Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: Sản xuất nước giải khát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.3 KB, 192 trang )

TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ

TÊN NGHỀ: SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT
MÃ SỐ NGHỀ:

Hà Nội 2009

1


GIỚI THIỆU CHUNG

I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

Ban Chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề được Bộ Công thương
thành lập tại quyết định số 3258/QĐ-BCT ngày 26 tháng 6 năm 2009 g ồm 13
thành viên, trong đó có 2 tiến sĩ, 9 thạc sĩ và 2 kỹ sư, là những giáo viên, cán bộ
kỹ thuật có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu trong
nghề Sản xuất nước giải khát.
Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề ”Sản xuất nước giải khát”
được thực hiện như sau:
* Phân tích nghề
Ban chủ nhiệm đã họp các thành viên xác định nhiệm vụ xây dựng chuẩn
kiến thức, chuẩn kỹ năng đào tạo nghề. Ban chủ nhiệm xây dựng ch ương trình
đã thu thập tài liệu tham khảo, trong đó có cả t ài liệu nước ngoài, xây dựng mẫu
phiếu điều tra, tiến hành điều tra khảo sát thực tế tại 8 c ơ sở sản xuất kinh
doanh. Ban chủ nhiệm đã xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu điều tra, tổ chức hội
thảo phân tích nghề Dacum, lấy các ý kiến chuyên gia để xây dựng và đã hoàn
thiện sơ đồ phân tích nghề với 11 nhiệm vụ chia làm 80 công việc.
* Phân tích công việc
Ban chủ nhiệm đã tiến hành biên soạn các phiếu phân tích công việc cho t ất


cả các công việc của nghề, theo phương thức cá nhân soạn thảo, thông qua nhóm
công tác góp ý. Ban chủ nhiệm cũng lập mẫu phiếu xin ý kiến các chuyên gia
góp ý cho phiếu phân tích công việc, tổ chức hội thảo hoàn thiện bộ phiếu phân
tích công việc.
* Biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề
Căn cứ vào khung của từng bậc trình độ kỹ năng nghề, Ban chủ nhiệm đã
tiến hành lựa chọn sắp xếp các công việc trong sơ đồ phân tích theo các bậc kỹ
năng, xin ý kiến chuyên gia và tổ chức hội thảo để hoàn thiện danh mục công
việc theo bậc trình độ kỹ năng.
Trên cơ sở kết quả phân tích nghề, phân tích công việc ban chủ nhiệm xây
dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề đã tổ chức phân công xây dựng kỹ năng nghề
theo đúng mẫu định dạng tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia. Ban chủ nhiệm đã
tiến hành xin ý kiến các chuyên gia và tổ chức hội thảo, biên tập, phản biện để
hoàn thiện bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề.
2


Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia sau khi xây dựng và ban hành sẽ là công
cụ giúp người làm nghề định hướng nâng cao trình độ năng lực làm việc để tạo
cơ hội thăng tiến trong nghề. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề cũng giúp người hoặc tổ
chức sử dụng lao động có cơ sở để tuyến chọn lao động, bố trí công việc và trả
lương phù hợp. Các cơ sở đào tạo nghề có căn cứ để xây dựng chương trình đào
tạo, các cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để tổ chức việc đánh giá, cấp chứng
chỉ nghề cho người làm nghề.

3


II. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY D ỰNG


TT
1

Họ và tên
Phạm Ngọc Anh

Nơi làm việc
Trường ĐH-KTKTCông nghiệp

2

Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Trường ĐH-KTKTCông nghiệp

3

Phạm Minh Đạo

Trường ĐH-KTKT Công nghiệp

4

Vũ Thị Ngọc Bích

Trường ĐH-KTKT Công nghiệp

5

Hồ Tuấn Anh


Trường ĐH-KTKT Công nghiệp

6

Trương Thị Thuỷ

Trường ĐH-KTKT công nghiệp

7

Nguyễn Mai Hương

Trường ĐH-KTKT Công nghiệp

8

Nguyễn Thị Hiền

Trường ĐH-KTKT Công nghiệp

9

Phan Vĩnh Hưng

Trường Cao đẳng Công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh

10


Nguyễn Thị Quỳnh Vân

Sở công thương Hà Nội

11

Đỗ Quang Thắng

CTCP Bia Nam Định

12

Phạm Thu Hoài

Trường ĐH-KTKTCông nghiệp

13

Nguyễn Bích Thuỷ

Tổng công ty rượu bia nước giải
khát Hà Nội

III. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA TH ẨM ĐỊNH

TT
1

Họ và tên
Trần Văn Thanh


Nơi làm việc
Bộ Công thương

2

Nguyễn Xuân Thu

Tổng công ty rượu-bia-nước giải
khát Hà Nội

3

Lê Hội

Bộ Công thương

4

Trần Hậu Cường

Công ty cổ phần rượu Hà Nội

5

Nguyễn Đức Thắng

Trường cao đẳng Công nghiệp Sao
Đỏ


6

Nguyễn Thị Thu Vinh

Trung tâm công nghệ thực phẩm và
công nghệ môi trường

7

Phạm Văn Vinh

Công ty cổ phần vang Thăng Long

4


MÔ TẢ NGHỀ
TÊN NGHỀ: SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT
MÃ SỐ NGHỀ:

