Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIỂU LUẬN LÝ LUẬN LUẬT SƯ VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.44 KB, 18 trang )

BỘ TƯ PHÁP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỌC VIÊN TƯ PHÁP CS TPHCM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỚP LUẬT SƯ 18.3C

TIỂU LUẬN
Môn: Pháp luật về Luật sư và Nghề Luật sư
Tên đề tài: Lý luận và thực trạng mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng ở Việt
Nam hiện nay.

I. MỞ ĐẦU
Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, bất cứ ở giai đoạn nào cũng tồn tại
những điều bất công. Từ những bất công ấy đã xuất hiện một số người dũng cảm, can
đảm đứng ra bảo vệ kẻ yếu, bênh vực lẽ phải nhằm mục đích duy trì ánh sáng công lý
và sự thật khách quan của sự việc. Trải qua nhiều giai đoạn với tên gọi khác nhau đến
nay những người ấy được gọi là Luật sư và nghề Luật sư từ đó đã ra đời.
Trong giai đoạn hiện nay, vị trí, vai trò Luật sư và nghề Luật sư ngày càng được
đề cao, Luật sư góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo vệ con người, công lý
và thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động xét xử của Toà án dựa trên tinh
thần tôn trọng Hiến pháp và pháp luật.
Ở nước ta, với một nền tư pháp dân chủ, khi các giá trị về quyền con người
ngày càng được tôn trọng và là đích đến của toàn bộ hệ thống tư pháp thì hoạt động
của Luật sư được coi là một trong những đại lượng để đánh giá khả năng thực thi pháp
luật và chất lượng của hoạt động tư pháp. Theo dòng chảy của thời gian, cùng với xu
thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới, hệ thống tư pháp nước ta không ngừng
hoàn thiện mình về phương diện pháp luật nói chung và pháp luật về Luật sư, hành
nghề Luật sư nói riêng nhằm tạo nên cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phát triển và
nâng cao hiệu quả hoạt động của Luật sư.
Trong những cơ sở dùng làm thước đo đánh giá vị thế, vai trò và hiệu quả hoạt
động của Luật sư, nghề Luật sư thì mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng là một


trong những yếu tố quan trọng mang tính quyết định sự sống còn của nghề Luật sư.
Xuất phát từ những ý nghĩa trên, đề tài "Lý luận và thực trạng mối quan hệ
giữa Luật sư với khách hàng ở Việt Nam hiện nay" là một trong những đề tài khá
quan trọng, có ý nghĩa thiết thực cho những ai quan tâm đến nghề nghiệp Luật sư. Để
hiểu sâu hơn, chúng ta hãy cũng đi sâu vào nghiên cứu đề tài ấy.
II. THỰC TRẠNG
1- Một số lý luận trên cơ sở pháp luật về Luật sư và nghề Luật sư:
1


(Căn cứ áp dụng Luật Luật sư năm 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 gọi
tắt là Luật Luật sư).
Trước khi nghiên cứu sâu vào thực trạng mối quan hệ giữa Luật sư với khách
hàng ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về Luật sư và nghề Luật sư.
Nghề Luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của
Luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Nghề Luật sư là một nghề luật, trong đó các Luật sư bằng kiến thức pháp luật,
kỹ năng nghề nghiệp của cá nhân, Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý theo yêu cầu
của khách hàng như: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương
lượng về các vấn đề pháp luật và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi
của thân chủ trước Tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng. Người muốn hành nghề
luật phải được công nhận là Luật sư.
Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề Luật
sư. Mỗi Luật sư phải tự ý thức được sứ mệnh của mình, biết giữ gìn phẩm chất và
danh dự nghề nghiệp bằng việc tự mình học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên
môn; nêu gương trong việc chấp hành pháp luật; tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức
và ứng xử nghề nghiệp trong quá trình hành nghề, trong lối sống và giao tiếp xã hội
hàng ngày. Từ đó, tạo niềm tin cùng với uy tín nghề nghiệp và sự kính trọng của khách

hàng, của xã hội đối với nghề Luật sư đang được tôn vinh.
1.1/ Nguyên tắc hành nghề:
Khi hoạt động nghề nghiệp, Luật sư phải tuân thủ các nguyên tắc hành nghề
được quy định tại Điều 5 Luật Luật sư:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
- Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
- Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp
của khách hàng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp Luật sư.
1.2/ Phạm vi hành nghề của Luật sư:
Về phạm vi hành nghề, Luật sư được phép cung cấp các dịch vụ pháp lý cho
khách hàng theo quy định tại Điều 22 Luật Luật sư, gồm:
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
2


- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các
vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động,
hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện tư vấn pháp luật.
- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan
đến pháp luật.
- Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư.
1.3/ Những điều cần chú ý khi hành nghề Luật sư:
Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, Luật sư không được thực hiện các hành

vi bị nghiêm cấm được quy định trong Điều 9 Luật Luật sư, như:
- Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong
cùng vụ, việc.
- Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả,
sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi
giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;
- Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành
nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy
định khác;
- Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;
- Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng
ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ
pháp lý;
- Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ,
công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ,
việc;
- Lợi dụng việc hành nghề Luật sư, danh nghĩa Luật sư để gây ảnh hưởng xấu
đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích
công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện tgpl cho các
khách hàng thuộc đối tượng được hưởng tgpl theo quy định của pháp luật; từ chối vụ,
việc đã đảm nhận mà không có lý do chính đáng.
- Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm
trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành
tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.
3


