn.
• Liên minh Châu Âu dự báo sẽ vẫn nhập khẩu 2 triệu tấn gạo trong bối
cảnh sản lượng tăng nhẹ nhưng tiêu thụ cũng tăng chậm. Nhập khẩu từ Campuchia
và Myanmar mấy năm gần đây tăng do sáng kiến Mọi thứ trừ vũ khí. Tháng
1/2019, Liên minh Châu Âu áp thuế nhập khẩu đối với gạo nhập khẩu từ cả 2
nước này, dự kiến khối lượng gạo nhập khẩu chịu thế sẽ giảm nhẹ trong năm 2020.
• Bờ Biển Ngà dự báo sẽ vẫn nhập khẩu 1,6 triệu tấn gạo do tiêu thụ tăng bù
lại cho sản lượng tăng. Nhu cầu nhập khẩu vẫn mạnh đối với các chủng loại gạo
xay và gạo tấm Châu Á (Châu Á cung cấp gần như toàn bộ gạo nhập khẩu vào

nước này).
• Saudi Arabia dự báo sẽ tăng nhập khẩu thêm 25.000 tấn lên 1,4 triệu tấn
bởi dự kiến khách du lịch tăng sẽ bù lại cho số lao động nước ngoài sụt giảm. Gạo
nhập khẩu chủ yếu là loại basmati, nhưng cũng có một số gạo đồ hạt dài và gạo
xay hạt vừa.
• Iraq dự báo sẽ tăng nhập khẩu thêm 50.000 tấn lên 1,4 triệu tấn. Với lượng
mưa năm nay tăng, diện tích và năng suất lúa Iraq dự báo sẽ hồi phục nhẹ. Bộ
Thương mại nhập khẩu thông qua các cuộc mở thầu quốc tế và mua trực tiếp để
cung ứng gạo cho Hệ thống Phân phối công cộng. Ngoài ra, tư nhân cũng tham
gia nhập khẩu để bổ sung lượng cung ứng cho thị trường nội địa.
• Senegal dự kiến sẽ tăng nhập thêm 50.000 tấn lên 1,3 triệu tấn, phản ảnh
nhu cầu gạo tấm liên tiếp tăng, nhất là từ các nhà cung cấp Châu Á. Senegal là

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

16


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

nước nhập khẩu gạo tấm lớn nhất thế giới, và gần đây đã đưa ra những chính sách
hạn chế khối lượng nhập khẩu gạo tấm.
• Iran dự kiến sẽ nhập khẩu 1,2 triệu tấn, bằng năm trước, do nhu cầu tăng
nhưng sản lượng cũng tăng. Nước này đã rất nỗ lực để tự cung tự cấp, mặc dù vẫn
phải nhập khẩu gạo basmati để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
• Nam Phi
Nam Phi giảm 50.000 tấn xuống còn 1,1 triệu tấn, do loại ngô trắng ưa thích
vẫn còn có sẵn.
• Malaysia dự báo sẽ vẫn nhập khẩu 1 triệu tấn giữa bối cảnh tiêu thụ chỉ
tăng nhẹ.