"Sản xuất nước giải khát" là một nghề sản xuất ra các loại n ước giải khát
khác nhau: nước rau quả, nước trà xanh, nước trà thảo dược, các loại nước ngọt
có gas, không gas, nước khoáng, nước uống tinh khiết...phục vụ đời sống.
Các sản phẩm nước giải khát được sản xuất từ các nguyên liệu: nước,
nước khoáng, đường kính, các loại rau quả, thảo d ược và các loại nguyên liệu
phụ khác theo quy trình công nghệ trên các thiết bị chuyên dùng...theo đúng yêu
cầu kỹ thuật, đạt năng suất, chất l ượng và an toàn, hiệu quả trong các phòng thí
nghiệm, các xưởng sản xuất của các xí nghiệp, doanh nghiệp, nh à máy sản xuất
nước giải khát.
Người làm nghề sản xuất nước giải khát cần phải:

- Nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm việc, tính năng tác dụng của các thiết
bị trong dây chuyền sản xuất nước giải khát.
- Hiểu biết về thành phần, tính chất, sự biến đổi của các nguyên liệu
chính, nguyên liệu phụ, phụ gia sản xuất nước giải khát trong quá trình chế biến,
vận chuyển, bảo quản.
- Hiểu biết các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thực hiện các công việc trong quy trình công nghệ sản xuất các loại
nước giải khát đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu
của khách hàng.
- Thiết kế dây chuyền sản xuất hợp lý tr ên điều kiện cơ sở vật chất trang
thiết bị của doanh nghiệp.
- Vận hành an toàn, đúng quy trình kỹ thuật thiết bị trên dây chuyền sản
xuất nước giải khát đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Giám sát và xử lý được sự cố trong quy trình sản xuất trên dây chuyền
sản xuất nước giải khát.
- Có đủ sức khỏe phù hợp với môi trường công việc.
- Có khả năng giao tiếp và tác phong công nghiệp.

5


- Đọc, hiểu được các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật.
- Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng được công
việc.


Vị trí của người làm nghề sản xuất nước giải khát là:

- Trực tiếp tham gia sản xuất trên dây chuyền sản xuất nước giải khát của
các cơ sở và chế biến thực phẩm trong nước hoặc nước ngoài.

- Làm tổ trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật phân x ưởng, nhân viên kỹ thuật
kiểm tra chất lượng sản phẩm và trưởng ca các dây chuyền sản xuất nước giải
khát.
- Tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất nước giải khát và một số sản
phẩm trong ngành chế biến thực phẩm.

6


DANH MỤC CÁC CÔNG VIỆC THEO BẬC TR ÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ
SỐ
TT

MÃ SỐ
CÔNG

TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ
CÔNG VIỆC
Bậc 1

VIỆC

A

Bậc 2

Chuẩn bị kho bãi, bồn chứa
Xác định nguyên liệu cần nhập

4


A3
A4

5

A5

Vận chuyển đến nơi bảo quản

x

6

A6
A7

Xếp kho

x

2
3

7

B

Bậc 4


Tiếp nhận nguyên liệu

A1
A2

1

Bậc 3

x
x

Chuẩn bị máy, thiết bị nhập kho

x

Cân nhận nguyên liệu

x

Đảm bảo chất lượng nguyên liệu
trong quá trình bảo quản

x

Xử lý nguyên liệu

8

B1


Phân loại nguyên liệu

9

Rửa, Làm sạch nguyên liệu

10

B2
B3

Xử lí cơ học nguyên liệu rắn

x

11

B4

Xử lí cơ học nguyên liệu lỏng

x

12

B5
B6

Trích ly nguyên liệu

Xử lý nhiệt nguyên liệu lỏng

x
x

Xử lý nhiệt nguyên liệu rắn

x

15

B7
B8

Xử lý vi sinh

x

16

B9

Xử lý hoá học

x

17

Xử lý hoá sinh


x

18

B10
B11

19
20
21
22
23
24

C
C1
C2
C3
C4
C5
C6

13
14

D
25
26
27
28

29

D1
D2
D3
D4
D5

x
x

Đuổi khí

x

Chế biến
Định lượng nguyên liệu nấu
Nấu siro
Lọc siro
Làm lạnh siro
Pha chế nước giải khát
Nạp CO2
Hoàn thiện sản phẩm
Chuẩn bị bao bì
Chiết rót
Thanh trùng
Dán nhãn
In hạn sử dụng