Ngoài ra, tại Quy tắc 14 của Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư
cũng có quy định về những việc Luật sư không được làm trong quan hệ với khách

hàng:
14.1. Chủ động xúi giục, kích động khách hàng kiện tụng hoặc thực hiện những
hành vi khác trái pháp luật;
14.2. Sử dụng tiền bạc, tài sản của khách hàng trong khi hành nghề vào mục
đích riêng của cá nhân Luật sư;
14.3. Gợi ý hoặc đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản của khách hàng
cho Luật sư hoặc cho những người thân thích, ruột thịt của Luật sư;
14.4. Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người thứ ba để thực
hiện hoặc không thực hiện vụ việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng;
14.5. Đòi hỏi từ khách hàng hoặc người có quyền, lợi ích liên quan với khách
hàng bất kỳ khoản tiền chi thêm hoặc tặng vật nào ngoài khoản thù lao và các chi phí
kèm theo đã thỏa thuận, trừ trường hợp khách hàng tự nguyện thưởng cho Luật sư khi
kết thúc dịch vụ;
14.6. Tạo ra các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, bất lợi cho khách
hàng để lôi kéo, đe dọa, làm áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc mưu
cầu lợi ích bất chính khác từ khách hàng;
14.7. Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà Luật sư đảm nhận để mưu cầu
lợi ích cá nhân;
14.8. Thuê người môi giới khách hàng để giành vụ việc cho mình;
14.9. Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ ám chỉ để khách hàng
biết về mối quan hệ cá nhân của mình với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng hoặc công chức nhà nước có thẩm quyền khác, nhằm mục đích gây niềm tin
với khách hàng về hiệu quả công việc như là một tiêu chí để khuyến khích khách hàng
lựa chọn Luật sư;
14.10. Cố ý làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên môn
của mình; đưa ra những lời hứa hẹn tốt đẹp để lừa dối khách hàng;
14.11. Cam kết bảo đảm kết quả vụ việc nhằm mục đích lôi kéo khách hàng
hoặc để tính thù lao theo kết quả cam kết;
14.12. Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách
hàng làm ảnh hưởng tới danh dự Luật sư và nghề Luật sư;

14.13. Đòi hỏi tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho
các khách hàng được hưởng tgpl theo quy định của pháp luật;
14.14. Từ chối vụ việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý,
của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật, Quy tắc
đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư, trường hợp bất khả kháng hoặc theo yêu cầu
4


của khách hàng. Trong trường hợp có căn cứ từ chối, Luật sư phải có văn bản thông
báo cho tổ chức trợ giúp pháp lý, các cơ quan tiến hành tố tụng và khách hàng biết.
Đối với những thông tin của khách hàng mà Luật sư biết được trong quá trình
thực hiện vụ việc cũng phải giữ bí mật và thực hiện một cách nghiêm túc trên tinh thần
quy định của Luật Luật sư tại Điều 25, cụ thể:
- Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết
được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc
pháp luật có quy định khác.
- Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình
biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích
công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức hành nghề Luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ
chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình.
Đặc biệt hơn hết, Luật sư phải thực hiện tốt về nghĩa vụ trong tố giác tội phạm
theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực
kể từ ngày 01/01/2018. Vì nếu không thực hiện tốt, Luật sư có thể phải chịu trách
nhiệm hình sự trong một số trường hợp luật định về nghĩa vụ tố giác thân chủ của
mình đối với Luật sư.
2- Thực trạng mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng ở Việt Nam hiện
nay:
Trong các mối quan hệ giữa Luật sư với các chủ thể khác trong quá trình hành
nghề, thì mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng là mối quan hệ nền tảng làm phát

sinh các mối quan hệ khác. Về mặt pháp lý, mối quan hệ này là mối quan hệ dân sự
được thiết lập trên cơ sở tự nguyện của hai bên được thể hiện qua hợp đồng cung cấp
dịch vụ pháp lý nên chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, vì là loại quan
hệ trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý nên còn chịu sự điều chỉnh của các quy phạm
pháp luật khác trong hệ thống pháp luật về Luật sư.
2.1/ Mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng trên cơ sở căn cứ pháp luật:
Có thể nói, khách hàng là nguồn mang đến việc làm, thu nhập và thắp nên ngọn
nến cho nghề Luật sư toả sáng và phát triển, nhưng khách hàng cũng là nguồn mang
lại rắc rối, phiền phức cho Luật sư trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Do đó, khi
tiếp xúc, nhận và thực hiện vụ, việc của khách hàng Luật sư phải có thái độ thích hợp
và đảm bảo khả năng thực hiện công việc theo Điều 24 Luật Luật sư:
- Luật sư tôn trọng sự lựa chọn Luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ, việc theo
khả năng của mình và thực hiện vụ, việc trong phạm vi yêu cầu của khách hàng.
- Khi nhận vụ, việc, Luật sư thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm nghề nghiệp của Luật sư trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách
hàng.
5


- Luật sư không chuyển giao vụ, việc mà mình đã nhận cho Luật sư khác làm
thay, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc trường hợp bất khả kháng.
Việc nhận và thực hiện vụ, việc của khách hàng không chỉ quy định tại Điều 24
Luật Luật sư mà Quy tắc 6 của Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư
cũng có quy định về việc này:
- Luật sư không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc
tịch, tuổi tác, khuyết tật, tình trạng tài sản khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng;
- Luật sư tôn trọng sự lựa chọn Luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ việc theo
khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu
hợp pháp của khách hàng;
- Luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách

nhiệm của họ trong quan hệ với Luật sư; về tính hợp pháp trong yêu cầu của khách
hàng; những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện dịch vụ; quyền khiếu nại và thủ
tục giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với Luật sư;
- Khi nhận vụ việc của khách hàng, Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư phải
xác định rõ các quyền, nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Trên cơ sở trao đổi, nắm bắt công việc từ khách hàng, Luật sư đánh giá và đưa
ra quyết định nhận vụ việc của khách hàng hay phải từ chối nhận vụ việc đó. Luật sư
phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh
thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Luật
sư phải từ chối nhận vụ việc của khách hàng trong các trường hợp sau đây:
- Luật sư không đủ khả năng chuyên môn hoặc điều kiện thực tế để thực hiện
vụ việc;
- Khách hàng thông qua người khác yêu cầu Luật sư mà người này có biểu hiện
lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng
đến uy tín của Luật sư và quyền lợi hợp pháp của khách hàng;
- Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của Luật sư với ý định lợi dụng dịch vụ
đó cho mục đích khác hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu
không chính đáng của người khác;
- Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cứ giả hoặc yêu
cầu của khách hàng không có cơ sở, trái đạo đức, trái pháp luật;
- Có sự xung đột về lợi ích trong hành nghề Luật sư mà không giải quyết được
nếu tiếp nhận vụ việc đó.
- Khách hàng có thái độ không tôn trọng Luật sư và nghề Luật sư và không thay
đổi thái độ này.
Trên cơ sở sau khi đã nhận vụ, việc của khách hàng, Luật sư sẽ phải thực hiện
các yêu cầu của khách hàng trong khuôn khổ pháp luật và trên nguyên tắc được quy
định cụ thể tại Quy tắc 8 của Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư:
6