• Các Tiểu vương quốc arập thống nhất (UAE) dự kiến sẽ tăng nhập thêm
75.000 tấn lên 925.000 tấn vì người dân tăng dùng gạo và và khách du lịch tăng
trước khi diễn ra World Expo 2020. Nhiều người nước ngoài nằm trong số những
người tiêu thụ gạo chủ chốt ở thị trường này.
• Mỹ dự kiến vẫn nhập khẩu 900.000 tấn gạo. Mỹ là nước nhập khẩu nhiều
gạo nhất ở bán cầu Tây, chủ yếu là loại gạo thơm hạt dài từ Thái Lan và Ấn Độ,
và gần đây Puerto Rico cũng nhập một ít gạo hạt vừa từ Trung Quốc.
• Guinea dự kiến sẽ tăng nhập thêm 50.000 tấn lên 900.000 tấn do tiêu thụ
trung bình người liên tiếp tăng và nhu cầu gạo đồ nhập khẩu vẫn mạnh.
• Kenya sẽ tăng nhập khẩu thêm 50.000 tấn lên 800.000 tấn do sản lượng trì
trệ trong khi tiêu thụ tăng bởi dân số đông thêm.
• Brazil dự kiến sẽ tăng nhập khẩu thêm 50.000 tấn lên 800.000 tấn do nhu
cầu vững trong khi sản lượng giảm.
• Ghana dự kiến sẽ duy trì nhập khẩu ở 800.000 tấn giữa bối cảnh sản lượng
gạo tăng. Gạo nhập chủ yếu là các loại thơm, phần lớn từ Việt Nam.
• Nepal dự kiến sẽ tăng nhập thêm 50.000 tấn lên 800.000 tấn do giá gạo Ấn
Độ rẻ và tiêu thụ tăng.
• Mexico dự báo sẽ giảm nhập 30.000 tấn xuống 785.000 tấn do sản lượng
trong nước tăng và lượng tồn trữ gối vụ còn nhiều.
• Mozambique dự báo sẽ tăng nhập khẩu thêm 25.000 tấn lên 700.000 tấn
để bù đắp cho sản lượng giảm.
• Nhật Bản sẽ vẫn nhập khẩu 685.000 tấn để thực hiện cam kết với WTO.
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

17


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

• Venezuela dự báo sẽ vẫn nhập khẩu 530.000 tấn do vẫn còn nhiều khó

khăn về kinh tế. Nước này chủ yếu nhập khẩu thóc, mặc dù cũng mua gạo xay của
Mexico.
• Indonesia dự báo sẽ giữ lượng nhập khẩu ở 500.000 tâns do sản lượng
tăng làm giảm phần nào nhu cầu nhập khẩu. Tiêu thụ giảm nhẹ bởi người tiêu
dùng tiếp tục chuyển sang tăng sử dụng mì ăn liền và những thực phẩm khác làm
từ lúa mì.
• Cuba dự kiến sẽ duy trì mức nhập khẩu 500.000 tấn trong hoàn cảnh tiêu
thụ sụt giảm.
• Haiti dự kiến sẽ tăng nhập khẩu thêm 20.000 tấn lên 500.000 tấn, giữa bối
cảnh tiêu thụ tăng nhẹ về mức bình thường khi kinh tế dần ổn định trở lại.
• Ai Cập dự kiến sẽ vẫn nhập khẩu 500.000 tấn khi sản lượng tăng nhẹ nhưng
tồn trữ còn ít nên nguồn cung bị thắt chặt. Từ một nước xuất khẩu gạo trắng hạt
vừa với khối lượng không nhỏ, Ai Cập đã trở thành nước nhập khẩu ròng năm thứ
2 liên tiếp, chủ yếu từ Trung Quốc và Việt Nam.
• Madagascar dự kiến sẽ tăng nhập khẩu thêm 50.000 tấn lên 450.000 tấn
do sản lượng giảm nhẹ.
• Hàn Quốc sẽ duy trì nhập khẩu vững ở 410.000 tấn, bằng mức hạn ngạch
thuế. Cả tiêu thụ trong chăn nuôi cũng như dự trữ dự báo sẽ đều giảm.
• Canada dự báo sẽ tăng nhập khẩu thêm 5.000 tấn lên 385.000 tấn do tiêu
thụ có xu hướng tăng.
• Peru dự báo sẽ tăng nhập khẩu thêm 20.000 tấn lên 300.000 tấn để bù lại
cho lượng cung gối vụ không còn nhiều.
• Tanzania dự kiến nhập khẩu thêm 20.000 tấn lên 270.000 tấn do xu hướng
đô thị hóa nhanh chóng. Gạo nhập khẩu đáp ứng khoảng 10% lượng tiêu thụ, và
sản lượng trong nước dự báo sẽ ổn định.
• Nga dự báo sẽ duy trì nhập khẩu ở 230.000 tấn do tiêu thụ tăng mặc dù sản
lượng cũng tăng.
• Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến tăng nhập thêm 30.000 tấn lên 210.000 tấn giữa bối
cảnh sản lượng giảm nhẹ còn tiêu thụ tăng vừa phải.
• Jordan dự báo sẽ tăng nhập thêm 5.000 tấn lên 205.000 tấn do tiêu thụ