x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
7

Bậc 5


30

35

D6
E
E1
E2
E3
E4
F
F1

36


F2

37
38

F3
F4

39

F5

40
41

F6
F7

42

F8

43

F9

44

F10


45
46
47

F11
F12
F13
G
G1

31
32
33
34

48
49
50
51
52

G2
G3
G4
G5
H

53
54
55

56

H1
H2
H3
H4

Bao gói thành phẩm
Bảo quản
Bảo quản lạnh, lạnh đông
Bảo quản khô
Bảo quản bằng hoá chất
Bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh
Kiểm tra sản xuất
Kiểm tra chất lượng bằng phương
pháp hoá học
Kiểm tra chất lượng bằng phương
pháp vật lý
Kiểm tra vi sinh
Kiểm tra chất lượng bằng phương
pháp cảm quan
Kiểm tra các thông tin vận h ành từ ca
trước
Kiểm tra vệ sinh máy và thiết bị
Kiểm tra điều kiện vận hành máy và
thiết bị sản xuất
Kiểm tra độ an toàn của máy và thiết
bị
Xác định các điểm trọng yếu hay xảy
ra sự cố

Kiểm tra vệ sinh nhà xưởng, môi
trường
Kiểm tra trước khi xuất hàng
Nhận dạng sản phẩm sai lỗi
Kiểm tra nhật ký sản xuất
Giao nhận
Bàn giao nguyên liệu, bán thành phẩm,
sản phẩm.
Bàn giao thiết bị.
Bàn giao tình trạng vệ sinh.
Làm báo cáo.
Bàn giao ca.
Đảm bảo bảo vệ sinh an to àn thực
phẩm.
Vệ sinh cá nhân
Vệ sinh xưởng sản xuất
Vệ sinh thiết bị
Thu gom và xử lý các chất thải rắn

8

x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x


62

H5
H6
H7
H8
H9
I
I1


63

I2

64

I3

65

72
73
74

I4
J
J1
J2
J3
J4
J5
J6
K
K1
K2
K3

75
76


K4
K5

77
78
79
80

K6
K7
K8
K9

57
58
59
60
61

66
67
68
69
70
71

Xử lý nước thải
Vệ sinh nhà máy
Kiểm soát các mối nguy vật lý

Kiểm soát các mối nguy hóa học
Kiểm soát các mối nguy sinh học.

x
x
x
x
x

Tạo môi trường làm việc
Thực hiện chế độ chính sách người lao
động
Thực hiện an toàn phòng chống cháy
nổ
Thực hiện an toàn điện và sơ cứu
người bị điện giật
Phòng ngừa tai nạn lao động
Quản lý sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất
Quản lý lao động
Quản lý trang thiết bị
Quản lý nguyên vật liệu
Quản lý chất lượng sản phẩm
Điều hành sản xuất
Phát triển nghề nghiệp
Giao tiếp với khách hàng
Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm
Học tập nâng cao kiến thức chuy ên
môn
Học tập nâng cao tay nghề

Học tập nâng cao kiến thức tin học,
ngoại ngữ
Kèm cặp thợ bậc thấp
Nâng cao tổ chức điều hành sản xuất
Cải tiến kỹ thuật
Phát triển sản phẩm mới

9

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x



TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Chuẩn bị kho bãi, bồn chứa
Mã số công việc: A1
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Chuẩn bị kho bãi, bồn chứa để nhận nguyên liệu trước khi tiến hành sản xuất,
bao gồm các bước sau:
- Tìm hiểu thông tin về lưu lượng, tồn trữ tại kho bãi, bồn chứa;
- Tiếp nhận thông tin về yêu cầu lưu trữ nguyên liệu và sản phẩm tại kho bãi,
bồn chứa;
- Khảo sát hiện trạng kho bãi, bồn chứa trong kho;
- Vệ sinh, sắp xếp kho bãi, bồn chứa hợp lý.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Đánh giá đúng tình trạng kỹ thuật, sức chứa của kho b ãi bồn chứa;
- Tiếp nhận chính xác,đầy đủ thông tin về số lượng và chủng loại nguyên liệu,
sản phẩm cần lưu trữ;
- Chuẩn bị kho bãi, bồn chứa phù hợp với từng loại nguyên liệu cần lưu trữ;
- Vệ sinh, sắp xếp kho bãi, bồn chứa sạch, gọn gàng thuận tiện cho việc vận
chuyển, bảo quản và sản xuất;
- Tỉ mỉ, cẩn thận;
- Thực hiện đúng quy định về an toàn lao động cho người, thiết bị, dụng cụ;
- Thực hiện đúng thời gian để tiếp nhận nguy ên liệu.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT

1. Kỹ năng
- Khảo sát được hiện trường kho bãi, bồn chứa;
- Quan sát, tính toán được khối lượng thể tích kho bãi, bồn chứa;
- Đọc, hiểu được kế hoạch sản xuất;
- Lưu trữ hồ sơ kho bãi, bồn chứa;

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ thiết bị để vệ sinh, sắp xếp kho bãi.
2. Kiến thức
- Phân tích, tổng hợp được tài liệu về khả năng lưu trữ của kho bãi, bồn chứa;
- Hiểu biết đầy đủ về tính chất của nguyên liệu cần lưu trữ;
- Nắm vững cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của các dụng cụ, thiết bị
dùng để vệ sinh, sắp xếp kho bãi.

10


IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

-

Kho bãi, bồn chứa;
Số lượng nguyên liệu cần lưu trữ;
Kế hoạch sản xuất;
Dụng cụ, hoá chất vệ sinh, sắp xếp kho bãi.

IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Kỹ năng đọc, quan sát và phân - Kiểm tra, đối chiếu và so sánh với các
tích tổng hợp được lưu lượng
số liệu đã được lưu trữ
cần lưu trữ
- Đánh giá được tình trạng của kho bãi,
bồn chứa
- chọn được kho bãi, bồn chứa - Quan sát, tính toán khối lượng, thể

phù hợp với nguyên liệu
tích của kho bãi, bồn chứa phù hợp
với nguyên liệu cần lưu trữ
- Kỹ năng sắp xếp các nguyên - Quản lý được các nguyên liệu có trong
liệu đang lưu trữ trong kho
kho để tạo điều kiện sản xuất không
hợp lý
làm cản trở đi lại hay thao tác trong
quá trình lấy nguyên liệu
- Tuân thủ an toàn lao động
- Quan sát, giám sát trong quá trình
thực hiện
- Thời gian thực hiện đúng
- So sánh quá trình thực hiện với thời
gian định mức

11


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Chuẩn bị máy, thiết bị nhập kho
Mã số công việc: A2
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Chuẩn bị máy, thiết bị và vận hành thử trước khi tiến hành nhập kho(theo
quy trình kiểm tra, vận hành máy,…), bao gồm các bước sau:
- Nhận thông tin về yêu cầu sử dụng máy và thiết bị nhập nguyên liệu;
- Chuẩn bị máy, thiết bị và vận hành thử trước khi tiến hành nhập kho;
- Kiểm tra phương tiện xuất nhập kho theo đúng quy trình.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN


- Tìm hiểu đầy đủ thông tin về kế hoạch sản xuất;
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị để tiếp nhận nguyên liệu theo yêu cầu
của công việc;
- Xác định đúng tình trạng hoạt động của phương tiện xuất nhập kho;
- Máy, thiết bị đạt yêu cầu kỹ thuật để chuẩn bị nhập kho;
- Tỉ mỉ, chính xác, cẩn thận;
- Thực hiện đúng quy định về an toàn lao động cho người, thiết bị, dụng cụ.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT

1. Kỹ năng
- Quan sát, đọc và tiến hành các bước xử lý thông tin về yêu cầu sử dụng máy
và thiết bị nhập nguyên liệu;
- Chọn đúng đủ chủng loại dụng cụ, thiết bị theo yêu cầu;
- Kiểm tra chính xác các phương tiện xuất nhập kho theo đúng quy trình;
- Sử dụng thành thạo máy, thiết bị, dụng cụ nhập kho;
- Khắc phục sự cố, sửa chữa các máy và thiết bị
- Sắp xếp phương tiện vận chuyển theo đúng các bước vận chuyển.
2. Kiến thức
- Hiểu biết về nguyên tắc, cấu tạo của máy, thiết bị cần nhập nguyên liệu,
- Hiểu rõ tính chất của nguyên liệu để chuẩn bị và sắp xếp phương tiện vận
chuyển;
- Nắm vững cấu tạo, nguyên tắc sử dụng các phương tiện xuất nhập kho.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Lệnh sản xuất bằng văn bản hoặc bằng miệng ;
- Dụng cụ, trang thiết bị để: tháo dỡ, vận chuyển;
- Phương tiện xuất kho.
12



IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

- Kỹ năng đọc tài liệu, lệnh sản - Kiểm tra, đối chiếu với yêu cầu cần
xuất để chuẩn bị thiết bị xuất
dụng cụ, thiết bị nhập kho phù hợp với
nhập kho;
nguyên liệu;
- Kỹ năng kiểm tra, vận h ành - Theo dõi quá trình chạy thử của thiết
thử máy, thiết bị, dụng cụ
bị, máy đối chiếu và so sánh với
trước khi hoạt động;
Catolog của máy;
- Sửa chữa, khắc phục sự cố kỹ - Theo dõi, kiểm tra thao tác đối chiếu
thuật của máy và thiết bị;
với tiêu chuẩn;
- Chọn dụng cụ, thiết bị phù hợp - Kiểm tra, giám sát và đánh giá đối
với từng nguyên liệu sản xuất;
chiếu với tiêu chuẩn;
- Thực hiện đúng trình tự các - Kiểm tra quá trình nhập nguyên liệu
bước để nhập nguyên liệu;
không bị hỏng;
-

An toàn lao động .


- Quan sát, giám sát trong quá trình
thực hiện.

13


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Xác định nguyên liệu cần nhập
Mã số công việc: A3
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Xác định chất lượng sơ bộ, số lượng của các nguyên liệu chính (hoa quả,
đường, chè, dược liệu...), phụ gia (chất màu, mùi, vị...), bao bì, nhãn trong sản
xuất nước giải khát, bao gồm các bước sau:
- Nhận diện nguyên liệu;
- Lấy mẫu nguyên liệu theo phương pháp xác suất;
- Kiểm tra nguyên liệu bằng cảm quan;
- Đánh giá sơ bộ chất lượng nguyên liệu.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

-

Nguyên liệu đúng chủng loại cần nhập;
Lấy mẫu kiểm tra đảm bảo là ngầu nhiên;
Các chỉ tiêu cảm quan phù hợp với yêu cầu của nguyên liệu;
Đánh giá sơ bộ đúng chất lượng nguyên liệu;
Soạn thảo thông tin đầy đủ báo cáo kết quả kiểm tra nguyên liệu;
Cẩn thận, trung thực;
Thực hiện đúng thời gian để tiếp nhận nguyên liệu;


III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT

1. Kỹ năng
- Quan sát nguyên liệu;
- Sử dụng thành thạo dụng cụ lấy mẫu phù hợp với nguyên liệu;
- Đánh giá chính xác các chỉ tiêu kiểm tra;
- Đánh giá cảm quan được các loại nguyên liệu;
- Sử dụng thành thạo máy vi tính, soạn thảo báo cáo.
2. Kiến thức
- Hiểu rõ phương pháp lấy mẫu;
- Biết các chỉ tiêu phân tích cảm quan trước khi nhập nguyên liệu;
- Hiểu rõ phương thức đánh giá sơ bộ chất lượng;
- Nắm vững các phương pháp kiểm tra nguyên liệu.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Dụng cụ lấy mẫu: xiên mẫu, cốc đong;
14


- Nguyên liệu sản xuất;
- Bảng danh mục các chỉ tiêu cần kiểm tra nguyên liệu;
- Giấy, bút hoặc máy vi tính, máy in .
IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

- Kỹ năng: đọc, xử lý, tính toán - Kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá chất
các dấu hiệu để nhận biết

lượng của nguyên liệu cần nhập;
nguyên liệu;
- Giám sát chất lượng trong quá trình
nhập;
- Kỹ năng lấy mẫu nguyên liệu - Kiểm tra việc lấy mẫu nguyên liệu là
để kiểm tra;
ngẫu nhiên và đại diện ;
- Xác định đúng các chỉ tiêu - Giám sát, xem xét, đối chiếu với bảng
cảm quan cần phân tích;
danh mục các chỉ tiêu cảm quan;
- Thực hiện đúng trình tự các - Quan sát quá trình thực hiện.
bước để kiểm tra nguyên liệu.

15


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Định lượng và nhận nguyên liệu
Mã số công việc: A4
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Cân nhận đúng lượng nguyên liệu để làm cơ sở cho việc chuẩn bị nguyên
liệu cho sản xuất, bao gồm các bước sau:
- Phân loại nguyên liệu theo chất lượng lô hàng đã tiếp nhận;
- Lựa chọn các dụng cụ, đơn vị đo lường phù hợp với từng loại nguyên liệu;
- Tiến hành định lượng nguyên liệu;
- Ghi chép hồ sơ lưu, phiếu nhập kho theo mẫu quy định của xí nghiệp.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

-


Các dụng cụ, đơn vị đo lường phù hợp với từng loại nguyên liệu;
Thực hiện định lượng chính xác nguyên liệu;
Kiên nhẫn chờ đợi sự ổn định của thiết bị cân đo;
Ghi phiếu thực nhập nguyên liệu;
Ghi chép (hoặc in) rõ ràng số liệu cần ghi chép trong phiếu nhập;
Đảm bảo an toàn cho người và nguyên liệu trong quá trình cân, đo;
Trung thực, khách quan.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT

1. Kỹ năng
- Phân loại nguyên liệu nhanh, chính xác;
- Đọc chính xác các thông số trên dụng cụ thiết bị cân, đo;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ định lượng;
- Ghi chép rõ ràng đầy đủ số lượng nhập;
- Kiểm tra chính xác tính ổn định của thiết bị;
- Cách chuyển đổi giữa các đơn vị đo lường nhanh, chính xác;
2. Kiến thức
- Hiểu rõ tính chất của từng loại nguyên liệu;
- Biết hệ thống đo lường và cách chuyển đổi giữa các đơn vị đo lường;
- Hiểu rõ cách ghi chép số liệu theo hệ thống.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Các loại cân,
- Các dụng cụ đo thể tích;
16


- Các loại nguyên liệu để cân, đo;

- Phiếu kiểm định chất lượng của bộ phận kiểm tra chất l ượng;
- Các biểu mẫu của phiếu nhập.
IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

- Lựa chọn thiết bị cân, đo phù
hợp với tính chất nguyên liệu;
- Sử dụng thành thạo các dụng
cụ, thiết bị để tiến hành định
lượng nguyên liệu;
- Kiểm tra tính ổn định, chính
xác của thiết bị cân, đo;
- Thực hiện đúng trình tự các
bước để kiểm tra nguyên liệu.

- Kiểm tra, giám sát thiết bị dụng cụ đầy
đủ trước khi tiến hành định lượng;
- Giám sát quá trình định lượng;

- Quan sát, xem xét tính ổn định của
thiết bị;
- Quan sát quá trình thực hiện đối chiếu
với yêu cầu kỹ thuật.

17



TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Vận chuyển đến nơi bảo quản
Mã số công việc: A5
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Vận chuyển lượng nguyên liệu đã nhập đến đúng nơi bảo quản để chuẩn bị
cho quá trình sản xuất, bao gồm các bước sau:
- Đưa nguyên liệu lên phương tiện vận chuyển;
- Vận chuyển nguyên liệu đến nơi bảo quản;
- Tháo dỡ nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

-

Thực hiện đưa nguyên liệu lên phương tiện vận chuyển theo đúng trình tự;
Chuyển nguyên liệu đúng đến vị trí bảo quản;
Thực hiện tháo dỡ nguyên liệu theo đúng trình tự;
Đảm bảo khi tháo dỡ, nguyên liệu không bị hư hỏng;
Thận trọng, tránh đổ vỡ;
Đảm bảo an toàn cho người và nguyên liệu trong quá trình vận chuyển;
Thực hiện đúng thời gian để tiếp nhận nguy ên liệu.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT

1. Kỹ năng
- Sử dụng thành thạo các phương tiện vận chuyển nguyên liệu;
- Tính toán được khối lượng cần đưa lên thiết bị vận chuyển;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị tháo dỡ nguy ên liệu.
2. Kiến thức
- Nắm vững các ảnh hưởng của các tác động cơ học đến sự hư hỏng nguyên

liệu;
- Nắm vững ảnh hưởng của việc tháo dỡ đến sự hư hỏng nguyên liệu;
- Hiểu biết các phương pháp và điều kiện bảo quản phù hợp với từng loại
nguyên liệu.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Dụng cụ, trang thiết bị để chứa đựng;
- Các phương tiện vận chuyển;
- Dụng cụ, trang thiết bị để tháo dỡ, vận chuyển.

18


IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Thao tác điều khiển các - Theo dõi thao tác người làm và đối
phương tiện vận chuyển, bốc
chiếu với quy định về kỹ thu ật trong
dỡ nguyên liệu;
khi vận chuyển;
- Chọn các trang thiết bị vận - Giám sát các thiết bị, dụng cụ phù hợp
chuyển, tháo dỡ không ảnh
với từng nguyên liệu và trình tự vận
hưởng đến chất lượng của
chuyển;
nguyên liệu;
- Thao tác đúng quy trình công - Giám sát thao tác của người làm và
nghệ;

đối chiếu với mẫu tiêu chuẩn;
- Tính toán được khối lượng cần - Đánh giá và nhận xét được kết quả
đưa lên thiết bị vận chuyển;
kiểm tra;
- An toàn con người và thiết bị

- Thời gian vận chuyển.

- Theo dõi thao tác của người làm và
đối chiếu với tiêu chuẩn quy định
trong công nghệ;
- So sánh với định mức thời gian được
quy định trong phiếu công nghệ.