- Luật sư chủ động, tích cực giải quyết vụ việc của khách hàng và thông báo
tiến trình giải quyết vụ việc để khách hàng biết;
- Trong khi thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, Luật sư không
để tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khác chi phối đạo đức và ứng xử nghề nghiệp làm sai
lệch mục đích của nghề Luật sư;
- Luật sư không từ chối vụ việc đã nhận, trừ trường hợp bất khả kháng, hoặc
pháp luật hay Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư cho phép hoặc được
khách hàng đồng ý;
- Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư ký nhận và có trách nhiệm bảo quản, giữ
gìn tài liệu, hồ sơ mà khách hàng giao cho mình; hoàn trả tài liệu, hồ sơ khi khách
hàng yêu cầu hoặc khi đã giải quyết xong vụ việc và có thỏa thuận về việc trả lại, trừ
trường hợp khách hàng chưa thanh toán hết thù lao, chi phí và việc giữ lại tài liệu, hồ
sơ phù hợp với hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết.
Khi thực hiện công việc của khách hàng mà Luật sư đảm nhận, Luật sư luôn
phải tìm và đưa ra những phương pháp tối ưu nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách
hàng trên tinh thần tích cực trong công việc và nghĩa vụ bảo đảm chất lượng dịch vụ
pháp lý cung cấp cho khách hàng, tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng
kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và
lợi ích của khách hàng theo quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp Luật sư.
Trong quá trình thực hiện công việc, một số trường hợp Luật sư sẽ phải từ chối
tiếp tục thực hiện vụ việc như:
- Khách hàng đưa ra yêu cầu mới mà yêu cầu này không thuộc phạm vi hành
nghề Luật sư hoặc trái đạo đức, trái pháp luật;
- Khách hàng không chấp nhận ý kiến tư vấn giải quyết vụ việc đúng pháp luật,
phù hợp với đạo đức do Luật sư đưa ra, mặc dù Luật sư đã cố gắng phân tích thuyết
phục;
- Khách hàng vi phạm cam kết theo hợp đồng dịch vụ pháp lý mà các bên
không thể thỏa thuận được hoặc quan hệ giữa Luật sư với khách hàng bị tổn hại không
phải do lỗi của Luật sư;

- Có sự đe dọa hoặc áp lực về vật chất hoặc tinh thần từ khách hàng hoặc người
khác buộc Luật sư phải làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp mà Luật sư không
thể đối phó;
- Khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư để thực hiện hành vi trái
pháp luật;
- Có căn cứ xác định khách hàng đã lừa dối Luật sư;
- Phát hiện vụ việc thuộc trường hợp Luật sư phải từ chối ở phần trên.

7


- Các trường hợp phải từ chối do quy định của pháp luật hoặc trường hợp bất
khả kháng khác.
Khi Luật sư từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng thì Luật sư, tổ
chức hành nghề Luật sư thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong thời hạn hợp lý
để khách hàng có điều kiện tìm Luật sư khác, đồng thời giải quyết nhanh chóng các
vấn đề liên quan đến việc chấm dứt Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết. Khi đơn
phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý, Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư có
thái độ tôn trọng, xử sự ôn hòa, không dùng lời lẽ có tính chất xúc phạm đối với khách
hàng, làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của nghề Luật sư, danh dự và uy tín của
khách hàng.
Mỗi nghề trong xã hội đều có những chuẩn mực riêng nhất định. Dù làm bất cứ
nghề gì, mỗi người cũng đều cần đến cái đức, cái tâm và cần tuân theo những quy tắc
nhất định của nghề nghiệp. Nghề Luật sư là một nghề cao quý, gắn liền với chế độ, xã
hội dân chủ và Nhà nước pháp quyền. Chính vì vậy, nghề Luật sư cũng cần có những
quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp để làm cơ sở cho thái độ, xử sự, hành vi của
Luật sư trong quá trình hành nghề, trong các mối quan hệ nghề nghiệp. Một trong
những quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư là việc giữ bí mật thông tin
về khách hàng.
2.1.1- Mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng trong việc giữ bí mật thông

tin khách hàng:
Tại điểm c, khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012
có quy định: Cấm Luật sư tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết
được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản
hoặc pháp luật có quy định khác.
Tại sao lại phải cấm Luật sư tiết lộ thông tin của khách hàng?
Vì khách hàng tìm đến Luật sư thường là gặp các vấn đề rắc rối về mặt pháp lý
hoặc muốn đề phòng những rủi ro pháp lý cần sự giúp đỡ của Luật sư. Để giải quyết
vấn đề của khách hàng, điều kiện tiên quyết là Luật sư cần phải biết những thông tin
về khách hàng, thông tin về vụ, việc mà khách hàng đang gặp phải. Để có được thông
tin từ khách hàng, ngoài việc có năng lực chuyên môn, có kỹ năng nghề nghiệp mà
Luật sư còn phải đảm bảo với khách hàng về việc giữ bí mật thông tin của họ. Có thế
khách hàng mới tin tưởng và chia sẽ đầy đủ thông tin cho Luật sư.
Giữ gìn bí mật thông tin về khách hàng là một trong những nét đặc thù của nghề
Luật sư, là một trong những yếu tố tạo nên uy tín và sự thành công của Luật sư, tổ
chức hành nghề Luật sư; đồng thời giữ bí mật thông tin về khách hàng còn là nghĩa vụ
pháp lý, và là một trong những quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư.
Vì sao phải giữ bí mật thông tin khách hàng? Vì trong quá trình tiếp xúc, trao
đổi giữa Luật sư và khách hàng, khách hàng sẽ truyền đạt các thông tin về chính mình
và các thông tin về vụ, việc của họ cho Luật sư để nhờ Luật sư tư vấn hoặc thực hiện
một dịch vụ pháp lý nào đó.
8