tăng.
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

18


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

• Bangladesh dự báo sẽ giảm 200.000 tấn xuống 100.000 tấn gạo nhập khẩu
do diện tích trồng lúa tăng kéo sản lượng tăng. Mức tăng tiêu thụ gạo sẽ ở mức
vừa phải vì người dân cũng tăng cường sử dụng lúa mì – dần thay thế cho lúa gạo.
• Colombia dự kiến sẽ tăng nhập khẩu thêm 10.000 tấn lên 160.000 tấn bởi
hạn ngạch thuế tăng lên theo Hiệp định xúc tiến thương mại Mỹ - Columbia và
tiếp tục mua của Ecuador.
• Đài Loan dự kiến nhập khẩu 120.000 tấn, bằng lượng cam kết nhập khẩu
tối thiểu.
• Sri Lanka dự kiến vẫn mua 50.000 tấn để duy trì lượng dự trữ. Sản lượng
dự báo sẽ tăng năm thứ 2 liên tiếp.

Thị trường lúa gạo tại Việt Nam
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng
tháng thứ 3 liên tiếp; Cụ thể, tháng 12/2019 đạt 478.292 tấn, thu về 229,2 triệu
USD, tăng 20,9% về lượng và tăng 19,1% về kim ngạch so với tháng liền kề trước
đó; So với cùng tháng năm 2017 cũng tăng mạnh 36% về lượng và tăng 39,4% về
kim ngạch. Tính chung cả năm 2018 cả nước xuất khẩu 6,11 triệu tấn gạo, tương
đương 3,06 tỷ USD, tăng 5,6% về lượng và tăng 17,1% về kim ngạch so với năm
2017. Giá xuất khẩu đạt 501 USD/tấn, tăng 10,9%.
Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đại lục mặc dù giảm mạnh 41,8%
về lượng và giảm 33,4% về kim ngạch so với năm 2017, nhưng vẫn đứng đầu về
tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt 1,33 triệu tấn, trị giá 683,36 triệu USD, chiếm 22%

trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Giá xuất khẩu
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

19


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

tăng 14,3%, đạt 512,7 USD/tấn. Xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines trong
tháng 12/2018 tăng rất mạnh 193,6% về lượng và tăng 212,9% về kim ngạch so
với tháng trước đó, đạt 245.404 tấn, tương đương 111,34 triệu USD; nâng tổng
khối lượng cả năm lên 1,02 triệu tân, tương đương 459,52 triệu USD – đứng vị trí
thứ 2 về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 16,6% trong tổng lượng và chiếm 15%
trong tổng kim ngạch, tăng 84% về lượng và tăng 106,5% về kim ngạch so với
cùng kỳ. Giá xuất khẩu tăng 12,2%, đạt 451,7 USD/tấn. Indonesia xuống vị trí
thứ 3, mặc dù lượng xuất khẩu tăng vượt trội gấp 46,7 lần so với năm 2017 và
kim ngạch tăng gấp 61,6 lần, đạt 772.576 tấn, tương đương 362,66 triệu USD,
chiếm 12,6% trong tổng lượng và chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
gạo của cả nước. Giá xuất khẩu cũng tăng mạnh 32%, đạt trung bình 469,4
USD/tấn. Riêng tháng 12/2018 xuất sang thị trường này giảm mạnh 57,7% về
lượng và giảm 60% về kim ngạch so với tháng trước đó, đạt 478 tấn, tương đương
216.020 USD.
Trong năm 2018, chỉ có 38% số thị trường xuất khẩu đạt mức tăng kim ngạch
so với năm 2017, còn lại 62% số thị trường sụt giảm kim ngạch; Trong đó đáng
chú ý các thị trường tăng mạnh như: Ba Lan tăng 431,7% về lượng và tăng 494%
về kim ngạch, Pháp tăng 295,3% về lượng và tăng 211,8% về kim ngạch, Thổ Nhĩ
Kỳ tăng 173,5% về lượng và tăng 185% về kim ngạch, Iraq tăng 134,3% về lượng
và tăng 143,9% về kim ngạch. Ngược lại, các thị trường xuất khẩu gạo sụt giảm
mạnh là: Bangladesh giảm trên 91% cả về lượng và kim ngạch; Chi Lê giảm
88,2% về lượng và giảm 77,6% về kim ngạch; Bỉ giảm 82% về lượng và giảm