19


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Xếp kho
Mã số công việc: A6
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Sắp xếp các nguyên liệu nhập về vào kho theo một trình tự phù hợp đảm bảo
để dễ lấy, dễ bảo quản phù hợp với nguyên liệu, bao gồm các bước sau:
- Vệ sinh kho;
- Sử dụng các thiết bị đúng yêu cầu để sắp xếp các nguyên liệu nhập về vào
kho theo một trình tự phù hợp.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Kho bảo quản đạt tiêu chuẩn quy định;

- Nguyên liệu sắp xếp vào kho đúng phương pháp b ảo quản theo yêu cầu kỹ
thuật đối với từng loại nguyên liệu;
- Xếp gọn gàng, chắc chắn, đúng lô, đúng loại dễ lấy;
- Sử dụng thành thạo các thiết bị đúng yêu cầu để sắp xếp các nguyên liệu;
- Nghiêm túc, cẩn thận;
- Đảm bảo an toàn cho người và nguyên liệu trong quá trình xếp kho.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT

1. Kỹ năng
- Thao tác đúng quy trình vệ sinh kho bảo quản;
- Xếp gọn gàng, chắc chắn, đúng lô, đúng loại dễ lấy;
- Sử dụng thành thạo các thiết bị đúng yêu cầu để sắp xếp các nguyên liệu
nhập về vào kho theo một trình tự phù hợp.
2. Kiến thức
- Nắm vững các phương pháp sắp xếp nguyên liệu;
- Biết rõ về sự biến đổi của nguyên liệu trong quá trình xếp kho;
- Hiểu biết về các loại kho bảo quản;
- Nắm chắc cấu tạo, tính năng hoạt động của các loại dụng cụ, thiết bị vệ sinh
kho;
- Nắm vững các loại hoá chất và nồng độ được phép sử dụng trong quá trình
vệ sinh.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Dụng cụ, thiết bị vệ sinh kho;
- Các loại hoá chất khử trùng;
20


- Dụng cụ cân, đong pha hoá chất;
- Kệ sắp xếp;

- Các loại nguyên liệu sắp xếp để bảo quản.
IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Sử dụng thành thạo các thiết bị - Giám sát, theo dõi và đối chiếu với
đúng yêu cầu để sắp xếp các
yêu cầu sắp xếp các nguyên liệu;
nguyên liệu;
- Thao tác điều khiển các - Kiểm soát quá trình di chuyển của
phương tiện vận chuyển, bốc
nguyên liệu;
dỡ nguyên liệu;
- Sắp xếp các kệ, dụng cụ chứa - Giám sát các thiết bị, dụng cụ phù hợp
đựng không ảnh hưởng đến
với từng nguyên liệu và trình tự vận
chất lượng của nguyên liệu;
chuyển;
- An toàn con người và thiết bị.

- Theo dõi thao tác của người làm và
đối chiếu với tiêu chuẩn quy định
trong công nghệ.

- Thời gian thực hiện

- So sánh với định mức thời gian

21



TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Đảm bảo chất lượng nguyên liệu trong quá trình bảo quản
Mã số công việc: A7
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Chuẩn bị các điều kiện và cơ sở vật chất, thực hiện đúng các bước trong quy
trình cho quá trình bảo quản để đảm bảo chất l ượng nguyên liệu, bao gồm các
bước sau:
- Bảo quản nguyên liệu,
- Kiểm tra tình trạng nguyên liệu trong quá trình bảo quản;
- Xử lý các tình huống kỹ thuật trong quá trình bảo quản;
- Báo cáo.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

-

Kho bảo quản phù hợp với tính chất của nguyên liệu theo yêu cầu;
Phương pháp bảo quản phù hợp với từng loại nguyên liệu;
Đảm bảo duy trì thông số tối ưu trong quá trình bảo quản;
Đúng lịch trình kiểm tra trình trạng nguyên liệu do xí nghiệp đề ra;
Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình bảo quản nguyên liệu;
Báo cáo thực trạng nguyên liệu bảo quản trong kho đảm bảo đúng theo yêu
cầu của xí nghiệp;
- Cận thận, tỉ mỉ, nghiêm túc;
- Quan tâm đến chất lượng sản phẩm trong khi bảo quản tại kho.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT

1. Kỹ năng
- Thao tác bảo quản phù hợp với từng nguyên liệu;

- Điều chỉnh các thông số kỹ thuật bảo quản nhanh, chính xác;
- Kiểm tra đúng, đủ các chỉ ti êu chất lượng của sản phẩm tron quá trình bảo
quản;
- Xử lý các tình huống kỹ thuật trong quá trình bảo quản;
- Báo cáo theo đúng trình tự.
2. Kiến thức
- Biết những tính chất của nguyên liệu;
- Hiểu biết các tính năng của các loại kho bảo quản;
- Nắm vững sự biến đổi của nguyên liệu trong quá trình bảo quản;
- Hiểu biết các phương pháp bảo quản nguyên liệu;
22


- Nắm vững các phương pháp kiểm tra, điều chỉnh các thông số kỹ thuật trong
quá trình bảo quản;
- Nắm vững các quy định báo cáo.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

-

Kho bảo quản;
Các dụng cụ phương tiện để tiến hành bảo quản;
Các dụng cụ kiểm tra;
Các nguyên liệu bảo quản;
Các phương tiện để tiến hành xuất kho.

IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá


Cách thức đánh giá

- Kỹ năng kiểm tra tình trạng - Giám sát, theo dõi và đánh giá suốt
của nguyên liệu trong quá
quá trình bảo quản đối chiếu với yêu
trình bảo quản;
cầu;
- Chọn các phương pháp bảo - Giám sát thao tác của người làm và
quản;
đối chiếu với yêu cầu kỹ thuật trong
bảo quản phù hợp với từng loại
nguyên liệu;
- Điều chỉnh các thông số kỹ - Giám sát thao tác của người làm và so
thuật trong bảo quản;
sánh kết quả với các thông số bảo
quản theo tiêu chuẩn;
- An toàn cho thiết bị bảo quản; - Giám sát thao tác của người làm và
nguyên liệu;
đối chiếu với qui định về an to àn;
- Thao tác đúng quy trình công - Giám sát thao tác của người làm và
nghệ bảo quản.
đối chiếu với mẫu tiêu chuẩn.

23


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Phân loại nguyên liệu
Mã số công việc: B1
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC


Tiến hành nhận và phân loại nguyên liệu theo yêu cầu sản xuất, bao gồm các
bước sau:
- Nhận kế hoạch sản xuất từ người có trách nhiệm để tiến hành nhận và phân
loại nguyên liệu theo yêu cầu sản xuất;
- Nhận nguyên liệu;
- Phân loại nguyên liệu theo lô hàng;
- Phân loại nguyên liệu theo phương pháp cảm quan;
- Phân loại bằng các thiết bị tiêu chuẩn,
- Báo cáo kết quả kiểm tra, phân loại.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Nhận kế hoạch sản xuất đúng và đầy đủ thông tin từ người có trách nhiệm để
tiến hành nhận và phân loại nguyên liệu theo yêu cầu sản xuất;
- Nhận đúng các loại nguyên liệu theo yêu cầu đặt ra;
- Phân loại nguyên liệu theo lô hàng đã tiếp nhận;
- Phân loại bằng các thiết bị tiêu chuẩn đảm bảo đúng nguyên liệu sản xuất;
- Nghiêm túc, chính xác.
- Thực hiện đúng thời gian quy định
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT

1. Kỹ năng
- Giao tiếp và hợp tác nhận kế hoạch sản xuất;
- Quan sát nhận diện được các loại nguyên liệu;
- Phân loại nguyên liệu nhanh, chính xác;
- Vận hành được các thiết bị kiểm tra phân loại;
- Sử dụng thành thạo máy vi tính, soạn thảo báo cáo lưu hồ sơ.
2. Kiến thức
- Hiểu rõ quy trình sản xuất;
- Hiểu biết về tính chất, đặc điểm của các loại nguyên liệu;

- Nắm vững các chỉ tiêu để phân loại từng nguyên liệu;
- Hiểu biết phương pháp phân tích cảm quan;

24


- Nắm vững công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo tiêu
chuẩn;
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

-

Các dụng cụ thu nhận nguyên liệu;
Các dụng cụ phân loại, vận chuyển ;
Thiết bị đo kích thước;
Thiết bị đo màu;
Cân kỹ thuật;
Các dụng cụ phụ trợ;
Giấy, bút hoặc máy vi tính, máy in.

IV. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá
- Nhận kế hoạch đầy đủ từ
người có trách nhiệm để tiến
hành nhận và phân loại
nguyên liệu theo yêu cầu sản
xuất chính xác
- Vận hành các hệ thống phân
loại bằng thiết bị kỹ thuật

chuẩn
- Nhận diện để phân loại
nguyên liệu đúng tình trạng kỹ
thuật
- Chọn các phương pháp phân
loại ứng với từng loại nguyên
liệu

Cách thức đánh giá
-

Đánh giá, nhận xét được kế hoạch sản
xuất

- Giám sát thao tác của người làm và
đối chiếu với qui định chuẩn
-

Kiểm tra đối chiếu với tiêu chuẩn đã
được quy định

- Giám sát thao tác của người làm và
đối chiếu với yêu cầu kỹ thuật phù
hợp với từng loại nguyên liệu

- Thao tác đúng quy trình , đúng - Giám sát thao tác cách làm vi ệc của
các bước công việc
người phân tích và đối chiếu với tiêu
chuẩn


25


×