Thông tin về khách hàng là những gì khách hàng đã nói, viết, trao đổi, truyền
đạt, tiết lộ cho Luật sư biết hoặc do Luật sư thu thập được bằng các biện pháp hợp
pháp trong quá trình giải quyết vụ việc. Thông tin về khách hàng bao quát nhưng
không giới hạn như: thông tin cá nhân của khách hàng, bí mật đời tư của khách hàng,
tình hình tài chính, bí mật kinh doanh của khách hàng,… Thông tin của khách hàng
nếu bị Luật sư sử dụng nhằm vào mục đích khác tiêu cực và sự lợi dụng thông tin này

sẽ hạ thấp uy tín, danh dự nghề nghiệp Luật sư làm xói mòn niềm tin vào công lý và
pháp luật.
Không những thế, tại Quy tắc 12 của Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
Luật sư cũng quy định: Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi
thực hiện dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách
hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật; Luật sư có trách nhiệm yêu cầu các
đồng nghiệp có liên quan và nhân viên của mình cam kết không tiết lộ những bí mật
thông tin mà họ biết được và giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
Do đó, trong mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng thì việc giữ gìn bí mật
thông tin khách hàng có ý nghĩa quan trọng, sâu sắc. Mối quan hệ này xuất phát từ khi
Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng và kéo dài một thời gian dài, kể cả
khi hợp đồng đó kết thúc. Nếu vi phạm, tuỳ theo mức độ ảnh hưởng của nguồn thông
tin bị tiết lộ, Luật sư có thể chịu nhiều loại chế tài khác nhau, trong đó có cả chế tài
hình sự.
2.1.2- Mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng trong việc thực hiện pháp
luật về tố cáo tội phạm:
Mặc dù quy định Luật sư phải bảo vệ khách hàng, tuy nhiên trong một số
trường hợp nhất định thì Luật sư phải thực hiện nghĩa vụ tố giác tội phạm từ nguồn
thông tin của khách hàng mà Luật sư biết được trong quá trình giải quyết vụ việc cho
khách hàng.
Thế vì sao phải tố giác tội phạm là thân chủ của mình? Và những trường hợp
nào Luật sư mới được tiết lộ thông tin của khách hàng trong việc tố giác tội phạm là
thân chủ của minh?
Vì xuất phát từ ý nghĩa hoạt động nghề nghiệp của Luật sư góp phần bảo vệ
công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân,
cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Luật sư phải là gương mẫu
trong việc tham gia tố giác tội phạm để bảo vệ công lý. Bởi lẽ, những trường hợp mà
pháp luật hình sự quy định buộc Luật sư phải tố giác thân chủ của mình điều là những

tội mà người phạm tội có hành vi gây nguy hiểm cao cho xã hội.
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, kể từ
ngày 01/1/2018, Luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm nếu
không tố giác thân chủ của mình trong một số trường hợp luật định.

9


Căn cứ khoản 3 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017
quy định: “người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình
sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định
tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do
chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà
người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa”.
Như vậy, Luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm nếu
không tố giác thân chủ của mình trong trường hợp thân chủ phạm các tội xâm phạm an
ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do thân chủ đang chuẩn
bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà Luật sư biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Theo đó, có 87 tội mà Luật sư phải có nghĩa vụ tố giác thân chủ của mình, gồm
có: Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108); Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
(Điều 109); Tội gián điệp (Điều 110); Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111); Tội
bạo loạn (Điều 112); Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113); Tội
phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(Điều 114); Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội (Điều 115); Tội
phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116); Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền
thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (Điều 117); Tội phá rối an ninh (Điều 118); Tội chống phá cơ sở giam giữ (Điều
119); Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại
nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120); Tội trốn đi nước ngoài
hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 121); Tội giết

người (Điều 123); Tội hiếp dâm (Điều 141); Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều
142)…
Như vậy, ngoài nghĩa vụ giữ gìn bí mật thông tin của khách hàng thì Luật sư
còn có nghĩa vụ tham gia tố giác tội phạm là thân chủ của mình trên những cơ sở
pháp luật hình sự quy định.
2.1.3- Mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng về thù lao của Luật sư trong
hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
a) Đối với khách hàng thông thường:
Thông thường khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật
sư. Tuỳ vào công việc của khách hàng mà Luật sư có đưa ra mức thù lao hợp lý đúng
theo quy định của pháp luật như: Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; Thời gian và
công sức của Luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; Kinh nghiệm và uy tín của
Luật sư. Việc tính chi phí về thù lao khi thực hiện công việc cho khách hàng thì Luật
sư cần căn cứ thật kỹ về bản chất của công việc. Vì:
- Nếu Luật sư lấy thù lao quá thấp thì sẽ không đủ kinh phí duy trì hoạt động và
thực hiện vụ, việc của khách hàng.
- Còn nếu lấy quá cao thì khách hàng sẽ bỏ đi tìm nơi khác. Từ đó dẫn đến Luật
sư sẽ không có khách hàng, từ việc không có khách hàng sẽ không có kinh phí dẫn đến
“đóng cửa”.
10


Sau khi thực hiện xong yêu cầu của khách hàng, nếu khách hàng còn nợ tiền thù
lao thì Luật sư có thể giữ lại tài liệu và tài sản của khách hàng cho tới khi Luật sư được
thanh toán đầy đủ. Nhưng Luật sư không được phép bán tài sản hay tiết lộ thông tin tài
liệu của khách hàng để lấy tiền thù lao.
b) Đối với khách hàng thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý:
Ngoài nguồn khách hàng trực tiếp mang lại thu nhập cho Luật sư thì Luật sư
còn nguồn khách hàng từ hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Luật sư.
- Hoạt động trợ giúp pháp lý là sự giúp đỡ, bênh vực hoàn toàn vô tư, không vụ