75% về kim ngạch; Algeria giảm 73,5% về lượng và giảm 70% về kim ngạch;
Ukraine giảm 77% về lượng và giảm 68,9% về kim ngạch.
Gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ,
thị trường xuất khẩu đã mở rộng vào các nước châu Mỹ, Trung Đông…Sản phẩm
gạo trắng cao cấp và gạo thơm đã bước đầu thâm nhập vào thị trường khó tính,
giúp sản phẩm gạo Việt Nam từng bước hiện diện trên khắp thế giới. Lượng gạo
xuất khẩu hàng năm của nước ta chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu
toàn thế giới.
Năm 2018 đánh dấu sự thành công lớn của ngành sản xuất và xuất khẩu gạo
Việt Nam, với kim ngạch gia tăng mạnh cả giá trị và sản lượng. Xuất khẩu gạo
của Việt Nam đã duy trì xu hướng tích cực ngay từ đầu năm nhờ tín hiệu nhập
khẩu trở lại từ nhiều thị trường, theo cả hợp đồng tập trung và hợp đồng thương
mại.
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

20


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

Hạt gạo Việt Nam cũng đã bước đầu thâm nhập được các thị trường yêu cầu
chất lượng cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, EU và
liên tiếp duy trì vị trí nước xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan.
Giá gạo xuất khẩu duy trì ở mức cao góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa với mức
giá cao, có lợi cho người nông dân; tăng trưởng xuất khẩu các loại gạo chất lượng
cao và giảm dần tỷ trọng các loại gạo chất lượng trung bình và thấp.
Cùng với đó, chính sách mới quản lý điều hành xuất khẩu gạo qua việc Chính
phủ ký ban hành Nghị định số 107 ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo
giúp cho việc xuất khẩu gạo dần dần được hình thành một cách hệ thống. Thể chế
chính sách xuất khẩu gạo đã từng bước theo hướng tự do hóa, dần phù hợp với

quy định của quốc tế, loại bỏ các rào cản gây bất lợi cho thương nhân trong hoạt
động kinh doanh xuất khẩu gạo.
II.2. Quy mô đầu tư của dự án
Dự án sẽ tiến hành xây dựng nhà kinh làm nhà đóng gói gạo sạch, đồng thời
mua sắm thêm các thiết bị máy móc cần thiết cho việc sản xuất.
+ Mua mới thay thế 02 máy xát trắng
+ Mua mới thay thế 02 máy lau bóng.
+ Xây dựng nhà kính làm nhà đóng gói gạo sạch
+ Mua, gia công hệ thống bồ đài kín chứa gạo sạch
+ Mua mới 02 máy tách màu
+ Mua hệ thống đóng gói gạo sạch từ 0,5kg đền 20kg: 2 dây chuyền
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Địa điểm thực hiện dự án: Tổ 10, Ấp Tân Thuận B, Xã Tân Dương, Huyện
Lai Vung, Tỉnh Đồng Tháp.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án được đầu tư theo hình thức nâng cấp và xây dựng mới.
IV. Phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
Các vật tư đầu vào để xây dựng như: nguyên vật liệu thiết bị hệ thống sản xuất
gạo đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và thiết bị các
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