lợi của Luật sư cho những người ở vào vị thế thấp kém thường bị ức hiếp, bị đối xử
bất công trái pháp luật trong xã hội hay những người như người nghèo, người già đơn
côi, người chưa thành niên mà không có sự đùm bọc của gia đình. Hoạt động trợ giúp
của Luật sư đối với những đối tượng này không chỉ là bổn phận mà còn là thước đo
lòng nhân ái và đạo đức của Luật sư.
- Đối với những đối tượng được trợ giúp pháp lý, Luật sư phải tận tâm với
người được trợ giúp như đối với khách hàng trong những vụ, việc có thù lao khi thực
hiện trợ giúp pháp lý.
Để thực hiện tốt chức năng, vai trò và trách nhiệm của mình đối với xã hội, đặc
biệt là đối với nhóm đối tượng yếu thế cần được giúp đỡ về mặt pháp luật thì bắt buộc
mỗi Luật sư phải tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, xem việc thực hiện trợ giúp
pháp lý là lương tâm và trách nhiệm của chính cá nhân mình.
Trong trường hợp khách hàng thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy
định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 thì Luật sư không được thu phí thù lao
đối với khách hàng này, mà chỉ yêu cầu các đối tượng này cung cấp giấy tờ chứng
minh mình là người được trợ giúp pháp lý theo quy định.
Thù lao của Luật sư trong cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng thuộc đối
tượng được trợ giúp pháp lý sẽ được Nhà nước chi trả theo thủ tục hành chính.
2.1.4- Mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng trong giải quyết mâu thuẫn,
khiếu nại:
Trong quan hệ giữa Luật sư với khách hàng, đôi khi xuất hiện sự mâu thuẫn,
hay xung đột với nhau về mặt nào đó. Khi ấy, khách hàng có quyền khiếu nại lên tổ
chức, cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Khi tiếp nhận yêu cầu khiếu nại của khách
hàng, Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư có thái độ ôn hòa, nhã nhặn, chủ động
thương lượng, hòa giải với khách hàng; nếu không có kết quả thì hướng dẫn khách
hàng thủ tục khiếu nại tiếp theo để quyền lợi của khách hàng được giải quyết theo quy
định của pháp luật, bảo vệ uy tín của Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư. Việc trả lời
khiếu nại của khách hàng được thực hiện bằng văn bản.
Nếu khiếu nại của khách hàng có đầy đủ chứng cứ để chứng mình là Luật sư vi
phạm quy định của Luật Luật sư, Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp

Luật sư Việt Nam và quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư thì
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
11


Khiển trách; Cảnh cáo; Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư từ sáu tháng
đến hai mươi bốn tháng; và mức hình phạt cao nhất đối với Luật sư là xóa tên khỏi
danh sách Luật sư của Đoàn Luật sư.
Nếu trường hợp khiếu nại của khách hàng mà qua đó xác định hành vi của Luật
sư vi phạm pháp luật thì Luật sư phải chịu sự chế tài theo quy định pháp luật.
2.2/ Mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng trên thực tế trong thời gian
qua:
2.2.1- Thực trạng mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng thông thường:
Mặc dù, mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng trong hoạt động cung cấp
dịch vụ pháp lý đều được quy định cụ thể trong Luật Luật sư và Quy tắc đạo đức và
ứng xử nghề nghiệp Luật sư. Tuy nhiên, trong thời gian qua, đã xảy ra nhiều tình trạng
Luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp với nhiều hình thức khác nhau dẫn đến bị kỷ
luật với nhiều hình thức kỷ luật tương thích và mức kỷ luật cao nhất đối với Luật sư là
xoá tên. Hơn thế nữa một số hành vi vi phạm của Luật sư còn bị xử lý hình sự, ít nhiều
cũng làm giảm lòng tin của người dân vào đội ngũ Luật sư và nghề nghiệp Luật sư
trong hoạt động tư pháp.
Một số trường hợp vi phạm điển hình trong thời gian qua:
- Trường hợp bà Phạm Thị Ái Liên nguyên là Luật sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh
Đồng Tháp vi phạm mối quan hệ với khách hàng khi hành nghề Luật sư dẫn đến bị
TAND tỉnh Đồng Tháp đã tuyên phạt 24 năm tù về 2 tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Hành vi vi phạm của bà là lợi dụng mối
quan hệ trong hoạt động nghề nghiệp làm quen với một số người, trong đó có những
người yêu cầu bà Liên bảo vệ quyền lợi của họ trong các vụ kiện dân sự để hỏi vay
tiền của họ với lãi suất từ 3%-12%/tháng nhưng không thanh toán đầy đủ. Ngoài ra, bà
Liên còn lợi dụng sự tin tưởng của người bị hại ủy quyền đã nhận tiền tại Chi cục Thi

hành án dân sự Thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) rồi tự ý sử dụng. Do vậy, từ
năm 2011- 2013, Liên đã chiếm đoạt của 5 bị hại với tổng số tiền hơn 4,8 tỉ đồng.
Hành vi của Luật sư này không chỉ vi phạm đạo đức nghề nghiệp Luật sư mà còn vi
phạm các quy định hiện hành.
(nguồn tin từ Báo Người lao động />- Trước đó, ngày 20 và 21-5-2014 Hội đồng xét xử TAND Thành phố Hồ Chí
Minh đã xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị hại là bà L.T.T và các con. Bà T
có chồng là ông N.M.T bị khởi tố với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Trong lúc gia đình bà T đang lo lắng, Lương
Anh Tiến (nguyên Luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM) đã xuất hiện với tư cách là
một Luật sư uy tín từng bào chữa tại nhiều vụ án lớn hứa hẹn sẽ lo cho ông T được tại
ngoại, thoát tội. Để chiếm đoạt tiền của gia đình bà T, Tiến đã từng bước dựng lên một
số chi tiết của vụ án để rung, dọa gia đình bà T khiến bà ngày càng hoang mang nên đã
vay tiền đưa cho Tiến lo chạy án cho ông T với số tiền tổng cộng là 1,8 tỉ đồng. Với
hành vi này, Lương Anh Tiến đã bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 16 năm tù về tội lừa đảo
12


chiếm đoạt tài sản (nguồn tham khảo từ Báo tuổi trẻ />Ngoài việc lợi dụng danh nghĩa của nghề mình đang hoạt động để Luật sư lừa
đảo khách hàng, một số Luật sư còn nhận tiền dịch vụ pháp lý nhưng không thực hiện
các công việc theo thỏa thuận trong Hợp đồng; cam kết bảo đảm kết quả vụ việc; đòi
hỏi từ khách hàng khoản tiền ngoài thỏa thuận hứa hẹn với khách hàng dẫn đến kết
quả phải chịu sự xử lý kỷ luật…Điển hình:
- Năm 2012, LS Nguyễn Mạnh Tiến (Trưởng văn phòng LS Dũng Tiến) bị tạm
đình chỉ tư cách thành viên 12 tháng và LS Lê Thanh Dũng bị xóa tên khỏi danh sách
Đoàn LS TP.Cần Thơ, với lý do cả hai nhận tiền nhưng không thực hiện cam kết với
khách hàng. (nguồn tham khảo từ Báo Thanh niên />- Hành vi “không chỉ làm mất hồ sơ của khách hàng mà sau khi ký hợp đồng
dịch vụ pháp lý, nhận tiền của khách hàng rồi, Luật sư Ne lại không thực hiện nội
dung đã ký kết mà để cho khách hàng… tự bơi. Cho tới khi khách hàng bị thiệt hại,
khiếu nại đến cơ quan chức năng, Luật sư Ne mới lo chạy khắc phục hậu quả do mình
gây nên” mà Luật sư Nguyễn Văn Ne - Trưởng văn phòng Luật sư số 7 đã mắc phải,

dẫn đến Luật sư Ne đã bị Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Cần Thơ “dành” cho hình thức
kỷ luật “cảnh cáo” (1).
- Cũng chịu mức kỷ luật “cảnh cáo” với LS Ne, LS Phạm Hồng Thái – Văn
phòng Luật sư Phạm Hồng Thái với hành vi vi phạm: “Đã nhận ủy quyền cho một
khách hàng trong một vụ tranh chấp dân sự nhưng không ký hợp đồng dịch vụ pháp lý,
LS Thái đã không làm hết trách nhiệm của một LS đối với những nội dung mà LS này
đã thống nhất, thỏa thuận với khách hàng, khiến khách hàng khiếu nại đề nghị trả lại
số tiền (10 triệu đồng) mà LS này đã nhận của họ trước đó” (2).
- Trong hợp đồng cung cấp pháp lý cho khách hàng, Luật sư Nguyễn Thanh
Hiền - Giám đốc Công ty Luật TNHH Nguyễn Thanh Hiền có nội dung hứa đảm bảo
kết quả với khách hàng: “Nếu ông L.V.M. không được hưởng án treo bên B sẽ hoàn lại
số tiền chi phí đã nhận”. Tuy nhiên, khi kết quả không giống như cam kết thì Luật sư
Hiền không thực hiện như nội dung đã cam kết. Dẫn đến khách hàng bức xúc, gửi đơn
khiếu nại đến Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư TP Cần Thơ. Khi tiếp nhận và giải quyết
khiếu nại Đoàn Luật sư TP Cần Thơ xác định, LS Hiền đã vi phạm quy tắc và ứng xử
nghề nghiệp LS Việt Nam và gây ảnh hưởng xấu đối với uy tín nghề luật sư. Và trong
quyết định mới đây của Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Cần Thơ, LS Hiền bị tạm đình
chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư TP Cần Thơ với thời gian 6 tháng (3).
((1), (2), (3) nguồn tham khảo từ Báo Công an nhân dân />- Gần đây nhất, ngày 12/3/2018, Đoàn Luật sư TP.HCM đã ban hành quyết định
xử lý kỷ luật Luật sư Phạm Công Út (Giám đốc Công ty luật TNHH MTV Phạm
Nghiêm) với hình thức kỷ luật là xóa tên khỏi danh sách Luật sư Đoàn Luật sư
TP.HCM. Theo nội dung quyết định của Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM về
việc kỷ luật Luật sư Phạm Công Út, ông Út khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách
13


hàng đã nhận 1 tỷ đồng và theo hợp đồng sẽ được nhận 30% giá trị tài sản thu hồi
được. Tuy nhiên ông không có khả năng thực hiện hợp đồng và không hoàn trả tiền
cho khách hàng. Khách hàng yêu cầu thanh lý hợp đồng, ông Út chỉ chuyển trả 200
triệu đồng. Đến khi khách hàng khiếu nại, ông Út lại cho rằng số tiền 200 triệu đồng

này là cho khách hàng mượn, sẽ đòi lại và yêu cầu khách hàng tiếp tục thực hiện hợp
đồng. Quá trình hòa giải, ông Út không thừa nhận sai phạm, chỉ trả thêm 300 triệu
đồng và ra điều kiện khách hàng phải rút đơn khiếu nại, nếu không sẽ khởi kiện đòi lại
tiền.
Theo Đoàn Luật sư TP.HCM, hành vi của ông Út đã vi phạm Luật Luật sư cùng
Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
(Nguồn từ Báo Đời sống pháp luật />Trên thực tế còn rất nhiều vụ, việc vi phạm của Luật sư trong mối quan hệ giữa
Luật sư với khách hàng làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh, chất lượng, vai trò
của Luật sư việc góp phần xây dựng hệ thống tư pháp hoàn thiện.
Thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thực tiễn cho thấy trong giải quyết mâu thuẫn, khiếu nại của khách hàng đối
với Luật sư đa phần xuất phát từ việc trả thù lao cho Luật sư. Những vi phạm nêu trên
xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Một là, khi đàm phán và ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, Luật sư còn chưa nêu
rõ căn cứ và phương thức tính thù lao, thiết lập hợp đồng dịch vụ pháp lý lỏng lẻo,
thiếu những điều khoản cụ thể cần thiết dẫn đến khó xác định một cách rành mạch
quyền và nghĩa vụ của các bên trong một số tình huống cụ thể.
- Hai là, do khách hàng còn thiếu kiến thức về mối quan hệ giữa Luật sư với
khách hàng, còn hạn chế nhận thức về những quy định trong hành nghề Luật sư nên
khi thoả thuận ký kết Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý với Luật sư, khách hàng
thường đặt cao quan điểm “khách hàng là Thượng Đế” nên đưa ra những yêu cầu vượt
quá khả năng thực hiện của Luật sư. Khi Luật sư cố gắng để ký được hợp đồng ấy thì
sẽ phát sinh những sai phạm mà đã được quy định cụ thể.
- Ba là, do áp lực sợ không ký được hợp đồng với khách hàng hoặc do ý chí chủ
quan, tự tin về năng lực của mình nên Luật sư đã đưa ra cam kết về kết quả để làm căn
cứ tính thù lao cho việc giải quyết vụ việc nhưng đến khi thực hiện thì kết quả ngoài
sự mong đợi từ đó dẫn đến những tranh chấp, bất đồng giữa hai bên.
- Bốn là, do cái tôi trong mỗi Luật sư trỗi dậy trước những thông tin mình có
được (danh dự, uy tín, thông tin của khách hàng, …) dẫn đến hành vi vi phạm nghiêm
trọng phải đánh mất chính mình phải chịu chế tài của pháp luật.