21


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và
đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này thì

hiện tại dự án đã có sẵn và dự kiến dự án sẽ có phương án tuyển dụng thêm phù
hợp. Nên về cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

22


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, LỰA CHỌN PHƯƠNG
ÁN THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp thiết bị
Nội dung

STT
I
1
I
1
2
3
4
5

Số lượng

ĐVT


2
2
2
1
2

máy
máy
máy
hệ thống
máy

Xây dựng
Nhà kính
Thiết bị
Hệ thống đóng gói
Máy sát trắng
Máy lau bóng
Hệ thống bồ đài gạo
Máy tách màu gạo

II. Phân tích lựa chọn phương án mua thiết bị trong dự án.
Đặc điểm thiết bị:
* Máy xát trắng dòng RW cải tiến mới nhất:
- Thoát cám dễ, gạo sạch cám, gạo trắng hơn (10-15%), ampe thấp hơn (10-15%),
năng suất cao hơn 10-15% so với trước khi cải tiến
- Trái đá xát kiểu hình côn nên được nâng lên hay hạ xống để thay đổi khe hở xát
trắng
- Trong quá trình sử dụng (khi cần thiết) bề mặt đá xát được tiện phẳng lại bằng
bộ gá tiện.

- Tỷ lệ phá thóc >60% tương ứng với tỷ lệ rạn nứt, gãy gạo < (3:8)% ở mức bóc
cám (4:8)% ứng với nguyên liệu có ẩm độ <16%.
- Chi phí tiêu hao dao cao su thấp: (300-400) tấn gạo/bộ (loại cao su chất lượng
cao).
* Máy đánh bóng dòng RP cải tiến mới nhất để tăng độ bóng:
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

23


Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

- Độ bóng, độ sáng tăng (10-15%) so với trước khi cải tiến
- Gạo sạch cám hơn
* Máy tách màu gạo RS10-Cplus
Đây là loại máy đời mới, được trang bị tia cảm biến màu siêu nét 5400 CCD
với 160 triệu pixels có khả năng nhận dạng đa màu sắc khác nhau. Máy có thể
tách được rất tốt gạo vàng mơ và bạc bụng mờ. Máy tách được tấm ra khỏi gạo
và tác được gạo huyết rồng, tách gạo tròn khỏi gạo dài và ngược lại. Tỷ lệ đạt
99,999%. Hấp thụ bụi hiệu quả tới 90. Màn hình điều khiển màu lớn siêu thông
minh (12 inch), giao diện tiếng Việt dễ dàng cho người sử dụng.
III. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.
 Lập và phê duyệt dự án trong quý III năm 2019.
 Tiến hành mua sắm và lắp đặt thiết bị trong quý IV năm 2019
 Bắt đầu khai thác dự án từ năm 2020
 Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

24



Dự án nâng cấp Nhà máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp

CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI
PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH
QUỐC PHÒNG
I. Đánh giá tác động môi trường.
I.1. Giới thiệu chung.
Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường Dự án nâng cấp Nhà
máy sản xuất chế biến gạo Hapro Chi nhánh Đồng Tháp là xem xét đánh giá
những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực trường học và khu vực
lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao
chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính
dự án khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.
Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo
+

Luật Đầu tư 2005 được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29
tháng 11 năm 2005;

+

Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

+

Luật Bảo vệ môi trường 2005 được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI thông qua

ngày 19/11/2005;

+

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

+

Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;

+

Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

+

Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường;

+

Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn;

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381


25


×