2.2.2- Thực trạng mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng thuộc đối tượng
được trợ giúp pháp lý:

14


Mặt dù trong thực tiễn thời gian qua, đội ngũ Luật sư đã có nhiều đóng góp tích
cực trong hoạt động trợ giúp pháp lý, đảm bảo quyền và lợi ích phạm pháp của nhóm
đối tượng yếu thế trong xã hội. Tuy nhiên, so với yêu cầu trợ giúp pháp lý và các quy
định nêu trong Luật Luật sư, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư thì đội
ngũ Luật sư vẫn chưa thể hiện hết vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với xã
hội.
Về số lượng Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý: Hiện nay, số lượng Luật sư
tham gia trợ giúp pháp lý còn hạn chế, thấp hơn nhiều so với đội ngũ Luật sư hiện
có (dưới 15% so với tổng số Luật sư). Đây là một con số còn quá khiêm tốn so với yêu
cầu trợ giúp pháp lý và nghĩa vụ trợ giúp pháp lý của đội ngũ Luật sư.
Về thái độ và chất lượng vụ việc đối với khách hàng được trợ giúp pháp lý của
Luật sư: Theo thống kê của Bộ Tư pháp thì số vụ việc trợ giúp pháp lý của đội ngũ
Luật sư có chiều hướng giảm dần (giảm 2,2%), số lượng vụ việc rất khiêm tốn, hiệu
quả các vụ việc tham gia trợ giúp pháp lý chưa cao, nhiều Luật sư đăng ký tham
gia nhưng chưa thực hiện vụ việc hoặc không có báo cáo; một số vụ việc trợ giúp pháp
lý chưa theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Một số Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý
còn mang tính hình thức, thiếu nhiệt tình.
Thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Một là, tuy có quy định về trách nhiệm của Luật sư trong việc tham gia trợ
giúp pháp lý, nhưng biện pháp bảo đảm và giám sát việc thực hiện của Luật sư chưa
được xem trọng.
- Hai là, chưa có cơ chế quản lý, huy động, khuyến khích và tạo điều kiện cho
các tổ chức hành nghề Luật sư, công ty luật, đội ngũ Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý
tình nguyện.

- Ba là, hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng còn hạn chế trong việc quan tâm
và tạo điều kiện cho Luật sư trong qua trình tham gia tố tụng bào chữa, bảo vệ cho đối
tượng được trợ giúp pháp lý. Một số nơi, các cơ quan tiến hành tố tụng gây khó khăn
trong thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền bào chữa, bảo vệ cho Luật sư. Điều này cũng
phần nào ảnh hưởng tâm lý của các Luật sư khi tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho đối tượng được trợ giúp pháp lý.
- Bốn là, mức bồi dưỡng cho Luật sư trong việc trợ giúp pháp lý còn rất hạn
chế, có thể nói là quá thấp so với một vụ, việc mà Luật sư thụ lý theo đơn đặt hàng.
Bên cạnh đó, để lấy được số tiền bồi dưỡng nêu trên, các Luật sư phải làm rất nhiều
thủ tục, giấy tờ và mất rất nhiều thời gian so với việc nhận thù lao trong khi cung cấp
dịch vụ pháp lý cho đối tượng là khách hàng thông thường . Đây là nguyên nhân chính
làm ảnh hưởng tâm lý và động lực thực hiện trợ giúp pháp lý của các Luật sư.
- Năm là, phần lớn các Công ty Luật, Văn phòng Luật sư, Trung tâm Tư vấn
pháp luật và Luật sư điều phân bổ ở các trung tâm thành phố lớn (Hà Nội, HCM, Đà
Nẵng,…); trong khi đó, nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân lại nằm ở các vùng
nông thôn, vùng núi, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
III. GIẢI PHÁP:
15


Để khắc phục những hạn chế, nguyên nhân nêu trên, trong thời gian tới cần tập
trung đẩy mạnh một số giải pháp sau:
- Một là, xây dựng mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng trên cơ sở hợp
đồng dịch vụ pháp lý chặt chẽ, thể hiện đầy đủ, cụ thể, chi tiết quyền và nghĩa vụ của
các bên trong từng tình huống giả định, tình huống cụ thể.
- Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về pháp luật sâu rộng đến các cơ
quan, tổ chức và người dân bằng hoạt động thường xuyên, liên tục, chú ý ở những nơi
thuộc vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt là tuyên truyền về pháp luật Luật sư, pháp luật về
trợ giúp pháp lý.
- Ba là, nêu cao tính độc lập, nguyên tắc hành nghề trong khi tiếp xúc, trao đổi

thông tin về vụ việc với khách hàng. Nâng cao đức tính khiêm tốn, biết sống bằng khả
năng tự lực tự cường của bản thân, biết thẹn khi đón nhận nguồn lợi từ người khác
mang lại mà không phải thành quả do mình bỏ công bỏ sức ra. Cần loại bỏ những suy
nghĩ dựa dẫm vào người khác hay dựa vào uy tín, mối quan hệ trong xã hội để đạt
được mục đích tiêu cực của bản thân.
- Bốn là, tăng cường công tác giáo dục nâng cao đạo đức, trách nhiệm, lòng tự
tôn của đội ngũ Luật sư đối với hoạt động nghề nghiệp.
- Năm là, xây dựng và ban hành quy định, biện pháp đảm bảo thực hiện pháp
luật và cơ chế giám sát hoạt động trong quá trình hành nghề Luật sư.
- Sáu là, có cơ chế quản lý, chương trình bền vững và lâu dài trong việc khuyến
khích và tạo điều kiện cho các tổ chức hành nghề Luật sư, công ty luật, đội ngũ Luật
sư tham gia trợ giúp pháp lý tình nguyện.
- Bảy là, đảm bảo thực hiện cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, tạo điều kiện
cho Luật sư trong việc cấp giấy chứng nhận bào chữa khi tham trợ giúp pháp lý cũng
như khi Luật sư tham gia giải quyết các vụ việc khác bằng hình thức tố tụng và ban
hành cơ sở pháp lý khẳng định vị trí, vai trò cụ thể của Luật sư trong hoạt động tố
tụng.
- Tám là, có chính sách ưu đãi đối với Luật sư làm công tác trợ giúp pháp lý
thường xuyên nhằm thu hút, khuyến khích Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý.
- Chín là, có biện pháp ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các Công ty Luật, Văn
phòng Luật sư, Trung tâm Tư vấn pháp luật và Luật sư hình thành và hoạt động ở
những nơi vùng nông thôn, vùng núi, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế khó
khăn.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu trên, trong thời gian tới cần thực
hiện một số biện pháp sau:
- Một là, trước khi ký hợp đồng với khách hàng, Luật sư cần trao đổi nắm rõ
những thông tin vụ việc, yêu cầu của khách hàng, đề nghị khách hàng cung cấp các
16



chứng cứ, giấy tờ có liên quan. Trên cơ sở đó, Luật sư sẽ đánh giá, nêu ra các căn cứ
và các bước cần phải giải quyết trong vụ việc.
Luật sư cần trình bày mối quan hệ giữa với khách hàng khi ký một thoả thuận
như: mô tả rõ ràng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của hai bên; dự kiến các tình
huống có thể phát sinh cũng như các nguyên nhân làm phát sinh, dự trù các giải pháp
cụ thể để có thể khắc phục, giải quyết tốt nhất các tình huống có thể xảy ra; giải thích
chiến lược mà Luật sư sẽ thực hiện, quy định rõ mối giữ quan hệ Luật sư với khách
hàng trong việc duy trì trao đổi thông tin khi thực hiện vụ việc của khách hàng để kịp
thời thông tin về tiến độ giải quyết vụ việc, hay trước khi có những hành động có thể
gây ảnh hưởng hoặc gây sức ép đối với người khác; … Vì những lý do trên, Luật sư
phải khẳng định chính xác yêu cầu của khách hàng khi nhận việc. Luật sư không được
cố tình đánh giá, đưa tình huống vụ việc vào mức xấu hơn tình hình thực tế để đe doạ
khách hàng, dẫn đến khách hàng hiểu sai về tính chất, mức độ của vụ việc nhằm mục
đích tiêu cực là trục lợi cho bản thân.
Sau đó, Luật sư đi sâu vào phân tích, đưa ra cách tính phí sao cho phù hợp với
từng nội dung công việc mà mình sẽ làm cho khách hàng. Để khách hàng có sự quyết
định trong việc chọn lựa có nên tiếp tục nhờ Luật sư hay nhờ nơi khác. Khi khách
hàng đã hiểu rõ và đồng ý các vấn đề trong vụ việc và vấn đề về thù lao rồi mới tiến
hành ký kết hợp đồng.
- Hai là, Nhà nước có chính sách hợp lý nhằm khuyến khích, động viên các
hãng thông tin truyền thông, các tổ chức, đơn vị, địa phương tổ chức những tuyên
truyền pháp luật đến người dân bằng nhiều hình thức, với nội dung phong phú liên
quan đến pháp luật.
- Ba là, hàng năm Liên đoàn Luật sư tổ chức những đợt giáo dục, tuyên dương
những gương điển hình, thông tin nhắc nhở những lỗi Luật sư đã gặp phải, những lỗi
có thể xảy ra đối với hoạt động nghề nghiệp Luật sư.
- Bốn là, hàng năm tổ chức ngày hợp mặt Luật sư nhằm tôn vinh nghề nghiệp,
giáo dục đạo đức, trách nhiệm, lòng tự tôn của đội ngũ Luật sư.
- Năm là, ban hành các quy định điều chỉnh và giám sát tiến độ thực hiện, nội

dung, phương pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề Luật sư, nâng cao chất lượng
tập sự hành nghề Luật sư thông qua việc các Đoàn Luật sư thực hiện nghiêm túc cơ
chế giám sát người tập sự hành nghề Luật sư, Luật sư hướng dẫn, tổ chức hành nghề
Luật sư trong việc tuân theo Quy chế tập sự hành nghề Luật sư; tạo điều kiện thuận lợi
để người tập sự được nghiên cứu, tiếp cận những kiến thức pháp luật mới, đồng thời
tạo cơ hội cho người tập sự được trực tiếp tham gia hoạt động nghề nghiệp, nâng cao
kỹ năng hành nghề Luật sư. Hoàn thiện các quy định pháp lý về cơ chế bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp Luật sư.
- Sáu là, có chính sách ưu đãi đối với Luật sư làm công tác trợ giúp pháp lý
như: miễn, giảm thuế thu đối với Luật sư và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, nâng
mức hỗ trợ bồi dưỡng cho Luật sư tham gia các vụ án chỉ định và vụ việc trợ giúp
pháp lý,… Đơn giản hoá các thủ tục thanh toán thù lao cho Luật sư khi thực hiện công
việc trợ giúp pháp lý.
17


- Bảy là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và thể chế hóa về mặt pháp luật chủ
trương hoàn thiện pháp luật về Luật sư, nhất là khâu cung cấp giấy chứng nhận công
nhận tư cách của Luật sư trong tham gia tố tụng. Quán triệt sâu rộng trong đội ngũ cán
bộ, nhân dân về nghĩa vụ của mình đối với người được trợ giúp pháp lý và trách nhiệm
hỗ trợ đối với Luật sư.
- Chín là, xây dựng các mô hình tổ chức hành nghề và mô hình quản lý phù hợp
đủ sức đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý của công dân, tổ chức; phấn đấu xây dựng đội
Luật sư đạt cả về số lượng lẫn chất lượng trong hỗ trợ tư pháp. Gắn việc hoàn thiện
pháp luật về Luật sư với chiến lược cải cách tư pháp hiện nay. Nâng cao tính đồng bộ
trong quá trình hoàn thiện pháp luật về Luật sư và Luật Trợ giúp pháp lý.

18




×